You are on page 1of 38

BÁO CÁO

TÌM HIỂU VỀ
DÃY
FIBONACCI
-TỔ 4-
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

o Đinh Nguyễn Anh Thư: làm PowerPoint, ứng


dụng phát triển phần mềm linh hoạt + câu hỏi
o Lê Anh Duy: Ứng dụng Fibonacci trong chứng
khoán
o Trương Thùy Dương: Ứng dụng Fibonacci trong
công nghệ
o Đỗ Bảo Quyên: Ứng dụng Fibonacci trong tự
nhiên
o Nguyễn Nhữ Bảo Uyên: Ứng dụng Fibonacci
trong âm nhạc
o Đỗ Thùy Dương (23/09): Ứng dụng Fibonacci
trong kiến trúc nghệ thuật
o Lê Hải Hiền Thục: Tìm hiểu về Fibonacci (định
nghĩa, tính chất, chứng minh,…)
o Nguyễn Phương Hà: Tìm hiểu về Fibonacci (định
nghĩa, tính chất, chứng minh,…)
o Trương Ngọc Thanh Trang: Ứng dụng Fibonacci
trong tự nhiên
o Đỗ Thùy Dương (01/12): Tổng hợp nội dung
Giới thiệu về nhà toán học

 Leonardo Pisano Bogollo (khoảng 1170 – khoảng 1250), Leonardo


Fibonacci, hay, phổ biến nhất, chỉ là Fibonacci, là một nhà toán học người Ý,
được một số người xem là "nhà toán học tài ba nhất thời Trung Cổ".

 Fibonacci nổi tiếng trong thế giới hiện đại vì có công lan truyền hệ ký số
Hindu-Ả Rập ở châu Âu, chủ yếu thông qua việc xuất bản vào đầu thế kỷ 13
trong cuốn Sách tính toán (Liber Abaci) của ông và dãy số hiện đại mang tên
ông, số Fibonacci, tuy ông không phải là người khám phá nhưng đã dùng nó
làm ví dụ trong cuốn Liber Abaci.

(Dãy số này đã được các nhà toán học Ấn Độ biết đến từ thế kỷ thứ 6, nhưng
chỉ đến khi cuốn Liber Abaci của Fibonacci ra đời, nó mới được giới thiệu
đến phương Tây).

Dãy Fibonacci

 Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 hoặc


1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng
tổng hai phần tử trước nó. Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là:

Cách thành lập

 Mặc dù quy luật tưởng chừng như đơn giản như vậy, nhưng nó lại xuất hiện
ở những thứ đơn giản nhất xung quanh chúng ta ngay cả bản thân vũ trụ.
Điều này khiến nó trở thành một dãy số nổi tiếng và được xem là sự hiện
diện của tạo hóa ngay cạnh con người.

 Như thế 0+1=1; 1+1=2. Số kế nữa sẽ là 3. Và số kế là 2+3=5. Kế tiếp,


3+5=8. Dưới đây là một dãy số Fibonacci:
0,1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, v.v…

 Người ta chứng minh được rằng công thức tổng quát cho dãy Fibonacci là:

 Thử bình phương các số trong dãy Fibonacci:


1 1 2 3 5 8 13 21 34 55 …
1 1 4 9 25 64 169 441 1156 3025 …
1+1=2
1+4=5                             (cộng các số cạnh nhau sẽ ra 1 số Fibonacci)
4+9=13
……..
 Cộng tổng các bình phương:
1+1+4=6=2x3 1+1+4+9+25=40=5x8
1+1+4+9=15=3x5            
(chúng không phải số Fibonacci
nhưng nếu nhìn kĩ sẽ thấy các số
Fibonacci ẩn mình trong chúng)

Chứng minh
Trước tiên, chúng ta giới thiệu về dãy số Fibonacci. Dãy số Fibonacci {Fn} được
xác định theo công thức sau đây:

Do đó

Công thức tổng quát của Fibonacci

Chúng ta thay một vài giá trị của n vào công thức trên để kiểm chứng xem công
thức có đúng không nhé.

(Các bạn để ý rằng a0 là bằng 1 chứ không phải bằng 0 nhé.)

Có nhiều cách để chứng minh công thức tổng quát của dãy. Ở đây chúng ta sẽ trình
bày một cách chứng minh trực tiếp bằng cách đặt
và chúng ta chứng minh rằng hai dãy số {Fn} và {An} là bằng nhau.

Để chứng minh hai dãy số {Fn} và {An} bằng nhau, chúng ta sẽ chứng minh


rằng A0=0, A1=1 và An+1=An+An−1. Rõ ràng chỉ tồn tại duy nhất một dãy số thoã
mãn điều kiện này, cho nên hai dãy số {Fn} và {An} bắt buộc phải bằng nhau.

Ở trên chúng ta đã kiểm chứng rằng A0=0, A1=1, do đó chúng ta chỉ cần chứng


minh phần còn lại, đó là An+1=An+An−1. Để cho ngắn gọn, chúng ta sẽ đặt

và như vậy
Chúng ta có

Các bạn có thể kiểm tra được rằng α và β là hai nghiệm của phương trình bậc
hai x2−x−1=0, do đó 1+α=α2 và 1+β=β2, từ đó suy ra

Như vậy chúng ta đã chứng minh xong rằng hai dãy số {Fn} và {An} là bằng nhau.
Từ đó chúng ta có công thức

Chứng minh bằng phương pháp quy nạp


Những bài toán mở đầu
2 bài toán sau đây được trích từ sách Liber Abacci do Fibonacci viết vào năm 1202.
Đây là những bài toán mẫu mực dẫn đến khảo sát dãy số Fibonacci.
Bài toán số con thỏ
Một đôi thỏ (gồm một thỏ đực và một thỏ cái) không sinh cho đến khi chúng đủ 2
tháng tuổi. Sau khi đủ 2 tháng tuổi, mỗi đôi thỏ sinh một đôi thỏ con (gồm một thỏ
đực và một thỏ cái) mỗi tháng. Hỏi sau n tháng có bao nhiêu đôi thỏ, nếu đầu năm
(tháng Giêng) có một đôi thỏ sơ sinh
Trong hình vẽ trên, ta quy ước:

 Cặp thỏ xám là cặp thỏ có độ tuổi 1 tháng.


 Cặp thỏ được đánh dấu (màu đỏ và màu xanh) là cặp thỏ có khả năng sinh sản.
Nhìn vào hình vẽ trên ta nhận thấy:

 Tháng Giêng và tháng Hai: Chỉ có 1 đôi thỏ.


