You are on page 1of 10

1/ Biểu đồ tròn

 Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ, kết cấu của đối tượng
 Mốc thời gian chỉ từ 1-2 năm.

Cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm
2010 và 2016 (%)
2/ Biểu đồ đường
Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, phát triển, tốc độ tăng trưởng, diễn biến
của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.

GDP của Phi líp pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016
3/ Biểu đồ cột
Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so
sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. Ví dụ như biểu đồ so sánh
dân số, diện tích ...của 1 số tỉnh, biểu đồ so sánh sản lượng điện của 1 địa phương
qua nhiều năm...

4/ Biểu đồ miền
Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba
nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất
nhập khẩu...

5/ Biểu đồ kết hợp


Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác
nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu
trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ biểu đồ thể hiện sản lượng
khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam.

6/ Biểu đồ cột chồng


Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ %
tuyệt đối).

CÁCH NHẬN DẠNG CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ.


LOẠI BIỂU
PHÂN LOẠI NHẬN BIẾT
ĐỒ
Chỉ có 1 năm hoặc * Lời dẫn:
Biểu đồ 1 hình tròn
1 địa điểm.
- Cơ cấu;
- Bảng số liệu tương
Biểu đồ 2, 3 hình tròn đối (%) - Tỉ trọng;
có bán kính bằng
Biểu đồ
nhau. - Từ 2, 3 năm hoặc - Tỉ lệ...
tròn địa điểm. - Quy mô và cơ
(100 %) - Bảng số liệu tuyệt cấu (Biểu đồ bk
đối hoặc chưa qua khác nhau).
Biểu đồ 2, 3 hình tròn xử lí. - Cơ cấu; thay đổi
có bán kính khác nhau.
- Từ 2, 3 năm hoặc cơ cấu; chuyển
địa điểm. dịch cơ cấu.

Biểu đồ - Thay đổi cơ cấu.


miền
- Chuyển dịch cơ cấu....
(100%)
- Bảng số liệu theo chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên.
* Lời dẫn:
- Gia tăng.
- Biến động.
+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
- Phát triển.
- Bảng số liệu 4
năm trở lên.
Biểu đồ * Lời dẫn:
đường
- Tốc độ gia tăng.
- Tốc độ tăng
+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối. trưởng.
(Coi năm đầu tiên 100%) - Tốc độ phát
triển.
- Bảng số liệu 4
năm trở lên.
Biểu đồ cột Thể hiện một đối * Lời dẫn:
tượng trong nhiều
Cột đơn - Tình hình phát
năm hoặc nhiều đối
triển.
tượng trong 1 năm.
- Giá trị.
Cột kép - Bảng số liệu có
thường có ít năm; - Số lượng.
đôi khi đối tượng - Sản lượng.
phân theo lãnh thổ
(vùng), địa - Số dân...
phương) hoặc sản - Qui mô; so
phẩm… sánh...
- Bảng số liệu - Đơn vị có dấu: “
thường có 2 đến 3 /”
đối tượng cùng đơn
vị, đôi khi có đơn (tạ/ha; kg/ người;
vị khác nhau.
Thể hiện 2,3 đối
tượng trong nhiều
năm;
- Bảng số liệu có
Cột chồng người/ km2...)
dạng tổng số
- Bảng số liệu có
thường có nhiều
năm
* Lời dẫn:
Cột đơn – đường - Thể hiện tương quan độ lớn và động
thái phát triển.
- Giá trị”, “tình hình”; “sản lượng”,
“diện tích”,
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm
Biểu đồ kết Cột kép – đường. trở lên;
hợp
- Bảng số liệu thường có 2 đối tượng
với đơn vị khác nhau (1 cột – 1
đường); Một số trường hợp có thể có 2
đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng
có đơn vị khác (2 cột – 1 đường)…; -
Cột chồng – đường Các đối tượng thường có mối quan hệ
với nhau (có dạng tổng – cột chồng –
đường)

* CHO BẢNG SỐ LIỆU CHỌN LOẠI BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP NHẤT.


(MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO)
Yêu cầu:
+ Đọc kĩ yêu cầu đề.
+ Dựa vào đơi vị trong bảng số liệu.
+ Dựa vào đối tượng; số năm…
+ Dựa vào lời dẫn mở (giống chọn biểu đồ thích hợp nhất)
- Lời dẫn “quy mô và cơ cấu” đôi khi “ tỉ trọng”→ BĐ tròn.
- Lời dẫn “ cơ cấu”; “chuyển dịch cơ cấu”; “thay đổi cơ cấu”
+ Bảng số liệu từ 1 – 3 năm → BĐ tròn.
+ Bảng số liệu từ 4 năm trở lên → BĐ miền.
- Lời dẫn “ tốc độ tăng trưởng”; “ tốc độ gia tăng” → BĐ đường.
- Lời dẫn “ tình hình; giá trị; diện tích; sản lượng; số dân”….
+ 1 đơn vị + bảng số liệu dạng tổng; nhiều năm → BĐ cột (chồng).
+ 2 đơn vị khác nhau + bảng số liệu nhiều năm→ BĐ kết hợp.
+ 2 đơn vị khác nhau + nhiều vùng → BĐ cột (gộp).
- Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)

- Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ
% tuyệt đối). Thể hiện giá trị tổng và thành phần cùng đơn vị (VD: tổng số dân chia
ra thành thị và nông thôn, tổng sản lượng thủy sản chia ra nuôi trồng và đánh bắt,
tổng diện tích rừng chia ra rừng tự nhiên và rừng trồng...)

- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm (giá
trị, sản lượng, năng suất, diện tích...).
- Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một
số năm

- Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua
nhiều năm. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG, 3 đơn vị trở lên.

- Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về 2 đơn vị nhưng có
mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung

- Biểu đồ miền: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ
xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương
đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau
khi viết kết quả vào bài thi.

Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc
đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng
thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn
nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

NHẬN DIỆN BIỂU ĐỒ DỰA VÀO TỪ KHÓA

Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ vì mỗi dạng biểu đồ đều có
những “dấu hiệu nhận biết” của nó. Các em nên dựa theo số năm và gạch chân dưới
những “từ khóa” quan trọng có trong đề. Cụ thể, dựa theo số năm có trong bài, ta
chia làm hai trường hợp.
Trường hợp 1: bài có từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Nếu “từ khóa”
trong đề là “cơ cấu”, ta chọn dạng biểu đồ hình tròn. Ngược lại, nếu “từ khóa” là “tỉ
trọng, tỉ lệ”, ta chọn biểu đồ hình cột;
Trường hợp 2: Đối với những đề có từ 4 năm trở lên, chúng ta có các dạng biểu đồ:
hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ kết hợp thường
được nói rõ trong đề).
Chúng ta cần chú ý các “từ khóa” có trong đề thi. Nếu có từ “cơ cấu” thì chọn biểu
đồ tròn, nếu có từ “tăng trưởng” thì vẽ biểu đồ đường, và nếu từ khóa rơi vào “phát
triển”, hoặc “biến động” thì vẽ biểu đồ hình cột.
I. CÁCH NHẬN BIẾT, XÁC ĐỊNH LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỂ VẼ.
1. Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì ta vẽ biểu đồ đó. Ví dụ : “Hãy vẽ biểu đồ
hình tròn thể hiện cơ cấu lao động của Việt Nam theo ngành nghề….”. vì thế nhớ
đọc kĩ để tránh lạc đề.
2. Nếu đề bài không yêu cầu vẽ cụ thể thì ta phải dựa theo một số cụm từ gợi ý để
biết đề bài muốn mình vẽ cái gì. Vì nếu không vẽ đúng yêu cầu sẽ không có điểm
hoặc sẽ bị trừ điểm.

Các cụm từ gợi ý thường gặp :


* Đề bài có cụm từ : cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ (chỉ có 1, 2 hoặc 3 năm dù không có số
phần trăm thì cũng vẽ biểu đồ tròn, khi đó ta phải tính phần trăm cho từng yếu tố)
- Đề bài có các thành phần trong tổng thể, trong một yếu tố chung như các ngành
kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…hoặc các sản phẩm xuất, nhập
khẩu….nông sản, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp…thì cũng vẽ biểu đồ tròn.
- Đề có số phần trăm (%) mà tổng số tròn 100% (từ 3 năm trở xuống) thì vẽ tròn.
Trong trường hợp không đủ 100% thì cũng vẽ tròn.
Ví dụ :vẽ biểu đồ biểu hiện giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 1999 sau :
+ Hàng công nghiệp nặng : 20%
+ Hàng máy móc, thiết bị : 65%
+ Hàng tiêu dùng : 10%
Như vậy còn thiếu 5% nữa mới tròn 100% thì ta vẫn vẽ tròn và ghi thêm các loại
khác 5%.
* Trong các trường hợp như trên nhưng lại biểu hiện cho nhiều năm thì ta chuyển
sang biểu đồ miền.
* Đề có cụm từ : tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp
điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng,
quá trình phát triển. Thì vẽ biểu đồ đồ thị (tức dạng đường).
* Đề có cụm từ : tình hình, so sánh, số lượng, sản lượng thì vẽ biểu đồ cột. Nếu với
những cụm từ trên diễn tả cho các đối tượng trong một tổng thể kể cả có số phần
trăm (%) theo nhiều năm thì cũng vẽ biểu đồ cột. Chú ý đề bài thay vì có nhiều
năm lại chỉ diễn tả một năm cho nhiều vùng kinh tế hoặc nhiều quốc gia thì vẽ biểu
đồ cột thanh ngang.

You might also like