You are on page 1of 8

Câu 41: Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra sản phẩm nào sau đây?

A. NaOH. B. NaCl. C. Na2O. D. Na2O2.


Câu 42: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan đuợc Al(OH)3?
A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. HNO3.
Câu 43: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.
Câu 44: Cho thanh kim loại Fe vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?
A. KCl. B. HCl. C. CuSO4. D. MgCl2.
Câu 45: Nước cứng vĩnh cửu tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa?
A. NaNO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. HCl.
Câu 46: Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt(III)?
A. H2SO4 đặc, nguội. B. CuSO4 loãng. C. HNO3 đặc, nóng. D. HCl loãng.
Câu 47: Trong phản ứng của kim loại Ca với khí Cl2, một nguyên tử Ca nhường bao nhiêu electron?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 48: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 49: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào
lượng dư dung dịch
A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 50: Trùng hợp butađien tạo thành polime nào sau đây?
A. Polibutađien. B. Polietilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Policaproamit.
Câu 51: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3.
C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 52: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit. B. quặng pirit. C. quặng đolomit. D. quặng manhetit.
Câu 53: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. CO và CO2. D. SO2 và NO2.
Câu 54: Chất nào sau đây là chất béo?
A. Xenlulozơ. B. Axit oleic. C. Glixerol. D. Triolein.
Câu 55: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfam. B. Sắt. C. Đồng. D. Kẽm.
Câu 56: Oxit kim loại nào sau đây có màu lục thẫm?
A. FeO. B. Cr2O3. C. CrO3. D. Fe2O3.
Câu 57: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm?

1
A. Cr. B. Mg. C. Na. D. K.
Câu 58: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2. B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
C. H2 + CuO (t°) → Cu + H2O. D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh của cá.
B. Thủy phân hoàn toàn các triglixerit đều thu được glixerol.
C. Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
D. Vải làm từ tơ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
Câu 60: Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 không sinh khí thì sản phẩm khử của N+5 là
A. NO2. B. N2O5. C. NH4NO3. D. NH3.
Câu 61: Kim loại Al tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3?
A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. NaNO3.
Câu 62: Chất nào sau đây là tripanmitin?
A. C3H5(OCOC17H33)3. B. C3H5(COOC17H33)3.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. C3H5(OCOC17H31)3.
Câu 63: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. MgCl2. B. KCl. C. NaNO3. D. KOH.
Câu 64: Các kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò
phản ứng hạt nhân?
A. Na, K. B. Li, Ca. C. Ca, Ba. D. Al, Fe.
Câu 65: Este X công thức phân tử C8H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa hai muối.
Biết X có tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOO-CH2-C6H5. B. CH3-COO-C6H5.
C. C6H5-COO-CH3. D. HCOO-C6H4-CH3.
Câu 66: Các bước trong một quy trình làm rượu vang nho: Sau khi thu hoạch nho chín (nho chín có chứa
hàm lượng đường lớn, thuận lợi cho quá trình lên men), trải qua khâu xử lí đơn giản, nho sẽ được tiến
hành ép và lên men. Khí sinh ra trong quá trình lên men là
A. SO2. B. O2. C. CO2. D. NH3.
Câu 67: Cho từng chất gồm: FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc,
nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 68: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nitron (olon) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng vinyl xianua.
B. Đồng trùng ngưng axit terephtalic với hexametylenđiamin thu được tơ nilon-6,6.
C. Thành phần nguyên tố trong tơ capron là C, H, O và N.
D. PS (polistiren) được tạo thành từ phản ứng trùng hợp isopren.
Câu 69: Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường
7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Giả sử hiệu suất của quá trình tinh chế là 100%. Khối lượng đường
nhà máy sản xuất được mỗi ngày là
A. 1563,5kg. B. 1361,1 kg. C. 1163,1 kg. D. 113,1 kg.
Câu 70: Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và
ancol Z có cùng số nguyên tử cacbon. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH(CH3)2. B. CH3CH2COOCH3.
C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH2CH2CH3.