 Tháng Ba: đôi thỏ này sẽ đẻ ra một đôi thỏ con, do đó trong tháng này có 2 đôi
thỏ.
 Tháng Tư: chỉ có đôi thỏ ban đầu sinh con nên đến thời điểm này có 3 đôi thỏ.
 Tháng Năm: có hai đôi thỏ (đôi thỏ đầu và đôi thỏ được sinh ra ở tháng Ba)
cùng sinh con nên ở tháng này có 2 + 3 = 5 đôi thỏ.
 Tháng Sáu: có ba đôi thỏ (2 đôi thỏ đầu và đôi thỏ được sinh ra ở tháng Tư)
cùng sinh con ở thời điểm này nên đến đây có 3 + 5 = 8 đôi thỏ.
Khái quát, nếu n là số tự nhiên khác 0, gọi f(n) là số đôi thỏ có ở tháng thứ n, ta có:

 Với n = 1 ta được f1 = 1.
 Với n = 2 ta được f2 = 1.
 Với n = 3 ta được f3 = 2.
Do đó với n > 2 ta được: fn = fn-1 + fn-2
Điều đó có thể được giải thích như sau: Các đôi thỏ sinh ra ở tháng n -1 không thể
sinh con ở tháng thứ n, và ở tháng này đôi thỏ tháng thứ n - 2 sinh ra một đôi thỏ
con nên số đôi thỏ được sinh ra ở tháng thứ n chính là giá trị của fn-2
Số các "cụ tổ" của một con ong đực
Fibonacci đã mô tả dãy các tổ tiên của một con ong đực như sau: (Loài ong có thể
thụ tinh đơn tính hoặc lưỡng tính). Giả sử rằng:
 Nếu một trứng ong thụ tinh bởi chính con ong cái nó nở thành một con ong đực
 Tuy nhiên, nếu một trứng thụ tinh bởi một ong đực nó nở thành một con ong
cái.
 Như vậy một con ong đực sẽ luôn có một mẹ, và một con ong cái sẽ có cả bố và
mẹ.

Ta bắt đầu tính số các con ong tổ tiên của một con ong đực. Xét một con ong đực ở
thế hệ thứ n. Nhìn vào hình trên ta thấy:

 Trước một đời, thế hệ n-1: Con ong đực chỉ có một mẹ (1 ong cái).
 Trước hai đời, thế hệ n-2: Con ong cái đời n-1 có 2 bố mẹ, một ong bố (đực) và
một ong mẹ (cái)(2 con ong: 1 đực+ một cái)).
 Trước ba đời, thế hệ n-3: Con ong cái thế hệ n-2 lại có hai bố mẹ, một ong bố
(đực) và một ong mẹ (cái), và con đực thế hệ n-2 có một mẹ (3 con ong: 1 ong
đực + 2 ong cái)
 Trước bốn đời, thế hệ n-4: Hai con cái, mỗi con có 2 cha, mẹ và mỗi con đực có
một mẹ (5 con ong: 2 ong đực 3 ong cái)
Tiếp tục quá trình này ta sẽ có một dãy số Fibonacci.
Kết luận
Như vậy, công việc giải quyết hai bài toán trên của Fibonacci dẫn tới việc khảo sát
dãy số fn xác định:

 F0= 0.
 F1= 1.
 F2= 1.
 Fn= Fn-1 +Fn-2 với n > 2.
Đó là dãy Fibonacci và các số hạng trong dãy được gọi là các số Fibonacci.
Bài toán xếp hình

 Bây giờ chúng ta xem xét bài toán xếp hình. Các bạn đã bao giờ chơi trò chơi
điện tử Tetris chưa? Trò chơi Tetris là trò chơi xếp hình. Có nhiều loại gạch,
ví dụ như gạch hình chữ I, T, L, v.v..., các viên gạch này sẽ từ từ rơi xuống.
Người chơi phải điều khiển các viên gạch đang rơi này sao cho chúng rớt
xuống vừa khít tạo thành càng nhiều các dãy liền mạch càng tốt.

 Bài toán xếp hình mà chúng ta xem xét ở đây rất đơn giản chứ không phức
tạp như trò chơi Tetris. Trong bài toán này, chúng ta chỉ được phép dùng hai
loại gạch có kích thước 1×1 và 1×2. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu cách khác
nhau để chúng ta dùng hai loại gạch này xếp thành một hình chữ nhật có kích
thước 1×n

 Bài toán xếp hình: Cho phép sử dụng hai loại gạch có kích thước 1×1 và
1×2, có bao nhiêu cách khác nhau để dùng hai loại gạch này xếp thành một
hình chữ nhật có kích thước 1×n?
 Ở đây, đối với bài toán xếp hình, chúng ta sẽ giải bài toán cho từng giá trị
của n, bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất như n=1,2,3, rồi sau đó chúng ta sẽ tìm lời
giải tổng quát cho mọi n.

 Gọi Xn là số cách xếp hình chữ nhật có kích thước 1×n bằng cách dùng hai
loại gạch có kích thước 1×1 và 1×2. Chúng ta sẽ tìm giá trị của X1, X2, X3,
v.v...

 Với n=1. Có bao nhiêu cách xếp hình chữ nhật có kích thước 1×1? Rõ ràng
là có một cách duy nhất. Do đó X1=1.

 Với n=2. Có bao nhiêu cách xếp hình chữ nhật có kích thước 1×2? Có hai
cách, cách thứ nhất là dùng hai viên gạch loại 1×1, cách thứ hai là dùng đúng
một viên gạch loại 1×2. Như vậy X2=2.
 Với n=3. Chúng ta có ba cách như sau, do đó X3=3.

 Bây giờ chúng ta xem xét trường hợp tổng quát, đó là xếp hình chữ nhật 1×n.
Như hình dưới đây, để ý ô vuông đầu tiên. Chúng ta có thể dùng loại gạch
1×1 để lấp cái ô vuông đầu tiên, hoặc, chúng ta có thể dùng loại gạch 1×2 để
lấp nó.

 Nếu chúng ta dùng loại gạch 1×1 để lấp cái ô vuông đầu tiên thì chúng ta còn
n−1 ô vuông tiếp theo cần được lấp. Có bao nhiêu cách để lấp n−1 cái ô
vuông tiếp theo? Đó chính là Xn-1 cách.

 Còn nếu chúng ta dùng loại gạch 1×2 để lấp hai cái ô vuông đầu tiên thì
chúng ta còn n−2 ô vuông. Có bao nhiêu cách để lấp n−2 ô vuông? Đó chính
là Xn−2 cách.

 Như vậy, tổng cộng chúng ta sẽ có Xn−1+Xn−2 cách. Vậy thì Xn=Xn−1+Xn-2.

