You are on page 1of 6

Đặc điểm cơ bản của nước ta sau tháng 7-1954 và đường lối cách mạng của Đảng

được đề ra tại Đại hội III (9-1960).

1. Đặc điểm cơ bản tình hình nước ta từ sau khi hoà bình lập lại (7- 1954)
* Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954:
Sau Hội nghị Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng
trước nhiều khó khăn, phức tạp.
Thuận lợi
- Sự lớn mạnh của hệ thống các nước XHCN đặc biệt là Liên Xô
- Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, và
khu vực Mỹ Latinh
- Phong trào hòa bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản
- Miền Bắc VN đã hoàn toàn giải phóng
- Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh
- Ý chí độc lập thống nhất Tổ Quốc của nhân dân
Khó khăn
- Sau CTTG thứ 2, hệ thống XHCN nảy sinh nhiều mâu thuẫn, gây mất đoàn kết mâu
thuẫn Liên Xô và Trung Quốc, gây khó khăn cho nước ta về mặt đối ngoại.
- Ở miền nam, Mỹ hất cẳng Pháp biến Miền nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và
căn cứ quân sự của chúng, lập phòng tuyến ngăn chặn làn sóng đỏ lan xuống.
- Đất nước bị chia cắt 2 miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau
- Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thủ trực tiếp của nhân dân ta

ĐẠI HỘI 3
Thời gian: Từ 5 đến 10-9-1960

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 500.000

Số lượng tham dự Đại hội: 525 đại biểu

Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bí thư Thứ nhất được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn
Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 47 uỷ viên.

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 11 uỷ viên

Nhiệm vụ chính: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà ở miền Nam.

Khẳng định Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà,
 Hoàn cảnh lịch sử
Về tình hình thế giới:
- Thuận lợi:
+ Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học –
kĩ thuật, nhất là của Liên Xô.
+ PT giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu
vực Mỹ Latinh.
+ PT hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản CN.
- Khó khăn:
+ Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu bá chủ
thế giới với các chiến lược toàn cầu phản CM.
+ TG bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe
XHCN và tư bản CN, xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống XHCN, nhất
là giữa Liên Xô và TQ.

Tình hình VN sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (1954):


- Thuận lợi:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho
cả nước.
+ Thế và lực đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến.
+ Có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
- Khó khăn:
+ Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ,
nhảy vào miền Nam nước ta nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta. Đất
nước ta bị chia làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.
- Miền Bắc làm CM CNXH, nền KT nghèo nàn, lạc hậu.
- Miền Nam tiếp tục công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, trở thành
thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Nội dung
 Nhiệm vụ chung
 Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa
bình
 Đẩy mạnh CMXHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam
=> thực hiện thống nhất đất nước độc lập và dân chủ xây dựng đất
nươc hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh
 mục tiêu chiến lược
Hai chiến lược của 2 miền có quan hệ và thúc đẩy lẫn nhau=>phục vụ
mục tiêu chung của cách mạng
 thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
 giải quyết mâu thuẫn với Mỹ và bè lũ tay sai là nghĩa vụ của nhân
dân cả nước
 Nhiệm vụ của mỗi miền:
+ CM XHCN ở miền Bắc: có nhiệm vụ xây dựng miền Bắc trở thành căn
cứ địa vững mạnh, hậu phương lớn
 đe cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh
thắng đế quốc Mỹ.

Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965 )

+ Mục tiêu: bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

+ Nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi dã diễn ra trên miền Bắc: Duyên hải,
Đại phong, Thành công, Ba nhất, Hai tốt…, đặc biệt là phong trào Mỗi người làm
việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt.
+ Công nghiệp: được ưu tiên xây dựng. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp
nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960;

+ Nông nghiệp: thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
bậc cao, nhiều hợp tác xã đã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha…

+ Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan
hệ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không
được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn;

+ Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh;

+ Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được phát triển;

+ Mặc dù kế hoạch này phải bỏ dở, vì từ ngày 5 – 8 – 1964, đế quốc Mĩ tiến


hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhưng những kết quả đạt được là rất đáng
tự hào, nhờ đó, miền Bắc đứng vững trong thử thách của chiến tranh và hoàn
thành nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.

CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có nhiệm vụ đánh thắng đế
quốc Mỹ ở miền Nam
 hoàn thành nốt công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ
miền Bắc XHCN.
 Vị trí và vai trò của mỗi miền:
+ CM XHCN ở miền Bắc: có vai trò quyết định nhất (do có nhiệm vụ xây
dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho CM
miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau) đối với công cuộc
chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có vai trò quyết định trực
tiếp trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc.

 Mối liên hệ của CM 2 miền:


+ Mỗi miền đều có nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng
cả hai miền có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì cả hai miền đều có
chung 1 mục tiêu: hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cùng
đi lên xây dựng CNXH
.  Miền Bắc tăng gia sản xuất, là hậu phương cung cấp sức người sức
của cho tiền tuyến miền Nam tiến lên hoàn thành thắng lợi cách mạng,
thống nhất toàn vẹn nước nhà.
+ Cả 2 miền đều do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, 1 quân đội thống nhất
tiến hành.
 Tư tưởng chỉ đạo
Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường
hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, sẵn sàng thực
hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất VN.
 Triển vọng của CMVN:
Là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài nhưng nhất
định thắng lợi, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
 Ý nghĩa
1/ Đánh dấu bước phát triển trong quá trình xác định đường lối cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đường lối đấu tranh thống nhất
đất nước.
Đại hội đã thảo luận và đánh giá cách mạng hai miền Nam - Bắc nước
ta đang có những bướta tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và
nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền
và mối quan hệ giữa cách
mạng hai miền.
2/ Là cơ sở cho toàn dân đoàn kết chặt chẽ thành một khối thống nhất.
Đại hội đã rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng
nước ta trong 30 năm qua và xác định việc xây dựng Đảng Mác-Lênin
đoàn kết nhất trí, liên hệ chặt chẽ với quần chúng,
luôn luôn giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng, tăng cường đoàn kết
toàn dân là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Sự đoàn kết, nhất trí của Đại hội
là hạt nhân đoàn kết nhân dân cả nước, là nguồn sức
mạnh dẫn đến các phong trào cách mạng mới ở hai miền Nam - Bắc.
3/ Là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta
xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình
thống nhất nước nhà.”
Đường lối cách mạng do Đại hội vạch ra là ngọn đèn pha sáng ngời
chiếu rọi con đường của nhân dân ta tiến tới chủ nghĩa xã hội, tiến tới
thống nhất nước nhà,tiến tới một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Thành công của Đại hội lần thứ III của
Đảng là cơ sở cho “Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành
một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến
lên”

You might also like