You are on page 1of 32

Mở đầu

Sau năm 1975 miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng, cả nước
độc lập và thống nhất bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Bước vào giai
đoạn cách mạng mới, yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam có nhiều
thay đổi, đất nước ta bên cạnh những thuận lợi to lớn thì cũng phải đương đầu
với không ít khó khăn, thứ thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng
nước ta đã từng bước vượt qua được những khó khăn thử thách và thu được
những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng.
I. THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ VỀ MẶT NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở khoa học của việc thống nhất nước nhà về mặt nhà nước
Thứ nhất, xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò, chức
năng của nhà nước.
+ Lý luận Mác- Lênin khẳng định: xây dựng một quốc gia
thống nhất, một dân tộc thống nhất là một yêu cầu khách quan
của cách mạng vô sản.
+ Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng (viết trong thời
gian tháng 8 và 9-1917), Lênin chỉ rõ chức năng của nhà nước
chuyên chính vô sản đó là sự thống nhất giữa hai chức năng: bạo
lực trấn áp giai cấp bóc lột và tổ chức xây dựng xã hội mới, trong
đó chức năng cơ bản và chủ yếu nhất đó là chức năng tổ chức
xây dựng xã hội mới.
Thứ hai, thống nhất nước nhà về mặt nhà nước là mục tiêu xuyên suốt trong
đường lối chiến lược của Đảng, là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Là mục tiêu xuyên suốt trong đường lối chiến lược của
Đảng vì ngay trong Cương lĩnh đầu tiên Đảng đã chỉ ra mục tiêu
của cách mạng Việt Nam là phải làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ là phải
đánh đổ đế quốc- phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất
dân cày, lập ra chính phủ công nông binh. Chính phủ này chính là
nhà nước độc lập, thống nhất của nước ta.

0
Sau Cương lĩnh đầu tiên thì Luận cương chính trị tháng 10-
1930 tiếp tục khẳng định mục tiêu thành lập chính quyền độc lập
trong cả nước. Luận cương chỉ rõ cách mạng Đông Dương là
cuộc CM tư sản dân quyền, có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ, lập ra chính phủ công nông.
+ Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn ra sức phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, dân giàu nước mạnh. Người khẳng định:
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể
cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không thay đổi. Người ăn
không ngon, ngủ không yên khi đất nước chưa thống nhất, đồng
bào miền Nam còn chịu cảnh lầm than.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu lịch sử của đất nước sau 30 năm chiến tranh.
+ Sau thắng lợi 30-4-1975 nước ta đã cơ bản được thống
nhất (về biên giới lãnh thổ, sự lãnh đạo của Đảng), nhưng về mặt
Nhà nước thì chưa hoàn toàn thống nhất, vẫn tồn tại 2 chính phủ,
2 quân đội, 2 mặt trận.
2 Chính phủ: miền Bắc là Chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hoà, miền Nam là Chính phủ cách mạng lâm
thời cộng hoà miền Nam Việt Nam.
2 quân đội: miền Bắc là QĐNDVN, miền Nam là
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
2 Mặt trận: miền Bắc là MTTQVN, miền Nam là
MTDTGP miền Nam
+ Ngay sau khi miền Nam được giải phóng các thế lực thù
địch lại có âm mưu thủ đoạn chống phá mới, chúng muốn chia cắt
đất nước ta... Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của ta là vừa phải khắc
phục hậu chiến tranh, vừa cảnh giác và chuẩn bị đối phó với những
âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
+ Khi miền Nam được giải phóng, chúng ta có đủ điều kiện
để thực hiện thống nhất nước nhà.
1
Thứ tư, thực tiễn đất nước đặt ra yêu cầu phải thống nhất nước nhà về mặt
nhà nước.
+ Dân tộc ta từ xưa vốn là thống nhất. Truyền thống dân tộc cũng cho thấy
muốn làm cho dân cường, nước thịnh thì phải xoá bỏ sự chia cắt đất nước.
Đinh Tiên Hoàng thống nhất 12 xứ quân.
Tây Sơn dẹp Trịnh- Nguyễn thống nhất đất nước.
+ Thống nhất đất nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta.
Nguyện vọng đó được biểu hiện:
Một là, nhân dân ta từ xa xưa đã khao khát có được một đất
nước độc lập, thống nhất, đặc biệt từ khi có Đảng, nhân dân ta đã
theo Đảng đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858, chúng
đã chia đất nước ta làm 3 miền với 3 chế độ chính trị- xã
hội khác nhau. Đế quốc Mỹ xâm lược chia nước ta làm 2
miền Chúng chia để trị, sự chia rẽ đó làm cho đất nước
ta suy yếu.  Nhân dân ta đấu tranh không mệt mỏi để
thống nhất nước nhà.
Hai là, sau 30 năm chiến tranh giải phóng, 20 năm đất nước
bị chia cắt (1954-1975), đồng bào Nam- Bắc mong muốn thiết
tha được đoàn tụ sum họp.
+ Khi miền Nam được giải phóng, yêu cầu tất yếu khách quan đặt ra là đưa
cả nước tiến lên theo con đường XHCN.
Việc đi lên CNXH vừa là xu thế phát triển tất yếu của dân tộc
và thời đại vừa là nguyện vọng của nhân dân ta. Sau bao nhiêu
năm chiến tranh, nhân dân ta không có nguyện vọng nào khác hơn
là được sống độc lập, tự do để xây dựng lại đất nước theo con
đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
 Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước vừa là yêu cầu khách quan, vừa
là đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà
nước là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta.