 Chúng ta đã tìm ra quy luật của số Xn:


X1=1,X2=2,Xn=Xn-1+Xn-2.
Vậy thì:
X1=1, X2=2, X3=3, X4=5, X5=8, X6=13, X7=21,…

 Như vậy Xn=Fn+1 - đó chính là số Fibonacci!!!

 Tóm lại câu trả lời cho bài toán xếp hình là, Có Fn+1 cách khác nhau để xếp
được một hình chữ nhật có kích thước 1×n từ hai loại gạch có kích thước
1×1 và 1×2.
Tam giác Pascal
Chứng minh các hằng đẳng thức sau:

Một cách tổng quát, chúng ta có hằng đẳng thức:

Thông qua hằng đẳng thức này chúng ta thấy một mối liên hệ thú vị giữa dãy số
Fibonacci và tam giác số Pascal.

Trước hết xin nhắc lại, dãy số Fibonacci là dãy số xác định theo quy luật sau

và vì vậy chúng ta có

Tiếp theo, chúng ta có ký hiệu Công thức của nó là

Ví dụ, có thể kiểm tra rằng


Các số chính là các hệ số trong khai triển nhị thức Newton. Chúng tạo nên tam
giác số nổi tiếng - tam giác số Pascal.

Nếu chúng ta đánh số thứ tự cho hình tam giác Pascal như hình sau đây. Khởi đầu
bằng hàng số 0, hàng số 1, hàng số 2, v.v..., và trên mỗi hàng, chúng ta có số thứ 0,
số thứ 1, số thứ 2, v.v... Vậy thì số thứ k nằm trên hàng thứ n chính là bằng
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về hằng đẳng thức

Lấy một vài ví dụ khi n=0,1,2,…,6 chúng ta có

Các đẳng thức này cho ta thấy một mối liên hệ thú vị giữa tam giác số Pascal và
dãy số Fibonacci. Hình vẽ sau đây minh hoạ điều đó. Nếu chúng ta cọng các số
trong tam giác Pascal theo đường chéo như trong hình vẽ thì chúng ta sẽ có tổng là
các số Fibonacci.

Các đẳng thức liên quan

 Fn+1 = Fn + Fn-1
 F0 + F1 + F2 +... + Fn = Fn+2 – 1

 F1 + 2 F2 + 3 F3 +... + n Fn = n Fn+2 – Fn+3 + 2

 Mở rộng cho các số âm:

 F1 + F3 + F5 +... + F2n-1 = F2n

 F2 + F4 + F6 +... + F2n = F2n+1 − 1

Tỉ lệ vàng

 Sự tương quan về tỷ lệ giữa những con số kế nhau:


2/1 = 2.0
3/2 = 1.5
5/3 = 1.67
8/5 = 1.6
13/8 = 1.625
21/13 = 1.6153
34/21 = 1.6190
55/34 = 1.6176 
89/55 = 1.6181
144/89 = 1.6179

 Bạn thấy chưa! Nếu ta tiếp tục kéo dài dãy số, tỷ lệ giữa con số hiện có - chia
cho con số trước nó có vẻ hợp nhất thành một trị số là 1.618. 

 Giả dụ ta tiếp tục với những con số lớn hơn, thương số của chúng càng gần
nhau hơn và cuối cùng con số ấy là 1.618. Con số này chính là tỷ số vàng mà
chúng ta đang tìm hiểu:
Tỷ số vàng là một số vô tỷ: nó có vô cùng tận những con số lẻ sau dấu chấm
và nó không hề lập lại giống nhau. Lấy 3 số lẻ, ta có 1.618. Một trong những
điểm thú vị nữa là tỷ lệ nghịch của nó: 1/1.618 = 0.618.
Ứng dụng của dãy Fibonacci trong nghệ thuật, điêu khắc

Xoắn ốc vàng
Quen thuộc nhất phải kể đến chính là “xoắn ốc vàng” dựa trên dãy Fibonacci.
Theo tỷ lệ này, các hình vuông sẽ có kích thước bằng hai số trước đó. Dãy số sẽ bắt
đầu từ 0 và 1. Nghĩa là chúng ta sẽ có một “xoắn ốc vàng” cấp số nhân với tỷ lệ 0,
1, 1, 2, 3, 5, 8, 13…
Tỷ lệ vàng trong bức “Mona Lisa”

Leonardo da Vinci từng là nhà toán học nên ông hiểu rõ khái niệm về tỷ lệ
vàng. Ông thu thập nhiều số liệu về tỷ lệ cơ thể người để chọn ra tỷ lệ ông cho là
cân đối nhất, tiếp đó ông mới phác họa từng bộ phận theo tỷ lệ thuận với tổng thể
người. Vì vậy, trong tác phẩm, khuôn mặt của nàng Mona Lisa được vẽ cân xứng
theo khuôn hình chữ nhật có tỷ lệ vàng và tỷ lệ cơ thể nàng từ khuỷu tay bên trái
đến bên phải tạo thành tam giác tỷ lệ vàng, dựng nên tổng thể chân dung nàng
Mona Lisa hoàn hảo. Thật chẳng thổi phồng khi nói các tác phẩm nghệ thuật này
được lên ngôi một phần đều nhờ vào các khái niệm toán học đã vận dụng trong tác
phẩm.
Tỷ lệ vàng trong bức “Học viện Athen”
Quá nhiều chi tiết trong bức “Học viện Athen” đều có hàm chứa tỷ lệ vàng, từ các
mái vòm, các bậc thang, đến bố cục của các nhân vật trong tranh.
Tất nhiên, một bức tranh có thể có hàng ngàn đường nét, đường bố cục và hình
khối phức tạp, vì vậy một số người sẽ cảm thấy việc tìm ra tỷ lệ vàng trong tranh
chỉ là ngẫu nhiên. Nhưng nếu như sử dụng các phần mềm tìm kiếm đồ họa, bạn sẽ
thấy rằng số lượng bố cục tỷ lệ vàng trong bức “Học viện Athen” là rất phong phú.
Các tỷ lệ vàng đã xác định vị trí trên mái vòm đầu tiên và thứ hai trong tranh, đầu
các cầu thang, các bậc thang, và bố cục cùng vị trí đứng ngồi của các nhân vật. Việc
áp dụng tỷ lệ vàng một cách linh hoạt đến như vậy cho thấy Raphael quả thật có
một bộ óc siêu phàm.

