You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 3: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG VIỆC

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH


Câu hỏi: Phân tích, làm rõ vai trò chủ đạo của yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
a) Khái niệm nhân cách:
 Tâm lý học: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí cá nhân (khó hình thành
nhưng ổn định, khó mất đi), thể hiện bản sắc cá nhân và giá trị xã hội, phù hợp với yêu cầu của xã hội
và thời đại.

 Giáo dục học: Nhân cách là con người trên phương diện hoạt động.
Nhân cách là chủ thể của hoạt động có ý thức.
VD: Trẻ em bị tự kỉ → không có ý thức → không là nhân cách.

b) Sự phát triển nhân cách:


 Khái niệm: Là quá trình phát triển, trưởng thành của con người về tâm lý, ý thức song song với quá
trình phát triển thể chất theo đặc trưng lứa tuổi.

 Đặc điểm:
+ Quá trình phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố → không có nhân cách giống nhau.
+ Kết quả là sự thay đổi về chất trong trạng thái nhân cách.
VD: Ăn nói thay đổi → sự thay đổi về chất.
+ Xuất hiện các thành phần, các đặc điểm, phẩm chất nhân cách mới → sự thay đổi cấu trúc, mối
liên hệ giữa các thành phần của nhân cách.

 Cấu trúc của nhân cách:


2 mặt: Phẩm chất – năng lực (Đức – tài)
5 mặt: Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động
(Đạo đức – Trí tuệ – Thể lực – Thẩm mĩ – Kỹ năng)
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách:

 Yếu tố sinh học: + Nền móng, tiền đề vật chất.


+ Có tác động nhưng không phải là yếu tố quyết định.
+ Quyết định chiều hướng, tốc độ, nhịp độ.

 Yếu tố môi trường (Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng):
+ Tạo nên mục đích, động cơ.
+ Cung cấp điều kiện, phương tiện.

 Yếu tố hoạt động:


+ Giúp cải tạo những nét nhân cách của bản thân.
+ Giúp chiếm lĩnh kho tàng kinh nghiệm xã hội.
+ Biến những năng lực, phẩm chất → sản phẩm và làm phong phú thêm tinh thần.
+ Quyết định trực tiếp đến sự phát triển nhân cách.

 Yếu tố giáo dục:


GD gia đình → nền tảng
 Nội dung: GD nhà trường → chủ đạo
GD xã hội → điều kiện, hỗ trợ
Đặc trưng:
GD gia đình GD nhà trường GD xã hội
+ Dựa trên MQH huyết thống + Do đội ngũ nhà GD chuyên + Bổ sung một số lĩnh vực, nội
→ người thân có quyền nghiệp thực hiện. dung.
→ trẻ dễ dàng chấp nhận. + Mang tính khoa học: có hệ + Không có hệ thống bài bản.
+ Dựa trên kinh nghiệm, truyền thống, tổ chức, phương pháp, + Đánh đổi để có được bài học.
thống, thói quen. nội dung. + GD liên tục, thường xuyên.
+ Bị chi phối bởi tình cảm → + Có khuôn khổ, kiểm tra, đánh
tình thân. giá chặt chẽ.
+ Lực lượng sớm nhất, liên tục, + Có thời hạn.
thường xuyên nhất.

 Vai trò  chủ đạo:

VHXH

 Thế hệ trước thế hệ sau.


GD

 Vạch ra chiều hướng, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
theo chiều hướng đó.
 Uốn nắn, điều chỉnh những sai lệch trong nhân cách (GD lại).
 Can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác.

 GD → Sinh học:
+ Đem lại cái mà yếu tố sinh học không thể đem lại được. 
Ví dụ: Trẻ con không cần yếu tố giáo dục, đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi sẽ biết nói → yếu
tố bẩm sinh – di truyền đem lại nhưng trẻ không thể tự biết đọc, biết viết nếu không được
dạy → chỉ có yếu tố giáo dục mới có thể đem lại.
+ Phát huy những tác động tích cực của yếu tố sinh học, bộc lộ sớm những nét tích
cực trong nhân cách.
Ví dụ: Những trẻ em, học sinh có tư chất → sự kết hợp những đặc điểm giải phẫu và
những điểm chức năng tâm – sinh lí → trong một lĩnh vực với tác động giáo dục có thể
phát triển năng khiếu về lĩnh vực đó (toán, văn, âm nhạc…).

+ Rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.

+ Bù đắp những thiếu hụt do bẩm sinh đem lại. 


Ví dụ: đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp giáo dục chuyên biệt
như sử dụng chữ nổi đối với trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ bị câm điếc bẩm
sinh.
Phát triển mặt nghệ thuật như âm nhạc đối với người khiếm thị.

 GD → Môi trường:
+ MTTN: Trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường → khắc phục được sự mất cân
bằng sinh thái → môi trường trong lành, đẹp đẽ.
+ MTXH:
o Uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội
gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. 
Ví dụ: đối với những trẻ suy thoái nhân cách ( nhiễm thói hư tật xấu, vi phạm pháp luật)
có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc so với các chuẩn mực xã hội
của các em bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt.
o Tác động đến MTXH thông qua các chức năng: KT – XH, CT – XH, TT – VH
của GD.
o Tạo ra môi trường sống tích cực, lành mạnh, giúp người được GD phát triển
thuận lợi.

 GD → Hoạt động:
+ Tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh → phát triển những
phẩm chất và năng lực cá nhân.
+ Xây dựng động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động giao tiếp.
+ Định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi.

 Giáo dục có vai trò cực kì to lớn, nhưng giáo dục không vạn năng và học sinh
không chịu sự tác động của giáo dục một cách thụ động. Giáo dục không thể “đem
cho” và học sinh không chỉ “đón nhận”. Nhân cách học sinh không phải chỉ là sản
phẩm trực tiếp của giáo dục. Vì vậy, giáo dục chỉ có thể phát huy tối đa vai trò chủ
đạo trong điều kiện tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động và giao tiếp
với tư cách chủ thể. Hoạt động tích cực của chủ thể là yếu tố quyết định trực tiếp
của sự hình thành nhân cách.

 Yêu cầu:
+ Nhà GD phải có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.
+ Xác định kế hoạch khoa học, chính xác.
+ Điều chỉnh, uốn nắn quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố GD.
+ Tổ chức GD phù hợp với đối tượng, với điều kiện để phát huy tác dụng.
+ Kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
+ Kết hợp GD với các yếu tố khác: môi trường, sinh học, tự GD, …

You might also like