You are on page 1of 28

Đề số 1: Nghị luận 

“Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”
Chuyện kể về chàng thủ lĩnh Đanko đã lấy trái tim mình làm ngọn đèn
soi sáng cho dân tộc đi qua hang tối để tìm về miền đất Hứa. Ôi trái tim
Đanko – trái tim lửa thiêng sáng ngời chất sử thi hào hùng, nhưng cũng thấm
đượm nơi đó một dòng máu đỏ tươi tình nhân loại, tình yêu thương con
người. Trái tim ấy gợi cho tôi, cho chúng ta về lời suy tư, trăn trở của liệt sĩ
Đặng Thùy Trâm: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”.
      Như loài chim phân biệt mình bằng tiếng hót, như loài hoa kiêu hãnh bởi
mỗi một hương sắc riêng mình, mỗi người chúng ta sinh ra đều có một trái
tim – đó là biểu hiện của sự sống, là nơi kết tinh phẩm chất “người” nhất, cao
đẹp nhất phân biệt con người và con vật. Trên bình diện sinh học, trái tim là
nguồn bơm máu đi nuôi cơ thể và cũng là nơi hội tụ những dòng máu chảy
về. Vì thế, trái tim vốn dĩ chiếm lĩnh một vị thế cực kì quan trọng. Trên bình
diện xã hội, con người, trái tim là cả một thế giới tâm hồn chất chứa những
cung bậc cảm xúc lắng đọng, sâu xa. Có thể nói, tình cảm con người xuất
phát từ con tim, và chính tình cảm ấy lại tác động lên ý thức, dẫn con người
đến hành động. Một trái tim biết yêu thương là trái tim mang theo những cảm
xúc đẹp, biết nghĩ cho người khác, vui niềm vui của người khác, và đau
chung nỗi đau của những số phận bất hạnh. Chính những con tim ấy sẽ thôi
thúc chúng ta tự đáy lòng mình biết ước ao, biết hành động, để “ gieo mầm
hạnh phúc” trong cuộc đời này. Vâng, ý kiến của tác giả Đặng Thùy Trâm là
một lời gửi chân tình, cảm động, gợi lên trong ta bao nhiêu thổn thức về tình
đời, tình người…
       Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng quan niệm: “ Sống trong đời sống cần
có một tấm lòng…để gió cuốn đi”. Thế mới biết, tình yêu thương, lòng bác
ái, muôn đời là điều cần thiết trong cuộc sống, đó chính là những hạt giống
tốt để từ đó hạnh phúc kết trái, đơm hoa. Khi con người biết yêu thương
nhau, chính là khi ta đang xây những chiếc cầu để gần lại bên nhau hơn, phá
bỏ những bức tường của đố kỵ, ganh đua và thù hận. Hòi rằng chiến tranh vì
đâu mà có, vì sự tham lam, vì lòng ích kỷ, hay chung nhất chính là vì con
người đang thiếu dần một “ trái tim yêu thương”. Tôi nhìn bức ảnh cậu bé hai
tuổi người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kì mà lòng đau xót. Nếu tình
thương ngự trị nơi đó thì con người có thể sống một cuộc sống hạnh phúc
hơn, bình yên hơn, thay vì chỉ có hận thù và chết chóc.
        Thế giới hôm nay trôi đi vội vàng, mỗi con người dường như đang trong
tư thế tiến ra đại dương mênh mông với một cái đầu “ lạnh” chỉ toàn là tư
1
duy, lý trí. Biển đời lạnh lẽo và tình người cũng vì thế mà đóng băng. Vậy
làm hạnh phúc sao có thể kết trái, đơm hoa trên mảnh đất băng giá ấy… Câu
hỏi bỏ lửng để chờ đợi câu trả lời. Và khi đó trái tim yêu thương như ánh lửa
được thắp lên để mang ấm áp trở về, như ngọn đèn soi sáng cho tư tưởng và
hành động của ta. Trái tim ấy giúp tai ta mở ra để lắng nghe âm vọng từ cuộc
sống, nghe thấy tiếng ai đó đang kêu gào, giúp mắt ta mở ra để nhìn thấy
những số phận éo lé cần được nâng đỡ, giúp đôi chân ta chạy đến bên họ và
giúp đôi tay ta dang rộng dù không thể ôm trọn cuộc đời này nhưng cũng có
thể ôm lấy ai đó đang tuyệt vọng, cho họ một nơi dựa bình yên. Tôi cứ nhớ
mãi đóa hoa hướng dương nở giữa lòng thành phố – bông hoa nghị lực và
cũng là bông hoa của lòng yêu thương. Chị Lê Thanh Thúy dù bị căn bệnh
ung thư xương hành hạ, nhưng trái tim của chị vẫn tha thiết một khát vọng
yêu thương và dâng hiến. Chị tham gia các công tác xã hội, gây quỹ giúp đỡ
trẻ em nghèo mắc bệnh ung thư. Hành động thiết thực của một tấm lòng đẹp
cho ta hiểu sức mạnh diệu kì của con tim. Dù giờ đây, chị Thúy đã đi xa,
nhưng tấm lòng của chị vẫn được thế hệ thanh niên tiếp nối với chương trình
mang tên “ Uớc mơ của Thúy”. Và phải chăng, những con người ấy cũng
đang thầm lặng “ gieo hạnh phúc” vào giữa cuộc đời này.
       Cuộc sống này có nhiều nỗi đau, bệnh tật, sự thiếu thốn về vật chất là
một nỗi đau, nhưng nỗi thống khổ, u uất trong tâm hồn chính là niềm đau
đáng sợ hơn bao giờ hết. Và có lẽ, trái tim yêu thương chính là nguồn an ủi
cho những tâm hồn đang tổn thương kia. Bệnh tật thể lý có thể chữa bằng
thuốc, nhưng cái gọi là tâm bệnh thì chỉ có thể chữa lành bằng thái độ quan
tâm, sẻ chia, lắng nghe và đồng cảm. Vì thế, đừng bao giờ nói rằng tôi không
có điều kiện để yêu thương ai cả, vì tôi không có tiền, không có vật chất. Bởi
lẽ, tình yêu thương đơn giản chỉ là một câu chào hỏi thăm, lời chúc lành buổi
sáng, một nụ cười chân thành thắp niềm hy vọng cho ai đó, làm việc nhà giúp
mẹ, rót mời bố ly nước khi ông đi làm về…Tình yêu thương vốn dĩ cao quý
nhưng cũng thật bình dị như vậy đó. Và khi yêu thương được trao ban cũng
là lúc hạt giống của niềm hạnh phúc nở thắm giữa vườn đời. Vì hạnh phúc
đâu chỉ là những điều to tát; hạnh phúc nằm ngay trong những điều thân
thuộc, bình dị của cuộc sống đời thường. Giữa cuộc đời hôm nay, ta bỗng
cảm thấy yên lòng khi vẫn có người chờ đợi hoa cúc nở, và khi ai đó trót vấp
ngã vẫn có những bàn tay giơ ra.
      Dầu thế, cuộc đời vẫn còn đó những trái tim vẫn đập nhưng lạc mất nhịp
sống. Đó là con tim vô cảm, dửng dưng với nỗi đau của người khác. Đến đây,