Nếu phân tích kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng về bố cục tổng thể, Raphael đã
sử dụng 4 hình chữ nhật mang tỷ lệ vàng theo thứ tự không gian chuyển dịch về
sau, với thứ tự màu sắc trên ảnh là đỏ, xanh lá cây, xanh lơ, và xanh nước biển. Đây
là một đột phá bậc thầy trong việc áp dụng tỷ lệ vàng vào hội họa mang tính chất
không gian.
Tỷ lệ vàng trong bức tranh sóng lớn

Nếu bạn là người yêu thích hội họa Nhật Bản, đặc biệt là tranh mộc bản truyền
thống thì kiệt tác “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” của nghệ nhân Katsushika
Hokusai hẳn đã trở nên rất quen thuộc. Đường xoắn ốc được tạo ra bởi tỉ lệ vàng đã
đem đến cho làn sóng một hình dáng vừa như tự nhiên lại vừa như được sắp đặt có
dụng ý nghệ thuật. Bức tranh được công bố vào khoảng năm 1830-1831, có thể nói
rằng Hosukai đã đi trước cả những họa sĩ cùng thời ở châu Âu- nơi vốn nổi tiếng
với sự phát triển rực rỡ nhất của Toán học và Hội họa.

Đường xoắn ốc luôn hấp dẫn thị giác hướng về tâm của nó, điều này đã được nghệ
nhân Hosukai tận dụng để hướng mắt người xem vào chi tiết đắt giá của tác phẩm -
hình ảnh đầu ngọn sóng sắp ập xuống. Hình ảnh này tượng trưng cho sức mạnh
không thể cưỡng lại của tự nhiên- nỗi lo sợ của bất kì người dân đi biển nào.

“Sóng lừng Kanagawa” với bố cục tỉ lệ vàng đẹp mắt đã trở thành một tác phẩm
huyền thoại và là niềm tự hào của xứ hoa anh đào, đồng thời, cũng trở thành nguồn
cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ sau này.
Tỷ lệ vàng trong bữa ăn tối cuối cùng

Leonardo da Vinci rất thường xuyên sử dụng quy tắc tỉ lệ vàng trong những bức
tranh của mình để tạo ra tác phẩm tuyệt vời, trường tồn cho đến ngày nay. Trong
bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”, các con số được sắp xếp thấp hơn hai phần ba
(lớn hơn hai phần của Golden Ratio), và vị trí của Chúa Giêsu là hoàn toàn được
vẽ bằng cách sắp xếp hình chữ nhật theo tỉ lệ vàng trên vải.

Dãy số Fibonacci trong tự nhiên

I. Ví dụ về dãy Fibonacci trong tự nhiên:

1. Hầu hết số cánh hoa có liên quan đến dãy Fibonacci


Ví dụ: Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa cải ô rô
thường có 8 cánh, hoa cúc vạn thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa
cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh.
Các số Fibonacci thể hiện trên hoa hướng dương

 Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong bông hoa hướng dương. Cụ thể trong
hoa hướng dương, những nụ nhỏ được xếp thành 2 tập hợp các đường xoắn
ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hồ, một ngược theo chiều kim đồng
hồ.

 Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn
ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thậm chí
là 89 và 144. Tất cả các số này đều là các số Fibonacci kế tiếp nhau.

2. Số mắt khóm trên những vòng chéo có liên quan đến dãy số
Fibonacci 
Nếu quan sát các 'mắt' trên vỏ của một trái khóm chúng ta cũng thường thấy được
số mắt trên 2 đường vòng cung chéo trên vỏ trái thơm là 2 số Fibonacci nào đó ví
dụ như 13 và 21

3. Số nhánh trên một cây 

Số nhánh của 1 cây từ khi đi từ gốc lên ngọn thường cũng tuân theo dãy Fibonacci
khi từ 1 nhánh lên 2 nhánh, 3 nhánh rồi 5, 8, 13 nhánh. Những chiếc lá trên một
nhành cây cũng mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci.
Ngoài ra còn rất nhiều hình ảnh khác trong tự nhiên có liên quan đến dãy Fibonacci
và tỷ lệ vàng.

4. Hình dạng một vỏ ốc giống như đường cong tỉ lệ vàng 

Quen thuộc nhất phải kể đến chính là


“xoắn ốc vàng” dựa trên dãy Fibonacci.
Theo tỷ lệ này, các hình vuông sẽ có kích
thước bằng hai số trước đó. Dãy số sẽ bắt
đầu từ 0 và 1. Nghĩa là chúng ta sẽ có
một “xoắn ốc vàng” cấp số nhân với tỷ lệ
0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13…
5. Lỗ tai người và đường cong 6. Hình ảnh các cơn bão
tỉ lệ vàng  thường thấy 

7. Khuôn mặt người cân đối với tỉ lệ vàng 

II. Giải thích lí do: 


1. Bông hoa hướng dương là một ví dụ điển hình để phân tích
Cứ tưởng tượng, nhị hoa Hướng Dương được hình thành từ những hạt nhỏ. Ban đầu
chúng ở vị trí trung tâm, sau đó di chuyển dần ra bên ngoài, để sau cùng, khi tất cả
các hạt đã được tạo ra, chúng phải sắp xếp sao cho diện tích không gian là nhỏ nhất,
hay có thể sắp xếp được nhiều hạt nhất (theo quy luật tiến hóa, chỉ có như vậy, tỉ lệ
thụ phấn mới đạt kết quả cao nhất).
Bây giờ giả sử chúng di chuyển dần từ trung tâm ra ngoại vị theo
hình nan hoa. Như vậy, khoảng trống giữa các hàng là khá nhiều,
nhất là ở ngoại vi bông hoa. Và rõ ràng, cách này không phải là
tối ưu nhất.
Để tối ưu hơn về không gian, các đường thẳng trên bắt buộc phải
uốn cong đi theo một hướng. Vấn đề là cong một góc bao nhiêu
độ thì diện tích không gian sẽ chiếm ít nhất. Đây chính là sự kì
diệu của tạo hóa. Người ta chứng minh được rằng, tỉ lệ vàng ( φ
= 1.618) đóng vai trò quan trọng trong cách tính góc xoay này.
Về nguyên tắc, mỗi đường từ tâm ra ngoại vi có thể xoay 360 độ.
Bạn có thể dùng một mẹo nhỏ: 360 (1-1/ φ) = 137.5 độ. Đúng
bằng góc xoay của các hạt hướng dương ở nhị bông hoa. Vậy
đấy, thật sự tạo hóa có những quy luật riêng của nó!

