You are on page 1of 5

http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.

lepham)

CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 11 - KHOÁ 2020


Thi Online: H11.07.01. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG.
MỘT SỐ HIDROCACBON THƠM KHÁC
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website http://hoc24h.vn/
[Truy cập tab: Khóa Học – Khoá: CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 11 - KHOÁ 2020]

Câu 1. [ID: 70565] Trong vòng benzen mỗi nguyên tử C dùng 1 obitan p chưa tham gia lai hoá để tạo ra:
A. 2 liên kết pi riêng lẻ. B. 2 liên kết pi riêng lẻ.
C. 1 hệ liên kết pi chung cho 6 C. D. 1 hệ liên kết xích-ma chung cho 6 C.
Câu 2. [ID: 70566] Trong phân tử benzen:
A. 6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C.
C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.
D. Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.
Câu 3. [ID: 70567] Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2−2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt
là:
A. 8 và 5. B. 5 và 8. C. 8 và 4. D. 4 và 8.
Câu 4. [ID: 70568] Cho các chất: C6H5CH3 (1); p-CH3C6H4C2H5 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4).
Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3). B. (2); (3) và (4). C. (1); (3) và (4). D. (1); (2) và (4).
CH3

Câu 5. [ID: 70569] Chất cấu tạo như sau có tên gọi là gì ? CH 3

A. o-xilen. B. m-xilen. C. p-xilen. D. 1,5-đimetylbenzen.


Câu 6. [ID: 70571] CH3C6H4C2H5 có tên gọi là:
A. etylmetylbenzen. B. metyletylbenzen. C. p-etylmetylbenzen. D. p-metyletylbenzen.
Câu 7. [ID: 70572] Chất nào sau đây có thể chứa vòng benzen ?
A. C10H16. B. C9H14BrCl. C. C8H6Cl2. D. C7H12.
Câu 8. [ID: 70574] (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen. B. n-propylbenzen. C. iso-propylbenzen. D. đimetylbenzen.
Câu 9. [ID: 70575] iso-propylbenzen còn gọi là:
A. Toluen. B. Stiren. C. Cumen. D. Xilen.
Câu 10. [ID: 70577] Cấu tạo của 4-cloetylbenzen là:
C2H5
C2H5
C2H5
C2H5
Cl

A. Cl B. Cl C. D. Cl

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 11. [ID: 70579] Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa :


A. vòng benzen. B. gốc ankyl và vòng benzen.
C. gốc ankyl và 1 benzen. D. gốc ankyl và 1 vòng benzen.
Câu 12. [ID: 70580] Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:
A. phenyl và benzyl. B. vinyl và anlyl. C. anlyl và vinyl. D. benzyl và phenyl.
Câu 13. [ID: 70581] Điều nào sau đâu không đúng khi nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen ?
A. vị trí 1,2 gọi là ortho. B. vị trí 1,4 gọi là para. C. vị trí 1,3 gọi là meta. D. vị trí 1,5 gọi là ortho.
Câu 14. [ID: 70582] Một ankylbenzen X có công thức C9H12, cấu tạo có tính đối xứng cao. Vậy X là:
A. 1,2,3-trimetylbenzen. B. n-propylbenzen. C. iso-propylbenzen. D. 1,3,5-trimetylbenzen.
Câu 15. [ID: 70583] Một ankylbenzen X (C12H18) cấu tạo có tính đối xứng cao. X là:
A. 1,3,5-trietylbenzen. B. 1,2,4-trietylbenzen.
C. 1,2,3-trimetylbenzen. D. 1,2,3,4,5,6-hexaetylbenzen.
Câu 16. [ID: 70584] Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17. [ID: 70585] Ứng với công thức C9H12 có bao nhiêu đồng phân có cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 18. [ID: 70586] Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.
Câu 19. [ID: 70587] Cho các chất: (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hexa-1,3,5-trien; (5) xilen; (6)
cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là:
A. (1); (2); (3); (4). B. (1); (2); (5; (6). C. (2); (3); (5) ; (6). D. (1); (5); (6); (4).
Câu 20. [ID: 70588] X là đồng đẳng của benzen, có CTĐGN là: (C3H4)n. Công thức phân tử của X là:
A. C3H4. B. C6H8. C. C9H12. D. C12H16.
Câu 21. [ID: 70589] Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là:
A. Gây hại cho sức khỏe.
B. Không gây hại cho sức khỏe.
C. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.
D. Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.
Câu 22. [ID: 70590] Tính chất nào sau đây không phải của ankylbenzen ?
A. Không màu sắc. B. Không mùi vị.
C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 23. [ID: 70591] Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (askt). B. Benzen + H2 (Ni, p, to).
C. Benzen + Br2 (dd). D. Benzen + HNO3(đ)/H2SO4(đ), to.
Câu 24. [ID: 70592] Tính chất nào không phải của benzen ?
A. Dễ thế. B. Khó cộng.
C. Bền với chất oxi hóa. D. Kém bền với các chất oxi hóa.
Câu 25. [ID: 70593] Cho benzen + Cl2 (askt) ta thu được dẫn xuất clo X. Vậy X là:
A. C6H5Cl. B. p-C6H4Cl2. C. C6H6Cl6. D. m-C6H4Cl2.
Câu 26. [ID: 70594] Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là:
A. thế, cộng. B. cộng, nitro hoá. C. cháy, cộng. D. cộng, brom hoá.