2
ta đau lòng nhớ lại câu chuyện em bé hai tuổi bị xe tải cán, nằm đau đớn
trước sự đi qua thờ ơ của bao con người. Hơn hết, còn có những kẻ đã bán
trái tim mình cho quỷ dữ, vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm, đạp đổ hạnh
phúc của biết bao người – là tên sát nhân Nguyễn Hải Dương, là tên tham
quan Dương Chí Dũng… Thượng đế tặng ban cho mỗi con người một trái
tim là để con người yêu thương nhau, hạnh phúc từ đó mà sinh sôi nảy nở.
Nhưng những kẻ ích kỷ và tham lam kia đã không trân trọng điều đó, họ
chẳng còn xứng đáng với danh hiệu “ Con người”.
     Tôi lớn lên cùng các câu chuyện về những tâm lòng mẹ thường hay kể – là
trái tim cụ già tuy nhiều mảnh chắp vá vì cụ cho đi mà không cần nhận lại,
nhưng đó là trái tim đẹp nhất, trái tim trao yêu thương, đem lại hạnh phúc cho
người khác, là cô thôn nữ chấp nhận ở lại tòa lâu đài của quái vật để cứu cha,
là người mẹ chấp nhận hy sinh đôi mắt và trái tim để cứu đứa con mình thoát
khỏi tay thần chết…Sâu thẳm trong tôi, tình yêu thương vốn dĩ mang lấy một
sức mạnh diệu kì, và từ nơi mảnh đất yêu thương ấy, hạnh phúc đâm chồi,
nảy lộc. Mỗi chúng ta hãy chậm lại một phút, một phút thôi giữa dòng đời
hối hả, để lắng nghe tiếng nói của trái tim, để biết cho đi thật nhiều mà không
đòi hỏi được đền đáp, vì “ sống là cho chết cũng là cho”. Hãy sống mà không
thôi nung nóng những giọt máu tình thương trong trái tim mình, hãy để
những con sóng tình thương cứ tiếp tục xô bờ. Bởi   “Hạnh phúc không phải
là người sở hửu nhiều mà người biết yêu thương và hi vọng nhiều”. Đó là
nguyên lý và cái đích cho cuộc sống.
“Chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” là một định lí đúng đã
được khẳng định qua thực tế cuộc sống. Và chúng ta những con người của
thế hệ mới hãy tiếp tục gieo mầm hạnh phúc bằng tình yêu thương, bằng
những trái tim với nhịp đập nhân ái. Hãy hòa vào dòng máu của một dân tộc
với truyền thống yêu thương, lấy hạnh phúc của người khác làm bến cảng
cho con tàu tình thương cập bến.
Đề số 2:  Henry Van Dyke đã có câu nói: “ Có một khát vọng còn
cao quý hơn cả việc được đứng đầu trong thiên hạ , đó là việc cúi xuống để
nâng đồng loại của mình lên cao hơn.” Hãy cho biết  suy nghĩ của bạn về
câu nói này?
Khi tôi đang rất bực mình vì chuyện người bạn đã cư xử không tốt với
mình, vô tình, tôi lại thấy hai người bạn cười đùa vui vẻ, trêu chọc nhau trong
khi họ vừa cãi nhau một trận kịch liệt ngày hôm qua, tôi bỗng dưng nghẹn
3
lại. Đúng vậy, khi tôi tưởng chừng như mọi thứ đang sụp đổ ngay trước mắt,
lại thấy người ta dễ dàng mà quên đi. Khi tôi cứ ích kỉ giữ mãi mối thù hằn
vào bên trong trái tim mình, thì người ta đã có thể thanh thản mà dón nhận
nó. Tất cả chỉ bởi một lí do đơn giản, đó là họ có tấm lòng vị tha và cao
thượng. Chính bởi lẽ đó mà Henry Van Dyke đã có câu nói: “ Có một khát
vọng còn cao quý hơn cả việc được đứng đầu trong thiên hạ, đó là việc cúi
xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn.”
“Hãy tha thứ và hãy quên” , lòng vị tha và sự cao thượng là hai thứ cần
thiết và quan trọng để tạo nên tình người. Với khát vọng cao quý và tuyệt
đẹp, con người ta luôn muốn hướng đến sự hoàn thiện về cả tâm hồn lẫn thể
xác, thành công trong công danh sự nghiệp và hướng thiện. Chính vì lẽ đó,
lòng vị tha và sự bao dung là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là sự giao
hòa cảm xúc, lòng trắc ẩn thiêng liêng nhất của một con người đến với một
trái tim, là tấm lòng cùng tinh thần chăm lo một cách vô điều kiện đến người
khác, có thể vì người mà hi sinh bản thân mình.
Tại sao lại cần có lòng vị tha? Vì đó là đức hi sinh, là tinh thần trượng
nghĩa, là biểu hiện tốt đẹp nhất của đạo lí làm người. Lòng vị tha và bao dung
đem đến cho lòng người sự thanh thản trong tâm hồn, sự yên bình trong giấc
ngủ say, hạnh phúc và hơn cả là tình yêu thương giữa con người đến với con
người. So với việc giẫm đạp lên nhau, vụ lợi , bon chen lẫn nhau để được là
người đứng đầu trong thiên hạ, đứng một mình trên đỉnh cao mà không có sự
yêu thương, lạc lõng, cô đơn, thầm ghen tị , khao khát được yêu thương, tại
sao chúng ta không chọn cách cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao
hơn, để ta và bạn cùng cố gắng phấn đấu, để ta và bạn vừa có thể là đối thủ
cạnh tranh công bằng , vừa có thể là bạn tốt của nhau?
 “Lòng vị tha” , cụm từ ấy dường như đã quá quen thuộc bên mỗi trang
sách, cuốn truyện, trong những câu chuyện làm người của một ai đó, là chủ
đề quen thuộc trong thế giới văn học. Lòng vị tha và bao dung luôn đan xen
trong cuộc sống của mỗi chúng ta từ những hành động rất vụn vặn. Khi ta
quyết định tha thứ lỗi lầm cho một ai đó, khi đó ta đã đem lòng vị tha của
mình trao đi. Khi một người mẹ sẵn lòng cầm roi quật mạnh vào tấm da thịt
của người con, rồi một lúc sau lại sẵn lòng lấy tay lau đi những giọt nước mắt
mặn nồng trên đôi gò má, khi một đứa em nghịch ngợm làm rách chiếc váy
đẹp nhất của chị, nó rối rít xin lỗi và những giọt nước mắt hối hận chảy ra,
chị không quan tâm và giận tím mặt quay đi,nhưng khi quay lại , thật kì diệu
thay, một cây kẹo mút được cầm trên tay cùng nụ cười tươi dễ dàng tha thứ.

4
Đúng vậy, đó là những công việc hằng ngày diễn ra một cách thoải mái và vô
tư như vậy, bởi vì một lẽ, ta đang “cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên
cao hơn.”
Có một câu chuyện kể rất hay thế này, hai người bạn cùng đi qua sa
mạc. Khi tranh luận xảy ra, một trong hai người bạn không kiềm chế được đã
dùng những lời miệt thị xúc phạm người kia. Anh cảm thấy bị xúc phạm và
không nói gì cả, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn của tôi đã làm khác đi
những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp và cho đến khi người bạn bị xúc phạm gặp nạn
và được người kia cứu, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:” Hôm nay
người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”  Lòng vị tha và bao dung còn
giúp ta có thêm những người bạn tốt. “Nếu như bạn muốn thấy sự dũng cảm,
hãy nhìn những người biết cách tha thứ.“Khi ta sẵn lòng quên đi những vết
thương lòng và mạnh mẽ mở lòng đón nhận những lỗi lầm của người khác,
quên đi bao niềm đau và vết thương đã tạo nên khoảng cách giữa hai người,
thì khi ấy, bạn là người dũng cảm cùng vệt sáng lấp lánh trong đôi mắt người.
Một người mẹ, người vợ luôn tần tảo trong gia đình, dùng cả trái tim
lẫn tình yêu thương hòa quyện vun đắp vào từng món ăn, chăm lo cho mọi
thành viên trong gia đình mà nào có kêu than. Một người lính tay giơ cao cây
súng sẵn sàng tuyên thề hi sinh cả tuổi thanh xuân cùng tình yêu lứa đôi của
mình để tham gia kháng chiến chống ngoại xâm nơi biên thùy, anh đã dùng
lòng vị tha và bao dung để đổi lấy sự bình yên cho đất nước. Người mẹ già
ngày đêm mòn mỏi trông con trở về, người mẹ ấy đã làm một công việc vĩ
đại là động viên con đi lính để bảo vệ đất nước, để bây giờ bà ngóng đứa con
từng phút từng giây mà trong lòng vẫn trào dâng niềm hạnh phúc, bà mẹ ấy
xứng đáng là người phụ nữ anh hùng. Tất cả, tất cả, họ đang chỉ làm theo sự
dẫn dắt của trái tim và sự đồng cảm giữa tâm hồn, họ không ngại ngần mà
trao đi lòng vị tha và bao dung, không ngại ngần mà “cúi xuống để nâng
đồng loại của mình lên cao hơn”. Họ làm đươc, chẳng lẽ chúng ta lại không
thể? Không phải cứ việc làm vĩ đại mới xây dựng lên lòng tốt, không phải cứ
việc làm vĩ đại mới được đón nhận, mà khi ta trao đi lòng vị tha và bao dung,
ta sẽ được sống chan hòa trong tình yêu thương và niềm hạnh phúc, xã hội sẽ
không còn những bất công ,vụ lợi và lắm bon chen, những cay đắng cùng
niềm đau sẽ qua đi nếu ta có lòng vị tha.
Đồng tiền luôn có hai mặt phải trái, bàn tay cũng có mặt úp mặt ngửa,
bát cơm có khi đầy khi vơi, và lòng vị tha thì luôn song hành cùng lòng vị kỉ.
Lòng vị kỉ xuất phát từ chính sự ích kỉ của bản thân, chỉ biết chăm lo cho lợi

5
ích của riêng mình, có thể vì lợi ích của mình mà sẵn sàng chà đạp, hủy diệt
người khác để vụ lợi cho bản thân. Lòng vị kỉ có thể giết chết nhân cách của
một con người, có thể gây nên sự thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, toan tính và tham
lam, để rồi từ đó con người sống tách biệt với thế giới bên ngoài, trái tim
luôn đè nặng những tảng đá vô hình với nhiều trăn trở, suy ngẫm và dày vò
rất nhiều, để rồi từ đó không tìm lại được sự bình yên và thanh thản trong tâm
hồn. Ngày nay, một bộ phận giới trẻ Việt Nam cũng đang tồn tại tình trạng
của lòng vị kỉ. Họ không biết đến yêu thương con người, học cách tha thứ và
bao dung cho nhau mà ngày càng thờ ơ, vô cảm với thế giới xung quanh.
Thật dễ dàng nhận thấy một nhóm nữ sinh đang túm đầu giật tóc, đánh nhau,
làm những hành động thiếu văn minh nơi lứa tuổi học trò và những con
người đứng xung quanh thì tụm năm tụm ba chen nhau hò hét, quay video, cổ
vũ, hay chỉ một câu nói sáo rỗng vu vơ thôi cũng đủ để gây nên một cơn đại
hồng thủy đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán, tất cả thật đúng với câu nói của
Erich Fromm :” Những người ích kỉ không có khả năng yêu người khác, và
họ cũng không có khả năng yêu chính bản thân mình.”
Lòng vị tha và bao dung là một yếu tố rất cần thiết trong cuộc sống.
Hãy sống và biết yêu thương, hãy coi việc “ cúi xuống để nâng đồng loại của
mình lên cao hơn” là một điều vinh hạnh và là niềm vui trong cuộc sống.
Không ai trong chúng ta sinh ra đã hoàn hảo cả, và chẳng ai sống mà không
có tình yêu thương và lòng vị tha. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy nên tự ý thức và
trách nhiệm với bản thân mình hơn. Hãy sống một cuộc sống thanh thản,
đừng bon chen và vụ lợi để đứng đầu thiên hạ, mà hãy làm việc mà con tim
mình cho là đúng đắn. “Một đốm lửa sẻ chia là một đốm lửa lan tỏa”. Ngày
hôm nay, nếu như bạn chưa sẵn lòng tha thứ cho một ai đó, hay chưa đủ dũng
cảm để đến gặp và làm lành với một ai, vậy thì hãy cố gắng lên, hãy là một
đốm lửa nhỏ và tôi sẽ là ngọn gió truyền lửa cho bạn, hãy thổi bùng và lan
tỏa đến mọi ngõ ngách trong trái tim và tâm hồn người đó nhé, vì “Yêu
thương sẽ ngọt ngào hơn nêú ta cho đi lòng vị tha”.
Đề số 3: Lấy nhan đề: “Không gục ngã”, viết bài văn ngắn nói lên suy
nghĩ của mình.
           Cuộc sống là một chuỗi khó khăn, khắc nghiệt đến mức nếu bạn yếu
lòng đầu hàng trước nó thì bạn sẽ thua, thua một cách đầy thảm bại. Khi bản
thân rơi vào lòng sâu của sự nghiệt ngã số phận, bạn sẽ hiểu được rằng ý chí
vươn lên không gục ngã là cách duy nhất giúp bạn vươn lên và sống tốt trong
cuộc sống này.