2
Đối thoại với học viên:
1. Có ý kiến cho rằng sau khi miền Nam được giải phóng,
không nên thống nhất nước nhà vội mà cứ để miền Nam phát
triển lên TBCN một thời gian?
- Quan điểm này là sai lầm, bởi vì nếu ta không
thống nhất lúc này thì các thế lực thù địch sẽ nổi dậy
chống phá, hơn nữa nếu để miền Nam tự phát đi lên
CNXH là trái với quan điểm đường lối của Đảng, hay
nếu để miền Nam đi lên CNTB dưới sự lãnh đạo của
Đảng thì cũng không phù hợp.
2. Có ý kiến lại cho rằng ta thống nhất nước nhà như thế là
hơi muộn, cần phải thống nhất sớm hơn, ngay khi miền Nam
được giải phóng hoàn toàn.
- Đây là quan điểm thể hiện sự chủ quan, nóng
vội, bởi lẽ ta cần phải có thời gian để chuẩn bị cho sự
thống nhất.
1.2. Thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
- Thứ nhất, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 24 (khoá III) họp từ ngày 07 đến 16-
8-1975 (đợt I) và đợt 2 họp từ ngày 02 đến 20-9-1975 bàn về hoàn thành thống nhất
nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
Hội nghị đề ra công tác chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc
tổng tuyển cử trong phạm vi cả nước để bầu ra quốc hội và chính
phủ chung của cả nước.
- Thứ hai, Hội nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Nhà nước Việt Nam
DCCH họp phiên đặc biệt (ngày 27-10-1975) bàn việc thống nhất nước nhà.
Hội nghị cử đại biểu do đồng chí Trường Chinh làm trưởng
đoàn để hiệp thương với đoàn đại biểu miền Nam.
- Thứ ba, từ ngày 05 đến 06-11-1975 UBTW Mặt trận dân tộc GPMNVN, UB
Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, Hội đồng cố vấn
Chính phủ cùng đại biểu nhân sĩ trí thức đã họp hội nghị liên tịch bàn việc triển
khai thống nhất nước nhà.
3
- Thứ tư, Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam- Bắc (từ ngày 15 đến 21-
11-1975) tại Sài Gòn giữa hai đoàn đại biểu 2 miền đã ra thông báo khẳng định: nước
Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt
nhà nước. Đồng thời nhấn mạnh cần tổ chức sớm một cuộc tổng tuyển cử trên toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam để bầu ra quốc hội chung cho cả nước.
Trên cơ sở quốc hội ta mới có thể bầu ra nhà nước, xác định
thể chế mới của nhà nước, bầu ra các cơ quan nhà nước và quy định
hiến pháp.
- Thứ năm, ngày 25-4-1976 tiến hành Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cả
nước diễn ra và giành được thắng lợi to lớn.
Thắng lợi này biểu thị ý chí của toàn dân ta xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất và XHCN, là thắng lợi của lòng
quyết tâm phấn đấu thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng
bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”1.
- Thứ sáu, từ ngày 24-6 đến 03-7-1976, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt
Nam thống nhất đã được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị nêu lên những vấn đề
quan trọng của đường lối đối nội, đối ngoại của Nhà nước ta trong thời kỳ mới.
Ngày 2-7-1976 Quốc hội quyết định đặt tên nước ta là Nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam, quốc kỳ nền đỏ sao vàng, quốc ca là
bài Tiến quân ca, Thủ đô là Hà Nội; Đổi tên Thành phố Sài Gòn
sang thành Thành phố Hồ Chí Minh; quyết định lập Uỷ ban dự thảo
Hiến pháp; bầu các cơ quan và bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo cao
nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Đ/c Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước.
Đ/c Nguyễn Hữu Thọ được bầu là Phó Chủ tịch nước.
Đ/c Trường Chinh được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
Đ/c Phạm Văn Đồng được bầu làm TTg. Chính phủ.

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1996, t.12, tr.499.
4
- Thứ bảy, tháng 6-1976, các tổ chức quần chúng, thanh niên, phụ nữ, công
đoàn và Mặt trận Tổ quốc cũng họp hội nghị hợp nhất, thống nhất cơ quan lãnh đạo
trong toàn quốc.  Đến giữa năm 1976 chúng ta cơ bản hoàn thành công cuộc
thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
1.3. Ý nghĩa của việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
Thứ nhất, thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng ta.
Thứ hai, thể hiện sự đồng tâm nhất trí của toàn dân với việc xây dựng một
Nhà nước Việt Nam thống nhất đi lên CNXH.
Thứ ba, tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
trong tình hình mới.
Thứ tư, nâng cao vị thế, uy tín của Đảng, Nhà nước ta trên trường quốc tế.
Thứ năm, đây cũng là cơ sở để ta phê phán những tư tưởng sai trái, phản động.
II. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV (THÁNG 12-1976)
2.1. Đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của Đại hội.
2.1.1. Đặc điểm tình hình
* Tình hình quốc tế
- Thứ nhất, các LLCM thế giới đang phát triển mạnh mẽ và giành được nhiều
thắng lợi to lớn trong công cuộc đấu tranh vì hoà bình, ĐLDT, dân chủ, tiến bộ.
+ Quy mô hệ thống XHCN phát triển rộng khắp cả ở châu
Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, trong đó đặc biệt là thắng lợi của
cách mạng Cuba năm 1959 đã cắm ngọn cờ CNXH vững chắc
vào ngày sát nách nước Mỹ.
Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu cả về kinh tế, khoa học
kỹ thuật, đặc biệt là khoa học vũ trụ, tạo được thế cân bằng quân
sự với Mỹ Làm cho uy tín, ảnh hưởng của CNXH ngày càng
được nâng cao, trở thành thành trì của cách mạng vô sản thế giới.
+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, đặc biệt là
ở châu Phi và Mỹ La Tinh, làm rung chuyển đến tận hậu phương
của CNĐQ, nhiều nước giành được độc lập, có xu hướng phát
triển đi lên CNXH.

5
+ Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư
bản phát triển với quy mô lớn và tính chất tổ chức ngày càng cao,
tiến công mãnh liệt vào CNTB, góp phần ngăn chặn bàn tay đẫm
máu của CNĐQ với nhân dân các nước thuộc địa.
- Thứ hai, CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng, song
bản chất của chúng vẫn không thay đổi, chúng tiếp tục phản kích chống các
LLCM thế giới.
+ Ở các nước tư bản, các nước đế quốc diễn ra khủng hoảng
kinh tế- xã hội triền miên, nghiêm trọng, thâm hụt ngân sách, giá
cả đắt đỏ…nội bộ mất ổn định.
+ Sách lược toàn cầu của CNĐQ đứng đầu là Mỹ đã bị đảo
lộn, nhất là sau chiến tranh Việt Nam.
+ Tuy vậy, bản chất hiếu chiến không thay đổi, chúng bắt
tay với thế lực bành trướng Trung Quốc chống phá cách mạng
Việt Nam. Trung Quốc đã liên minh với Mỹ chống phá cách
mạng nước ta, cụ thể là chúng đã giật dây cho Pôn Pốt đánh ta ở
phía Tây Nam và trực tiếp nổ súng tấn công ta ở phía Bắc.
* Tình hình trong nước
- Thuận lợi:
+ Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, cả nước độc lập, thống
nhất đi lên CNXH Bầu không khí phấn khởi, tự hào đang bao trùm lên toàn
Đảng, nhân dân, dân tộc ta.
+ Đất nước có một nguồn lợi lớn để bước vào thời kỳ mới- thời kỳ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc:
Ta có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú…
Khi ta giải phóng miền Nam thì tất cả các cơ sở vật chất- kỹ
thuật của chế độ Mỹ- nguỵ được ta tiếp quản gần như nguyên
vẹn. Nhất là về quân sự, ta tiếp quản được một số lượng lớn vũ
khí, trang bị của quân nguỵ. Đây là nguồn lực quan trọng để ta
củng cố quốc phòng.
Về ngoại giao, Nước Cộng hoà XNCHVN ra đời đã có 87
nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
6
- Khó khăn:
+ Hậu quả của chiến tranh để lại.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch vẫn diễn ra quyết liệt đối với ta.
Sự chống phá của tàn quân nguỵ
Sự chống phá của bọn Pôn Pốt và bọn bành trướng Bắc Kinh
Sự chống phá của ĐQ Mỹ và các thế lực phản động quốc tế.
- Yêu cầu đặt ra cho ta:
+ Một là, sắp sếp ổn định đời sống cho nhân dân sau chiến tranh.
+ Hai là, sắp sếp ổn định hệ thống chính quyền và bộ máy chính trị trong
cả nước.
+ Ba là, tổng kết CM DTDCND và tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
+ Bốn là, hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
2.1.2. Nhiệm vụ Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp từ ngày
14 đến 20-12-1976 tại Hà Nội. Đây là Đại hội toàn thắng của sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên
CNXH. Đại hội có các nhiệm vụ sau:
- Thông qua Báo cáo chính trị (do đồng chí Lê Duẩn- Bí thư thứ nhất trình bày),
Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976 -
1980) do đồng chí Phạm Văn Đồng trình bày, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng
Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (do đồng chí Lê Đức Thọ trình bày).
- Thảo luận và quyết định một số điểm bổ sung vào Điều lệ Đảng. Điều lệ
mới đặt lại chức danh Tổng Bí thư thay cho chức danh Bí thư thứ nhất BCH TW
Đảng.
- Bầu BCH TW mới ( gồm 101 uỷ viên chính thức, 32 uỷ viên dự khuyết,
đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư)
- Thông qua các nghị quyết về đổi tên Đảng lao động Việt Nam thành Đảng
Cộng sản Việt Nam và thông qua các Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế, Báo
cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng.

