You are on page 1of 3

http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.

lepham)

CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 11 - KHOÁ 2020


Thi online: KIỂM TRA NHÓM NITƠ – PHOTPHO (Đề 01)

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website http://hoc24h.vn/


[Truy cập tab: Khóa Học – Khoá: CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 11 - KHOÁ 2020]

Câu 1. [ID: 46546] Cho chất X vào dung dịch NaOH đun nóng thu được khí Y; cho chất rắn X vào dung dịch
HCl sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu hóa nâu trong không khí. Nhiệt phân X trong điều
kiện thích hợp thu được một oxit phi kim. Vậy X là chất nào sau đây?
A. NH4NO3 B. NH4NO2 C. (NH4)2S D. (NH4)2SO4
Câu 2. [ID: 48148] Số lượng electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nitơ là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. [ID: 48149] Nhóm kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Cu, Fe, Ag B. Mg, Al, Pt C. Al, Fe, Au D. Zn, Mg, Pb
Câu 4. [ID: 48150] Trong các công thức dưới đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua:
A. Mg2P2O7. B. Mg3P2. C. Mg(PO4)2. D. Mg3(PO4)2.
Câu 5. [ID: 48151] Trong dung dịch axit photphoric có các ion và phân tử:
A. H2PO4‒, HPO42‒, PO43‒, H3PO4. B. H+, H2PO4‒, HPO42‒, PO43‒.
C. H+, H2PO4‒, PO43‒, H3PO4. D. H+, H2PO4‒, HPO42‒, PO43‒, H3PO4.
Câu 6. [ID: 48152] Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ
đioxit và oxi?
A. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. B. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
C. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3. D. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
Câu 7. [ID: 48153] Khí Nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:
A. Phân tử N2 không phân cực. B. Nitơ có độ âm điện tương đối lớn.
C. Liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, bền vững. D. Nitơ có bán kình nguyên tử nhỏ.
Câu 8. [ID: 48154] Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hóa chất cần sử dụng là :
A. dd NaNO3 và dd HCl đặc B. NaNO3 tinh thể và dd HCl đặc
C. NaNO3 tinh thể và H2SO4 đặc D. dd NaNO3 và dd H2SO4 đặc
Câu 9. [ID: 48155] Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử ?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O B. NH3 + HCl → NH4Cl.
C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + 3H2O + N2 D. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2
Câu 10. [ID: 48156] Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng ?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O B. NH4NO3 → NH3 + HNO3
C. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 D. NH4Cl → NH3 + HCl
Câu 11. [ID: 48157] Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với chất X thấy tạo kết tủa màu vàng, X là chất nào dưới
đây ?
A. Na2CO3 B. NaCl C. Na3PO4 D. NaF

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 12. [ID: 48158] Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit,
khí oxi?
A. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3 B. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
C. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3 D. Hg(NO3)2, AgNO3
Câu 13. [ID: 48159] Phản ứng nào sau đây P có tính oxi hóa ?
A. 2P + 3Ca → Ca3P2 B. 6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl
C. 2P + 5Cl2 → 2PCl5 D. 4P + 3O2 → 2P2O3
Câu 14. [ID: 48160] Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. Đốt cháy NH3 trong khí oxi có mặt của xúc tác Pt B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Nhiệt phân AgNO3 D. Nhiệt phân NH4NO2
Câu 15. [ID: 48161] NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi
như có đủ):
A. HCl, O2, Cl2, CuO, dd AlCl3. B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH.
C. KOH, HNO3, CuO, CuCl2. D. HCl, KOH, FeCl3, Cl2.
Câu 16. [ID: 48162] Phản ứng: Cu + HNO3 loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O.
Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
A. 3; 8; 3; 2; 4. B. 3; 8; 2; 3; 2. C. 3; 8; 3; 4; 2. D. 3; 3; 8; 2; 4.
Câu 17. [ID: 48163] Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh,
đun nóng vì :
A. Muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. B. Thoát ra chất khí không màu, có mùi khai.
C. Thoát ra chất khí có màu nâu đỏ. D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 18. [ID: 48164] Xác định chất (X) và (Y) trong chuỗi sau:
(X) ⎯⎯⎯ → (Y) ⎯⎯
→ HNO3
o o
N2 ⎯⎯⎯⎯⎯
+ H2 (xt, t , p)
→ NH3 ⎯⎯⎯⎯→
+ O2 (Pt, t ) + O2

A. (X) là NO, (Y) là N2O5 B. (X) là NO, (Y) là NO2


C. (X) là N2, (Y) là N2O5 D. (X) là N2, (Y) là NO2
Câu 19. [ID: 48165] Để nhận biết 3 dung dịch là: K3PO4, NH4NO3, HCl, ta dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. Dung dịch KOH. B. Quì tím. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 20. [ID: 48166] Cho các phát biểu sau:
a) Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng phần trăm khối lượng của P2O5
b) Phân lân cung cấp nguyên tố canxi cho cây
c) Thành phần chính của supephotphat đơn là Ca(H2PO4)2 và CaSO4
d) Phân đạm ure có công thức hóa học (NH2)2CO3
e) Các loại phân đạm thường khó tan trong nước
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 21. [ID: 48167] Trộn 100 ml dung dịch natri nitrat 3M với 200 ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun
nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Thể tích khí sinh ra V (đkc) có giá trị là:
A. 5,6. B. 7,84. C. 8,96. D. 6,72.

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 22. [ID: 48168] Nhiệt phân 75,2 gam Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 53,6 gam chất rắn và V lít khi
(đktc) thoát ra. Giá trị của V là:
A. 11,2 lit. B. 5,6 lit. C. 8,96 lít. D. 6,72 lít.
Câu 23. [ID: 48169] Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được 0,015 mol khí N2O và 0,01
mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là:
A. 1,35. B. 0,81. C. 13,5. D. 8,1.
Câu 24. [ID: 48170] Hòa tan hoàn toàn 4,48 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lit khí
duy nhất là NO (đktc). Vậy M là kim loại nào dưới đây ?
A. Fe B. Mg C. Cu D. Al
Câu 25. [ID: 48171] Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được chứa các chất
là:
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4. C. K3PO4, KOH. D. H3PO4, KH2PO4.
Câu 26. [ID: 48172] Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được chỉ ứng 40% P2O5. Hàm lượng % của canxi
đihiđrophotphat trong phân bón này là:
A. 79%. B. 71,3%. C. 65,9%. D. 69%.
Câu 27. [ID: 48173] Chia m gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.
➢ Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.
➢ Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
A. 4,96 gam. B. 8,80 gam. C. 4,16 gam. D. 17,6 gam.
Câu 28. [ID: 48174] Để điều chế 5 kg dung dịch HNO3 25,2% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí
NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 336 lít B. 448 lít C. 896 lít D. 224 lít
Câu 29. [ID: 48175] Cho 2,4 gam Mg tác dụng với dd HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
0,896 lít NO (đktc) và dd X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
A. 14,80 gam. B. 15,60 gam. C. 13,92 gam. D. 16,80 gam.
Câu 30. [ID: 48176] Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3 loãng dư. Kết thúc thí
nghiệm không có khí thoát ra, dung dịch thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Phần trăm
số mol của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 33,33% B. 66,67% C. 50% D. 40%

ĐÁP ÁN
1A 2D 3C 4B 5D 6A 7C 8C 9B 10B
11C 12D 13A 14D 15A 16A 17B 18B 19C 20C
21D 22A 23A 24A 25B 26C 27C 28B 29B 30B

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496

You might also like