6
           Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là “không gục ngã”?
Khi gặp khó khăn, còn người ta thường phân vân giữa hai lựa chọn.
Một là chùn bước hoặc loay hoay tìm lối thoát, hai là dấn bước với tất cả ý
chí và sức mạnh, không gục ngã để đương đầu với thử thách. Không có khó
khăn nào dễ đánh gục con người hơn tinh thần nhưng tinh thần rồi cũng như
một khó khăn mà bạn cần phải vượt qua. Nó giống như một viên đá vô hình
vô tình bạn vấp phải rồi gục ngã, và rồi chẳng ai giúp được bạn ngoài bản
thân bạn. Lúc này, bạn với vết thương đau nhưng vẫn gồng mình đứng dậy và
bước tiếp, đó gọi là ‘’không gục ngã’’.
                 Tôi từng biết đến những con người đến từ những vùng đất khác
nhau, ẩn sau họ là những câu chuyện cuộc đời dài lê thê. Bất hạnh có, đau
khổ có, bế tắc có nghèo khó có, tàn tật có, nhưng họ lại có một điểm chung
đáng quí : là dù rằng cuộc đời có nhấn chìm họ dưới đáy kiệt cùng của vực
sâu thì với bản năng con người cùng ý chí vươn lên, không gục ngã vẫn thôi
thúc họ tiếp tục bước tiếp.
                 Nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney nhớ lại thất bại
cay đắng của những ngày đầu vào nghề, khi ông bị ông chủ tòa soạn báo sa
thải vì khả năng sáng tạo kém. “Khi đó tôi mới 21 tuổi, không tiền bạc,
không danh vọng. Tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc
sôpha rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn
nhà ổ chuột”. Walt Disney đã sống như vậy trong suốt một thời gian dài, để
chúng ta, và cả thế hệ con cháu chúng ta, được những trận cười nắc nẻ trước
những bộ phim hoạt hình vui tươi và đầy tính sáng tạo của ông.
                Nicholas James Vujicic – nhà diễn thuyết truyền động lực người
Úc gốc Serbia, khi sinh ra đã không có tứ chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải
đấu tranh về cả tinh thần, tình cảm cũng như thể xác với số phận của mình,
nhưng rồi thay vì đau đớn mặc cảm, anh lại quyết định đối mặt với khuyết
tật. Để rồi năm 17 tuổi, bằng tất cả nỗ lực và quyết tâm của mình, anh thành
lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi “Life Without Limbs”.
Anh đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống
của một người khuyết tật mang hi vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa của
cuộc sống.
              Điều gì đã khiến những số phận đau thương ấy có thể vượt qua
muôn vàn gian nan để khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc
sống tươi đẹp hơn từ khó khăn gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại
và quyết tâm chiến thắng số phận. Họ đã không đánh mất đi niềm tin yêu vào

7
cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn. Và hơn hết, họ đã khẳng
định cho tất cả chúng ta một chân lí: mỗi con người đều có khả năng cảm hóa
những nổi đau và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và hạnh
phúc.
           Từ những tấm gương trên, phần nào đã cho chúng ta những bài học
hay. Cuộc sống vốn chứa đựng những khóc khăn và thử thách, đừng để
những trở ngại ấy làm giảm đi ý nghĩa trong cuộc sống bạn. Thất bại, điều đó
có thể xảy ra đối với bạn, nhưng thất bại một lần không có nghĩa những lần
tiếp theo bạn vẫn thất bại, cũng như nhà phát minh vĩ đại Albert Einstein
từng phát biểu “Tôi tư duy từ ngày này qua ngày khác và từ năm này sang
năm khác . 99 lần tôi kết luận sai và đến lần thứ 100 thì tôi đúng”. Thực tế đã
chứng minh được mọi thứ, biến những định nghĩa khô khan thành hiện thực.
           Hãy sống hết lòng vì ngày hôm nay, hãy đừng dại dột mà từ bỏ bản
thân mình mà hãy đương đầu, đừng để bản thân gục ngã giữa giông tố cuộc
đời. Trong sự tối tăm mù mịt của cuộc đời, khi bạn biết vươn lên và không
gục ngã, chắc chắn ánh sáng sẽ hiện hữu, sưởi ấm trái tim đầy đau thương
kia. Vì bạn đã được sống, nên không bao giờ là muộn để bắt đầu dứng dậy !
Đề số 4: Nghị luận về câu chuyện Vết nứt và con kiến: Có con kiến
cõng trên lưng chiếc lá rất lớn. Bất ngờ nó gặp một vết nứt trên nền gạch
và không thể vượt qua. Suy nghĩ một lúc kiến ta đã đặt chiếc lá bắc ngang
qua vết nứt và bò qua chiếc lá. Khi qua bên kia vết nứt, kiến ta lại rút chiếc
lá lên và tiếp tục cuộc hành trình. (Theo Hạt giống tâm hồn)
Cuộc sống không thể đạt được một cách dễ dàng mà không qua thử
thách, khổ luyện. Mỗi bước đường ta đi, mỗi chặng đường ta đến là một lần
thử thách hiện ra trước mắt. Chính khó khăn, trở ngại đó sẽ là hành trang quý
giá để chinh phục bước đường tương lai nếu ta dũng cảm đối đầu và vượt qua
nó. Câu chuyện “Vết nứt và con kiến” có lẽ là một bài học quý giá về cách
ứng xử của con người trước những khó khắn, thử thách trong cuộc sống.
Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc
sống. Chuyện kể về một con kiến đang tha trên lưng mình chiếc lá lớn hơn cơ
thể nó gấp nhiều lần. Sau khi bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết
nứt khá lớn trên nền xi-măng. Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ
không biết nên quay lại hay tiếp tục một mình bò qua vết nứt đó. Cuối cùng,
nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt trước, sau đó nó sẽ vượt qua
bằng cách bò trên chiếc lá đó. Sang đến bờ bên kia, kiến dừng lại, tha lá và
tiếp tục cuộc hành trình của mình. Hình ảnh con kiến bé nhỏ dũng cảm vượt

8
qua thử thách phần nào đó đã nhắc nhở ta phải có thái độ, cách ứng xử phù
hợp trước những biến cố, khó khắn trong cuộc sống. Con người phải dũng
cảm, kiên trì, sáng tạo, biến khó khăn thành trải nghiệm vô giá cho bản thân
và làm hành trang để hướng về tương lai tươi sáng.
Cuộc đời này vốn không có con đường nào là bằng phẳng, mọi chông
gai thử thách và sóng gió cuộc đời có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nó sẽ nhấn
chìm hết mọi thứ nếu bản thân mỗi người không sẵn sàng đối đầu và nỗ lực
để vượt qua những khó khăn đó. Giữa thử thách và thành công luôn có mối
quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau: vượt qua khó khăn, thử thách chúng ta
sẽ có trong tay chiếc chìa khóa thành công và chạm đến được vòng nguyệt
quế vinh quang giành cho người chiến thắng.
Cuộc sống luôn có quy luật riêng của nó, tất cả các loài sinh vật, từ nhỏ
bé đến lớn lao trong suốt quá trình sống của mình phải chiến đấu với nhiều
khó khăn, thử thách để sinh tồn và phát triển. Loài kiến nhỏ bé kia cũng
không nằm ngoài quy luật bất biến đó, chiếc lá mang theo trên lưng và vết
nứt lớn trên nền xi-măng là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn, trác trở
gặp phải trong cuộc sống. Phải mang trên lưng chiếc lá – vật có khối lượng
lớn gấp nhiều lần so với cơ thể bé nhỏ của mình, loài kiến đã chứng tỏ khả
năng vượt khó, tính kiên trì, bền bỉ trước những khó khăn của mình. Con kiến
đã dũng cảm quyết định vượt qua chướng ngại vật trước mắt bằng chính khả
năng của mình để tiếp tục đi tiếp cuộc hành trình dẫu biết trước mắt nó còn
biết bao chông gai đang chờ đón. Khó khăn không làm vơi đi ý chí, mà
ngược lại, khó khăn làm ý chí mạnh mẽ, lớn lao hơn rất nhiều. Dám đối diện
với những khó khăn, dũng cảm kiên trì, sáng tạo là những phẩm chất đáng
quý ở loài kiến nhỏ bé mà con người cần phải học tập và phát huy để chiến
thắng mọi thử thách cuộc sống, để khẳng định chắc chắn một điều rằng chỉ
cần có niềm tin, ý chí và lòng dũng cảm, con người sẽ tìm được cách để vượt
qua những trở ngại không may gặp phải trong cuộc sống của mình.
Trên đường đời, việc con người luôn gặp khó khăn, trở ngại là một quy
luật tất yếu của cuộc sống, không thể nào thay đổi được. Những khó khắn,
thử thách hiện ra như một khối rubic nhiều chiều, nhiều màu, mà mỗi lần
xoay là một lần khó khăn mới xuất hiện. Việc vượt qua hay dừng lại trước
những khó khăn nằm ở chính thái độ sống của mỗi con người, vậy nên “chớ
thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, phải dũng cảm đối diện với thử thách, áp lực
trong cuộc sống, phải kiên trì, bền bỉ, phát huy tính sáng tạo để tìm cách giải
quyết khó khăn, biến khó khăn thành hành trang quý báu để tiếp tục chinh