7
2.2. Những đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam.
2.1.1. Đặc điểm về kinh tế- xã hội: Nước ta đang ở trong quá trình từ một
xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, tiến thẳng lên CNXH, bỏ
qua giai đoạn phát triển TBCN.
Thực trạng nền kinh tế nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu:
cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu; năng suất lao động xã
hội thấp, sản xuất chưa đủ tiêu dùng, chưa có tích luỹ từ nội bộ
nền kinh tế. Với điểm xuất phát như vậy đã quy định kiểu quá độ
lên CNXH ở nước ta là quá độ gián tiếp.
2.2.2. Đặc điểm về thuận lợi, khó khăn trong nước tác động đến quá
trình xây dựng đất nước: Tổ quốc ta đã hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước
tiến lên CNXH với nhiều thuận lợi lớn, song cũng có nhiều khó khăn do hậu quả
của chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra.
- Về thuận lợi:
+ Có sức mạnh tổng hợp của nước Việt Nam thống nhất,
có sức mạnh của yếu tố chính trị tinh thần, có tiềm năng lớn về
tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực.
+ Đảng ta ngày càng vững vàng, dày dặn kinh nghiệm,
được nhân dân ta hết sức tin yêu.
+ Nền chuyên chính vô sản đã được xây dựng, được thử thách, tỏ
rõ chính quyền của ta là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
+ Có thành tựu, kinh nghiệm bước đầu qua 20 năm xây dựng
CNXH ở miền Bắc. + Ta nhận được sự đoàn kết, giúp đỡ to lớn
của quốc tế, nhất là các nước XHCN anh em.
- Về khó khăn: Chủ yếu là do hậu quả chiến tranh và tàn
dư của chế độ thực dân mới để lại.
+ Các cơ sở kinh tế, kỹ thuật, hạ tầng của ta bị tàn phá,
hàng chục vạn người bị thương.
+ Kinh tế 2 miền chưa có sự thống nhất.
+ Các thế lực thù địch điên cuồng chống phá cách mạng
nước ta: Mỹ thực hiện kế hoạch hậu chiến; ở miền Nam hàng
triệu tên tàn quân nguỵ.
8
2.2.3. Đặc điểm về các điều kiện quốc tế tác động đến cách mạng Việt
Nam: Cách mạng XHCN ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi,
song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế
giới còn gay go quyết liệt
 Ý nghĩa: Ba đặc điểm mà Đại hội IV nêu ra là căn cứ thực tiễn quan
trọng để Đảng ta định ra đường lối, biện pháp xây dựng CNXH. Từ 3 đặc điểm
trên, ta rút ra kết luận:
Thứ nhất, xuất phát điểm của ta đi lên CNXH là rất thấp.
Từ đó phải có sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân, của mọi
cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Chống tư tưởng chủ quan nóng vội,
đốt cháy giai đoạn hay tư tưởng bi quan dao động.
Thứ hai, nước ta có đủ điều kiện đi lên và xây dựng thành công CNXH,
song bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, phức tạp lâu dài, đòi hỏi Đảng và nhân
dân ta phải phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong quá trình tiến
hành cách mạng XHCN.
Thứ ba, phải kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thứ tư, những đặc điểm đó là cơ sở để Đảng ta nghiên cứu bổ sung, phát
triển đường lối, phát triển tư duy về con đường đi lên CNXH ở nước ta.
2.3. Đường lối chung và đường lối kinh tế của cách mạng Việt Nam.
2.3.1. Đường lối chung:
a. Nội dung:
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm lớn, Đảng ta đã vạch
ra đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới ở
nước ta (Nội dung cụ thể xem trong Báo cáo chính trị của BCH
Trung ương Đảng tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật,
Hà Nội, 1977, tr.67)
Nội dung đường lối chung cách mạng XHCN trong giai
đoạn mới ở nước ta nổi lên các vấn đề cơ bản sau:
* Thứ nhất, về mô hình mục tiêu: Đại hội xác định rõ 4 mục tiêu:

9
- Xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN.
- Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN.
- Xây dựng nền văn hoá mới.
- Xây dựng con người mới XHCN.
Bốn mục tiêu trên là những vấn đề có tính nguyên tắc, thể hiện
bản chất CNXH mà các nhà kinh điển của CNMLN đã đề cập. Hoàn
thành bốn mục tiêu là mốc kết thúc TKQĐ ở nước ta.
* Thứ hai, về con đường, giải pháp để thực hiện mục tiêu: Nắm vững
chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Đây là điều
kiện quyết định trước tiên cho sự toàn thắng của CNXH ở Việt Nam.
- Quan niệm về Chuyên chính vô sản: CCVS là quyền làm chủ tập thể của
nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công- nông được thực hiện bằng nhà
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Quan niệm này phản ánh được luận điểm cơ bản nhất của lý
luận Mác- Lênin về chuyên chính vô sản: Khẳng định chuyên chính
vô sản là quyền thống trị của công- nông với toàn xã hội. Lênin cho
rằng CCVS là nguyên tắc tối cao của công nông, có 2 chức năng là
bạo lực trấn áp và tổ chức xây dựng.
Ngày nay ta ít đề cập đến cụm từ “Nhà nước chuyên chính vô
sản” mà dùng từ “Nhà nước XHCN”, bởi lẽ nó có những lý do như:
Trong quá trình thực hiện chuyên chính, Nhà nước XHCN ngoài
những mặt đạt được thì cũng có một số thiếu sót mà kẻ thù đã vin
vào đó và cho rằng Nhà nước CCVS là bàn tay sắt, là nhà tù phát
xít… Tuy ta không dùng khái niệm CCVS nhưng thật chất vẫn là
xây dựng Nhà nước CCVS.
- Nội dung nắm vững chuyên chính vô sản là:
+ Nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng
thời 3 cuộc cách mạng và xây dựng nhà nước vững mạnh.
Thực chất đây chính là nắm vững và phát huy các yếu tố cấu
thành lên CCVS (nhân dân lao động, nhà nước và Đảng).

