You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: NGHIÊN CỨU MARKETING
Hình thức thi: Tiểu luận
Lớp học phần: 2311702005201-11 (CLC)
Thời gian: 2 tuần, từ ngày phát đề (24/04/2023 -12/05/2023)
Được sử dụng tài liệu

I. Yêu cầu bài tiểu luận: Nhóm tự chọn đề tài/chủ đề nghiên cứu liên quan đến marketing, đặt
tên đề tài nghiên cứu và vận dụng các kiến thức đã học để lập kế hoạch nghiên cứu, triển khai
thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Về nội dung báo cáo: (9 điểm).
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu (3 điểm)
Nội dung chương 1 cần làm rõ sự cần thiết của nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; tổng hợp được cơ sở lý thuyết vận dụng trong đề
tài, các nghiên cứu liên quan đến đề tài, các khái niệm; giả thuyết nghiên cứu (nếu có), mô
hình nghiên cứu đề xuất (nếu có), cách thức chọn mẫu, tổ chức thu thập dữ liệu; phương
pháp xử lý và phân tích dữ liệu. Chương này trình bày từ 10-15 trang.
Chương 2: Báo cáo kết quả nghiên cứu (5 điểm)
Nội dung chương 2 báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu. Kết quả báo cáo đảm bảo vận dụng các kiến thức về
xử lý dữ liệu đã học bao gồm: thống kê mô tả bằng bảng hay biểu đồ (bảng đơn biến và
bảng kết hợp), kiểm định mối liên hệ giữa 02 biến định tính (nếu có), kiểm định độ tin cậy
của thang đo với hệ số Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám khá (EFA), phân tích
tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định trị trung bình (Compare
means).
Lưu ý các kết quả phân tích (bảng kết quả) cần được tinh gọn, việt hóa nếu cần thiết, và
diễn giải ý nghĩa của kết quả nghiên cứu chi tiết. Phần nội dung chương 2 được trình bày
trong khoảng 20-30 trang.
Chương 3: Kết luận và một số hàm ý quản trị/hàm ý chính sách (1 điểm)
Chương 3 trình bày tòm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra một số hàm ý quản trị/chính sách
từ kết quả nghiên cứu. Nội dung chương 3 được trình bày từ 5-10 trang.
(2) Về hình thức, cần đảm bảo các quy định sau: 1 điểm
- Báo cáo trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm); Lề trái và lề trên 3 cm, lề phải và
lề dưới 2,5cm. Dãn dòng 1.5 line, không nén, dãn khoảng cách giữa các chữ. Font chữ
Times New Roman, cỡ chữ trong bài 13, cỡ chữ chương 16, chương viết in hoa có dấu;
cỡ chữ mục và tiểu mục 14. Dãn cách đoạn 6pt. Số trang đánh ở cuối trang, canh giữa,
tính từ nội dung Chương 1.
- Thứ tự trình bày các trang/mục: (1) Trang bìa (phải có các nội dung “bài thi kết thúc
học phần môn Nghiên cứu Marketing, họ tên sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện, mã
số sinh viên, lớp học phần, khoa, chuyên ngành), (2) Bảng phân công chi tiết, đánh giá
tỷ lệ tham gia/hoàn thành bài tập nhóm của các thành viên, (3) Danh mục từ viết tắt, (4)
Danh mục bảng, (5) Danh mục hình, (6) Mục lục, (7) Nội dung báo cáo, (8) Tài liệu
tham khảo (theo chuẩn APA, có thể tham khảo tại website của khoa Marketing:
https://khoamarketing.ufm.edu.vn/vi/quy-dinh-bieu-mau-6/huong-dan-ghi-trich-dan-
va-tai-lieu-tham-khao), (9) Phụ lục (bảng câu hỏi, outputs…)
II. Hướng dẫn sinh viên
1. Sinh viên làm tiểu luận cuối kỳ theo nhóm (tối đa 5 thành viên/nhóm).
2. Các nhóm được tự chọn đề tài/chủ đề nghiên cứu và cần tránh việc trùng đề tài nhau. Trong
hai ngày kể từ ngày giao đề, nhóm trưởng sẽ gửi tên đề tài cho giảng viên tổ chức thi để
giảng viên ghi nhận/tổng hợp tên đề tài nghiên cứu. Sinh viên không được đổi tên đề tài
sau khi đã nộp đề tài cho giảng viên. Các đề tài giống nhau, các bài làm có dấu hiệu sao
chép, trùng lặp sẽ được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà trường.
3. Thời gian và Hình thức nộp bài: Nhóm trưởng sẽ đại diện nhóm nộp bài, yêu cầu nộp 02
file báo cáo định dạng MS. Word và pdf, file dữ liệu của đề tài theo hướng dẫn của giảng
viên tổ chức thi. Cách đặt tên file theo quy ước: “Tên học phần_Mã lớp học phần, ghi 4 số
cuối_Nhóm_Họ tên nhóm trưởng_số lượng thành viên nhóm”.
Ví dụ: NC Marketing_5211_Nhom_NguyenNgocNgan_3.pdf

-Hết-

DUYỆT KHOA/BỘ MÔN

Dư Thị Chung

You might also like