2
Câu 71: Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2,
H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hợp tạo muối sắt(II)?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 72: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch
NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là
A. 8,0. B. 20,0. C. 16,0. D. 12,0.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân nóng chảy NaCl.
(b) Cho lượng dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch HCl.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2.
(e) Hòa tan hỗn hợp Fe, FeO (tỉ lệ mol 1 : 3) trong dung dịch HCl.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 75: Một loại phân bón hỗn hợp trên thị trường có chỉ số N-P-K là 20-20-15. Nếu khối lượng của 1 bao
phân bón là 50kg vậy khối lượng của N, P, K có trong 50kg phân bón đó lần lượt là.
A. 10kg; 8,73kg; 12,44kg. B. 20kg; 20 kg; 15kg.
C. 10kg; 10kg; 7,5kg. D. 10kg; 4,37kg; 6,22kg.
Câu 76: Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(2) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
(3) Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.
(4) Quần áo dệt bằng tơ tằm không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm.
(5) Nước ép của quả chuối chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 77: Có V lít dung dịch NaOH 0,60M. Thí nghiệm nào sau đây làm pH của dung dịch đó tăng lên?
A. Thêm V lít dung dịch KOH 0,67M. B. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,40M.
C. Thêm V lít nước cất. D. Thêm V lít dung dịch HCl 0,30M.
Câu 78: Cho các phát biểu sau:
(a) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
(b) Trimetylamin là amin bậc ba.
(c) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(d) Phenol (C6H5OH) tan rất tốt trong nước lạnh.
(e) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(f) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.

3
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 79: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành
các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. FeCl2, FeCl3. B. FeCl2, Al(NO3)3.
C. NaCl, FeCl2. D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
Câu 80: HCl là một chất được phát hiện trong dịch vị dạ dày có nồng độ 0,0001 – 0,001 mol/l và độ pH duy trì
ở mức 3 – 4 đối với người bình thường. Nếu thiếu HCl trong dạ dày thì thức ăn không chuyển hóa được lâu dần
gây suy nhược cơ thể, nếu dư lâu ngày HCl sẽ phá hùy đường ruột gây viêm loét dạ dày. Khi cơ thể dư HCl,
người ta cần uống thuốc giảm đau dạ dày (có tên gọi là thuốc muối - tên khác là baking soda). Giả sử dịch vị dạ
dày người bệnh chứa 1,5 lít dung dịch hỗn hợp thức ăn lỏng, trong đó chứa 0,09125 gam HCl. Nếu khả năng
tiêu thụ baking soda của cơ thể người bệnh là 65% thì khối lượng baking soda người đó cần đưa vào cơ thể để
duy trì độ pH trong dạ dày ở mức 3 là?
A. 0,129 gam. B. 1,113 gam. C. 1,213 gam. D. 0,161 gam.

4
Câu 41: Hợp chất hữu cơ X thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường bazơ. X không thể là
A. Gly-Ala. B. Tinh bột. C. Tristearin. D. Anbumin.
Câu 42: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. W. B. Al. C. Hg. D. K.
Câu 43: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 44: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được Fe2(SO4)3?
A. Fe. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)2.
Câu 45: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH loãng?
A. P2O5. B. CO2. C. NO2. D. CO.
Câu 46: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Be. B. Li. C. Al. D. Na.
Câu 47: Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ
điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ?
A. Sn. B. Na. C. Zn. D. Cu.
Câu 48: Crom (III) hidroxit là chất rắn màu lục xám, có tính lưỡng tính. Công thức của crom (III) hidroxit là
A. CrO3. B. Cr(OH)2. C. H2CrO4. D. Cr(OH)3.
Câu 49: Chất nào sau đây ngọt hơn đường mía?
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 50: Chất nào sau đây là chất béo rắn ở điều kiện thường?
A. Tripanmitin. B. Glixerol. C. Triolein. D. Axit stearic.
Câu 51: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cao su Buna-S có tính đàn hồi cao hơn cao su Buna-N.
B. Tơ olon thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Tơ tằm rất bền trong môi trường axit.
D. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
Câu 52: Kim loại Kali phản ứng với clo sinh ra sản phẩm nào sau đây?
A. NaCl. B. KOH. C. KCl. D. KClO.
Câu 53: Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ánh với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt (III)?
A. H2SO4 đặc, nguội. B. CuSO4 loãng. C. HNO3 đặc, nóng. D. HCl loãng.

