You are on page 1of 48

DỊCH NGHĨA TỒN NGHI

Người dịch và chú thích:


Trần Lê Nhân, năm 83 tuổi

Cuối sách có mục lục

1
1. Bài bạt đề sau sách(1) Dịch nghĩa tồn nghi(2).
Bắt đầu từ quẻ Kiền của quẻ Kiền(3), cuối cùng đến quẻ Vị tế của quẻ
Vị tế (4), có được 4.096 thi(5) ( )
Án: Trong sách Khải mông(6), Chu tử nói: “Như ở trên số 64 đều đặt
thêm số 64; bắt đầu tự quẻ Kiền của quẻ Kiền, cuối cùng đến quẻ Vị tế của
quẻ Vị tế, mỗi quẻ 12 vạch, thì tính nhẩm ra quẻ là 4.096”. Đấy là loại số
của sách Dịch lâm của Triêu Tống(7). Vì rằng lấy 64 quẻ nhân với 64 vậy.
Nếu từ trên 12 vạch, lại thêm 24 vạch thì thành 1.677 vạn, 7 ngàn 2 trăm 16
(16.777,216) quẻ vậy. Ý chừng thuyết của Ngô Thị, tưởng xuất xứ ở đây.
Nay xin nói rõ ra. Ngày trước Phục Hy mới vạch 8 quẻ, mỗi quẻ 3 hào, lại
đem trên 8 quẻ thêm lên 8 quẻ. Kiền của Kiền là bát thuần Kiền, Kiền của
đoái là trạch thiên quải. Cuối cùng nói: Kiền của Khôn là địa Thiên Thái;
đấy là lấy trên thiên bát quát trồng lên trên 1 quẻ Kiền vậy. Mọi quẻ ở dưới
đều như thế cả, cho đến quẻ Khôn của Kiền là thiên địa Bĩ, quẻ Khôn của
Đoái là trạch địa thụy. Cuối lại nói quẻ Khôn của Khôn là bát thuần khôn,
thời sếp đặt thứ tự quẻ của tiên thiên, đầu là quẻ Kiền của Kiền, cuối là quẻ
Khôn của Khôn; mỗi quẻ 6 hào, dùng phép tính cửu chương, 8 nhân 8 là 64.
Nếu ở trên 64, mỗi quẻ lại trồng lên 64. Bắt đầu từ quẻ Kiền của Kiền, rồi
thứ đến quẻ Kiền của Khôn. Cuối cùng nói quẻ Kiền của Vị tế; thế là đem
64 quẻ trồng lên 1 Kiền vậy. Quẻ Khôn của Kiền, quẻ Khôn của Khôn, quẻ
Khôn của Truân. Cuối cùng nói quẻ Khôn của Vị tế; thế là đem 64 quẻ trồng
lên 1 Khôn vậy. Quẻ Truân của Kiền, quẻ Truân của Khôn, quẻ Truân của
Truân. Cuối cùng nói quẻ Truân của Vị tế; thế là đem 64 quẻ trồng lên 1
Truân vậy. Từ quẻ Uông trở xuống, cũng đều như thế, cho đến quẻ Vị tế của
Kiền, quẻ Vị tế của Truân. Cuối cùng nói quẻ Vị tế của Vị tế, thì quái tự của
Thu Dịch mới xong hết.
Mỗi quẻ 12 hào, dùng phép tính cửu chương trên đặt 64, dưới đặt 64,
rồi nhân; nói 4 lần 4 là 16, viết 6, nhớ 1; 4 lần 6 là 24, cộng với 1 nhớ là 25;
lại nói 6 lần 4 là 24, viết 4, nhớ 2; 6 lần 6 là 36 cộng với 2 nhớ là 38, viết 8,
nhớ 3, sau chỉ viết số 3 thôi (nhẩm đơn vị viết thẳng dưới đơn vị, vị 10 viết
thẳng dưới vị 10, v.v.), cộng thành 4 ngàn, không tram, 96 quẻ. Rồi lấy
4.096 quẻ, mỗi quẻ lại thêm 4.096 quẻ, bắt đầu từ quẻ Kiền, Kiền của Kiền,
sau hết đến quẻ Vị tế, Vị tế của Vị tế, dung phép tính cửu chương để nhẩm.
Trên đặt 4.096, dưới đặt 4.096; nói 6 lần 6 là 36, viết 6, nhớ 3; 6 lần 9 là 54
cộng với 3 nhớ là 57, viết 7 nhớ 5; 6 lần 0 là 0, chỉ viết số 5 nhỏ thôi; 6 lần 4
là 24, viết 4 nhớ 2, sau viết số 2 nhớ thôi, 9 lần 6 là 54, viết 4, nhớ 5; 9 lần 9
là 81, cộng với 5 nhớ là 86; viết 6, nhớ 8; 9 lần 0 là 0, chỉ viết số 8 nhỏ thôi;
9 lần 4 là 36, viết 6 nhớ 3, sau viết số 3 nhớ. 0 x 4.096 là 0. 4 lần 6 là 24,

2
viết 4, nhớ 2, 4 lần 9 là 36, cộng với 2 nhớ là 38, viết 8, nhớ 3; 4 lần 0 là 0,
chỉ viết số 3 nhớ thôi; 4 lần 4 là 16, viết 6 nhớ 1, sau viết số 1 nhớ thôi.
Cộng lại là 16.777.216 quẻ.
Chú thích.
1.Bài bạt đề sau, do dịch 2 chữ ra. 2 chữ tưởng thừa, vì
trong bản sao Dịch nghĩa tồn nghi, không có một câu gì là lời bạt cả.
2. Dịch nghĩa tồn nghi = tên sách, tác giả là Nguyễn Nha, tên tự là
Nam Văn, tên hiệu là Tả Khê, người thành Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai,
đỗ tiến sĩ khoa ất vị, năm Cảnh Hưng, 36 đời Lê, làm quan đến công bộ tả
thị lang, phong tước Tả khê bá.
3. Quẻ Kiền của quẻ Kiền = quẻ Kiền bát Thuần, biến mãi rồi lại
thành quẻ Kiền.
4. Quẻ Vị tế của quẻ Vị tế = quẻ hỏa thủy Vị tế biến mãi rồi lại thành
quẻ vị tế.
5. Thư "thì" ( ) đây ngờ là chữ “quái” ( ) mới có nghĩa.
6. Khải mông = tên sách, tác giả là Chu Hy, tên tự là Nguyên Hối, một
nhà lý học đời Tống mà tập hợi đại thành. Khải Mông tức là Dịch học khải
mông, trong có nói 64 quẻ biến dịch.
7. Dịch lâm của Tiêu Tống: sách Dịch lâm 16 quyển; trong sách mỗi
quẻ diễn ra làm 64 quẻ, mỗi quẻ hệ theo chiêm từ. Tác giả là Tiêu Tống tức
Tiêu Diên Thọ, người thời Chiêu Đế nhà Hán, làm quan lạnh, chỉnh tích tốt
nhất, đến thời vua Nguyên đế được làm tam lão. Diên Thọ học Dịch ở Mạnh
Hỷ, sau truyền cho Kinh Phòng.

*
* *

2. Thiên căn (1),nguyệt quật(2) đi lại tuần hoàn tự nhiên nhi


nhiên; 36 cung (3) đều là xuân cả(3b).
Dịch cũng khó nói cho người hiểu được, câu nệ mà nói thì hẹp hòi
nhỏ mọn, phô diễn mà nói thì phù phiếm chẳng thiết thực. Các tiên nho đời
Hán, đời Tấn thật thường có nhầm lỗi ấy vậy. Tuy thế, chưa đủ dám đem
cách “Yên thuyết(4)” mà nghị luận tiền nho ấy. Ngay, giả sử câu nói mà phải,
chẳng hẹp hòi nhỏ mọn, chẳng phù phiếm không thiệt sự thực, cũng chưa
chắc là không nhầm lỗi. Tại sao? Vì rằng Dịch là tượng hư không(5), mà khả
dĩ chứng cho thực lý. Chẳng biết được thực lý, mà chỉ biện luận cái tượng
hư không. Có thể gọi được chẳng nhầm lỗi không?

3
Xem câu thơ của Thiệu Tử “36 cung đều là xuân”, bao nhiêu người
bàn luận thật là phân vân, chẳng biết theo ai là phải. Có người cho là vô đối
với phản đối của 64 quẻ, thì lấy 8 quẻ vô đối, 28 quẻ phản đối cộng lại thành
36 cung(6).Có người đem quái vị của tiên thiên(7) mà tính ra, thì lấy con số
Kiền nhất, đoái nhị đến Khôn bát cộng lại thành 36 cung. Vả lại ý câu thơ
của Thiệu tử chỉ nói thiên căn nguyệt quật. Thiên nguyệt tức là tượng quẻ
Kiền, quẻ Khôn, căn quật tức là tượng quẻ Cầu, quẻ Phục. Lấy 4 quẻ mà giải
thích, há lại chẳng thiết thực hơn các thuyết trên ư? Nay lấy quẻ Kiền 6
vạch, quẻ Khôn 12 vạch hợp lại thành 18 vạch, gấp đôi lên thì được số 36.
Lại lấy quẻ Cấu 7 vạch, quẻ Phục 11 vạch hợp lại thành 18 vạch, gấp đôi lên
cũng được số 36. Lại đem 6 hào dương quẻ Kiền, 6 hào âm quẻ Khôn diễn
ra, thì được 6 lần 6 là 36. Lại đem 5 hào dương 1 hào âm quẻ Cấu, 5 hào âm
1 hào được quẻ Phục lần lượt diễn ra, cũng được 6 lần 6 là 36. Cứ đem
những số vạch của 4 quẻ Kiền, Khôn, Cấu, Phục mà tính ra đều là 36, càng
rõ ràng hơn. Nhưng đều không phải ý câu thơ của Thiệu Tử. Chính ý Thiệu
Tử là lấy quái tượng của 12 tháng thôi. Tự quẻ Phục đến quẻ Lâm, quẻ Thái,
quẻ Đại – tráng, quẻ quải quẻ Kiền, dương sinh đến đấy là cùng cực. Tự quẻ
Cấu đến quẻ Độn, quẻ Bĩ, quẻ Quán, quẻ Bác, quẻ Khôn, âm sinh đến đây là
cùng cực. Âm đến cùng cực thì sinh dương, dương đến cùng cực thì sinh âm.
Chu lưu trong 6 vạch không giây phút gián đoạn, lần lượt trong 4 mùa, như
vòng tròn không đầu mối. Vô chung vô thủy không thể kể tự đâu; vô thủy vô
chung, không biết đâu là cùng, mà cơ vi mới hơi nhú ra là tự sau quẻ Kiền
quẻ Khôn, kế tiếp đến quẻ Cấu quẻ Phục. Đấy là cái tượng thiên căn nguyệt
quật sinh ra vật, sinh ra người vậy. Tự quẻ Phục đến quẻ Kiền, 21 lẻ 1S
chẵn, cộng thành 36; tự quẻ Cấu đến quẻ Khôn, 21 chẵn 1S lẻ cộng cũng
thành 36. Đại để 6 lần 12 là 72, âm dương mỗi bên một nửa, đấy là số 36.
Âm đi thì dương lại, dương đi thì âm lại, cho nên nói là “nhàn lai vâng”. (đi
lại tuần hoàn tự nhiên nhi nhiên). 2 khí âm dương; đi lại trong 4 mùa, đều
trải qua 36 vạch, cho nên nói là “đô”. Đô là 36 cung, 4 mùa, chỉ nói mùa
xuân, vì mùa xuân kiêm cả 4 mùa, nhân ( ) bao gồm cả 4 đức (9), lấy cái
nghĩa là sinh sinh bất cùng vậy. 2 cái 36, hợp lại thành 72, là cái số khí hậu
(10)
1 năm. Không nói 72 mà nói 37 là có ý phối hợp 360 ngày của một năm.
Thế mới biết âm hay sinh vật, dương hay sinh người, 1 âm 1 dương đắp đổi
nhau làm căn bản, cho nên một chút dương cũng nuôi được người, một chút
âm cũng nuôi được vật. Dương trước âm sau, dương xương âm tùy. Cẩn
thận tự lúc còn vi, thành thực tự lúc còn cơ, đem để tụ than, suy ra trị quốc,
thực tiễn lý ấy chẳng những chả coi là cái tượng hư không mà thôi. Cứ lấy
thế mà nhận xét câu thơ Thiệu tử, may ra đúng chăng. Than ôi! Dịch cũng
nói cho người hiểu được vậy thay!

