You are on page 1of 9

HS làm 6 đề vào vở

ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ I SỐ 1


Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom
(Tự tình I - Hồ Xuân Hương)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
C. Thơ lục bát D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong trong hai câu thơ in đậm.
A. Phép đối B. So sánh
C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 3: Hai câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm” thể hiện
tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
A. Oán hận B. Hạnh phúc
C. Vui vẻ D. Nhớ nhung
Câu 4: Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?
A. Người đọc B. Nguyễn Khuyến
C. Nguyễn Du D. Hồ Xuân Hương
Câu 5. Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” gợi cảm giác về điều
gì?
A. Tiếng trống thưa thớt, xa xắm B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn
C. Một không gian rộng và tĩnh mịch D. Nhỏ bé, ít ỏi
Câu 6: Đọc bài thơ, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?
A. Khát vọng công danh, sự nghiệp B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi
C. Khát vọng cuộc sống ấm no D. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy
Câu 7: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong hai bài thơ “Tự tình I” và
“Tự tình II” là:
A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát B. Buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận
C. Sự thách thức cuộc đời D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời vô vị.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Xác định ý nghĩa nhan đề “Tự tình”.

1
HS làm 6 đề vào vở
Câu 9. Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện điều gì trong tính cách, con người của nhân
vật trữ tình?
Câu 10. Từ bài thơ “Tự tình II”, anh/chị hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về số phận của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến?
II. VIẾT
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung trong cuộc sống. (hoặc chọn Tự trọng/
Trung thực…)

ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ I SỐ 2


Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc văn bản sau
“Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối
hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của
"công dân toàn cầu".
Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho
rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới
trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức,
hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của
thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc.
Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là "tử tế" và "tức
khí". "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh
thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt
Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên... nhưng nếu không
có "tức khí" sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
(Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Xác định loại văn bản.
A. Văn bản tự sự B. Văn bản thông tin
C. Văn bản miêu tả D. Văn bản biểu cảm
Câu 2. Theo văn bản, thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có những yếu tố nào?
A. Phải có tư cách, phẩm chất, hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới
B. Phải biết nhiều ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh
C. Phải có kĩ năng công nghệ thông tin thành thạo
D. Phải có lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên
Câu 3. Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan Tức khí ở tuổi trẻ là gì?
A. Là hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
B. Chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên
2
HS làm 6 đề vào vở
C. Tinh thần xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử
D. Là giữ gìn bản sắc của dân tộc
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với văn bản trên?
A. Một cuộc nói chuyện của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan với thanh niên
B. Một buổi tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới
C. Cung cấp thông tin về buổi tọa đàm của Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam
D. Cung cấp thông tin về phẩm chất của thanh niên trong thời kì mới
Câu 5. Theo văn bản, thanh niên nếu không có gì thì Việt Nam sẽ không thể hội nhập thành công,
sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
A. tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức
B. lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên
C. những phẩm chất của "công dân toàn cầu
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng
Câu 6: Buổi tọa đàm được nói đến trong văn bản diễn ra ở đâu?
A. Tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia B. Tại Hà Nội
C. Tại trụ sở khối các cơ quan Trung ương D. Tại thông tấn xã Việt Nam
Câu 7: Thành phần chính tham sự buổi tọa đàm là ai?
A. Thanh niên Hà Nội
B. Thanh niên Việt Nam
C. Thanh niên trung tâm Thông tấn Quốc gia
D. Các đại biểu thanh niên
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”?
Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Thanh niên Việt Nam ra
ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn
bè thế giới?
Câu 10. Viết đoạn văn khoảng (5-7 dòng) nêu suy nghĩ về 01 phẩm chất mà thanh niên hiện nay cần
có.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài luận trình bày cảm nhận của em về một bài thơ của Nguyễn Khuyến mà em yêu thích.

ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ I SỐ 3


Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc văn bản sau


Dù là người Hà Nội hay chỉ là du khách thập phương, chắc hẳn ai cũng đã từng một lần ghé
thăm cầu Thê Húc - cây cầu biểu trưng cho nét đẹp văn hóa tâm linh của người Hà Thành. Đi cùng
với quãng thời gian ấy là những giá trị lịch sử và những câu chuyện không phải ai cũng biết.
Một trong những điểm nhấn kiến trúc đầu tiên của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc với màu sơn
son như một dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài
hòa, bắt mắt. Được thần Siêu (Nguyễn Văn Siêu) xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc là một cây
3
HS làm 6 đề vào vở
cầu màu đỏ son, làm bẳng gỗ, một cây cầu nối liền giữa bờ với đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm.
Cầu Thê Húc có ý nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng” hay “nơi ngưng tụ hào quang”. Cầu gồm 15 nhịp,
có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được
thếp vàng.
Có thể thấy, cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn
vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Và đi cùng với ý nghĩa ấy, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ này đem đến
màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay - cây
cầu Thê Húc - biểu tượng của thần Mặt Trời. Bởi thế trong cảm nhận riêng của mình, nhà báo Nguyễn
Ngọc Tiến đã viết: “Hồ Gươm làm cho Hà Nội duyên dáng và mềm mại hơn nhưng cầu Thê Húc lại
là đồ trang sức quý giá của Hồ Gươm”.
Theo các kiến trúc sư, cầu Thê Húc ban đầu được làm theo nét văn hóa của vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Đó là đặc điểm gia đình nào cũng có một chiếc ao và làm cầu ao để mỗi khi đi làm đồng về
thuận tiện cho việc rửa chân, giặt giũ quần áo.
Kết cấu cầu Thê Húc mang nhiều nét kiến trúc cổ xưa. Nó được phỏng theo hình một chiếc
nhà gỗ của người dân vùng châu thổ Sông Hồng. Nếu như làm nhà cần có mộng, trụ giá, cột, khóa
giang... như bộ khung nhà thì cầu Thê Húc cũng được thiết kế như vậy. Trên là nhà, dưới là cầu,
“thượng gia, hạ kiều”, những ngôi chùa ngoài ao hồ nổi tiếng hiện nay cũng được thiết kế dựa trên
kiến trúc cầu Thê Húc như cầu Ngói ở Huế, khu du lịch Hội An, chùa Thầy ở Sài Sơn, Hà Nội…
Trong lịch sử tồn tại của mình, cầu Thê Húc đã trải qua nhiều câu chuyện đáng nhớ. Tương
truyền, từ khi có cầu Thê Húc thì sỹ tử thi Hương chen nhau vào đền Ngọc Sơn thắp hương cầu khấn
rất đông. Vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ
sập cầu.
Cầu đã được trải qua hai lần trùng tu. Lần thứ nhất là năm 1897, vào triều Thái Thanh. Lần
thứ hai là vào năm 1952, sau khi một nhịp cầu bị gãy vào đêm giao thừa năm Nhâm Thìn do lượng
khách đi lễ tại đền Ngọc Sơn quá đông. Cầu đã được xây lại dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn
Bá Lăng, thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng.
Dù cuộc sống ngày càng trở nên nhộn nhịp và bận rộn, thế nhưng dòng người kéo về thăm di
tích “đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc - tháp Bút - đài Nghiên” vẫn không có gì thay đổi. Có người tìm
đến đây để vui chơi giải trí, có người lại đến để tĩnh tâm trong không gian trầm lặng, tràn ngập hương
khói. Đặc biệt, bao nhiêu năm qua sắc sơn đỏ vẫn chưa bao giờ thay đổi, người ta nói rằng vốn dĩ
màu sắc ấy có sự liên quan mật thiết đến ý nghĩa tâm linh của cầu.
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Cầu Thê Húc được xây dựng vào năm nào?
A. 1532 B. 1865 C. 1897 D. 1952
Câu 2. Theo văn bản hai chữ Thê Húc có nghĩa là gì?
A. Nơi có ánh hào quang B. Nơi có đền Ngọc Sơn
C. Nơi lưu lại ánh sáng D. Nơi thượng gia, hạ kiều
Câu 3.Theo văn bản tại sao cầu Thê Húc lại hướng về phía Đông?
A. Để thuận tiện cho sĩ tử đến thắp hương cầu khấn
B. Để tĩnh tâm trong không gian trầm lặng, tràn ngập hương khói
C. Để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí của mặt trời
D. Để thuận tiện cho việc rửa chân, giặt giũ quần áo.
4
HS làm 6 đề vào vở
Câu 4. Cầu Thê Húc trải qua mấy lần trùng tu, vào những năm nào?
A.Hai lần (1897, 1953) B. Một lần (1952)
C. Hai lần (1897, 1952) D. Ba lần (1897, 1952, 1983)
Câu 5. Cầu Thê Húc được phỏng theo hình của:
A. Những ngôi chùa ngoài ao hồ nổi tiếng thời xưa
B. Một chiếc ao và làm cầu ao để mỗi khi đi làm đồng về thuận tiện cho việc rửa chân và giặt giũ
quần áo
C. Một chiếc nhà gỗ của người dân miền Bắc
D. Một chiếc nhà gỗ của người dân vùng châu thổ Sông Hồng
Câu 6. Những chùa ngoài ao hồ nổi tiếng hiện nay không được thiết kế dựa trên kiến trúc cầu Thê
Húc là:
A. Cầu Ngói ở Huế B. Chùa Thầy ở Sài Sơn C. Khu du lịch Hội An D. Khu du lịch Văn
Miếu
Câu 7. Thông tin nào đúng nhất với nội dung văn bản:
A. Giải thích tên gọi của cầu Thê Húc B. Giới thiệu kiến trúc cầu Thê Húc
C. Nêu giá trị tâm linh của cầu Thê Húc D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Câu văn sau mắc lỗi sai gì, sửa lại cho đúng: Cầu Thê Húc là một cây cầu màu đỏ son sắc.
Câu 9. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu: Một trong những điểm nhấn kiến trúc đầu
tiên của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc với màu sơn son như một dải lụa mềm mại vắt qua làn nước
xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt.
Câu 10. Viết đoạn văn khoảng (5-7 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về câu văn sau: “Hồ Gươm
làm cho Hà Nội duyên dáng và mềm mại hơn nhưng cầu Thê Húc lại là đồ trang sức quý giá của Hồ
Gươm”.
II. VIẾT (4,0 điểm).
Viết vẽ lên các di tích, có những hành vi thiếu chuẩn mực ở những nơi tâm linh là thói quen
xấu của một số người Việt. Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục mọi người từ bỏ
thói quen này.

ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ I SỐ 4


Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và lựa chọn phương án đúng nhất từ 1 đến 4 (mỗi câu được 0.5
điểm):
(1)Có người nghĩ rằng cần phải có nhiều tiền mới có thể hưởng thụ thực sự. Nhưng không.
Với tiền bạn có thể sở hữu nhiều thứ. Nhưng chỉ sở hữu thôi thì không mang lại hạnh phúc. Một người
biết tận hưởng chiếc máy ảnh xịn khác với một người sở hữu máy ảnh vì muốn mọi người khen là nó
rất xịn. Một người thực sự hiểu và muốn tận hưởng tốc độ, tiện nghi của chiếc xe hơi khác với một
người mua nó chỉ vì tin rằng việc sở hữu nó sẽ chứng tỏ là mình thành đạt. Một người am hiểu hội
họa và biết giá trị của bức tranh mình mua sẽ rất khác một người bỏ nhiều tiền mua tranh chỉ để nghe
những lời trầm trồ của người khác trong phòng khách nhà mình.
5
HS làm 6 đề vào vở
(2)Có người nghĩ rằng hưởng thụ cuộc sống đồng nghĩa với cuộc sống vật chất. Nhưng không.
Hưởng thụ cuộc sống là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn. Vật
chất, tinh thần, thể xác. Cổ điển hay hiện đại. Nắng và gió, ngày và đêm. Mặt trời, mặt trăng, cây
cối, núi sông và cỏ dại. Tình bạn, tình yêu. Mọi thứ, nếu bạn có thể nhận ra. Đáng buồn là nhiều
lúc, chúng ta không nhận ra chúng, mà chỉ nhìn thấy những ảo ảnh khác. Chúng ta bị ảo giác.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2014)
Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Ý nào sau đây khái quát nội dung đoạn trích ?
A. Ảo giác của con người về vật chất
B. Bản chất của sự hưởng thụ trong cuộc sống
C. Giá trị của đồng tiền đối với con người
D. Mọi người thường chạy theo lối sống hào nhoáng
Câu 3. Quan điểm của người viết thể hiện trong đoạn trích như thế nào ?
A. Đồng tình với suy nghĩ của mọi người
B. Ca ngợi một ý kiến hợp lí
C. Phản biện một cách nghĩ chưa hợp lí
D. Khách quan (không đồng tình hay phản đối)
Câu 4. Các câu trong phần in đậm liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Phép nối và phép lặp B. Phép thế và phép nối
C. Phép lặp và phép thế D. Phép thế và các từ trái nghĩa
Trả lời câu hỏi từ 5 đến 6 (mỗi câu được 1.0 điểm):
Câu 5. Trong đoạn 1, vì sao tác giả cho rằng: có tiền cũng không mang lại hạnh phúc? (Trả lời ngắn
gọn khoảng 5-7 dòng)
Câu 6. Bạn có đồng tình với quan điểm: hưởng thụ cuộc sống đồng nghĩa với cuộc sống vật chất
không ? Vì sao ? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
II. VIẾT (6.0 điểm)
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học
tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học
để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" . Hãy viết bài luận trình bày suy nghĩ của em
về ý kiến trên.
ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ I SỐ 5
Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc văn bản sau


Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao
thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đó là giá
trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt.

