You are on page 1of 10

15 CÂU TRẮC NGHIỆM THUYẾT TRÌNH

Câu 1: Trong những luận điểm sau, luận điểm nào thể hiện quan niệm
của Hồ Chí Minh về một nền đạo đức mới, không phải vì lợi ích riêng lẻ
mà vì lợi ích chung của dân tộc, của nhân loại?
A. Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Cần thì dù việc khó khăn
mấy cũng làm được.
B. Cần Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ , không hoang phí, không bừa bãi.Cần
và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người
C. Liêm là trong sạch, không tham lam. Chữ liêm phải đi với chữ kiệm. Có
kiệm mới liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam.
D. Một dân tộc biết cần,kiệm, liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về
tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Giải thích:
- Luận điểm D đề cao tầm quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển của
một dân tộc.
- Đạo đức mới được thể hiện qua ba phẩm chất: cần, kiệm, liêm.
- Ba phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với nhau và tạo nên sức mạnh tổng thể
cho một dân tộc.
- Khi mỗi người biết cần, kiệm, liêm thì sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu
mạnh, văn minh.
- Đây là nền đạo đức hướng đến lợi ích chung, không phải vì lợi ích cá nhân.
Các luận điểm còn lại chỉ đề cập đến một khía cạnh của đạo đức mới:

- Luận điểm A: Nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính cần cù, chịu khó.
- Luận điểm B: Nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính tiết kiệm.
- Luận điểm C: Nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính trong sạch, không
tham lam.
Câu 2 : Quan niệm nào dưới đây là bao quát và quan trọng nhất về đạo
đức mới?
A.Đạo đức cũ là đạo đức thủ cựu, nó vì danh vọng của cá nhân
B. Đạo đức mới là vĩ đại, nó vì sự nghiệp chung của dân tộc, của loài người
C. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
D. Người có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành
người.
Giải thích:

- Câu trả lời này bao hàm và khái quát được những quan niệm khác về đạo
đức mới.
- Đạo đức mới hướng đến mục tiêu cao cả là phục vụ lợi ích của dân tộc, của
nhân loại.
- Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa đạo đức mới và đạo đức cũ.
Các câu trả lời còn lại chỉ đề cập đến một khía cạnh của đạo đức mới:

- A. Đạo đức cũ là đạo đức thủ cựu, nó vì danh vọng của cá nhân: chỉ đề
cập đến đặc điểm của đạo đức cũ.
- C. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng: chỉ đề cập đến vai trò của đạo
đức.
- D. Người có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành
người: chỉ đề cập đến một số phẩm chất của đạo đức mới.
Câu 3: Trong những quan điểm sau đây, đâu KHÔNG PHẢI là quan
điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa?
A. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng.
B. Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh hiện đại.
C. Văn hóa là một mặt trận.
D. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân.
Giải thích: Hồ Chí Minh xác định 3 quan điểm về vai trò của văn hóa bao
gồm văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp; văn hóa là một mặt trận;
văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Câu 4: Đâu là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng?
A. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
B. "Trung với nước, hiếu với dân"
C. "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"
D. "Thương yêu con người"
Giải thích: Mục II.2 điểm b (Gt TTHCM tr.225) “Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó là phẩm chất đạo
đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức
Hồ Chí Minh”
Câu 5: Vì sao nói "văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý
nghĩa soi đường cho quốc dân đi"?
A. Lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
B. Động lực thúc đẩy cách mạng.
C. Ánh sáng cách mạng.
D. Thúc đẩy tư duy nhân dân.
Giải thích: Trong quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa nêu
rằng văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho
quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
Câu 6: Nói chuyện với bộ đội công an và cán bộ trước khi tiếp quản Thủ
đô (9/1945), Hồ Chí Minh khuyên: “Học cái tốt thì khó, ví như leo núi,
phải vất vả, khó nhọc mới lên đến định. Học cái xấu thì dễ, như ở trên
đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu” Với lời khuyên trên,
Hồ Chí Minh đã đề cập tới lĩnh vực văn hóa gì sau đây:
A. Văn hóa chính trị
B. Văn hóa đời sống
C. Văn hóa nghệ thuật
D. Văn hóa giáo dục
Giải thích: “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi phải vất vả, khó nhọc
mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là
nhào xuống vực sâu...”. Đó là những lời mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn
cán bộ, nhân viên các cơ quan Trung ương, các đơn vị bộ đội, công an và
thanh niên xung phong chuẩn bị về tiếp quản thủ đô Hà Nội do chính quyền
Pháp bàn giao theo Hiệp định Geneva (1954) về đình chiến ở Đông Dương
trong buổi nói chuyện ngày 5/9/1954, tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Câu 7: So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ XHCN có điểm gì khác
biệt cơ bản:
A. Không còn mang tính giai cấp
B. Là nền dân chủ phi lịch sử
C. Là nền dân chủ rỗng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. Là nền dân chủ thuần tuý
Giải thích:
Chọn c: vì Dân chủ XHCN: Nhấn mạnh tính rộng rãi, bao trùm cho tất cả mọi
người, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo.
Giai cấp công nhân và nhân dân lao động: Là chủ thể chính của nền dân chủ
XHCN, được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích.
Lý do loại trừ các đáp án khác:

