You are on page 1of 8

A.

Thuận lợi + khó khăn


Để nghiên cứu đường lối của đảng trong giai đoạn 54 - 65, ta cùng xem bối cảnh cách mạng Việt
Nam sau tháng bảy năm 1954.Sau tháng 7/1954, cách mạng Việt Nam cũng có một số thuận lợi
và một số khó khăn.Mà cơ sở, nền tảng căn cứ bước đầu xác định đường lối là ta phải nắm được
bối cảnh lúc bấy giờ bởi Đảng luôn luôn đề ra đường lối dựa trên những cái bối cảnh quốc tế và
trong nước.Mà bối cảnh thì cũng dựa trên những cái thuận lợi và khó khăn.Về thuận lợi quốc tế
thì ta thấy có 3 thuận lợi như sau: Thuận lợi lớn lúc đấy có lợi cho ta
 Thứ nhất là hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh. Phong trào cách mạng thế giới mà nòng
cốt là hệ thống XHCN phát triển mạnh, liên tục tiến công vào chủ nghĩa đế quốc buộc
chúng phải đối phó ở khắp nơi. Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tê, quân sự,
KH-KT, nhất là Liên Xô.
 Thứ 2 là phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Nhất là sau những thắng lợi của Việt
Nam thì phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mĩ la tinh ngày
càng phát triển
 Thứ 3 là phong trào hòa bình dân chủ lên cao. Tiếp tục.Ta gọi là 3 cái động tác cách
mạng tiến công của chủ nghĩa đế quốc có lợi cho cách mạng thế giới cho cách mạng Việt
Nam.
Thuận lợi ở trong nước
 .Thứ nhất là chúng ta lúc này miền bắc hoàn toàn được giải phóng, miền bắc đi lên chủ
nghĩa xã hội, làm căn cứ địa chung cho cả nước. Do đó, ta có những điều kiện mới so với
khi ta tiến hành cuộc kháng chiến chống pháp.
 Thuận lợi thứ 2 là lúc này ta đã thắng thực dân pháp rồi, cho nên ta có thế và lực Thế và
lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 99 năm kháng chiến.Ta là có lực lượng vũ trang
hùng mạnh, đã có những kinh nghiệm lãnh đạo của đảng.
 Thuận lợi lớn thứ 3 mà lâu nay ta chưa nhấn mạnh đầy đủ đó là truyền thống đoàn kết
Bắc Nam, tinh thần thống nhất tổ quốc, đoàn kết dân tộc của nhân dân cả nước, miền bắc,
miền nam.Nhân dân cả nước ta đều có 1 ý chí, một nguyện vọng lớn và chung đó là
thống nhất nước nhà. 
=> Đó là 3 thuận lợi lớn ở trong nước. Chính những thuận lợi quốc tế và trong nước ấy là
cơ sở để đảng xác định được Đường lối chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn mới.  

KHÓ KHĂN:

Tuy nhiên lúc này CM VN cũng gặp nhiều khó khăn.  Ta thấy, quốc tế và trong nước cũng có
những khó khăn mà ta thường khái quát để dễ nhìn nhận vấn đề:

 Quốc tế: 

-          Thứ nhất, Đế quốc Mỹ trở nên ngày càng hùng mạnh, có âm mưu, chiến lược trở thành bá
chủ thế giới. Chúng trở thành tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự rất to lớn.
Chúng đã đưa ra chiến lược toàn cầu mới nhằm cứu vãn sự suy yếu của Chủ nghĩa đế quốc (kế
hoạch Mác- San) và đàn áp phong trào cách mạng thế giới, chúng chọn Việt Nam làm với thí
nghiệm học thuyết này.
-          Thứ hai, Thế giới đi vào thời kì ctranh lạnh, chạy đua vũ trang, đồng thời xhien xu thế
hòa hoãn giữa các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. 

-          Thứ 3, xuất hiện sự bất động giữa các nước xhcn, đbiet là giữa Liên Xô vs TQ. Trong đó
có vde đgia về bản chất của cntb, đgia về sức mạnh của cn đế quốc, về vấn đề phương hướng đi
lên của CM tgioi ntn.

