You are on page 1of 6

HẬU COVID 19 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH

DU LỊCH KHÁCH SẠN HIỆN ĐANG ĐỐI MẶT

- Bối cảnh: Sau hai năm bị đóng băng hoàn toàn bởi đại dịch Covid-19, ngành
du lịch Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi ban đầu nhờ các biện pháp
và quy định hiệu quả của chính phủ nhằm kiểm soát dịch bệnh..Ngày
15/3/2022 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Việt Nam chính thức mở hoàn
toàn đường bay quốc tế và dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả
khách du lịch nhập cảnh. Đồng thời, dự kiến ngành hàng không sẽ đạt 70-80
triệu hành khách vào năm 2022. Khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế và 60-70
triệu lượt khách nội địa. (theo thống kê của Tổng cục Du lịch quý 1 năm 2022)
- Điều này đã được khẳng định qua sự tăng trưởng của cả lượng khách du lịch
nội địa và quốc tế sau thời kỳ covid.( Quốc tế ) Theo Tổng cục Thống kê, lượng
khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt
602.000 lượt, tăng 582,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khoảng thời gian
này, số lượng khách truy cập vào tháng 6 đạt 236.700, gần gấp sáu lần so với
tháng 3 năm 2022 (41.700). Mặc dù lượng khách vẫn còn thấp so với những
năm trước đại dịch nhưng tốc độ tăng trưởng cho thấy những dấu hiệu phục
hồi tích cực của ngành du lịch. Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã đón khoảng
600.000 lượt khách du lịch nước ngoài. Đây là lượng khách du lịch nước ngoài
đến Việt Nam cao nhất trong một tháng kể từ khi khai trương vào giữa tháng 3.
đạt 596.900 lượt, tăng hơn 23% so với tháng 10.

( Nội địa ) Tương tự,


lượng khách nội địa đã đạt 4,5 triệu vào tháng 11/2022. Trong 11 tháng đầu
năm 2022, tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 96,3 triệu lượt, cao hơn nhiều
so với mức 85 triệu lượt của năm 2019.
HẬU COVID 19 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
DU LỊCH KHÁCH SẠN HIỆN ĐANG ĐỐI MẶT

Với đà phục hồi ấn


tượng như vậy, chúng ta có thể hi vọng về một tương lai trở thành ngành mũi
nhọn của ngành du lịch khách sạn nước ta.
- Nhìn về thực trạng hiện nay dù đã chịu nhiều thiệt hại nhưng nguồn nhân lực
du lịch sau đại dịch vẫn có những ưu điểm đáng được nêu tên. Số lượng nhân
lực ngành du lịch được nhận định rằng sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.
Cả nước hiện có gần 200 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó 62 trường đại học có
khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm dạy nghề
chuyên nghiệp được phê duyệt...... Số lượng cơ sở đào tạo phát triển nhanh,
hứa hẹn một nhóm nguồn nhân lực du lịch được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ
năng và tác phong chuyên nghiệp. Với tiềm lực phát triển trong giáo dục,
ngành du lịch dự đoán sẽ chào đón nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao mang
đến làn gió mới cho thị trường du lịch trong những năm sắp tới.
- Song, ngành dlks vẫn đang phải đối mặt với những thực trạng khiến các
doanh nghiệp đau đầu dù đã đạt được những kết quả khả quan trong công
cuộc phục hồi. Thất thoát nguồn nhân lực sau covid chính là điều đầu tiên cần
được để tâm khi nó đang chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong Hội
nghị Tuyển sinh - Đào tạo và Cung ứng nhân lực lĩnh vực du lịch, khách sạn, ăn
uống năm 2022 do Tổng cục Dạy nghề tổ chức ngày 26/4. Tổng cục trưởng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho biết: “Nếu năm 2019
Việt Nam có 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch thì đến năm
2020, gần 80% lao động trong ngành này đã giảm do tác động của đại dịch.
Dịch COVID-19. Năm 2021, chỉ 25% số lao động còn lại làm việc toàn thời gian."
HẬU COVID 19 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
DU LỊCH KHÁCH SẠN HIỆN ĐANG ĐỐI MẶT

Có thể thấy, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, đóng vai trò then chốt trong
ngành. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, Đến nay nhân lực của ngành đã hao hụt
rất nhiều, theo thống kê có khoảng 1/3 lao động trong ngành du lịch đã chuyển
đi làm việc ở các vùng miền khác. Điều này đã đẩy du lịch Việt Nam vào tình
trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng sau đại dịch Sar-Cov2.