4
Chú thích
1. Thiên căn = chỗ căn bản trời sở sinh, tức là chỗ nhất dương sinh.
2.Nguyệt quật = chỗ hang huyệt mặt giăng sở xuất, tức là chỗ nhất âm
sinh.
3. 36 cung: giải thích rất nhiều ở trong bài này rồi. Đây là nghĩa câu
thơ của Thiệu tử tức Thiệu. Ung người đời Tống, viết uyên thâm về Dịch lý.
4. Yên thuyết: nghĩa bóng là lời nói xuyên tạc phụ hội. Dùng điển ở
Hàn Phi Tử: Người đất sỉnh nước Sở đưa thư cho tướng quân nước Yên.
Trong thư viết sai nhầm 2 chữ ( ) (cử chúc = thắp nến cho ánh sang). 2
chữ này không có gì là bản ý của thư. Tưởng nước Yên nhận thư, cho ngay
“cử chúc” là chuộng sang, rồi cứ sang suốt cử người hiền tài để dung. Tưởng
nước Yên tâu với vua Yên. Vua lấy làm vui sướng. Nước nhờ thế được thịnh
trị. Thịnh Trị thì thành Trị, nhưng không phải bản ý của cái thư.
5. Dịch là tượng hư không = Dịch là sách do hư không mà soạn ra, chỉ
có tượng với số.
6. Lấy 8 quẻ vô đối, 28 quẻ phản đối cộng lại thành 36 cung: 8 quẻ vô
đối là 8 quẻ Kiền, Khôn, Di, Đại quá, Khảm, Ly, Trung thư, Tiểu quá, xoay
lật thế nào, quẻ vẫn nguyên quẻ, gọi là vô đối. 28 quẻ phản đối như quẻ
Truân lật ngược thành quẻ Mông, …, quẻ Hàm đảo lại thành quẻ Hằng,
v.v…, vẫn 1 hình tượng, đảo lại thành 2, gọi là phản đối. 8 cộng với 28
thành 36.
7. Quái vị của tiên thiên = địa vị thứ tự 8 quẻ của Phục Hy.
8. Lấy những số Kiền 1, Đoái 2 đến… thành 36 cung. Cộng 8 con số
Kiền 1, Đoái 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 cộng lại thành
36.
9. 4 đức = nguyên, hanh, lợi, trinh, nguyên tức là nhân.
10. Hậu = thời tiết biến thiên, 5 ngày là 1 hậu, 3 hậu thành 1 tiết khí. 1
năm có 72 hậu.
*
* *

5
3. Phép nạp giáp (1)
Nạp giáp có lẽ lấy tượng mặt giăng. Mặt giăng đến rằm thì bóng sang
viên môn, thế là thuần Kiền tức là hào thượng quẻ Kiền Tiêu hào thượng quẻ
Đoài là dương tiêu âm. Khi mặt giời mới lặn, mặt giăng ở phương giáp, cho
nên quẻ Kiền nạp vào “giáp”. Lại, nhâm là vị quẻ thứ 9 của 10 can, dương
số đến cùng ở 9, cũng là tượng thuần dương, số 9 phối hợp với quẻ Kiền,
cho nên quẻ Kiền lại nạp vào “nhâm”. Đến ngày 18, mặt giăng đầy đã vơi,
dưới khuyết 3 phần, thế là 1 âm mới sinh diệt hào sơ cửu quẻ Kiền làm sơ
lục là tượng quẻ Tốn. Khi mặt giời mới mọc, mặt giăng ở phương Tây, cho
nên quẻ Tốn nạp vào “tân”. Ngày 23 là ngày hạ huyền(2) bóng sáng mặt giăng
khuyết 6 phần, thế là 2 âm đã sinh, diệt hào của nhị quẻ Tốn làm hào lục nhị
là tượng quẻ Tốn. Khi mặt giời mới mọc, mặt giăng ở phương bính, cho nên
quẻ Tốn nạp vào “bính”. Nếu là ngày 30, bóng sang mặt giăng hết sạch, thể
phách đen tối, thế là thuần âm, diệt hào của tam quẻ Tốn làm hào lục tám là
tượng quẻ Khôn. Khi mặt giời mới lặn, mặt giăng ở phương ất, cho nên quẻ
Khôn nạp vào “ất”. Lại, quý là vị thứ 10 của 10 can, âm số đến cùng ở 10,
cũng là tượng thuần âm, số 10 phối hợp với quẻ Khôn, cho nên quẻ Khôn lại
nạp vào “quý”. Rồi tháng sau ngày mồng 3, bóng sang mặt giăng 3 phần, thế
là 1 dương mới sinh, tiêu hào sơ lục quẻ Khôn làm sơ cửu là tượng quẻ
Chấn. Khi mặt giời mới lặn, mặt giăng ở phương canh, vẫn gọi mặt giăng
mọc ở đằng tây là thế, cho nên quẻ Chấn nạp ở “canh”. Ngày mồng 8 là
ngày thượng huyền(3), bóng sang mặt giăng đầy 6 phần, thế là 2 dương đã
sinh, tiêu hào lục nhị quẻ Chấn làm hào cửu nhị là tượng quẻ Đoái. Khi mặt
giời mới lặn, mặt giăng ở phương đinh, cho nên quẻ đoái nạp ở “đinh”… Tự
mồng 3 đến rằm, cứ theo khi mặt giời lặn mà xem, tự 18 đến 30, cứ theo khi
mặt giời mọc mà xem. Quẻ Khảm nạp ở “mậu”, quẻ Ly nạp ở “kỷ” là tại
mậu là dương thổ, kỷ là âm thổ. Khảm là mặt giăng, Ly là mặt giời. Ly là
hỏa trong dương có âm, trong Ly có kỷ thổ. Khảm là thủy trong âm có
dương, trong Khảm có mậu thổ. Đạo gia(4) cho mộc hỏa làm 1 nhà, mộc sinh
hỏa gọi là mẹ mộc; cho kim thủy làm 1 nhà, kim sinh thủy gọi là cha kim;
cho thổ ở trung ương làm 1 nhà, gọi là hoàng bà(5). Kim với mộc, thủy với
hỏa tương khắc nhau, tất phải lấy hoàng bà làm mối giới để cho phối hợp
nhau, cho nên trong hỏa có kỷ thổ, trong thủy có mậu thổ. Thủy hỏa thổ 3
nhà gặp nhau, vợ chồng phối hợp, sinh đẻ con cái. Cho nên thơ Ngô châm
nói: “Tam, ngũ, nhất đều là 3 chữ(6). Xưa nay người hiểu rõ được thật hiếm.
Đông 3(7), nam 2(8) cùng thành 5, bắc 1(9), tây 4(10) cộng lại với nhau. Mậu kỷ
tự ở sinh số 5(11). 3 nhà gặp nhau, sinh đẻ con cái. Thế là thái nhất (12) bao

6
hàm chân khí. Các thai 10 tháng hoàn thành thì vào được cơ sở thánh thần”.
Cho nên đem Khảm Ly nạp vào mậu, kỷ là vì cớ tính tình của Ly thường ở
kỷ, tính tình của Khảm thường ở mậu. Lại, thổ là ý chân thật, cho nên đem
phối hợp mới nhau, là lấy cái tượng mặt giời mặt giăng tương giao.
Án: Thuyết nạp giáp nguyên ở sách Tham đồng khế, để ví dụ cái
tượng kim đan(13). Vì rằng lấy khảm thủy, ly hỏa mậu kỷ thổ 3 thứ luyện
thành thuốc. Mặt giăng tròn hay khuyết tượng sự tiến thoái của âm phù
dương hỏa (14). Đại lược như thế, cong tinh tường thì không thể biết được. Về
sau những sách bói toán các nhà dung nạp giáp để định 8 quẻ, như loại quẻ
Kiền thì trong giáp ngoài nhâm, nhà mai tang dung nạp giáp để phối hợp
long lạch lập hưởng, như loại Chấn long nên hướng canh, Tốn long nên
hướng Tôn. Chẳng biết tự ai xướng ra, cũng chẳng biết sở thủ cái gì vậy(15).
Chú thích
1. Phép nạp giáp = lấy 10 can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân,
nhâm, quý) nạp vào bát quái (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn,
Đoái). Kiền nạp vào giáp, nhâm, Khôn nạp vào ất quý, Chấn nạp vào canh,
Tốn nạp vào tân, Khảm nạp vào mậu, Ly nạp vào Kỷ, Cấn nạp vào bính,
Đoái nạp vào đinh. Tựu truyền phép này do Kinh Phòng đặt ra. Dùng hối sóc
huyền vọng của mặt giăng để tượng quái thể, rồi lấy phương vị mặt giăng
mọc lặn để nạp giáp. Xem 2 bản đồ sau đây, biết được đại khái nạp giáp.

7
Bản đồ trên đây là bản đồ nạp giáp vào phương vị bát quái hậu thiên
(Văn vương).

Bản đồ dưới đây là bản đồ nạp giáp vào phương vị bát quát trên thiên
(Phục Hy).

8
2. Hạ huyền = ngày 22, ngày 23 của mỗi tháng âm lịch, bóng sáng mặt
giăng đã khuyết nửa dưới, cho nên gọi là học huyền, vì hình mặt giăng như
cái cung.
3. Thượng huyền = ngày 8, ngày 9 hàng tháng âm lịch ,bóng sáng mặt
giăng còn khuyết nửa trên, cho nên gọi là thượng huyền, vì hình mặt giăng
như cái cung.
4. Đạo gia = người thanh hư tự thủ, Ti nhược tự trì. Đại khái những
người tôn chuộng học thuyết Hoàng đế Lão Trang và đạo giáo của đời sau
đều là đạo gia cả.
5. Hoàng bà = bà mẹ ở trung ương, bồi bổ cho tứ phía.
6. Câu này chưa giải thích được, tồn nghi.
7. Đông 3 = thiên tam sinh mộc ở phương đông.
8. Nam 2 = địa nhị sinh hỏa ở phương nam.
9. Bắc 1 = thiên nhất sinh thủy ở phương bắc.
10. Tây 4 = địa tứ sinh kim ở phương tây.

9
11. Mậu kỷ tự ở sinh số 5 = thiên ngũ sinh thổ ở trung ương.
12. Thái nhất = nguyên khí hỗn độn khi trời đất chưa phân tách rõ
ràng.
13. Kim đan = thứ thuốc của đạo sĩ luyện kim với thạch để chế ra,
phục thuốc ấy khả dĩ thành tiên.
14. Âm phù dương hỏa: có lẽ là phép chế thuốc trên và dung lửa đốt
mạnh. Tồn nghi.
15. Câu này: tồn nghi.
*
* *

4. Những sách khí vận, Luật la, Nhật danh(1),tham đồng khế,
Thái ất.
5 vận là giáp kỷ hóa thổ, ất canh hóa kim, bính tân hóa thủy, đinh
nhâm hóa mộc, mậu quý hóa hỏa (2).
6 khí là tí ngọ là thiếu âm quân hỏa(3), dần than là thiếu dương tương
hỏa(4), mão dậu là dương minh(5) đáo kim, sửa mùi là thái âm thấp thổ, thin
tuất là khải dương hàn thủy, tị hợi là quyết âm(6) phong mộc. Khí với vận cứ
60 năm đi khắp 1 vòng, rồi lại bắt đầu.
Số luật lã(7) tự Hoàng chung cho đến Ứng chung. Con số thượng hạ
tương giao của luật lã đến 60 thì lại làm “cung” (8) cho nhau.
Sổ can chi tự giáp tí cho đến quý hợi. Con số âm dương phối hợp của
can chi đến 60 thì lại trở lại giáp tí.
Sách Tham đồng khế(9) do Ngụy Bá Dương làm, là sách tu dưỡng. Lấy
4 quẻ Kiền Khôn Khảm Ly làm là nấu vạc thuốc, lấy 60 quẻ khác làm hỏa
hậu(10).
Sách Thái Ất(11) do Vương Minh Hạc(12) làm, là sách âm dương của
nhật giá(13), lấy 4 quẻ Kiền khôn Bĩ Thái làm vận tóm tắt, 60 quẻ khác làm
12 vận. Mỗi vận cai quản 5 năm. 60 năm phối hợp với vận 60 quẻ, thì 60
năm được 12 vận, 60 năm có 6 giáp, 6 ất là 12.
Phụ bổ - diệt tử nói : Cung Công Thị(14) tuổi Khảm, Chúc Dung Thị (15)
tuổi Ly. Núi Bất Chu(16) ở phương bàng tây bắc, ví với quẻ Kiền hậu Thuên.
Cung Công Thị thủy không hỏa chiến. chẳng được, rồi tức giận, mới húc đầu
vào 1 hào quẻ Kiền. Hào giữa quẻ Kiền phá tan thành quẻ Ly. Hào giữa quẻ
Ly hãm vào giữa quẻ Khôn, âm biến làm dương thực mới thành quẻ Khảm.
Quẻ Kiền giữa phá tan thành quẻ Ly, quẻ Khôn, giữa đầy đặn thành quẻ
Khảm, rồi tiên thiên biến làm hậu thiên, hội đồ đều ở trong hậu thiên.
Người muốn tu luyện, dung quẻ Kiền làm cái vạc, dung quẻ Khôn làm
cái lò, dung quẻ Khảm quẻ Ly để luyện muôn vật. Quẻ Khảm vốn ở quẻ

10
Khôn sinh, mà nhất dương ở giữa; nay lấy hào dương ở giữa quẻ Khảm, điền
vào hào âm ở giữa quẻ Ly, thì Ly lại thành Kiền, Khảm lại thành Khôn, mà
hậu thiên lại trở lại tiên thiên vậy.
Tạo hóa thuận mà sinh người, tiên thiên thuận làm hậu thiên. Đạo gia
nghịch mà chế thuốc, hậu thiên trở lại tiên thiên. Tách làm một hai, tu dưỡng
trở lại thái cực, mới thành thánh nhân.
Án._ Thuyết này của Liệt Tử là lấy 2 quái đồ của tiên thiên, hậu thiên,
suy ra cái lý phản bản hoàn nguyên(17) của nhà tu trên, mượn thuyết này để ví
dụ, là ngụ ngôn, không phải là thực sự. Chung giảm(18) cho là dục nhật bổ
thiên(19) thì không phải ý của Liệt Tử.