 Trong nước, có 3 khó khăn lớn: 

-          Thứ 1, Sau khi Hiệp định Giơ- ne - vơ được ký kết, nước ta tạm chia làm hai miền, mỗi
miền có một chế độ chính trị - hội khác nhau. Miền Bắc được giải phóng và tiến lên CNXH, còn
miền Nam, đế quốc Mỹ đã  biến  thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Sự nghiệp thống nhất đất
nước của nhân dân ta chưa hoàn thành. 

-          Thứ 2, Miền Bắc tuy dc giải phóng nhưng kinh tế miền bắc sau ctranh hết sức nghèo nàn
và lạc hậu

-          Thứ 3, Miền nam bị đế quốc mỹ trực tiếp xâm lược,miền Nam trởở thành thuộc địa kiểu
mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta, 1 kẻ thù xâm lược mới
tương quan lực lượng k có lợi cho ta.

=> Đó là những KK qte vs trong nc buộc đảng ta phải có những suy nghĩ, tìm tòi, mất tgian nhất
định mới cthe tìm dc đường lối đúng đắn trong giai đoạn Cm mới. Đó là những cơ sở để đảng ta
xác định đường lối, chủ trương cho CM MN trong giai đoạn mới.

Sơ đồ trên cho ta biết thêm âm mưu, thủ đoạn xâm lược VN của Mỹ ntn. Đây là 1 đế quốc đầu
xỏ, 1 đối thủ mà ta phải đương đầu trong giai đoạn lsu mới không đơn giản. Mỹ đã có mục đích
ntn, các thủ đoạn xâm lược của Mỹ về ctri, qsu, văn hóa, kte ntn.....

Như vậy, qua bối cảnh trên, ta thấy 1 đặc điểm rất lớn là một đảng lãnh đạo 2 cuộc CM khác
nhau ở 2 miền. Đây là 1 đặc điểm lớn sau t7/1954, chưa có tiền lệ ở trên tgioi. Đặc điểm bao
trùm này cùng các thuận lợi, khó khăn trên là cơ sở để đảng ptich, hoạch định đường lối chiến
lược chung cho CM cả nc cũng như CM mỗi miền trong gdoan mới

B.   Quá trình hình thành và nội dung đường lối CL chung của đảng trong gdoan mới-
Ngân

1.       Quá Trình hình thành

-          Yêu cầu bức thiết đặt ra cho đảng ta sau t7/1954 là phải vạch ra được đường lối phù hợp
với mỗi miền, với cả nước, với quốc tế, với quan điểm của Liên Xô và TQ thì mới có thể tranh
thủ được sự ủng hộ của họ, mới có thể đánh được Mỹ, phải phù hợp vs xu thế của thời đại.
-          Đó là yêu cầu khách quan, khó khăn, không dễ gì có thể đề ra 1 đường lối phù hợp đc với
bối cảnh khách quan như vậy. Cho nên ta thấy phải có 1 quá trình suy nghĩ tìm tòi để có thể đáp
ứng.

2. Nội dung

Quá trình đó được thể hiện như sau:

-          Tháng 9/1954, tức là khi vừa mới kí hiệp định Geneve, Bộ chính trị đảng ta đã có nghị
quyết về “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của đảng”. Trong đó đưa ra ý tưởng
ban đầu là phải chuyển CM miền Nam từ đấu tranh vũ trang sang đtranh chính trịtrị là chính. Đối
với miền Bắc, đảng chủ trương phải chuyển MB từ chiến tranh sang hòa bình, từ nông thôn
chuyển sang thành thị, từ phân tán sang tập trung.

(ĐỔI CHỖ NHAU TRONG SLIDE)

-          Đến HNTW lần T7 (3/1955) rồi HNTW 8 (8/1955), đảng ta nhận đinh: Mỹ và tay sai đã
hất cẳng Pháp ở miền Nam, công khai chống phá Hiệp định Giơnevơ. Muốn chống đế quốc Mỹ
và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là
phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân
miền Nam.

-          Năm 1956: Tại nam bộ, trung ương cục và đ/c Lê Duẩn đã đề ra đề cương CM Miền nam,
chủ trương đưa CM MN đi lên bằng bạo lực CM. “Ngoài con đường cách mạng không có một
con đường khác". 