Vấn đề nhức nhối thứ hai cần được khắc phục sớm đó là sự thiếu hụt đối với
nguồn lao động clc. Trong buổi tọa đàm về định hướng nguồn nhân lực và giải
pháp đào tạo nhằm khôi phục và phát triển du lịch, bà Nguyễn Thanh Bình -
Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch đã nêu lên thực trạng: “Cơ cấu
nhân lực ngành Khách sạn đang có sự thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trình
độ cao, nhất là quản lý cấp cao, dẫn đến mất cân đối nguồn nhân lực theo
vùng, miền khiến nhiều khu vực tăng trưởng quá nóng về khách nhưng chất
lượng dịch vụ lại thấp hơn khu vực”. Trước nhận định trên của bà Nguyễn
Thanh Bình, Tổng cục Thống kê cũng đưa ra con số tương tự. 20% chưa qua
đào tạo, có thể thấy nguồn nhân lực ngành du lịch nước ta chưa thật chất
HẬU COVID 19 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
DU LỊCH KHÁCH SẠN HIỆN ĐANG ĐỐI MẶT

lượng, lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ lớn, về chất lượng vẫn chỉ ở mức

trung bình.
Nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt mạnh trong nguồn nhân lực trên nằm ở rất nhiều
yếu tố mà mọi ngành kinh tế hiện đang phải đối mặt. Trước hết, nó nằm ở việc sụt
giảm trong số lượng khách hàng sử dụng dv dlks bởi những lệnh cấm vận vẫn chưa
hoàn toàn bị loại bỏ từ đó các dịch vụ du lịch không có lượng khách hàng cần
thiết để duy trì dịch vụ, dẫn đến phá sản và từ đó nguồn nhân lực bị cắt
giảm.Vào những thời gian cao điểm như lễ, tết, cuối tuần thường xảy ra tình
trạng thiếu nhân sự. Cơ cấu nguồn nhân lực chưa đồng bộ, thiếu trầm trọng
nguồn nhân lực trình độ cao, đặc biệt là quản lý cấp cao. Sự mất cân đối nguồn
nhân lực theo vùng/miền khiến nhiều vùng nóng về lượng khách hàng có chất
lượng dịch vụ và độ ổn định thấp hơn các vùng khác. Đại dịch Covid-19 không
chỉ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp mà còn tác động không
nhỏ đến công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch, lữ
hành và khách sạn. Ngành du lịch khó tuyển sinh, số lượng sinh viên ra trường
không tìm được việc làm trong 2 năm gần đây đã chuyển sang làm ngành khác
nhiều khiến nguồn nhân lực ngành dlks hậu covid càng bị suy giảm.
Ngoài những vấn đề nêu trên các ngành nghề nói chung và ngành dlks nói riêng đều
đang đặt ra những yêu cầu mới cho nguồn nhân lực hiện nay. Để thích ứng với sự
thay đổi thói quen trong thời kỳ Covid 19, lực lượng lao động du lịch phải được trang
bị đầy đủ kỹ năng với công nghệ mới, xu hướng mới, để có được sự sẵn sàng trong
công cuộc chuyển đổi số ngành dlks, bên cạnh đó cũng có yêu cầu về sự đảm bảo sao
cho chất lượng nguồn nhân lực thể hiện rõ ở tính chuyên nghiệp, hình thành sự nhạy
cảm nghề nghiệp, tính trung thực và đạo đức trong cung ứng dịch vụ du lịch; có khả
HẬU COVID 19 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
DU LỊCH KHÁCH SẠN HIỆN ĐANG ĐỐI MẶT