9
phục những điều mới lạ trên đường dài. Ý chí, nghị lực cùng lòng dũng cảm
là bí quyết tuyệt vời để chiến thắng nằm gọn trong tay mình. Điều quan trong
hơn cả không phải là chúng ta đã chiến thắng thử thách như thế nào mà là ta
đã tiếp thu được cho bản thân mình những bài học gì sau mỗi lần vượt qua
khó khăn, thử thách đó. Sẽ có đôi lúc khó khăn quá lớn làm ta vấp ngã,
những lúc như vậy đừng nên nản chí hay bỏ cuộc, hãy nhớ đến câu: “thất bại
là mẹ của thành công”, đúc kết những kinh nghiệm thành hành trang để tiến
về tương lai. Bền bỉ như Lê-ô-na Đơ-vanh-xi vẽ đi vẽ lại 30 lần một quả
trứng để trở thành họa sĩ tài ba sau này; như Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù không
có 2 tay như bao nhiêu người bình thường những vẫn không ngừng vượt khó
học tập, tập viết bằng chính đôi chân của mình và sau này trở thành một
người thầy giáo bằng chính năng lực và nghị lực sống phi thường. Hay gần
gũi hơn là hình ảnh cả dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất,
chấp nhận mọi hi sinh gian khổ để chiến đấu với hai kẻ thù xâm lược lớn là
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong suốt mấy mươi năm dài nô lệ để giành lại
quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc thân yêu. Rào cản, thử thách có là gì nếu
trong ta đã tràn đầy tinh thần chiến đấu.
Sau một quá trình gian nan vượt qua thử thách, thành công lớn nhất mà
chúng ta đạt được không phải chỉ là danh vọng, địa vị hay tiền bạc, điều quan
trọng nhất là ta đã chiến thắng bản thân mình, khẳng định sâu sắc chân lí:
hoàn cảnh không làm con người khuất phục, con người có thể vượt lên bất cứ
tình huống khắc nghiệt nào, như cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm
hoa thật đẹp giữa vùng sỏi đá khô cằn.
Vậy nhưng, không phải ai cũng lựa chọn đối đầu với khó khăn thử
thách, có một số người không ít luôn tìm cách né tránh hoặc dừng bước trước
những thách thức mà cuộc sống tạo ra. Đó là những người chỉ biết kêu ca,
than vãn và suy nghĩ bi quan tiêu cực mỗi khi gặp phải khó khăn trong cuộc
đời. Ý niệm “mình không làm được” cứ thế đi sâu vào tiềm thức khiến con
người ta mất đi ý chí, nghị lực, mất đi niềm tin vào bản thân mình. Một số ít
người không may bị khuyết tật trên cơ thể, suy nghĩ mình không thể làm
được như người bình thường, là người thừa của xã hội hay mặc cảm về chính
hoàn cảnh của mình đã khiến họ tự biến mình trở thành gánh nặng cho xã
hội, thành một người tàn phế thực sự. Cũng không ít người trẻ hiện nay
không dám dấn thân lập nghiệp, tự tìm cho mình một lối đi riêng, phần nhiều
trong họ có suy nghĩ ngại khó, ngại khổ, không sẵn sàng vạch ra cho mình
một con đường riêng mà chỉ đi theo những lối mòn đã có từ trước một cach

10
thụ động. Đó là cách ứng xử hoàn toàn chủ quan và sai lầm, bởi người ta
quên đi một điều quan trọng rằng nhân cách chỉ có thể rèn luyện và hoàn
thiện trong bão tố, khó khăn.
Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì né tránh
chúng ta hãy dũng cảm nhảy vào cuộc và đối mặt với thử thách đó. Phải luôn
đặt niềm tin vào bản thân mình, suy nghĩa lạc quan và tích cực khi đối mặt
với thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Hãy học tập hành động của con
kiến nhỏ trong câu chuyện, đối đầu với thử thách, kiên trì, nỗ lực và bền bỉ để
tìm hướng giải quyết khó khăn, vượt qua thử thách. Phải phê phán những suy
nghĩ bi quan, lệch lạc của mọi người xung quanh về cách ứng xử với khó
khăn thử thách cuộc sống. Đồng thời chúng ta phải biết đấu tranh với chính
mình, bởi đối thủ đáng sợ nhất của mỗi người chính là bản thân họ. Đó là
nguyên nhân mấu chốt của tất cả những thành công cũng như thất bại trong
cuộc sống. Khi chúng ta quyết định thực hiện một điều gì đó, cho dù tất cả
mọi người xung quanh đều cho rằng chúng ta có thể làm được, nhưng bản
thân chúng ta lại nghĩ rằng mình không thể nào làm được thì coi như 90% là
chúng ta sẽ thất bại. Còn ngược lại, ngay cả khi hoàn cảnh xung quanh rất
nghiệt ngã, khi đại đa số mọi người  đều cho rằng chúng ta không vượt qua
được, nhưng nếu trong lòng chúng ta vẫn vang lên quyết tâm “mình sẽ làm
dược” thì sớm muộn gì khó khăn thử thách cũng phải chịu nhường bước để
cho ta tiếp tục vươn đến những điều tốt đẹp mà mình hằng mong ước. Có
vậy, ta mới thấy được tầm quan trong của thái độ sống và cách ứng xử của
con người, nó là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong cuộc
sống này.
“Vết nứt và con kiến” là một câu chuyện có tính giáo dục cao, từ hình
ảnh con kiến nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách, chúng ta đã rút ra  cho mình
nhiều bài học quý giá, bài học về tính bền bỉ, kiên trì vượt khó, tìm tòi và
sáng tạo không ngừng trong quá trình học tập, lao động, biến   những trở ngại,
khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng
hơn.
Đề số 5: Nghị luận về câu chuyện “Hai hạt mầm”. Đọc và suy ngẫm
về câu chuyện “Hai hạt mầm”.
“Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm
thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng
đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…

11
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa
xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những
giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
– Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi
không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non
của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một
ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con
cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây
cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy
hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Thảo Nguyên
(Theo The Seeds of Life))
Tôi có một câu hỏi khá thú vị: nếu mỗi người trong chúng ta là một hạt
giống, vậy đâu là lúc ta thực sự nảy mầm? Có phải khi vừa chào đời không?
Theo tôi là không. Giây phút thiêng liêng đó chỉ thực sự bắt đầu khi ta bắt rễ
vào cuộc sống dung nạp nguồn dinh dưỡng và tìm cho mình con đường vươn
lên. Nếu bạn còn bối rối, “Câu chuyện của hai hạt mầm” sẽ dạy mỗi người
chúng ta về… cách nảy mầm!
Truyện kể về cuộc đời của hai hạt mầm “nằm cạnh nhau trên một mảnh
đất màu mỡ”. Hạt mầm thứ nhất mang trong mình khát vọng được “bén rễ
sâu vào lòng đất”, nó háo hức muốn lột xác để nhanh chóng cảm nhận cuộc
sống rực rỡ sắc màu. Thế là hạt mầm ấy mọc lên! Hạt mầm thứ hai hoàn toàn
ngược lại, sự sỡ hãi làm nó chỉ muốn sống mãi trong lớp vỏ màu xanh, không
muốn trưởng thành. Đối với nó, cuộc sống đầy rẫy những bất trắc, khó khăn.
Và vì ngoan cố không chịu nảy mầm, cuối cùng nó bị một con gà “mổ đi
ngay lập tức”. Câu chuyện khép lại với nhiều nụ cười ý vị. Chắc rằng tất cả
chúng ta đều ca ngợi hạt giống thứ nhất vì lòng dũng cảm và mỉa mai hạt còn
lại vì đã sống đớn hèn. Thế nhưng, thử một phút lắng lòng và đặt mình vào
“mảnh đất màu mỡ ấy”, liệu ta sẽ trở thành hạt mầm nào? Liệu ta có dám
dũng cảm vươn tới “sự ấm áp của mặt trời” hay lo sợ rằng “không biết sẽ gặp
phải điều gì nơi tối tăm đó”? Câu trả lời dành cho mỗi chúng ta, nhưng bản
thân câu chuyện chính là bài học tuyệt với về lòng dũng cảm – chìa khóa của
sự thành công.