10
+ Nắm vững chức năng của chuyên chính vô sản để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Nắm vững nhiệm vụ quốc tế của Đảng.
Đây là 3 nội dung cơ bản của nắm vững chuyên chính vô
sản. Trong 3 vấn đề đó thì nắm vững đường lối của Đảng là nội
dung quan trọng quyết định nhất.
* Thứ ba, về con đường, giải pháp tổng thể để xây dựng CNXH:
Đó là phải tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: CM về QHSX, CM KH-
KT, CM tư tưởng và văn hoá, trong đó, cách mạng KH-KT là then chốt.
- Cơ sở phải tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng:
+ Thứ nhất, do tính chất toàn diện, triệt để của cuộc cách mạng XHCN quy định.
+ Thứ hai, từ thực tế của nước ta đi lên CNXH từ xuất phát điểm thấp.
+ Thứ ba, từ mối quan hệ giữa 3 cuộc cách mạng: Mỗi cuộc cách mạng có
nội dung, vị trí riêng, song 3 cuộc cách mạng đó có mối quan hệ biện chứng với
nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
- Nội dung của các cuộc cách mạng:
+ Cách mạng QHSX là cuộc cách mạng mở đường để xoá bỏ QHSX cũ,
thiết lập QHSX mới, tạo điều kiện giải phóng LLSX khỏi sự trói buộc của
QHSX lỗi thời lạc hậu trước đây, tạo tiền đề cho sản xuất, khoa học và cách
mạng tư tưởng văn hoá phát triển.
Thực chất nội dung của cách mạng QHSX là xoá bỏ tận gốc
chế độ người bóc lột người, giải phóng sức lao động.
+ Cách mạng khoa học kỹ thuật là cuộc cách mạng then chốt.
Đây là cuộc CM then chốt vì: xuất phát từ vai trò của LLSX
mà muốn có LLSX tiên tiến thì phải có KH-KT phát triển; thực
trạng LLSX của ta còn thấp kém; yêu cầu đòi hỏi nâng cao đời sống
của nhân dân và yêu cầu của sự nghiệp QP-AN.
Nội dung của CM KH-KT thực chất là tiến hành CNH XHCN để thay lao
động thủ công bằng lao động cơ khí có năng suất cao, tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật cho CNXH.

11
+ Cách mạng tư tưởng- văn hoá: Đây là cuộc cách mạng quan trọng tạo ra
động lực thúc đẩy 2 cuộc cách mạng kia. Thực chất của cuộc cách mạng này là
để xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN.
Nội dung của cuộc cách mạng tư tưởng- văn hoá:
Một là, xác lập hệ tư tưởng Mác- Lênin là hệ tư tưởng chủ
đạo trong toàn bộ xã hội.
Hai là, phải giáo dục làm cho đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thấm sâu vào quần chúng
Ba là, từng bước xây dựng nền văn hoá mới, con người mới
XHCN; đấu tranh đẩy lùi văn hoá cũ, văn hoá xấu độc.
* Thứ tư, đẩy mạnh CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá
độ lên CNXH.
- Đảng xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm vì:
+ Lý luận Mác- Lênin chỉ ra vấn đề CNH là nhiệm vụ trung tâm của các
nước chậm phát triển để phát triển. Lênin nhấn mạnh không có CNH thì không
thể xây dựng CNXH được.
+ Thực tiễn nước ta đi lên xây dựng CNXH phổ biến là sản xuất nhỏ, công
nghiệp thì chưa có gì Phải tiến hành công nghiệp hoá nhằm phát triển mạnh
mẽ LLSX, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.
- Nội dung của CNH theo ĐH IV xác định là: ưu tiên phát triển CN nặng
một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
* Thứ năm, xây dựng CNXH đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Nội dung này phản ánh quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc
ta trong thời đại mới, phù hợp với quy luật phổ biến của CM XHCN. Cơ sở:
+ Lý luận Mác- Lênin về học thuyết bảo vệ Tổ quốc,
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sinh thời Bác Hồ đã từng dạy:
Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước
+ Từ kinh nghiệm của dân tộc ta trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
+ Từ bản chất của kẻ thù.

12
* Thứ sáu, nghĩa vụ quốc tế của Đảng: Góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
 Cơ sở khoa học của đường lối (học viên tự nghiên cứu):
Gợi ý: Phương pháp chung là: Xuất phát từ lý luận chủ
nghĩa Mác Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đối với từng vấn đề cụ thể đã nêu rõ trong bài, ví dụ như ở
vấn đề thứ hai (con đường, giải pháp để tiến tới thực hiện mục
tiêu), đã phân tích là nắm vững chuyên chính vô sản ở góc độ vì
sao phải nắm vững? Nắm vững cái gì?
Hoặc vấn đề thực hiện 3 cuộc cách mạng: Quan hệ sản xuất,
Khoa học kỹ thuật, tư tưởng văn hoá trong đó cách mạng khoa
học kỹ thuật là then chốt. (Vì sao là then chốt? ở nước khác có
xác định thế không?)
b. Ý nghĩa:
- Đường lối chung đã đáp ứng yêu cầu thực hiện bước chuyển của cách
mạng nước ta sang giai đoạn mới, đưa cả nước quá độ lên CNXH.
- Nội dung của đường lối phản ánh đúng mục tiêu, phương hướng XHCN, thể
hiện nội dung cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp gay go, phức tạp nhằm giải quyết
vấn đề “ai thắng ai” giữa con đường XHCN và con đường TBCN.
- Đường lối chung là cơ sở để thống nhất tư tưởng hành động của toàn
Đảng, toàn dân, động viên mọi người dân Việt Nam phát huy tài năng, trí tuệ
của mình, ra sức xây dựng nước Việt Nam độc lập thống nhất và CNXH.
2.3.2. Đường lối kinh tế
* Nội dung của đường lối : (Xem giáo trình LSĐ, Nxb CTQG.2008,
tr.342-343, và xem Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại ĐHĐB
toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.67-68)
Nội dung đường lối kinh tế nổi lên 7 vấn đề sau:
- Thứ nhất, Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN, xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của CNXH, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
- Thứ hai, Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ
sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
13
- Thứ ba, vừa phát triển kinh tế TW, vừa phát triển kinh tế địa phương,
kết hợp kinh tế TW với kinh tế địa phương trong cơ cấu kinh tế quốc dân
thống nhất.
- Thứ tư, Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập, hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới.
- Thứ năm, Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
- Thứ sáu, tăng cường mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với các nước
trên thế giới.
- Thứ 7, mục tiêu phát triển kinh tế là làm cho nước Việt Nam trở thành
nước XHCN có công- nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên
tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.
* Tính đúng đắn của đường lối:
Gợi ý: Nghiên cứu cơ sở khoa học của đường lối (mục tiêu,
biện pháp đúng đắn ở chỗ nào?) cả lý luận và thực tiễn.
* Hạn chế của đường lối:
- Chưa nhấn mạnh được công việc bức thiết phải làm sau chiến tranh là
khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Một số chỉ tiêu không sát thực, thể hiện chủ quan duy ý chí.
Nguyên nhân: Thực tế là do tình độ nhận thức còn giản đơn về CNXH. Sao
chép dập khuôn máy móc, mô hình CNXH là từ bên ngoài, không nghiên cứu kỹ
thực tiễn đặc điểm nước ta.
2.4. Đảng chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980).
Trong kế hoạch 5 năm (1976-1980), Đại hội IV của Đảng đề ra hai mục
tiêu được xem là cơ bản và cấp bách đó là:
Thứ nhất, xây dựng một bước CSVCKT của CNXH, bước đầu hình thành
cơ cấu KT mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công- nông nghiệp.
Thứ hai, cải thiện một bước đời sống vật chất văn hoá của nhân dân
lao động
Để thực hiện mục tiêu trên, BCH TW đã có nhiều Hội nghị chuyên đề bàn
về kinh tế.

