You are on page 1of 11

HỌC VIỆN CÁN BỘ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN TÂM LÝ HỌC

ĐỀ BÀI: CÂU SỐ 1

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.GVCC. Đinh Phương Duy


Sinh viên: Bùi Phương Hoài MSSV:212040039
Lớp: K6-CTXH

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021

1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình theo học môn Tâm lý học em cảm thấy mình tiếp
thu được rất nhiều kiến thức khác nhau và nhiều bài học bổ ích . Cũng
như em có thể hiểu thêm về mọi sự vật hiện tượng xung quanh theo một
góc nhìn mới, và nhìn nhận tốt hơn các vấn đề đó. Em nghĩ rằng sau này
những kiến thức này sẽ giúp em áp dụng rất nhiều vào thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn Học viện cán bộ thành phố Hồ Chí Minh. Em
xin cảm ơn ban giám đốc Học viện và các bộ phận ban ngành có liên
quan đã tạo điều kiện cho em tiếp cận với môn học này.
Tiếp theo em xin cảm ơn thầy Đinh Phương Duy là giảng viên của môn
học này. Cảm ơn thầy vì đã hướng dẫn và giảng dạy hết sức tận tình và
đã lồng ghép các ví dụ thực tế vào trong bài giảng để giúp em có thể dễ
tiếp nhận kiến thức và có thể hiểu biết thêm những kiến thức mới và
những vấn đề mới mẻ hơn
Em xin kính chúc ban lãnh đạo Học viện và quý thầy cô có thật nhiều
sức khỏe và thành công trong công việc của của mình!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2021

2
ĐỀ BÀI: Trên cơ sở kiến thức tâm lý học hãy lựa chọn trình bày những nội dung
cơ bản về 1 chủ đề mình quan tâm và nêu ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.

BÀI LÀM
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mọi cử chỉ mọi hành động mà ta thể hiện ra bên ngoài nó đều xuất phát từ bên
trong chính bản thân của mỗi con người chúng ta. Vì thế không ai có thể phủ nhận
rằng mình đang không có tình cảm đối với việc mình đang làm vì nếu không có
tình cảm thì bạn đã không bắt đầu làm việc .Lí do em chọn chủ đề này bởi vì em
nghĩ nó gần với thực tế nhất,bản thân em cũng có thể lấy những kinh nghiệm,
những trải nghiệm của mình để phân tích và tìm hiểu về chủ đề này khi kết hợp với
các tài liệu tham khảo mà mình có được hoặc các bài giảng mà các thầy cô đã
truyền lại cho em. Để từ sự phân tích này em có thể để biết thêm nhiều kiến thức
mới,kiến thức hay những thứ mà hóa ra lâu nay em cứ bị lầm tưởng nó là một
những ngộ nhận về mặt tình cảm .
NỘI DUNG
Trước tiên muốn tìm hiểu tình cảm thì ta phải đi vào phần cảm xúc
1) Cảm xúc
1.1) Khái niệm
Cảm xúc là sự rung động của bản thân con người đối với hiện thực, cũng như sự
rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tương hổ với
môi trường xung quanh và quá trình thỏa mãn nhu cầu của mình.
Cảm xúc cũng như các quá trình tâm lý khác xuất hiện có tính chất phản xạ, vì vậy
nó là sự phản ánh của thế giới hiện thực tác động vào con người cảm xúc là một
hình thức đặc biệt là sự phản ánh quá trình thực tế tác động lẫn nhau giữa con
người với môi trường xung quanh nhưng khác với quá trình trí tuệ như cảm giác, tri
giác, tư duy ,….cảm xúc chỉ phản ánh những mặt hiện thực được nổi bật lên như
một quá trình thực tế tác động lẫn nhau giữa con người với môi trường khi các nhu
cầu của họ được thỏa mãn.
Ví dụ bạn đang đói mà người ta cho mình một ổ bánh mì thì ta vui vì được ăn là
đang làm thỏa mãn sự đói của ta nó khiến ta trở nên vui hơn
1.2) Đặc điểm của cảm xúc