-           Đến HNTW 13 (12/1957), đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, được
xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố
miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống
nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình".  (THAY ĐỔI
TRONG SLIDE)

- Đến HNTW 15 (1/1959), đảng ta đã có Nghị quyết về cách mạng MN. Nghị quyết nói rằng:
“Hiện nay CM VN do đảng ta lãnh đạo có 2 nhiệm vụ chiến lược: CM XHCN ở MB và dân tộc
dân chủ ở MN. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau nhưng quan hệ hữu cơ với
nhau, nhhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo đk
thuận lợi để đưa cả nước VN tiến lên CNXH ”

-          Và đối với miền Nam, con đường của CMMN là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào
lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền
thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền CM của nhân dân, “Tuy vậy cần phải
thấy rằng CM ở miền nam vẫn có khả năng hòa bình, phát triển, tức là khả năng dần dần cải biến
tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị ở MN có lợi cho CM khả năng đó hiện nay rất ít,
song đảng ta không gạt bỏ khả năng đó mà ra sức tranh thủ khả năng đó” => tức là nhấn mạnh
phải dùng bạo lực CM nhưng vẫn hết sức tranh thủ khả năng hòa bình CM tổng tuyển cử.

-          Như vậy ta thấy đến nghị quyết HNTW 15 về căn bản , đảng ta đã hình thành dc tư tưởng
tiến hành đồng thời 2 chiến lược CM, do đó xuất hiện cuộc Đồng Khởi ở Miền nam, đưa CMMN
đi lên bằng bạo lực CM. Đó là quá trình hình thành dẫn tới sự hoàn chỉnh đường lối CM VN tại
đại hội lần thứ 3 ( 9/1960)

Về đường lối chung của CM VN dc đảng xdinh tại ĐH lần T3(9/1960 tại Hà Nội), nội dung
đường lối chung cuộc CM Vn như sau:

-          “Tăng cường đoàn kết toàn dân kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình đẩy mạnh đấu
tranh CM CNXH ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dân ở MN thực
hiện thống nhất nc nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ xây dựng 1 nc VN hòa bình- thôngs nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe CNXH và bảo vệ hòa bình ở 
ĐNA và thế giới”

-          Nói cách khác, đường lối chung đó thể hiện tư tưởng của Đảng là “đường lối tiến hành
đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược CM khác nhau ở 2 miền, CM XHCN ở MB và CM
dân tộc dân chủ nhân dân ở MN nhằm thực hiện mục tiêu chung trc mắt của cả nước là giải
phóng MN, hòa bình thống nhất tổ quốc 

 Đây là đường lối chung, tư tưởng chiến lược mới của Đảng được thể hiện trong văn kiện Đại
Hội lần t3 của Đảng. Cụ thể đường lối ấy được thể hiện, cụ thể hóa trong nội dung như sau:

-          Thứ nhất là xác định nhiệm vụ chiến lược: “CM VN trong giai đoạn hiện tại có 2 nv chiến
lược

Một là tiến hành CM XHCN MB 

Hai là giải phóng MN khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nc
nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ cho cả nước 

-          Mục tiêu chiến lược chung đó là : ‘’Nhiệm vụ CM MB , nvu CM ở MN thuộc 2 chiến


lược khác nhau mỗi nvu giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền, nhưng đều có mục tiêu chung là
Gphong miền Nam, thống nhất nc nhà.

Để thực hiện mtieu chung, mỗi miền có nhiệm vụ và CM 2 miền có mqh với nhau. MQH của
CM 2 miền như sau: Do cùng thực hiện 1 mtieu chung là gp miền Nam,thống nhất Tổ quốc nên 2
nvu chiến lược ấy có qhe mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. 2 nvu đó là nhằm
giải quyết mâu thuẫn chung của nhân dân cả  nc ta và đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện mtieu
chung trước mắt là hòa bình thống nhất tổ quốc, tức là tuy khác nhau nhưng đều có nvu chung
giống nhau, là giải quyết mâu thuẫn giữa ND vs đế quốc Mỹ, tức là giải phóng MN, thống nhất
ĐN.

