You are on page 1of 144

UBND TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ




GIÁO TRÌNH
DƯỢC LÝ 1
NGÀNH: DƯỢC
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-CĐYT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Đồng Nai

Đồng Nai năm 2022


( LƯU HÀNH NỘI BỘ )
UBND TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ


GIÁO TRÌNH
DƯỢC LÝ 1
NGÀNH: DƯỢC
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-CĐYT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Đồng Nai

Đồng Nai, năm 2022


( LƯU HÀNH NỘI BỘ )
LỜI GIỚI THIỆU

Dược lý học là học phần nghiên cứu về sự tác động giữa thuốc và cơ thể. Khi thuốc
vào trong cơ thể, thuốc được cơ thể tiếp nhận như thế nào và cơ thể đã phản ứng ra sao
dưới tác dụng của thuốc. Môn dược lý học chia thành 02 phần rõ rệt.
Dược động học: Nghiên cứu về sự tiếp nhận của cơ thể đối với thuốc.
Dược lực học: Nghiên cứu về sự tác động của thuốc đối với cơ thể vi sinh vật.
Thuốc có thể tác động trên các tổ chức, cơ quan hoặc hệ thống cơ thể theo các cơ chế
khác nhau để cho hiệu quả điều trị hoặc thể hiện các tác dụng không mong muốn.
Chương trình dược lý được giảng dạy trong 02 học phần: Dược lý 1 và Dược lý 2.

Giáo trình Dược lý 1 được biên soạn theo chương trình khung đào tạo Cao đẳng Dược
do Bộ y tế ban hành, dùng làm tài liệu giảng dạy của giảng viên và sinh viên Cao đẳng
Dược tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.

Nội dung của giáo trình Dược lý 1 được liên kết chặt chẽ với giáo trình Hóa dược đã
được giảng dạy trong học kỳ II, đi sâu vào tác dụng dược lý của một số nhóm thuốc
trong điều trị một số bệnh đơn giản, từ đó sinh viên thực hiện được nhiệm vụ của một
người dược sĩ Cao đẳng trong việc hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc đảm bảo an toàn,
hợp lý và hiệu quả.

Khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi vẫn giữ chương trình khung về số tiết, nhưng
các bài cụ thể đã được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Trong quá trình soạn thảo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều
đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện giáo trình theo phương pháp
dạy-học tích cực.
THAM GIA BIÊN SOẠN:
1. Chủ biên: ThS. TRẦN HỒNG LÊ
2. TS. TRỊNH HỒNG MINH
3. Ths. LÊ THỊ HẠNH
4. ThS. ĐÀO THỊ THU HẰNG
5. DSCK1. NGUYỄN THỊ THU HIỀN
6. DS. NGUYỄN THỊ THANH TRANG
MỤC LỤC

Bài 1: Quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc trong cơ thể ...................1
Bài 2 : Tác dụng- cơ chế tác dụng của thuốc và tính chất của thuốc ảnh hưởng tới tác
dụng của thuốc ...............................................................................................................11
Bài 3: Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.....................................................19
Bài 4: Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật .........................................................42
Bài 5 : Thuốc chữa bệnh tim mạch và thuốclợi tiểu .....................................................49
Bài 6: Thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid và thuốc điều trị bệnh gút .68
Bài 7: Thuốc chống dị ứng ............................................................................................79
Bài 8: Thuốc chống ho - hen .........................................................................................88
Bài 9: Thuốc chữa viêm loét đường tiêu hóa ................................................................97
Bài 10: Thuốc chống nôn, thông mật - lợi mật chống táo bón ................................... 109
Bài 11: Thuốc chống tiêu chảy, lỵ.............................................................................. 116
Bài 12: Thuốc chống giun, sán ................................................................................... 125
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: DƯỢC LÝ 1


Mã môn học: 5142004
Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (Lý thuyết: 44 giờ; Thực hành: 29 giờ, kiểm tra
2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Bệnh học cơ sở, Hóa dược
- Tính chất: Học phần Dược lý 1 giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về dược động
học, dược lực học, dược lý học, liều dùng, của một số nhóm thuốc cơ bản, được áp
dụng cho việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả cho người bệnh.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày khái niệm về thuốc, nhóm thuốc, các kiểu tác dụng của thuốc và quá trình
dược động học của thuốc trong cơ thể.
+ Trình bày, giải thích được các điểm cơ bản về dược động học, tác dụng, cơ chế tác
dụng, và áp dụng điều trị (chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định, liều
dùng, cách dùng) của một số thuốc cơ bản.
+ Phân tích được một số trường hợp tương tác thuốc thường gặp.
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết được các thuốc trong nhóm theo tác dụng dược lý.
+ Phối hợp đúng các thuốc khi điều trị một số bệnh đơn giản .
+ Xử lý được một số tình huống khi hướng dẫn sử dụng các thuốc thuộc nhóm kê
đơn.
+ Vận dụng khéo léo giữa kỹ năng giao tiếp và thông tin, hướng dẫn, tư vấn dùng
thuốc
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Hợp tác tốt với các thành viên trong quá trình làm việc nhóm.
+Thể hiện thái độ tự tin, quan tâm, ân cần với người bệnh khi hướng dẫn dùng thuốc.
+ Thực hiện đúng các qui chế chuyên môn trong hoạt động nghề nghiệp.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số Tên chương, mục Lý Thực Kiểm
TT Tổng số
thuyết hành tra
Quá trình hấp thu, phân bố, chuyển
1 4 4
hóa và thải trừ thuốc trong cơ thể
Tác dụng – cơ chế tác dụng của thuốc
2 và các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng 4 4
của thuốc
Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh
3 10 6 4
trung ương
Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực
4 4 2 2
vật
Thuốc chữa bệnh tim mạch – thuốc
5 8 6 2
lợi tiểu
Thuốc hạ sốt, giảm đau kháng viêm
6 không steroid và thuốc điều trị bệnh 8 4 4
gút
7 Thuốc chống dị ứng 4 2 2
8 Thuốc chống ho – hen 4 2 2
9 Thuốc chữa viêm loét đường tiêu hóa 8 4 4
Thuốc chống nôn, lợi mật, chống táo
10 5 3 2
bón
11 Thuốc chống tiêu chảy, lỵ 5 4 1
12 Thuốc chống giun sán 4 3 1
Thực hành xử lý các tình huống phối
13 6 6
hợp thuốc
Kiểm tra kết thúc môn học 2 2
Cộng 75 44 29 2
BÀI 1: QUÁ TRÌNH HẤP THU, PHÂN BỐ, CHUYỂN HÓA,
THẢI TRỪ THUỐC TRONG CƠ THỂ

MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm về thuốc, quan niệm về cách dùng thuốc phòng bệnh,
chữa bệnh cho người.
2. Trình bày được đặc điểm quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của
thuốc trong cơ thể.

NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh,
chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm,
nguyên liệu làm thuốc, vaccin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh nhưng thuốc
không phải là phương tiện duy nhất để giải quyết các bệnh, vì một số bệnh có thể tự
khỏi hoặc chữa bằng các phương pháp khác mà không dùng thuốc, còn nếu phải chữa
bằng thuốc thì phải điều trị toàn diện (thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, giải
trí có điều độ), không lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc vào mục đích phi y học.
Quan niệm về dùng thuốc
Ranh giới giữa thuốc với các chất độc nói chung rất khó phân định vì chỉ khác nhau về
liều lượng. Các loại thuốc không phải là vô hại nên chỉ dùng thuốc khi bị bệnh và phải
sử dụng hợp lý, an toàn. Khi cần dùng thuốc để chữa bệnh phải lựa chọn kỹ những loại
thuốc đặc hiệu với bệnh, ít gây độc cho cơ thể. Riêng các loại thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ là những thuốc có độc tính
cao hoặc tác dụng dược lý phức tạp thì phải dùng đúng liều, đúng cách, đúng luật và
quản lý theo đúng quy chế, theo dõi cẩn thận để xử lý kịp thời các tai biến có thể xảy
ra với bệnh nhân.
2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ
Tùy theo mục đích điều trị thuốc được đưa vào cơ thể theo các đường khác nhau. Dù
cho dùng bằng đường nào thuốc cũng sẽ hấp thu vào máu, sau đó sẽ xảy ra đồng thời
hoặc tuần tự các quá trình phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Các quá trình này
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Cấu trúc hóa học và lý hóa tính của thuốc, dạng bào
chế, đường dùng, trạng thái bệnh lý và yếu tố cá thể người bệnh..
2.1 Giai đoạn hấp thu
Hấp thu thuốc là sự xâm nhập thuốc vào môi trường bên trong cơ thể, mức độ hấp thu
ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc. Để có thể thâm nhập vào vòng tuần hoàn

1
chung, thuốc phải vượt qua các màng sinh học của các tổ chức khác nhau theo các vận
chuyển khác nhau.
2.1.1 Vận chuyển thuốc qua màng sinh học
Có nhiều màng tế bào khác nhau nhưng chúng đều có những thuộc tính và chức năng
cơ bản giống nhau. Màng tế bào rất mỏng, có bề dày từ 7,5 – 10 nm, có tính đàn hồi và
có tính thấm chọn lọc, thành phần cơ bản của màng là Protein và lipit. Màng được chia
thành 03 lớp, hai lớp ngoài gồm các phân tử protein và một số enzyme, đặc biệt là
enzyme phosphat; hai lớp giữa gồm các phân tử phosphorlipit. Chính bản chất lipit của
màng đã cản trở sự khuếch tán qua màng của các chất tan trong nước. Ngược lại các
chất tan trong lipid dễ dàng chuyển qua màng. Do đặc điểm cấu trúc của các phân tử
Protein đã tạo nên các kênh chứa đầy nước xuyên qua màng. Qua các ống đó các chất
tan trong nước có phân tử nhỏ sẽ dễ dàng khuếch tán qua màng. Các thuốc qua màng
có thể theo các cơ chế.
Tóm tắt quá trình vận chuyển thuốc trong cơ thể:

Huyết tương Mô

Nơi dự trữ
Thuốc - Protein
Nơi tác dụng

Thuốc Thuốc + Protein Thuốc Thuốc - Receptor

Chất chuyển hóa


Nơi chuyển hóa

Đường thải trừ


Chất chuyển hóa

Thận Tiêu hóa

Đường khác

2
2.1.1.1 Khuếch tán thụ động
Khuếch tán thụ động còn gọi là khuếch tán đơn thuần hoặc là sự thấm là quá trình
thuốc khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Mức độ và tốc độ
khuếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch về nồng độ thuốc giữa hai bên màng, diện
tích bề mặt của màng, hệ số khuếch tán của thuốc và tỷ lệ nghịch với bề dày của màng.
2.1.1.2 Khuếch tán thuận lợi
Khuếch tán thuận lợi là quá trình khuếch tán có sự tham gia của chất vận chuyển hay
còn gọi là chất mang. Giống như khuếch tán đơn thuần, động lực của khuếch tán thuận
lợi là sự chênh lệch nồng độ thuốc giữa hai bên màng. Thuốc được gắn với một
Protein đặc hiệu và chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp qua các ống chứa
nước của màng. Vì có tính đặc hiệu nên chất mang chỉ gắn với một số thuốc nhất định
và sẽ đạt trạng thái bão hòa khi các chất mang không còn vị trí liên kết tự do.
2.1.1.3 Vận chuyển tích cực.
Vận chuyển tích cực là loại vận chuyển đặc biệt : Thuốc được chuyển qua màng nhờ
chất mang. Vận chuyển tích cực có một số đặc điểm sau:
- Do có chất mang nên thuốc có thể vận chuyển ngược với bậc thang nồng độ.
- Đòi hỏi phải có năng lượng cung cấp.
- Vận chuyển có tính chọn lọc.
- Có sự cạnh tranh giữa các chất có cấu trúc tương tự.
2.1.1.4 Lọc
Các chất tan trong nước, các chất có phân tử lượng thấp có thể chuyển qua màng qua
các ống xuyên qua màng. Động lực của sự vận chuyển này là do sự chênh lệch về áp
lực thủy tĩnh hoặc áp suất thẩm thấu giữa hai bên màng. Ngoài ra còn phụ thuộc vào
đường kịnh và số lượng của ống dẫn nước qua màng.
2.1.2 Hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa.
Ong tiêu hóa được chia làm 5 đoạn: Miệng –thực quản-dạ dày-ruột non-ruột già. Trừ
thuốc hấp thu qua niêm mạc miệng và đường trực tràng, còn lại các thuốc dùng đường
uống sẽ trải qua từ đầu đến cuối ống tiêu hóa. Do cấu tạo của mỗi phần không đồng
nhất nên quá trình hấp thu thuốc ở mỗi phần cũng có những đặc điểm khác nhau:
2.1.2.1 Hấp thu thuốc tại miệng:
Thuốc cho vào miệng mà nuốt ngay thì không có quá trình hấp thu tại đây. Tuy nhiên
có nhiều dạng thuốc sản xuất dưới dạng viên ngậm, viên đặt dưới lưỡi, không chỉ với
mục đích sát trùng khoang miệng, mà còn được sử dụng với mục đích toàn thân. Đó là
nhờ khoang miệng có một mạng lưới mao mạch khá lớn, cho phép thấm qua những
chất có chỉ số lipit/nước cao. Thuốc có thấm qua niêm mạc dưới lưỡi, má…vào thẳng
hệ tuần hoàn chung vì vậy tác dụng tương đối nhanh, lại tránh được tác dụng phá hủy
của dịch vị, dịch ruột, mật, men gan. Nhược điểm là đường này chỉ dùng cho những
chất không kích ứng, những thuốc được dùng với liều tương đối thấp, thường áp dụng
với các thuốc như thuốc ngủ (barbituric), thuốc chống đau thắt ngực (nitroglycerin),
thuốc cắt cơn phế quản (Adrenalin) một số hormon (Estrogen, Corticoid…)
2.1.2.2 Hấp thu thuốc tại dạ dày