Chú thích
1.Chữ “nhật danh” ngờ là chữ “nhật giả”, người đo xem khí hậu bốc
phệ và xem số.
2. 5 câu này nghĩa là 5 vận hóa khí: năm giáp, năm kỷ, tháng giêng
kiến bính; bính là hỏa sinh ra thổ, cho nên tháng giêng hóa là thổ vận.
Năm ất năm canh, tháng giêng kiến mậu; mậu là thổ sinh ra kim, cho nên
hóa làm kim vận. Năm bính năm tận, tháng giêng kiến canh; canh là kim
sinh ra thủy, cho nên hóa làm thủy vận. Năm đinh năm nhâm, tháng
giêng kiến nhâm, nhâm là thủy sinh ra mộc, cho nên hóa làm mộc vận.
Năm mậu năm quý, tháng giêng kiến giáp, giáp là mộc sinh ra hỏa, cho
nên hóa làm hỏa vận (Y học nhập môn quyển nhất).
3. Quân hỏa = hỏa ở toàn than người tức hỏa ở tim.
4. Tương hỏa = hỏa ở bào lạc. Y gia cho là hỏa ở thận hay dục hỏa.
5. Dương minh = mạch ở đại trường, mạch ở vị. Y gia cho dương
minh là kinh mạch ở thân thể người, chia làm 12 chi.
6. Quyết : chưa tường
7. Luật lã = đồ dung để chỉnh thanh âm đời cổ, do Linh Luân thời
Hoàng đế chế ra, cắt gióng cây trúc làm ống, dài ngắn khác nhau. 6 ống
dương là luật, 6 ống dương là lã, hợp lại làm 12 luật.
8. Cung = 1 âm đứng đầu ngũ âm (cung, thương, giác, chủy, vũ).
9. Tham đồng khế = tên sách do Ngụy Bá Dương, người đời Hán, làm
ra. Thuyết trong sách vốn là Chu Dịch, kỳ thực mượn tượng các hào
trong các quẻ để luận cái ý làm thuốc tiên. Nho giả đời sau không biết
việc làm thần đan, phẫn nhiều đem âm dương để chú thích.
10. Hỏa hậu = công phu dung lửa khi văn khi vũ để luyện thuốc tiên
11. Thái ất = sách nói về thuật số, tức là Thái ất số.
12. Vương Minh Hạc: chưa tường.
13. Nhật gia = người suy tính mạnh vận, thường lấy năm tháng ngày
giờ người ta sinh, để suy tính cát lung thọ yểu.

11
14. Cung Công Thị: đời cổ Cung Công cùng Thuyên Húc tranh nhau
làm vua, không được giận húc đầu vào núi Bất Chu. Đến đời Đế Thuấn,
Cung Công bị đầy ra U Châu.
15. Chúc Dung Thị = cháu vua Chuyên Húc, tên là Lê, làm quan hỏa
chính, cho nên gọi là Chúc Dung.
16. Núi Bất Chu = ở Tây Bắc núi Côn Lôn Trung Quốc.
17. Phản bản hoàn nguyên = quay lại gốc, trở lại lúc đầu.
18. Chung Giám = chưa tường.
19. Dục nhật bổ thiên = Họ Hy họ Hòa tắm cho mặt giời. Nữ Oa luyện
đá vá trời. Đời sau dùng 4 chữ này để ví dụ công lao to lớn.
*
* *

5. Những phương pháp hổ thể, biến quái, phi phục và nạp


giáp.
Gác bỏ hào sơ hào thượng 2 hào ra gọi là hổ thể. Lấy sự động của 6
hào để làm biến quái. Lấy chính vị của bản quái để làm phi thần, lấy vị đầu
của bản cung để làm phục thần. Quẻ Kiền nạp vào giáp nhâm, quẻ Khôn nạp
vào Ất Quý,v…v…, thế là nạp giáp.
Án._ Hổ thể nói rõ ở Mai hoa toán pháp(1). Giả như: quẻ địa Thiên
Thái gác bỏ hào sơ hào thượng vi, lấy hào nhị, hào tam, hào tứ làm quẻ
Đoái; hào tam, hào tứ, hào ngũ làm quẻ Chấn(2). 2 hào tam, tứ lấy đi lấy lại,
gọi là hổ thể. Hổ thể ở trong là đoái, hổ thể ở ngoài là Chấn, tức là thế.
Biến quái nói rõ ở Khải Mông(3). Như : quẻ Kiền, 1 hào sơ biến, thành
quẻ Cấn; 6 hào đều biến thành quẻ Khôn; thế là biến quái(4).
Phi phục nói rõ ở Dã học bốc pháp(5). Như lục thân(6), có thân nào
không hiện lên quẻ bói được, thì tìm xem hào thân ấy ở quẻ đầu bản cung(7),
tại vị thử hào nào, rồi lấy hào ấy của bản quái làm phi thân, hào thân của quẻ
đầu làm phục thần mà đoán cát hung. Ví dụ như quẻ địa trạch lâm, nội quái
đoái, Tị, mão, sửu, ngoại quái Khôn, sửu, hợi, dậu. Trong lục thân, thiếu
quan quỷ, tìm quẻ đầu của bản cung là quẻ Khôn, nội mùi, tị mão, ngoại sửu,
hợi, dậu, thấy hào mão mộc quan quỷ ở hào tam, phục ở hào tam quẻ Lâm,
tức lấy hào Tam quẻ Lâm là hào huynh đệ sửu thổ làm phi thần, lấy hào tam
mão mộc quan quỷ làm phục thần(8).
Sở dĩ phải tìm quẻ đầu của bản cung, vì có quẻ đầu ấy có đủ lục thân
mà thôi.
Chú thích
1.Mai hoa toán pháp = tên sách, do Thiệu Ung, người đời Tống soạnra
để chiêm nghiệm sự vật, dựa vào Dịch lý để đoán cát hung.

12
2. Quẻ địa Thiên Thái:

3. Khải mông tức là dịch học khải mông, tên sách Chu Hy, người đời
Tống soạn.
4. Biến quái = đương là quẻ này, như có hào nào động, biến thành quẻ
khác. Như quẻ Kiền:

5. Dã học bốc pháp = sách Bốc Dịch do Dã Hạc lão nhân làm ra. Cách
bói dùng 3 đồng tiền gieo quẻ.
6. Lục thân: phụ mẫu, huynh đệ, thê, tài, tử tồn, quan quỷ. Lục thân ở
trong quẻ bói, có khi hiện lên đủ, có khi không đủ.
7. Quẻ đầu bản cung: quẻ đầu thuộc hành nào, 7 quẻ theo sau cũng
thuộc hành đấy.
Tên 6 quẻ ở 8 cung:
Quẻ đầu là Kiền, thuộc kim, 7 quẻ Cấn, độn, Bỉ, Quán, Bác, Tẩn, Hữu
đều thuộc kim.
Quẻ đầu là Khảm, thuộc Thủ, 7 quẻ Tiết, Truân, Ký Cách, Phong,
Di ,sư đều thuộc thủy .

13
Quẻ đầu là Cấn, thuộc thổ, 7 quẻ Bí, Súc, Tốn, Khuê, Lý, Phu, Tiệm
đều thuộc thổ.
Quẻ đầu là Chấn, thuộc mộc, 7 quẻ Dự, Giải, Hằng, Thăng, Tỉnh,
Quá, Tùy đều thuộc mộc.
Quẻ đầu là Tốn, thuộc mộc, 7 quẻ Súc , gia, ích, vọng, phệ, Di , Cổ
đều thuộc mộc.
Quẻ đầu là Ly, thuộc hỏa, 7 quẻ Lữ, đỉnh, vị, mông, hoán, tụng, đồng
đều thuộc hỏa.
Quẻ đầu là Khôn, thuộc thổ, 7 quẻ Phục, Lâm, Thái, Tráng, Quải,
Nhu, Tị đều thuộc thổ.
Quẻ đầu thuộc Đoái, thuộc kim, 7 quẻ Khốn, Tụy, Hàm, Kiển, Khiêm,
Quá, Quy đều thuộc kim.
8. Câu ví dụ “quẻ địa trạch lâm… phục thần”, nói sai nhầm, vì quẻ
lâm, phụ mẫu, quan quỷ, huynh đệ, thê tài, tử đòn đều đủ toàn vẹn, thì làm gì
phải tìm phục thần, đã không có phục thần, làm gì có phi thần. Nay lấy quẻ
địa thiên thái làm thẻ dụ, cho được chính xác: Bản cung là quẻ Thái, thổ,
thuộc thủ quái là khôn, thổ.

Trong quẻ Thái thiếu phụ mẫu, lấy hào nhị quẻ Khôn, tị hỏa phụ mẫu,
phục ở dưới hào nhị, dồn mộc của bản quái là Thái làm phục thần, rồi lấy
ngay hào nhị dồn mộc bảo quái làm phi thần. Phi thần dồn mộc, phục thần tị
hóa, mộc sinh hỏa, thế là phi lại sinh phục được trường sinh, vì hỏa trường
sinh ở dần.
*
* *

6. Lão thiếu âm bất động, lão thiếu dương đắp đổi thiên
dị.
Quẻ Ly, quẻ Chấn là 2 quẻ do thiếu âm sinh ra, quẻ Cấn, quẻ Khôn là
2 quẻ do thái âm sinh ra. Cứ theo số mà nói, thì Lý, Chấn là tam bát mộc,

14
Cấn, Khôn là nhất lục thủy. Xét ở Hà đồ thì Lý Chấn ở tam bát của thiếu âm,
Cấn Khôn ở nhất lục của thái âm, thế là lão âm thiếu âm bất động.
Quẻ Kiền quẻ Đoái là 2 quẻ do thái dương sinh ra, quẻ Tốn quẻ Khảm
là 2 quẻ do thiếu dương sinh ra. Cứ theo số mà nói, thì Kiền, Đoái là tứ cửu
kim, Tốn, Khảm là nhị thất hỏa. Xét ở Hà đồ thì Kiền đoái ở nhị thất, Tốn
Khảm ở tứ cửu; thế là lão dương, thiếu dương đắp đổi thiên dị(1).

Chú thích
Xem bản đồ sau đây thì rõ số và vị của thái dương (lão dương), thái
âm(lão âm), thiếu dương thiếu âm.

*
* *

7.Bốn tượng(1) phân với hợp ở Hà đồ(2), Lạc thư(3).


Bốn tượng ở Hà đồ hợp nhau, sinh với thành cùng ở một phương; thủy
ở bắc, hỏa ở nam, mộc ở đông, kim ở tây, thất là xứng đáng vị. Nhưng thái
dương tứ cửu ở Tây, chẳng hợp với Kiền đoái sinh ra,thiếu dương, nhị thất ở
nam, chẳng hợp với Tốn Khảm sinh ra, há chẳng phải “dụng(4)" biến đổi ư?
Bốn tượng ở Lạc thư phân biệt, lẻ với chẩn ở khác vị; kim đến chỗ
hỏa, hỏa vào nơi kim, thật chẳng đúng vị. Nhưng thái âm nhất lục ở bắc,
thiếu âm tam bát ở đông, đều hợp với Khôn Ly sinh ra; thái dương tứ cửu ở
nam, thiếu dương nhị thất ở tây, đều hợp với Kiền Khảm sinh ra, há chẳng
phải “thể” biến đổi ư?
Chú thích
1. Bốn tượng = thái dương, thiếu âm, thái âm, thiếu dương

15
2. Hà đồ: thời Vua Phục Hy trị thiên hạ, có con long mã phụ đồ, hiện
lên ở sông Hà. Vua mới bắt chước văn ở đồ ấy vạch bát quái. Văn ấy nhất
lục ở dưới, nhị thất ở trên, tam bát ở tả, cửu ở hữ, ngũ thấp ở giữa.

3. Lạc thư: thời Đại Vũ trị thủy, tại sông Lạc, thần rùa phụ văn ở lưng,
có số tự từ 1 đến 9. Vũ bèn nhân thế đặt thứ tự, thành ra 9 trù. Văn ấy đội số
9, đứng số 1, bên tả số 3, bên hữu số 7, số 2, số 4 ở 2 vai, số 6 số 8 ở 2 chân,
số 5 ở giữa.

16
4. Dụng = hành sự hiện ra bên ngoài gọi là tác dụng.
5. Thể = nguyên lý tự bao hàm ở bên trong gọi là bản thể.
*
* *

8. 4 chính(1) phối hợp 4 dương(2), 4 ngẫu(3) phối hợp 4 âm(4)


Gọi là 4 dương; Tốn, đoái, Chấn, Cấn là 4 quẻ phỏm dịch(6), cho nên
gọi là 4 âm.
Âm dương lão thiếu(7), đến cùng ở số 60:
Thái dương số 9(8), 4 lần 9 là 36; thái âm số 6(3), 4 lần 6 là 24, Hợp số
36 với số 24 thì được số 60.
Thiếu âm số 8(8), 4 lần 8 là 32; thiếu dương số 7(8), 4 lần 7 là 28; hợp
số 32 với số 28 thì được số 60.
Chú thích
1. 4 chính = 4 phương chính.
2. 4 dương = 4 quẻ Kiền, Khôn, Khảm, Ly.
3. 4 ngẫu = 4 phương bang.
4. 4 âm = 4 quẻ Tốn, Đoái, Chấn, Cấn.
5. 4 quẻ bất dịch = 4 quẻ Kiền, Khôn, Khảm, Ly, để yên hay đảo
ngược, hình tượng vẫn y nguyên, không gì thay đổi:

6. 4 quẻ phỏm dịch = 4 quẻ Tốn, Đoái, Chấn, Cấn, để yên thì đúng,
đảo ngược thì hình tượng thay đổi thành quẻ khác ngay, để yên:

Đặt đảo ngược thì thay đổi thành 4 quẻ khác:

không còn là nguyên quái nữa.


7. Âm dương lão thiếu = thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương,
tức là tứ tượng.