12
Lòng dũng cảm – Cội rễ của mọi nguồn sức mạnh!
Từ bé, hẳn rằng ai cũng dược cha mẹ bảo ban dạy dỗ, rằng dũng cảm là
không sợ hãi bất cứ điều gì, là sống anh dũng, hiên ngang, là “phải có danh gì
với núi sông”. Tóm lại, dũng cảm là dám sống! Sống có ý nghĩa, sống có mục
đích, có ước mơ, chứ không phải sống vật vờ nhờ oxi, sống thụ động như các
loài sinh vật khác. Có rất nhiều người đã trở thành những hạt mầm vươn cao
tới ánh sáng nhờ biết sống, dám sống! Như một nữ văn hào người Mĩ, từng
nổi tiếng với câu nói “Tôi đã khóc khi không có giày để mang, cho tới khi tôi
nhìn thấy một người không có chân để mang giày” – là một người tàn tật.
Nhưng vượt lên tất cả, bà đã dùng tài năng chứng minh cho cả thế giới thấy
khiếm khuyết thân thể không làm bà gục ngã. Người phụ nữ ấy đã dũng cảm
sống phần đời của mình, dũng cảm chấp nhận định mệnh nghiệt ngã để biến
nó thành động lực mạnh mẽ khôn cùng. Như vậy, dũng cảm còn là dám ước
mơ. Hạt mầm thứ nhất trong câu chuyện dũ chưa hề đâm rễ xuống mặt đất
cứng, dù chưa “nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa
xuân”, dù chưa “cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những
giọt sương mai đọng trên cành lá”, vẫn cứ hình dung cuộc sống thật nên thơ
và tươi đẹp! Đó là gì nếu không phải là ước mơ, không phải là niềm tin vào
tương lai phía trước? Chính ước mó là nguồn gốc, là nơi nâng giấc mơ cho
những tài năng trở thành hiện thực. Có ước mơ, ta chưa hẳn đã có điều mình
muốn nhưng chắc chắn một điều rằng, ta sẽ chẳng có gì nếu thiếu ước mơ!
Đã là ước mơ thì phải đẹp, phải cao cả, phải xứng đáng để ta phần đấu trọn
đời. Người ta vẫn thường nói, giấc mơ miễn phí, vì vậy, đừng hà tiện cho bản
thân được sống trong những giấc mơ đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng, là
phải có dũng cảm biến ước mơ trở thành sự thật. Phải phấn đấu không ngừng
để rồi sẽ có ngày: “Và hạt mầm mọc lên!”. Phần thưởng của lòng dũng cảm?
Không chỉ có thế, dũng cảm còn là dám nhìn lại chính mình. Bởi con
người dẫu sao vẫn chỉ là một sinh vật bất toàn, một vòng tròn chưa hoàn hảo.
Người dũng cảm là người dám nhìn thấy những khuyết điểm, những méo mó
của bản thân để từng ngày hoàn thiện. Ai dám bảo dũng cảm thì không có lúc
yếu đuối? Không có những chông chênh? Không có những yếu lòng? Nhưng
lòng dũng cảm sẽ giúp con người đứng vững, giữ con người không bước qua
khỏi ranh giới Thiện – Ác. Chính vì lẽ ấy, sức mạnh của con người để sống
giữa cuộc đời này chính là sở hữu lòng dũng cảm.
Sự hèn nhát – Khắc tinh của cuộc sống!

13
Hèn nhát là kẻ thù số một nếu ta có ý định sống tốt, sống có ý nghĩa.
Bởi nó sẽ “giúp” chúng ta đóng mọi cánh cửa vào đời. Kẻ hèn nhát là kẻ đầu
môi luôn chực chờ hai chữ “Tôi sợ…”. Như hạt mầm thứ hai kia, chưa hề bắt
rễ vào đất mẹ, nó đã sợ hãi, đã hoang mang với những điều không hay dẫu
chỉ trong tưởng tượng. Mặc dù thật thà thú nhận rằng, nó “không biết sẽ gặp
phải điều gì ở nơi tối tăm xa xôi đó”, nhưng nó vẫn không đủ can đảm sống
cuộc đời khác. Mỗi chúng ta, nếu cứ sống hèn nhát, sống mãi với những lắng
lo tủn mủn, cơ hội sẽ đi qua lúc nào không hay biết. Một cuộc sống tươi đẹp,
một tình yêu hạnh phúc, một con người toàn thiện…là những điều không bao
giờ xuất hiện trong đời một kẻ hèn nhát. Họ giống như hạt mầm đáng thương
kia, chỉ biết “nằm im và chờ đợi”. Xã hội ta ngày nay dù ngày càng năng
động, văn minh, vẫn không hề thiếu những người như thế. Họ là ai? Gần ta
nhất là những cậu ấm cô chiêu đã quen với sự bảo bọc của cha mẹ, gia đình.
Họ sợ vào đời vì sợ gặp hiểm nguy, bất trắc, cam chịu sống trong vòng tròn
an toàn giả tạo của riêng mình. Tôi nhớ đến câu nói của hạt mầm: “Tôi nên
nằm đây cho đến khi cảm thấy thật sự an toàn đã”. Thật nực cười, nếu đã hèn
nhát, đã sợ hãi, thì biết đén khi nào mới là lúc “thật sự an toàn”? Chẳng bao
giờ cả! Chính vì vậy, hèn nhát là người bạn vô cùng thân thiết của Tiếc Nuối,
của Giá Như,… Không dám sống, đến khi nhắm mắt xuôi tay mới ân hận vì
đã phí hoài cuộc đời duy nhất. Không dám cống hiến, đến cuối cùng mới tiếc
nuối không ai nhận ra tài năng. Không dám yêu thương, đến cuối cùng mới
nhận ra mình chưa từng hạnh phúc… Đập và xây – cái nào dễ hơn những
tưởng ai cũng rõ. Vậy mà dũng cảm và hèn nhát – đã không ít kẻ chọn lối
sống thứ hai. Để rồi một ngày nọ bị “một chú gà đi loanh quanh mổ ngay lập
tức”…
Câu chuyện là bài học thâm thúy và đầy ý nghĩa về thái độ sống của
con người. Ai đó đã nói “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, nên nếu ta dám
dũng cảm sống, dám ước mơ và nảy mầm, ta sẽ được cuộc đời đón nhận.
Nhược bằng ta trung thành với lối sống an toàn, hèn nhát, sợ hãi, sớm muộn
ta cũng trở nên vô dụng, bị đào thải không thương tiếc. Mặt khác, câu chuyện
còn là một lời nhắc nhở, cảnh tình rằng: cơ hội không đến hai lần. Hóa công
ban cho chúng ta sự sống chính là thứ cơ hội thiêng liêng, cao quí bậc nhất.
Ta không nên để nó vụt qua chóng vánh, vô nghĩa. Có khó gì đâu, mỗi ngày
nếu biết soi lại tâm hồn mình một chút, mạnh mẽ hơn một chút, sống đẹp hơn
một chút, là ta đã tôi luyện cho mình lòng dũng cảm – đức tính cần thiết để
sống giữa đời. Với riêng tôi, câu chuyện còn nhắc đến một ranh giới mong

14
manh giữa sự Hèn Nhát và Cân Nhắc. Hạt mầm thứ hai không phải không có
lí khi lo sợ, nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở sự cân nhắc, và vẫn dũng cảm vươn
mình, có lẽ kết cục đáng tiếc đã không bao giờ xảy ra. Hình ảnh chú gà cuối
truyện lại chính là tượng trưng cho qui luật đào thải của cuộc sống: những kẻ
lãng phí cơ hội sống mà Thượng Đế ban cho, những kẻ hèn nhát, ỷ lại, lười
biếng, rồi sẽ nhận được số không tròn trĩnh…
Người ta vẫn thường nói:” Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ
quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”, nhưng bao nhiêu dũng cảm là
đủ để bắt đầu cuộc sống nảy mầm?
Đề số 6: Nghị luận về cho và nhận. Đề ra: “Kiến thức nhờ nhận nhiều
mà có, trái tim nhờ cho đi mà giàu”  Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý
kiến trên.
Bạn thân hỡi…
Tôi có một trái tim dễ rung động trước khung cảnh bên ngoài cửa sổ
của cuộc đời. Có lẽ là do trái tim tôi đã học được bài học về yêu thương. Khi
biết yêu thương, trái tim ta sẽ mở rộng ra với đời, với người, cho đi tất cả mà
không cần nhận lại. Ai đó đã nói một câu châm ngôn khiến tôi vô cùng tâm
đắc: “Kiến thức nhờ nhận nhiều mà có, trái tim nhờ cho đi mà giàu”. Bạn có
thấy đúng không?
Mỗi sớm thức giấc, tôi thầm cám ơn đời vì “có thêm ngày nữa để yêu
thương”, có thêm ngày nữa để cho và nhận. Có thể nói, “kiến thức” là những
hiểu biết của con người về bản thân và thế giới khách quan. Còn “trái tim” là
nơi thanh cao nhất trong con người, nó là điểm xuất phát của tâm hồn. Hãy
cứ nhận kiến thức để có vốn hiểu biết và hãy cho đi những gì tốt đẹp nhất
trong trái tim để làm giàu tâm hồn mình.
Cuộc sống này tươi đẹp biết bao, rộng lớn biết bao và vô cùng huyền
diệu, nó chứa đựng thật nhiều kiến thức mới mẻ mà ta chưa khám phá hết.
Nhưng mỗi ngày ta luôn học được nhiều điều mới từ cuộc sống. Kiến thức là
nền tảng cho nhân loại phát triển. Thử nghĩ nếu bạn thiếu kiến thức thì bạn
sẽ là con người lạc hậu, mau chóng sẽ bị tẩy chay khỏi cuộc sống văn minh,
hiện đại ngày nay. Tiếp nhận kiến thức là làm giàu có vốn hiểu biết, làm cho
con người trở nên có nhận thức, sống hoàn thiện hơn trong xã hội.
Cũng tương đồng như “kiến thức”, “trái tim” trong cuộc sống này
cũng quan trọng không kém. Nếu bạn thiếu đi trái tim là bạn đã đánh mất
tâm hồn của chính bạn, sớm muộn thì tâm hồn bạn sẽ tàn lụi ngay khi còn
sống. Chính vì vậy, hãy cho đi những gì tốt đẹp nhất trái tim của bạn. Khi

