You are on page 1of 3

1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng


 Vai trò của hormon :
 Gn-RH của vùng dưới đồi tham gia điều hòa quá trình sản sinh tinh trùng
thông qua các tác dụng bài tiết LH và FSH
 LH của tuyến yên kích thích tế bào Leydig của tinh hoàn bài tiết
testosteron do đó có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng
 FSH: kích thích phát triển ống sinh tinh; kích thích tế bào Sertoli bài tiết
dịch có nhiều chất dinh dưỡng giúp cho tinh trùng phát triển và thành
thục.
 GH: kiểm soát chức năng chuyển hóa của tinh hoàn và thúc đẩy sự phân
chia các tinh nguyên bào. Ở người lùn tuyến yên, sự sản sinh tinh trùng
giảm hoặc không xảy ra.
 Testosteron: kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và kích thích sự
phân chia giảm nhiễm lần thứ hai từ tinh nguyên bài 2 thành tiền tinh
trùng
 Vai trò của yếu tố khác:
 Nhiệt độ: tinh trùng được tạo ra ở môi trường có nhiệt dộ thấp hơn nhiệt
độ thân nhiệt từ 1-2 độ C. Khi tinh hoàn nằm lại trong ổ bụng, các tế bào
dòng tinh sẽ bị phá hủy. Nhiệt độ trong đường sinh dục nữ cao hơn nhiệt
độ ở bìu sẽ làm tăng chuyển hóa và tăng hoạt động của tinh trùng.
Ngược lại, ở nhiệt độ thấp tinh trùng giảm chuyển hóa, giảm hoạt động.
Do vậy, phải bảo quản tinh trùng ở nhiệt độ rất thấp (-175 độ C )
 Độ PH: tinh trùng hoạt động mạnh trong môi trường trung tính hoặc hơi
kiềm; ngược lại trong môi trường acid chúng sẽ giảm hoạt động hoặc bị
chết.
 Kháng thể: tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi các kháng thể trong cơ thể.
Nhờ tế bào Sertoli mà kháng thể không xâm nhập được và dịch ống sinh
tinh. Một số phụ nữ có kháng thể cố định tinh trùng nên rất dễ thụ thai,
một số khác lại có kháng thể diệt tinh trùng nên dẫn tới vô sinh.
 Rượu, ma túy làm giảm khả năng sinh tinh trùng
 Tia X, tia phóng xạ hoặc virus quai bị làm tổn thương tế bào dòng tinh,
do đó ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng.
2. Cấu trúc và chức năng của màng lọc cầu thận
Nơi tiếp xúc giữa thành của bọc Bowman và thành của mao mạch thận tạo nên
màng lọc cầu thận. Nước và các chất hòa tan trong huyết tương đi vào bọc
Bowman phải đi qua màng lọc này. Màng lọc cầu thận gồm 3 lớp:

 Lớp tế bào nội mô mao mạch: giữa các tế bào có các lỗ nhỏ gọi là các ‘ cửa
sổ’, đường kính 160A (angstrom)
 Lớp màng đáy: là mạng lưới sợi collagen và proteoglycan đan chéo nhau tạo
thành. Giữa các sợi có các lỗ nhỏ, đường kính khoảng 110A, tích điện âm.
 Lớp tế bào biểu mô của bao Bowman, giữa các tế bào có các lỗ nhỏ, đường
kính khoảng 70A

Màng lọc cầu thận có tính thấm chọn lọc cao. Những chất có đường kính <70A ( trọng
lượng phân tử --TLPT – khoảng 15000 Dalton) đi qua được màng. Những chất có
đường kính và TLPT > 80000 Dalton không đi qua được màng ( như albumin)
Điều này cho thấy một chất hòa tan có trọng lượng phân tử bằng hoặc nhỏ hơn 5200
Dalton thì được lọc qua màng lọc 100%, albumin qua màng là 0,5%. Các phân tử có
kích thước trung bình mang điện tích âm và những chất găn với protein không qua
được màng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synap
 Ion calci: làm các bọc nhỏ dễ di chuyển tới màng cúc tận cùng và dễ vỡ nên làm
tăng dẫn truyền qua synap. Ion magie có tác dụng ngược lại
 PH: neuron rất nhạy cảm với sự thay đổi Ph trong dịch kẽ. Nhiễm kiềm làm tăng
tính hung phấn của neuron ( khi pH máu động mạch tăng 7,8-8,0 xuất hiện co giật,
cơn động kinh dễ xuất hiện khi nhiễm kiềm hô hấp). Nhiễm toan làm giảm tính
hung phấn của neuron (toan huyết do đái tháo đường, ure huyết cao thường bị hôn
mê khi pH giảm dưới 7,0)
 Thiếu oxy: chỉ thiếu oxy trong vài giây cũng làm neuron mất tính hưng phấn. Khi
tuần hoàn não bị gián đoạn tạm thời, bệnh nhân bị mất tri giác sau 3-5 giây.
 Thuốc: một số thuốc như caféin, theophylline, theobromine làm tăng tính hưng
phấn do làm giảm ngưỡng kích thích, hoặc làm tăng tính hưng phấn do ức chế chất
truyền đạt ức chế (như strychnin). Phần lớn các thuốc mê làm tăng ngưỡng kích
thích do đó làm giảm sự dẫn truyền qua synap. Các thuốc mê tan trong mỡ làm
thay đổi tính thấm của màng khiến màng kém đáp ứng. Một số tranh chấp với chất
truyền đạt trung gian (như curare chiếm receptor cua acetylcholin ở synap thần
kinh –cơ ; atropine chiếm receptor ở hậu hạch phó giao cảm, hexamethionum
chiếm receptor ở hậu hạch giao cảm) nên có tác dụng phong bế synap.

You might also like