1
Câu 54: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc có thể
dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí
A. CO. B. N2. C. O3. D. H2.
Câu 55: Lên men 1 tấn khoai chứa 85% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của cả quá trình sản xuất là
70%. Khối lượng ancol thu được là
A. 0,338 tấn. B. 0,833 tấn. C. 0,383 tấn. D. 0,668 tấn.
Câu 56: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A. W. B. Cs. C. Fe. D. Li.
Câu 57: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Au. B. Ag. C. Al. D. Fe.
Câu 58: Kim loại nào sau đây bị thụ động hóa trong axit sunfuric đặc, nguội?
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Mg.
Câu 59: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ nilon-6. C. Tơ visco. D. Tơ tằm.
Câu 60: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh Al vào dung dịch HCl.
B. Nhúng thanh Cu vào dung dịch HNO3 loãng.
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và HCl.
D. Đốt dây Mg trong bình đựng khí O2.
Câu 61: Etylmetylamin có công thức cấu tạo là
A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3CH2NH2. D. CH3NHC2H5.
Câu 62: Chất nào sau đây là axit béo?
A. Glixerol. B. Axit panmitic. C. Axit adipic. D. Tristearin.
Câu 63: Khi đốt rơm rạ trên các cánh đồng sau những vụ thu hoạch lúa sinh ra nhiều khói bụi, trong đó có khí
X. Khí X nặng hơn không khí và gây hiệu ứng nhà kính. Khí X là
A. N2. B. CO2. C. CH4. D. CO.
Câu 64: Sắt (III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt (III) hidroxit là
A. Fe(OH)2. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4.
Câu 65: Kim loại nào sau đây phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ag. B. Cu. C. Na. D. Fe.
Câu 66: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na. B. Fe. C. Ba. D. Cu.
Câu 67: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaCl. B. CH3COOH. C. HNO3. D. HCl.
Câu 68: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể,
khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. H2. B. N2. C. He. D. CO.
Câu 69: Chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. CrO. B. Cr(OH)3. C. Cr2O3. D. CrO3.

2
Câu 70: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn.
Câu 71: Cho 4 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)2, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được
với kim loại Ba tạo kết tủa là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 72: Este X có công thức phân tử C8H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa hai muối.
Biết X không tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOO-C6H4-CH3. B. HCOO-CH2-C6H5.
C. CH3-COO-C6H5. D. C6H5-COO-CH3.
Câu 73: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
D. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Dẫn khí NH3 vào dung dịch FeCl3.
(b) Cho CuS vào dung dịch HCl.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Dẫn khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(đ) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng tạm thời.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 75: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch formol dùng để bảo quản thực phẩm (thịt, cá…).
(b) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
(c) Dầu, mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(d) Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán.
(đ) 1 mol đipeptit Glu-Lys tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3 mol HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 76: Một loại khí thiên nhiên (X) có thành ứng phần phần trăm về thể tích như sau: 85,0% metan, 10,0%
etan, 2,0% nitơ, 3,0% khí cacbonic. Biết rằng: khi đốt cháy 1 mol metan, 1 mol etan thì lượng nhiệt tỏa ra tương
ứng là 880,0 kJ và 1560,0 kJ, để nâng 1 ml nước lên thêm 1°C cần 4,2 J. Giả thiết rằng lượng nhiệt tỏa ra của
quá trình đốt cháy X dùng để làm nóng nước với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80%. Thể tích khí X (đktc) cần
dùng để đun nóng 10,0 lít nước (khối lượng riêng của nước 1g/ml) từ 20°C lên 100°C gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 122,83 lít. B. 123,20 lít. C. 103,58 lít. D. 104,08 lít.
Câu 77: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây
để loại các khí đó?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NH3.

3
Câu 78: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho Zn vào dung dịch CuSO4.
(d) Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(e) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 79: Thực hiện sơ đồ phản ứng:

Công thức cấu tạo của X là


A. HCOOCH3. B. HOCCH2CHO. C. HOCH2CH2OH. D. HOCH2CHO.
Câu 80: Cho dãy các chất sau: axit focmic, toluen, axetanđehit, saccarozơ, vinyl axetat, etylen glycol, glucozơ,
alanin, isopren, phenyl amin, đivinyl, cumen. Tổng số chất tác dụng với dung dịch nước Br2 là
A. 8. B. 7. C. 9. D. 6.

You might also like