14
2.4.1. Các Nghị quyết BCHTW
- NQTW hai (tháng 7-1977) bàn về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- NQTW ba (12-1977) bàn về kế hoạch kinh tế năm 1978, về khắc phục trì
trệ trong sản xuất và quản lý kinh tế.
- NQTW năm (12-1978) và NQTW 6 (8-1979) tiến hành đổi mới từng
thành phần kinh tế- xã hội.
2.4.2. Kết quả (Xem Giáo trình, Sđd, tr.345-347). Gợi ý:
* Thành tựu:
- Đối với cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam:
+ Đối với công nghiệp tư bản tư doanh.
+ Đối với tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Đối với thương nghiệp.
- Đối với công tác cải tạo XHCN và củng cố QHSX trong nông nghiệp ở
miền Bắc.
- Trên phạm vi cả nước: Những thành tựu về sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, công tác xây dựng Đảng và công tác đối ngoại…
* Hạn chế:
- Những hạn chế từ mô hình hợp tác xã lớn và tập trung.
- Việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Đại hội IV đều không đạt.
* Nguyên nhân: Có cả khách quan và chủ quan
- Chủ quan:
+ Do sai lầm, khuyết điểm, duy ý chí trong quá trình lãnh đạo và quản lý KT
+ Nhận thức lý luận và thực tế chưa chuẩn xác, nóng vội trong cải tạo
XHCN. (cải tạo nông nghiệp và Tư sản tư doanh ở miền Nam).
+ Chưa tôn trọng quy luật khách quan nhất là quy luật QHSX phải phù hợp
với tính chất và trình độ của LLSX. Quy luật sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị…
Thiên về xây dựng công nghiệp nặng, xây dựng cơ bản, không giải quyết
vấn đề lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng. Chậm xoá bỏ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, buông lỏng pháp luật, buông lỏng công cụ chuyên chính đối
với những kẻ vi phạm pháp luật nhà nước.

15
- Khách quan:
+ Nền kinh tế nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, lại phải chịu những hậu quả
nặng nề của chiến tranh lâu dài của chủ nghĩa thực dân.
+ Vết thương cũ chưa lành, lại phải chịu thêm những tàn phá mới của chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc, thiên tai lớn dồn dập xảy ra. Thời kỳ này ta gặp liên tiếp
những khó khăn, đúng là:
“Lụt Bắc lụt Nam máu tràn biên giới
Tay chống trời, tay giữ đất căng gân”
III. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐÁNH THẮNG HAI CUỘC CHIẾN TRANH
XÂM LƯỢC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM VÀ PHÍA BẮC TỔ QUỐC
3.1. Đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam
3.1.1. Nguyên nhân
- Tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia đã thi hành chính sách cực kỳ phản động
ở trong nước và chính sách thù địch chống Việt Nam.
Sau Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất
hiện nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân của sự mâu thuẫn thì có
nhiều, nhưng cơ bản là do Trung Quốc đã lợi dụng vấn đề lịch
sử…, đứng đằng sau hậu thuẫn cho Pôn Pốt. Trong thời gian
này quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi, Trung
Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam, đồng thời rút dần
chuyên gia về nước, cùng với đó lại cử cố vấn Trung Quốc
sang Campuchia và tăng cường viện trợ quân sự cho lực
lượng vũ trang Khmer Đỏ.
- Từ ngày 3-5-1975 chính quyền Pôn Pốt đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú
Quốc và sau đó chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam.
Ngày 20-5-1975 TVTW Đảng Pôn Pốt họp quyết định 3
chủ trương lớn, trong đó có 1 chủ trương là: xác định Việt
Nam là kẻ thù số 1, kẻ thù truyền kiếp. (Hai chủ trương khác
là: Làm sạch nội bộ nhân dân và xây dựng xã hội mới của
Campuchia không chợ, không tiền, không trường học, không
trí thức, không tôn giáo, không đô thị).
16
- Từ tháng 4-1977, chính quyền Pôn Pốt tiến hành cuộc chiến tranh quy mô
lớn chống Việt Nam.
Tháng 4 năm 1977, quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu 10 km
vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn
sát một số lớn dân thường. Tháng 10 quân Khmer Đỏ tiếp tục tấn
công, tiến sâu đến 15 km trong lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản của
Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam. Trong nghị quyết
của họ có ghi: “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt
vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20
năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để
tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam” (Dân số nước ta lúc đó hơn 50
triệu người). Pol Pot đã cho quân liên tục tấn công vào lãnh thổ
Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km. Trong các đợt tấn công
đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, ví
dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978.
Đứng trước hành động thù địch của tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia, Việt
Nam đã nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm phán để giải quyết bằng con đường
thương lượng, nhưng họ đã khước từ.
Để bảo vệ Tổ quốc, từ đầu tháng 12-1977 đến đầu tháng 1-
1978, quân dân ta đã mở chiến dịch lớn đánh đuổi quân Pôn Pốt.
3.1.2. Diễn biến
- Cuối năm 1978 chính quyền Pôn Pốt đã huy động 19 sư đoàn (trong tổng số
23 sư) về biên giới phía Đông mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 23-
12-1978 họ đã đưa 3 sư đoàn vượt biên giới tấn công vào vùng Bến Sỏi, Bến
Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh, với mục tiêu nhanh chóng chiếm Tây Ninh và tiến về
thành phố Hồ Chí Minh.
Lúc này Khmer Đỏ được sự trang bị và hậu thuẫn của
Trung Quốc, đã cho quân tiến công xâm lược Việt Nam trên
toàn tuyến biên giới. Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã
thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm
với người Khmer.
17
- Quân và dân ta đã kiên quyết đánh trả, đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước.
Ta đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân
Khmer. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại và không thể
phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn,
không một thị xã nào của ta bị chiếm.
- Ngày 26-12-1978 Bộ chỉ huy quân đội cách mạng Mặt trận đoàn kết dân
tộc cứu nước Campuchia quyết định phát động phong trào nổi dậy của quần
chúng, đồng thời kêu gọi quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân
Campuchia tiêu diệt bè lũ diệt chủng.
- Đáp lời kêu gọi của mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia, quân tình
nguyện Việt Nam đã tiến công truy quét quân xâm lược diệt chủng.
Ta đã huy động một lực lượng mạnh và quyết định mở
chiến dịch biên giới. Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là tướng Lê
Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm:
Quân đoàn 2 của thượng tướng Nguyễn Hữu An, chính uỷ Lê
Linh, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh
8 từ Tịnh Biên (An Giang – Hà Tiên) đánh theo hướng Tây để hỗ
trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và
vùng duyên hải Đông Nam Campuchia.
Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn 10, 31,
320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh
Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng Đông Bắc Campuchia.
Quân đoàn 4 của thượng tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn
7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết
giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn
Khmer thân Việt Nam (UFNSK), hướng tấn công từ hướng Tây và
Tây Nam Tây Ninh.
Quân khu 5: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc
công 198, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu
diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.

