You are on page 1of 6

Phần đưa vô ppt

I. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945


1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”
HCM toàn tập tập 9, tr314
image 1.jpg
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
image 2.jpg
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã
hội.
image 3.jpg
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
image 4.jpg
image 5.png
5. Xây dựng kinh tế
image 6.jpg
image 7.jpg
image 8.png
II. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp
1. Tính dân tộc
“Gạn đục khơi trong” và “phục cổ” nhưng không “máy móc”,“nói khôi phục vốn cũ, thì nên
khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì nên loại dần (…). Cái gì tốt, thì ta nên khôi phục
và phát triển, cái gì xấu, thì ta nên bỏ đi”
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 11, tr.557
image 9
image 10.jpg
2. Tính khoa học
“Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ
mà xấu, thì phải bỏ (…) Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho
hợp lý (…) Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm (…) Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”
Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.112-113
image 11.jpg
image 12.jpg
3. Tính đại chúng
" Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các
sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống.
Các cán bộ văn hóa cần phải giúp những sáng tác của quần chúng. Những sáng tác ấy là
những hòn ngọc quý"
image 13.jpg
image 14.JPG
image 15.jpg
Hồ Chí Minh toàn tậpt.11, tr.559

III. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội


- Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính
chất dân tộc
image 16.jpg