3
Dịch dạ dày có pH tương đối thấp, (khi ăn no pH của dạ dày khoảng từ 1-3, lúc đói pH
dạ dày cao hơn (5-6), men tiêu hóa chủ yếu là pepsin. Ngoài ra các tuyến dạ dày còn 3
tiết ra một số chất nhầy bản chất là mycopolysaccarid có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ
dày tránh khỏi tác dụng của pepsin và HCl và một chất nhầy khác có bản chất
glycooprotein có tác dụng tạo phức với vitamin B12 để vận chuyển B12 qua niêm mạc
ruột.
Quá trình hấp thu các chất xảy ra tại dạ dày không mạnh vì thành dạ dày ít được tưới
máu và có nhiều cholesterol. Chỉ những chất có chỉ số lipit/nước lớn mới qua được
thành dạ dày, nghĩa là các chất này phải ở dạng phân tử.
Tốc độ hấp thu thuốc tại dạ dày chậm hơn nhiều so với ruột non. Vì vậy những yếu tố
làm cản trở sự di chuyển thuốc từ dạ dày xuống ruột đều làm chậm sự hấp thu thuốc.
Đôi lúc để giảm độ kích ứng của một số thuốc hoặc để tăng khả năng hấp thu tại dạ
dày của 1 số thuốc base người ta uống kèm NaHCO3 để tăng độ pH.
2.1.2.3 Hấp thu thuốc tại ruột non
Đây là vị trí hấp thu tốt nhất của các thuốc dùng bằng đường uống. Đó là do cấu tạo
giải phẫu của ruột non rất thuận lợi cho việc hấp thu các chất. Ruột non có chiều dài
gấp 4-5 lần chiều cao cơ thể (khoảng 5-6 m) như vậy thời gian lưu thuốc tại đây cũng
khá lâu. Niêm mạc ruột non gấp nếp có nhiều nhung mao, vi nhung mao, mạng lưới
mao mạch dày đặc với độ tưới máu cao là những điều kiện tốt cho sự hấp thu, các chất
được hấp thu tại đây theo nhiều cơ chế như khuếch tán thụ động, vận chuyển tích cực,
lọc…vì vậy chỉ trừ những thuốc bị phá hủy bởi men tiêu hóa ở ruột hoặc bị kết tủa bởi
muối mật, còn lại đều được hấp thu qua niêm mạc ruột. PH ở ruột non khoảng từ 7,5-
8,5 là điều kiện cho các chất kiềm yếu hấp thu.
+
Rất nhiều chất được hấp thu tại đây theo cơ chế vận chuyển tích cực như các ion Na ,
2+
Ca , các acid amin, Glucoza… Đặc điểm của cơ chế vận chuyển tích cực là có tranh
chấp với chất mang hoặc bão hòa các chất mang. Những thuốc có cùng cơ chế hấp thu,
chung các chất mang, chúng thường cạnh tranh với nhau, xu hướng chung là ưu tiên
cho các chất quen với cơ thể nghĩa là các chất dinh dưỡng thường có của cơ thể như
các acid amin, glucoza.. còn các chất lạ nếu uống cùng lúc với thức ăn sẽ bị giảm hấp
thu.
Ngược với dạ dày, thuốc càng lưu lại ruột non càng lâu càng được hấp thu nhanh và
triệt để. Vì vậy các yếu tố làm tăng nhu động ruột đều làm giảm hấp thu thuốc, vì sẽ
đẩy thuốc ra khỏi vị trí hấp thu tối ưu của chúng.
Một số thuốc bị men ruột phân hủy như các chất bản chất protid như Insulin…chỉ
dùng được bằng đường tiêm.
2.1.2.4 Hấp thu thuốc tại ruột già
Ruột già dài khoảng 1-1,5m, niêm mạc ruột già phẳng và không có nhung mao như ở
ruột non. Do vậy diện tích tiếp xúc với thuốc ít hơn. Tại ruột già không có men tiêu
hóa. Những thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non xuống đây được phân giải nốt nhờ hệ
sinh vật vô cùng phong phú tại đây. Nhu động ruột già không mạnh nên thức ăn di
4
chuyển chậm, do đó tuy cường độ hấp thu các chất ở ruột già không bằng ruột non
nhưng do thời gian kéo dài nên tổng lượng hấp thu vẫn có ý nghĩa.
Tại ruột già, một số vitamin, Acid amin, gluco được hấp thu theo cơ chế khuếch tán
thụ động, nhờ đặc điểm này, người ta có thể thụt các chất dinh dưỡng để nuôi người
bệnh nặng.
Môi trường ruột già có pH =8 rất thích hợp cho việc hấp thu các chất kiềm yếu.
Đoạn cuối của ruột già là trực tràng thường được dùng làm đường đưa thuốc với
những thuốc có màu khó chịu hoặc đưa thuốc cho bệnh nhân đã bị hôn mê, không
uống được do nôn, tắc ruột, co thắt thực quản, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Thuốc đưa
vào trực tràng có thể là chất lỏng hoặc thuốc đạn. Ưu điểm của đường này là tránh
được tác dụng của dịch vị, men tiêu hóa, nhưng lại chịu sự tác động của hệ sinh vật.
Thuốc hấp thu từ trực tràng phần lớn được đổ vào tĩnh mạch trực tràng trên, do vậy
vẫn qua gan và chịu sự khử hoạt của men gan. Một phần nhỏ đổ vào tĩnh mạch trực
tràng giữa và dưới, phần này vào thẳng vòng tuần hoàn chung, không qua gan.Thuốc
qua đường trực tràng phát huy tác dụng gần bằng đường tiêm, nhanh hơn do với
đường uống, do đó cần thận trọng đối với trẻ em. Các thuốc đưa vào trực tràng được
hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động, các chất làm giảm nhu động ruột sẽ tăng khả
năng hấp thu tại đây.
2.1.3 Hấp thu thuốc qua da
0
Khi bôi thuốc trên da và niêm mạc, thuốc sẽ có tác dụng tại chỗ như bôi Ethanol 70
trên do để sát khuẩn trước khi tiêm, diệt nấm gây bệnh ngoài da khi bôi cồn Iot 5%
hoặc thuốc có khả năng thấm qua biểu bì gây tác dụng sâu dưới da như một số thuốc
mỡ .

Xoa bóp trên da khi bôi thuốc sẽ giúp cho thuốc hấp thu vào mao mạch như cồn xoa
bóp, thuốc có tinh dầu.
Khi bôi thuốc trên vùng da bị tổn thương, thuốc sẽ hấp thu nhanh và có thể gây tác
dụng toàn thân nên không bôi các thuốc độc và các thuốc gây kích ứng trên diện rộng
hoặc da trẻ em.
2.1.4 Hấp thu thuốc qua đường tiêm
- Tiêm dưới da.
Tiêm dưới da là đưa thuốc vào dưới lớp biểu bì, thuốc được hấp thu chậm và đau hơn
tiêm bắp vì:
 Hệ thống mao mạch dưới da ít hơn dưới cơ.
 Ngọn dây thần kinh cảm giác dưới da nhiều hơn dưới cơ.
- Tiêm bắp thịt
Tiêm bắp thịt là đưa thuốc vào cơ, thuốc được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da vì tuần
hoàn máu trong cơ vân phát triển nên thuốc hấp thu vào máu nhanh.
- Tiêm tĩnh mạch

5
Tiêm tĩnh mạch là đưa thuốc trực tiếp vào máu nên tác dụng của thuốc xuất hiện rất
nhanh, nhưng áp dụng đường đưa thuốc qua tĩnh mạch phải cận thận vì dễ gây tai biến
và có một số dạng thuốc không được tiêm tĩnh mạch như hỗn dịch, dầu thuốc.
2.1.5 Hấp thu thuốc qua đường hô hấp.
Thuốc có khả năng hấp thu thuốc qua đường hô hấp thường là các chất ở thể lỏng, chất
dễ bay hơi hoặc thể khí. Khi hít thuốc qua mũi vào phổi, thuốc sẽ chuyển qua mao
mạch phế nang vào máu, sự cân bằng nồng độ thuốc ở phế nang và ở máu xảy ra rất
nhanh. Áp dụng sự hấp thu thuốc qua đường hô hấp để gây mê bằng Ether, Halothan
và chữa các bệnh đường hô hấp bằng phương pháp khí dung.
2.1.6 Hấp thu thuốc qua các đường khác:
- Đưa thuốc qua niêm mạc: Mắt , mũi, miệng..
- Gây tê tủy sống..
2.2 Giai đoạn phân bố.
2.2.1 Sự phân bố ở máu (huyết tương)
Trong máu hoạt chất có thể gắn với Protein huyết tương và tạo nên dạng phức hợp
Protein –thuốc, bên cạnh dạng tự do của thuốc trong máu. Những Protein thường được
thuốc kết gắn là Albumin (50-60%), Globunin, Alpha-glycoprotein, Lipoprotein, giữa
dạng thuốc liên kết và dạng thuốc tự do luôn có sự cân bằng động. Tỷ lệ thuốc gắn với
protein huyết tương bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Tính chất lý hóa học của thuốc.
- Lứa tuổi của người bệnh
- Trạng thái bệnh lý của bệnh nhân.
Thông thường các thuốc có tính acid có ái lực gắn mạnh hơn các thuốc có tính base.

Chỉ có phần hoạt chất tự do trong huyết tương là cho tác dụng, có thể phân tán vào các
mô trong cơ thể và lọc qua cầu thận. Dạng thuốc liên kết chưa có tác dụng ngay (dạng
dự trữ), khi nồng độ thuốc ở dạng tự do giảm, thuốc ở dạng liên kết sẽ chuyển thành
dạng tự do lúc đó thuốc mới có tác dụng. Thuốc nào có tỷ lệ liên kết với protein huyết
tương cao thì thuốc đó sẽ tồn tại lâu trong cơ thể và ngược lại.
2.2.2 Sự phân bố ở các tổ chức
Sự phân bố ở các tổ chức bị chi phối bởi 4 yếu tố chính:
- Khả năng gắn kết của thuốc vào protein ở mô.
- Đặc tính lý hóa của thuốc: Thuốc vừa phải có tính tan trong dầu để đi qua màng
sinh học và tính tan trong nước để có khả năng tuần hòan.
- Sự tưới máu ở cơ quan.
- Ai lực đặc biệt của thuốc đối với một số mô.
Một số tổ chức đặc biệt cần phải chú ý trong điều trị như phân bố thuốc vào não và
dịch não tủy; phân bố thuốc qua nhau thai.
2.3 Giai đoạn chuyển hóa
Sự chuyển hóa thuốc giúp cho các thuốc rất tan trong lipit trở nên phân cực hơn nhờ
đó dễ dàng bài tiết hơn dạng thuốc ban đầu. Do đó thông thường thì qua chuyển hóa,

6
thuốc sẽ mất tác dụng, mất độc tính. Có một số thuốc phải qua chuyển hóa mới có tác
dụng hoặc có độc tính ta gọi đó là tiền chất.
Các phản ứng biến đổi sinh học phần lớn diễn ra ở gan và một số mô khác như thận,
phổi, màng nhày ruột, nội thần kinh và huyết tương.
Thông thường chia hiện tượng biến đổi sinh học làm hai dạng:
Phản ứng giai đoạn 1:
Là những phản ứng oxy hóa khử, thủy phân để giúp sự biến đổi 1 chất trở nên phân
cực hơn chất ban đầu. Sau phản ứng chất này thường mất hoạt tính.
Các phản ứng liên hợp-Phản ứng giai đoạn 2:
Là những phản ứng giúp tạo thành một chất ở dạng liên hợp bằng cách gắn thêm một
nhóm chức nào đó vào chất đã biến đổi ở giai đoạn 1 làm tăng tính thân nước ở chất
này và dễ đào thải vào nước tiểu hay mật và mất độc tính. Thông thường những chất
để liên hợp thường gặp là acid như: Acetic, sulfuric, mercapturic, glucoronic, glycocol
(glycerin) hoặc với nhóm CH3.
Kết quả là sau khi thuốc đã tác dụng với bệnh sẽ được chuyển hóa và thải trừ ra khỏi
cơ thể hoặc biến đổi thành những chất dễ đào thải, tránh tích lũy, không gây độc hại
cho người dùng thuốc.
2.4 Thải trừ thuốc
Thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể theo nhiều đường khác nhau, trong đó thải qua thận
là chủ yếu hoặc qua gan (vào mật) là đường thải trừ chính thứ hai, ngoài ra còn một số
đường khác như nước bọt, nước mắt, sữa, dịch phế quản, mồ hôi. Thuốc thải trừ nhanh
thì tác dụng ngắn và ngược lại.

Tốc độ thải trừ thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố


- Tính chất của thuốc và trạng thái của cơ quan bài tiết
- Đường đưa thuốc vào cơ thể
- Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương.
2.4.1 Thải trừ thuốc qua thận
Thải trừ thuốc qua thận (nước tiểu) là đường thải trừ chính, có khoảng 90% thuốc tan
trong nước thải trừ qua thận.
Khả năng thuốc thải trừ qua thận phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sức lọc của cầu thận ;
- Sự bài tiết và tái hấp thu của ống thận.
- Độ pH của nước tiểu.
Trong các yếu tố trên thì độ pH của nước tiểu có vai trò rất quan trọng. Khi pH của
nước tiểu acid, các thuốc có tính kiềm dễ thải trừ, khi pH của nước tiểu kiềm thì các
thuốc có tính acid yếu dễ thải trừ. Người ta dựa vào đặc tính này để ứng dụng khi cần
thải trừ nhanh hay chậm một số thuốc.
2.4.2 Thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa.
Hầu hết các thuốc không tan trong nước hoặc tan trong nước nhưng không hấp thu qua
đường uống đều được đều được thải trừ qua đường tiêu hóa (theo phân).
7
Một số thuốc sau khi tham gia vòng tuần hoàn chung được đổ về ống tiêu hóa qua các
dịch tiêu hóa như dịch mật. Một phần trong số các thuốc thải trừ theo mật được hấp
thu ở ruột và thực hiện chu trình gan ruột, một phần khác được thải theo phân.
2.4.3 Thải trừ thuốc qua đường hô hấp.
Đường hô hấp là đường thải trừ một số thuốc nhanh nhất theo hơi thở như ether,
cloroform, ethanol, nhựa thơm, một số thuốc long đờm có khả năng thải trừ qua dịch
phế quản như Natri benzoat, muối Iot.
Tuy nhiên có những thuốc có khả năng bay hơi, khi vào cơ thể chuyển thành các hợp
chất không thải trừ qua đường hô hấp mà lại thải trừ qua đường thận như Long Não.
2.4.4 Thải trừ thuốc qua tuyến sữa.
Lượng thuốc thải trừ qua tuyến sữa phụ thuộc vào:
Liều lượng dùng, số lần dùng thuốc trong ngày và đường đưa thuốc vào cơ thể người
mẹ.
Lượng sữa bú, thời gian và khoảng cách các lần cho bú có liên quan đến với thời điểm
mẹ dùng thuốc, khả năng hấp thu, chuyển hóa thuốc ở đứa trẻ.
Vì vậy có một số thuốc không được dùng trong thời kỳ mẹ nuôi con bú. 2.4.5 Thải trừ
thuốc qua một số đường khác
- Qua tuyến mồ hôi như Quinin, Long não…
- Qua da, lông, tóc như tinh dầu, rượu, một số kim loại nặng.
- Qua khí quản như các thuốc long đờm cùng bài tiết theo chất nhầy.
- Qua niêm mạc mũi, tuyến nước bọt, tuyến nước mắt như Rifampicin, Sulfamid.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
1. Giải thích sơ đồ vận chuyển thuốc trong cơ thể.
2. Giai đoạn phân bố có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc không? Tại sao?
3. Có mấy giai đoạn chuyển hóa thuốc trong cơ thể, cho mỗi giai đoạn cho 2 ví dụ.
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1. Khi uống thuốc thì không xảy ra quá trình hấp thu tại miệng
A. Đúng. B. Sai.
2. Những thuốc ở dạng ion được hấp thu qua niêm mạc dạ dày
A. Đúng. B. Sai.
3. Những chất làm tăng nhu động ruột đều làm tăng hấp thu thuốc tại ruột
A. Đúng. B. Sai.
4. Thuốc hấp thu qua đường trực tràng có tác dụng tương đương với đường uống
A. Đúng. B. Sai.
5. Thuốc có tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao thì thuốc có tác dụng nhanh, mạnh
hơn.
A. Đúng. B. Sai.
6. Các phản ứng biến đổi sinh học để chuyển hóa thuốc thường diễn ra ở ruột

8
A. Đúng. B. Sai.
7. pH của dạ dày luôn ổn định, không phụ thuộc vào thức ăn, đồ uống.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
8. Đặc điểm của quá trình vận chuyển tích cực:
A.Thuốc vận chuyển theo bậc thang nồng độ.
B. Đòi hỏi phải có năng lượng cung cấp.
C. Không có sự hiển diện của chất mang.
D. Không có sự cạnh tranh giữa các chất có cấu trúc tương tự.
9. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Lọc thuốc:
A.Thuốc phải có tính thân dầu.
B. Thuốc có phân tử lượng cao.
C. Có sự chênh lệch về áp suất thủy tĩnh giữa hai bên màng.
D. Phải có sự hiển diện của chất mang.
10 .Khi dạ dày có thức ăn , pH của dạ dày là:
A. 1-3 B. 2-3 C. 3-4 D. 4-5
11. Khi dạ dày rỗng, pH của dạ dày là:
A. 1-3 B. 2-3 C. 3-4 D. 5-6
12. pH của ruột non là:
A. 2-3 B. 3-4 C. 5-6 D. 7,5-8,5
13. Khi dùng thuốc bằng đường uống, không xảy quá trình hấp thu thuốc tại :
A. Thực quản- Dạ dày B. Thực quản - Ruột non
C. Thực quản - Ruột già D. Thực quản – Trực tràng.
14. Quá trình hấp thu thuốc có đặc điểm sau:
A. Thuốc hấp thu được tại khoang miệng nhờ có một mạng lưới mao mạch lớn
B. Thuốc hấp thu tại trực tràng không bị chuyển hóa lần đầu qua gan.
C. Những hoạt chất hấp thu tại khoang miệng thường có hàm lượng cao.
D. Thuốc sau khi hấp thu tại khoang miệng vào thẳng hệ tuần hoàn chung.
15. Thuốc có khả năng hấp thu qua niêm mạc dạ dày là:
A. Thuốc có chỉ số dầu/nước nhỏ. B. Thuốc có tính base yếu
C. Thuốc thuộc loại trung tính D. Thuốc có tính acid yếu
16. Đặc điểm quá trình hấp thu thuốc ở ruột già:
A. Môi trường thích hợp cho việc hấp thu các chất trung tính.
B. Cường độ hấp thu thuốc ở ruột già tương đương với ruột non.
C. Thức ăn được phân giải nhờ các men tiêu hóa ở ruột.
D. Một số vitamin, acid amin được hấp thu tại đây theo cơ chế vận chuyển tích cực.
17. Quá trình hấp thu thuốc ở ruột non có đặc điểm là:
A. Những thuốc có tính kiềm yếu có khả năng hấp thu thấp.
B. Những thuốc bị phá hủy bởi men tiêu hóa ở ruột không được hấp thu.
C. Các thuốc có bản chất Protid được hấp thu mạnh ở đây.
D. Thuốc càng lưu lại ruột non càng lâu thì tổng lượng hấp thu càng thấp.