15
bạn cho đi nghĩa là con người bạn có tấm lòng yêu người, yêu đời, cảm
thông, chia sẻ. Hẳn ta đâu thể nào quên câu chuyện về một cụ già ăn xin và
cô bé có trái tim nhân hậu: cô bé đã nắm lấy tay lão ăn mày và cảm thấy có
lỗi khi không có gì để cho lão. Nhưng sự thực, người ăn mày đã đáp rằng:
“Không, cháu cho ta rất nhiều”. Lòng người là thế, hãy trao gửi đi những
yêu thương bởi “sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết
không? Để gió cuốn đi…”
Đúng, cho đi không có nghĩa là mất!
Khi bạn cho đi nghĩa là bạn đã nhận lại. Đó là món quà vô cùng bất
ngờ giành cho những con người biết san sẻ, biết nhân rộng vẻ đẹp màu
nhiệm của tình người. Nhờ vậy mà khi ta cho đi thì ta đã làm giàu cho cuộc
sống nhân văn của chúng ta, như lời của Tố Hữu đã từng viết:
“Đã là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phãi xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Nhớ rằng, đâu ai có trái tim hoàn hảo đâu, trái tim ai rồi cũng sẽ có
những vết cắt, vết vá. Sao vậy? – Bởi đó là chứng tích của sự hi sinh trong
tình cảm. Khi bạn “xé” một mảnh nhỏ trong trái tim cho người khác thì họ
cũng sẽ đáp trả lại bạn. Trái tim hoàn hảo không phải là trái tim lành lặn bạn
à. Khi trao tặng tình cảm của mình, nghĩa là đã phá tan lãnh địa của vô cảm,
của đố kị, ích kỉ. Từ đó, con người ta trở thành một con người sống có lý
tưởng cao đẹp, hoàn thiện hơn về nhân cách.
Ích kỉ, nhỏ nhen – khắc tinh của cuộc sống!
Sự ích kỉ, thói nhỏ nhen là kẻ thù của chúng ta. Chính vì những điều
này mà căn bệnh vô cảm, thói đố kị, thái độ lạnh nhạt đang diễn ra từng ngày,
từng ngày trong cuộc sống. Nhiều người đã quên đi lòng nhân ái bao la, quên
đi vẻ đẹp thanh khiết trong tâm hồn: hãy lắng đọng tâm hồn và chia sẻ, và
trao tặng tình cảm với mọi người xung quanh. Đừng để cho tâm hồn ta hoá
thành ngọn đèn treo trước gió lớn, ta sẽ lụi tàn dần mỗi ngày.  Đừng ai cho
rằng bây giờ quá muộn, hãy nghĩ rằng: quay đầu là bờ! Bởi rằng: “Cuộc
sống luôn cho bạn cơ hội thứ hai, nó được gọi là NGÀY MAI”. Hãy học cách
cho đi nhưng không cần nhận lại, bạn sẽ thấy cuộc đời này thật ý nghĩa biết
bao. Nhớ rằng: “hạnh phúc… là cho và sống vì người khác”. Và hãy luôn
mỉm cười vì hạnh phúc luôn sẵn sàng chào đón bạn.
Người bạn thân của tôi ơi…

16
Tôi vui mừng vì nhận được lá thư tâm sự của bạn, tôi hạnh phúc vì
được Thượng Đế trao tặng bạn cho tôi. Và Thượng Đế cũng sẽ hạnh phúc khi
chúng ta biết san sẻ những gì mình đang có để làm giàu trái tim của mỗi
người.
Đề số 7 : « Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng
không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường » (Điđơrô).
Em hiểu câu nói trên như thế nào ? Câu nói đã gợi cho em những suy
nghĩ gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay ?
Trong xã hội, có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao
đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn
khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi,
sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự
nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo
nên, trong đó chủ yếu là tính “mục đích”. Vì vậy Điđơrô đã nhận xét:  “Nếu
không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái
gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
  Câu nói của ông đề cập đến tính “mục đích” của mọi công việc, mọi
hoạt động của con người. Con người phải có mục đích sống. Mục đích sống
tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp
hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội. Nhận xét trên của Điđơrô hoàn toàn
chính xác. Nó sẽ hướng mọi suy nghĩ, hành động, tập trung ý chí, nghị lực
của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra.
“Mục đích” là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể
sống, làm việc mà không có “mục đích” nào cả.
Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước
mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối mọi suy
nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay không nên
khi hành động. Hành động thiếu mục đích thường không có hiệu quả. Trước
khi làm một việc gì, con người thường đặt ra “mục đích” ấy. Từ trước tới
nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh
vực để đem lại những kết quả tốt đẹp nhất, nhằm mục đích cải thiện đời sống
con người. “Mục đích” sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của
con người.
Có “mục đích”, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có
niềm vui và niềm tin vào việc mình làm. Ngược lại, nếu sống không có “mục

17
đích”, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết
ý nghĩa.
Thế nào là “mục đích tầm thường”? Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của
cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình
mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh thì “mục
đích” ấy là “mục đích” tầm thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có
ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó, không ít người sống có mục đích cao
thượng tốt đẹp. Họ là những con người có ích cho xã hội, gia đình và suốt đời
cống hiến cho dân, cho đất nước, không màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng
hi sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng sung
sướng.
     Động cơ nào thúc đẩy họ làm việc quên mình nếu không phải là “mục
đích” đẹp đẽ và cao thượng? Như vậy, “mục đích” cao thượng chính là ngọn
đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị
lực và trí tuệ để thực tốt mọi công việc. Nhờ có “mục đích” lớn và tinh thần
làm việc không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình
vĩ đại cho nhân loại.
     Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là
những người có “mục đích” sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… cùng
chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ
quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh
hùng đó đời đời được nhân dân ca  tụng và ghi nhớ.
     Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước
ta ngày đêm trăn trở, tìm đường đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển
kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng một đất nước Việt Nam
giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là “mục đích” tốt đẹp. “Mục
đích” đó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt
hái được những thành công đáng kể.
     Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho
cắp sách đến trường, liệu có ai đặt câu hỏi: “Học để làm gì” hay không? Nếu
chúng ta xác định không đúng thì dễ thối chí nản lòng khi gặp khó khăn trong
học tập. Quá trình học từ lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn
đấu không mệt mỏi của người học sinh. Vậy học để làm gì? Học để ngày mai
bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để “làm người”. Học để hiểu

18
được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình,
giúp gia đình và giúp đời.
     Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó
là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân.
Ở lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là cái gì xa xôi,
khó đạt tới. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học tập là để nâng cao trình
độ hiểu biết, nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học
được để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ
quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có được
mục đích tốt đẹp.
Đề số 8: Nghị luận về lời xin lỗi
Con người chúng ta sống không chỉ để đáp ứng những nhu cầu vật chất,
tinh thần mà sống còn là để trau dồi những phẩm chất tâm hồn đáng quý.
Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện
cách sống sao cho  tốt của  con người. Trong kĩ năng ứng xử, giao tiếp, lời
xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có
ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và
nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người.
Nhiều người cho rằng , lời xin lỗi được thốt ra khi một cá nhân hay tập
thể có lỗi. Ý kiến đó không hẳn là sai nhưng không nên nghĩ quá tiêu cực đối
với lời xin lỗi như vậy. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, ít nhiều chúng ta
cũng nghe thấy lời xin lỗi xung quanh. Nhưng lời xin lỗi ấy có thể là “Xin lỗi
bạn, đường đến bưu điện cách đây bao xa?” , “Xin lỗi, tôi có thể ngồi chiếc
bàn này cùng anh?” , “xin lỗi vì tôi đã đường đột đến đây” , “con xin lỗi mẹ
vì khi nãy con  đã làm điều không đúng với mẹ” …..
Lời xin lỗi là rất nhiều  nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách
thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong
giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi?
Trước hết, , xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi
đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc
biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi
người không phân biệt địa vị, cấp bậc , giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi
không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người
khác.
Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách
nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống.Điều đó có

19
nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lí do gì. Lời xin lỗi
được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định
chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định
được điều trên thì đó một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì.   Vì vậy ta
phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đỗi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi
bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho
người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao
trả bằng thứ khác…hay bằng cách khác để chuộc lỗi.
Một điều cũng hết sức quan trọng ấy là xin lỗi là cách để con người
chung sống cùng nhau, hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: “ Lời xin lỗi
không có nghĩa là bạn sai và người khác đúng, lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi
trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra” .  Sự thể hiện trong câu nói
trên là ở những mâu thuẫn, xung đột giữa những con người.   Sống là va
chạm, là đụng độ với nhiều khó khăn, kể cả những bất đồng quan điểm. Tại
sao có những cuộc cãi vã xuất hiện, những trận đánh nhau oái ăm không
ngừng bớt nóng chỉ vì bất đồng quan điểm, vì một vấn đề không biết lỗi từ
phía ai? Những tiêu cực trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bởi một lời xin lỗi từ
một trong hai phía. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, một chút từ bỏ cái tôi, vượt
lên thói sĩ diện hảo thì tư cách của một kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó
trước mắt. Như vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu hiệu để giải
quyết nhiều vấn đề rối răm không đáng có sao?
Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà
họ Lý qua nhà họ Trương hỏi : “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui
vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật
sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà
tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới
như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ
Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý
đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận
lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì
đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “Tôi để đó đâu
có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải
nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như
vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”.
Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói:  “Cũng không thể trách anh, do tôi
sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai

20
người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp.
Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ? Đây là câu chuyện có thực được
kể lại nhưng ắt hẳn trong cuộc sống chúng ta những câu chuyện hiện hữu như
trên không hề hiếm có. Lời xin lỗi đã làm tình người trở nên khắng khít hơn
và mối quan hệ của họ thực sự được tôn trọng, tôn trọng hơn cả những việc
không ai muốn đã xảy ra. Xin lỗi là tốt nhưng nếu ta lạm dụng nó quá cũng là
điều không tốt.  Xin lỗi đi kèm với việc sửa lỗi và hoàn thiện bản thân hơn.
Việc xin lỗi quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ bạn là một người luôn mắc
sai lầm và chỉ biết xin lỗi.   Vì vậy, bạn hãy làm cuộc sống trở nên màu sắc
hơn với những lời xin lỗi hợp lí.
Để tạo nên lời xin lỗi thật hữu dụng cách tốt nhất là hãy để   lời xin lỗi
xuất phát  từ đáy lòng. “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”
nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể.  Hãy
đưa lời xin lỗi đến người cần nhận nó một cách sớm nhất, nhanh nhất nhưng
vẫn thật cẩn trọng nhất. Và một lưu ý hết sức cần thiết đó là phải biết sửa sai
sau lời nói chân thật ấy các bạn nhé.
Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ vác đến cho bạn gánh nặng nhưng thực
sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở
nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn!
Tóm lại,  nếu có ai cho rằng Phải nói lời xin lỗi, tôi sẽ giơ tay và ủng hộ
hết mình với ý kiến đó. Đồng thời, lời xin lỗi không giới hạn cho bất cứ ai,
độ tuổi nào nên việc học cách xin lỗi là điều thiết yếu không chỉ riêng tôi mà
còn cả nhân loại. Vì lời xin lỗi ấy không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà
còn có ý nghĩa cho cả cộng đồng loài người chúng ta.
Đề số 9: Suy nghĩ về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải
qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
Thượng đế đã ban cho chúng ta một sinh mệnh để chúng ta có quyền
được sống, được yêu thương và yêu lại người khác. Bên cạnh ấy ngài đã đặt
mỗi con người chúng ta vào những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời. Thế
nhưng dù ở bất kì một hoàn cảnh khác nhau đi nữa thì con ngời ta sẽ luôn
phải gặp khó khăn thử thách. Đứng trước những khó khan thử thách chông
gai chúng ta phải biết vượt qua bằng chính nghị lực, sức mạnh với lòng tin
tưởng của bản thân, như thế chúng ta mới thành công và hạnh phúc. Trong
nhật kí Đặng Thùy Trâm có một câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng
không được cúi đầu trước giông tố”.
21
Cuộc đời của mỗi con người không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng
cho chúng ta bước đi. Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên bế tắc khỏi khó
khăn của cuộc sống này. Chúng ta muốn trốn tránh tìm một lối thoát nhưng
cứ mãi tìm cũng không ra lối thoát ấy. Chúng ta cứ phải nằm trong bánh xe
thử thách của cuộc đời. Vậy tại sao chúng ta không đối mặt với nó? Tự bản
thân mình vươn lên dù là trở ngại thế nào thì chúng ta cũng can đảm vượt
qua, tôi chắc rằng bạn sẽ thành công bất cứ điều gì. Đúng với câu nói của
Đặng Thùy Trâm “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu
trước giông tố”. Không phải ai cũng có được thành công và hạnh phúc cho
riêng mình đều không làm gì cả. Chính họ những con người nhận thức được
bản thân cần phải đối mặt bước tiếp về phía trước nên học mới được như thế.
Định mệnh lắm khi buộc ta phải lùi bước, nhưng trước sự kháng cự mãnh liệt
của con người chúng cũng sẽ bỏ cuộc. Vì vậy muốn chiến thắng số phận ta
phải tấn công nó trước. Nếu chúng ta yếu hèn phó mặc cho số phận thì tôi tin
rằng bạn sẽ mãi mãi đắm chìm dưới long đại dương bao la của đắng cay, đau
khổ và gian nan mãi cũng không vùng lên được, bóng tối đáng sợ ấy sẽ dần
dần ăn mòn con người bạn. Rồi đây bạn sẽ không biết cái gì là hạnh phúc, là
yêu thương, đồng thời cũng chẳng biết đến cái vẻ đẹp thật sự của cuộc sống.
Không chỉ như vậy từ cái hèn nhát không dám đối mặt với chính nó chúng ta
sẽ càng hèn nhát hơn nữa. Cho nên câu nói của Đặng Thùy Trâm là một minh
chứng khuyên con nguười chúng ta phải biết can đảm vươn lên đối đầu với
giông tố, không được chịu thua nó và làm nô lệ cho nó suốt cuộc đời này.
Chúng ta hãy biết làm chủ lấy bản thân, nhận thức về mình từ đó tìm cách
giải quyết, không nên trốn tránh.
Trong thực tế cũng vậy câu nói của Đặng Thùy Trâm là một câu nói
đầy triết lí nhân sinh: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu
trước giông tố”. Bạn có biết không? Cuộc sống này là muôn màu muôn vẻ.
Khi chúng ta hạnh phúc mọi thứ đều êm đềm như làn nước. Thì bỗng từ đâu
đó có một giông bão ùa kéo đến. Lúc ấy bạn không hiểu rằng thượng đế ngài
ấy đang thử thách chúng ta. Bạn đường sợ bạn nhé! Hãy dũng cảm đi nào!
Bởi vì nếu bạn vượt qua được nó thì có lẽ thượng đế của chúng ta sẽ ban tặng
cho mình một món quà từ cuộc sống mà chúng ta không ngờ tới đấy. Chúng
ta hãy dung hết sức lực, sức mạnh trong con người chúng ta để làm hành
trang đối đầu với going tố. Bạn hãy nhìn ngoài kia, xã hội của chúng ta đang
có nhiều con nguười đang gặp khốn khổ nhưng họ đã không bỏ cuộc vì họ
không muốn phó mặc cho số phận đẩy đưa vào bước đường cùng. Điển hình

22
là những người mẹ, người cha trong cuộc sống. Có những bóng hình của
người mẹ phải còng lưng để đi bán hàng rong nuôi con đi học. Những người
cha phải đi xa ngoài biển khơi nguy hiểm để kiếm tiền nuôi gia đình. Chắc
rằng mội một công việc của mẹ hoặc là cha của chúng ta đều có những khó
khăn riêng. Thế nhưng học không bao giờ nản lòng. Luôn luôn biết vùng lên
đấu tranh với số phận, khó khăn gian nan của mình. Đấy là ý chí kiên cường
và nghị lực phi thường khiến cho giông tố đôi khi cũng phải chào thua và
nhường bước cho họ đi. Song song cùng đó có những con người mang cho
mình bệnh tật. Thế mà học vẫn sống vui vẻ, đối mặt với bất hạnh của mình
đấy thôi! Còn chúng ta tại sao lại không được như họ nhỉ? Có phải chăng
chúng ta rất hèn nhát và sợ sệt. Đôi khi đi trên đường ta bắt gặp nhiều con
người ăn xin. Dù họ có tay chân làm việc nhưng họ trốn tránh chỉ biết nhờ
người qua đường cho họ. Những ngời như thế rất đáng để lên án. Gần gũi
nhất trong cuộc sống quanh ta là các bạn học sinh. Chỉ gặp chút khó khăn
trong cuộc sống liền sợ sệt, lười biếng trốn tránh, không biết vượt qua.
Nhưng bên cạnh những bạn như thế ta lại thấy được những bạn học sinh biết
vượt qua khó khăn mặc dù nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Mỗi một con nguười chúng ta nếu muốn có được món quà tuyệt vời của
thượng đế ban tặng, chúng ta phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống bằng
chính sức lực của mình.
“ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Trong xã hội hiện nay thật đáng chê trách những con người không biết
vươn lên, chỉ biết dựa dẫm vào ngời khác, đôi khi còn ảnh hưởng đến những
người xung quanh phải bận tâm. Chúng ta đừng làm như thế bạn nhé! Con
người ai cũng phải trải qua những năm tháng khó khan, thử thách nhưng dù
vậy thì sao? Chúng ta phải biết vươn lên, đối mặt với kẻ thù ấy. Như thế
chúng ta mới trưởng thành, mới rèn luyện được ý chí và bản thân chúng ta và
dẫn đến con đường thành công.
Đừng bao giờ để bóng tối bao trùm lấy bạn. Giống như câu nói của
Đặng Thùy Trâm nhắn nhủ chúng ta như một bài học về cuộc sống sâu sắc và
triết lí. Chúng ta nên hiểu rằng, chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách
nhất. Cúi đầu trước giông tố có nghĩa bạn là kẻ thua cuộc và vô dụng.

23
Đề số 10: Viết bài văn khoảng 1000 từ bàn về lời bài hát sau: “Đừng sống
giống như hòn đá,…sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình.
Tâm hồn luôn luôn băng giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá
băng”.
Một triết gia người Mỹ, Elbert Hubbard đã từng nói : “Cuộc sống chỉ
thực sự phong phú khi nó tràn ngập tình yêu và sự cao thượng.” Ý nghĩa của
ông muốn gửi gắm qua câu nói chính là thông điệp sâu xa về lòng yêu thương
giữa con người với con người trong cuộc sống này. Với cùng tâm niệm chân
thành này, nhạc sĩ Trần Lập – tác giả đã sáng tác rất nhiều tuyệt phẩm đã ra
đời trước đây, trong đó có bài hát “Tâm hồn của đá”. Nó chứa đựng nhiều
những ca từ và giai điệu lắng đọng về tình yêu, tâm hồn của con người :
“Đừng sống giống như hòn đá,…sống không một tình yêu, sống chỉ biết
riêng mình. Tâm hồn luôn luôn băng giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn
đá giá băng.”
Trước tiên, ta phải tìm hiểu ý nghĩa của lời hát trong bài mà tác giả
muốn truyền tải đó là gì. “Hòn đá” có ý nghĩa như thế nào trong câu hát
“Đừng sống giống như hòn đá”? Hòn đá vốn là một thứ nhỏ bé, là vật vô tri
vô giác nằm chỏng chơ bên vệ đường. Đá sống một cuộc đời vô danh, cách
xa mọi người, không một ai để ý đến mỗi lần đi ngang qua đá. Ở đây, hòn đá
chính là ẩn dụ tượng trưng cho lòng vô cảm của con người. Nếu như con
người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu
thương thì rồi kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia. Trơ trọi một mình, cô đơn
giữa đời, tâm hồn sẽ hóa đá không bao giờ có thể trở lại như lúc đầu được.
Như vậy, cả lời ca mang ý nghĩa như một lời khuyên chân thành : hãy biết
sống đồng cảm với mọi người, biết mở rộng tấm lòng để hòa vào biển lớn
yêu thương của nhân loại, đừng bao giờ chỉ sống cho riêng mình mà quên đi
những người khác.
Vậy tại sao ta lại phải “Đừng sống như hòn đá”? Sống như đá là lối
sống vị kỷ, sống chỉ cho riêng bản thân mình, luôn đặt lợi ích tư lên đầu mà
không để tâm đến những người xung quanh. Cuộc sống đó không tồn tại tình
yêu thương và cũng không thể có được yêu thương, chính vì thế mà nó trở
nên vô nghĩa và ảm đạm tối tăm. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào tình
cảnh cô đơn, bị mọi người xung quanh xa lánh không muốn tiếp xúc. Hoàn
cảnh như vậy lại càng làm họ lún sâu hơn vào cái hố đen của sự tuyệt vọng
nếu như chính họ không tự mình vực dậy, đem lòng mình ra mà yêu thương,