2. Số Fibonacci và sự mọc của lá xanh từ thân cây


Nhiều loài cây cũng có cách mọc lá tuân theo các số Fibonacci. Nếu chúng ta quan
sát kỹ sẽ thấy lá cây mọc trên cao thường xếp sao cho không che khuất lá mọc dưới.
Điều đó có nghĩa là mỗi lá đều được hưởng ánh sáng
và nước mưa, cũng như nước mưa sẽ được hứng và
chảy xuống rễ đầy đủ nhất dọc theo lá, cành và thân
cây.
Nếu từ một lá ngọn làm khởi đầu, xoay quanh thân
cây từ trên xuống dưới, lá sang lá, đếm số vòng xoay
đồng thời đếm số chiếc lá, cho đến khi gặp chiếc lá
mọc đúng phía dưới lá khởi đầu, thì các số Fibonacci
xuất hiện.Nếu chúng ta đếm xoay theo hướng ngược
lại, thì sẽ được một con số vòng xoay khác (ứng với
cùng chừng ấy lá).
Kỳ lạ là: Con số vòng xoay theo 2 hướng, cùng với
số lá cây mà chúng ta gặp khi xoay, tất cả sẽ tạo thành 3 con số Fibonacci liên tiếp
nhau!
Có nhà nghiên cứu ước đoán rằng: 90% các loài cây có sự xếp lá tuân theo dãy số
Fibonacci, theo cách này hay cách khác.

3. Liệu có tồn tại cỏ 4 lá?


Theo ta biết, dãy fibonacci không có số 4, nó chỉ gồm: 0, 1, 1, 2, 3, 5…Và như
những quy luật trên, cỏ bốn lá không tồn tại. Tuy nhiên, tạo hóa vốn không phải là
điều gì đó có thể đóng khung trung một hai quy luật. Có những loài cỏ có số lượng
cánh cố định, thì cũng có những loài cỏ (hạn hữu) có số lượng cánh thay đổi (dù nếu
trung bình, chũng vẫn thuộc dãy fibonacci). Và
biết đâu đấy, một đột biến xảy ra và cỏ bốn lá
xuất hiện.
Có thật sự tồn tại cỏ 4 lá? Có chứ.
Nhưng….Theo ước tính, khoảng 10.000 chiếc
cỏ ba lá thì có một chiếc có 4 lá.
Nếu cứ tiếp tục dãy số này mãi thì người ta có
thể mô tả hạng tử thứ n, hay Fn theo công thức
Binet với các phần tử là tỉ lệ 1.618 - con số mà
người ta vẫn hay miêu tả dưới cái tên: “Tỉ lệ
thần thánh” hay “Tỉ lệ vàng”.

Ứng dụng của dãy Fibonacci trong âm nhạc

Nếu sử dụng hình học để biểu diễn dãy số ta sẽ có một vòng xoáy như sau:

Đó là khóa Bass thuộc nhóm khóa Fa


mà chúng tay hay thường thấy ở đầu
mỗi khuông nhạc.
 Một quãng 8 sẽ gồm có 13 nốt,
trong đó bao gồm 8 nốt trắng
và 5 nốt đen.

 Một âm giai sở hữu 8 nốt, trong


đó nốt thứ 3 và thứ 5 là hai nốt
quan trọng và có tác dụng như
nền tảng cho các hợp âm.

 Trong một âm giai, nốt thứ 5 là


nốt dominant, đồng thời là nốt
thứ 8 trong số 13 nốt tạo thành
quãng 8.

Nếu chú ý kĩ, chúng ta sẽ nhận ra 3 5 8 13 lần lượt là các con số thuộc dãy
Fibonacci mình liệt kê ở trên. Lấy 13/8, ta sẽ nhận được giá trị xấp xỉ 1.618 - Tỉ lệ
Vàng.

Thiên tài âm nhạc người Áo, Mozart. Mozart là một trong những nhạc sĩ vận dụng
“Tỉ lệ Vàng” nhiều nhất trong quá trình soạn nhạc của mình, đặc biệt là đối với các
bản Sonata.

Thông thường, một bản Sonata hay có 3 trường đoạn chính, sau khi hoàn thành
mỗi trường đoạn sẽ có một khoảng lặng ngắn để chuyển tiếp. Nhiều anh em hay
tưởng lầm là tác phẩm đã kết thúc mà vỗ tay trong lúc này khi lần đầu nghe nhạc cổ
điển lắm. Cấu trúc của một trường đoạn có thể tách ra 2 phần chính:

 Exposition - Đoạn mở đầu cũng là đoạn giới thiệu chủ đề của toàn bộ bản
nhạc
 Development and Recapitulation - Đoạn phát triển và tổng kết lại những tinh
hoa của chủ đề xuyên suốt tác phẩm.

Điều thú vị là Mozart đã thiết kế để các tác phẩm của mình có tỉ lệ giữa phần
Development và Exposition khớp với “Tỉ lệ Vàng”. Có lẽ đây là một trong những lí
do khiến các tác phẩm của Mozart rất giàu nhạc tính và truyền cảm.

Ứng dụng của dãy Fibonacci trong công nghệ


 Gần đây, dãy Fibonacci và Tỷ lệ vàng rất được các nhà nghiên cứu trong
nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm bao gồm Vật lý năng lượng cao, Cơ học
lượng tử, Mật mã học và Mã hóa. Người ta đã phát hiện ra rằng thông tin liên
lạc có thể được bảo mật bằng cách sử dụng các số Fibonacci. Một ứng dụng
tương tự của Fibonacci trong Mật mã được mô tả ở đây bằng một minh họa
đơn giản.
- Giả sử rằng tin nhắn gốc "CODE" được mã hóa. Nó được gửi qua một
kênh không an toàn. Khóa bảo mật được chọn dựa trên số Fibonacci.
Bất kỳ ký tự nào cũng có thể được chọn làm khóa bảo mật đầu tiên để
tạo bản mã và sau đó có thể sử dụng dãy Fibonacci.

 Sắp xếp máy thu thanh bán dẫn trong đơn vị xử lí số liệu trung tâm của máy
tính.

 Trong toán học và điện toán, mã hóa Fibonacci là một mã phổ quát, mã hóa
các số nguyên dương thành các từ mã nhị phân. Đây là một ví dụ về biểu
diễn số nguyên dựa trên số Fibonacci. Mỗi từ mã kết thúc bằng "11" và
không chứa trường hợp nào khác của "11" trước khi kết thúc.

 Mã hóa Fibonacci khá hữu ích và khiến nó trở nên hấp dẫn hơn so với các
mã khác: đó là mã tự đồng bộ hóa, giúp khôi phục dữ liệu từ luồng bị hỏng
dễ dàng hơn. Với hầu hết các mã phổ quát khác, nếu một bit bị thay đổi, thì
không có dữ liệu nào xuất hiện sau nó sẽ được đọc chính xác. Mặt khác, với
mã hóa Fibonacci, một bit bị thay đổi có thể khiến một mã thông báo được
đọc thành hai hoặc khiến hai mã thông báo bị đọc sai thành một

 Các số Fibonacci có tất cả các loại thuộc tính toán học giúp chúng trở nên
xuất sắc trong khoa học máy tính.
- Chúng phát triển nhanh theo cấp số nhân. Một cấu trúc dữ liệu trong
đó dãy Fibonacci xuất hiện là cây AVL, một dạng cây nhị phân tự cân
bằng.
- Bất kỳ số nào cũng có thể được viết dưới dạng tổng của các số
Fibonacci duy nhất.