Phần để thuyết trình


Trong ngoặc là để nói
I. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
(Thấy rõ tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của dân tộc, sau Cách mạng Tháng
tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời HCM đã định hướng “Năm điểm
lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc’’)
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
( Hồ Chí Minh quan niệm, xây dựng “tâm lý” là xây dựng “tinh thần độc lập tự cường”, cũng
có nghĩa là sự giáo dục, định hướng để hun đúc nên tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý
chí tự chủ, tự cường. Đó chính là cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự đoàn kết, đồng thuận dân
tộc, điều kiện để tạo nên sức mạnh bảo vệ độc lập dân tộc, chống lại mọi sự xâm lược, phá
hoại từ bên ngoài. Lịch sử tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam đã là minh chứng hiển
nhiên về bài học xương máu đó. Đối với các dân tộc khác trên thế giới, muốn tồn tại, vượt
qua những nguy cơ xâm lược, đồng hóa hay chèn ép, xung đột để phát triển đều phải khẳng
định một sức mạnh tinh thần to lớn từ độc lập tự cường. Chỉ có điều, biểu hiện của tinh thần
độc lập tự cường ấy ở mỗi nước, tùy theo những điều kiện đặc điểm khác nhau mà thể hiện
một cách sinh động, đa dạng. Đó cũng chính là một đặc tính văn hóa, “cái làm cho dân tộc
này khác với dân tộc khác”.
Có thể nói, quan điểm xây dựng văn hóa về “tâm lý” với nội dung “tinh thần độc lập tự
cường” là xuyên suốt và nhất quán trong nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên hành
trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin và Người nhận ra
rằng, đó chính là con đường giải phóng dân tộc khỏi áp bức, lầm than. Người khẳng định:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản”(HCM toàn tập tập 9, tr314). Và chân lý nổi tiếng mà Hồ Chí Minh đã tổng kết từ
thực tiễn lịch sử của thế giới và từ chính những bài học xương máu của lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”)
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
(Về nội dung xây dựng “luân lý”, theo cách hiểu của Hồ Chí Minh, chính là sự hình thành và
không ngừng hoàn thiện về tư tưởng, lối sống mà nội dung trung tâm, quan trọng nhất của nó
là “biết hy sinh làm lợi cho quần chúng”. Đó cũng chính là nội dung quan trọng nhất của
những chuẩn mực đạo đức xã hội mà con người chúng ta nói chung hay mỗi cán bộ cách
mạng nói riêng cần hướng tới. Tiêu chuẩn con người cán bộ “cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư” chính là sự phát triển đầy đủ hơn từ tiêu chí xây dựng văn hóa này. Đây cũng
chính là yêu cầu sống còn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã
hội.
( Về nội dung xây dựng “xã hội”, Hồ Chí Minh coi đó là “một sự nghiệp có liên quan đến
phúc lợi của nhân dân trong xã hội”. Ở bình diện này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến cả “một
sự nghiệp”. Điều ấy có thể hiểu là việc phấn đấu cho phúc lợi của nhân dân là yêu cầu quyết
định, thể hiện bản chất của chế độ. Nó phải được phản ánh trong mục tiêu, trong mô thức xây
dựng, trong cơ chế vận hành của cả chế độ. Nó đồng thời phải trở thành một thể hiện tất yếu
xã hội trong mỗi thành viên, mỗi bộ phận hợp thành của chế độ xã hội. Đây cũng chính là
một nhận thức nhất quán, chỉ đạo hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh)
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
(Về nội dung xây dựng “chính trị”, theo Hồ Chí Minh đó chính là “dân quyền”. Văn hoá
chính trị chính là mang lại và bảo đảm được “dân quyền”. Ở đây, dân quyền không chỉ là
những quyền trên các lĩnh vực đời sống mà người dân được hưởng ngày càng đầy đủ, mà còn
là những quyền lợi - lợi ích mà xã hội mang lại cho nhân dân ngày càng đầy đủ hơn, ngày
càng giúp cho cuộc sống của người dân hạnh phúc, tiến bộ hơn. Có thể nói, toàn bộ lịch sử
phát triển của xã hội loài người cũng chính là lịch sử đấu tranh, phấn đấu để mang lại cho
người dân nhiều dân quyền hơn, nhiều tự do hơn. Chủ nghĩa xã hội về bản chất của nó, là chế
độ xã hội bảo đảm đầy đủ nhất “dân quyền”, bởi vì đó là xã hội của dân, do dân và vì dân.
Nhưng việc xây dựng một chế độ như thế không thể ngày một, ngày hai, mà là cả một quá
trình phức tạp với không ít khó khăn. Bởi vì, “dân quyền” có được không chỉ do cơ chế
quyền lực, chế độ chính trị, mà còn phụ thuộc vào sự tự giác, trình độ nhận thức của người
dân và những điều kiện của môi trường xã hội. Có nghĩa là, hiểu “dân quyền” theo nhận thức
văn hóa không chỉ là những quyền và lợi mà nền chính trị mang lại cho người dân, mà còn là
cách mà những quyền đó được mang lại như thế nào và ý nghĩa của những quyền và lợi ấy ra
sao, có ý nghĩa tốt đẹp đến đâu đối với xã hội.
5. Xây dựng kinh tế
(Về nội dung “xây dựng kinh tế”, Hồ Chí Minh không đặt ra tiêu chí định hướng như những
lĩnh vực khác. Nhưng theo cách đặt vấn đề từ những điểm trước đó có thể thấy, văn hoá được
Hồ Chí Minh coi là mục tiêu của xây dựng kinh tế, đồng thời văn hóa cũng là nội lực mạnh
mẽ của việc xây dựng nền kinh tế. Truyền thống văn hoá, sức mạnh văn hóa trong nguồn
nhân lực, trong trình độ tổ chức lao động sản xuất, quản lý kinh tế, xã hội, văn hoá trong kinh
doanh, trong quan hệ doanh nghiệp là động lực bên trong của quá trình kinh tế, của sự phát
triển xã hội và con người. Một nền kinh tế phát triển tốt đẹp, bền vững chỉ khi nó gắn bó với
những giá trị văn hóa, kết tinh trong nó những giá trị văn hóa, làm giàu có thêm và thúc đẩy
sự phát triển của những giá trị văn hóa của dân tộc, của đất nước. Ở một khía cạnh nào đó, có
thể thấy tư tưởng phát triển các lĩnh vực văn hóa của Hồ Chí Minh rất gần gũi với quan điểm
phát triển bền vững hiện đại.)

II. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp


1. Tính dân tộc
“Gạn đục khơi trong” và “phục cổ” nhưng không “máy móc”,“nói khôi phục vốn cũ, thì nên
khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì nên loại dần (…). Cái gì tốt, thì ta nên khôi phục
và phát triển, cái gì xấu, thì ta nên bỏ đi”
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 11, tr.557
( Đề cương văn hóa 1943 đã chỉ rõ tính chất văn hóa Việt Nam hiện tại là thuộc địa, nô dịch.
Trong quá trình cai mị, chính sách văn hóa của Pháp luôn cố súy cho tư tưởng thân Pháp,
vong bản, ngăn cản những tư tưởng tiến bộ vào Việt Nam, tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng
và chủ nghĩa ái quốc mù quáng hẹp hỏi. Đề cương khẳng định, những thủ đoạn phát xít đó sẽ
trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam. Nếu tiếp tục theo nền Văn hóa phát xít thì văn hóa
dân tộc Việt Nam sẽ nghèo nàn, thấp kém. Vì vậy, để thoát khỏi linh trạng đỏ, nhất định phải
Dân tộc hóa nền văn hóa. Tức là phải chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa giúp cho
Văn hóa Việt Nam phát triển độc lập, thoát khỏi sự phụ thuộc của Văn hóa phát xít, thực dân
bằng chủ nghĩa yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
Để hiểu rõ đó là nền văn hóa phát triển theo hướng kết hợp giữa kế thừa và cách tân, cổ điển
và hiện đại, dân tộc và quốc tế. HCM đã chủ trương phải biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp
của văn hóa truyền thống với tinh thần: “gạn đục khơi trong” và “phục cổ” nhưng không
“máy móc”,“nói khôi phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì nên
loại dần. Cái gì tốt, thì ta nên khôi phục và phát triển, cái gì xấu, thì ta nên bỏ đi”. Tính dân
tộc theo quan niệm của Hồ Chí Minh là không mâu thuẫn với tính hiện đại. Nó không bao
hàm ý nghĩa phủ định tính dân tộc trong quá khứ, cắt đứt với tính dân tộc trong quá khứ,cũng
không lý giải một cách phi lịch sử, hiện đại hóa tính dân tộc một cách tùy tiện. Tính dân tộc
phải gắn bó với tính quốc tế, phải mang tính quốc tế theo nghĩa chân chính.Như vậy, trong
quan niệm của Hồ Chí Minh, phát triển một nền văn hóa mới là phải biết tiếp thu, học hỏi,
biết trân trọng và giữ gìn những giá trị đặc sắc của dân tộc và quốc tế, dân tộc và nhân loại để
làm phong phú nền văn hóa của chúng ta. )
2. Tính khoa học
“Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ
mà xấu, thì phải bỏ (…) Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho
hợp lý (…) Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm (…) Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”
Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.112-113
(Những năm VN dưới thời Pháp thuộc,xuất phát từ chính sách văn hóa phản động của chủ
nghĩa phát Xít, thực dân Những thói hư tật xấu được chúng dung dưỡng, nạn cờ bạc. nghiện
rượu, nghiện hút được khuyến khích. Các hủ tục ma chạy, nạn bói toán, đồng hóng, mê tín dị
đoan ngày càng nặng nề. dẫn đến kết quả hầu hết nhân dân ta mù chữ, thất học. Trong khi đó,
một nền văn hóa tiến bộ cần phải có nền tảng khoa học vững chắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong cuộc chiến đấu chống giặc đói sau năm 1945 đã từng nói “Một dân tộc dốt là một; dân
tộc yếu". Vì vậy Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt Nam mang tính khoa
học, đưa nền văn hoá Việt Nam bước vào thời đại mới. Trước hết là “Phải triệt để tẩy trừ mọi
di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc” cải tạo các phong tục tập quán
lạc hậu
Sau này năm 1947 để chuẩn bị cho những tư tưởng lớn về xây dựng nền văn hoá dân tộc, Hồ
Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới” nhằm hướng dẫn cán bộ và nhân dân thực hiện nếp
sống văn hoá khoa học “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì
cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ (…) Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức
thì phải sửa đổi lại cho hợp lý (…) Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm (…) Cái gì mới
mà hay, thì ta phải làm”.
Như vậy xây dựng nền văn hoá mới mang tính khoa học theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, là sự kế tục những giá trị nội sinh của nền văn hoá
truyền thống đồng thời có xác lập giá trị mới.)
3. Tính đại chúng
" Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các
sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống.
Các cán bộ văn hóa cần phải giúp những sáng tác của quần chúng. Những sáng tác ấy là
những hòn ngọc quý"
Hồ Chí Minh toàn tậpt.11, tr.559
(Với mục đích nô dịch dân ta, chủ nghĩa phát xít thực dân chỉ phát triển văn hóa, giáo dục
nhỏ giọt ở một bộ phận nhỏ tầng lớp trên của xã hội để làm công cụ tay sai cho chúng. Ở
nông thôn văn hóa làng vẫn tồn tại trong chính sách “bần cùng hóa" và “ngu dân hóa”. Vì
vậy, hầu hết sáng tác văn hóa của tầng lớp trí thức thời kỳ đó với nội dung xu nịnh thực dân,
hoài cổ, xa rời thực tế là thứ xa xỉ với nhân dân lao động. Trong khi đó sức mạnh cách mạng
nằm ở quần chúng nhân dân. Vì vậy, phải Đại chúng hóa, chống mọi chủ trương hành động
làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc sa động đào quần chúng. Phải đưa văn
hóa gần gũi với đời sống của quần chúng, phục vụ quần chúng. Nói cách khác, quần chúng
phải là người thụ hưởng, thậm chí là cội nguồn cảm hứng cho các sáng tạo văn hóa,
Xây dựng nền văn hoá dân tộc mang tính đại chúng, theo Hồ Chí Minh, văn hoá còn phải
đánh giá nhìn nhận cho đúng vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử, sáng tạo văn hoá của quần
chúng nhân dân. Người nói: " Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng
tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”,
dây cà ra dây muống. Các cán bộ văn hóa cần phải giúp những sáng tác của quần chúng.
Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý")

III. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội


Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính
chất dân tộc
(Nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa giống như công cuộc cải biến cách mạng, phải
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội từng bước tạo ra tiền đề
vật chất và tinh thần để đông đảo nhân dân tham gia xây dựng nền văn hoá mới và hưởng thụ
những giá trị của nền văn hoá đó.
Bên cạnh đó, nền văn hóa phải song song và đảm bảo được tính dân tộc. Một mặt, nó sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho dân tộc Việt Nam bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của dân
tộc mình, mặt khác cũng tiếp nhận những tinh hoa văn hóa thế giới làm cho nền văn hóa của
dân tộc mình trở nên phong phú, đa dạng. Nền văn hóa XHCN cũng tạo điều kiện để văn hóa
riêng của từng cộng đồng các dân tộc anh em trong lãnh thổ Việt Nam được bảo tồn, hội nhập
và phát triển.
Nói chung sự nghiệp xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc
phải bảo đảm phạm vi hết sức rộng lớn cho sáng tạo cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng
tượng, cho sự đa dạng và phong phú của hình thức và nội dung…; Đồng thời kiên quyết đấu
tranh chống lại các quan điểm lạc hậu, phản động phá hoại hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân và sự nghiệp xây dựng CNXH. Điều này đặt ra yêu cầu thời đại về việc phải củng cố
hơn nữa sự lãnh đạo, định hướng của Đảng trong quá trình xây dựng văn hóa XHCN và đấu
tranh chống lại những biểu hiện lạc hậu, lệch lạc trong văn hóa.)

You might also like