9
18. Quá trình hấp thu thuốc ở ruột già có đặc điểm là:
A. Môi trường thích hợp cho việc hấp thu các chất trung tính.
B. Cường độ hấp thu thuốc ở ruột già tương đương với ruột non.
C. Thức ăn được phân giải nhờ men tiêu hóa ở ruột.
D. Một số vitamin, acid amin được hấp thu tại đây theo cơ chế khuếch tán thụ động.
19. Đặc điểm quá trình hấp thu thuốc qua đường tiêm:
A. Tiêm dưới da hấp thu nhanh và ít đau hơn tiêm bắp.
B. Đường tiêm động mạch và tiêm tĩnh mạch đều có sinh khả dụng bằng 1
C. Tiêm bằng đường tĩnh mạch thuốc phải qua gan trước khi vào vòng tuần hoàn
chung.
D. Các dung dịch dầu có thể tiêm bằng đường tĩnh mạch.
20. Đặc điểm quá trình hấp thu thuốc qua da:
A. Thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ. B. Thuốc chỉ có tác dụng toàn thân.
C. Thuốc chủ yếu có tác dụng tại chỗ. D. Thuốc rất an toàn cho trẻ em.

10
BÀI 2 : TÁC DỤNG- CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC VÀ
TÍNH CHẤT CỦA THUỐC ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC DỤNG
CỦA THUỐC

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các cách tác dụng của thuốc.
2. Trình bày được cơ chế tác dụng chung của thuốc.
3. Phân tích được các tính chất của thuốc ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

NỘI DUNG
1. TÁC DỤNG CỦA THUỐC
1.1. Khái niệm:
Tác dụng của thuốc là tác dụng tương hỗ giữa thuốc và cơ thể. Kết quả, tác dụng của
thuốc là kích thích hoặc kìm hãm một số chức năng sinh lý nào đó hoặc giúp cơ thể
lập lại thăng bằng hoặc loại trừ các rối loạn của chức năng đó, bản thân thuốc không
tạo ra chức năng mới cho cơ thể.
1.2. Các cách tác dụng của thuốc
1.2.1 Tác dụng chính và tác dụng không mong muốn
Tác dụng chính (chủ yếu) là tác dụng đáp ứng cho mục đích điều trị như: Para cetamol
là hạ sốt, giảm đau, Indomethacin chống viêm khớp…
Tác dụng không mong muốn của thuốc là bất cứ một tác dụng không mong muốn nào
của một dược phẩm, xảy ra ở liều thường dùng cho người, liên quan đến tính chất
dược lý của thuốc, tác dụng này thường không phục vụ cho mục đích điều trị mà có
thể gây tác hại cho người dùng như Paracetamol độc với gan, indomethacin gây kích
ứng dạ dày, quinin làm ù tai, hoa mắt...
Vì vậy, trong điều trị cần tìm cách làm tăng tác dụng chính và giảm tác dụng không
mong muốn để tăng hiệu quả chữa bệnh.
1.2.2 Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân.
Tác dụng tại chỗ (cục bộ) là tác dụng chỉ khu trú tại một bộ phận hoặc một cơ quan
nào đó tiếp xúc với thuốc như tiêm Novocain 3% để gây tê tại chỗ, sát trùng chỗ tiêm
bằng cốn 700, bôi ASA để trị nấm trên da.
Tác dụng toàn thân là tác dụng được phát huy sau khi thuốc đã hấp thu vào máu và lan
ra toàn thân, hầu hết các thuốc dùng đường uống và tiêm đều có tác dụng toàn thân,
một số thuốc tuy bôi ngoài da nhưng cũng có tác dụng toàn thân.
1.2.3 Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục.
Tác dụng hồi phục là những tác dụng của thuốc sau khi chuyển hóa, thải trừ sẽ trả lại
trạng thái sinh lý bình thường cho cơ thể như các mê, thuốc tê chỉ có tác dụng ức chế
tạm thời.

11
Tác dụng không hồi phục là những tác dụng để lại những trạng thái hoặc di chứng bất
thường cho cơ thể sau khi thuốc đã được chuyển hóa, thải trừ như khi dùng têtracylin
gây nhiễm độc xương, hỏng men răng của trẻ em, hoặc gây điếc khi dùng
Streptomycin, gây calci hóa động mạch khi dùng Vitamin D liều cao hoặc kéo dài...
Tác dụng không hồi phục thường gây trở ngại cho việc sử dụng thuốc, tuy nhiên khi sử
dụng các thuốc có tác dụng hồi phục cũng phải thận trọng, chính xác vì nếu dùng
không đúng liều, đúng cách thì thuốc có tác dụng hồi phục vẫn có thể gây ra nhiều tai
biến nguy hiểm.
1.2.4 Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu
Tác dụng chọn lọc là tác dụng chủ yếu xuất hiện sớm nhất và mạnh nhất trên một cơ
quan nhất định trong cơ thể như Apomorphin có tác dụng chọn lọc trên trung tâm nôn,
Morphin có tác dụng chọn lọc trên trung tâm đau.
Tác dụng đặc hiệu là tác dụng mạnh nhất đối với một nguyên nhân gây bệnh như
Quinin có tác dụng đặc hiệu đối với ký sinh trùng sốt rét...
1.2.5 Tác dụng đảo ngược.
Tác dụng đảo ngược là những tác dụng đối lập của một số thuốc khi sử dụng với liều
lượng khác nhau hoặc thời gian khác nhau.
Tùy thuộc vào liều lượng hoặc thời gian tác dụng ở các giai đoạn khác nhau, một số
thuốc có tác dụng đảo ngược như dùng eter mê lúc đầu có hưng phấn, sau ức chế thần
kinh. Terpin hydrat có tác dụng long đờm, lợi tiểu khi dùng uống với liều nhỏ hơn
0,6g và nếu uống với liều lớn hơn 0,6g sẽ gây hiện tượng khó long đờm và bí tiểu.
1.2.6 Tác dụng hiệp đồng, tác dụng đối lập và tác dụng tương hỗ.
Khi phối hợp hai thuốc A và B hoặc nhiều thuốc với nhau trong điều trị thì các thuốc
này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ, cường độ, thời gian tác dụng và có thể xảy ra các kiểu
tương tác sau:
- Làm giảm tác dụng của nhau: Tác dụng đối lập
- Làm tăng cường tác dụng của nhau (Tác dụng hiệp đồng tăng cường).
- Không ảnh hưởng đến tác dụng của nhau, nhưng có cùng hướng tác dụng (Tác dụng
hiệp đồng cộng).
- Sử dụng những chất phụ để tăng cường tác dụng của chất chính: Tác dụng hiệp đồng
tương hỗ.
-Tác dụng thu được sau phối hợp sẽ là:
+ Tác dụng đối kháng S<A+B
+ Tác dụng hiệp đồng cộng S = A + B
+ Tác dụng hiệp đồng tăng cường: S > A + B
+ Tác dụng tương hỗ. S > B Hoặc S > A
Ví dụ:
Phối hợp Streptomycin với Rimifon trong điều trị lao (Hiệp đồng cộng).
Sulfamethoxazol với Trimetoprim trong điều trị: Hiệp đồng tăng cường.
Dùng Gardenal để giải độc Strychnin: Tác dụng đối lập
Adrenalin gây co mạch tăng tác dụng của Novocain: Hiệp đồng tương hỗ.

12
2. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHUNG CỦA THUỐC
2.1 Receptor và tác dụng của thuốc
2.1.1 Receptor
Những thành phần của tế bào có khả năng liên kết chọn lọc với thuốc hoặc các chất
nội sinh để tạo nên đáp ứng sinh học được gọi là Receptor. Trong phân tử Receptor chỉ
có một phần nhất định có khả năng liên kết để tạo ra đáp ứng đó là vị trí hoạt động của
Receptor . Receptor là một Protein, có phân tử lượng lớn, có thể tồn tại trên bề mặt tế
bào hoặc bên trong tế bào.
2.1.2 Liên kết thuốc với Receptor.
Liên kết giữa thuốc với Receptor. Có tính đặc hiệu cao và thuận nghịch được thực hiện
qua các loại liên kết khác nhau với lực liên kết khác nhau:
2.1.2.1 Liên kết đồng hóa trị:
Là liên kết tạo ra khi 2 nguyên tử có chung một cặp điện tử. Năng lượng liên kết đồng
hóa trị khoảng 100kcal/mole. Do năng lượng liên kết lớn nên phức hợp được tạo thành
tương đối bền vững và có ý nghĩa trong điều trị.
2.1.2.2 Liên kết hydro
Nguyên tử hydrogen với nhân mang điện tích dương mạnh và một điện tử đơn, có khả
năng gắn với một một nguyên tử mang điện tích âm mạnh và nhận một điện tử từ
nguyên tử mang điện tích âm khác tạo thành cầu nối ( liên kết hydrogen) giữa hai
nguyên tử mang điện tích âm này. Việc tạo thành liên kết hydrogen giữa hai phân tử
thuốc và receptor tạo nên phức hợp tương đối bền vững nhưng vẫn có khả năng thuận
nghịch và gây nên tác dụng hồi phục.
2.1.2.3 Liên kết ion
Liên kết ion hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion có điện tích trái dấu. Năng
lượng liên kết của loại liên kết này tương đối nhỏ (khoảng 5 kcal/mole) nên phức hợp
hình thành không bền vững và tạo nên những tác dụng hồi phục.
2.1.2.3 Liên kết Van der waals
Liên kết Van der waals được hình thành giữa phân tử thuốc và receptor, đặc biệt nếu
giữa phân tử thuốc và receptor có hình dáng kích thước 03 chiều bổ trợ cho nhau sẽ
liên kết chặt chẽ hơn. Năng lượng liên kết của loại liên kết này rất nhỏ (khoảng 0,5
kcal/mole) nên phức hợp hình thành không bền vững và tạo nên những tác dụng hồi
phục.
2.1.3 Receptor và đáp ứng sinh học của thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc trên hệ thống sinh học dẫn đến sự tương tác lý hóa giữa thuốc và
Receptor. Nếu chất gắn là những chất nội sinh, Receptor có thể được coi là Receptor
sinh lý và kết quả của tương tác là là quá trình điều hòa chức năng sinh lý của cơ thể.
Trong quá trình tương tác giữa chất gắn và Receptor có sự khác nhau giữa chất gắn và
Receptor khác nhau. Mặt khác khi tương tác với Receptor có những chất gây đáp ứng
tương tự chất nội sinh nhưng cũng có những thuốc ngăn cản tác dụng của chất nội
sinhh. Đó những chất chủ vận và chất đối kháng.
2.1.3.1 Chất chủ vận.
13
Những thuốc có khả năng gắn vói Receptor và gây ra đáp ứng tương tự chất nội sinh
được gọi là chất chủ vận của Receptor. Thuốc có thể là chất chủ vận toàn phần hoặc
chủ vận một phần. Chất chủ vận một phần vừa có tính chất chủ vận vừa có tính chất
đối kháng.
2.1.3.2 Chất đối kháng.
Là những chất có khả năng gắn với Receptor nhưng không có hoạt tính nội tại và làm
giảm hoặc ngăn cản tác dụng của chất chủ vận. Tác dụng theo các kiểu khác nhau như
sau:
- Đối kháng cạnh tranh: Là loại đối kháng khi chất đối kháng gắn trên cùng một vị trí
ở Receptor của chất chủ vận nhưng không có hoạt tính nội tại (không gây ra đáp ứng)
và được chia làm hai loại:
+ Cạnh tranh cân bằng: Là cạnh tranh thuận nghịch là trường hợp liên kết giữa chất
đối kháng và Receptor không bền vững, dễ bị phá vỡ.
+ Cạnh tranh không cân bằng: Là trường hợp chất cạnh tranh tạo liên kết bền vững với
Receptor.
- Đối kháng không cạnh tranh: Là trường hợp chất đối kháng làm giảm tác dụng của
chất chủ vận khi nó tương tác ngoài vị trí gắn của chất chủ vận với Receptor.
Kết quả chất chủ vận bị giảm tác dụng có thể là do chất đối kháng làm thay đổi hình
dạng của Receptor hoặc ảnh hưởng đến một trong những khâu sau tương tác của chất
chủ vận với Receptor. Ở nồng độ cao chất đối kháng không cạnh tranh có thể làm mất
tác dụng của chất chủ vận ngay cả khi chất chủ vận đã gắn vào Receptor. Ngược lại ở
nồng độ cao chất chủ vận không loại trừ được tác dụng của chất đối kháng không cạnh
tranh.
- Đối kháng chức năng: Là trường hợp hai chất chủ vận khác nhau tương tác trên hai
loại Receptor khác nhau và gây nên tác dụng đối lập nhau.
- Đối kháng hóa học: Là trường hợp tương tác hóa học trực tiếp xảy ra giữa chất đối
kháng và chất chủ vận dẫn đến làm mất tác dụng của chất chủ vận.
2.2 Tác dụng của thuốc trên Enzym
Nhiều thuốc tác dụng là do ức chế hoặc gây hoạt hóa enzyme. Trước tiên thuốc liên
kết với enzyme tạo nên phức hợp tương tự như liên kết thuốc với Receptor, sau đó tùy
theo tính chất của thuốc mà nó có thể ức chế hoặc tăng hoạt tính của enzyme bằng
cách sinh tổng hợp enzyme.
2.3 Tác dụng của thuốc trên các kênh vận chuyển ion
Màng tế bào có các kênh vận chuyển ion được cấu tạo từ những phân tử protein. Các
kênh này có thể đóng, mở khi thay đổi hình dáng. Do cấu trúc và sự phân bố điện tích
khác nhau nên các kênh có tính thấm chọn lọc đối với ion khác nhau, các kênh này vận
chuyển ion Na, K, Cl-, Ca2+.. sự đóng mở của các kênh có thể phụ thuộc vào điện thế
màng hoặc sự vận hành của Receptor.

14
2.4 Tác dụng của thuốc trên hệ thống vận chuyển.
Bên cạnh chức năng thay đổi chức năng của hệ thống vận chuyển ion, thuốc còn có thể
ảnh hưởng đến hệ thống vận chuyển. Một số thuốc ảnh hưởng đến hệ thống vận
chuyển tích cực.
2.5 Cơ chế khác
- Các kháng sinh ảnh hưởng trên những giai đoạn quan trọng của quá trình nhân lên và
phát triển của vi khuẩn.
- Một số thuốc tác dụng trên cơ sở tính chất lý hóa của chúng.
3. CÁC TÍNH CHẤT CỦA THUỐC ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC DỤNG CỦA
THUỐC
Tác dụng của thuốc trong cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
3.1. Cấu trúc hóa học của thuốc.
Cấu trúc hóa học của thuốc quyết định tính chất lý học, hóa học, tác dụng và quá trình
chuyển hóa của thuốc trong cơ thể.
Thông thường các thuốc có cấu trúc hóa học gần giống nhau thì có tác dụng tương tự
nhau như các muối bromid vô cơ đều có tác dụng an thần (Natri bromid, Kali
bromid…). Những ví dụ về sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và cấu trúc hóa học
chỉ có giá trị trong một chuỗi hóa học nhất định không thể suy ra mọi trường hợp.
+ Một số thuốc có cấu trúc hóa học khác nhau nhưng lại có tác dụng tương tự nhau
như Nitrogen oxyt, Ether ethylic đều có tác dụng gây mê, các thuốc hạ sốt giảm
đaunên kháng viêm…
+ Một số thuốc cấu trúc hóa học tương tự nhưng hoạt tính dược lực lại hoàn toàn khác
nhau.
Khi cấu trúc hóa học thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi tính chất lý hóa, do đó dẫn đến thay
đổi tác dụng của thuốc trong cơ thể. Vì vậy có thể tính chất lý hóa cũng ảnh hưởng đến
hoạt tính dược lực.
3.2 Liều lượng thuốc
- Liều lượng thuốc là số lượng thuốc dùng cho bệnh nhân. Liều lượng thuốc đưa vào
cơ thể sẽ ảnh hưởng đến cường độ tác dụng và có khi ảnh hưởng đến cả kiểu tác dụng
của thuốc. Có một số thuốc với mỗi liều dùng sẽ có tác dụng khác nhau. Ví dụ uống
mage sulfat với liều: 2 - 5g có tác dụng nhuận tràng và thông mật, liều 15 - 30g có tác
dụng tẩy và sổ.
- Dựa vào cường độ tác dụng
+ Liều tối thiểu là số lượng thuốc nhỏ nhất có tác dụng, có gây biến đổi nhẹ nhưng
chưa chuyển bệnh.
+ Liều điều trị (Liều hiệu lực) là liều chữa bệnh thường dùng trên lâm sàng.
+ Liều tối đa là liều quy định giới hạn cho phép (có ý nghĩa pháp lý), nếu vượt quá liều
đó sẽ bị nhiễm độc.
+ Liều độc là liều gây nhiễm độc cho cơ thể.
+ Liều chết là liều gây chết người.