17
8. Số 9, số 6, số 8, số 7: xem bản đồ, đã chú thích, ghi chữ mực
đỏ,trang 15 sách này.
*
* *

9. Thứ tự quẻ phản đối trong 64 quẻ.


Thượng kinh(1) tự quẻ Kiền đến quẻ Ly, tác dụng 18 quẻ. Phản đối làm
30 quẻ là do trong có 12 quẻ phản đối thành 24, cùng 6 quẻ bất dịch cộng 30
quẻ (những quẻ phản đối: truân phản đối Mông, nhu phản đối Tụng, Sư phản
đối Mị, Tiểu súc phản đối Ly, Thái phản đối Bĩ, Đồng nhôm phản đối Đại
hữu, Khiêm phản đối Dự, Tùy phản đối Cổ, Lâm phản đối Quán, Phệ hạp
phản đối Bĩ, Bác phản đối Phục, Vô vọng phản đổi Đại súc. 6 quẻ bất dịch:
Kiền, Khôn, Di, Đại quá, Khảm, Ly).
Hạ kinh(2) tự quẻ Hòm đến quẻ Vị tế, cũng tác dụng 18 quẻ. Phản đối
làm 34 quẻ là do trong có 16 quẻ phản đối thành 32, cùng 2 quẻ bất dịch,
cộng 34 quẻ (những quẻ phản đối(3): Hàm phản đối Hẳng, Độn phản đối Đại
tráng, Cấn phản đối Minh di, Gia nhân phản đối Khuê, Kiền phản đối Giải,
Tổn phản đối Ích, Quải phản đối Cấn, Tụy phản đối Thăng, Khốn phản đối
Tỉnh, Cách phản đối Đỉnh, Chấn phản đối Cấn, Tiệm phản đối Quy muội,
Phong phản đối dữ, Tốn phản đối Đoái, hoán phản đối Tiết, Ký tế phản đối
Vị tế, 2 quẻ bất dịch(3): Trung phu, Tiểu Quá).
Án: __ Thuyết này do Hồ Thị(4) nói ra; thượng kính 18 quẻ, hạ kinh 18
quẻ, thì chỉ có 36 quẻ. Nay xem bản đồ tròn lớn của Phục Hy, và thuyết 36
cung của câu thơ Thiệu Tử, cho là âm dương khởi đầu tự quẻ Cấn, quẻ Phục
rồi phát ra. Nếu hỏi: đem số quái hoạch của 12 tháng mà lấy ra, thì vẫn chưa
ổn; lại nên dung nghĩa không phản đối, thì quái khí 64 quẻ của bản đồ tròn
lớn mới chu lưu. Hồ thị(4) chỉ lấy nghĩa số vạch 8 quẻ của Tiên thiên hậu
thiên thì quăng bỏ 2 quẻ Cấn, Phục. Nếu chỉ lấy nghĩa 4 quẻ Kiền, Khôn,
Cấn, Phục thì eo hẹp quá tệ. Gọi là “nhàn lại vãng”, sẽ theo 4 quẻ ấy mà lai
vãng ư?
Chú thích
1. Thượng kinh = nửa phần trên kinh dịch.
2. Hạ kinh = nửa phần dưới kinh dịch.
3. Phản đối, bất dịch = phản đối cũng như phản dịch, nghĩa là thay đổi
trái ngược nhau, bất dịch là không thay đổi. Đại khái đã chú thích số 6, số 6
ở bài trang trước.
4. Hồ thị tức là song hồ Hồ thị = người đời Nguyên, tên tự là Đình
Phương, được dịch học của cha, trước thuất và giảng học, học trò rất đông,
gọi là song hồ tiên sinh.
*

18
* *

10. Thập giực (1) của Phu Tử (2).


Thập giực là Thượng Thoán, Hạ Thoán, Thượng Tượng, Hạ Tượng,
Thượng Hệ, Hạ Hệ, Văn ngôn, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái.
Thẻ của Kiền 216, thẻ của Khôn 144, cộng 360 thẻ, đúng số ngày
tháng trong 1 năm.
Thẻ của Kiền 216 là vì Kiền, lão dương, 1 hào là 36 thẻ, 6 hào có 216.
Đem phép tính cửu chương nhân ra, trên đặt 36, dưới đặt 6, rồn nhân, thành
216 thẻ.
Thẻ của Khôn 144 là vì Khôn, lão âm, 1 hào là 24 thẻ, 6 hào thì được
số ấy. Đem phép tính cửu chương nhân ra, trên đặt 24, dưới đặt 6, rồi nhân
thành 144 thẻ.
Hợp 2 số của Kiền, Khôn thì được 360 thẻ.
Kiền Khôn mà đều là thiếu(4), hợp với nhau, cũng được con số ấy(5). Vì
rằng thiếu dương của Kiền, 1 hào là 28 thẻ, 6 hào thì 168 thẻ. Đem phép tính
cửu chương nhân ra, trên đặt 28, dưới đặt 6, rồi nhân thành 168 thẻ. Thiếu
âm của Khôn, 1 hào là 32 thẻ, 6 hào thì 192 thẻ. Đem phép tính cửu chương
nhân ra, trên đặt 32, dưới đặt 6, rồi nhân thành 192 quẻ. Số thẻ của 2 thiếu
hợp lại, cũng được 360 thẻ.
Chú thích
1. Thập giực = 10 thứ văn để tán xưng kinh dịch, như làm vũ giực cho
kinh dịch.
2. Phu tử = tiếng tôn trọng để gọi Khổng Tử, trong kinh truyện thường
có.
3. Số ấy = số 144 thẻ.
4. Thiếu = thiếu âm, thiếu dương.
5. Số ấy = số 360 thẻ.
*
* *

11. Thẻ của 2 thiên(1) có 11.520, đương vào số của vạn vật.
2 thiên tóm lại có 384 hào, âm dương mỗi bên một nửa. Dương(2) hào
có 192 hào, thì 36 thẻ(3), 2 số này nhân với nhau, có được 6.912 thẻ. Đem
phép tính cửu chương nhâ nra, trên đặt 192, dưới đặt 36, rồi nhân thành
6.912 thẻ. Âm(4) hào cũng có 192 hào, thì 24(5) thẻ, 2 số này nhân với nhau,
có được 4.608 thẻ. Số thẻ 2 thiên này hợp lại được 11.520 thẻ.
2 thiện đều thiếu(6), hợp lại cũng được số ấy(7). Hào thiếu dương cũng
có 192 hào, đem nhân với 28(8) thẻ, thì được 5376 thẻ. Đem phép tính cửu

19
chương nhân ra, trên đặt 192, dưới đặt 28, rồi nhân thành 5.376 thẻ. Hào
thiếu âm cũng có 192 hào, đem nhân với 32 thẻ(9), thì được 6.144 thẻ. Đem
phép tính cửu cương nhân ra trên đặt 192, dưới đặt 32, rồi nhân thành 6.144
thẻ. Hợp lại cũng được 11.520 thẻ.
Chú thích
1. 2 thiên = thượng kinh và hạ kinh của kinh dịch.
2. Dương = dương đây là thái dương hay lão dương.
3. 36: số 36 này do thái dương số cửu(9), nhân với tứ tượng(4), 9x4 =
36.
4. Âm = âm đây là thái âm hay lão âm.
5. 24: số 24 này do thái âm số lục(6), nhân với tứ(4) tượng, 6x4 = 24.
6. Thiếu = thiếu âm và thiếu dương.
7. Số ấy = số 11.520
8. 28: số 28 này do thiếu dương số thất(7), nhân với tứ tượng, 7x4 =28.
9. 32: số 32 này do thiếu âm số bát(8), nhân với tứ(4) tượng, 8x4 = 32.
*
* *

12. Hành biến hóa và hành quỷ thần.


Nhất, tam, ngũ để sinh thủy, mộc, thổ, rồi lục, bát, thập để thành thủy,
mộc thổ; biến bắt đầu ở trời rồi hóa thành nên ở đất(2); nhị, tứ để sinh hỏa với
kim, rồi thất, cửu để thành hỏa, kim; hỏa bắt đầu ở đất, rồi biến sau cùng ở
trời(3); chẳng gì chẳng phải là số ấy(4) tạo thành vậy.
Nhất, nhị, tam, tứ, ngũ là số sinh ra, thế là sự biến hóa sinh ra, tức là
“thần” lại mà duỗi thẳng(5) vậy; lục, thất, bát, cửu, thập là số thành niên, thế
là sự biến hóa thành nên, tức là “quỷ”(6) đi mà cong co lại vậy(7); chẳng gì
chẳng phải là số ấy(8) lưu hành vậy.
Chú thích
1. Ý câu này nói nguyên lý dịch là tạo thành biến hóa và lưu hành quỷ
thần.
2. Ý 4 câu này nói thiên nhất sinh thủy, đị lục thành chi; thiên tam
sinh mộc, địa bát thành chi; thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi.
3. Ý 4 câu này nói địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi; địa tứ sinh
kim, thiên cửu thành chi.
4. Số ấy = 10 số nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập.
5. Duỗi thẳng = thư thái thoải mái sau khi bị khuất.
6. Quỷ = chúng sinh chết tất nhiên về đất gọi là quỷ.

20
7. Cong co lại = không duỗi thẳng như trước mà khuất đi.
8. Số ấy tức là 10 số nói trên, số 4.
*
* *

13. Hỏi: số của Hà đô, các sách đều nói “nhất”.


“Nhất” là thái cực tại sao lại ở thiên về bắc?
Nói: 1 điểm ở giữa 5 điểm(2) là thái cực. Bắc 1, nam 2, do thái cực sinh
ra, tức là âm dương.
Xem bản đồ ngang(4), nhất là thái cực, chia làm lưỡng nghi, dương
nghi, vị một (âm nghi vị hai), cho nên nhất ở bắc, cũng như dương nghi vị
một(5) ở trong lương nghi vậy.
Chú thích
1. Thái cực = trước khi trời đất chưa phân tách làm 2, nguyên khí còn
hỗn hợp gọi là thái cực.
2. 1 điểm ở giữa 5 điểm: Xem bản đồ Hà đồ ở trang 15.
4. Bản đồ ngang: xem bản đồ ngang ở trang 14.
5. Dương nghị vị ngôn = 1 vị của lưỡng nghi (âm dương).

14. Hỏi: số của Hà đồ bắt đầu tự đâu, đến đâu thì đình
chỉ?
Nói: dương bắt đầu tự 1, đến 9 thì đình chỉ; âm bắt đầu tự 2, đến 10
thì đình chỉ. Dương chẳng phải không có đuôi, lấy âm làm đuôi; âm chẳng
phải không có đầu, lấy dương làm đầu. Cho nên Kiền hay làm đầu vạn vật
mà Khôn thì đón trước; Kiền thì chủ trương khởi đầu mà Khôn thì thành tựu
vạn vật.
Hà đồ dung số chẵn để nêu rõ hoàn toàn, Lạc thư dùng số lẻ để mở ra
biến dịch.
Quái hoạch của Dịch, bắt đầu tự 2(1), sau vụ chi thành 8(2) dung số
chẵn là Hà đồ. Thứ tự của Phạm(3), bắt đầu tự 1, sau cùng đến 9; dung số lẻ
là Lạc thư.
Để “hư” (chống không) ở giữa là tôn thái cực, đấy là quái hoạch sở dĩ
được thành. Tóm cả “thực” là chủ cực, đấy là di luân(4) sở dĩ du tự(5). Cho
nên dịch chẳng nói ngũ hành(6) mà Phạm chẳng nói nhị khí(7) vậy.
Chú thích
1. 2 = âm và dương, tức là hào dương (____) và hào âm ( ___ ___)
2. 8 = 8 quẻ Kiền, đoái, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
3. Phạm tức là Hồng phạm. Hồng phạm nghĩa là khuôn phép lớn, tên
1 thiên ở Thu Thư, do Cơ Tử bầy tỏ đại pháp của thiên địa để nói cho Vũ

21
Vương biết. Hồng phạm căn cứ ở Lạc Thư mà làm ra. Xem bản đồ Lạc thư
có kê rõ cửu trù ở trang 16 sách này.
4. Di luân = luân thường, thứ tự của nghĩa lý.
5. Du tự = trật tự ổn định.
6. Ngũ hành = thủy, hỏa, mộc, kim, thổ.
7. Nhị khí = khí âm khí dương.

*
* *

15. Hỏi: trong số Hà đồ, Lạc Thư, thái cực ở đâu?


Nói: Thái cực ở số 5 chính giữa. 1 điểm ở trong số 5(1) là tượng thái
cực. Số thái cực chỉ có 1 mà thôi. Số 5 ở trung cung(2) thì thái cực ở đâu mà
không phải là số.
Trong trời đất, duy số 1 là không gì đối, duy ở giữa là không gì đối,
thế mới gọi là chí tôn(3). Chia ra kẻ chia ra chân(4) là nhất sinh ra nhị, nhị với
nhất ở giữa thành tam(5). Tượng 4 phương bầy rõ là nhị sinh tử, tử với nhất ở
giữa thành ngũ(6). Số của tứ tượng sinh thành hợp nhau rồi sinh ra bát, bát
với nhất ở giữa thành cửu(7). Nhị nghi (8), tam tài, tứ tượng(9), ngũ hành, bát
quái, cửu trù, không gì là không do thái cực sinh ra; thái cực vì thế mới là
chí tôn. Đồ thuyết(10) của Chu tử, tưởng cũng khởi ở đây chăng?
Chú thích
1 và 2: Xem số 5 ở bản đồ Hà đồ trang 16, ở bản đồ Lạc thư trang 17
sách này. Trung cung là cung ở chính giữa.
3. Chí tôn = tôn tuyệt đối không gì bằng.
4. Chia ra lẻ, chia ra chẵn = chia ra dương lẻ và âm chẵn.
5. Tam tức là tam tài: thiên, địa, nhân.
6. Ngũ tức là ngũ hành: thủy ở bắc, hỏa ở nam, mộc ở đông, kim ở
tây, thổ ở giữa.
7. Cửu = cửu trù. Xem chú thích ở bên tả bản đồ Lạc thư trang 17.