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 27. [ID: 70595] Tính chất nào không phải của benzen
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 28. [ID: 70596] Tính chất nào không phải của toluen ?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, t . o
D. Tác dụng với dung dịch Br2.
Câu 29. [ID: 70598] So với benzen, toluen + dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ):
A. Dễ hơn, tạo ra o-nitrotoluen và p-nitrotoluen. B. Khó hơn, tạo ra o-nitrotoluen và p-nitrotoluen.
C. Dễ hơn, tạo ra o-nitro toluen và m-nitrotoluen. D. Dễ hơn, tạo ra m-nitrotoluen và p-nitrotoluen.
Câu 30. [ID: 70599] Toluen + Cl2 (askt) xảy ra phản ứng:
A. Cộng vào vòng benzen. B. Thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.
C. Thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4. D. Thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4.
Câu 31. [ID: 70600] 1 mol Toluen + 1 mol Cl2 ⎯⎯⎯ → X. Chất X là:
askt

A. C6H5CH2Cl. B. p-ClC6H4CH3.
C. o-ClC6H4CH3. D. o-ClC6H4CH3 và p-ClC6H4CH3.
Câu 32. [ID: 70601] Tiến hành thí nghiệm cho nitrobenzen tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ), nóng ta thấy:
A. Không có phản ứng xảy ra. B. Phản ứng dễ hơn benzen, ưu tiên vị trí meta.
C. Phản ứng khó hơn benzen, ưu tiên vị trí meta. D. Phản ứng khó hơn benzen, ưu tiên vị trí ortho.
Câu 33. [ID: 70602] Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và
p-. Vậy -X là những nhóm thế nào ?
A. -CnH2n+1, -OH, -NH2. B. -OCH3, -NH2, -NO2.
C. -CH3, -NH2, -COOH. D. -NO2, -COOH, -CHO, -SO3H.
Câu 34. [ID: 70605] Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí m-.
Vậy -X là những nhóm thế nào ?
A. -CnH2n+1, -OH, -NH2. B. -OCH3, -NH2, -NO2.
C. -CH3, -NH2, -COOH. D. -NO2, -COOH, -CHO, -SO3H.
Câu 35. [ID: 70606] 1 mol nitrobenzen + 1 mol HNO3 đ ⎯⎯⎯⎯ → X + H2O. Chất X là:
2 4 H SO ®Æc
to