3
Biểu hiện ra bên ngoài: người ta cảm giác cảm xúc, thông qua ngôn ngữ cách diễn
đạt muốn làm thay đổi về mặt sinh lý.
Ví dụ :khi ta giận quá thì người ta trở nên nóng hơn và mặt ta trở nên tím tái.
Đa dạng và phong phú cảm xúc thì có rất nhiều loại khác nhau
Dấu hiệu bộc lộ khác nhau tùy theo loại cảm xúc
Ví dụ:Khi ta vui thì nét mặt trở nên tươi tắn hẳn. Còn khi ta tức giận thì hành vi ta
tạo ra sẽ trở nên cộc cằn và thô lỗ hơn ngay cả lời nói cũng vậy.
1.3) Vai trò của cảm xúc
1.3.1) Cảm xúc như một hình thức thích ứng với hoàn cảnh xung
Là một cơ chế chế giúp con người tự cân bằng đời sống tâm lý giúp con người biết
cách xác định phương hướng hành động sau đó.
Ví dụ khi tao quá buồn và tuyệt vọng thì ta muốn khóc để vơi đi nỗi buồn của chính
bản thân mình.
1.3.2)Cảm xúc có vai trò kích thích hành động.
Cảm xúc gắn liền với những nhu cầu động lực của sự phát triển và nguyên nhân
của những xáo trộn tâm lý tạm thời.
Ví dụ Bản thân ta khi quá hào hứng với việc đi đến bữa tiệc sinh nhật của một ai
đó. Nó thúc đẩy ta phải giải quyết xong công việc của bản thân mình ở thời điểm
hiện tại rồi mau chóng về nhà sửa soạn chạy xe đến bữa tiệc một cách nhanh chóng
nhất.
1.3.3) cảm xúc đóng vai trò tích cực trong quá trình giao tiếp.
Cảm xúc mang lại cho con người ngôn ngữ truyền cảm, con người biểu lộ thái
độ ,cảm xúc của mình đối với người khác với các sự kiện, hiện tượng khác nhau
bằng cử điệu cử chỉ điệu bộ do đó gây nên phản ứng đáp lại của người khác.
Ví dụ khuya đó thông báo cho bạn một tin vui về điểm kiểm tra cuối kì của bạn thì
bạn sẽ thể hiện sự vui mừng qua khuôn mặt bằng việc nở nụ cười,qua cử chỉ và
hành động có thể ôm chầm lấy người báo tin hoặc tay chân luống cuống vì quá vui.
Đó là cách mà ta phản ứng lại sự vui mừng đó.
1.4) Các loại cảm xúc
Như là vui, buồn, tức giận, hào hứng ,lo lắng, bồn chồn,…..
2)Tình cảm
4
2.1) Khái niệm
Tình cảm là thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với sự vật hiện tượng hiện
thực khách quan có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm cũng phản
ánh hiện thực khách quan và mang tính chất chủ thể sâu sắc nhưng có những đặc
điểm riêng khác biệt so với phản ánh trong nhận thức.
Tình cảm là những rung động cảm xúc mạnh hơn tâm trạng nhưng lại yếu hơn xúc
động nhiều ,đó là những cảm xúc có cường độ trung bình nhưng đồng thời lại có
những cấu trúc tâm lý rõ ràng .Tình cảm không kéo dài lâu năm như tâm trạng mà
mang tính chất tiềm tàng, sâu lắng.
Ví dụ tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đối với ba mẹ của mình,….
2.2) Những đặc điểm của tình cảm.
2.2.1) Tính nhận thức.
Là chủ thể luôn luôn nhận thức được tình cảm mình muốn hướng tới một đối tượng
nào đó.
Ví dụ khi ta có tình cảm trước một bạn nào đó, thì ta sẽ cảm thấy hồi hộp khi ở gần
bạn đó và trở nên vui hơn khi mỗi ngày được gặp bạn đó và cảm thấy hụt hẫng khi
không nhìn thấy người đó .
2.2.2) Tính đối tượng.
Luôn luôn hướng tới một đối tượng cụ thể xác định được đối tượng.
Ví dụ khi ta có sở thích nuôi mèo thì đi bất cứ đâu,hay làm gì thì ta cũng luôn luôn
tìm hiểu những thứ có liên quan đến những con mèo như là cách chăm sóc ,các loại
thức ăn phù hợp, cách để vui chơi với mèo…..
2.2.3) Tính ổn định
Luôn luôn có tình cảm không bị tác động mà làm mất nó.
Ví dụ cha mẹ luôn yêu thương con cái của họ dù cho con mình nó có là người như
thế nào, là một người thành công hay là một kẻ thất bại, là một đứa giỏi giang hay
là một đứa ngu dốt .Tình cảm này không bao giờ mai một theo thời gian.
2.2.4) Tính xã hội.
Tình cảm mang tính chất xã hội lan tỏa ,chức năng tình cảm bị chi phối bởi các giá
trị xã hội khi xã hội thay đổi thì tình cảm cũng dần thay đổi theo.

