You are on page 1of 4

1.

2 QUANG ĐIỂM CỦA HCM VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ
Một là,văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Ngay sau thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám Hồ chí minh phải đưa ra quan điểm
này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo
thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề nay có quan hệ với
nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề
này được coi như nhau.
Trong quạn hệ với chính trị xã hội: Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị, xã hội được
giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho
văn hoá phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy…Dưới chế độ
thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn,
không thể phát triển được”. Để văn hoá phát triển tự do, phải làm cách mạng
chính trị trước, ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị thực chất là tiến hành
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành quyền, giải phóng chính trị, giải
phóng xã hội, giải phóng văn hoá từ đó mở đường cho văn hoá phát triển.
Trong quan hệ với kinh tế hồ chí minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là
nền tảng của việc xây dựng văn hoá. Từ đó Người đưa ra luận điểm: Phải chú
trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát
triển văn hoá. Người viết: Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng: Những cơ sở hạ
tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có điều kiện phát
triển được.
Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế phải đi trước một bước. Người viết: “ Mốn
tiếng lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói
phát triển văn hoá và kinh tế. Tục ngữ ta có câu có thực mới vực được đạo. Vì thế
kinh tế phải đi trước”

Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải
phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh không nhấn mạnh
một chiều sự phụ thuộc “thụ động” của văn hoá vào kinh tế, chờ cho kinh tế phát
triển xong rồi mới phát triển văn hoá. Người cho rằng văn hoá có tính tích cực,
chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự triển kinh tế và xã
hội.
Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hoá phải tham gia thực
hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quang
điểm nay không chỉ định hướng cho việc xây dựng một nền văn hoá mới ở Việt
Nam mà còn định hướng cho mọi hoạt động văn hoá. Văn hoá không đúng ngoài
mà ở trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Và cuộc khán chiến trở
thành cuộc kháng chiến có tinh thần văn hoá. Chính điều này đã đem lại sức mạnh
vượt trội cho nhân dân Việt Nam đánh thắng: Cuộc chiến tranh xâm lượt của thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính
trị cũng phải có tinh thần văn hoá, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi
hỏi. Ngày nay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới ánh sáng tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hoá với phát triển, chủ trương đưa các
giá trị văn hoá thấm sâu vào.

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng lĩnh vực
xây dựng. Phát triển văn hóa. Điều đó thể hiện chủ trương có tính xuyên suốt của Đảng
ta là không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Nói về chủ trương
này Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991 ( được
Đại hội VII thông qua ) lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc
trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có
nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng, tính nhân dân đã được nêu
ra trước đây. Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh
thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ: khẳng
định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân - thiện - mỹ theo quan
điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém; khẳng định tiếp tục tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế hành cách mạng
xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tỉnh thần xã hội.
Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong
nước; tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn
minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ trí thức, đạo đức, thể lực
và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống
tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VII, VIII, IX. X, XI và nhiều nghị quyết Trung ương, kết luận của
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị các khóa tiếp đã xác định văn hóa là nền
tàng tỉnh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát
triển. Đây là một tầm nhìn mới về văn hóa phù hợp với tầm nhìn chung của thế
giới đương đại.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình
phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị Trung
ương 9 khóa IX (1/2004) xác định thêm “phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh
tế". Hội nghị Trung ương 10 khóa IX (7/2004) đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm
vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đàng là then chốt với nhiệm vụ
không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội.

Đây chính là bước phát triển quan trong nhận thức của Đảng về vị trí của xã
hội và công tác văn hóa trong quan hệ với các mặt công tác khác.
Hội nghị Trung ương 10 khóa IX đã nhận định về sự biến đổi của văn hóa
trong quá trình đổi mới. Cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi
mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống xã hội.
Do đó, phạm vi, vai trò của dân chủ hóa – xã hội hóa văn hóa và của cá nhân ngày
càng tăng lên và mở rộng là những thách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lý
công tác văn hóa của Đảng và Nhà nước.
Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên
sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sống gió và thác
ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển. Bác Hồ của chúng ta đã đúc kết :
“Dân ta có một lòng nòng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tính thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Vì vậy, chúng ta chủ trường làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lính vực của
đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của
xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là con đường xây
dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức để kháng và
đẩy lùi các tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến
bộ. Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa, pường xã văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, nêu gương người
tốt việc tốt.
Nguồn nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự
phát triển của một dân tộc phải vương tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái
mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn,
phát huy cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia dân tộc là văn hóa
Để giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy
mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lức phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền
tảng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn 2001” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.

You might also like