15
Khoảng cách giữa liều điều trị với liều độc là chế độ điều trị hoặc phạm vi điều trị
hoặc phạm vi an toàn, nếu phạm vi an toàn càng lớn thì sử dụng thuốc càng ít nguy
hiểm cho bệnh nhân.
- Dựa vào thời gian dùng thuốc. Liều một lần; Liều một ngày; Liều một đợt điều trị.
- Ngoài ra còn có liều tấn công, liều duy trì…
3.3 Dạng thuốc
Dạng dùng của thuốc cũng ảnh hưởng đến cường độ tác dụng và kiểu tác dụng của
thuốc. Dạng thuốc nào giúp cho sự hấp thu càng nhanh thì tác dụng của thuốc xuất
hiện càng sớm. Khi nghiên cứu về dạng thuốc cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Trạng thái tồn tại
Hóa chất có thể tồn tại ở dạng khan hoặc dạng ngậm nước, muốn có hiệu lực tác dụng
như nhau thì khi dùng hóa chất ở dạng khan phải dùng liều lượng nhỏ hơn ở dạng
ngậm nước như liều dùng của Natri sulfat khan bằng ½ liều dùng của Natri sulfat
ngậm nước.
- Tá dược phối hợp trong bào chế
Tá dược không có vai trò quyết định tác dụng của thuốc, nhưng có trường hợp tá dược
gây ảnh hưởng xấu đến tác dụng của thuốc như bột talc làm giảm tốc độ hấp thu thuốc
Tetracyclin …
- Dung môi hòa tan trong các dạng thuốc
Mỗi thuốc chỉ ổn định trong môi trường và điều kiện nhất định. Sự thay đổi dung môi
hoặc pH của dung dịch sẽ dẫn đến hiện tượng giảm hay mất tác dụng của thuốc như
Penicillin G bền vững ở trạng thái bột khô, nếu pha ở dạng dung dịch sẽ nhanh bị phân
hủy (nhất là trong môi trường acid hoặc kiềm).
3.4. Đường dùng và thời điểm dùng thuốc
Đường dùng thuốc khác nhau có thể dẫn đến tác dụng khác nhau. Thí dụ với thuốc
magie sulfat nếu uống có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, tẩy sổ tùy theo liều, nhưng
nếu tiêm tĩnh mạch có tác dụng an thần, chống co giật, chống phù não.
Hiệu quả của thuốc có thể khác nhau nếu đưa thuốc vào cơ thể ở các thời điểm khác
nhau. Có thời điểm đưa thuốc vào cơ thể đạt hiệu quả cao và ngược lại. Thí dụ tiêm
penicilin G vào buổi tối sẽ đạt nồng độ trong máu cao hơn và tác dụng kéo dài hơn
tiêm ban ngày, theophylin uống vào buổi sáng có tác dụng tốt nhất.
Hiện nay đã tổng kết được hơn 40 loại thuốc có tác dụng và độc tính biến đổi theo thời
gian trong 24 giờ. Vì vậy, cần tìm thời điểm dùng thuốc thích hợp để đạt hiệu lực cao
và ít gây tác hại.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
1. Định nghĩa Receptor, cho ví dụ về các loại recepror khác nhau
2. Khái niệm về chất chủ vận, cho 05 ví dụ về chất chủ vận
3. Khái niệm về chất đối kháng, mỗi loại cho một ví dụ.

16
4. Kể các kiểu tác dụng của thuốc khi dùng riêng lẻ từng thuốc và khi phối hợp
thuốc
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Khi cấu trúc hóa học của một thuốc thay đổi sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc.
A. Đúng. B. Sai.
2.Thuốc hấp thu nhanh thì tác dụng của thuốc xuất hiện sớm và ngược lại.
A. Đúng. B. Sai.
3.Tất cả các dạng thuốc dùng ngoài chỉ có tác dụng tại chỗ.
A. Đúng. B. Sai.
4.Tác dụng chọn lọc là tác dụng mạnh nhất đối với một nguyên nhân gây bệnh.
A. Đúng. B. Sai.
5.Tetracylin là thuốc có tác dụng hồi phục.
A. Đúng. B. Sai.
6. Ranh giới giữa thuốc với các chất độc rất dễ phân định vì khác nhau bởi liều dùng.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
7. Tác dụng chung của thuốc là:
A. Là tác dụng tương hỗ giữa thuốc và cơ thể.
B. Là tạo ra chức năng mới cho cơ thể.
C. Là khi phối hợp hai thuốc luôn thu được hiệu quả tốt.
D. Là khi phối hợp hai thuốc có được hiệp đồng cộng.
8. Phát biểu về tác dụng của thuốc dưới đây là đúng:
A. Khi dùng thuốc cho trẻ em chỉ cần quan tâm đến tuổi
B. Khi ngưng thuốc ở người cao tuổi cũng phải đặc biệt chú ý.
C. Đối với phụ nữ có thai quan trọng nhất là 03 tháng giữa của thai kỳ.
D. Để đánh giá mức độ suy thận người ta dựa trên trị số t½
9. Sản phẩm KHÔNG được xếp vào thuốc:
A. Nguyên liệu làm thuốc. B. Thực phẩm chức năng. C. Vaccin D. Sinh phẩm y tế.
10.Quan niệm chung về dùng thuốc để giúp cơ thể:
A. Chữa bệnh B. Phòng bệnh C. Cân bằng các hoạt động
D. Phòng hoặc chữa bệnh khi thật cần thiết.
11.Khi cần dùng thuốc để chữa bệnh phải tuân theo nguyên tắc sau:
A. Lựa chọn những loại thuốc đắt tiền (thuốc ngoại)
B. Lựa chọn những loại thuốc rẻ tiền.(thuốc nội).
C. Lựa chọn những loại thuốc mà có nhiều người dùng.
D. Lựa chọn kỹ những loại thuốc đặc hiệu với bệnh, ít gây độc cho cơ thể.
12.Tác dụng hiệp đồng tăng cường là khi phối hợp các thuốc với nhau kết quả thu
được là:
A. S = A + B. B. S > A + B. C. S < A + B. D. S > A hoặc S< B.
13. Tác dụng hiệp đồng cộng là khi phối hợp các thuốc với nhau kết quả thu được là:
17
A. S = A + B. B. S > A + B. C. S < A + B. D. S > A hoặc S< B.
14. Tác dụng tương hỗ là khi phối hợp các thuốc với nhau kết quả thu được là:
A. S = A + B. B. S > A + B. C. S < A + B. D. S > A hoặc S > B.
15.Tác dụng đối kháng là khi phối hợp các thuốc với nhau kết quả thu được là:
A. S = A + B. B. S > A + B. C. S < A + B. D. S > A hoặc S > B.
16.Cặp phối hợp thu được hiệp đồng tăng cường:
A. Streptomycin và Rimifon. B. Sulfamethoxazol và Trimetoprim.
C. Gardenal và Strychnin. D. Adrenalin và Novocain.
17.Cặp phối hợp thu được hiệp đồng tương hỗ:
A. Amoxycyclin và Metronidazol. B. Sulfamethoxazol và Trimetoprim.
C. Gardenal và Strychnin. D. Paracetamol và Cafein.
18.Tác dụng đặc hiệu của thuốc là:
A. Tác dụng chỉ khư trú ở bộ phận tiếp xúc với thuốc.
B. Tác dụng được phát huy sau khi thuốc đã hấp thu vào máu.
C. Tác dụng để lại những trạng thái hoặc di chứng bất thường cho cơ thể.
D. Tác dụng mạnh nhất đối với một nguyên nhân gây bệnh.
19.Tác dụng chọn lọc của thuốc là:
A. Tác dụng mạnh nhất với một cơ quan trong cơ thể.
B. Tác dụng được phát huy sau khi thuốc đã hấp thu vào máu.
C. Tác dụng để lại những trạng thái hoặc di chứng bất thường cho cơ thể.
D. Tác dụng mạnh nhất đối với một nguyên nhân gây bệnh.
20. Tác dụng đảo ngược xuất hiện khi:
A. Phối hợp từ hai thuốc trở lên. B. Thay đổi liều lượng thuốc.
C. Thay đổi đường dùng thuốc. D. Thay đổi đối tượng dùng thuốc.

18
BÀI 3: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH TRUNG
ƯƠNG

MỤC TIÊU
1. Đại cương về hệ thần kinh trung ương.
2. Phân loại được các nhóm thuốc tác dụng trên thần kinh trung ương theo tác dụng
dược lý.
3. Trình bày được cách sử dụng 16 thuốc tác dụng trên thần kinh trung ương.
4. Hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả 16 thuốc tác dụng trên thần kinh
trung ương.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
1.1 Các chất trung gian dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương
Trong số gần 40 chất trung gian hóa học của hệ thần kinh, có chất chỉ kích thích, có
chất chỉ ức chế, nhưng có chất vừa kích thích vừa ức chế tùy vào loại synap mà nó tác
dụng. Chất truyền đạt thần kinh chia làm 2 nhóm: nhóm có phân tử nhỏ và nhóm có
phân tử lớn.
1.1.1 Nhóm có trọng lượng phân tử nhỏ:
Gồm những chất có tác dụng nhanh và gây ra phần lớn các đáp ứng cấp của hệ TK như
truyền tín hiệu cảm giác tới não và truyền tín hiệu vận động từ não ra các cơ.
- Được tổng hợp ở Cytosol của các cúc tận cùng, được hấp thu theo cơ chế tích cực
vào các bọc chứa.
- Mỗi loại nơron chỉ tổng hợp và giải phóng 1 chất dẫn truyền có phân tử nhỏ.
- Tác động lên các Rc trong thời gian cực ngắn.
- Phần lớn ảnh hưởng lên các kênh ion, có 1 vài chất tác động lên các enzyme.
Chuyển hóa: có 3 cách
+ Khuếch tán ra khỏi khe synap vào các dịch xung quanh.
+ Phân hủy tại khe synap dưới tác dụng của enzyme.
+Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng và được tái sử dụng.
Một số chất điển hình
- Acetylcholin (A.Ch): có trong hệ TK trung ương và ngoại biên.
- Norepinephrin (NE) hay Noradrenalin: có trong hệ TK trung ương, nơi tiếp hợp
TK-cơ trơn trong hệ TK thực vật.
- Dopamin: Là chất trung gian dẫn truyền ức chế tại hệ thống thần kinh lan tỏa, là một
catecholamine có vai trò quan trọng ở thần kinh trung ương, liên quan đến nhiều quá
trình hưng phấn và ức chế tâm thần.
- Serotonin: bài tiết ở các nhân của não giữa, sừng sau tủy sống và hạ đồi. Tác dụng
ức chế đường dẫn truyền đau ở tủy sống, vai trò trong hoạt động xúc cảm và gây ngủ.
19
- Acid Glutamic và acid Aspartic : Là các amin dẫn truyền thần kinh loại kích thích,
tác dụng chủ yếu thông qua Receptor N- methyl – d- aspartat ( NMDA). Loại Receptor
này bị ức chế bởi Ketamin.
- Gamma amino butyric acid (GABA) và Glycin:
GABA là chất truyền TK ức chế rất mạnh, tổng hợp từ Glutamat. GABA bài tiết ở tủy
sống, tiểu não, nhân nền và nhiều vùng của vỏ não.
Glycin là chất dẫn truyền chủ yếu ở tủy sống.
1.1.2 Nhóm có phân tử lớn
- Bản chất là peptid nên gọi là peptid thần kinh.
- Mỗi noron có thể tổng hợp và bài tiết 1 hay nhiều peptid não.
- Tác dụng chậm, kéo dài.
- Chuyển hóa:không được tái hấp thu như các chất phân tử nhỏ mà chỉ khuếch tán ra
xung quanh rồi bị phá hủy bởi enzyme.
- Các chất điển hình: Endorphin, Vasopressin, Neurotensin, Gastrin, ACTH,…
1.2. Kênh Ion
Hầu hết các thuốc tác động trên hệ TKTƯ do làm thay đổi dòng ion qua các kênh ion
xuyên màng.
* Loại kênh ion: các kênh ion xuyên màng được chia thành:
+ Kênh cổng điện: Kênh ion xuyên màng, sự đóng mở được điều hòa bởi sự thay đổi
điện thế màng. Các kênh này thường tập trung trên sợi trục của tế bào thần kinh.
+ Kênh cổng hóa: Kênh ion xuyên màng, sự đóng mở được điều hòa bởi tương tác
giữa chất truyền thần kinh và receptor. Các kênh này thường tập trung ở thân tế bào
thần kinh và hai bên sinap.
1.2.1. Vai trò của các dòng ion xuyên qua kênh ion:
Sự khử cực ở noron tiền sinap gây phóng thích chất truyền thần kinh ở sinap, chất này
tương tác với noron thứ hai gây điện thế hậu sinap. Nếu điện thế hậu sinap là điện thế
khử cực lúc ấy được gọi là điện thế hậu sinap kích thích nếu đủ mạnh sẽ sinh dòng
điện hoạt động dọc theo noron thứ hai và lan truyền. Khi điện thế hậu sinap là điện thế
tăng phân cực lúc ấy được gọi là điện thế hậu sinap ức chế nó ức chế hình thành điện
thế hoạt động khử cực.
1.2.2. Vị trí tác động và cơ chế tác động của các thuốc tác động trên TKTƯ:
Hầu hết các thuốc TKTƯ quan trọng đều tác động trên kênh cổng hóa vì vậy tác động
tại sinap. Thuốc có thể tác động tiền sinap tức là làm thay đổi các quá trình sản sinh,
tích trữ, phóng thích, thu hồi hoặc chuyển hóa các chất truyền. Một số thuốc hoạt hóa
hoặc ức chế hậu sinap, có một số chất độc gây tổn thương hoặc tiêu diệt tế bào thần
kinh.
2. PHÂN LOẠI
Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương có 3 nhóm chính:
2.1 Các thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương
Gồm nhóm thuốc: Thuốc gây mê, thuốc gây tê, thuốc an thần -gây ngủ, thuốc giảm
đau thực thể, thuốc chống động kinh.
20
2.2 Các thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương
Gồm các nhóm thuốc:
+ Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên hành não: camphona
+ Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên võ não: cafein,..
+ Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên tủy sống: Strychnin
+ Thuốc kích thích tâm thần kinh: amphetamine,..
+ Các thuốc hưng trí: Piracetam
2.3 Thuốc điều trị rối loạn tâm thần gồm các nhóm
- Thuốc ức chế tâm thần.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc điều hòa hoạt động tâm thần.
3. THUỐC ỨC CHẾ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
3.1. Thuốc mê
3.1.1 Khái niệm:
Thuốc mê là thuốc ức chế có hồi phục hệ thần kinh trung ương khi dùng ở liều điều trị,
thuốc mê có tác dụng làm mất ý thức, mất dần cảm giác (nóng, lạnh, đau), mất dần
phản xạ nhưng không làm xáo trộn chức chức năng hô hấp và tuần hòan.Thuốc mê còn
làm giãn cơ và mất khả năng vận động nên giúp cho việc tiến hành phẫu thuật được
thuận lợi an toàn.
3.1.2 Cơ chế tác động của thuốc mê:
Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào thần kinh, gây cản trở trao đổi ion Na + qua
màng, ngăn khử cực màng tế bào nên ức chế dẫn truyền thần kinh.
Kích thích trực tiếp Receptor GABAA hoặc tạo thuận lợi cho GABA gắn vào Receptor
của nó, làm tăng dòng Cl- vào tế bào gây ức chế dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra thuốc mê có thể ức chế acid Glutamic là chất dẫn truyền kích thích hoặc làm
giảm sự nhạy cảm của Receptor với acetylcholine dẫn đến ức chế dẫn truyền thần
kinh.
3.1.3 Đặc điểm tác dụng của thuốc mê:
Khi thuốc mê được hấp thu vào máu sẽ lần lượt biểu hiện tác dụng bằng các dấu hiệu
như an thần, suy giảm ý thức, giảm tuần hoàn, giảm hô hấp, giãn cơ vận động, mất dần
phản xạ, mất hoàn toàn ý thức và cảm nhận.
Thời gian gây mê thay đổi theo liều dùng của thuốc (dùng liều nhỏ thì thời gian gây
mê ngắn và ngược lại).
Nếu dùng thuốc mê quá liều thì trung tâm hô hấp, tuần hòan bị ức chế và có thể dẫn
tới tử vong.
3.1.4 Tiêu chuẩn của thuốc mê.
Một thuốc mê nếu đạt được các tiêu chuẩn sau đây là một thuốc mê tốt
- Khởi mê nhanh, hồi phục nhanh.
- Dễ điều chỉnh liều lượng
- Có tác dụng làm giãn cơ vận động
- Không độc, không gây tác dụng phụ
21
- Không ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp.
- Không gây cháy nổ, giá thành hạ.
Trong thực tế chưa có thuốc mê nào đạt tất cả các tiêu chuẩn trên nên trong quá trình
gây mê thường phải phối hợp thuốc mê với các nhóm thuốc khác như thuốc làm giãn
cơ, mềm cơ, thuốc tiền mê…
3.1.5 Phân loại thuốc mê:
Căn cứ vào đường đưa thuốc vào cơ thể mà chia thuốc mê thành 2 loại:
3.1.5.1 Thuốc mê theo đường hô hấp
a/ Đặc điểm:
- Thường ở thể lỏng, dễ bay hơi hoặc thể khí.
- Đưa vào cơ thể qua đường hô hấp (quá trình hít thở)
- Hấp thu nhanh, dễ sử dụng, có thể điều chỉnh được liều lượng thuốc
- Còn có tác dụng gây ngủ, giảm đau, giãn cơ.
b/ Một số thuốc gây mê đường hô hấp:

Tên khác
Tên thuốc Đặc điểm
(biệt dược)
Ether mê Diethyl ether Chất lỏng, sôi ở 340C-360C, dễ cháy nổ.
Halothan Fluothan Chất lỏng, sôi ở 490C, không cháy nổ.
Enfluran Ethan Chất lỏng, sôi ở 56,60C, không cháy nổ.
Ethyl clorid Kelen Chất khí, sôi ở 120C, rất dễ cháy nổ.
Dinitrogen oxyd Nitrogen protoxyd Chất khí, không cháy nổ.

3.1.5.2 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch


a/ Đặc điểm:
- Đưa vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch
- Tác dụng gây mê nhanh, thời gian gây mê ngắn.
- Ít có tác dụng giảm đau, giãn cơ.
- Khởi mê nhanh, nhưng dễ gây ngừng hô hấp và khó điều chỉnh liều lượng.
b/ Một số thuốc gây mê đường tĩnh mạch: Thiopentan natri, Ketamin, Fentanyl
3.1.6 Tai biến khi dùng thuốc mê:
3.1.6.1 Tai biến trong khi gây mê:
Có thể gặp như tăng tiết dịch hô hấp, nấc hoặc nôn, co thắt hầu, co thắt thanh quản,
xẹp phổi, ngạt thở, ngất, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim.
3.1.6.2 Tai biến sau khi gây mê:
Có thể bị viêm đường hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan.
Để phòng chống tai biến khi dùng thuốc mê phải gây mê đúng liều chỉ định và phối
hợp với các thuốc tiền mê.
3.1.6.3 Các biện pháp hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc mê.
- Dùng thuốc tiền mê : Không có tác dụng gây mê được dùng trước khi gây mê nhằm
mục đích :
22
+ Giảm sự bồn chồn lo lắng, làm mất phản xạ của hệ thần kinh thực vật nên khởi mê
dễ dàng.
+ Tăng tác dụng của thuốc mê và do đó làm giảm liều của thuốc mê.
+ Đề phòng và đối lập với những tác dụng phụ của thuốc mê.
- Các thuốc tiền mê thường dùng : Morphin, pethidin ( giảm đau, gây ngủ),
Phenobarbital, diazepam ( an thần, gây ngủ) ; Clopromazin ( liệt thần) ; Atropin ( hủy
phó giao cảm) ; Tricuran ( mềm cơ) ; Promethazine ( kháng histamin)…

3.1.7 Các thuốc điển hình.


3.1.7.1. Halothan Tên khác : Fluothan, Halan, Narcotan
Dược động học: Ít tan trong máu, khỏang 80% liều dùng được thải trừ qua phổi ở
dạng không biến đổi, số còn lại được oxy hóa ở gan và thải trừ qua thận. Thuốc có ái
lực mạnh với các mô mỡ, nên tránh được sự tích lũy Halothan trong máu (người mập
tỉnh nhanh hơn).
Tác dụng: Gây mê nhanh, tác dụng giảm đau, an thần kém. So với thuốc gây mê khác,
Halothan có nhiều ưu điểm là khởi mê dễ dàng, nhanh chóng, làm giảm tiết nước bọt,
dịch vị, duy trì gây mê dễ dàng, ít hoặc không kích ứng.
Tác dụng không mong muốn: Khi gây mê ở nồng độ cao trong sản khoa sẽ gây giãn
tử cung, có thể gây xuất huyết tại chỗ, gây tăng enzym gan, giảm huyết áp v nhịp tim.
Chỉ định: Gây mê phẫu thuật với liều 1,3% trong không khí (đặc biệt phẫu thuật cho
người hen suyễn hoặc phẫu thuật ở mắt). Gây mê phẫu thuật các chi, sọ não, lồng ngực
(trừ người bị bệnh tim).
Chống chỉ định: Sốt cao ác tính, gây mê trong sản khoa, phụ nữ có thai 03 tháng đầu,
sau 03 tháng gây mê bằng Halothan mới được sử dụng lại.
Thận trọng: Phẫu thuật sọ não
Cách dùng, liều dùng: Tiền mê bằng Atropin, khởi mê với nồng độ 1 – 4% Halothan
trong oxy hoặc hỗn hợp oxy –dinitrogen oxyd, duy trì gây mê dùng nồng độ 0,5 –
1,5% trong oxy hoặc hỗn hợp oxy –dinitrogen oxyd, dạng nguyên chất chai 125ml
hoặc 250ml.
Chú ý: Halothan gây phản ứng với một số kim loại, cao su nên phải chọn chai, nút,
ống dẫn hơi bằng vật liệu thích hợp.
Tương tác thuốc:
Bất lợi: Adrenalin: Rối lọan nhịp tim.
Morphin: tăng độc tính của Morphin
Theophyllin: tăng nguy cơ Lọan nhịp tim
Có lợi: Các thuốc giãn cơ: Tăng tác dụng
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Nhiệt độ không quá 250C, tránh ánh sáng.

3.1.7.2. Thiopental natri Tên khác : Pentonal natri, Nesdonal

23
Tác dụng: Khởi mê nhanh, êm dịu, có tác dụng gây mê sau khi tiêm tĩnh mạch từ 30-
40 giây, tác dụng giảm đau kém, giãn cơ yếu, dùng liều nhỏ sẽ phục hồi nhanh nhưng
vẫn buồn ngủ, dùng liều cao và có tiêm bổ sung sẽ kéo dài thời gian gây mê.
Dược động học: Sau khi tiêm IV thuốc liên kết với Protein là 75- 90%, thải trừ nhanh,
thời gian bán thải từ 3- 8 giờ tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
Tác dụng không mong muốn: Giảm hoạt động tim và hô hấp, gây buồn ngủ kéo dài,
gây co thắt thanh quản, phế quản.
Chỉ định: Gây mê các ca phẫu thuật với thời gian ngắn hoặc để khởi mê trước khi
dùng thuốc mê khác hoặc phối hợp với các thuốc mê khác để hiệp đồng tác dụng.
Chống chỉ định: Phẫu thuật ở ngực, hàm họng, người mẫn cảm với nhóm Barbituric,
hen phế quản, suy hô hấp, trẻ em dưới 7 tuổi và người già trên 60 tuổi.
TT thuốc:
Cách dùng, liều dùng:
Khởi mê: Tiêm tĩnh mạch 2 -3 ml, dung dịch 2,5%, dạng thuốc tiêm lọ 0,5g hoặc 1g
Thiopental natri với 30g Natri hydrocarbonat khan kèm với 1 ống nước cất pha tiêm.
Duy trì mê: 0,5 – 2ml dung dịch 2,5% (tùy theo yêu cầu).
Chú ý: Không được dùng để gây mê khi dung dịch Thiopental natri bị vẩn đục.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.1.7.3. Ketamin Tên khác : Ketalas, Ketalest


Dược động học: Hấp thu nhanh sau khi tiêm, phân bố tốt vào các mô kể cả não,
chuyển hóa tại gan thành chất có họat tính, 90% thuốc được bài xuất qua nước tiểu.
Tác dụng: Khởi mê nhanh, nhưng không kéo dài, giảm đau mạnh, không làm giãn cơ,
không làm mất phản xạ ở họng, thanh quản khi dùng thuốc.
Tác dụng không mong muốn: Ức chế hô hấp, tăng huyết áp, gây ảo giác, buồn nôn,
chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn.
Chỉ định: Gây mê các ca phẫu thuật nhỏ, khởi mê trước khi dùng ether mê, Halothan
hoặc phối hợp với Dinitrogen oxyd để hiệp đồng tác dụng.
Đối với các ca phẫu thuật lớn cần phối hợp với các thuốc gây mê khác
Chống chỉ định: Suy tim nặng, cao huyết áp, tiền sử tai biến mạch máu não, phẫu
thuật ở họng, thanh quản, phế quản, bệnh nhân bị sản giật.
Thận trọng: Phụ nữ có thai, người có tổn thương ở mắt hoặc tăng nhãn áp.
Cách dùng, liều dùng:
Khởi mê: Tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 4,5 mg/kg thể trọng, trung bình 2mg /kg thể trọng,
gây mê trong 5 – 10 phút, dạng ống tiêm hoặc lọ 500mg/100ml.
Tiêm bắp: 6,5 – 13mg/kg thể trọng, trung bình 10mg/kg gây mê trong 12 – 25 phút,
dạng thuốc như trên.
Liều duy trì gây mê: Tiêm ½ liều khởi mê, có thể tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt.
Lưu ý: Không trộn chung với Barbituric vì có thể gây kết tủa.
Tương tác thuốc:
Bất lợi: Theophyllin: Tăng nguy cơ động kinh và nhịp tim nhanh.

24
Hormon tuyến giáp: Tăng huyết áp và nhịp tim nhanh.
Các thuốc mê đường hô hấp nhóm Halothan: Kéo dài thời gian thải trừ của Ketamin
làm chậm sự tỉnh lại.
Thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống tăng huyết áp: Gây ức chế hô hấp
hoặc tăng nguy cơ hạ huyết áp.
Bảo quản: Thuốc HTT, Tránh ánh sáng, chống ẩm.
3.2. Thuốc tê:
3.2.1 Khái niệm:
Thuốc tê là thuốc có tác dụng phong bế sơi thần kinh cảm giác, làm mất cảm gíac (
đau, nhiệt) tạm thời ở một khu vực hạn chế của cơ thể, chức năng vận động không bị
ảnh hưởng.
3.2.2 Đặc điểm của một thuốc gây tê tốt.
- Ngăn cản hoàn toàn và đặc hiệu sự dẫn truyền cảm giác.
- Sau tác dụng của thuốc, chức phận thần kinh được phục hồi hoàn toàn.
- Thời gian gây tê ngắn, thời gian tác dụng thích hợp.
- Không độc, không gây kích thích mô và không gây dị ứng.
- Tan trong nước bền vững dưới dạng dung dịch.
3.2.3 Tác dụng và cơ chế:
- Ở liều thấp thuốc tê chỉ có tác dụng giảm đau, không làm mất các cảm giác khác.
- Ở liều điều trị và liều cao: Ngoài tác dụng giảm đau, thuốc gây tê còn làm mất các
cảm giác khác (nóng, lạnh), ức chế dẫn truyền vận động ( liều cao) và tác dụng trên
tim mạch.
Cơ chế: Thuốc tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ do gắn vào mặt
trong của màng tế bào nên ngăn chặn sự khử cực vì vậy ức chế dẫn truyền luồng thần
kinh.
3.2.4 Phân loại thuốc tê :
- Theo nguồn gốc: Tự nhiên, tổng hợp.
- Theo cấu trúc hóa học: Dẫn chất ester, amid, cấu trúc khác.
- Theo đường dùng: Bề mặt, tiêm ngấm, dẫn truyền (Gây tê thân TK, Phong tỏa hạch,
gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống).
Các thuốc gây tê thường không phân định rõ rệt, phụ thuộc vào liều dùng để gây tê.
3.2.5 Các thuốc điển hình:
3.2.5.1. Procain hydroclorid Tên khác : Novocain, Syncain
DĐH: Sau khi tiêm, khuếch tán nhanh, tác dụng gây tê xuất hiện sau 1 -2 phút và kéo
dài 20 – 40 phút. Phân bố kém vào mô nhưng qua được hàng rào máu não và nhau
thai. T1/2 ngắn (khỏang vài phút).
Tác dụng: Tác dụng gây tê ngắn, yếu, gây giãn mạch, thời gian tác dụng chậm hơn
Lidocain nên phải phối hợp với Adrenalin để kéo dài tác dụng và làm co mạch.
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây dị ứng (huyết áp giảm, suy yếu toàn thân),
làm giảm tác dụng của sulfamid kháng khuẩn nếu dùng đồng thời với Procain.

25
Chỉ định: Gây tê theo đường tiêm để giảm đau khi bong gân, sai khớp, chấn thương,
dùng phối hợp với thuốc khác để chống hiện tượng lão hóa ở người cao tuổi (vitamin
H3, KH3), rối lọan mạch não, giảm năng lực các giác quan, rối loạn nhịp tim.
Chống chỉ định: Phối hợp với sulfamid kháng khuẩn, thuốc chống động kinh, người
mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 10 tuổi.
Cách dùng, liều dùng:
Gây tê thấm: Dùng dung dịch 0,25 – 5%
Phong bế thần kinh ngoại vi: Dùng dung dịch 0,5 – 2%
Gây tê tủy sống: Dùng dung dịch 5%
Liều dùng tùy thuộc vào từng trường hợp và nồng độ dung dịch.
Phòng và trị một số biểu hiện rối lọan dinh dưỡng ở người già: Dung dịch 2% tiêm bắp
mỗi tuần 5ml, một tuần 3 lần. Mỗi đợt tiêm 10- 12 lần. Nghỉ 10 ngày dùng lại đợt
khác.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.2.5.2. Lidocain hydroclorid Tên khác : Solcain, Cyclocain


Dược động học:
Hấp thu: Lidocain hấp thu tốt khi uống và khi bôi trên da, niêm mạc và khi tiêm quanh
dây thần kinh. Mức độ hấp thu phụ thuộc vào liều lượng thuốc và mức độ phân bố
quanh mạch máu nơi tiêm.
Phân bố: Liên kết với Protein huyết tương khoảng 70%, khi tiêm vào tĩnh mạch, thuốc
phân bố nhiều ở não, phổi, tim, gan , lách, ruột và sau đó đến cơ, mỡ, thuốc qua được
hàng rào nhau thai và màng não.
Chuyển hóa chính ở gan.
Thải trừ chủ yếu qua thận, một phần nhỏ thải trừ qua mật.
Tác dụng: Tác dụng gây tê bề mặt mạnh hơn Procain, nhưng yếu hơn Cocain, tác
dụng gây tê theo đường tiêm nhanh, mạnh, kéo dài nhưng độc hơn Procain, ngòai tác
dụng gây tê còn có tác dụng chống loạn nhịp khi tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp, nhức đầu.
Liều cao gây rối loạn cảm giác, chóng mặt, loạn thị, ù tai, buồn nôn, nếu ngộ độc nặng
có thể co giật, suy hô hấp, hôn mê.
Chỉ định: Gây tê trong chuyên khoa, gây tê vùng, gây tê thấm, gây tê ngoài màng
cứng, chống lọan nhịp tim.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, tổn thương nặng ở niêm mạc, bloc nhĩ thất, suy
tim nặng.
Thận trọng: Gây tê tủy sống, gây tê ngòai màng cứng.
Bệnh gan, suy tim, suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn nặng, cao huyết áp.
Cách dùng, liều dùng:
Gây tê trong chuyên khoa: Dùng dung dịch 2%
Gây tê vùng và ngoài màng cứng: Dùng dung dịch 1,5%
Gây tê thấm: Dung dịch 0,5%. Dạng xịt: Để giảm đau ngoài da.