6
HS làm 6 đề vào vở
Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo
mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó
là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây;
còn thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về
cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền
thống tốt đẹp.
Tết Nguyên Đán - hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là: Tết.
“Tết” là cách đọc âm Hán - Việt của chữ “tiết”. Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán: "Nguyên"
có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là
"Tiết Nguyên Đán". Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương "Tết Ta",
là để phân biệt với "Tết Tây" (Tết Dương lịch).
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành
của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng
của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương
lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2
Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối
năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ
và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa... Theo quan niệm phương
Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.
Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như
thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt Trời...và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa,
mùa màng bội thu.
Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một
năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ.
Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.
Đây cũng là dịp đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ
nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, cùng nhau thắp nén
hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua. "Về quê ăn
Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội
nguồn, nơi chôn rau cắt rốn. Điều đó đã trở thành nếp sống, truyền thống tốt đẹp, bền vững. Cho nên,
những ngày trong dịp Tết Nguyên Đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản thuộc thể loại gì?
A. Văn bản kể chuyện B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản thông tin D. Văn bản nghị luận
Câu 2. Tết Nguyên Đán của Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?
A. Ân Độ B. Trung Quốc C. Bản địa D. Nhật Bản
Câu 3. Tên thân thương người Việt dùng để gọi Tết Nguyên Đán là gì?
A. Tết Âm lịch B. Tết Cả C. Tết Ta D. Tết Cổ truyền
Câu 4. Theo văn bản, Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến:
A. Các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt Trời
7
HS làm 6 đề vào vở
B. Cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
C. mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm
D. Tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua.
Câu 5. Theo văn bản việc người Việt tất bật làm vào dịp Tết là gì?
A. cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên
B. gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ
C. thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình
D. dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp
Câu 6: Nghĩa của từ “sum họp” là gì?
A. Tụ họp tại một chỗ một cách vui vẻ, sau một thời gian phải sống xa nhau
B. Họp lại vui vẻ, thân mật.
C. Truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau
D. Nghi thức thì thắp hương sau đó đi nhiễu xung quanh điện phật và xung quanh tháp
Câu 7: Văn bản có những thông tin gì?
A. Giải thích tên gọi tết Nguyên Đán
B. Nguồn gốc, ý nghĩa của tết Nguyên đán
C. Lịch Tết Nguyên Đán và các ngày được nghỉ
D. Những việc thường làm trong dịp Tết Nguyên Đán
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu 03 ngày tết truyền thống trong năm của người Việt (ngoài Tết Nguyên Đán) mà anh/chị
biết.
Câu 9. Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu văn: Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao
khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì
xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Câu 10. Viết đoạn văn khoảng (5-7 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của câu văn: Mỗi
khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia
đình trong ba ngày Tết, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã
phù hộ trong suốt một năm qua.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Giữ gìn những nét văn hóa truyền thống dân tộc là việc làm rất cần thiết, anh/chị hãy viết một
bài văn nghị luận để thuyết phục mọi người giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.

ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ I SỐ 6


Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)


Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
THUẬT HỨNG 24
(Nguyễn Trãi)
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
8
HS làm 6 đề vào vở
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen
Lựa chọn phương án đúng nhất (mỗi câu 0.5 điểm):
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
A. Thơ lục bát B. Thơ song thất lục bát
C. Thơ Đường luật D. Thơ tự do
Câu 2. Bài thơ toát lên giọng điệu gì ?
A. Nhẹ nhàng, khoan thai
B. Trong trẻo, nhẹ nhàng
C. Hào hùng, mạnh mẽ
D. Trầm tư, u uất
Câu 3. Hai câu 5 - 6 sử dụng nổi bật các phép tu từ nào ?
A. So sánh và nhân hoá B. Phép đối và nói quá
C. Liệt kê và phép đối D. Ẩn dụ và nói quá
Câu 4. Ý nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật trữ tình trong bài thơ ?
A. Một danh tướng luôn khát khao lập chiến công cho đất nước
B. Một nhà nho với nỗi niềm u uẩn về thời thế nhiễu nhương
C. Một con người sống giữa thiên nhiên vẫn nặng lòng với đất nước
D. Một nghệ sĩ thoát ly trần thế, sống hoà mình giữa thiên nhiên
Trả lời câu hỏi từ 5 đến 7 (mỗi câu 1.0 điểm):
Câu 5. Hai câu thơ 3 và 4 thể hiện công việc của nhân vật trữ tình trong cuộc sống đời thường như
thế nào ? Công việc và cuộc sống đó nói lên điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình ?
Câu 6. Anh/chị hiểu ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài như thế nào ? (Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng)
Câu 7. Anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm của tác giả qua câu thơ: Công danh đã được hợp về
nhàn? (Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng)
II. VIẾT (5.0 điểm)
Viết 01 bài văn khoảng 500 chữ bàn về việc giữ vững phẩm chất cao đẹp của con người
trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Chúc các con ôn và thi tốt!

You might also like