Do trong quá trình thực hiện mục tiêu chung như vậy, mỗi miền có vai trò, vị tríi riêng đối vs
việc thực hiện mtieu chung. Cụ thể:
-          Đối với miền bắc: “ CM XHCN ở MB có nvu xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của
cả nước, hậu thuẫn cho CM MN, cbi cho cả nước đi lên CNXH về sau, nên giữ vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CM VN và đối với sự thống nhất nc nhà ”

-          Còn đối với CM dtoc dân chủ nhân dân miền nam có vai trò như sau: ‘’ CM dân tộc dân
chủ nhân dân miền nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp Gphong miền Nam
khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà hoàn
thành CM dtoc dân chủ nhân dân trong cả nước .”

Nói 1 cách đơn giản, MB xây dựng hậu phương, bảo vệ căn cứ địa, cbi điều kiện tương lai
cho nước VN đi lên về sau, nên MB giữ vai trò qdinh nhất, qdinh bao trùm đối với CM VN
hiện tại cũng như về sau. Còn CM MN giữ vtro qdinh trực tiếp việc thống nhất vì MN là trực
tiếp đánh Mỹ, khi nào MN đánh đuổi dc đế quốc Mỹ, gphong đc MN thì lúc ấy nước ta dc
thống nhất. Do đó Mn là qdinh trực tiếp, MB giữ vtro chi viện, hỗ trợ, tạo điều kiện, MN là
trực tiếp qdinh. Đó là vtro, vtri, mqh của mỗi miền trong việc thực hiện mtieu chung của cả
nước.

Con đường thống nhất:

Đảng ta cho rằng, đảng ta vẫn kiên trì con đường Hòa bình thống nhất theo hiệp định Giơ ne
vơ vì con đường ấy là phù hợp vs nguyện vọng ndan ta và xu thế HB của tgioi. Ta buộc lòng
phải đứng lên dùng ctranh CM, dùng CM DTDC do đế quốc Mỹ và tay sai ko thực hiện hòa
bình thống nhất nc nhà theo con đường tổng tuyển cử. Nếu đế quốc Mỹ và tay sai thực hiện
nghiêm chỉnh hiệp định Giơ ne vơ, thực hiện tổng tuyển cử hòa bình thống nhất đất nc VN
bằng con đường hòa bình thương lượng, ta lập tức thực hiện con đường tổng tuyển cử HB
thương lượng. Ta đứng lên tiến hành của CM là bất đắc dĩ,là cần thiết. Đó ko phải là mục
tiêu của chúng ta, mà mục tiêu của cta là thống nhất nc nhà. Còn hòa bình bằng con đường
ctranh CM là phương tiện, do đó, đảng ta nói rằng, đảng vẫn kiên trì con đường hòa bình
thống nhất. Còn tiến hành cuộc đtranh vũ trang là điều buộc phải làm. Tuy nhiên, đảng ta nói
rằng, trong quá trình thực hiện đấu tranh bằng con đường Vũ trang, đảng ta vẫn sẵn sàng thực
hiện tổng tuyển cử nếu Mỹ và tay sai thực hiện hiệp định Giơ ne vơ. Đồng thời, đảng ta nhấn
mạnh, vẫn đề cao cảnh giác trong trường hợp Mỹ k những gây ctranh xâm lược MN mà còn
gây ctranh xâm lược , đánh phá ra cả miền bắc thì đảng ta vẫn phát động toàn dân đánh phá
đế quốc Mỹ, kiền trì thực hiện mục tiêu gp miền nam, thống nhất nc nhà.

Về triển vọng của cuộc Kháng chiến đtranh chống Mỹ, Nghị quyết ĐH 3 nói rằng: Cuộc
đtranh là 1 qtrinh gay go, gian khổ phức tạp và lâu dài, nhưng thằng lợi nhất định thuộc về
nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp 1 nhà, cả nước sẽ đi lên CNXH.