22
8. Nhị nghi tức là lưỡng nghi, âm và dương.
9. tứ tượng = thái dương, thái âm, thiếu âm, thiếu dương.
10. Đồ thuyết = thuyết 9 bản đồ nói nguyên nhân của dịch.
9 bản đồ : Hà đồ đồ, Lạc thư đồ, Phục Hy bát quái thứ tự đồ, Phục Hy bát
quái phương vị đồ, Phục Hy lục thập tứ quái thứ tự đồ, Phục Hy lục thập tứ
quái phương vị đồ, Văn vương bát quái thứ tự đồ, Văn vương bát quái
phương vị đồ, quái biến đồ. 9 bản đồ này thường thấy ở đầu kinh Dịch.
11. Chu tử tức Chu Hy, nhà đại lý học đời Tống.
*
* *

16. Hỏi: Nhị nghi có âm, có dương, thế mà sao lại cho nhị
là âm số.
Nói: Thái cực số nhất (một) là thuần dương(1), chia ra làm 2, thì
mới có âm. Cho nên hễ số lẻ là dương, số chẵn là âm; lẻ được 1 mà chẵn
được 2 vậy. Trương tử(2) nói: “Nhất cố thần, nhị cô hóa(3). Thái cực sinh
lưỡng nghi là nghĩ thế.
Chú thích
1.Thuần dương = khí dương thuần nhất, không tạp một tí gì.
2. Trương tử tức Trương Tái, người đời Tống, tên tự là Tử Hậu, 1 nhà
đại triết học. Thời vua Thần Tông, làm quan sung văn hiệu thư; không bao
lâu, lui về ở ẩn, cư ở Nam Sơn, dạy học. Sinh bình lấy Dịch là tôn, lấy Trung
dong làm thể, soạn sách Thính Mông, Đồng minh, Tây minh. Đời gọi là
Hoành Từ tiên sư.
3. “Nhất cố thần, nhị cố hóa”: câu này ở sách Thính môn thiên Tham
lưỡng, nghĩa là nhất (một), cho nên thần diệu khôn lường, lưỡng (sinh ra
hai), cho nên biến hóa vô hạn.
*
* *

17. Hỏi: Chu tử nói: “cái số sinh ra của trời đất đến
ngũ(5) thì đình chỉ.” là nghĩa làm sao?

23
Nói: Chẳng những thế thôi; Dương tự 1 đến 9, chỉ có 5 số(1); âm tự
2 đến 10, chỉ có 5 số(2); thành số 6 đến 10, cũng chỉ có 5 số(3). Sinh số 1 đến 5
thuộc về tiên thiên, sau khi đã có số ngũ, thì nhất nhị, tam, tứ, ngũ đều xông
lên ngũ mà thành lục, thất, bát, cửu, thập để phụ vào ngoài sinh số, thì thuộc
về hậu thiên dụng sự vậy. Cái nghĩa thủy chung của tiên thiên, hậu hậu
thiên, tưởng thủy chung ở đấy(4) chăng.
Chú thích
1. 5 số = 5 số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.
2. 5 số = 5 số chẵn 2, 4, 6, 8, 10.
3. 5 số = 5 số thành: 6 là số thành thủy, 7 là số thành hỏa, 8 là số
thành mộc, 9 là số thành kim, 10 là số thành thổ.
4. Đấy = những số nói ở trên.
*
* *

18. Hỏi: Hồ thị nói: “Số Hà đồ 10(1), 10 là đối đãi để lập ra


“thể”. Số lạc thư 9(2), 9 là lưu hành để đem ra “dụng.” là nghĩa
làm sao?
Nói: Hết thảy những vật sở hữu trong trời đất, lẻ tất tròn, chẵn tất
vuông. Tròn thì lưu hành, chẵn thì đình chỉ; lưu hành thì động đình chỉ thì
tĩnh. Cái tượng lớn nhất ấy thì là trời đất(3). Nghiệm ngay phép tính cộng,
trừ, nhân, chia, tất dung cửu chương số lẻ để tính hành, tram ngàn vạn ức, tất
dung số 10, chẵn, để chỉ.
Lại hỏi: Như thế thời Thái Thị cho rằng “tượng không chẵn chẳng
đứng vững, số không lẻ chẳng lưu hành. Lẻ chẵn phân biệt là bắt đầu của
tượng số”. Nghĩa ấy như thế nào?
Nói: Thái thị nói thế là chỉ nói tượng của lưỡng nghi, số của ngũ hành
mà thôi, chẳng phải cho là có thể bao quát được tượng số. Có tượng thái cực,
có tượng tam tài, cũng khả dĩ cho được là chẵn ư? Vì vậy, ta nói “số phi lẻ
chẳng lưu hành, tượng phi chẵn chẳng đứng vững”.
Chú thích
1. Số Hà đồ 10: 4 phương mỗi phương có 2 số đi đôi, thế là 8 số, cộng
với 2 số đi đôi ở giữa là 10 số. Xem bản Hà đồ trang 16.
2. Số Lạc thư 9: 4 phương chính, 4 phương bang, mỗi phương có 1 số
là 8 số, cộng với 1 số ở giữa là 9 số. Xem bản Lạc thư trang 17.
3. Câu này nói cái tượng thiên địa: Thiên viên, địa phương, thiên
động, địa tĩnh.
*

24
* *

19. Hỏi: Vị và số của tứ tượng(1), có thể nói được tường


không?
Nói: số 10 là số đầy đủ. Lão dương vị 1, số 9, Kiền được 9, Đoái được
1. Thiếu âm vị 2, số 8, Ly được 8, Chấn được 2. Thiếu dương vị 3, số 7, Tốn
được 3, Khảm được 7. Lão âm vị 4, số 6, Cấn được 4. Khôn được 6(2) ở hà
đồ, 9 với 6 ở ngoài(1) với 4 (3), 7 với 8 ở ngoài 2 với(4), thế gọi là đắp đổi ẩn
tang ở nhà nhau ở như bói cỏ thi, 9 với 6 là nhị lão(5), 7 với 8 là nhị thiếu (6).
Lão thì động(7) mà thiếu thì tĩnh(8), các tiên nho đem phối hợp với ngũ hành,
nói thái dương tứ cửu là kim. Kiền, đoái là kim. Kiền được cửu(9), Đoái được
tứ(4). Đấy là lấy nghĩa ở Hà đồ tứ cửu ở phương Tây, hậu thiên Kiền Đoái ở
phương Tây; phương tây thuộc kim, cho nên theo phương vị mà phân phối
thôi. Trong kinh Dịch có từng nói đến ngũ hành đâu.
Chú thích
1. Tứ tưởng = thái dương, thiếu âm, thái âm, thiếu dương.
2. 4 câu này, nhận xét kỹ chỗ tứ tượng ghi vị và số ở bản đồ sau liền
đây thì rõ.
3. 9 với 6 ở ngoài 1 với 4 = quẻ Kiền, quẻ Khôn ở ngoài quẻ Đoái,
quẻ Cấn. xem bản đồ sau đây ở 2 hàng tứ tượng và bát quái.
4. 7 với 8 ở ngoài 2 với 3 = quẻ Ly, quẻ Khảm ở ngoài quẻ Chấn, quẻ
Tốn. Xem bản đồ sau đây ở 2 hàng tứ tượng và bát quái.
5. Nhị lão = lão dương, lão âm, tức thái dương, thái âm.
6. Nhị thiếu = thiếu âm, thiếu dương.
7. Động = biến, dương biến ra âm, âm biến ra dương.
8. Tĩnh = im lặng, âm vẫn là âm, dương vẫn là dương.

Thứ tự bát quái của Phục Hy. Đây là bảng đồ ngang nhỏ:

25
*
* *

20. Hỏi: 2 bản đồ của Phục Hy(1), Văn Vương(2), có thể nói
được những điều cốt yếu không?
Nói: Tiên thiên bát quái gọi là bản đồ nhỏ, 64 quẻ gọi là bản đồ lớn, lý
thì vẫn là một.
Đặt ngang mà an bài ra; chồng chất ở trên thế là tượng đất. Tự quẻ
Kiền,…, rồi đến quẻ Phục; tự quẻ Cấn,… rồi đến quẻ Khôn, đủ thấy quái
hoạch thành ra(3).
Khoanh lại mà để cho tròn; vận động ở bên ngoài, thế là tượng trời.
Tự quẻ Phục,…, rồi đến quẻ thế là tượng trời. Tự quẻ Phục,…, rồi đến quẻ
Kiền; tự quẻ Cấn,…, rồi đến quẻ Khôn, đủ thấy quái khí chuyển vần(4).
Này bản đồ thiên địa, sơn trạch, thủy hỏa, phong lôi, đại tiểu đều đối
nhau , mà bản hoành đồ thì đầu đuôi đối nhau, rồi dần dần đi vào giữa(6);
(5)

26
bản đồ tròn thì các phương tương dung đối đãi nhau, như cái vòng tròn, đấy
là chỗ khác nhau.
Bản đồ tròn nhỏ, đến quẻ Chấn rồi quay lại quẻ Kiền, 4, 3, 2, 1 đều là
số lùi lại; cho nên nói rằng “kể đã qua là thuận”. Tự quẻ Tốn đến quẻ Khôn,
5, 6, 7, 8 đều là số tiến lên; cho nên nói “biết tương lai là nghịch (đón đoán
trước )(7)”. Nhưng thứ tự quẻ tự Kiến 1 đến Khôn 8 đều là số tiến lên, cho
nên nói “Dịch là nghịch số”.
Bản đồ quái tự của Văn vương, căn bản ở bản đồ ngang của Tiên
thiên. Chứa dương làm Kiền, chứa âm làm Khôn.
Âm dương giao nhau, rồi sinh 6 con(9). Thấy có tượng ấy, cho nên Văn
vương, tôn Kiền Khôn là phụ mẫu, rồi sắp đặt thứ tự Kiền Khôn cầu được(10).
Bản đồ tròn của hậu thiên, căn cứ ở bản đồ tròn của Tiên thiên. Trời
trên, đất dưới, mặt giời đằng đông, mặt giăng đằng tây, ứng với 4 phương
trời(11), đấy là thuộc Ly ở nam, Khảm ở bắc, Chấn ở đông, Đoái ở tây, cho
ứng vào 4 phương đất(12), để bổ sung chỗ trên thiên chưa kịp.
Trưng nghiệm thiên thời, chấn động ở đông, thi hành làm cho Đoái
duyệt là khi hậu thu thành, Ly sớm thuộc mùa hạ, Khảm tang (thu liễm),
thuộc mùa đông; đấy là nghĩa ấy vậy.
Vả lại Kiền và Khảm Cấn Chấn, cha cùng 3 con giai ở đông bắc, đông
bắc là phương thuộc dương. Khôn và Tốn, Ly, Đoái, mẹ cùng 3 con gái ở
tây nam, tây nam là phương thuôc âm(13). Dịch từ(14) nói “Lợi tây nam, chẳng
lợi đông bắc.” Nghĩa ấy do ở đây.
Đến như Tứ quái cũng căn cứ vào 2 bản đồ của hậu thiên(16). Kiền
Khôn ở đầu là tôn cha mẹ, Khảm, Ly ở giữa, vì là con giữa mới ở giữa nam
bắc. Cấn là thiên à thiếu nữa, đến khi nhớn lên, khả dĩ lật lại thành Tốn. Bản
đồ có tượng phản dịch, cho nên tự quẻ Truân, quẻ Mông(17) trở xuống, đều
lấy phản dịch làm thứ tự.
Chú thích
1.Bản đồ bát quái phương vị của Phục Hy. Đây là bản đồ tròn nhỏ.

27
1. Bản đồ bát quái phương vị của Văn vương. Đây là bản đồ tròn nhỏ.

28
Chú ý. _ Bản đồ trên tức là bản đồ trên thiên bát quái, thứ tự Kiền,
Đoái, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, nói về “thể”.
Bản đồ dưới tức là bản đồ hậu thiên bát quái, thứ tự Kiền, Khảm, Cấn,
Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoái, nói về “dụng”. Trước có thể sau mới có dụng.
3. Xem bản đồ ngang nói, thứ tự 64 quẻ của Phục Hy.
4. Xem bản đồ tròn, nói phương vị 64 quẻ của Phục Hy.
5. Xem bản đồ bát quái phương vị của Phục Hy chú thích số 1 liền
trên đây, thấy Kiền (trời) với Khôn (đất), Cấn (núi), với Đoái (chầm), Khảm
(nước) với Ly (lửa), Tốn (gió) với Chấn (sấm), đều âm dương đối nhau.
6. Xem bản đồ ngang thì đầu là quẻ Kiền đối với đuôi là quẻ Khôn,
thứ đến quẻ Quải đối với quẻ Bác,… đến chinh giữa thì quẻ Phục đối với
quẻ Cấn. Bản đồ ngang này ở trang 30, trang 31 liền đây.
7. Xem và nhận bản đồ chú thích số 1, liền trên đây, thấy rõ nghĩa của
đoạn này.
8. Dịch là nghịch sổ = Dịch sinh quẻ thì lấy Kiền, Đoái, Ly, Chấn,
Tốn, Khảm, Cấn, Khôn làm thứ tự, cho nên đều là kể ngược.

29
9. Âm dương giao nhau, rồi sinh 6 con = Kiền Khôn giao nhau, rồi
sinh 3 giai là Chấn, Khảm, Cấn, sinh 3 gái là Tốn, Ly, Đoái.
10. Thứ tự Kiền Khôn cầu được. (Tiếp thu đầu trang 33 sau đây).