5
Ví dụ : Khi ta tham gia câu lạc bộ nhảy Nó khiến bản thân ta phải thay đổi theo môi
trường làm việc này ta phải năng động hơn, tích cực hơn ,vui tươi hơn, sáng tạo
hơn ,chăm chỉ rèn luyện hơn, và đặc biệt hòa đồng hơn với mọi người.
2.3 Các loại tình cảm.
2.3.1) Tình cảm cấp thấp.
Loại tình cảm ngày liên quan chủ yếu đến các quá trình sinh học trong cơ thể liên
quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên của con người.
Ví dụ khi ta khát nước ta chỉ cần được uống nước để giải khát ,điều đó đã thỏa mãn
nhu cầu của cơ thể ngay lúc đó.
2.3.2) Tình cảm cấp cao.
Tình cảm đạo đức.
Được hiểu là thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo đức trong xã hội trong
quan hệ giữa người với người. Các tình cảm đạo đức gắn chặt với thế giới quan của
con người với các ý nghĩ, tư tưởng ,nguyên tắc và truyền thống của họ.
Ví dụ chúng ta đau buồn trước những mất mát của những người đã hy sinh và các
nạn nhân của dịch covid 19.
Tình cảm trí tuệ
Là tình cảm gắn với hoạt động nhận thức của con người về chúng nảy sinh trong
quá trình học tập và hoạt động khoa học cũng như trong hoạt động sáng tạo các
môn khoa học và kỹ thuật khác nhau.
Ví dụ khi ta giải 1 bài toán khó khi ngồi suy nghĩ nhiều giờ để làm bài toán đó mà
chợt chúng ta nhận ra ý tưởng để giải bài tập đó và chúng ta khai thác và triển khai
cách làm cho bài toán đó.
Tình cảm thẩm mỹ.
Được hình thành do vẻ đẹp hay sự xấu xí của đối tượng được tri giác tạo nên. Có
thể mang tính chất nhận thức khi chúng xuất hiện gắn với sự tri giác hiện thực
khách quan chúng có thể trở nên tích cực khi tham gia một cách hữu cơ vào hoạt
động con người.
Ví dụ : Bạn quan niệm cái đẹp là sự nhẹ nhàng, thanh khiết, trong sáng những thứ
đơn giản . Thì thứ nào đó được bạn đánh giá mà có liên quan đến những tiêu chí
bạn đưa ra thì nó sẽ là cái đẹp còn những thứ sai lệch với với tiêu chí của bạn thì sẽ
trở nên hết sức tầm thường và kỳ lạ đối với bạn. Đối với bạn một chiếc váy đẹp là