năng cạnh tranh về dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN và tham gia vào lực
lượng lao động quốc tế; thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng
chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Covid-19 đã tác động đến thói quen mua sắm
trực tuyến (ít tiếp xúc). Xu hướng này thể hiện ở việc khách du lịch chọn tự đặt tour
trực tiếp (62%) và đặt khách sạn/tour qua các nền tảng trực tuyến (44%) nguồn. Du
lịch sức khỏe cũng đang dần trở thành sự ưu tiên khi đi nghỉ dưỡng của du khách, nó
là dịch vụ du lịch tập trung vào việc phục hồi, thư giãn, chăm sóc sắc đẹp và sức
khỏe. Trong thời gian du lịch, du khách có thể tham gia các lớp thiền, yoga, dưỡng
sinh, tắm khoáng nóng… để cân bằng thể chất và tinh thần. Vậy nên nguồn nhân lực
có các chuyên môn liên quan cũng cần được bồi dưỡng và bổ sung.
- Vấn đề về nhân lực đã được đặt ra vậy các doanh nghiệp có giải pháp gì để đối phó?
Sau đây là một số giải pháp dành cho từng đối tượng. Đối với các doanh
nghiệp cần cơ cấu lại hệ thống nhân sự, sản phẩm cho tinh gọn và tiết kiệm.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết sản phẩm, cách phân phối, tập
trung vào các thị trường mục tiêu để có thể hồi phục nhanh hơn. Họ cần tạo
ra những phướng án mới nhằm cải tiến chất lượng đào tạo thích ứng với việc
áp dụng những biện pháp thay đổi mới, phát triển nguồn nhân lực với khả
năng ứng dụng những tiến bộ công nghệ để thực hiện việc du lịch thông minh
đi kèm với việc ứng dụng công nghệ và nguồn lực lao động có kỹ năng trong
phục vụ khách du lịch. Cụ thể cần ứng dụng nền tảng tri thức số và tài nguyên
mở để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phục vụ khách du lịch cho người lao
động. Sử dụng các xu hướng mới của ứng dụng, công nghệ vào hoạt động vận
hành, phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó là việc Tăng cường tổ chức nhiều hoạt
động liên kết, phối hợp giữa các đơn vị là cơ quan quản lý nhà nước và hiệp
hội nghề nghiệp như: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch
ASEAN (FATA), Hội đồng Du lịch Quốc tế (WTTC),… tổ chức các diễn đàn, hội
thảo , đối thoại giữa doanh nghiệp và chuyên gia; tổ chức các hoạt động
thường xuyên như Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế (ITE), Diễn đàn du lịch
ASEAN… chia sẻ kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nhau cùng
phát triển. Không thể thiếu được đó chính là sự cần thiết của việc thay đổi và
cải thiện chất lượn giáo dục của các cơ sở đào tạo. Một số yếu tố cần được
chú ý đến gồm cập nhật chương trình đào tạo để sinh viên, học viên có kiến
thức phù hợp với bối cảnh xã hội đang thay đổi và yêu cầu nguồn nhân lực
chất lượng, nhưng họ vẫn cần đến gần hơn với doanh nghiệp để hiểu rõ yêu
cầu tuyển dụng, áp dụng hình thức đào tạo tại doanh nghiệp theo học kỳ:
doanh nghiệp và cơ sở đào tạo hợp tác đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Người
học có thể vừa học nghề ở công ty, vừa học ở trường. Cộng đồng doanh
nghiệp du lịch, nhất là hệ thống khách sạn cần tăng cường phối hợp với các cơ
HẬU COVID 19 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
DU LỊCH KHÁCH SẠN HIỆN ĐANG ĐỐI MẶT

sở đào tạo, bởi sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch thông qua
việc doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, triển khai đào tạo
đóng vai trò quan trọng và như vậy sẽ cung cấp cho thị trường du lịch nguồn
nhân lực để sử dụng ngay. Về lâu dài, người học cần có được kiến thức, tri
thức và kỹ năng, kỹ năng thực hành, văn hóa giao tiếp, ngoại ngữ, công nghệ
thông tin, v.v. đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của khách du lịch, có kỹ
năng thích ứng với nhu cầu của xã hội hiện đại. Cuối cùng nhà nước cũng là
nhân tố góp phần lớn trong công cuộc phục hồi và phát triển nhân lực ngành
dlks vậy nên họ cũng cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển
nhân lực ngành du lịch. Có chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực đào tạo của
các cơ sở dạy nghề du lịch trong cả nước gắn với ứng dụng công nghệ tiên
tiến.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường phối hợp liên ngành trong đào tạo và
nghiên cứu khoa học

You might also like