30
31
Thứ tự 8 quẻ của Văn Vương

32
33
10.Thứ tự Kiền Khôn cầu được: Kiền cầu ở Khôn được 3 gái: Tốn,
Ly, Đoái; Khôn cầu ở Kiền được 3 giai: Chấn, Khảm, Cấn. Xem bản đồ
Kiền là cha, Khôn là mẹ, sinh 6 con ở trang 32.
11. Xem bản đồ chú thích số 1. Kiền là trời ở trên, Khôn là đất ở dưới,
Ly là mặt giời ở đông, Khảm là mặt giăng ở tây.
12. Xem bản đồ chú thích số 2 bài này.
13. Xem bản đồ chú thích số 2 bài này.
14. Dịch từ = Quải từ quẻ Kiển kinh Dịch.
15. Tứ quái = 1 trong 10 Giực, do Khổng Tử làm để giải nghĩa Dịch.
16. 2 bản đồ của hậu thiên: Bản đồ trang 28, bản đồ trang 32.
17. Tượng phản dịch: nguyên 1 tượng mà lật ngược thành khác ngay,
như:

Thế gọi là phản dịch.


*
* *

34
21. Hỏi: Ghép bói cỏ thi, có nhất định nghiệm không?
Nói: Không. Có thể nhất định nghiệm được. Phép bói đời cổ, bói
rùa , bói cỏ thi(2) đều dùng, nhưng bói rùa hay bói cỏ thi có khi không hay.
(1)

Kê nghi(3) nói: “Ngươi như có việc gì nghi ngờ lớn, tự ngươi hãy mưu tính
với tâm người, mưu tính với quan khách, quan sĩ, mưu tính với dân chúng,
rồi sau mới mưu tính với bốc(bói rùa) phệ (bói cỏ thi).” Mưu tính với người
trước, mưu tính với quỷ thần sau; phép bốc phệ ở sau cùng vậy.
Vả lại trong kinh Dịch lấy tượng nào, nhất định có nguyên nhân,
nhưng không thể xét ra được. Tả truyện đoán quẻ nào, nhất định có lệ sẵn,
nhưng không thể suy ra được. Thứ bói vừa hay đã bỏ không dung, thứ bói cỏ
thi kém, tuy còn sót lại, lại không được toàn vẹn thì do đâu mà có thể nhất
định nghiệm được.
Này phép bói cỏ thi không truyền lại, kể đã lâu. Chu tử suy tính, bói,
đặt và giắt cỏ thi vào những kẽ ngón tay vô danh và ngón tay út, tuy trang
thành quẻ, nhưng chưa bày rõ cách đoán, chỉ dẫn những lời văn cũ của Tả
thị, cùng từ nghĩa của hào ở bản quái, làm ra sách Khải mông để cho người
biết phép dung bói cỏ thi. Đến như sách Bản nghĩa, câu “kiền nguyên hanh
lợi trinh(4)”, ông chỉ răn lợi ở chính đáng kiên cố mà thôi; câu “hiện long tại
điền(5)”, ông chỉ răn lợi thấy người đại đức ấy mà thôi. Ví bằng theo ý người
đến xem bói, cầu danh cầu lợi, phòng hoạnm doanh mưu, hỏi xem cát hung
thế nào, thì định đem cái gì để bảo người ta; đây là điều không thể biết được.
Hỏi: Như thế thời học Dịch để dung làm gì?
Nói: Học Dịch ở tại cách dùng. Dịch, mà cách dùng, mỗi cách một
khác không giống nhau; chẳng những các nhà bói rùa, bói cỏ thi mà thôi.
Thư sinh dung Dịch làm thơ phú văn sách, thì nói: “Kiền long(6) Cách hổ(7),
Khuê Ngộ(8), Khôn trinh(9), Thái bạt(10), Cấu bao(11), Khiêm chinh(12), Giải
vẵng(13); đắc nhất chi trung, cúc tam chi hạ(14)”. Người tất cho là thư sinh ấy
học uyên súc. Nhà làm thuốc dùng dịch, thì nói: “Thủy thăng hỏa giáng mới
là Ký tế(15), thủy hỏa bất giao thì là Vị tế. Quẻ Cấn không quẻ Phục chẳng
thành, quẻ Kiền không quẻ Khôn chẳng trở lại(17)”. Người tất cho là thầy
thuốc cao minh. Nhà phong thủy dùng Dịch, thì nói: “Lão âm, lão dương,
thuần khí không hóa, thiếu âm thiếu dương, mới hay phát sinh. Ba dương tự
đất bốc lên, ba âm tự trời giáng xuống”. Người tất cho là nhà phong thủy
huyền diệu. Nhà phù thủy dùng Dịch thì nói: “Phù chân, phù linh, bát quái
tung hoành (18). Kiền nguyên hanh lợi trinh, năng áp chúng tà tinh(19)”. Người
tất cho là thầy phù thủy chính đạo.
Than ôi, Dịch học cao cả lắm thay! Tùy người ta dùng, không dùng
làm gì mà không chu, thật không kể hết được, còn có cái gì mà không dùng
Dịch học chứ?

35
Chú thích
1. Bói rùa: Đời cổ có việc nghi ngờ, đem con linh quy (thứ rùa thiêng
chuyên dùng để bói) hơ lửa, cho vân ở trong con rùa hiện ra ngoài mai, để
xem cát hung.
2. Bói cỏ thi: Thi là loài cỏ sống ngàn năm; đời cổ mỗi khi có việc
ngờ khó quyết định, hay dùng 50 cái thân cỏ thi để bói. Cách bói nói rõ ở
sách Khải Mông của Chu Tử.
3. Hê nghi = tên trù thứ 7 của cửu trù Hồng phạm, kinh thư, nghĩa là
kê khảo việc ngờ.
4. Kiền, nguyên hanh lợi trinh = chiêm được quẻ Kiền (đạo cương
kiện) thì được đại thông, tất lợi ở chính đáng kiên cố.
5. Hiện long tại điền = con rồng không tiềm tang nữa, nay hiện lên ở
ruộng đất ân trạch sẽ đến các vật.
6. Kiền long = quẻ Kiền có nói tượng rồng lặn, rồng hiện, rồng nhẩy,
rồng bay.
7. Cách hổ: quẻ Cách hào ngũ, có nói bực đại nhân dương, cương
trung chỉnh, làm chủ cách mạng, thì tự tôn, tôn dân đến cùng, và làm đúng
thời, thuận thiên ứng nhân, như hổ đúng thời thay lông cũ, mọc lông mới, rất
là văn vẻ tốt đẹp.
8. Khuê ngộ: quẻ Khuê hào nhị có câu “ngộ chủ vu hạng, vô cữu”,
nghĩa là đương lúc loạn ly, tìm được minh quân, gặp nhau ở ngõ mà được
hội thông với nhau, vô cửu.
9. Khôn trinh = Khôn lấy thuận lợi làm chính.
10. Thái bát: Hào sơ quẻ Thái có cái tượng người quân tử gặp thời
hanh thông, cùng nhau tiến lên như cỏ mao nhổ, rễ lên cả chùm.
11. Cấu bao: quẻ Cấu, hào nhị, hào tứ, hào ngũ đều có chữ " " (bao),
nghĩa là bao bọc lấy nhau.
12. Khiêm chinh: quẻ Khiêm, hào thượng có câu “Chinh ân quốc”,
nghĩa là đi chinh phục 1 ấp quốc của mình.
13. Giải vãng: Quái từ quẻ Giải có câu “Hữu du vang túc cát”. Nghĩa
là có đi đâu thì nên đi sớm, về sớm, chẳng nên ở lâu phiền nhiễu thì tốt
(thành công).
14. Đắc nhất chi trung, cức tom chi hạ: Tồn nghi.
15. Ý câu này nói thủy hỏa tương giao, đều đắc dụng cả, thì công việc
thành.
16. Ý câu này nói thủy hỏa bất giao, không tác dụng gì cho nhau, thì
công việc chưa thành được.
17. Ý 2 câu này nói quẻ Cấu 1 âm mới sinh ở dưới 5 dương, quẻ Phục
1 dương mới sinh ở dưới 5 âm, 2 quẻ tương thành cho nhau; quẻ Kiền thuần
dương, quẻ Khôn thuần âm, tuần hoàn giao dịch với nhau. Xem bản đồ tròn

36
trang 32, trang 33, thì thấy nửa bên tả, quẻ Kiền tự trên đi xuống rồi đến quẻ
Phục; nửa bên hữu, quẻ Cấn tự trên đi xuống rồi đến quẻ Khôn.
18. 8 chữ này nghĩa là bùa thật, bùa thiêng, 8 quẻ tung hoành (câu bắt
quyết).
19. Câu này ý nói đức cương kiện có sẵn được đại hanh chí chính kiên
cố, có thể áp đảo được mọi tà ma tinh quái (Câu nói khi bắt quyết hay úm).
*
* *

37
22. Thiên tử nói: quẻ Khảm quẻ Ly là giới hạn của âm
dương, Ly đương vào cung dần, Khảm đương vào cung thân,
thế mà số lại vượt lên, là do âm dương tròn đi quá vậy.
Lấy các quẻ của 12 tháng ra mà nói; Cung dần đương vào quẻ Thái,
tháng giêng, chỗ chia giới hạn của 3 âm 3 dương(1). Quẻ Ly mà đương vào
cung dần, thì được mực trung bình âm; nay Ly lại vượt qua cung dần mà
đương vào cung mão, thế là âm dương tràn đi quá vậy. Cung thân đương vào
quẻ Bĩ, tháng bảy, chỗ chia giới hạn của 3 âm 3 dương(2). Quẻ Khảm mà
đương vào cung thân, thì được mực trung bình âm dương; nay vào cung
thân, thì được mực trung bình âm dương; nay khảm lại vượt qua cung thân
mà đương vào cung dậu, thế là âm dương tràn đi quá vậy. Đây há chẳng phải
là có ý lo sợ thịnh quá ư? Học giả chẳng nên xét vậy.
Trong trời đất, âm dương mỗi bên một nửa, vốn không có lý nào cắt
hẳn một nửa làm ân, cắt hẳn 1 nửa làm dương, thế mà thánh nhân phù dương
ức âm, tạo hóa quý dương trận âm, sao lại khu biệt đến thế. Vì rằng số thái
cực là nhất dương, do tự thái cực mới sinh nhất dương nhất âm, thì âm ấy do
dương sinh ra. Âm do dương sinh ra, thì dương là cha của âm vậy. Thế cho
nên tạo hóa quý dương, thánh nhân phù dương (3).
Chú thích

1. Ý câu này nói tháng giêng, tháng dần, thuộc quẻ Thái , quẻ
Thái dưới có 3 dương, trên có 3 âm, giới hạn phân minh, ở dần mới phải.
2. Ý câu này nói tháng bẩy, tháng thân, thuộc quẻ Bĩ, , quẻ Bĩ
dưới có 3 âm, trên có 3 dương, giới hạn phân minh ở thân mới phải.
3. Phù dương = giúp đỡ cho dương, tức là có ý ức âm.
*
* *

38
23. Phương vị 8 quẻ của Văn Vương(1).
Thiệu tử nói: “Quẻ Than quẻ Đoái đặt ngang mà 6 quẻ đặt dọc, đấy là
“dụng”(2) của Dịch”.
Đổng Bàn Giản(3) chú thích nghĩa của bát quái trên thiên đổi làm bát
quái hậu thiên, cho là trời đất(4) lấy quãng giữa giao dịch cho nhau làm ra
Khảm Ly vậy. Vì rằng Kiền địa vị ở trên, giao với Khôn ở dưới, đem hào
giữa cửa mình đổi cho hào giữa của Khôn, thì Khôn thực mà thành ra Khảm;
Khôn địa vị ở dưới, giao với Kiền ở trên, đem hào giữa của mình biến thành
hào giữa của Kiền, thì Kiền vỡ mà thành ra Ly(5). Đấy là cái nghĩa khí trời
giáng xuống, khí đất bốc lên, trời đất giao mà 2 khế thông vậy.
Thủy hỏa(6) đem trên dưới nhau thành ra Chấn Đoái(7), vì rằng tính
nước ngấm xuống, tính lửa bốc lên, cho nên hào thượng quẻ Khảm, phía
đông giao với Ly, thì hào thượng quẻ Ly hư mà thành ra Chấn, đấy là cái
nghĩa hỏa gặp chỗ không thì bốc lên vậy; hào hạ quẻ Ly, phía Tây giao với
Khảm, thì hào hạ quẻ KHảm thực mà thành ra Đoái, đấy tức cái nghĩa thủy
đọng lại thành đầm. Thế là thủy hỏa ký tế vậy.
Lôi trạch(8) từ đêm trên dưới đổi cho nhau thành ra Tốn Cấn, vì rằng
hết thẩy âm tất giáng xuống, dương tất bốc lên; xua 1 âm ở trên cho xuống
dưới, tiến 2 dương ở dưới cho lên trên thì thành ra tốn(9), thế là âm đọng ở
dưới mà làm gió. Xua 2 âm ở trên cho xuống dưới, tiến 1 dương ở dưới cho
lên trên thì thành ra Cấn(10), thế là dương chỉ ở trên mà làm núi.
Phong sơn(11) đem trên dưới giao nhau, đổi thành Kiền Khôn; vì rằng
Tốn vốn là thể Kiền , Kiền dưới cầu Khôn thì hào dưới biến Khôn
thành Tốn (12)
, cho nên Tốn ở bên Kiền . Thế rồi giữa cầu Khôn được
(13)

Ly , trên cầu Khôn được Đoái ; cả thẩy sinh 3 gái rồi biến làm
Khôn, thế là khí đất bốc lên. Cấn vốn là thể Khôn , Khôn trên cầu Kiền,
thì hào trên biến Kiền thành được Cấn (14)
cho nên Cấn ở bên Khôn(15);
thế rồi giữa cầu Kiền được Khảm, dưới cầu Kiền được Chấn; cả thẩy sinh 3
giai rồi biến làm Kiền, thế là khí trời giáng xuống. Đây là sau khi cha mẹ đã
sinh 6 con(16), mà có cái tượng giao nhau như loại này, cũng là cái tượng trời
đất giao nhau mà hanh thông vậy. 6 con đều do 1 hào biến ra, duy Kiền
Khôn biến 20 hào(17), vì rằng thuần dương thuần âm là cha mẹ, cho nên hào
dưới quẻ Kiền tất biến hết 3 hào, hào trên quẻ Khôn tất biến hết 3 hào, rồi
sau mới được 6 con; cho nên ở trên thiên(18) đã biến 1 lần, ở hậu thiện(19) lại
biến 2 lần, 6 con đã sinh, rồi lui về ở nơi bất dụng(20). Con trưởng đảm nhiệm
công việc, sở dĩ để xuất hiện Chấn(21) là thế.
Đại để trên thiên lập thể, hậu thiên trí dụng. Cho nên Thiệu Tư cho là
Kiền Khôn đặt dọc làm bản thể của Dịch, Chấn Đoái đặt ngang(22) làm tác
dụng của Dịch, đều có cái tượng tự nhiên vậy.