26
Chống lọan nhịp tim: 07 – 1,4mg/kg thể trọng: IV
Chú ý: Không dùng loại Lidocain phối hợp với Adrenalin để gây tê ở đầu, các chi
hoặc giảm đau tủy sống vì có nguy cơ hoại tử vùng gây tê.
Tương tác thuốc:
Có lợi: Phối hợp với Adrenalin làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, kéo dài thời gian
tác dụng.
Bất lợi: Các thuốc chống lọan nhịp tim khác, Acetazolamid, Furosemid, Cimetidin.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.3 Thuốc an thần – gây ngủ


3.3.1 Khái niệm :
Thuốc an thần gây ngủ là thuốc ức chế thần kinh trung ương. Thuốc an thần có tác
dụng giảm bồn chồn, lo lắng. Thuốc ngủ tạo ra trạng thái buồn ngủ và duy trì giấc ngủ
tương tự giấc ngủ sinh lý. Ở liều thấp, thuốc có tác dụng an thần, liều trung bình gây
ngủ, liều cao gây mê, liều độc gây hôn mê và có thể dẫn tới tử vong.
3.3.2 Cơ chế tác dụng:
Nhóm thuốc này ức chế dẫn truyền ở tổ chức lưới của não giữa, làm giảm hoạt động
của sinap thần kinh chủ yếu bằng cách làm tăng hoạt tính của GABA và Glycin, làm
thuận lợi cho mở kênh Cl-
Ngoài ra các thuốc an thần gây ngủ còn tác dụng theo một số cơ chế khác: Kích thích
Receptor của Serotonin, ức chế acid glutamic, kháng histamine và ức chế kênh Na+
3.3.3 Phân loại:
Theo cấu trúc thuốc an thần gây ngủ được chia làm 3 nhóm:
+ Dẫn chất acid barbituric
+ Dẫn chất bezodiazepin: Diazepam
+ Thuốc cấu trúc khác.

3.3.4 Các thuốc điển hình.


3.3.4.1 Dẫn chất Barbituric: Phenolbarbital (Gardenal)
Dược động học:
Hấp thu: Qua đường uống và đường tiêm. Xuất hiện tác dụng sau khi uống khoảng 60
phút hoặc sau khi tiêm khoảng 2 phút.
Phân bố: Phân bố nhiều ở tế bào thần kinh, gan thận, thuốc qua được hàng rào nhau
thai và có tích lũy trong cơ thể, liên kết protein khỏang 40 – 69%.
Chuyển hóa chính ở gan, nếu gan bị bệnh thì thuốc chuyển hóa chậm nên dễ gây ngộ
độc.
Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu nhưng chậm, một phần nhỏ thải trừ qua phân, sữa. Tốc
độ thải trừ phụ thuộc vào pH của máu, nếu pH của máu giảm sẽ thải trừ chậm, tác
dụng kéo dài, độc tính tăng.

27
Tác dụng: An thần, gây ngủ, chống co giật, chống cơn động kinh nặng, làm tăng tác
dụng của các thuốc có tác dụng an thần như Clopromazin, Reserpin, đối kháng tác
dụng của Strychnin.
Tác dụng không mong muốn:
Gây mẫn cảm (mẩn ngứa, nhức đầu, chóng mặt, mạch chậm…) dùng liên tục trong
thời gian dài gây hiện tượng quen thuốc, gây tích lũy trong cơ thể (nhất là ở những
người bị suy gan, thận). Dùng quá liều sẽ bị ngộ độc. Biểu hiện ngộ độc thuốc là các
triệu chứng suy giảm hô hấp và tuần hoàn, giải độc bằng cách rửa dạ dày hoặc ruột,
truyền thuốc tiêm NaHCO3 1,4% và dùng các thuốc kích thích hô hấp, tuần hoàn.
Chỉ định: Các chứng mất ngủ do nguyên nhân thần kinh, cơn động kinh nặng hoặc
các chứng co giật do uốn ván, ngộ độc strychnin, ngộ độc các thuốc kích thích thần
kinh trung ương và một số rối loạn thần kinh thực vật, đau thắt ngực, đau nửa đầu,
phối hợp làm thuốc tiền mê trong phẫu thuật.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, xơ cứng mạch máu não, các bệnh về gan thận.
Thận trọng: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, kiêng rượu trong thời gian dùng
thuốc, không ngừng thuốc đột ngột khi điều trị bệnh động kinh.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
An thần: Uống 30 – 120 mg chia 2 – 3/lần/ngày, dạng thuốc viên 10mg hoặc 50mg
Gây ngủ: Uống 100 – 200 mg trước khi đi ngủ buổi tối, dạng thuốc viên 100mg
Chống co giật: Tiêm bắp 50 – 100mg/lần, ngày tiêm 2 -3 lần, dạng thuốc tiêm Natri
phenolbarbital 200mg/2ml
Chữa động kinh: Tiêm tĩnh mạch trong cơn động kinh nặng 100 – 200mg/lần, dạng
thuốc tiêm như trên.
Phối hợp làm thuốc tiền mê: 200mg/lần, dạng thuốc tiêm như trên.
Trẻ em: Gây ngủ, chống co giật uống 5 – 8 mg/kg thể trọng/ngày. Chia làm 2 -3 lần,
dạng thuốc viên hoặc siro natri phenolbarbital 15mg/ml
Tương tác thuốc:
Giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu, các thuốc giảm đau gây ngủ, Vitamin
D, Rifampicin, tetracycllin.
Bảo quản:
Phenolbarbital nguyên chất, viên 10mg, 50mg, 100mg, thuốc tiêm bảo quản thuốc
hướng tâm thần, chống ánh sáng.

3.3.4.2 Dẫn chất Benzodiazepin


a/ Tính chất chung:
Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng an thần, gây ngủ, nhưng do cường độ tác dụng
của các thuốc khác nhau, nên tạm chia thành 02 nhóm:
- Nhóm chủ yếu dùng để an thần: Diazepam, Clodiazepoxid, Clonazepam,
oxaepam…
- Nhóm chủ yếu dùng để gây ngủ: Flunazepam, temazepam, triazolam…

28
Các thuốc trong nhóm còn có tác dụng chống co giật, động kinh, giãn cơ ( cả cơ vân
và cơ trơn), giãn mạch, hạ huyết áp, chống loạn nhịp.
b/ Diazepam (Seduxen)
Dược động học:
Hấp thu: Gần như hoàn toàn qua đường uống, liên kết với Protein huyết tương cao 90 -
95%, vào được dịch não tủy, nhau thai và sữa mẹ.Chuyển hóa ở gan, bài tiết qua thận,
mật. Chuyển hóa và đào thải ở trẻ sơ sinh, người bị suy thận chậm hơn nhiều so với
người bình thường.
Tác dụng: An thần, trấn tĩnh, giảm lo âu, hồi hộp, chống co giật, giãn cơ, gây ngủ nhẹ
và ổn định thần kinh thực vật.
Tác dụng không mong muốn: Gây trạng thái mơ màng, ngủ gà hay ngủ lịm, dị ứng
ngoài da, giảm tình dục.
Chỉ định: Các trường hợp lo âu, hồi hộp, mất ngủ nhẹ, kinh giật khi sốt cao, động
kinh, sản giật, uốn ván và rối loạn thần kinh thực vật, thuốc tiền mê trước khi phẫu
thuật.
Chống chỉ định: Nhược cơ, suy hô hấp, dị ứng với dẫn chất benzodiazepin
Thận trọng: Suy giảm chức năng gan, thận, bệnh Glocom, xơ cứng động mạch, phụ
nữ có thai và cho con bú. Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc, hạn chế dùng
thuốc cho trẻ sơ sinh (do đào thải chậm).
Tương tác thuốc:
Phối hợp với Morphin: Tăng ức chế hô hấp của Morphin.
Cimetidin và ciprofloxacin: Tăng nồng độ Diazepam.
Isoniazid: Tăng thời gian bán hủy của Diazepam.
Thuốc tránh thai và omeprazol: Tăng tác dụng của Diazepam.
Cách dùng, liều dùng:
Khó ngủ, lo lắng:
Người lớn:: 5 – 20 mg, chia 2 – 4/lần/ngày, dạng thuốc viên Seduxen 2mg, 5mg,
10mg hoặc nạp hậu môn viên 10mg.
Trẻ em: 1 – 6 tuổi uống 1 – 6 mg/ngày, chia 2 – 3 lần.
7 – 15 tuổi uống 6 – 10mg/ngày, chia 2 -3 lần.
Động kinh nặng:
Tiêm tĩnh mạch 5 - 10mg, dạng thuốc tiêm Seduxen 5mg/2ml hoặc 10mg/2ml.
Uốn ván:
Người lớn: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 20- 30mg/ 24 giờ, chia 2 – 3 lần, dạng
thuốc tiêm như trên.
Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 2- 5mg/ 24 giờ, chia 2 – 3 lần, dạng thuốc tiêm
như trên.
Bảo quản: Bảo quản thuốc hướng tâm thần, chống ẩm.
Dạng phối hợp với hàm lượng 5mg/công thức được miễn quản lý theo quy chế.
3.4 Thuốc giảm đau thực thể
3.4.1 Khái niệm

29
Thuốc giảm đau thực thể là thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc trên trung tâm đau, làm
giảm đau hoặc mất cảm giác đau cho người bệnh.
Các thuốc giảm đau thực thể còn có một số tác dụng phụ như gây nghiện, gây ngủ ức
chế hô hấp nên phải sử dụng hợp lý, an toàn và quản lý chặt chẽ.
3.4.2 Phân loại:
+Alkaloid của nhựa thuốc phiện và dẫn chất như: Morphin, codein,
Dextropropoxyphen.
+ Các chất bán tổng hợp và tổng hợp: Pethidin, Fentanyl
3.4.3 Đặc điểm chung
+Tác dụng giảm đau mạnh, làm mất cảm giác đau thực thể của bệnh nhân, không có
tác dụng giảm đau về tinh thần.
+ Gây ức chế thần kinh trung ương ngay ở liều điều trị, trươc hết là gây ức chế hô hấp
nên dễ gây tai biến khi sử dụng (đặc biệt với người già yếu, phụ nữ có thai và trẻ em
dưới 5 tuổi).
+ Đều có độc tính cao, tác dụng dược lý phức tạp, gây sảng khoái và gây nghiện nên
được quản lý theo quy chế quản lý thuốc gây nghiện.
+ Có tác dụng an thần, gây ngủ.
+ Làm giảm nhu động ruột.
3.4.4 Nguyên tắc sử dụng:
Chỉ sử dụng thuốc giảm đau thực thể trong các cơn đau nội tạng dữ dội như ung thư
giai đoạn cuối, sỏi thận, sỏi mật.
Dùng phối hợp làm thuốc tiền mê trong phẫu thuật
Khi sử dụng phải thực hiện đúng quy chế, tránh lạm dụng vào mục đích phi y học.

3.4.5 Các thuốc điển hình.


3.4.5.1. Morphin
Dược động học:
Hấp thu: Qua đường tiêu hóa, tác dụng qua đường uống kém hơn đường tiêm, tác
dụng đạt tối đa sau khi uống khoảng 30 - 60 phút.
Phân bố: vào các tổ chức, thuốc qua được hàng rào nhau thai và hàng rào máu não.
Chuyển hóa chính ở gan, một lượng nhỏ được phân hủy ở thận.
Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ngày đầu 90%, một phần nhỏ thải trừ qua mật, phân,
mồ hôi, sữa, nước bọt.
Tác dụng: Giảm đau mạnh, đặc hiệu với các chứng đau ở các phủ tạng, tác dụng giảm
đau tăng khi phối hợp với thuốc an thần, gây ngủ, làm giảm hoạt động tinh thần và ức
chế trung tâm ho.
Tác dụng không mong muốn: Liều điều trị gây nghiện, ức chế trung tâm hô hấp, làm
nhịp thở chậm và sâu, liều cao gây mệ, mất tri giác, liệt hoàn toàn trung tâm hô hấp.
Ngoài ra thuốc còn gây buồn nôn, táo bón, giảm nhu động ruột nên bệnh nhân chán ăn.

30
Chỉ định: Các cơn đau nội tạng dữ dội như ung thư giai đoạn cuối, sỏi mật, sỏi thận,
uốn ván, sốc, choáng do chấn thương, hoặc sau khi sinh, phù phổi cấp thể nhẹ và vừa,
phối hợp làm thuốc tiền mê trong phẫu thuật.
Chống chỉ định: Suy hơ hấp, triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân, suy
gan nặng, chấn thương não hoặc tăng áp lực nội sọ, trạng thái co giật, nhiễm độc rượu
cấp, trẻ em < 30 tháng tuổi, đang dùng các thuốc ức chế MAO
Thận trọng: Người cao tuổi, suy thận, giảm năng tuyến giáp, hen, nhược cơ, phụ nữ
có thai và cho con bú.
Tương tác thuốc: Rượu làm tăng tác dụng an thần của Morphin.
Các thuốc kháng histamin H1, barbituric, Benzodiazepin làm tăng tác dụng ức chế
thần kinh TW của Morphin.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Uống: Ngày 2 lần, mỗi lần 0,01g, dạng siro thuốc.
Tiêm dưới da: 0,01g/lần, lặp lại khi cần thiết.
Liều tối đa (uống, tiêm dưới da): 0,02g/lần-0,05g/24giờ.
Trẻ em: Từ 5 tuổi trở lên có thể uống hay tiêm dưới da 0,002g-0,01g/ngày, dạng thuốc
như trên.
Bảo quản: Morphin nguyên chất bảo quản thuốc gây nghiện, tránh ánh sáng chống
ẩm, tương kỵ với các chất oxy hóa.
Siro và thuốc tiêm bảo quản thuốc gây nghiện, tránh ánh sáng, chống đổ vỡ.

3.4.5.2. Pethidin (Dolargan, Dolosal).


Dược động học:
Hấp thu: Qua đường tiêu hóa, tác dụng qua đường uống kém hơn đường tiêm, tác
dụng đạt tối đa sau khi uống khoảng 1 – 2 giờ, gắn vào Protein huyết tương 60 -80%.
Phân bố: vào các tổ chức, thuốc qua được hàng rào máu não.
Chuyển hóa chính ở gan và Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng: Giảm đau nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn so với Morphin, ít gây
nôn, ít táo bón, ít độc hơn Mophin 3 lần, gây nghiện như Morphin, không gây ngủ và
giảm ho.
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, táo bón, chóng mặt, nhịp tim nhanh,
suy hô hấp nhẹ.
Chỉ định: Giảm đau ( vừa và nặng). Tiền mê. Tăng cường cho gây mê.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Bệnh gan nặng, suy gan. Suy thận nặng. Suy hô
hấp, bệnh phổi nghẽn mãn tính, hen phế quản. Đau bụng cấp tính không rõ nguyên
nhân. Chấn thương sọ và gây tăng áp suất trong sọ. Lú lẫn, kích động, co giật.
Thận trọng: Dùng thận trọng cho người già, giảm hay cường tuyến giáp, bệnh đường
niệu, tuyến tiền liệt, phụ nữ có thai.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Uống: Ngày 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 0,05g.
Tiêm bắp, dưới da: 0,05g – 0,1g/lần/24 giờ.