A. Không còn mang tính giai cấp: Không đúng, dân chủ XHCN vẫn mang tính
giai cấp nhưng là giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. Là nền dân chủ phi lịch sử: Không đúng, dân chủ XHCN là một quá trình
phát triển lịch sử, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.
D. Là nền dân chủ thuần tuý: Không có nền dân chủ nào là thuần tuý, tất cả
đều có những đặc điểm riêng.
Câu 8: Hãy cho biết vì sao văn hóa và đạo đức con người cần phải “đi
chung” và phát triển cùng nhau?

A. Vì chỉ có người vừa có tài vừa có đức mới có thể đưa đất nước ngày càng
phát triển hơn.
B. Chú trọng phát triển văn hóa hơn.
C. Chú trọng phát triển đạo đức hơn.
D. Phát triển các thành tựu khoa học công nghệ.
Giải thích: HCM: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa
có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không
giúp ích gì được ai. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai
trò, tầm quan trọng đối với phẩm chất đạo đức và năng lực, trí tuệ của mỗi
con người nói chung, người cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng và mối
quan hệ biện chứng giữa các phẩm chất ấy. Đức và tài phải được giáo dục,
rèn luyện song song với nhau để con người phát triển toàn diện, đủ điều kiện
tham gia công tác và cống hiến cho cách mạng.
Câu 9: "Người cách mạng phải có ..., không có ... thì dù tài giỏi đến mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân".
A. Tài năng và đạo đức
B. Đạo đức cách mạng
C. Bản lĩnh chính trị
D. Uy tín
Giải thích: Mục II.1 (Gt TTHCM tr.219) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng, quan tâm xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, viết vào tháng 12-1958, Bác
khẳng định “... Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Câu 10: Nói về văn hóa, Hồ Chí Minh chi rõ: “Văn hóa không thể đứng ngoài,
mà phải ở trong kinh tế và chính trị” câu nói trên đề cập đến vấn đề gì?
A. Tính chất của nền văn hóa
B. Vai trò và vị trí của nền văn hóa
C. Chức năng của nền văn hóa
D. Xây dựng nền văn hóa mới
Giải thích: Mục I.1 điểm b và c (Gt TTHCM tr.208-209). Văn hóa phải phục vụ
nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Đồng thời, kinh tế, chính trị,
xã hội phải có tính văn hóa. Kinh tế không có văn hóa không thể tăng trưởng, càng
không thể phát triển bền vững, đích thực hướng tới phục vụ con người.Chính trị không có
văn hóa không thể có một sức mạnh, động lực thật sự, một định hướng đúng, một bản
lĩnh vững vàng.
Câu 11: Chọn cụm từ ĐÚNG điền vào câu "Chúng ta đã làm cách mệnh,
thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền trao
cho…chớ để trong tay một bọn ít người"?
A. Giai cấp tư sản dân tộc
B. Dân chúng số nhiều
C.Giai cấp công nhân
D. Giai cấp nông dân
Giải thích: Câu nói được trích trong “Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh (kỳ 2)”
Câu 12: “Con người là mục tiêu của cách mạng” là một trong những
quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề gì?
A. Khái niệm về con người.
B. Ý nghĩa của con người.
C. Vai trò của con người.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Giải thích: Mục III.2. Quan điểm của HCM về vai trò của con người: (Gt
TTHCM trg 242). Con người là mục tiêu của cách mạng. Con người là chiến
lược đầu tiêntrong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh. Mục tiêu này
được cụ thể hóa trong 3 giai đoạn cách mạng (giải phóng dân tộc - xây dựng
chế độ nhân dân - tiến dần lên XHCN) nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Câu 13: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là
chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con
người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của
nhân dân”. Đây là khẳng định được nêu trong?
A. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
B. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
C. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc (1947) của Hồ Chí Minh.
D. Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (1958) của Hồ Chí Minh.
Giải thích: Mục IV.1. Xây dựng và phát triển con người. (Gt TTHCM tr.253)
Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến
lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và
quyền làm chủ của nhân dân.”
Câu 14: Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đâu là phẩm chất hàng
đầu của cán bộ, đảng viên và của mỗi người?
A. Trung thực.
B. Đoàn kết.
C. Khiêm tốn.
D. Tất cả phương án trên.
Giải thích: Mục IV.2. Xây dựng đạo đức cách mạng. (Gt TTHCM tr.260)
Trung thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên và của mỗi người.
Trung thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao
quý của người cộng sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện hy
sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Trong công việc, trung thực phải luôn luôn gắn bó với trách
nhiệm.
Câu 15: Theo Hồ Chí Minh, con đường phát triển văn hóa Việt Nam là
gì?
A. Đi lên chủ nghĩa xã hội
B. Không có con đường tắt
C. Cả A và B
D. Đi theo con đường của các nước tiên tiến

