You are on page 1of 9

KHOA ĐÀO TẠO KIẾN THỨC CHUNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI

CHƯƠNG TRÌNH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 6:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI

Câu Nội dung câu hỏi CĐR


1 “Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng”. Đây là cách tiếp cận về văn
hoá của Hồ Chí Minh theo nghĩa
A. rộng.
B. hẹp.
C. hẹp hơn.
D. “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
2 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, theo nghĩa rộng, văn hoá là
A. đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
B. bàn đến trường học, số người đi học.
C. phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt.
D. tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người.
3 Đâu là luận điểm diễn đạt đúng về mối quan hệ giữa văn hoá với chính trị trong điều kiện của Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hoá phát triển.
B. Sự giải phóng văn hoá để mở đường giải phóng chính trị.
C. Văn hoá và chính trị có mối quan hệ độc lập.
D. Văn hoá- cơ sở hạ tầng chịu sự quy định bởi chính trị - kiến trúc thượng tầng.
4 Nội dung nào không phải là quan điểm Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của văn hoá?
A. Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng.
B. Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
C. Văn hoá là một mặt trận.
D. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân.
5 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (2011) khẳng định: văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Nghĩa là
A. văn hoá vừa mà mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
B. văn hoá chúng ta đang xây dựng là văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí.
D. muôn việc thành công hay thất bại đều do có văn hoá hay tha hoá về văn hoá.
6 Nội dung nào không phải là quan điểm Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của đạo đức cách mạng?
A. Đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng.
B. Đạo đức thể hiện thước đo lòng cao thượng của con người.
C. Đạo đức là cái gốc, nếu có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó.
D. Đạo đức là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi việc, phẩm chất của con người.
7 Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định “Nói đi đôi với làm” là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong rèn
luyện đạo đức mới?
A. Vì đây là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp luận và triết lý sống.
B. Vì đây là nét đẹp của truyền thống văn hoá phương Đông, mang bản chất xã hội chủ nghĩa.
C. Vì nó thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.
D. Vì thông qua đó mới đoạn tuyệt được với cái cũ.
8 Chuẩn mực đạo đức nào được Hồ Chí Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từ
cuốn sách “Đường cách mệnh” đến bản “Di chúc” cuối đời?
A. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
B. Trung với nước, hiếu với dân.
C. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa.
D. Tinh thần quốc tế trong sáng.
9 Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh khi nhìn nhận về con người là gì?
A. Là con người trừu tượng, phi nguồn gốc lịch sử.
B. Con người là chỉnh thể thống nhất giữa tâm lực, thể lực, trí lực.
C. Nhìn nhận con người gắn với điều kiện lịch sử cụ thể.
D. Con người có tính xã hội.
10 Việc Hồ Chí Minh nhìn nhận đặc điểm con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử cụ thể, với
những cấu trúc kinh tế xã hội cụ thể có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng?
A. Tạo điều kiện giải quyết nhu cầu ăn, mặc, ở một cách toàn diện.
B. Giải quyết hài hoà, sáng tạo mối quan hệ dân tộc và giai cấp.
C. Là cơ sở để phát huy tính tốt, hạn chế tính xấu để xây dựng con người toàn diện.
D. Phát huy bản chất giai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng.
11 Văn kiện Đại hội XII khẳng định: “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về nhân cách,
đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức
tuân thủ phát luật”. Đây chính là sự hiện thực hoá nội dung nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người?
A. Phương pháp xây dựng con người toàn diện.
B. Ý nghĩa của chiến lược trồng người.
C. Tính tất yếu của xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
D. Nội dung xây dựng con người toàn diện.
12 Đâu là nhận thức đúng về danh hiệu mà UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh năm 1987?
A. Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc.
B. Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại.
C. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam.
D. Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng lỗi lạc, lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới.