31
Cấp cứu: Tiêm tĩnh mạch chậm với liều 0,1g/pha /20ml dung dịch tiêm truyền NaCl
0,9%.
Liều tối đa (uống, tiêm dưới da): 0,1g/lần - 0,25g/24giờ.
Trẻ em: Từ 30 tháng trở lên có thể uống ¼ - ½ viên/ngày, dạng thuốc như trên.
Tương tác thuốc: Barbituric, Rượu, phenitoin làm tăng độc tính của thuốc. Cimetidin
làm tăng đào thải Pethidin.
Bảo quản: Viên và thuốc tiêm bảo quản thuốc gây nghiện, tránh ánh sáng, chống đổ
vỡ.
3.5 Thuốc chống động kinh
3.5.1 Khái niệm
Thuốc chống động kinh là các thuốc có khả năng lọai trừ hoặc làm giảm tần số, mức
độ trầm trọng của các cơn động kinh hoặc các triệu trứng tâm thần kèm theo bệnh
động kinh, mà không gây ngủ. Thuốc mê và thuốc ngủ cũng có tác dụng chống co giật,
nhưng tác dụng này chỉ xuất hiện sau khi bệnh nhân đã ngủ. Thuốc chống động kinh
không hòan tòan đồng nhất với thuốc chống co giật.

3.5.2. Axid Valproic (Deparkin) dùng dạng muối natri


Tác dụng: Có tác dụng trên môi lọai động kinh, rất ít tác dụng an thần
Dược động học: Hấp thu nhanh bằng đường uống
Phân bố chủ yếu trong máu và dịch tế bào, tỷ lệ gắn vào protein huyết tương phụ thuộc
vào liều lượng và độ bão hòa của thuốc. Thời gian bán thải 15 -17 giờ, thải trừ chủ yếu
qua nước tiểu. Không gây hiện tượng cảm ứng men.
Tác dụng: Chống động kinh, tác động chủ yếu trên thần kinh trung ương. Theo 2
kiểu:
- Tác dụng trực tiếp liên quan đến nồng độ valproat trong huyết tương và trong não.
- Tác dụng gián tiếp thông qua các chất chuyển hóa của valproat trong não bằng cách
tác động lên các chất trung gian dẫn truyền thần kinh hoặc tác dụng trực tiếp trên
màng tế bào.
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau dạ dày, rối loạn ý thức,
những bất thường về máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hay hồng cầu, kéo dài thời
gian chảy máu).
Chỉ định: Các trường hợp động kinh khác nhau, đặc biệt là động kinh không có cơn
co giật.
Chống chỉ định: Bệnh gan, kết hợp với mefloquin, dị ứng với thuốc.
Cách dùng, liều dùng:
Chia liều 24 giờ ra 2 – 3 lần uống lúc bữa ăn.
Trẻ em, trẻ còn bú và trẻ nhỏ: 30mg/kg/24 giờ
Trẻ thành niên và người lớn: 20 -30mg/kg/24 giờ
Nếu trước đó đã dùng các thuốc chống động kinh khác, thêm từ từ acid valproic để đạt
liều tối ưu khoảng 2 tuần, rồi giảm các trị liệu kết hợp.

32
Nếu dùng không phối hợp, tăng liều từ từ cách 2 – 3 ngày để đạt liều tối ưu trong
khoảng 1 tuần.
Tương tác thuốc:
Làm tăng hiệu quả các thuốc: An thần kinh, chống trầm cảm như phenolbarbital,
Phenytoin, Carbamazepin…
Các thuốc làm tăng nồng độ valproat như Erythromycin, Aspirin, Cimetidin,
Mefloquin.
Bảo quản: Chống ánh sáng, chống ẩm.
4. THUỐC KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
4.1 Đặc điểm chung
Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kích thích
trung tâm hô hấp và vận mạch làm hồi phục các trung tâm khi bị suy yếu.
Hầu hết các thuốc không ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tim mạch mà thông qua cơ chế hệ
thần kinh giao cảm, kích thích làm tăng nhịp tim, tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim.
Tác dụng của thuốc thường ngắn, nên được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp suy
hô hấp và tuần hoàn cấp ở thể vừa và nhẹ.
Liều cao tất cả các thuốc kích thích TKTW đều có thể gây co giật, tuy nhiên mức độ
và cách thức gây co giật có thể khác nhau.
4.2 Các thuốc điển hình
4.2.1. Strychnin
Tác dụng: Với liều điều trị có tác dụng kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên
tủy sống, làm cường kiện các cơ quan cảm giác, kích thích phản xạ, tăng dẫn truyền
thần kinh cơ, tăng hoạt động và dinh dưỡng cơ, ngoài ra còn có tác dụng kích thích
tiêu hóa, tăng tiết dịch vị giúp ăn ngon.
Với liều cao sẽ kích thích quá mạnh gây ngộ độc có thể chết do ngừng hô hấp.
Chỉ định: Nhược cơ, tê bại tay chân, liệt dương, đái dầm, ăn uống khó tiêu do liệt nhẹ
ruột và giải độc thuốc ngủ barbituric.
Chống chỉ định:
Cao huyết áp, xơ cứng mạch, viêm gan, thận, Basedow, động kinh.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Uống: 1 – 5mg/24 giờ, dạng dung dịch Strychnin sulfat 0,1%
Tiêm dưới da: 0,5 -1 mg/lần, ngày dùng 2 – 3 lần, dạng thuốc tiêm Strychnin sulfat
1mg/1ml.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Tránh ánh sáng.

4.2.2. Piracetam
Dược lý và tác dụng:
Có tác dụng lên một số chất dẫn truyền thần kinh, có thể làm thay đổi sự dẫn truyền
thần kinh giúp cho các tế bào thần kinh họat động tốt. Thuốc không có tác dụng gây
ngủ, an thần, hồi sức giảm đau, an thần kinh.
Tác dụng không mong muốn: Tòan thân: Mệt mỏi.
33
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng.
Thần kinh: Bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ.
Dược động học: Hấp thu nhanh chóng và gần như hòan tòan qua đường tiêu hóa, qua
được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ, không gắn với Protein huyết tương và
đào thải nguyên vẹn qua thận.
Chỉ định:
Các triệu chứng chóng mặt.
Ở người cao tuổi: Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung, thiếu tỉnh táo, thay đổi
khí sắc, rối lọan hành vi, sa sút trí tuệ do nhồi máu não.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.
Nghiện rượu
Ở trẻ em điều trị triệu chứng khó đọc.
Dùng hỗ trợ trong điều trị giật run cơ có nguồn gốc vỏ não.
Chống chỉ định:
Người bệnh suy thận nặng, Người suy gan.
Thận trọng:
Người suy thận, Phụ nữ có thai và cho con bú.
Liều lượng và cách dùng:
Trung bình: 30 – 160mg/kg/ngày, uống hoặc tiêm, có thể tăng liều tới 12g/ngày.
Lưu ý: Một số trường hợp nhạy cảm thuốc gây hiện tượng ngủ gà nên tránh dùng
thuốc khi vận hành máy móc, tàu xe.
Tương tác thuốc:
Phối hợp được với vitamin và các thuốc an thần trong điều trị nghiện rượu.
Tương tác đối kháng với hormon tuyến giáp.
Bảo quản: Thuốc không kê đơn, Nơi khô ráo, nhiệt độ phòng.
5. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN
5.1 Thuốc ức chế tâm thần
5.1.1 Khái niệm
Thuốc ức chế tâm thần còn gọi là Thuốc an thần chủ yếu (thuốc liệt thần hay thuốc an
thần kinh). Là các thuốc an thần mạnh, chống rối loạn tâm thần thể hưng cảm, thuốc
có tác dụng làm giảm các trạng thái kích thích, bồn chồn, làm mất cảm giác lo âu, sợ
hãi, làm giảm ý thức hoang tưởng, ảo giác và các hội chứng thần kinh khác.
Ở liều điều trị thuốc không gây ngủ, không gây mê nhưng có tác dụng trên thần kinh
trung ương và thần kinh thực vật gây hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, chống nôn và các rối
loại nội tiết…
5.1.2 Phân loại
Theo cấu trúc hóa học chia thành các nhóm:
+ Dẫn xuất phenothiazin: Clopromazin
+ Dẫn xuất Butyrophenon: Haloperidol
+ Dẫn xuất Benzamid: Sulpirit
+ Dẫn xuất khác.
34
5.1.3 Các thuốc điển hình:
5.1.3.1 Clopromazin (Aminazin)
Tác dụng: Dẫn xuất nhóm Phenothiazin, chống rối loạn tâm thần, chống co thắt,
chống nôn, kháng histamin và hạ nhiệt.
Dược động học:
Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, khi tiêm bắp tác dụng có thể tăng từ 4- 10 lần, liên kết
với Protein huyết tương cao 95 - 98%, vào được dịch não tủy, nhau thai và sữa
mẹ.Chuyển hóa ở gan, bài tiết qua thận, mật. T1/2 = 30 h
Tác dụng không mong muốn:
Gây buồn ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, gây khô miệng, táo bón, mẩn đỏ, ngứa, giảm bạch
cầu, hạ huyết áp thế đứng, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm tình dục.
Chỉ định: Các trường hợp rối loạn tâm thần (trạng thái thao cuồng, tâm thần phân
liệt)… co giật, sản giật, buồn nôn và nôn. Các chứng nấc khó chữa trị.
Chống chỉ định: Bệnh về máu, bệnh Glocom, nhược cơ. Người bệnh bị ngộ độc thuốc
ngủ Barbituric, Morphin và rượu.
Thận trọng: Phụ nữ có thai 03 tháng cuối, đang nuôi con bú.
Người bệnh có nguy cơ loạn nhịp.
Người bệnh tổn thương não, viêm gan, viêm thận
Tương tác thuốc: Clopromazin làm tăng tác dụng của thuốc ngủ, thuốc mê, thuốc tê,
thuốc giảm đau loại morphin, thuốc chống cao huyết áp, rượu.
- Clopromazin đối kháng tác dụng với các thuốc kích thích thần kinh tâm thần.
Cách dùng, liều dùng:
Uống: 25 – 50 mg/lần cho người lớn, 1 – 3/lần/ngày, dạng thuốc viên 10mg, 25mg,
50mg, 100mg
Tiêm bắp sâu: 25 – 50 mg/ngày cho người lớn, dạng thuốc tiêm 25mg /2ml
Tiêm tĩnh mạch: 25mg cho người lớn pha trong 10 – 20ml thuốc tiêm Gluco 5% hoặc
NaCl 0,9%.
Nạp hậu môn: 100mg, cách 8 giờ đặt 1 lần, dạng thuốc đạn 100mg /1viên.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Chống ánh sáng, chống ẩm.

5.1.3.2 Sulpirid (Dogmatil)


Dược động học: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ đạt tối đa sau khi uống 4
-5 giờ. Thuốc khuếch tán nhanh vào các tổ chức như gan, thận, trong não tập trung
nhiều ở tuyến yên. Tỷ lệ gắn protein huyết tương là 40%, qua sữa mẹ và nhau thai rất
ít, thải trừ qua thận 90% ở dạng không biến đổi.
Tác dụng: Là dẫn xuất nhóm Benzamid, là thuốc an tâm thần có tác dụng lưỡng cực.
Ở liều ≤ 600mg có tác dụng kích thích và liều cao ≥ 600mg có tác dụng ức chế.
Tác dụng ngọai ý:
Rối lọan nội tiết và chuyển hóa: Tăng cân, tăng tiết sữa
Thần kinh: Lọan vận động: Vẹo cổ, cứng hàm.
Rối lọan giấc ngủ. Kích thích quá mức, lo âu.

35
Trên hệ thần kinh thực vật: Hạ huyết áp khi đứng.
Chỉ định:
Ở liều ≤ 600mg: Tình trạng mất nghị lực, lọan thần kinh.
Cảm giác lo lắng, hoa mắt, chóng mặt.
Lóet dạ dày tá tràng.
Liều cao ≥ 600mg: Các rối lọan tâm thần cấp tính: tâm thần phân liệt, thao cuồng, ảo
giác.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc bệnh u tủy thượng thận.
Bệnh nhân bị rối lọan chuyển hóa porphyrin.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Trẻ em < 14 tuổi.
Thận trọng:
Nếu sốt cao phải ngừng điều trị.
Người lớn tuổi, người nhạy cảm với thuốc, bệnh nhân bị cao huyết áp.
Bệnh nhân bị bệnh rối lọan thần kinh hoặc hưng phấn nhẹ.
Giảm liều hoặc ngưng thuốc ở những bệnh nhân bị suy thận vừa hoặc nặng.
Bệnh nhân bị động kinh, bệnh Parkinson.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Uống: Suy sụp, lọan thần: 1 – 3 viên/ngày (viên 200mg)
Tâm thần phân liệt: 4 – 8 viên/ngày
Trẻ em > 14 tuổi: 3 – 5mg/kg cân nặng mỗi ngày.
Tiêm trong trường hợp cấp hoặc mãn tính: 200 – 800mg /ngày, trong hai tuần.
Tương tác thuốc:
- Đối kháng: Levodopa.
- Rượu làm tăng tác dụng của thuốc.
- Các thuốc ức chế thần kinh khác: tăng ức chế thần kinh trung ương.
- Trong điều trị lóet dạ dày tá tràng: Nên dùng thuốc trước 2 giờ khi dùng Sucralfat
hoặc các thuốc kháng acid.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
5.2 Thuốc chống trầm cảm
5.2.1 Khái niệm
Thuốc chống trầm cảm làm mất các tình trạng u sầu, buồn chán, thất vọng.. lập lại cân
bằng về tâm thần.
5.2.2 Phân loại
Dựa theo cơ chế tác dụng, chia các thuốc chống trầm cảm thành 04 nhóm:
Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Các thuốc
Ức chế monoamine IMAO không chọn lọc Phenelzin
oxydase (IMAO) IMAO chọn lọc Toloxaton

36
Ức chế thu hồi
Chống trầm cảm 3 vòng Amitriptylin, imipramin
Noradrenalin và serotonin
Ức chế chọn lọc thu hồi Ức chế chọn lọc thu hồi
Fluoxetin, Fluvoxamin
serotonin serotonin
Tác dụng theo các cơ chế
Các thuốc khác Amoxapin
khác nhau