6
một chiếc váy đơn giản có màu sắc tươi sáng thể hiện sự thanh trong ,thuần
túy.Còn những chiếc váy màu tối với đường nét cứng ngắt,thô kệch sẽ khiến bạn
cảm thấy nó không có sức hút,sức ảnh hưởng cũng như là không có 1 vẻ đẹp nhất
định trong mắt mình.
Tình yêu (đôi lứa).
Tình yêu được hiểu như một phạm trù vĩnh hằng.Tình yêu đẹp có vai trò rất lớn
trong đời sống con người nói chung và tuổi trẻ nói riêng.
Tình yêu là động lực thúc đẩy con người hoạt động rất mạnh mẽ nếu tình yêu xuất
phát từ những cảm xúc lành mạnh và được hồi đáp dưới một môi trường trong sáng
Những đặc điểm của tình yêu
Tình yêu không phải là trạng thái tình cảm bình thường,đơn thuần.
Tình yêu là nguồn sức mạnh tác động đến toàn bộ cuộc sống,hoạt động và sức sáng
tạo của con người
Chỉ dành cho 1 người duy nhất,có tính bền vững tương đối,không phân biệt dân tộc
tôn giáo,văn hoá tình yêu.
Ví dụ: khi yêu một người thì ta chỉ hướng vào đúng một người đó đem hết tình cảm
cho người đó,xác định được mối quan hệ này sẽ là lâu dài,để từ đó có thể giải quyết
các xung đột không đáng kể,lấy tình yêu của mình dành cho người đó làm động lực
học tập, làm việc,kiếm tiền…và dù cho người đó có khác quốc gia, khác luôn nền
văn hoá địa phương nơi người đó sống thì ta sẽ tập dần thích ứng và trao đổi những
khó khăn trong quá trình yêu đương để cả 2 cùng cải thiện.Mục đích khi yêu là trao
cho nhau những điều tốt đẹp nhất cho đối phương tại sao lại để những rào cản đó
làm trở ngại tình yêu đôi lứa.
2.4) Vai trò của tình cảm
Với nhận thức tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi
chân lý, ngược lại,nhận thức là cơ sở của tình cảm,tình cảm là chất liệu của sáng
tạo nghệ thuật.
Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của con người và nó
đóng vai trò điều hoà,thiết lập trật tự cho cuộc sống.Giữa hai thái cực của sinh hoạt
ở con người,sự xung động và tình trạng quán tính tình cảm giữ cho chúng thế cân
xứng,thiếu tình cảm,con người sẽ rơi vào một trong hai thái cực và mất hết khả
năng thích nghi.
2.5) Các quy luật tình cảm

7
2.5.1) Quy luật di chuyển cảm xúc
Tình cảm có thể chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác hoặc từ nội dung này
sang nội dung khác tùy thuộc vào đối tượng tình cảm.
Ví dụ bạn đang rất tức giận về những điều không thuận lợi trong công việc của
mình sau đó khi về nhà bạn lại có thái độ tức giận đối với người nhà của mình.
2.5.2) Quy luật lây lan tình cảm
Tình cảm của người này có thể truyền lây sang người khác.
Ví dụ Trong gia đình bạn Bạn có một người bị nhiễm covid thì bản thân người đó
cảm thấy lo lắng, hoang mang, nhưng không dừng lại ở một mình người bị mà cả
nhà ai cũng cảm thấy không vui và cảm thấy bất an.
2.5.3) Quy luật tương phản.
Tình cảm có sự tác động qua lại với nhau ,sự xuất hiện hoặc suy yếu đi của một
tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc
nối tiếp nó.
Ví dụ giáo viên đang chấm bài với một loạt con điểm 7 ,8 cảm xúc đang rất vui cho
tới khi chấm ngay bài làm tệ đáng lẽ được 5 điểm nhưng về quy luật làm mất cảm
xúc nên giáo viên chỉ cho bài đó 3 điểm.
2.5.4) Quy luật pha trộn
Là sự kết hợp màu sắc âm tính và màu sắc dương tính của nó.Màu sắc âm tính còn
là nguồn gốc và điều kiện để nảy sinh các màu sắc dương tính. Tính pha trộn cho
phép hai loại tình cảm đối nghịch nhau có thể cùng tồn tại ở một con người không
loại trừ nhau, mà quy định lẫn nhau
Ví dụ :cha mẹ có thể tức giận với những hành động sai trái của con cái nhưng lại
vừa mềm lòng khi con cái nhận lỗi về phía của chính nó và xin tha lỗi.
2.5.5)Quy luật thích ứng tình cảm
Một tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi thì cuối
cùng sẽ bị suy yếu, chai sạn.
Ví dụ đầu tiên bạn không thích một người nào đó, có thể về nhiều yếu tố khác nhau
, nhưng do ngày nào cũng gặp và tiếp xúc với người đó thì dần dần sẽ nảy sinh tình
cảm với người đó.
2.5.6) Quy luật về sự hình thành tình cảm