13 “Hồ Chí Minh khẳng định tôn giáo cũng là một thành tố của văn hoá tức là thừa nhận tính khoa học
của thế giới quan tôn giáo trong đời sống xã hội”. Đây là cách hiểu
A. sai, vì thông qua đó Hồ Chí Minh thấy được vai trò như nhau của thế giới quan duy tâm và duy vật.
B. sai, vì thông qua đó Hồ Chí Minh khẳng định giá trị tích cực trong giáo lý của tôn giáo.
C. đúng, vì thế giới quan duy tâm ngày càng được chứng minh một cách khoa học.
D. đúng, vì tôn giáo ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
14 Đâu là những nội dung của bản sắc văn hoá dân tộc được Hồ Chí Minh nêu ra mà chúng cần gìn giữ và
phát huy trong đời sống?
A. Ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ...
B. Quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…
C. Lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc...
D. Khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ…
15 Bình Dương được biết đến như cái nôi của làng nghề thủ công mỹ nghệ như: sơn mài, chạm trổ điêu
khắc, gốm sứ… Việc phát triển các ngành nghề này đã và đang góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Nội dung trên là sự hiện thực hoá quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hoá với
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. xã hội.
D. ngoại giao.
16 Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá
cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nội dung diễn đạt trên là biểu hiện
cho quan điểm nào của Hồ Chí Minh về văn hoá?
A. Vai hoá là mục tiêu, động lực của cách mạng.
B. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân.
C. Văn hoá là một mặt trận.
D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
17 Văn kiện Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng nêu rõ: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Luận
điểm trên là sự quán triệt quan điểm Hồ Chí Minh về động lực của văn hoá ở phương diện nào?
A. Văn nghệ.
B. Giáo dục
C. Đạo đức, lối sống.
D. Chính trị.
18 Hàng năm Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa
học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường”. Hoạt động này đã góp phần thực
hiện hoá quan điểm nào của Hồ Chí Minh về văn hoá?
A. Văn hoá góp phần diệt giặt dốt, xoá mù chữ.
B. Văn hoá góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng.
C. Văn hoá góp phần nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh, hướng đến chân, thiện, mỹ.
D. Văn hoá góp phần đảm bảo dân chủ, trật tự, kỷ luật, phép nước.
19 Hoạt động nào không nhằm mục đích giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Hiến máu nhân đạo.
B. Thờ cúng ông bà.
C. Bói toán.
D. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
20 Đâu là biểu hiện đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc?
A. Mặc áo dài cách tân.
B. Chuộng linh vật ngoại lai.
C. Học ngoại ngữ.
D. Du lịch nước ngoài.
21 Một trong những nhiệm vụ để góp phần xây dựng khu phố văn hoá nơi bạn sinh sống nhằm hiện thực
hoá quan điểm Hồ Chí Minh là gì?
A. Có tư tưởng, lập trường văn hoá vững vàng, dùng ngòi bút của mình để “phò chính trừ tà”.
B. Đấu tranh để làm cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng.
C. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường cho nhân dân.
D. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
22 “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách
mạng của mình”. Hồ Chí Minh muốn khẳng định
A. đức và tài là những phẩm chất thống nhất của con người.
B. đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người.
C. đạo đức là cái gốc của tài năng.
D. đạo đức cách mạng phải là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo.
23 Đâu là biểu hiện cho phẩm chất đạo đức cách mạng “trung với nước, hiếu với dân” theo tư tưởng Hồ
Chí Minh?
A. Trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thương dân, yêu dân, kính trọng dân.
B. Siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, lao động có kế hoạch, có năng suất. Trong sạch, không tham lam.
C. Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Thương dân, yêu dân, kính trọng dân.
D. Trong sạch, không tham lam. Thương dân, yêu dân, kính trọng dân.
24 “Luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “Không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà
nước, của nhân dân”. Phẩm chất đạo đức cao đẹp nào của người cách mạng được Hồ Chí Minh nhắc
nhở phải thực hành trong những câu nói trên?