Ứng dụng của Fibonacci trong chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, con số tỷ lệ vàng được gọi là chỉ báo Fibonacci, được
sử dụng khi phân tích kỹ thuật. Số này được ứng dụng để tính toán, xác định
ngưỡng thay đổi quan trọng của giá cổ phiếu như ngưỡng hỗ trợ – kháng cự,
ngưỡng cắt lỗ, điểm giá mục tiêu…

Fibonacci trong chứng khoán gồm mấy loại?


Trong chứng khoán, có 3 loại chỉ số Fibonacci được sử dụng phổ biến nhất là
Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui), Fibonacci dạng thời gian mở rộng và
Fibonacci dạng quạt. Ngoài ra, còn một số loại Fibonacci như Fibonacci vùng thời
gian, Fibonacci mở rộng, Fibonacci hình xoắn ốc…

Ý nghĩa của Fibonacci là gì?


 Tỷ lệ Fibonacci có ý nghĩa quan trọng trong các vận động của giá cổ phiếu.
Nhà đầu tư có thể ứng dụng tỷ số này để xác dự đoán đường đi và các điểm
quan trọng của giá cổ phiếu. Từ đó, dự đoán được các mức kháng cự – hỗ
trợ, điểm cắt lỗ hay mức giá mục tiêu tiềm năng. Trong đó:

- Mức hỗ trợ là điểm giá thấp nhất của một cổ phiếu trong một khoảng
thời gian nhất định. Trong giai đoạn đó, giá cổ phiếu sẽ không thể
giảm xuống dưới mức này được nữa.
- Mức kháng cự là mức giá cao nhất của một cổ phiếu trong khoảng
thời gian nhất định. Giá cổ phiếu sẽ không tăng vượt qua mức này
trong khoảng thời gian đó.
- Sử dụng tỷ lệ Fibonacci còn hỗ trợ dự đoán các điểm đảo chiều trong
một xu hướng vận động của giá cổ phiếu. Chỉ cần xác định được 2
điểm đỉnh và đáy của xu hướng giá đang diễn ra, nhà đầu tư có thể
xây dựng được hướng đi của giá cụ thể và rõ ràng.

Tuy nhiên, xu hướng thị trường biến động phức tạp, không thể khẳng định chắc
chắn giá sẽ dịch chuyển theo ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự tạo bởi các đường
Fibonacci. Mặt khác, giá cổ phiếu sẽ dao động đảo chiều qua lại giữa các đường cản
giá của Fibonacci.

Vì vậy, nhà đầu tư khó xác định được ngưỡng cản và điểm vào lệnh cắt lỗ. Đây
chính là những hạn chế của phương pháp này mà nhà đầu tư cần lưu ý. Do đó,
muốn kết quả dự đoán chính xác nhất, nhà đầu tư cần kết hợp Fibonacci với các chỉ
báo kỹ thuật khác.

Ứng dụng của Fibonacci trong chứng khoán


 Fibonacci được ứng dụng trong việc dự đoán diễn biến giá cổ phiếu trong.
Phương pháp này được nhiều nhà đầu tư sử dụng để xây dựng kế hoạch đầu
tư của mình. Mỗi loại Fibonacci sẽ được ứng dụng khác nhau trong phân tích
kỹ thuật:

 Fibonacci thoái lui được ứng dụng để xác định vùng đảo chiều của giá cổ
phiếu trong quá trình điều chỉnh và hồi phục kỹ thuật. Ở các ngưỡng
Fibonacci 38.2%, 50% và 61.8% giá có xu hướng đảo chiều nhiều nhất. Đây
cũng thường là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của thị trường.
 Fibonacci Time Zones được ứng dụng để xác định ngưỡng kháng cự và
hỗ trợ. Nó cũng hỗ trợ việc xác định điểm giá đảo chiều trong xu hướng
hiện hành.
 Fibonacci Fans và Fibonacci Arc cũng được ứng dụng trong việc xác
định điểm đảo chiều, các vùng kháng cự và hỗ trợ tiềm năng. Từ đó,
nhà đầu tư biết được khi nào nên bán, khi nào nên mua để có lợi nhuận
tốt nhất.
 Fibonacci Extension giúp nhà đầu tư xác định điểm dừng của xu hướng
hiện tại, từ đó quyết định điểm chốt lời tuyệt vời nhất.

Ứng dụng của dãy Fibonacci trong phát triển phần mềm linh hoạt

Phát triển phần mềm linh hoạt hoặc Lập trình linh hoạt (tiếng


Anh: Agile software development hay Agile programming) là một phương
thức thực hiện các dự án công nghệ phần mềm, phương thức này khuyến
khích sự thay đổi khi phát triển dự án và đưa sản phẩm đến tay người dung
sao cho nhanh nhất.

Cách sử dụng thang đo Fibonacci trong ước tính linh hoạt

Khi quản lý một nhóm, điều cần thiết là có thể ước tính thời gian cần thiết
để hoàn thành một nhiệm vụ . Rất có thể bạn đã trải qua một trải nghiệm mà
các ước tính của bạn hóa ra là sai; dự án mất nhiều thời gian hơn dự kiến hoặc
nhóm sản phẩm của bạn không thể giao hàng kịp thời. 

Nếu ước tính thường không chính xác, tại sao phải bận tâm đến
chúng? Hãy tưởng tượng bạn dành thời gian để lập dự toán chi phí , nhưng
lại vượt quá ngân sách một số tiền lớn khi dự án đang được tiến hành? Thực
tế là các ước tính giúp đặt kỳ vọng và xác định khối lượng công việc mà
nhóm của bạn có thể hoàn thành trong một khung thời gian cụ thể. Với tư
cách là người quản lý dự án, sẽ rất hữu ích nếu bạn cải thiện kỹ năng ước tính
dự án và đồng hành cùng nhóm của mình. 

Người quản lý trong môi trường Agile cải thiện quy trình ước tính của họ
bằng cách sử dụng thang đo Fibonacci hoặc chuỗi Fibonacci đã sửa đổi để
đánh giá các nhiệm vụ cần hoàn thành trong một lần chạy nước rút. 

Quy mô Fibonacci là gì?