39
Chú thích
1. Xem bản đồ bát quái phương vị của Văn Vương ở trang 29 trên.
2. Dụng = tác dụng, hiện ra thực dụng.
3. Đổng Bàn Giản = chưa tường.
4. Trời đất = Kiền Khôn.
5. Trời đất lấy quãng giữa… thành ra Ly: Kiền, Khôn ,
đem 2 hào ở giữa đổi lẫn cho nhau thành ra , tức là Ly Khảm.
6. Thủy hỏa tức là Khảm Ly.
7. Cả câu này: Khảm, Ly đem hào trên hào dưới đổi cho
nhau thì thành , tức là Đoái Chấn.
8. Lôi trạch tức là Chấn Đoái.
9. Đoái , nay xua 1 âm ở trên cho xuống dưới, tiến 2 dương ở
dưới cho lên trên thì thành ra , tức là Tốn.
10. Chấn , nay xua 2 âm ở trên cho xuống dưới, tiến 1 dương ở
dưới cho lên trên thì thành ra , tức là Cấn.
11. Phong sơn tức là Tốn Cấn.
12. Xem bản đồ thứ tự bát quái của Văn vương trang 32 trên.
13. Xem bản đồ bát quái phương vị của Phục Hy trang 27 trên.
14. Xem bản đồ thứ tự bát quái của Văn vương trang 32 trên.
15. Xem bản đồ bát quái phương vị của Phục Hy trang 27 trên.
16. Cha mẹ đã sinh 6 con = Kiền Khôn đã sinh Chấn Khảm Cấn, 3 gái
Tốn Ly Đoài.
17. Kiền Khôn biến 20 hào: chưa tường.
18. Tiên thiên = Dịch của Phục Hy, tức bản đồ bát quái phương vị của
Phục Hy: Kiền, Đoái, Ly, Chấn; Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Đoái.
19. Hậu thiên = Dịch của Văn Vương, tức bản đồ bát quái phương vị
của Văn Vương: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Đoái.
20. Lui về ở nơi bất dụng = Kiền Khôn lui về tây bắc và tây nam để
cho con trưởng là Chấn dụng sự.
21. Đế xuất hồ Chân: Câu này ở Thuyết quải kinh Dịch, nghĩa là vị
chúa tể việc vạn vật phát sinh ở phương đông thuộc mùa xuân.
22. Chấn đoái đặt ngang = Chấn đặt ở phương đông, Đoái đặt ở
phương Tây. Xem bản đồ bát quái phương vị của Văn vương ở trang 28 trên.
*
* *

40
24. Nói rõ việc bói cỏ thi.
Khi bói, đại khái gặp quẻ 6 hào đều chẳng biến (1) thì xem thoán từ(2)
quẻ ấy để đoán, rồi dùng nội quái(3) làm trinh(4), ngoại quái làm hối(5).
Quẻ xem, có một hào biến, thì đem hào từ(6) của hào biến thuộc bản
quái mà xem để đoán.
Hồ thị(7) nói: 1 hào biến, đều có 6 quẻ(8), như bản đồ thứ nhất sách
Khải mông(9), lấy quẻ Kiền làm bản quái, 1 hào biến tự quẻ Cấu đến quẻ
Quải; lấy quẻ Khôn làm bản quái, 1 hào biến tự quẻ Phục đến quẻ Bác.
Quẻ xem, có 2 hào biến, thì đem hào từ của 2 hào biển thuộc bản quái
mà xem để đoán, nhưng lấy hào trên làm chủ.
Hồi thị nói: 2 hào biến đều có 15 quẻ; như bản đồ thứ nhất, lấy quẻ
Kiền làm bản quái, 2 hào biến tư quẻ Độn đến quẻ Đại tráng; lấy quẻ Khôn
làm bản quái, 2 hào biến tự quẻ Lâm đến quẻ Quán. Sau, cứ phỏng theo thế.
Chu tử nói: quẻ nào 2 hào biến, cứ chỗ chứng cứ của biến mà xem, vì
thế lấy hào trên làm chủ, những hào chẳng biến đều là thường, chỉ thuận thứ
tự trước sau, vì thế lấy hào dưới làm chủ; cũng như sự biến của âm dương
lão thiếu, lão là chứng thực của biến, còn thiếu chỉ thuận theo như trước.
Chu tử lại nói: 2 hào biến là tự dưới lên trên mà đủ trưng nghiệm, 2 hào
chẳng biến, chính là căn bản chẳng biến, cho nên lấy đấy làm chủ. Chu tử lại
nói: quẻ tự ở dưới sinh lên. Xem bói đều có việc trước việc sau, việc đầu
việc đuôi.
Quẻ xem, có 3 hào biến, thì xem Thoán từ của bản quái và chi quái(10),
rồi lấy bản quái làm trinh, chi quái làm hối. 10 quẻ ở trước chủ về trinh, 10
quẻ ở sau chủ về hối.
Hồ Thị nói: 3 hào biến đều có 20 quẻ, như bản đồ thứ nhất, lấy quẻ
Kiền làm bản quái; 3 hào biến tự quẻ Bĩ đến quẻ Thái, lấy quẻ Khôn làm bản
quái, 3 hào biến tự quẻ Thái đến quẻ Bĩ. Sau cứ phỏng theo thế. Sở dĩ xem
Thoán từ của bản quái và chi quái là vì rằng quẻ nào biến đến 3 hào, thì hào
biến với hào bất biến, 6 hào bình phân, cho nên cứ Toản từ của 2 quẻ mà
xem, nhưng lấy bản quái làm trinh, chi quái làm hối. 10 quẻ trước chủ trinh,
10 quẻ sau chủ hối; Vả lại, như quẻ Kiền 3 hào biến thì tự quẻ Bĩ đến quẻ
Hằng là 10 quẻ trước, tự quẻ Ích đến quẻ Thái là 10 quẻ sau. Như quẻ Khôn
3 hào biến thì tự quẻ Thái đến quẻ Ích là 10 quẻ trước, tự quẻ Hằng đến quẻ
Bĩ là 10 quẻ sau, nếu biến quái xem được ở trong 10 quẻ trước, tuy xem
Thoán từ 2 quẻ, nhưng lấy bản quái trinh làm chủ, thế là trọng ở lời chiếm
của Thoán từ bản quái. Kêu biến từ 2 quẻ, nhưng lấy biến quái hối làm chủ,
thế là trọng ở lời chiêm của Thoán từ biến quái.
Chủ tử nói: 3 hào biến thì sở chủ bất nhất, cho nên xem Thoán từ 2
quẻ. Chu tử lại nói: sở dĩ đến khi 3 hào biến, có 20 quẻ; về sau, xem Thoán

41
từ của biến quái, không có lẽ gì khác đầu, đến lúc này, xa cách bản quái kia,
phân số nhiều rồi, đến 4 hoạch, 5 hoạch, thì lại nhiều lắm nữa.
Quẻ xem, 4 hào biến, thì đem 2 hào bất biến của chi quái mà xem để
đoán, vẫn lấy quẻ dưới làm chủ.
Hồ thị nói: 4 hào biến, đều có 15 quẻ, như bàn đồ thứ 1. Lấy Kiền làm
bản quái, 4 hào biến tự quẻ Đại Tráng đến quẻ Độn, sau cứ phỏng theo thế.
Quẻ xem, có 5 hào biến thì xem hào bất biến của chi quái.
Chu tử nói: quẻ Cấn biến ra quẻ Tùy, duy 1 hào lục nhị chẳng biến,
còn 5 hào khác biến hết(11), biến là gặp cửu, lục; chẳng biến là gặp thất gặp
bát ( )(12). Phép bói cỏ thi, lấy thiếu làm chủ quái có 5, mà đủ có 1(13), cho
nên đây cứ chỗ bát ( ) mà xem để đoán mà gọi là “Cấn chi bát ( )”.(14)
Hồ Thị nói: 5 hào biến đều có 6 quẻ; như bản đồ thứ nhất, lấy Kiền
làm bản quái, 5 hào biến tự quẻ Bác đến quẻ Phục; lấy Khôn làm bản quái, 5
hào biến tự quẻ Quải đến quả Cấu. Sau cứ phỏng theo thế.
Quẻ xem, 6 hào biến cả, thì quẻ Kiền, xem câu “dụng cửu”;(15) quẻ
Khôn, xem câu “dụng lục”(16) mà đoản. Các quẻ khác, xem Thoán từ của chi
quái mà đoán.
Hồ thị nói: 6 hào biến đều chỉ 1 quẻ, như bản đồ thứ nhất, lấy Kiền
làm bản quái, 6 hào biến hết thì là Khôn; lấy Khôn làm bản quái, 6 hào biến
hết thì là Kiền. Sau cứ phỏng theo thế.
Quẻ Kiền, quẻ Khôn, xem câu “dụng cửu”, “dụng lục” mà đoán. Các
quẻ khác không có 2 câu “dũng” để xem, cho nên xem Thoán từ của chi quái
để đoán.
Chú thích
1. 6 hào đều chẳng biến = 6 hào y nguyên, không hào nào động cả.
2. Thoán từ tức là Quái từ do Văn vương làm, tóm bàn nghĩa 1 quẻ và
đoán định nghĩa cát hung của 1 quẻ. Như dưới quẻ Kiền, Văn vương viết 4
chữ “nguyên hanh lợi trinh”.
3. Nội quái: 1 trùng quái có 2 đan quái, như quẻ Thái trong là
quẻ Kiền, gọi là nội quái; ngoài là quẻ Khôn, gọi là ngoại quái.
4. Trinh = khởi đầu của sự việc, chủ của sự việc, những điều thuộc
mình. Trái lại là hối.
5. Hối = kết cục của sự việc, khách của sự việc, những điều thuộc về
người. Hối là động. Hối trái lại là trinh.
6. Hào từ: 1 quẻ có 6 vạch, gọi là 6 hào, mỗi một hào đều có từ, do
Chu công làm ra, để đoán cát hung. Hào từ còn gọi là Tượng từ.
7. Hồ thị tức Hồ Phương Bình, người đời Tống, rất tinh Dịch học,
được nguyên ủy chính thống của Chu thị, có làm dịch học khải mông thông
giải.

42
8. 1 hào biến đều có 6 quẻ = hết thẩy 1 quẻ âm 1 dương, mỗi thứ 6
quẻ, đều do quẻ Phục, quẻ Cấu mà ra:

9. Khải mông tức Dịch học Khải mông do Chu Hy, nhà đại lý học đời
Tống, làm để dậy người trẻ mới học Dịch.
10. Chi quái ( ) = quẻ do bản quái mà biến ra.
11. Câu này nói quẻ Cấn động 5 hào thành ra quẻ Tùy, còn
hào lục nhị (0) không biến thôi.
12. Ý câu này: gặp cửu ( ) là lão dương, gặp lục ( ) là lão âm thì
biến, gặp thất ( ) là thiếu dương, gặp bát ( ) là thiếu âm thì không biến.
Cửu lục thất bát đây là số của bát quái.
13. Nghĩa câu này chưa tường, tồn nghi.
14. Gọi là “Cấn chi bát”: Bói được quẻ Cấn, 5 hào sơ, tam, tứ, ngũ,
thượng, đều biến, duy hào nhị được Chổm số tám ( ) là thiếu âm, thiếu
âm, chẳng biến, cho nên nói “Cấn chi bát” tức là quẻ Cấn biến ra quẻ Tùy.
15. Dụng cửu: đại khải bói được hao dương đều dùng cửu ( ),
chẳng dùng thất ( ). Quẻ Kiền 6 hào dương đều biến âm, thành quẻ
Khôn, thế là dương cương đến cùng mà hay nhu, thì tốt.
16. Dụng lục: Đại khái bói được hào âm đều dùng lục ( ) mà chẳng
dùng bát ( ). Quẻ Khôn 6 hào âm đều biến dương, thành quẻ Kiền, thế là
âm nhu đến cùng mà hay cương, thì lâu dài trinh cố.
*
* *