A. Cần.
B. Kiệm.
C. Liêm.
D. Chính.
25 “Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có nhánh, lá, hoa, quả mới
là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm, chính mới là người hoàn toàn”. Hồ Chí Minh đang đề
cập đến vấn đề gì ở nội dung trên?
A. Mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính.
B. Khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính.
C. Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo bản chất của một con người.
D. Vai trò quyết định của cần, kiệm, liê, đối với chính.
26 Điểm giống nhau về khái niệm “Trung, Hiếu” trong đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và đạo đức
truyền thống Việt Nam là
A. đều khẳng định trung với vua, hiếu với cha mẹ.
B. đều khẳng định trung với nước, hiếu với dân.
C. đều phản ánh mối quan hệ lớn nhất, và là phẩm chất bao trùm nhất.
D. đều phản ánh mối quan hệ vua – tôi, Đảng – Nhân dân, cha – con, vợ - chồng.
27 Phát biểu nào của Hồ Chí Minh diễn đạt nguyên tắc rèn luyện đạo đức: “nói đi đôi với làm, phải nêu
gương về đạo đức”?
A. “Phải làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”.
B. “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến người có tư cách, đạo đức”.
C. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày”.
D. “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
28 “Đây không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện mà còn là cơ sở để phân biệt giữa đạo đức cách mạng với
những thứ đạo đức khác”. Nội dung trên đang diễn đạt về nguyên tắc rèn luyện đạo đức
A. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
B. Xây phải đi đôi với chống.
C. Tu dưỡng đạo đức suốt đời.
D. Kiên trì, như rửa mặt hàng ngày.
29 “Số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2021 đã thi
hành kỷ luật 618 đảng viên do tham nhũng”. Để khắc phục tiêu cực trên cần phải học Hồ Chí Minh ở
phẩm chất đạo đức
A. Cần.
B. Kiệm.
C. Liêm.
D. Chính.
30 Một trong những hành động biểu hiện thực hành phẩm chất đạo đức cách mạng “Trung, Hiếu” của Hồ
Chí Minh hiện nay là
A. tích cực học tập, lao động, công tác với tinh thần sáng tạo, có năng suất.
B. bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền văn hoá dân tộc.
C. kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng.
D. chống thói lười biếng, lối sống hưởng thụ, chạy theo chủ nghĩa thành tích.
31 “Hồ Chí Minh nêu ra 3 phương pháp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”. Nhận định trên là
A. đúng, 3 phương pháp: nêu gương, tự rèn luyện, giáo dục.
B. đúng, 3 phương pháp: tự rèn luyện, giáo dục, vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
C. sai, chỉ có 2 phương pháp: giáo dục, tự rèn luyện.
D. sai, có 4 phương pháp: tự rèn luyện, nêu gương, giáo dục, vai trò của các tổ chức Đảng, chính
quyền, đoàn thể.
32 Bài học nào được rút ra từ phát biểu sau của Hồ Chí Minh: “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng
lợi trên nền nhân dân”.
A. Thương yêu con người.
B. Lấy dân làm gốc.
C. Trọng tình nghĩa.
D. Đoàn kết.
33 “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình… Đảng, Chính phủ và
đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở”. Những lời ghi trong Di chúc ở trên khẳng
định điều gì?
A. Hồ Chí Minh thực sự đồng cảm, hoà mình vào nổi khổ của những người nô lệ.
B. Hồ Chí Minh chỉ cho nhân dân lao động con đường giành độc lập.
C. Hồ Chí Minh quan tâm đến nhu cầu của mỗi giới, mỗi con người.
D. Hồ Chí Minh dấn thân vào phong trào giải phóng dân tộc.
34 Đâu là chỉ dẫn đậm tính nhân văn của Hồ Chí Minh nhằm bài trừ thói hư tật xấu để xây dựng con
người mới?
A. Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng.
B. Ta phải làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần
đi.
C. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản bội lại Tổ quốc và nhân dân, ta phải
giúp họ tiến bộ.