Thang đo Fibonacci là một chuỗi các số tăng theo cấp số nhân được sử dụng
để ước tính nỗ lực cần thiết để hoàn thành một tác vụ hoặc thực hiện một câu
chuyện của người dùng . 
Các nhóm linh hoạt thảo luận về các nhiệm vụ sắp tới và chỉ định điểm cho
từng nhiệm vụ bằng cách sử dụng thang đo Fibonacci để ưu tiên các nhiệm vụ
sẽ được đưa vào lần chạy nước rút tiếp theo. Các nhiệm vụ phức tạp được
giao nhiều điểm câu chuyện Agile hơn , trong khi các nhiệm vụ nhỏ hơn
được giao ít hơn. 

Thang Fibonacci, dựa trên dãy Fibonacci, bao gồm các số cộng hai số đứng
trước, bắt đầu bằng 0 và 1. Chuỗi Fibonacci tiêu chuẩn là 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13,
21, 34, 55 và 89.

Tại sao dãy Fibonacci được sử dụng trong Agile?

Bạn có thể tìm thấy dãy Fibonacci trong tự nhiên và trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Nó đã được sử dụng để mô tả sự phát triển của đời sống thực vật,
ước tính sự gia tăng dân số, mô hình bùng phát virus và dự đoán hành vi của
thị trường tài chính. Nhưng nó có liên quan gì đến lập kế hoạch Agile ?

Về cơ bản, Fibonacci trong Agile cung cấp cho các nhóm và người quản lý
dự án một cách thực tế để tiếp cận các ước tính bằng cách sử dụng các điểm
câu chuyện . 

Điểm câu chuyện đại diện cho kích thước, độ phức tạp và nỗ lực cần thiết
để hoàn thành câu chuyện của người dùng. Bạn chỉ định một số từ thang
Fibonacci cho mỗi điểm câu chuyện. Con số càng cao, điểm câu chuyện càng
phức tạp và càng cần nhiều nỗ lực để hoàn thành.

Cách sử dụng ước tính Fibonacci trong Agile

Có một số cách phổ biến để tính kích thước câu chuyện theo điểm. Thông
thường, chủ sở hữu hoặc người quản lý sản phẩm ngồi cùng nhóm để ước
tính các câu chuyện của người dùng bằng cách sử dụng các bước sau:

 Mỗi thành viên trong nhóm ước tính một số trên thang Fibonacci
đại diện cho quy mô của nhiệm vụ
 Tất cả các thành viên trong nhóm tiết lộ số của họ cùng một lúc để
tránh bị ảnh hưởng bởi các ước tính của nhau
 Họ cùng nhau tiến hành xem xét các con số được tiết lộ cho đến
khi đạt được sự đồng thuận về từng nhiệm vụ và câu chuyện của
người dùng
 Sau đó, mỗi câu chuyện của người dùng được thêm vào một nhóm
đại diện cho một điểm tương ứng trong chuỗi Fibonacci

Nhóm lặp lại các bước này để thêm tất cả các câu chuyện của người dùng
và các tác vụ đang chờ xử lý vào sản phẩm tồn đọng . 

Một phương pháp phổ biến khác mà các nhóm Agile sử dụng để ước tính
điểm câu chuyện là phương pháp lập kế hoạch bài xì phé . Kỹ thuật này
liên quan đến việc phân phối các bộ bài mang số theo dãy Fibonacci. Mỗi
nhóm nhận được bộ bài của họ và chủ sở hữu hoặc người quản lý sản phẩm
bắt đầu quá trình ước tính với tổng quan về câu chuyện của người dùng.

Nhóm thảo luận về câu chuyện, đặt câu hỏi để giải tỏa bất kỳ sự nhầm lẫn
nào. Sau đó, họ chọn một thẻ để thể hiện ước tính của mình và đặt nó úp
xuống bàn.

Theo lời nhắc của chủ sở hữu sản phẩm, các thành viên trong nhóm lật thẻ
của họ. Nếu mọi người chọn cùng một con số, con số đó sẽ trở thành ước tính
và nhóm chuyển sang câu chuyện tiếp theo. Nếu có các con số khác nhau,
những người có ước tính cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể sẽ được gọi để biện
minh cho lựa chọn của họ cho đến khi mọi người đạt được sự đồng thuận. 

Bạn có thể sử dụng thang đo Fibonacci đã sửa đổi không?

Nếu bạn ước tính bằng cách sử dụng phương pháp lập kế hoạch bài xì
phé , bạn có thể đã sử dụng các quân bài có dãy Fibonacci tiêu chuẩn hoặc
một phiên bản đã sửa đổi.

Miễn là dãy Fibonacci đã sửa đổi tăng theo tỷ lệ phần trăm trên 60%, bạn sẽ
có khả năng nhận được kết quả tương tự từ bài tập như khi bạn làm với dãy
Fibonacci tiêu chuẩn. Giới hạn 60% xuất phát từ định luật về sự khác biệt
đáng chú ý của Weber, điều này cho thấy rằng chúng ta có nhiều khả năng
nhận thấy sự khác biệt giữa hai đối tượng có trọng lượng khác nhau đáng kể
so với hai đối tượng chỉ có sự khác biệt nhỏ về trọng lượng. 

Bạn có thể chọn một dãy Fibonacci đã sửa đổi bắt đầu bằng các số khác 0
và 1. Bạn cũng có thể chọn bắt đầu từ 0 và 1 và nhân đôi mỗi số, ví dụ: 1, 2,
4, 8, 16, 32. 

Dù bạn chọn kiểu sửa đổi nào, hãy đảm bảo rằng các cuộc thảo luận của các
thành viên trong nhóm của bạn tập trung vào việc đánh giá chính xác từng câu
chuyện của người dùng chứ không phải vào chuỗi Fibonacci đã sửa đổi. 
Lợi ích của việc áp dụng thang đo Fibonacci trong Agile là gì?

Sử dụng thang đo Fibonacci trong môi trường Agile rất có giá trị vì nhiều lý
do. Bản chất tăng theo cấp số nhân của nó giúp dễ dàng phân biệt giữa các
nhiệm vụ đơn giản và phức tạp, giúp các nhóm đưa ra quyết định phán đoán
tốt. Các lợi ích khác của việc sử dụng Fibonacci trong Agile bao gồm: 

1. Khuyến khích cộng tác trong các nhóm liên chức năng

Các kỹ thuật ước tính Fibonacci yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra
quan điểm, kinh nghiệm và chuyên môn của họ để triển khai các câu chuyện
sắp tới của người dùng. Điều này làm cho quá trình ước tính dự án chính xác,
hợp tác và thực tế hơn. Ví dụ: bạn cần thông tin đầu vào của nhóm UX, thiết
kế, phát triển và nội dung để ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành một
trang đích mới.

