You are on page 1of 1

Câu 13: Các trung tâm hô hấp tham gia vào nhịp thở cơ bản.

Giải thích tại


sao trong khi cho bệnh nhân thở oxi thì thành phần khí thở cần có tối thiểu
5% CO2
*Trung tâm hít vào:
-Xung động gây hít vào có nhịp (từng đợt): hít vào có nhịp là hít vào rồi thở ra
thành 1 chu kì, rồi lại ít vào chu kì mới, cứ thế tạo nhịp thở bình thường khoảng 15
lần/phút (gọi là tần số thở). Xung động này có tính chất tự động, chưa rõ cơ chế.
-Xung động gây hít vào “tăng dần”: tín hiệu gây hít vào là các xung lúc đầu thưa,
sau tăng dần gây hít vào từ từ trong 2 giây rồi đến giây thứ 3 thì đột nhiên ngừng
gây thở ra, rồi lại bắt đầu chu kì mới. Điều hòa tốc độ hít vào có thể nhanh hoặc
chậm, thời gian hít vào có thể ngắn hoặc dài, thời gian càng ngắn tần số thở càng
cao.
* Trung tâm điều chỉnh thở:
-Trung tâm điều chỉnh thở nằm ở phía trên cầu não, iên tục gửi xung động đến
trung tâm hít vào. Xung động từ trùng tâm điều chỉnh thở ức chế trung tâm hít vào.
Nếu thời gian hít vào dài thì nhịp thở chậm, nếu xung động điều chỉnh thở mạnh
thì thời gian hít vào ngắn, nhịp thở nhanh, tần số cao.
*CO2:
-Khi CO2 tăng gây phản xạ tăng hô hấp (tăng thông khí), thông khí tăng làm tăng
đào thải CO2 ra khỏi cơ thể. Khi nồng độ CO2 trong không khí thở cao hơn trong
phế nang thì dù có tăng hô hấp cũng không thải được nhiều CO2 hơn nữa do đó
xuất hiện những triệu chứng ngộ độc CO2 như: nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tuần
hoàn, hôn mê...
-Với nồng độ CO2 bình thường trong máu có tác dụng kích thích và duy trì hô hấp,
nồng độ CO2 thấp quá sẽ gây ngừng thở. Vì vậy, khi cấp cứu người ngất phải dùng
hỗn hợp carbogen gồm 95%O2 và 5%CO2.

You might also like