You are on page 1of 5

CÁCH CHỌN CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ:

Lưu ý:
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất là dạng vẽ nhanh nhất và thể hiện nội dung đầy đủ nhất.
- Miền, đường: phải từ 3 mốc thời gian (năm, tháng, giai đoạn...) trở lên mới vẽ được
- Miền: không thể hiện cơ cấu giá trị thực; chỉ thể hiện cơ cấu % (đối với chương trình phổ thông
bình thường).
- Tròn : không bao giờ vẽ quá 4 hình tròn trên 1 mặt giấy trừ đề yêu cầu (vì rất lâu)
- Cột có thể thể hiện được cả cơ cấu, tốc độ tăng nhanh chậm, so sánh giá trị thực... nhưng nhìn rõ
nhất là giá trị thực.
- Có 3 nhóm đơn vị %
% cơ cấu: tổng các thành phần cộng lại = 100%
% tốc độ tăng trưởng: thường là các thành phần đều xuất phát từ 100%, các năm sau thường lớn
hơn (hoặc nhỏ hơn) 100%; tổng lại luôn luôn lớn hơn 100%
% giá trị thực: không xuất phát từ 100%; tổng không bằng 100%, không cùng 1 tổng.
1. DẠNG BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU: TRÒN, MIỀN, CỘT CHỒNG
Các dạng có thể chọn: tròn, miền, cột chồng; bỏ đường.
- Tròn: qui mô, cơ cấu, thay đổi cơ cấu, tỉ trọng...3 mốc trở xuống (năm, nước, nhóm nước, các
ngành, cây, con.....); trên 2 thành phần (con của 1 tổng)
- Miền: cơ cấu, tỉ trọng, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu...3 mốc thời gian trở lên; 2-3 thành
phần. Không thể hiện cơ cấu giá trị thực, dưới 3 năm.
- Cột chồng: thể hiện cơ cấu khi tròn, miền không thể hiện được.
ví dụ 1: cơ cấu các ngành kinh tế 1 năm của hơn 3 nước... 1 năm: không thể vẽ miền; hơn 3 nước
không thể vẽ tròn  vẽ cột chồng.
Ví dụ 2: cơ cấu vẽ bằng số liệu thực tế (không phải %)  số dân thành thị, số dân nông thôn của 4
mốc năm; số dân thành thị, số dân nông thôn 1 năm của 4 nước....
2. DẠNG BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ THỰC TẾ (không xử lý số liệu): CỘT, ĐƯỜNG
- Đơn vị % (giá trị thực) hoặc đơn vị khác (nghìn ha, nghìn tấn, triệu người, USD, km 2,tạ/ha... túm
lại là giá trị thực chưa qua xử lý nhé)
- Dạng biểu đồ có thể vẽ: cột, đường; bỏ tròn, miền.
- Cột: cột đơn, cột ghép, cột chồng
+ Cột đơn (FA) : 1 đối tượng, 1 đơn vị. VD: số dân 1 nước - 5 mốc năm; GDP 5 nước 1 năm...
+ Cột ghép/cột nhóm (group): 1 hoặc 2 đơn vị; 2 đối tượng trở lên; không có quan hệ về cơ cấu
VD1. Diện tích, dân số 1 nước, hơn 3 năm; diện tích, dân số 1 năm – hơn 3 nước.....(2 đối tượng – 2
đơn vị);
VD2. Số lượng trâu, lợn, gà của 1 nước – trên 3 năm; số lượng trâu, lợn, gà 1 năm – trên 3 nước....
(3 đối tượng – 1 đơn vị). Các đối tượng không cùng 1 tổng.
Lưu ý: Nếu tổng số cột phải vẽ lớn hơn 12; đối tượng có sự thay đổi qua nhiều năm : sẽ không vẽ
bằng cột mà vẽ bằng biểu đồ đường (giá trị thực – không xử lý số liệu); vì quá nhiều cột.
Ví dụ: vẽ biểu đồ thể hiện tổng số dân của Việt Nam , Lào, campuchia, philippin, singapore trong 6
năm  tổng: 30 cột  vẽ lâu hơn 6 đường  biểu đồ đường là thích hợp nhất
+ Cột chồng: 1 đơn vị; nhiều đối tượng, các đối tượng là con của 1 tổng
VD. Dân thành thị, dân nông thôn của 1 nước trên 3 năm; dân thành thị - nông thôn 1 năm, trên 3
nước.....
- Đường giá trị thưc: như phần trên đã nói, chỉ vẽ đường khi có quá nhiều cột phải vẽ! Đường giá trị
thực, vẽ theo đúng giá trị thực, các đường không xuất phát từ 1 mốc.
3. DẠNG BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG: ĐƯỜNG
- Dạng duy nhất: biểu đồ đường tốc độ tăng trưởng (các đường đều xuất phát cùng 1 mốc 100%)
- Sử dụng trong trường hợp đề yêu cầu vẽ tốc độ tăng trưởng; bảng số liệu có thay đổi qua nhiều
mốc thời gian (năm, tháng, giai đoạn....). Bảng số liệu có thể có 1 đơn vị hoặc 2,3,4...đơn vị đều qui
về 1 đơn vị % để vẽ.
- Nếu bảng số liệu đã xử lý ra đơn vị % và các thành phần bắt đầu từ 100% ở năm đầu  cứ theo
bảng số liệu để vẽ.
- Nếu bảng số liệu còn giá trị thực  xử lý số liệu ra tốc độ tăng trưởng rồi vẽ
Cách xử lý số liệu: cho tốc độ năm gốc = 100%; tốc độ năm cần tính = (giá trị năm cần tính : giá trị
năm gốc) x 100(%) (theo qui tắc tam suất).
IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. TỔNG HỢP NHIỀU DẠNG:

- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của nước ta giai
đoạn 2000-2014 ( giá trị thực: tổng giá trị sản xuất; 1 đơn vị: nghìn tỉ; 1 đối tượng: tổng số)  cột
đơn.
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của nước ta giai đoạn
2000-2014 ( cơ cấu - giá trị thực: nông – lâm – thủy sản là con của 1 tổng; 1 đơn vị: nghìn tỉ; 3 đối
tượng: nông, lâm, thủy sản)  cột chồng (không chọn miền, tròn vì miền và tròn không thể thể hiện
được cơ cấu giá trị thực)
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu nông, lâm, thủy sản nước ta giai đoạn 2000 – 2014:
cơ cấu – trên 3 mốc năm – 3 thành phần  miền (phải xử lý ra số liệu %)
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu nông, lâm, thủy sản nước ta năm 2000 , 2014: cơ cấu
– dưới 3 mốc năm – 3 thành phần  tròn (phải xử lý ra số liệu %)
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản
giai đoạn 2000-2014: tốc độ tăng trưởng, 4 mốc năm đường tốc độ tăng trưởng.
2. ĐƯỜNG – CỘT GIÁ TRỊ THỰC

- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của An giê ri giai đoạn 2000-2017:
1 đối tượng, 1 đơn vị  cột đơn.
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của An giê ri, Nam Phi giai đoạn
2000-2017: 2 đối tượng, 1 đơn vị, không cùng 1 tổng  cột ghép/ đường
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước và thế giới giai
đoạn 2000-2017: 5 đối tượng, 1 đơn vị, 5 mốc năm 25 cột  vẽ quá lâu  không thích hợp 
đường (giá trị thực, 5 đường, không xuất phát từ 1 gốc)
(Không vẽ được bằng cột chồng, miền, tròn vì các đối tượng không có quan hệ về cơ cấu, không
gom thành 1 tổng được).
3. ĐƯỜNG GIÁ TRỊ THỰC – ĐƯỜNG TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản giai
đoạn 1990-2017  đường/cột chồng
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật
Bản giai đoạn 1990-2017  đường/cột chồng.
4. DẠNG BIỂU ĐỒ KẾT HỢP

- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tuổi thọ trung bình năm
của Hoa Kỳ giai đoạn 1950 – 2017: 2 đơn vị, 2 đối tượng, tỉ suất gia tăng tự nhiên cần thể hiện tốc
độ  kết hợp cột đơn – đường.
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số theo nhóm
tuổi của Hoa Kỳ giai đoạn 1950 – 2017: 2 đơn vị, nhiều đối tượng; cơ cấu nhóm tuổi – cột chồng 
kết hợp cột chồng– đường.
CÁC BẠN TIẾP TỤC LẤY CÁC BẢNG SỐ LIỆU TRONG FILE TÀI LIỆU CẬP NHẬT SỐ
LIỆU SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ LUYỆN TẬP NHẬN DẠNG NHÉ!
Tổng hợp bằng bài thơ nhé!

You might also like