24
sẻ chia. Bởi vì : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có
tình thương.” (M.Go-rơ-ki)
Ta cần phải làm thế nào để không sống như một hòn đá? Ngay từ đầu,
tác giả Trần Lập đã thêm vào động từ “Đừng” để tăng tính khuyên nhủ mạnh
mẽ cho câu hát, nhắc nhở ta về thái độ sống với cuộc đời này. Cần phải tăng
cường hành động hành động yêu thương nều như chính ta muốn được yêu
thương, bởi chăng : “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn).
Trong cuộc đời này, ta nên hòa mình vào với cộng đồng, biết mở tâm hồn ra
để đón nhận tình thương cũng như biết cho đi, vì khi cho đi chính là còn mãi.
Tâm hồn ta giống như một mảnh đất, và ta là người quyết định nó sẽ trở
thành mảnh đất màu mỡ phù sa hoặc trở thành vùng đất cằn cỗi nứt nẻ. Nếu
như sống với một tâm hồn rộng mở, biết yêu thương sẻ chia thì mảnh đất ấy
chắc chắn sẽ được bồi đắp dinh dưỡng khiến trở nên xanh tốt, cây cối đâm
chồi nảy lộc, chim chóc đua nhau đến mà sinh sôi nảy nở, còn hoa trái thì
ngọt lành nở rộ. Thế nhưng ngược lại, khi ta khép cánh cửa tâm hồn mình
vào, mảnh đất ấy cũng bị cô lập và thu hẹp nhỏ hơn. Qua thời gian, mảnh đất
sẽ mất đi dần sức sống của nó, hóa khô cằn và thô ráp, không có bất cứ thứ gì
có thể tồn tại được nữa. Lúc đó, trên mảnh đất chỉ trơ trọi lại sỏi và đá, ta chỉ
còn có thể sống “như một hòn đá.” Đã có người từng nói : “Cuộc đời bạn như
một viên đá, chính bạn là người quyết định viên đá ấy bám rong rêu hay trở
thành viên ngọc sáng.”
Đừng chỉ sống cho mình mà hãy biết thả mình vào đại dương tình yêu
của nhân loại. Cá nhân không bao giờ có thể tách rời tập thể được. Chính tác
giả chứ không ai khác, Trần Lập đã sống đúng nghĩa như một cuộc sống
không phải là một hòn đá. Tiền anh kiếm được từ các buổi biểu diễn anh chỉ
nhận một phần rất nhỏ trong đó, còn lại đều đem đi từ thiện cho người khác.
Giọng hát của anh là nguồn sống của biết bao con người vẫn đang còn khốn
khổ trong cuộc đời này. Để giờ đây, khi anh ra đi, tấm chân tình ấy vẫn mãi
là viên ngọc sáng mãi cho người đời sau noi theo.
Từ việc phân tích trên, ta rút ra bài học cho bản thân mình. Về nhận
thức, ca từ bài hát đã bàn đến vấn đề về lối sống vô cảm của con người con
người và khuyên ta sống phải biết đến yêu thương, biết cho đi tình thương
của mình. Về mặt hành động, ta phải học cách yêu thương bằng việc tăng
cường thêm những hành động ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, yêu thương
để được yêu thương.

25
Tình yêu thương luôn luôn không bao giờ là đủ, hãy biết mở tấm lòng
mình ra để đón nhận và cho đi như một thứ quà tặng của cuộc sống. Xin
mượn mấy vần thơ thay cho lời kết :
“Xin gửi lại bạn đường yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường tro bõn đất
Sống là cho, chết cũng là cho.”
Đề số 11: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà thơ Đantê “Đường ta
ta cứ đi, còn ai nói gì mặc kệ”.
  Không phải mục tiêu nào cũng được hoàn thành trọn vẹn. Không phải
công việc nào cũng kết thúc thành công. Không phải nỗ lực nào cũng được
đền đáp xứng đáng và không phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực. Trên
con đường vươn tới và thực hiện hoài bão khát vọng của mình, đâu phải con
đường nào cũng bằng phẳng thuận lợi. Nhưng ta biết, nếu ta luôn lo sợ và
không dám bắt đầu, ta sẽ không  bao giờ có cơ hội để đặt chân lên con đường
dẫn tới thành công, ý chí nghị lực sẽ luôn luôn ở cạnh ta, và trên con đường
ấy ta sẽ bước đi trên đôi chân của mình đúng như nhà thơ Ý Đantê từng
nói “Đường ta ta cứ đi, còn ai nói gì mặc kệ”.
  Câu nói muốn đề cao ý chí, bản lĩnh cũng như sự kiên định của con
người trong cuộc sống nói chung, trên con đường đi tìm kiếm ước mơ cho
mình nói riêng. Không có gì xảy ra trên đời nếu trước đó không có một ước
mơ và một ý chí quyết tâm để thực hiện nó. Có thể nói, yếu tố quan trọng dẫn
đến thành công của mỗi người là ở nghị lực, ở thái độ của chúng ta trước
cuộc sống, là ở lòng kiên định, ý chí vững vàng.
Câu nói của Đantê thể hiện một lòng quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến
cùng bằng chính khả năng sức mạnh của bản thân.  “Đường ta ta cứ đi, còn ai
nói gì mặc kệ”, ấy cũng là lúc con người ý thức được chính mình, muốn được
làm mọi việc bằng khả năng sức lực của mình mà không chú ý đến ý kiến của
người xung quanh. Câu nói như một sự thách thức, bất chấp.
Khi con người ý thức được khả năng của mình, ấy cũng là lúc họ tự tin
vào bản thân, tin tưởng rằng thành công sẽ đến. Đó cũng là lúc họ một lòng
quyết tâm bước đi trên đôi chân của chính mình.
Đó là câu chuyện về nhà triết học Arixtốt đã phải hứng chịu biết bao lời
chỉ trích, đay nghiến, những phản ứng quyết liệt khi chứng minh rằng: trái
đất hình tròn chứ không phải hình vuông như xã hội bây giờ vẫn nghĩ. Trên
con đường tìm kiếm và giải đáp vấn đề đó, nhà bác học vẫn kiên trì quyết

26
tâm theo đuổi mục tiêu mình đặt ra và không bao giờ chê bỏ nó, bất chấp xã
hội thời đó không ủng hộ ông.
Đó là câu nói nổi tiếng của Galilê “Dù sao trái đất vẫn quay” trước khi
bước lên giá treo cổ để đón nhận cái chết, thể hiện một lòng quyết tâm tìm
kiếm, một lòng theo đuổi tri thức, bất chấp sự phản đối cũng như hình phạt
mà ông phải gánh chịu. Ấy cũng là khi nhà bác học ý thức rõ khả năng, năng
lực của bản thân, nhận ra con đường mình đang đi là không hề sai lầm mà
hoàn toàn đúng đắn.
Đó là hình ảnh của thế hệ trẻ ngày nay đang khát khao khẳng định
mình, mong muốn được bước đi trên đôi chân của chính mình. Ta nhận ra
những người bình thường vẫn có thể gặt hái được những thành quả phi
thường, miễn là họ có một ý chí và lòng quyết tâm cao độ. Một khi đã ý thức
được khả năng của mình, ấy cũng là khát khao chiến thắng đang thổi bùng
lên mãnh liệt. Không ít bạn trẻ đã ý thức được năng lực của bản thân và nhận
ra đại học không phải là con đường duy nhất. Họ tìm kiếm một công việc phù
hợp với khả năng của họ, cho dù hành động ấy làm cho nhiều người không
bằng lòng, nhưng họ đã rất thành công bởi có một niềm đam mê và quyết tâm
cao độ.
Bên cạnh đó, có một số người lại lạm dụng quá câu nói này của Đantê,
và từ đó hiểu sai vấn đề. Đó là sự bảo thủ, bướng bỉnh nhất quyết đi theo suy
nghĩ của mình mà không đoái hoài đến những lời nhận xét xung quanh. Đó
không phải là sự tự tin, mà là một thái độ ngông ngạo, tự  tin thái quá.
Sẽ có lúc ước mơ bị che mờ, vùi dập trong những thử thách của cuộc
sống khiến ta không muốn nghĩ về nó nữa. Nhưng ta sẽ không bao giờ từ bỏ
ước mơ, vì ước mơ chính là ý nghĩa thực sự của cuộc sống, là điều cần thiết
để ước mơ tạo nên sức mạnh của con người. Khi một lòng quyết tâm theo
đuổi và tìm kiếm ước mơ, đó cũng là lúc mỗi người ý thức rõ hơn hết về
chính mình, và khi biết mục tiêu mình đang theo đuổi là đúng đắn, có ý nghĩa
dù có bao lời phản đối xung quanh thì vẫn quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến
cùng.
Có ai đó đã từng nói: “Bạn có thể thất vọng nếu thất bại, nhưng bạn sẽ
sụp đổ đến tận cùng nếu bạn từ bỏ ước mơ”. Ước mơ chính là khát khao
vươn tới thành công của mỗi người. Để đạt được hoài bão ấy, ý chí niềm tin
sẽ luôn là những động lực không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Ý thức được
về khả năng của mình, ấy cũng là khi trong ta bùng lên một lòng quyết tâm

27
cao độ để thực hiện ước mơ của mình đúng như câu nói của nhà thơ
Đantê: “Đường ta ta cứ đi, còn ai nói gì mặc kệ”.

28

You might also like