2. Thiết lập thang so sánh điểm user story

Các kỹ thuật ước tính Fibonacci cung cấp một cách chắc chắn để xác định
mức độ quan trọng của mỗi câu chuyện của người dùng. Bản chất hàm mũ
của dãy Fibonacci giúp các nhóm dễ dàng hiểu ý nghĩa của các số được chỉ
định và mức độ phức tạp của việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: 0
hoặc 1 có nghĩa là điểm câu chuyện đơn giản và có thể hoàn thành nhanh
chóng. Tuy nhiên, điểm 8 hoặc 13 có nghĩa là điểm câu chuyện phức tạp hơn
và có thể mất vài tuần để hoàn thành.

3. Tăng độ chính xác của ước tính trong lập kế hoạch dự án

Lợi ích chính của việc áp dụng thang đo Fibonacci trong môi trường Agile
là cách nó tạo ra khoảng trống cho các thành viên trong nhóm và người quản
lý dự án xem xét một cách thực tế nỗ lực cần thiết để hoàn thành từng nhiệm
vụ trong một chu kỳ nước rút. Điều này dẫn đến ước tính chính xác hơn trong
quá trình lập kế hoạch dự án  .

4. Cải thiện sự tham gia và gắn kết của nhóm

Sử dụng thang đo Fibonacci đảm bảo rằng công việc được phân bổ hợp lý
trong và giữa các nhóm. Bằng cách tìm kiếm quan điểm của các thành viên
trong nhóm trong giai đoạn lập kế hoạch chạy nước rút , bạn đảm bảo rằng
mọi người đều tuân thủ các mốc thời gian dự kiến và sẵn sàng làm việc cùng
nhau để chứng kiến dự án thành công. Nếu bạn liên tục sử dụng phương pháp
này, bạn sẽ trở nên chính xác hơn trong việc dự đoán các mốc thời gian của
dự án và tránh cam kết quá mức trong mỗi chu kỳ nước rút.

Một số câu hỏi liên quan đến Fibonacci

1. Mozart đã sử dụng tỷ lệ vàng trong âm nhạc của mình.


2. Leonardo da Vinci đã sử dụng tỷ lệ vàng trong bức Mona Lisa và các bức
tranh khác
3. Tỷ lệ số Fibonacci được tạo ra phổ biến bởi sự phát triển của thực vật:
trong sự phân bố của lá xung quanh thân cây, hoa hướng dương, nón thông và
nhiều trường hợp khác.
4. Tỷ lệ vàng được tìm thấy trong nhiều chất rắn và tinh thể thông thường
5. Nhiều tòa nhà hiện đại sử dụng tỷ lệ vàng
Trả lời
1. Một vài trong số các nhà soạn nhạc cổ điển đã sử dụng Chuỗi tỷ lệ vàng và
Chuỗi số trong các bản nhạc bao gồm Bach, Beethoven, Chopin và Mozart.
Một số nhà soạn nhạc hiện đại như đã khám phá những sự trói buộc lâu đời
này trong âm nhạc của họ.
2. trong tác phẩm, khuôn mặt của nàng Mona Lisa được vẽ cân xứng theo
khuôn hình chữ nhật có tỷ lệ vàng và tỷ lệ cơ thể nàng từ khuỷu tay bên trái
đến bên phải tạo thành tam giác tỷ lệ vàng, dựng nên tổng thể chân dung nàng
Mona Lisa hoàn hảo. Thật chẳng thổi phồng khi nói các tác phẩm nghệ thuật
này được lên ngôi một phần đều nhờ vào các khái niệm toán học đã vận dụng
trong tác phẩm.
3, có thể được tạo bằng cách sử dụng Tỷ lệ vàng. Đây là một hiện tượng được
tìm thấy trong tự nhiên. Lá của cây mọc càng nhiều càng tốt có thể xoắn lên
thân cây. Một chiếc lá mới chỉ hình thành sau khi một tiến trình nó đã hình
thành.

 Vỏ sò Nautilus
 Xương rồng xoắn ốc
 Thiên hà xoắn ốc
 Hoa hướng dương
Những bông hoa với chuỗi Fibonacci
Một số loài hoa có cánh hoa theo trình tự Fibonacci:

 Ba cánh hoa: Iris, lily ,, trillium


 Năm cánh hoa: Bơ, hoa phong lữ, dâm bụt, rau muống, nasturtium
 Tám cánh hoa: Delphiniums
 13 cánh hoa: Một số giống hoa cúc, ragwort, cúc vạn thọ

5. Tỷ lệ vàng trong kiến trúc


Trong các ngành sáng tạo nói chung, tỷ lệ 1:618 được xem là tỷ lệ tiêu chuẩn,
được ứng dụng rất phổ biến. Những đối tượng chứa tỷ lệ vàng này được
chuyên gia đánh giá là thẩm mỹ tuyệt đối. Vì vậy, tỷ lệ này cũng được áp
dụng rất nhiều trong việc thiết kế nội thất.
Câu đố (nguồn từ báo The New York Times)
Một triệu phú đã mở một tài khoản ngân hàng bằng cách gửi một số lượng
lớn đô la. Khoản tiền gửi thứ hai của anh ấy cũng là một số nguyên đô la.
Sau đó, mỗi khoản tiền gửi là tổng của hai khoản tiền gửi trước đó. Khoản
tiền gửi thứ 20 của anh ấy chính xác là một triệu đô la. Hai khoản tiền
gửi đầu tiên của anh ấy là gì?

Trả lời

Sử dụng tính chất dịch chuyển của dãy Fibonacci: Fm+n = Fm · Fn+1 + Fm-1
· Fn
Và thực tế là m=19 được chỉ định trong bài toán thì chọn n càng lớn càng
tốt và do đó Fm+n < 1 triệu.

Rõ ràng F30< 1 triệu , nên n=11 là nghiệm


F30 = F19 · F12 + F18 · F11 (tính chất dịch chuyển cho m=19, n=11
832,040 = 4181*144+ 2584*89 dễ dàng xác minh

Nhưng tôi muốn vế trái bằng 1 triệu hoặc thêm 1000000 - 832040 = 167960
Nhưng 167960 là bội số nguyên của 2584 hoặc 167960/2584 =65

Vậy tăng 89 lên 65

832,040 = 4181*144+ 2584*89


167,960 = 2584 *65
1.000.000 = 4181*$144+ 2584*($89+$65)

Vì vậy, khoản tiền gửi đầu tiên phải là ($89+$65) = $154 và khoản thứ hai
phải là $144

Nguồn:

You might also like