18
Quân khu 7: gồm Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công
117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như
Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây
Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn
26 thiết giáp, 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc tỉnh Tây
Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân dọc theo
Quốc lộ 13 và Quốc lộ 7 đánh chiếm Kratié và Kampong Cham.
Quân khu 9: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339, tấn công từ khu vực Tịnh
Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh
Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ
126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 đổ bộ vào vùng duyên hải
Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville
trên bán đảo Kampong Som.
Đoàn 901 không quân
- Ngày 7-1-1979 Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nhân dân
Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
- Ngày 18-2-1979 Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị
hợp tác. Theo nội dung hiệp ước, quân đội Việt Nam tiếp tục có mặt ở
Campuchia để cùng phía bạn bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn và toàn vẹn lãnh
thổ 2 nước.
Tới mùa xuân 1981, hiến pháp mới của Campuchia được
thông qua, sau đó là cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra 117 đại biểu
quốc hội. Hun Sen được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao, Heng
Samrin làm Chủ tịch nước. Ba sư đoàn mới được thành lập và đặt
dưới Bộ Quốc phòng, nhưng an ninh vẫn được duy trì chủ yếu dựa
vào sự hiện diện của 180.000 quân Việt Nam mà lực lượng chủ
chốt là Quân đoàn 4 do tướng Lê Đức Anh chỉ huy. Tuy vậy, chính
quyền này không được các nước phương Tây, Trung Quốc và khối
ASEAN công nhận, họ tiếp tục công nhận chính phủ của Pol Pot.

19
3.1.3. Kết quả, ý nghĩa
Ta đã đẩy lùi quân xâm lược Pôn Pốt ra khỏi bờ cõi đất nước, đồng thời làm
tròn nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia chống lại hoạ diệt chủng.
Hành động chính đáng của quân tình nguyện Việt Nam một lần nữa thể
hiện tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung vì lợi ích hai dân tộc.
3.2. Đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc
3.2.1. Nguyên nhân
- Từ xa xưa, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là đối tượng để thôn tính, bành
trướng và xâm lược.
- Từ năm 1968, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu
xuất hiện những rạn nứt, bất đồng, đến đầu những năm 1970 thì những rạn nứt,
bất đồng trong mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trở nên rõ rệt.
Những rạn nứt bất đồng xung quanh vấn đề ta quan hệ với
Liên Xô và vấn đề ta đánh Mỹ. Khi Liên Xô và Trung Quốc đang
mâu thuẫn, bất hoà, Trung Quốc muốn lôi ta chống Liên Xô
nhưng ta nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả
Moskva lẫn Bắc Kinh
Về vấn đề ta đánh Mỹ: Trung Quốc muốn ta chỉ tiếp tục
chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi ta muốn
tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc; ta muốn trực
tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào
làm trung gian, trong khi đó Trung Quốc phản đối.
Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh thăm Trung
Quốc, Trung Quốc và Mỹ đã có sự thỏa thuận với nhau, trong đó
có những điều khoản Mỹ sẽ cho Trung Quốc một số quyền lợi, đổi
lại, Trung Quốc sẽ cắt giảm viện trợ cho Việt Nam và làm ngơ cho
Mỹ đánh Việt Nam. Từ đó viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam
giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên
Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối
tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.  Ta không chấp nhận vấn
đề này, trái lại trong quan hệ ngoại giao với Liên Xô, ta xác định
Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của ta.
20
- Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài
giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình
+ Lợi dụng thời cơ khi ta vừa kết thúc chiến tranh Trung
Quốc đã sử dụng Campuchia để thực hiện âm mưu nhưng không
thành buộc Trung Quốc phải bộc lộ ý đồ phát động chiến tranh
xâm lược nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
+ Với Campuchia ta đưa quân sang để đánh bọn diệt
chủng nhưng ta bám trụ ở Campuchia quá lâu nên thế giới nhìn
ta bằng con mắt xâm lược, Trung Quốc cho là bám gót Liên
Xô, được Liên Xô ủng hộ làm tiểu bá trong khu vực.--> Trung
Quốc đánh ta nhằm buộc ta rút quân khỏi Campuchia, hòng
cứu vãn Pôn Pốt.
+ Trung quốc lợi dụng những sai lầm trong đường lối đối
ngoại của Đảng ta. Đối với TQ ta thiếu bình tĩnh để đưa ra những
giải pháp tốt hơn, ta đã công khai tuyên truyền Trung Quốc là kẻ
thù số 1, Trung Quốc cho rằng ta lấy oán báo ơn….
3.2.2. Diễn biến
- Ngày 17-2-1979 Trung Quốc tấn công toàn tuyến Biên giới phía Bắc Việt
Nam dài 1400 km bao gồm 6 tỉnh từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái
(Quảng Ninh), có nơi tiến sân vào lãnh thổ Việt Nam 50 km.
Về tương quan so sánh lực lượng:
Trung Quốc huy động 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc
lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn
pháo binh, phòng không.
Về phía ta: Phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang
chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư
đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ
đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực
lượng tinh nhuệ nhất của phía ta đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại
Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa). Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà
Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.

