You are on page 1of 6

Câu 1: Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa vào thời gian

nào?
A. 8/1943
B. 8/1944
C. 8/1945
D. 8/1946

Câu 2: Nội dung nào là điều kiện đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư
tưởng Hồ Chí Minh?
A. Môi trường chính trị - xã hội phải ổn định
B. Phải có đường lối đối ngoại đúng đắn
C. Phải có nền kinh tế phát triển cao
D. Phải củng cố và tăng cường khối địa đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối liên minh công - nông

Câu 3: Theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều, không thể làm
mau được mà phải làm dần dần, vì sao?
A. Dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ xâu xa
hàng nghìn năm
B. Phải xóa bỏ giai cấp bóc lột
C. Phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh
phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu mới thoát khỏi áp bức thực dân,
phong kiến
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa với kinh tế có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Kinh tế quyết định văn hóa
B. Văn hóa quyết định kinh tế, kinh tế tác động trở lại văn hóa
C. Kinh tế quyết định văn hóa và văn hóa có tác động lại kinh tế.
D. Độc lập, không phụ thuộc vào nhau

Câu 5: Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người
đề phòng và khắc phục những tiêu cực nào?
A. Đặc quyền, đặc lợi, tham ô, lãng phí, quan liêu
B. Tham ô, lãng phí, quan liêu, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ
C. “Tư túng”, “chia rẽ”, gây mất đoàn kết, tham ô, lãng phí
D. Đặc quyền, đặc lợi, tham ô, lãng phí, quan liêu, “tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”

Câu 6: Hành động đầu tiên thể hiện tinh thần yêu nước trong hành động của Hồ Chí Minh là gì?
A. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
B. Tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ
C. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
D. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxây

Câu 7: Chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ
lâm thời (ngày 3-9-1945), Hồ Chí Minh đã đề nghị điều gì?
A. Họp quốc hội
B. Tổ chức tổng tuyển cử để lập nên quốc hội
C. Xây dựng hiến pháp
D. Họp chính phủ
Câu 8: Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ từ 1911 đến 1920, Hồ
Chí Minh chủ yếu sống, và hoạt động cách mạng ở những quốc gia nào?
A. Pháp
B. Anh
C. Mỹ
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 9: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, “Không tà, thẳng thắn, đứng đắn” được gọi là đức tính gì?
A. Chí công vô tư
B. Liêm
C. Kiệm
D. Chính

Câu 10: Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ hình thành tư tưởng
yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước mới là thời kỳ nào?
A. Thời kỳ trước 1911
B. Thời kỳ từ 1920 đến 1930
C. Thời kỳ từ 1911 đến 1920
D. Thời kỳ từ 1930 đến 1941

Câu 11: Nội dung đặc sắc nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện
bước phát triển sáng tạo lý luận của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản?
A. Kế thừa quan điểm Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
B. Xác định vai trò của Đảng
C. Xác định tính tất yếu của Đảng
D. Xây dựng Đảng là đạo đức, là văn minh

Câu 12: Theo Hồ Chí Minh, yếu tố nào thuộc kiến trúc thượng tầng?
A. Văn hóa
B. Kinh tế
C. Cơ sở vật chất
D. Kỹ thuật

Câu 13: Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển mặt tích cực “khuyên con người nên sống gắn bó với
thiên nhiên, hoà đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống” của học thuyết
nào?
A. Phật giáo
B. Lão giáo
C. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
D. Nho giáo

Câu 14: Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam vào năm nào?
A. 1920
B. 1922
C. 1921
D. 1919
Câu 15: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu về chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
là gì?
A. Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị
B. Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh
C. Phải xây dựng được chế độ dân chủ
D. Phải xây dựng được nền văn hóa mang tinh dân tộc khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại

Câu 16: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam,
phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em là:
A. Nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
B. Tính chất của thời kỳ quá độ
C. Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
D. Đặc điểm của thời kỳ quá độ

Câu 17: Theo Hồ Chí Minh, một trong những yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên là
gì?
A. Phải giỏi lãnh đạo
B. Phải có năng lực quản lý
C. Phải giỏi làm kinh tế
D. Phải tuyệt đối trung thành với Đảng

Câu 18: Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản giống nhau ở điểm nào?
A. Sức sản xuất đã phát triển cao
B. Nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung
C. Không có giai cấp áp bức bóc lột
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 19: Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, vấn đề nào
không bao giờ được thay đổi?
A. Chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc
B. Phương pháp đoàn kết
C. Chính sách tập hợp lực lượng
D. Sách lược tập hợp quần chúng