Giải thích: Con đường phát triển văn hóa Việt Nam là con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc, kế thừa những giá trị truyền
thống tốt đẹp, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Con đường này
không có con đường tắt, cần sự nỗ lực của toàn xã hội.

4 CÂU HỎI DÀNH CHO KHÁN GIẢ

Câu 1: Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ
đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
Hòa, và xác định hai nhiệm vụ đầu tiên để xây dựng nền văn hóa của
nước Việt Nam độc lập là gì?
A. “Chống nạn mù chữ” và “giáo dục lại tinh thần cho nhân dân”
B. “Diệt giặc đói” và “Ra sức chống nạn mù chữ, giáo dục lại tinh thần cho
nhân dân”
C. “Chống nạn mù chữ” và “ra sức giết giặc ngoại xâm”
D. “Chống giặc đói, giặc ngoại xâm” và “giáo dục lại tinh thần cho nhân dân”

Giải thích:
- Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng Hòa, trong đó hai nhiệm vụ đầu tiên về xây dựng nền văn hóa là:
- Diệt giặc đói: Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam lâm vào tình trạng đói
kém nghiêm trọng do chiến tranh và ách áp bức của thực dân Pháp. Việc diệt
giặc đói là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sự sống còn cho người dân.
- Ra sức chống nạn mù chữ, giáo dục lại tinh thần cho nhân dân: Nạn mù
chữ và trình độ dân trí thấp là những rào cản lớn cho sự phát triển của đất
nước. Việc chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần cho nhân dân là cần
thiết để nâng cao nhận thức, trình độ học vấn và tinh thần yêu nước cho người
dân.

Câu 2: “ Con người trong giải phóng con người là ......., phạm vi thế giới
là giải phóng .......”. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống?
A. Cá nhân – Toàn xã hội.
B. Cá nhân – Loài người.
C. Cá nhân mỗi con người - Loài người.
D. Cá nhân mỗi con người – Toàn xã hội.
Giải thích: Mục III.2. Quan điểm của HCM về vai trò của con người. (GT
TTHCM tr.243). Giải phóng con người là xóa bỏ tình trang áp bức, bóc lột, nô
dịch con người; xóa bỏ các điều kiện xã hội làm tha hóa con người, làm cho
mọi người được hưởng tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát huy khả năng sáng
tạo, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân, phát triển toàn
diện theo đúng bản chất tốt đẹp của con người. Con người trong giải phóng
con người là cá nhân mỗi người. Phạm vi thế giới là giải phóng loài người.
Câu 3: Tìm điểm TRÁI với quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài:
A. Vui trước thiên hạ, lo sau thiên hạ
B. Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ
C. Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
D. Tuyệt đối trung thành với cách mạng
Giải thích: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chuẩn mực Trung
với nước, trung với Đảng, hiếu với dân của Quân đội nhân dân thể hiện ở lòng
trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ XHCN, tinh thần
chiến đấu hy sinh vì hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Câu 4: Trong đọan tóm tắt lời giải thích của Hồ Chí Minh về 5 đức tính
tốt. Hãy phát hiện điểm tóm tắt sai nội dung.
A. Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào.
B. Nghĩa là quang minh chính đại, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào
C. Trí là đầu óc sáng suốt, biết xem người, xét việc, cất nhắc người tốt, đề
phòng người gian
D. Dũng là gan góc, gặp việc khó phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có
gan sửa chữa, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
Giải thích:
 Sai ở chỗ: "Trí" không bao gồm "cất nhắc người tốt, đề phòng người
gian".

 Đúng: Theo Hồ Chí Minh, "Trí" là có óc sáng suốt, biết phân biệt đúng sai,
tốt xấu.

You might also like