A. m-đinitrobenzen. B. o-đinitrobenzen. C. p-đinitrobenzen. D. B và C đều đúng.


Câu 36. [ID: 70607] C2H2 → X → Y → m-bromnitrobenzen. Các chất X và Y lần lượt là:
A. benzen ; nitrobenzen. B. benzen, brombenzen.
C. nitrobenzen ; benzen. D. nitrobenzen; brombenzen.
Câu 37. [ID: 70608] Benzen → X → o-bromnitrobenzen. Chất X là:
A. nitrobenzen. B. brombenzen. C. aminobenzen. D. o-đibrombenzen.
Câu 38. [ID: 70609] Ankylbenzen X (C9H12), tác dụng với HNO3 đặc (H2SO4 đ) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 1 dẫn
xuất mononitro duy nhất. Chất X là:
A. n-propylbenzen. B. p-etylmetylbenzen. C. iso-propylbenzen. D. 1,3,5-trimetylbenzen.
Câu 39. [ID: 70610] Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. B. khí H2, Ni, to. C. dd KMnO4. D. dd NaOH.
o
Câu 40. [ID: 70611] Cho phản ứng: X + 4H2 ⎯⎯⎯⎯
Ni, p, t
→ etylxiclohexan. Chất X là:
A. C6H5CH2CH3. B. C6H5CH3. C. C6H5CH2CH=CH2. D. C6H5CH=CH2.

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 41. [ID: 70612] Chất làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím là:
A. Benzen. B. Toluen. C. Cumen. D. Stiren.
Câu 42. [ID: 70613] Sản phẩm đinitrobenzen nào (nêu sau đây) được ưu tiên tạo ra khi cho nitrobenzen tác
dụng với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc ?
A. o-đinitrobenzen. B. m-đinitrobenzen.
C. p-đinitrobenzen. D. Hỗn hợp o- và p-đinitrobenzen.
Câu 43. [ID: 70614] Sản phẩm điclobenzen nào (nêu sau đây) được ưu tiên tạo ra khi cho clobenzen tác dụng
với clo có bột Fe đun nóng làm xúc tác ?
A. o-điclobenzen. B. m-điclobenzen.
C. p-điclobenzen. D. Hỗn hợp o- và p-điclobenzen.
Câu 44. [ID: 70615] Cho các chất sau: Toluen (1); Etylbenzen (2); p-xilen (3); Stiren (4); Cumen (5).
Số chất cùng dãy đồng đẳng với benzen là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45. [ID: 70616] Câu nào sau đây sai khi nói về benzen ?
A. Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lục giác đều.
B. Tất cả các nguyên tử trong phân tử benzen đều cùng nằm trên một mặt phẳng.
C. Trong phân tử benzen, các góc hóa trị bằng 120.
D. Trong phân tử benzen, ba liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn.
Câu 46. [ID: 70617] Hiện tượng gì xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc rồi để yên ?
A. Dung dịch brom bị mất màu. B. Có khí thoát ra.
C. Xuất hiện kết tủa. D. Dung dịch brom không bị mất màu.
Câu 47. [ID: 70618] Hãy chọn đúng hóa chất để phân biệt benzen, axetilen, stiren ?
A. Dung dịch phenolphthalein. B. Dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch AgNO3. D. Cu(OH)2.
Câu 48. [ID: 70619] Cho các mệnh đề về stiren:
(1) Stiren là đồng đẳng với benzen. (2) Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4.
(3) Stiren còn có tên gọi khác là vinylbenzen. (4) Stiren vừa có tính không no, vừa có tính thơm.
(5) Stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
Số mệnh đề đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 49. [ID: 70620] Có 4 chất: etilen, propin, buta-1,3-đien, benzen. Xét khả năng làm mất màu dung dịch
brom của 4 chất trên, điều khẳng định đúng là:
A. Cả 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
C. Có 2 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
D. Chỉ có 1 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Câu 50. [ID: 70687] Sản phẩm chính khi oxi hóa ankylbenzen bằng dung dịch KMnO4 là:
A. C6H5COOH. B. C6H5CH2COOH. C. C6H5COOK. D. C6H5CH2COOK.

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

ĐÁP ÁN
1C 2A 3A 4D 5B 6A 7C 8C 9C 10A
11D 12D 13D 14D 15A 16C 17C 18A 19B 20C
21A 22B 23C 24D 25C 26A 27C 28D 29A 30C
31A 32C 33A 34D 35A 36A 37B 38D 39D 40D
41D 42B 43D 44D 45D 46D 47B 48C 49B 50C

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496

You might also like