Câu 20: Khi nói về tư tưởng, tác phong xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ những tư tưởng, tác
phong nào mà mỗi người cần bồi dưỡng cho mình?
A. Có ý thức làm chủ nhà nước, có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”
B. Có quan điểm “tất cả phục vụ sản xuất”
C. Có ý thức cần, kiệm xây dựng nước nhà; có tinh thần tiến nhanh, tiến manh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 21: Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng điều gì?
A. Công tác cán bộ
B. Cách thức làm người
C. Tri thức
D. Tài năng

Câu 22: Trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, Đảng ta xác định: Đường lối, chủ trương của
Đảng phải dựa trên nền tảng nào?
A. Chủ nghĩa Mác
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
D. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 23: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, “trong sạch, không tham lam” được gọi là đức tính gì?
A. Chính
B. Liêm
C. Cần
D. Kiệm

Câu 24: Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân vào thời gian nào?
A. 06/06/1910
B. 05/06/1905
C. 05/06/1911
D. 05/06/1900

Câu 25: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chỉ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) khẳng định phải xây dựng nền văn hóa Việt Nam như thế nào?
A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần
sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.
B. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng.
C. Thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.
D. Dân tộc, khoa học, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 26: Trong nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Nhân dân thực thi quyền lực của mình
thông qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên” thể
hiện nội dung nào?
A. Dân chủ cộng hòa
B. Dân chủ gián tiếp
C. Dân chủ trực tiếp
D. Dân chủ đại nghị

Câu 27: Hồ Chí Minh chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh vào thời gian nào?
A. 1941
B. 1930
C. 1944
D. 1938

Câu 28: Theo Hồ Chí Minh, hình thức tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất
B. Liên minh công – nông
C. Các tổ chức chính trị - xã hội
D. Đảng cộng sản
Câu 29: Theo Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức
mạnh khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc trong một tổ chức nào?
A. Nhà nước
B. Mặt trận dân tộc thống nhất
C. Liên minh công – nông
D. Các tổ chức chính trị - xã hội

Câu 30: Nội dung: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một
tài sản tinh thần quý báu của Đảng ta và của cả dân tộc”, đã làm rõ được những vấn đề nào?
A. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng ta và dân tộc ta
B. Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng ta và dân
tộc ta
D. Bản chất cách mạng, khoa học cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 31: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam”. Nội dung này thể hiện vấn đề nào sau đây?
A. Bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
B. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng ta và dân tộc ta
D. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng thế giới

Câu 32: Thắng lợi của cuộc cách mạng nào đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người - thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới?
A. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam năm 1954
C. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai Nga năm 1917
D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam năm 1975

Câu 33: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm nào không phải là nguyên tắc xây dựng đạo đức
cách mạng?
A. Xây đi đôi với chống
B. Tinh thần quốc tế trong sáng
C. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
D. Tu dưỡng đạo đức suốt đời

Câu 34: Đoạn trích: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một
nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”, thuộc trong văn bản nào?
A. Tuyên ngôn độc lập
B. Sửa đổi lối làm việc
C. Di chúc
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Câu 35: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan hệ giữa văn hóa với chính trị được thể hiện như thế
nào?
A. Văn hóa và chính trị tồn tại song song và độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau.
B. Văn hóa quyết định chính trị
C. Chính trị phải phục vụ nhiệm vụ văn hóa.
D. Sự giải phóng chính trị mở đường cho văn hóa phát triển, văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính
trị

Câu 36: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân được hiểu theo nghĩa nào?
A. Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc
B. Mỗi con người Việt Nam cụ thể
C. Một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân
D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 37: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
A. Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh
B. Phải xây dựng được nền văn hóa mang tinh dân tộc khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại
C. Phải xây dựng được chế độ dân chủ
D. Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị

Câu 38: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức nào đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu
sắc trong lĩnh vực đạo đức?
A. Tinh thần quốc tế trong sáng
B. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
C. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
D. Trung với nước, hiếu với dân

Câu 39: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:


Hồ Chí Minh khẳng định: “Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta ……”.
A. đàng hoàng hơn, to đẹp hơn
B. đàng hoàng hơn
C. to đẹp hơn
D. phát triển hơn

Câu 40: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, hình thức dân chủ nào là hoàn bị nhất?
A. Dân chủ cộng hòa
B. Dân chủ trực tiếp
C. Dân chủ gián tiếp
D. Dân chủ đại nghị

You might also like