C.       ĐH còn đề ra chủ trương lãnh đạo cho CM MN vs CMMB - Phương Anh ( dựa vào
slide nhé. Rút bớt đi nhé) ( Bôi xanh là cho vào slide nhé) 

1. Đường lối, chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên CNXH
 - Sau khi miền Bắc được giải phóng, Trung ương Đảng đã chủ trương chuyển miền Bắc sang
giai đoạn mới với nhận thức: sự kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự mở đầu
của cách mạng xã hội chủ nghĩa như các Cương lĩnh của Đảng đã xác định.
 + Tháng 11- 1958, trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá trình khôi phục kinh tế, Hội
nghị lần thứ 14 của Đảng chủ trương đưa miền Bắc từng bước quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội với
kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể và tư bản tư
doanh (1958 - 1960).
+ Tháng 4-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 của Đảng thông qua Nghị quyết về vấn đề hợp
tác hóa nông nghiệp, xác định hình thức và bước đi của hợp tác hóa. Hội nghị nêu lên ba nguyên
tắc (Hỏi) xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. 
 +  Vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh: Hội nghị chủ trương cải tạo hòa bình đối
với giai cấp tư sản. 
 Về chính trị, vẫn coi giai cấp tư sản là thành viên của Mặt trận Tổ quốc; 
 Về kinh tế không tịch thu tư liệu sản xuất của họ, mà dùng chính sách chuộc lại, hoặc qua
hình thức công tư hợp doanh, sắp xếp công việc cho người tư sản trong xí nghiệp.
- Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã phân tích sâu sắc tình hình lúc này và khẳng định:
 + Miền Bắc đi lên CNXH là tất yếu khách quan
 + Đặc điểm lớn nhất của miền Bắc là: từ một nước lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. 
 + Đại hội xác định, cách mạng XHCN ở miền Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về mọi
mặt, là quá trình đấu tranh gay go giữa hai con đường XHCN và TBCN trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội nhằm đưa miền Bắc từ một nền kinh tế chủ yếu từ nền sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa; từ sở hữu cá nhân là chủ yếu lên sở hữu toàn dân và tập thể
+ Xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế được xem là hai mặt
của cuộc cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất. Hai mặt này có quan hệ mật thiết, tác động qua
lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. 
 + Khẳng định Công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta bằng
cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ để tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. 
+ Chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, nhằm thay đổi cơ bản đời sống tinh
thần của toàn xã hội, phù hợp với chế độ xã hội mới XHCN.
+ Chủ trương sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô
sản để thực hiện cải tạo XHCN đối các thành phần kinh tế; phát triển thành phần kinh tế quốc
doanh
 + Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước
ta là: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta và
đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc trở
thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
2. Đường lối cách mạng miền Nam 
- Ở miền Nam, từ năm 1954, đế quốc Mỹ đã quyết định thay chân Pháp thống trị miền Nam nước
ta với 4 chính sách cơ bản: (Hỏi 4 chính sách này là gì) 