8
Tình cảm được hình thành từ các cảm xúc, do các cảm xúc cùng loại được đồng
hình hóa nếu không có cảm xúc, vô cảm thì không có tình cảm gì cả. Tình cảm
được hình thành từ các cảm xúc nhưng khi đã hình thành thì tình cảm lại được thể
hiện qua các cảm xúc đa dạng và chi phối các cảm xúc.
Ví dụ ngay lần đầu gặp một giáo viên , ta thấy người đó truyền lại năng lượng tích
cực cho mình thì dần dần mình sẽ đánh giá giáo viên đó là một người có trình độ
cao .
Các quy luật đời sống tình cảm được thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng trong
cuộc sống của con người .Các quy luật này ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của
con người một cách tự nhiên trong nhiều trường hợp ,con người không thể nhận
biết được là họ đang bị các quy luật chi phối.
3) Liên hệ trong hoạt động thực tiễn.
Tình yêu dành cho cha mẹ.( Trong trường hợp khi gia đình bạn đang trong hoàn
cảnh không đủ đầy về mặt vật chất như bạn bè khác).
Tình cảm bạn dành cho cha mẹ sẽ lớn hơn nếu bạn đã thấu hiểu được nỗi vất vả của
cha mẹ đã phải gánh vác trên vai.
Cha mẹ là động lực để bạn đi học để vượt qua khó khăn hiện tại và xây dưng tương
lai tốt hơn cho bản thân và gia đình mình.
Đôi khi nhìn sự hy sinh của cha mẹ cho mẹ dành cho mình lại thấy thương họ
hơn,và muốn họ có cuộc sống tốt hơn.
Nhiều lúc ta lại quá để cảm xúc xấu bên ngoài làm ảnh hưởng rồi lại đem về áp lên
cha mẹ mình, để rồi người vô tội lại lãnh chịu hết mọi sự bực tức của mình.g
Cần phải chuyển hóa những suy nghĩ ,những nhận thức của mình, thành những
hành động cụ thể để biểu lộ tình cảm của chính bản thân mình dành cho cha mẹ .
Thay vì nói yêu họ thì mình hãy sống thật tốt để không trở thành gánh nặng của
chính gia đình mình và của xã hội.
Thay vì cảm thấy đau lòng vì cuộc sống vất vả của cha mẹ, thì hãy cố gắng học tập
hướng tới mục tiêu tươi sáng,để tạo một cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ và chính bản
thân mình.
Thay vì đem sự bực tức bên ngoài về trút lên cha mẹ .Thì mình hãy chia sẻ những
điều đó cho cha mẹ để họ lắng nghe và thấu hiểu cho mình.

9
Đôi khi ta chỉ cần dành một cái ôm ấm áp hay cử chỉ hành động nhỏ để thể hiện
tình cảm của mình dành cho cha mẹ là được.Quan tâm cha mẹ nhiều hơn để hiểu
hơn nỗi lòng của họ
Đừng cố đua đòi khi cha mẹ còn nghèo khó. Dù cho họ có nghèo khó họ vẫn cố
cho mình một cuộc sống đủ đầy nhất.Biết thương cho cha mẹ là đang tự thương
cho chính bản thân mình,vì còn cha còn mẹ là còn tất cả.Ta có thể yêu một người
đến mức không tưởng tượng được nhưng khi chia tay ta chỉ đau lòng vài ngày rồi
lại quên đi. Nhưng khi mất đi hai người quan trọng như cha và mẹ thì coi như bạn
đã mất đi một phần của cuộc đời mình,sống với niềm hạnh phúc không trọn vẹn và
yêu thương cũng chẳng còn đong đầy .
KẾT LUẬN
Tình cảm không thể tự sinh ra và cũng không thể tự mất đi.Đâu đó nó vẫn nằm
trong con người chúng ta quan trọng là chúng ta có biết để mà bộc lộ nó ra ngoài
hay không. Mà nếu đã bộc lộ thì hãy tránh những cảm xúc ,tình cảm tiêu cực, thay
vào đó hãy thể hiện ra bên ngoài những cảm xúc ,tình cảm tích cực để có thể lan
tỏa đến mọi ngườI xung quanh. Việc ta có thể có tình cảm với một điều gì đó hay
không thì hãy để thời gian trả lời cho tất cả. Bạn có thể dối lừa tất cả mọi thứ
nhưng bạn không thể dối lừa chính cảm xúc,tình cảm của chính mình.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

11

You might also like