21
Diễn biến
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc
khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến
biên giới. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ
trợ. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang
theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với lực lượng
người Việt gốc Hoa lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã
ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của ta
từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật
cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các
chốt, trận địa pháo.
Các khu vực dân cư của ta chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn
công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn
và Móng Cái
- Quân và dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã buộc
phải chiến đấu tự vệ và kiên quyết giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa
và biển người, Trung Quốc đã tiến được vào sâu trong lãnh thổ ta
hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Tuy nhiên, sang ngày
18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn, quân và dân ta chiến đấu
anh dũng với tinh thần chiến đấu cao, quân Trung Quốc hầu như
không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội
hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại
các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng
Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc.
Quân và dân ta với lực lượng ít hơn địch nhiều lần nhưng
đã chiến đấu kiên cường và giáng cho chúng những thất bại
nặng nề: Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một
trung đoàn của ta cầm chân trong 1 tuần. Tại Quảng Ninh, một
trung đội của ta đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn
Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên
giới, gây thương vong cho 360 tên.
22
- Nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới ủng hộ cuộc
chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam.
Trung Quốc cũng tuyên truyền với thế giới về mục đích
họ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ta là cuộc chiến tranh
hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục
tiêu giới hạn.
Cuộc chiến đấu tự vệ của ta được nhân dân yêu chuộng hoà
bình và công lý trên toàn thế giới ủng hộ, ta nhận được sự giúp đỡ
to lớn từ bạn bè quốc tế, trong đó đặc biệt là Liên Xô. Ngày 18
tháng 2, Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, thúc giục
Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đòi Trung Quốc rút
quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên
Xô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ
bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt
"cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về lòng
trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô-Việt. Ngày
19-2-1979 nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội,
Liên Xô yêu cầu Trung Quốc rút quân, đồng thời cũng viện trợ
gấp vũ khí cho ta qua cảng Hải Phòng, và dùng máy bay vận tải
chuyển một số sư đoàn chủ lực của ta từ Campuchia về. Ngày 21-
2 Liên Xô cho một tuần dương hạm Sverdlov và một khu
hạm Krivak của Liên Xô rời cảng tiến về phía vùng biển Việt
Nam.
Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị
quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đòi Trung Quốc rút
quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, và kêu gọi cấm
vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Đêm hôm Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba cảnh báo
Trung Quốc là nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam, kể cả việc đưa quân
đến nếu cần.

23
- Ngày 5-3-1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân và đến 18-3-1979 đã rút
hết quân về nước.
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn
thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân.
Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân
khỏi Việt Nam.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp
diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết,
chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc,
xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc
đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em,
trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng
hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian
chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá huỷ một cách có hệ thống
toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các
thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,...
Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp
diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985. Năm
1984, quân Trung Quốc dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn
công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-
tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3.2.3. Kết quả, ý nghĩa
- Ta đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, làm thất bại
mưu đồ bành chướng của Trung Quốc.
- Làm thất bại ý đồ của Trung Quốc trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ
trong cuộc chiến với Việt Nam.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc khẳng định tinh thần,
bản lĩnh và ý chí kiên cường bất khuất của quân và dân ta trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

24
IV. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (3-1982)
4.1. Đặc điểm tình hình, nhiệm vụ Đại hội
4.1.1. Đặc điểm tình hình
Sau Đại hội IV, quá trình ta tổ chức thực hiện đường lối cách mạng XHCN
do Đại hội IV xác định không mang lại những hiệu quả như mong muốn. Quá
trình chỉ đạo của Đảng đã bộc lộ tư tưởng nóng vội chủ quan. Tình hình kinh tế -
xã hội đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Biên giới và hải đảo rất căng thẳng.
Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận ta cả về kinh tế và chính trị…
Các nước XHCN ở đông Âu rơi vào trì trệ.
Trước tình hình khó khăn phức tạp đó đòi hỏi Đảng phải
có những giải pháp kịp thời. Đại hội V của Đảng được tiến
hành tại thủ đô Hà Nội từ ngày 15 đến 31-3-1982 đã tập
trung phân tích đánh giá những thành tựu, khó khăn, những
sai lầm, khuyết điểm, những kinh nghiệm từ thực tiễn của cả
nước và đề ra đường lối CM Việt Nam trong giai đoạn mới.
4.1.2. Nhiệm vụ Đại hội
- Kiểm điểm các hoạt động của Đảng từ Đại hội lần thứ IV, đánh giá những
thành tựu, khuyết điểm, phân tích thực trạng kinh tế- xã hội nước ta cùng những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Rút ra những bài học kinh nghiệm trong
cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc.
- Xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong giai đoạn mới.
- Cụ thể hoá đường lối Đại hội IV thành những chặng đường với những
nhiệm vụ và biện pháp sát hợp với yêu cầu và khả năng cho phép.
- Xác định cụ thể nội dung và cách thức công nghiệp hoá trong chặng
đường đầu tiên (Đây là điều mới và quan trọng của Đại hội lần này).
- Xác định mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-
1985).

25
4.2. Một số nội dung cơ bản của Đường lối
4.2.1. Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ quá
độ lên CNXH
* Nội dung hai nhiệm vụ chiến lược:
Xây dựng thành công CNXH và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
* Cơ sở khoa học của hai nhiệm vụ chiến lược:
- Lý luận:
+ Lênin nói: Một khi chúng ta bắt tay vào công cuộc lao động hoà bình,
chúng ta sẽ dồn sức mình để làm việc đó không ngừng, đồng thời hãy đề phòng,
chăm lo đến quốc phòng như chăm lo con ngươi của mắt.
+ Đây là vấn đề tất yếu, nó là quy luật chung của bất kỳ nước nào tiến hành
xây dựng CNXH khi mà chủ nghĩa đế quốc vẫn còn.
+ Đối với nước ta, 2 nhiệm vụ chiến lược đó vừa là tính quy luật chung,
vừa là bài học lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Thực tiễn:
+ Trên thế giới: ngay sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã
các nước đế quốc bao vây chống phá hòng tiêu diệt và xoá bỏ.
+ Ở Việt Nam, ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, chính
quyền non trẻ của ta đã phải đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”- sự
chống phá của các thế lực thù địch và nguy cơ mất chính quyền
Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cả nước
thống nhất, chúng ta bắt tay vào công cuộc cải tạo, xây dựng CNXH
trong cả nước thì đồng thời cũng phải tiến hành hai cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc.
* Vị trí, mối quan hệ của hai chiến lược:
Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau, trong đó nhiệm
vụ xây dựng CNXH được đặt lên hàng đầu trong khi không bao giờ được lơi
lỏng nhiệm vụ, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

26
4.2.2. Chặng đường đầu tiên của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá
độ đi lên CNXH.
* Thời gian của chặng đường đầu tiên:
Chặng đường đầu tiên bao gồm chặng đường 5 năm 1981-1985 và kéo dài
đến năm 1990.
* Cơ sở khoa học của việc xác định chặng đường đầu tiên
- Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin: tư tưởng cách mạng không ngừng của Lênin.
- Thực tiễn nước ta
* Mục tiêu kinh tế- xã hội tổng quát của chặng đường đầu tiên
Ổn định tình hình kinh tế- xã hội, ổn định đời sống của nhân dân.
* Nội dung công nghiệp hoá của chặng đường đầu tiên:
Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN; ra sức đẩy mạnh
sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng
quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp
nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.
* Ý nghĩa của việc xác định chặng đường đầu tiên
- Việc khẳng định trên thực tế CM đang ở chỗ nào trên con đường tiến lên
CNXH có ý nghĩa quyết định đến việc tìm ra và nắm những quy luật khách
quan; hoạch định chủ trương chính sách cho phù hợp với thực tiễn của CM
- Khẳng định chặng đường đầu tiên có nghĩa là thừa nhận TKQĐ lên
CNXH là một thời kỳ lâu dài.
- Thừa nhận CM đang ở chặng đường đầu tiên cũng có nghĩa là chống nôn
nóng chủ quan đốt cháy giai đoạn, đồng thời chống bảo thủ giáo điều không
chịu đổi mới.
4.3. Đảng chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm năm (1981-1985)
4.3.1. Một số Nghị quyết BCH TW (xem giáo trình từ tr.363-368).
Từ Đại hội V đến Đại hội VI, BCHTW đã tiến hành 11 cuộc
hội nghị, trong đó có 8 Hội nghị bàn về kinh tế- xã hội, trong đó
có thể nêu ra một số HNTW quan trọng sau:

27
- HNTW3 (tháng 12-1982): xác định mục tiêu cơ bản về kinh tế- xã hội 3
năm (1983-1985) là cơ bản ổn định được tình hình kinh tế- xã hội.
- HNTW4 (tháng 6-1983) bàn những vấn đề cấp bách về tư tưởng và tổ
chức bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế- xã hội.
- HNTW6 (tháng 7-1984) đã bàn sâu về phân phối, lưu thông.
Hội nghị cho rằng chính sách giá- lương- tiền không phù
hợp thực tế, thị trường tự do còn quá rộng, giá cả biến động
mạnh, hệ thống tiền lương có nhiều bất hợp lý, tài chính thiếu
hụt, đồng tiên liên tục mất giá.
Hội nghị nêu ra hai công việc cần làm ngay về phân phối,
lưu thông: Một là, đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý
chặt chẽ thị trường tự do. Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền
lương, tài chính cho phù hợp với thực tế.
- HNTW7 (tháng 12-1984) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1985.
- HNTW8 (tháng 6-1985) họp bàn chuyên về giá- lương- tiền.
Hội nghị cho rằng sau 10 năm giải phóng, tình hình đất
nước đã có nhiều thay đổi nhưng chính sách giá, lương và phân
phối, lưu thông vẫn chưa được giải quyết cơ bản. Hội nghị chủ
trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, thực hiện
đúng hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Đây là bước đột
phá quan trọng của quá trình hình thành đường lối đổi mới.
Ngày 14-9-1985, cuộc tổng điều chỉnh giá- lương- tiền lần thứ
hai bắt đầu bằng việc đổi tiền (1 đồng= 10 đồng cũ), ban hành một
số giá mới và tiền lương mới.  Tuy nhiên vấn đề này thực hiện
trên thực tế, chúng ta đã tiến hành vội vàng trong tình hình chưa
chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt là một sai lầm. Hậu quả lớn nhất của
cuộc cải cách giá- lương- tiền lần này là dẫn đến tình trạng lạm phát
“phi mã” trong 3 năm 1986-1988.
- HNTW9 (tháng 12-1985) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1986.

28
4.3.2. Mục tiêu của kế hoạch
Mục tiêu kế hoạch 1981-1985 đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế- xã
hội, ổn định đời sống của nhân dân.
4.3.3. Kết quả
* Thành tựu- nguyên nhân.
- Thành tựu:
+ Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã ngăn chặn được đà giảm sút
của những năm 1979-1980, từ năm 1981 trở đi đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt.
Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,9% (so với 1,9%
thời kỳ 1976-1980); sản lượng lương thực tăng lên 17 triệu tấn
(so với 13,4 triệu tấn thời kỳ 1976-1980). Sản xuất công nghiệp
tăng bình quân hàng năm 6,4% (so với 0,4% trong những năm
trước).
+ Đã xây dựng được một số cơ sở vật chất- kỹ thuật (công trình nhà máy
Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Trị An). Năng lực sản xuất được tăng thêm rõ
rệt, nhất là trên các lĩnh vực như sản xuất điện, than, xi măng….
+ Công cuộc cải tạo XHCN đã tiến thêm một bước.
Đại bộ phận nông dân Nam Bộ đi vào con đường làm ăn tập
thể. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có tiến bộ trong sự nghiệp
xây dựng cuộc sống mới. Tình hình đời sống văn hoá, xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực.
+ Củng cố được thế trận chiến tranh nhân dân và cơ sở chính trị ở những
địa bàn xung yếu.
- Nguyên nhân của thành tựu:
+ Thứ nhất, những thành tựu đó được bắt nguồn từ đường lối chung và
đường lối kinh tế được xác định tại Đại hội IV và Đại hội V phát triển; gắn liền
với chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
+ Thứ hai, tinh thần lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.
+ Thứ ba, ta nhận được sự giúp đỡ quý báu của các nước XHCN anh em,
các nước bầu bạn và tổ chức quốc tế.

29
* Hạn chế- nguyên nhân
- Hạn chế: Tình hình kinh tế- xã hội của nước ta vẫn còn khó khăn.
+ Sản xuất tăng chậm không tương ứng với khả năng vốn có. Hiệu quả sản
xuất và đầu tư thấp.
+ Một số chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch 5 năm không đạt ảnh hưởng
đến toàn bộ đời sống của nhân dân.
+ Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt lại bị lãng phí trong sử dụng.
+ Phân phối lưu thông rối ren, căng thẳng. Vật giá tăng nhanh, ngân sách
thâm hụt, nạn lạm phát tăng.
+ Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt lại
gay gắt hơn trước.
+ Quan hệ xã hội XHCN chậm được củng cố.
+ Đời sống nhân dân, nhất là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang
gặp nhiều khó khăn.
+ Tiêu cực trong xã hội phát triển.
Nhìn chung: Mục tiêu kế hoạch 81-85 đề ra là cơ bản ổn định tình hình
kinh tế- xã hội, ổn định đời sống của nhân dân chưa thực hiện được.
- Nguyên nhân
+ Khách quan: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn quá yếu, năng lượng vật tư,
ngoại tệ thiếu nghiêm trọng, thiên tai liên tiếp xảy ra, thêm vào đó là kẻ địch phá
hoại nhiều mặt.
+ Chủ quan: Trong lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng và Nhà nước phạm nhiều sai
lầm khuyết điểm trong việc đề ra các mục tiêu và bước đi lên trong xây dựng cơ
sở vật chất, kỹ thuật.
Cơ chế quản lý kinh tế: Nóng vội, bảo thủ, trì trệ, tập trung quan liêu bao
cấp vẫn còn.
Thực trạng đất nước trên đây đòi hỏi phải đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng phải có những quyết sách đúng đắn để ổn định tình hình
KT-XH của đất nước, đưa đất nước phát triển đi lên.

30
Kết Luận
Thời kỳ từ 1976-1986 là thời kỳ 10 năm đầu cả nước độc lập thống nhất
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua mười năm phấn đấu,
vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu
mới: nhanh chóng thống nhất nước nhà, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm
lược ở hai đầu biên giới, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng... Song
cũng từ thực tế của đất nước, Đại hội IV, Đại hội V của Đảng đã xác định và cụ
thể hoá đường lối chung, đường lối kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta, tạo tiền đề cơ sở cho quá trình nhận thức đổi mới và phát triển của
cách mạng trong chặng đường tiếp sau.
Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 1. Phân tích những đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam do Đại
hội Đảng IV (1976) xác định? Ý nghĩa?
Câu hỏi 2: Phân tích đường lối chung do Đại hội IV xác định?

31

You might also like