D. Lấy gương người tốt việc tốt để giáo dục lẫn nhau.
35 Câu nói nào của Hồ Chí Minh có nội dung đề cập đến phương pháp xây dựng con người bằng giáo
dục?
A. “Tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ”.
B. “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
C. “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
D. “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
36 Tại Hội nghị văn hoá toàn quốc (24/11/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: ““Khơi dậy
mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần
cống hiến của mọi người Việt Nam”. Phát biểu trên là sự phát huy lý luận nào trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người?
A. Nội dung xây dựng con người.
B. Phương pháp xây dựng con người.
C. Ý nghĩa của việc xây dựng con người.
D. Con người là mục tiêu của cách mạng.
37 Luận điểm nào diễn đạt sai tư tưởng Hồ Chí Minh khi đề cập đến mục tiêu giải phóng con người trong
từng giai đoạn cách mạng?
A. Đối tượng con người trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
B. Giải phóng xã hội là đưa xã hội thành một chế độ không bóc lột.
C. Con người trong tromg giải phóng giai cấp là giai cấp cần lao, trước hết là công – nông – trí.
D. Giải phóng con người ở phạm vi thế giới là giải phóng loài người.
38 Hiện nay, trước thực trạng một số cán bộ, đảng viên cấp Trung ương vi phạm kỷ luật Đảng vì tham
nhũng, bị khai trừ khỏi Đảng và đang chịu các án tù. Câu nói nào của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn
trong trường hợp này?
A. “Có đức là không có tài làm việc gì cũng khó”.
B. “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
C. “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
D. “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
39 Hoạt động nào sau đây được cho là vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa văn hoá với kinh tế theo tư
tưởng Hồ Chí Minh?
A. Bảo tồn và phát huy du lịch văn hoá truyền thống để nâng cao đời sống vùng nông thôn.
B. Vận động sinh viên tích cực tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh.
C. Hoàn thiện hệ thống luật pháp để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
D. Nhà nước sử dụng một số chính sách vĩ mô để hạn chế tình trạng lạm phát.
40 Phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Hội nghị văn hoá toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở: “Văn nghệ sĩ phải sáng tác thế nào để giáo dục, bồi đắp tâm hồn con
người chứ không phải chỉ chạy theo giải trí, thị trường”. Điều mà Tổng Bí thư mong muốn ở đây là gì?
A. Tác phẩm của văn hoá phải phù hợp với xu hướng của thị trường.
B. Nghệ sĩ phải sáng tác nhiều tác phẩm có tính giải trí cao.
C. Sản phẩm của văn hoá phải bồi dưỡng cho con người giá trị chân, thiện, mỹ.
D. Văn nghệ sĩ phải dùng ngòi bút của mình để “phò chính trừ tà”.
41 Phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Hội nghị văn hoá toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng phát biểu: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân
tộc mất”. Lời phát biểu trên được hiểu là
A. Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, dân tộc bị nô dịch thì văn hoá cũng bị nô dịch.
B. Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc, nên mất văn hóa là mất dân tộc.
C. Văn hoá làm nên cốt cách của dân tộc, dân tộc có thể bị nô dịch nhưng văn hoá thì không.
D. Văn hoá là một mặt trận, là bản sắc văn hoá dân tộc.
42 Đâu là mục tiêu mà Nghị quyết 33 về Định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người đã xác
định?
A. “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.
B. “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến trí - đức - thể - mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.
C. “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đại chúng”.
D. “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến trí - đức - thể - mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đại chúng”.
43 Năm 1941 Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều biện pháp để thực hiện chữ Liêm. Trong tình hình hiện nay,
biện pháp nào được xem là yêu cầu bức thiết cần phải thực hiện?
A. Tuyên truyền pháp luật và thực hiện kiểm soát.
B. Giáo dục pháp luật từ trên xuống, từ dưới lên.
C. Cán bộ thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân.
D. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kể kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.

You might also like