 + Viện trợ trực tiếp chính quyền tay sai ở Sài gòn
 + Mỹ trực tiếp chỉ huy và trang bị cho quân đội ngụy.
 + Loại bỏ Bảo Đại, tay sai lâu dài của Pháp.
 + Buộc Pháp phải ủng hộ Ngô Đình Diệm tay sai  Mỹ
- Với những thủ đoạn thâm độc và hành động tàn bạo, chỉ trong vòng 1 năm Mỹ, Diệm đã thiết
lập chế độ thực dân mới ở miền Nam để chia cắt lâu dài Việt Nam; xây dựng miền Nam thành
một căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc và các nước XHCN.
-  Tháng 7 – 1954, Hội nghị Trung ương  lần thứ sáu của Đảng chỉ rõ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là
kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân
Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
- Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch, cũng như mong muốn thống nhất đất nước
bằng con đường hòa bình như Hiệp định Giơnevơ quy định, từ tháng 7-1954, Đảng quyết định
thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị, lãnh đạo quần chúng đấu tranh
đòi đối phương phải thi hành Hiệp định, tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam trong tình hình mới.  
- Nghị quyết Bộ Chính trị, tháng 9-1954, nêu rõ 3 nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng
miền Nam là: đấu tranh đòi thi hành Hiệp định; chuyển hướng công tác cho phù hợp điều kiện
mới; tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất, độc lập, đấu tranh nhằm lật
đổ chính quyền bù nhìn thân Mỹ, hoàn thành thống nhất Tổ quốc. 
- Tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập, do Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư.
Tháng 8-1956, Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam, nêu rõ: cuộc đấu tranh
thống nhất đất nước sẽ diễn ra quyết liệt, chúng ta không có con đường nào khác con đường bạo
lực cách mạng để đánh đổ (Hỏi) chế phát xít Mỹ, Diệm, giành độc lập, tự do, dân chủ.
- Sau khi cự tuyệt tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước như Hiệp định Giơnevơ quy
định, Mỹ- Diệm đã điên cuồng đàn áp, khủng bố dã man lực lượng cách mạng và nhân dân miền
Nam. Từ 1955 đến 1959, hơn 300.000 cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước bị bắt, tù đày,
giết hại. Điều này dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quần chúng ở nhiều nơi. 
 - Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã chủ trương chuyển cách mạng miền Nam từ
thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công; xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam
là con đường cách mạng bạo lực; phải sử dụng bạo lực cách mạng để khởi nghĩa giành chính
quyền về tay nhân dân.
→ NQ 15 có tác dụng to lớn với cách mạng miền Nam. (Hỏi) (Nghị quyết 15 chính là ngọn
lửa châm ngòi cho phong trào “Đồng khởi” trên quy mô lớn tại các tỉnh Nam Bộ và Khu V nhất
tề đứng lên. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa ở Bắc Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959), Tua Hai
(1/1960), đặc biệt là phong trào nổi dậy ở tỉnh Bến Tre). Phong trào “Đồng khởi” như tức nước
vỡ bờ lan nhanh ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.
- Từ 1961, đế quốc Mỹ và tay sai chuyển sang thực hiện chiến lược mới ‘‘chiến tranh đặc biệt’’
với nhiều tham vọng mới.
 - Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình giữa ta và địch ở miền Nam kể từ sau ngày Đồng khởi,
các cuộc họp tháng 1-1961 và tháng 2-1962, Bộ Chính trị đã đề ra chủ trương chỉ đạo là: giữ
vững thế chiến lược tiến công, đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, đánh
địch trên cả ba vùng chiến lược; bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận. 
 - Sự chi viện cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh. Đường vận tải mang tên Hồ Chí Minh
được xây dựng và nối dài, cả trên bộ theo dãy Trường Sơn (đường 559) và trên biển (đường
759).
 - Tháng 1-1961, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt
của cách mạng miền Nam”, quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam từ khởi
nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng và chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng
miền Nam là phải tiêu hao, tiêu diệt lực lượng quân đội Sài Gòn và làm phá sản quốc sách ấp
chiến lược của địch.
 - Tháng 12-1963, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 9, xác định những vấn đề quan trọng
về đường lối cách mạng miền Nam và đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng. Nghị quyết Trung
ương lần thứ 9 đã xác định “đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp” thắng lợi trên
chiến trường.
- Tháng 9-1964, Bộ Chính trị chủ trương giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong một vài
năm tới, tăng cường sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
được cử vào miền Nam trực tiếp phụ trách, chỉ đạo cuộc kháng chiến. 
 - Với tinh thần chủ động, sáng tạo, sau hơn 4 năm (1961- 1965), lực lượng cách mạng ở miền
Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, đẩy chính quyền Sài gòn
đến bờ vực sụp đổ.
 Đại tướng Oétmolen thừa nhận: “Tình hình ở Việt Nam xấu đi hiện ra rõ rệt hơn bao giờ hết.
Nếu chiều hướng này cứ tiếp diễn thì tiến tới sự tiếp quản của Việt Cộng ở đất nước này có lẽ nội
trong một năm” .

D.      Ý nghĩa của Đại hội 3

-          Như vậy, qua nội dung trên, ta thấy ĐH 3 như  Hồ Chủ Tịch nói là ....... (đọc slide)

-   Ta gọi đây là đường lối tạo nên sức mạnh tổng hợp đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ. Dùng sức
mạnh của cả MB, MN, cả nước, của cả LX và TQ, do đó ta đã đánh thắng đế Quốc Mỹ.

-          Ý nghĩa thứ 2, là đặt trong bối cảnh “....... tiền lệ lịch sử”( tức là 1 đảng lãnh đạo 2 chiến
lược CM khác nhau ở 2 miền, tiến hành song song , đồng thời và kết hợp chặt chẽ vs nhau. Đó là
1 nét sáng tạo mà chưa có đảng nào làm đc. “

-          Ý nghĩa thứ 3, đó là ....... (slide)

( sơ đồ kế hoạch 5 năm )

You might also like