43
25. Bài tựa kinh Dịch(1).
Tính mạch lý(2) (Xem biến ở âm dương, rồi lập ra quẻ, phát minh ở
cương nhu, rồi sinh ra hào).
Cái đạo biến hóa. (Trên dưới không nhất định, âm dương cùng giao
dịch hay biến dịch).
Muôn vật phát sinh, tựa âm và âm dương (Muôn vật sinh ra, lưng
thuộc dương, bụng thuộc âm, thế thì tựa âm là dương tựa âm, ôm dương là
âm ôm dương vậy).
Nguyên khí bao tàng nung nấu (Khí trời khí đất cùng nhau hòa hợp để
cho vạn vật cảm mà hóa sinh).
Thuấn tức. (Mắt mớ ra rồi nhắm (chớp) lại gọi là Thuấn. Hơi thở ra
rồi hút vào gọi là tức).
Nói đại ý 12 quẻ. (Quẻ Di, quẻ Đại quá, quẻ Giải , quẻ Bách nói chữ
(thời)(3). Quẻ Dự, quẻ Độn, quẻ Cấu, quẻ Lữ, quẻ Tùy nói chữ
(thời nghĩa). Quẻ Khảm, quẻ Khuê, quẻ Kiền nói chữ ( ) (thời dụng) (5).
Vương Phụ Tự(6), Hàn Khang, Bá(7) lấy tư tưởng Lão, Trang giải thích
nghĩa Dịch. (Vương Phụ Tự có bài luận “đắc ý vong ngôn” nghĩa là hiểu
được ý rồi, thì không nghĩ đến lời nói nữa. Hàn Khang Bá có câu “bất khải
trước” nghĩa là chẳng nên chấp trước. Những điều 2 ông này truyền lại đều
là huyền (8) đàm hư không Tịch diệt, như học thuyết của Lão(9) Trang(10).)
Thể là quẻ dụng là cỏ thi (Dùng quẻ àm thể, dùng cỏ thi làm dụng).
Thể và dụng(11) cùng 1 nguồn, hiển và vi(12) không giãn cách. (Tự “lý”
mà nói, ngay như thể, mà dụng, đã ở trong thể; tự “tượng” mà nói, ngay như
hiển, mà vi không thể ngoài hiển).
Các nghĩa của đầu, giữa, cuối. (Số của dương bắt đầu ở 1, giữa ở 5,
cuối cùng ở 9; số của âm bắt đầu ở 2, giữa ở 6, cuối cùng ở 10).
Tròn thì thành 3, vuông thì thành 4. (gấp 3 đường kính thì thành 3,
hình tròn; gấp 2 đôi đường kính thì thành 4, hình vuông).
Lấy 1 làm 1, lấy 2 làm 1. (Số của dương 1, số của âm 2( chẵn). Dương
dùng toàn số, âm dùng nửa số).
Thuyết dương tiến, âm thoái (Thiếu dương số 7, tiến lên làm thái
dương số 9, thế là dương tiến. Thiếu âm số 8, lùi lại làm thoái âm số 6, thế là
âm thoái).
Câu nói “sinh nhất” của Lão tử (Kinh đạo đức: Đạo sinh nhất, nhất là
thái cực; nhất sinh nhị, nhị là âm dương, nhị sinh tam, tam là tam tài; tam
sinh vạn, tam tài sinh ra vạn vật).
Câu nói “hồn luân” của Liệt tử(13). Thuyết “hợp 3 làm 1” ở Hán chí.
(sách Liệt tử, chương Thiên Thụy) cho rằng thái cực (14), thái sơ(15) thái
thủy(16), khai tổ(17), 3 thứ hình khí, chất, hỗn hợp cùng sinh gọi là hồn luân.

44
Ban Tố(18) làm sách Luật lịch chí, cho thái cực là nguyên khí, hợp 3 làm 1 để
cùng sinh. 3 là thiên, địa, nhân; 1 là thái cực).
Số của vị và hoạch (quẻ Kiền 1, quẻ Khôn 1, là số của vị từng quẻ (19).
Quẻ Kiền 3 vạch liền, quẻ Khôn 6 vạch đứt là số vạch từng hào. Sau cứ
phỏng theo thế).
Quái vị của Phục Hy cùng với Lạc thư hợp nhau. (Kiền Đoái đương
lão dương, tứ cửu ở phương nam; Ly Chấn đương thiếu âm, tam bát ở
phương đông; Tốn Khảm dương thiếu dương, nhị thất ở phương Tây; Cấn
Khôn đương lão âm nhất lục ở phương bắc(20).
Quái vị của Văn vương cùng với Hà đồ hợp nhau. (Ly ở nam đương
nhị thất hỏa, Kham ở bắc đương nhất lục thủy, Chấn Tốn đương tam bát
mộc ở đông, Kiền đương tứ cửu kim ở đây, Cấn đương ngũ dương thổ ở
đông bắc, Khôn đương thập âm thổ ở tây nam(21).
Học của Quản Lộ(22), Quách Phác(23). (người thì suy chiêm phong
giác(24) mà số học thông thần; người thì sở đắc ở thanh nang (25) mà ngũ hành
quán triệt).
Dịch là sách, do ở hư không mà làm ra(26). (Gây đầu mối ở thái cực,
chỉ là hồn luân nhường này; khởi đầu con số ở Hà đồ, cũng là thuyết thoại
cách ấy).
Lão âm thiếu âm chẳng động, lão dương thiếu dương đắp đổi thiên di.
(Khôn lục, lão âm ở bắc; Ly bát thiếu âm ở đông, thế thì Hà đồ cùng bàn đồ
tròn vẫn chẳng động. Kiền cửu, lão dương thừa hỏa; khảm thất thiếu dương
nhập kim, thế thì Hà đồ cùng bàn đồ trò có đắp đổi thiên di).
Chú thích
1. Bài tựa kinh Dịch: Tồn nghi, vì:_1. Đây là Dịch nghĩa tồn nghi,
không phải kinh Dịch._2. Bài “tựa” thường ở đầu sách, khác với bài “bạt” ở
cuối sách._3 những văn tự viết liền bài tựa này, không có câu nào thể văn là
bài tựa cả.
2. Tính, mạnh, lý: Tính = tư chất trời sinh, như cương nhu, trì tốc khác
nhau._ Mạnh = mạnh trời phú cho mà người bẩm thụ, như cùng thông, đắc
táng, thọ yểu, v.v…, không phải sức người có thể cưỡng làm ra được. _Lý =
lẽ phải, đạo phải.
3. Thời: Thời gian bồi dưỡng đạo nghĩa, hay gặp dương thịnh, hay
giải nạn, hay cải cách, đều là thời gian cực quan trọng, phi người có đạo đức
đại tài thì không đương nổi thời ấy.
4. Thời gian: Thời gian nhân tâm hòa lạc, hay lui ẩn trốn tránh, hay
bất kỳ nhi ngộ, mà ngộ bất chính hay cơ lữ phải bỏ nhà đi tha phương, hay
mình đi theo người, người đi theo mình; xử thời gian này biết rõ nghĩa chữ
thời thì cát, không thì hung.

45
5. Thời dụng: Thời gian nguy hiểm, hay quai ly, hay khốn nạn, đều là
thời gian nom, nhưng có chỗ túc dụng; chỉ có người có tài đức mới cải tạo
được thời thế ấy mà chuyển hung vi cát, chuyển họa vi phúc.
6. Vương Phụ Tự tức là Vương Bật, người nước Ngụy, thời tam quốc,
có tài văn học, biện luận giỏi, có chú thích kinh Dịch và Lão Tử, sống có 24
tuổi.
7. Hàn Khang Bá tức Hàn Khang, tên tự là Bá Hưu, người đời Hậu
Hán, bán thuốc chợ Trường An, vốn là người ẩn dật, sau có người biết tên.
Khang nói “Ta vốn muốn trốn tránh đời, nay người đều biết tính danh ta, bán
thuốc làm gì nữa?” bèn trốn vào trong núi Bá lăng.
8. Huyền đàm = những lời bàn luận sâu xa huyền diệu không thiết
thực.
9. Lão tức Lão Đam, họ Lý tên Nhĩ, người đời Chu, làm đạo đức kinh,
là tổ của đạo gia.
10. Trang tức Trang Chu, người thời chiến quốc, học cực rộng, đại
yếu học theo Lão tử, làm sách có hơn 100.000 chữ, phần nhiều là ngụ ngôn.
11. Thể và dụng: Nguyên lý bao hàm tự nhiên gọi là thể; những lý
pháp đã hiện ra hành sự gọi là dụng.
12. Hiển và vi = quang minh và u ẩn (huyền vi).
13. Liệt tử = tên sách Liệt ngữ Khấu, người nước Trịnh, thời chiến
quốc, học thuyết căn bản ở Hoàng đế và Lão tử, có sách Liệt tử, phần nhiều
là ngụ ngôn. Đời cổ cho là do ông soạn ra, Nay cho là học giải đời sau truy
thuật lại.
14. Thái cực = trời đất còn hỗn độn, chưa hiện ra khí.
15. Thái sơ = khí nước bắt đầu có.
16. Thái thủy = âm dương đã phân tách, có vật bắt đầu có hình.
17. Thái tố = bắt đầu có chất. Đã có vật, thì vật có tính chất.
18. Ban Tố = người đời Đông Hán, con Bom Bưu, tên tự là Mạnh
Kiên, học rất rộng. Thời vua Minh đế, làm điển hiệu bí thư, nối cha làm
hoàn thành Tây Hán thư.
19. Xem bản đồ bát quái phương vị của Phục Hy (trang 27), thấy rõ
Kiền 1, Khôn 8.
20. Đối chiếu bản đồ bát quái phương vị của Phục Hy trang 27 với
bản đồ Lạc thư trang 17 thì hiểu rõ ngay.
21. Đối chiếu bản đồ bát quái phương vị của Văn Vương trang 27 với
bản đồ Hà đồ trang 16 thì hiểu rõ ngay.
22. Quản lộ = người nước Ngụy, thời tam quốc, tên tự là Công Minh,
rất tinh thông Chu Dịch, tài giỏi bốc phệ, xem đều ứng hết. Tự biết thân 48
tuổi thì chết, sau quả nhiên.

46
23. Quách Phác = người đời Tấn, tên tự là Cảnh Thuần, học rộng, tài
cao, từ phú giỏi nhất đời Đông Tấn, lại càng tài giỏi về thuật âm dương, lịch
toán, ngũ hành, bốc phệ, sở chiêm có trưng nghiệm kỳ lạ. Trước thuật cũng
nhiều.
24. Phong giác = phép chiêm nghiệm khí hậu đời cổ, dùng ngũ âm
(cung, thương, giác, chủy, vũ) để xem gió, rồi đoán định cát hung. Gió cung,
tiếng như bò rống trên không; gió thương, tiếng như chim kêu bị lìa đàn; gió
giác, tiếng như ngăn người nói ầm ý; gió chủy, tiếng như ngựa lồng; gió vũ,
tiếng như đánh trống ẩm thấp. (Thái Bạch âm kinh).
25. Thanh nang = túi xanh. Đời Tấn. có Quách Công ngụ cư ở Hà
đông, tinh giỏi bốc phệ, Phác theo ông làm học trò, ông lấy 9 quyển sách ở
trong túi xanh cho Phác. Tự đấy. Phác học bèn thông suốt những thuật số về
ngũ hành, thiên văn, bốc phệ.
26. Ý câu này nói Dịch là sách nói tượng, nói số, đều là lời giả tá hư
thiết, không như Thư có thật những lời chính sự mưu mô, mới làm ra thư;
Thi có thật nhân tình phong tục, mới làm ra Thi.
______
Người dịch và chú thích, mong độc giả phủ chính cho, cảm tạ lắm:
Trần Lê Nhân, 83 tuổi.
Hà Nội 23 – 10 – 1969

47
Mục lục
1. Bài bạt đề sau sách Dịch nghĩa tồn nghi trang 2
2. Thiên căn nguyệt quật… trang 3
3. Phép nạp giáp trang 6
4. Những sách khí vận, luật lã, nhật danh, Tham đồng khế,
Thái ất trang 9
5. Những phương pháp hổ thể, biến quái, phi phục, nạp giáp trang 11
6. Lão thiếu âm bất động, lão thiếu dương đắp đổi thiên di. trang 14
7. Bốn tượng phân với hợp ở Hà đồ, Lạc thư trang 14
8. 4 chính phối hợp 4 dương, 4 ngẫu phối hợp 4 âm trang 16
9. Thứ tự quẻ phản đối trong 64 quẻ trang 17
10. Thập giực của Phu tử trang 18
11. Thẻ của 2 thiên có 11.520, đương vào số vạn vật trang 19
12. Thành biến hóa và hành quỷ thần trang 20
13. Hỏi: số của Hà đồ, các sách đều nói “nhất” trang 20
14. Hỏi: số của Hà đồ, bắt đầu tự đâu,… trang 21
15. Hỏi: trong số Hà đồ, lạc thư, thái cực ở đâu. trang 22
16. Hỏi: Nhi nghi có âm có dương, thế mà sao lại
cho nhị là âm số trang 23
17. Hỏi: Chu Tử nói các số sinh ra của trời đất đến ngũ (5)
thì đình chỉ, là nghĩa làm sao trang 23

18. Hỏi: Hồ Thị nói số Hà đồ 10, 10 là đối đãi để lập ra thể… trang 24
19. Hỏi: Vị và số của tứ tượng… trang 24
20. Hỏi: Bản đồ của Phục Hy và của Văn Vương trang 26
21. Hỏi: Phép bởi cỏ thì nhất định nghiệm không trang 34
22. Thiệu tử nói: Quẻ Khảm quẻ Ly là
giới hạn của âm dương,… trang 37
23. Phương vị 8 quẻ của Văn Vương trang 38
24. Nói rõ việc bói cỏ Thi trang 40
25. Bài Tựa kinh Dịch trang 43

48

You might also like