5.2.3 Thuốc điển hình: Fluoxetin


Dược động học: Hấp thu qua đường tiêu hóa. Với liều điều trị, nồng độ thuốc trong
huyết tương duy trì ổn định sau vài tuần. Thuốc chuyển hóa ở gan tạo ra chất có hoạt
tính và thải trừ chậm hơn chất ban đầu. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Là chất gây ức
chế enzyme chuyển hóa một số thuốc khác tại gan.
Chỉ định: Các trạng thái trầm cảm. Các trạng thái rối loạn tâm thần ( rối loạn giấc
ngủ, hoảng loạn, rối loạn ăn uống ..)
Tác dụng không mong muốn:
Khi bắt đầu điều trị, tình trạng bồn chồn, lo lắng hoặc khó ngủ có thể bị tăng lên (10-
20% số ca điều trị). Phản ứng buồn nôn lúc đầu và phụ thuộc vào liều cũng có thể xảy
ra tới 10%.
* Thường gặp:
- Toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi
- Thần kinh trung ương: liệt dương, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục
- Tiêu hóa: buồn nôn, ỉa chảy, chán ăn.
- Da: phát ban da, ngứa
- Thần kinh: run
- Tâm thần: tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lo sợ.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với Fluoxetin
- Người bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10ml/phút)
- Người bệnh đang dùng các thuốc ức chế MAO (dùng 2 loại thuốc này phải cách nhau
ít nhất 5 tuần). Người có tiền sử động kinh.
Thận trọng:
- Tránh dùng đồng thời với các chất ức chế monoamin oxydase (MAO). Chỉ nên dùng
các thuốc ức chế MAO khi fluoxetin đã được thải trừ hoàn toàn (ít nhất 5 tuần). Cần
thận trọng giảm liều cho người bệnh có bệnh gan hoặc giảm chức năng gan.
- Thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng suy xét, phán đoán, suy nghĩ hoặc khả
năng vận động nên phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy hoặc những công việc cần
tỉnh táo.
- Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc nhức đầu nên không đứng dậy đột ngột khi đang ở
tư thế nằm hoặc ngồi.
- Thận trọng với người bệnh có tiền sử động kinh do fluoxetin có thể hạ thấp ngưỡng
gây động kinh.
37
- PN mang thai và cho con bú.
Tương tác thuốc:
- Không nên dùng đồng thời fluoxetin với các chất monoamin oxydase như
furazolidon, procarbazin và selegilin vì có thể gây lú lẫn, kích động, những triệu
chứng đường tiêu hóa, sốt cao, co giật nặng hoặc cơn tăng huyết áp.
- Fluoxetin ức chế mạnh các enzym gan cytochrom P4502D6. Điều trị đồng thời với
các chất chuyển hóa nhờ enzym này và có chỉ số điều trị hẹp (thí dụ flecainid,
encainid, vinblastin, carbamazepin và thuốc chống trầm cảm 3 vòng) thì phải bắt đầu
hoặc điều chỉnh các thuốc này ở phạm vi liều thấp. Điều này cũng áp dụng nếu
fluoxetin đã được dùng trong vòng 5 tuần trước đó. Nồng độ các thuốc chống trầm
cảm 3 vòng, maprotilin hoặc trazodon trong huyết tương có thể tăng lên gấp đôi khi
dùng đồng thời với fluoxetin. Một số thầy thuốc khuyên nên giảm khoảng 50% liều
các thuốc này khi dùng đồng thời với fluoxetin
- Dùng đồng thời fluoxetin với diazepam có thể kéo dài nửa đời của diazepam ở một
số người bệnh, nhưng các đáp ứng sinh lý và tâm thần vận động có thể không bị ảnh
hưởng.
- Dùng đồng thời với các thuốc tác dụng thần kinh có thể làm tăng nguy cơ tác dụng
phụ
- Các thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương như thuốc chống đông máu,
digitalis hoặc digitoxin, dùng đồng thời với fluoxetin có thể bị đẩy ra khỏi vị trí liên
kết protein, làm tăng nồng độ các thuốc tự do trong huyết tương và tăng tác dụng phụ
- Nồng độ phenytoin có thể bị tăng lên khi dùng đồng thời với fluoxetin, dẫn đến ngộ
độc nên cần theo dõi chặt chẽ nồng độ phenytoin trong huyết tương.
- Dùng fluoxetin đồng thời với lithi có tểh hoặc làm tăng hoặc giảm nồng độ lithi trong
máu và đã có trường hợp ngộ độc lithi xảy ra. Do đó cần theo dõi nồng độ lithi trong
máu.
Liều lượng và cách dùng:
Theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng liều trung bình là:
* Điều trị trầm cảm: Liều bắt đầu thường dùng là 10mg/ngày, uống 1 lần vào buổi
sáng. Một số người bệnh có thể dùng liều thấp hơn (nghĩa là 5mg/ngày hoặc 20mg
cách 2 hoặc 3 ngày/lần). Liều duy trì được thay đổi theo đáp ứng lâm sàng của mỗi
người. Thông thường sau một vài tuần mới đạt được hiệu quả điều trị đầy đủ, do vậy
không nên tăng liều thường xuyên.
* Điều trị chứng xung lực cưỡng bức ám ảnh: liều bắt đầu 20mg/ngày. Phải mất vài
tuần mới đáp ứng đầy đủ điều trị. Liều trên 20mg phải chia làm 2 lần: sáng và chiều.
Một số trường hợp có thể cần liều cao tới 80mg/ngày, nhưng điều quan trọng là phải
biết rằng bao giờ cũng phải cần vài tuần (3 - 5 tuần) để đạt được kết quả điều trị với
một liều đã cho.
* Với người cao tuổi và người suy gan, cần giảm liều ban đầu và giảm tốc độ tăng liều.
* Có nguy cơ tích lũy fluoxetin và chất chuyển hóa ở người bệnh giảm chức năng
thận, do vậy cần cân nhắc điều chỉnh liều cho người bệnh suy thận.

38
* An toàn và hiệu quả với trẻ em (<18 tuổi): chưa được nghiên cứu đầy đủ.
* Người cao tuổi thường bắt đầu 10mg mỗi ngày và không vượt quá 60mg/ngày.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận:
1. Hãy so sánh điểm khác nhau giữa hai nhóm chất trung gian dẫn truyền thần kinh?
Mỗi nhóm lấy 5 ví dụ minh họa.
2. Hãy so sánh thuốc gây mê và gây tê ?
3. Hãy so sánh những điểm khác nhau giữa thuốc gây mê theo đường hô hấp và tĩnh
mạch.
4. Hãy so sánh điểm giống và khác nhau về tác dụng, chỉ định, giữa thuốc tê Lidocain
và procain.
5. Hãy so sánh điểm giống và khác nhau về tác dụng, chỉ định giữa phenobarbital và
diazepam.
6. Hãy so sánh điểm giống và khác nhau về tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ
định giữa morphin và pethidin
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Thiopental chống chỉ định cho trẻ em dưới 3 tuổi.
A. Đúng. B. Sai.
2.Procain hydroclorit là thuốc tê có cấu trúc dây nối Ester.
A. Đúng. B. Sai.
3.Lidocain có tác dụng gây tê nhanh, mạnh hơn Novocain.
A. Đúng. B. Sai.
4.Dụng cụ chứa Halothan có thể dùng bất cứ vật liệu nào cũng được.
A. Đúng. B. Sai.
5.Thiopental natri dùng để gây mê các ca phẫu thuật với thời gian ngắn.
A. Đúng. B. Sai.
6.Lidocain làm giảm hoạt tính kháng khuẩn của Sulfamid.
A. Đúng.
A. Đúng. B. Sai.
7.Halothan là thuốc có ái lực mạnh với các mô mỡ.
A. Đúng. B. Sai.
8.Với liều cao, strychnin có thể gây tử vong do ngừng hô hấp.
A. Đúng. B. Sai.
9.Piracetam phối hợp được với các thuốc an thần trong điều trị nghiện rượu.
A. Đúng. B. Sai.
10.Piracetam là thuốc có tác dụng đảo ngược.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
11. Thiopental là thuốc cùng nhóm với:
39
A. Diazepam. B. Halothan. C. Ketamin. D. Phenobarbital.
12. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai 03 tháng đầu là:
A. Lidocain B. Halothan. D. Thiopental. E. Ketamin.
13. Thiopental và Ketamin có cùng chung chống chỉ định là:
A. Trẻ em dưới 7 tuổi. B. Người già trên 60 tuổi.
C. Phẫu thuật ở họng. D. Người cao huyết áp.
14. Ngoài tác dụng gây tê, Procain còn có tác dụng trị:
A. Suy tim. B. Giảm năng lực các cơ quan.
C. Cao huyết áp. D. Các trường hợp sau nhồi máu cơ tim.
15. Lidocain chống chỉ định trong trường hợp:
A. Trẻ em < 10 tuổi. B. Người suy gan. C. Người suy tim nặng. D. Phụ nữ có
thai.
16.Thuốc chống chỉ định cho trẻ em < 10 tuổi.
A. Ketamin. B. Halothan. C. Procain. D. Lidocain.
17. Ngoài tác dụng gây tê, Lidocain khi dùng đường tiêm còn có tác dụng trị:
A. Suy tim. B. Rối loạn mạch não.
C. Rối loạn nhịp tim. D. Các trường hợp sau nhồi máu cơ tim.
18. Strychnin được xếp vào nhóm thuốc:
A. An thần nhẹ. B. An thần mạnh.
C.Kích thích thần kinh ưu tiên trên tủy sống.
D. Các thuốc hưng trí.
19. Camphona được xếp vào nhóm thuốc:
A. An thần nhẹ. B. An thần mạnh. C.Kích thích thần kinh ưu tiên trên hành não.
D. Các thuốc hưng trí.
20. Cafein được xếp vào nhóm thuốc:
A. An thần nhẹ. B. An thần mạnh. C.Kích thích thần kinh ưu tiên trên tủy sống.
D. Kích thích thần kinh ưu tiên trên vỏ não.
21. Piracetam được xếp vào nhóm thuốc:
A. An thần nhẹ. B. An thần mạnh. C.Kích thích thần kinh ưu tiên trên hành não.
D. Các thuốc hưng trí.
22. Cafein có tác dụng tương tự như :
A. Strychnin. B. Piracetam. C.Ephedrin D. Nikethamid
23. Với liều điều trị Strychnin có tác dụng:
A. Kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên vỏ não.
B. Cường kiện các cơ quan cảm giác.
C. Tăng dẫn truyền thần kinh tim. D. Điều trị các trường hợp co giật.
24. Thuốc có tác dụng chữa động kinh:
A. Halothan. B. Ketamin. C. Clopromazin. D. Procain.
25. Thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương:
A. Diazepam. B. Piracetam. C. Lidocain. D. Phenitoin.
26. Thuốc thuộc dẫn chất Barbituric là:

40
A. Diazepam. B. Thiopental. C. Clopromazin. D. Acid Valproic.
27. Thuốc thuộc dẫn chất Benzodiazepin là:
A. Diazepam. B. Phenobarbital. C. Clopromazin. D. Sulpirit.
28. Thuốc có tác dụng đối lập với Phenobarbital.
A. Strychnin. B. Piracetam. C. Sulpirit. D. Diazepam
29. Thuốc khi dùng quá liều gây triệu chứng co giật:
A. Camphona. B. Thiopental. C. Cafein. D. Strychnin.
30. Thuốc thường phối hợp với Paracetamol để chống co giật khi trẻ sơ sinh bị sốt:
A. Diazepam. B. sulpirit. C. Phenobarbital D. Clopromazin.

41
BÀI 4: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ
THẦN KINH THỰC VẬT

MỤC TIÊU
1. Trình bày khái niệm về thuốc tác dụng lên hệ thần kinh thực vật.
2. Trình bày được cách sử dụng 4 thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật.
3. Hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả 4 thuốc tác dụng trên hệ thần kinh
thực vật.

NỘI DUNG
1.GIỚI THIỆU HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự trị hay hệ thần kinh dinh dưỡng,
chuyên điều khiển các hoạt động ngoài ý muốn, có vai trò chi phối hầu hết các hoạt
động của sự sống, đáp ứng nhanh chóng và liên tục trước những rối loạn bất thường
của cơ thể.
Sợi thần kinh thực vật bắt nguồn từ các trung tâm ở não và tủy sống, đi tới các cơ
quan, các tạng, mạch máu.
Hệ thần kinh thực vật gồm 02 hệ: Hệ giao cảm ( trực giao cảm) và hệ đối giao cảm (
phó giao cảm) phân bố tại các cơ trơn và các tuyến.
Sự dẫn truyền thần kinh thực vật nhờ các chất trung gian hóa học:
Đối với hệ giao cảm là các catecholamine: Adrenalin, Nor-Adrenalin hoặc dopamine.
Đối với hệ phó giao cảm là Acetylcholin.
2. CÁC HỆ PHẢN ỨNG CỦA HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
2.1 Hệ Adrenergic
Hệ thống các thụ thể có phản ứng đặc hiệu với Adrenalin hoặc Nor-Adrenalin gọi là
hệ. Adrenergic. Hệ này chủ yếu có ở màng sau synap sợi sau hạch giao cảm. Chúng
được chia thành 02 hệ nhỏ là hệ α – Adrenergic và β - Adrenergic.
2.2.1 Hệ α – Adrenergic
Hệ này có các Receptor α1 và α2
Receptor α1 có ở màng sau synap sợi sau hạch giao cảm, trên cơ trơn mạch máu ngoại
vi, dưới da, nội tạng, cơ vòng tiêu hóa, tiết niệu, cơ tia mống mắt. Khi kích thích
Receptor α1 gây co cơ trơn mạch máu, tăng huyết áp, co cơ tia mống mắt làm giãn
đồng tử, co cơ trơn tiết niệu.
Receptor α2 có ở màng trước synap sợi sau hạch giao cảm đi tới cơ trơn mạch máu,
tiểu cầu, tế bào mỡ. Khi kích thích Receptor α2 làm giảm tiết Renin, giãn mạch và hạ
huyết áp, tăng kết dính tiểu cầu.
Ở ngoại vi, Receptor α1 chiếm ưu thế nên khi kích thích hệ α – Adrenergic ngoại vi
thường gây co mạch và tăng huyết áp

42
2.2.2 Hệ β - Adrenergic
Hệ này có 03 loại Receptor β1, β2 và β3
- Receptor β1 có ở màng sau synap sợi sau hạch giao cảm chi phối hoạt động của
tim.
- Receptor β2 Giãn mạch, giãn đường thở, chuyển hóa glucid
- Receptor β3 có ở các mô mỡ.
Khi kích thích hệ β gây kích thích tim, tăng co bóp cơ tim, giãn các cơ trơn, tăng
chuyển hóa.
2.2 Hệ Cholinergic
Hệ thống các thụ thể có phản ứng đặc hiệu với Acetylcholin gọi là hệ cholinergic. Hệ
này chủ yếu có ở màng sau synap hạch giao cảm, hạch phó giao cảm, màng sau synap
sợi sau hạch phó giao cảm và màng sau synap thần kinh – cơ. Chúng được chia thành
02 hệ nhỏ là hệ Muscarinic (hệ M) và hệ nicotinic (hệ N). Ngoài ra hệ này còn thấy ở
thần kinh trung ương.
2.2.1 Hệ Muscarinic
Là hệ ngoài phản ứng với Acetylcholin còn bị kích thích bởi Muscarin và bị phong bế
bởi Atropin. Trong cơ thể hệ này có ở màng sau synap sợi sau hạch phó giao cảm và
tuyến mồ hôi.
Hiện nay đã tìm được 05 loại Recepror của hệ này là M1, M2, M3, M4, M5. Recepror
M1, M3, M5 có ở cơ trơn khí, phế quản tiêu hóa, tiết niệu, hạch và tuyến tiết. Recepror
M2, M4 có nhiều ở cơ tim và cơ trơn mạch máu.
Khi kích thích hệ Muscarinic gây co cơ trơn khí phế quản, tiêu hóa, tiết niệu, tăng tiết
dịch, giãn cơ trơn mạch máu, ức chế tim và hạ huyết áp.
2.2.2 Hệ Nicotinic
Là hệ ngoài phản ứng với Acetylcholin còn bị kích thích bởi Nicotin ở liều thấp và bị
phong bế bởi Nicotin ở liều cao. Trong cơ thể hệ này có ở hạch giao cảm, hạch phó
giao cảm, bản vận động cơ xương và tuyến tủy thượng thận.
Khi kích thích hệ Nicotinic gây co cơ vân, kích thích tim, co mạch, tăng huyết áp, giãn
đồng tử.
2.3 Hệ Dopaminergic (hệ giao cảm)
Hệ này có nhiều ở cơ quan mạch máu thận, nội tạng và thần kinh trung ương, có 5 loại
Receptor nhưng quan trong nhất là D1 và D2. Ở ngoại vi Receptor D1 chiếm ưu thế
hơn D2 và ngược lại
3. PHÂN LOẠI THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
3.1 Thuốc tác dụng lên hệ Adrenergic
3.1.1 Thuốc cường giao cảm (kích thích hệ Adrenergic):
- Thuốc kích thích trực tiếp α và β– Adrenergic: Adrenalin, Noradrenalin, Dopamin.
- Thuốc kích thích trực tiếp α - Adrenergic:
+ Thuốc kích thích trực tiếp α1 - Adrenergic: Phenylephrine, heptaminol..
+ Thuốc kích thích trực tiếp α2 – Adrenergic (gây hủy giao cảm): Methyldopa.
- Thuốc kích thích trực tiếp β - Adrenergic:
43
+ Thuốc kích thích β – Adrenergic không chọn lọc: Isoprenalin..(Iso)
+ Thuốc kích thích β2 chọn lọc: Sabutamol, terbutalin…
- Thuốc kích thích gián tiếp hệ Adrenergic: Ephedrin, Amphetamin…
3.1.2 Thuốc hủy giao cảm ( ức chế hệ Adrenergic):
- Thuốc ức chế trực tiếp α - Adrenergic:
+ Alcaloid cựa lõa mạch: Ergotamin..
+ Dẫn xuất Imidazol: Prazosin..
+ Dẫn xuất Haloalkylamin.
- Thuốc ức chế trực tiếp β - Adrenergic:
+ Chọn lọc trên β1: Atenolol, Acebutolol, Metoprolol…
+ Không chọn lọc (β1, β2): Propranolol, Timolol…
- Thuốc ức chế gián tiếp hệ Adrenergic: Reserpin, Yohimbin…
3.1.3 Các thuốc điển hình:
3.1.3.1 Adrenalin (Epinephrin)
Dược động học: Ít được hấp thu và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Thuốc được hấp thu
qua đường đặt dưới lưỡi và đường tiêm. Tiêm dưới da và tiêm bắp hấp thu chậm, tiêm
tĩnh mạch hấp thu nhanh, tác dụng xuất hiện rất nhanh có thể gây ngộ độc, vì vậy chủ
yếu dùng tiêm truyền tĩnh mạch.
Chuyển hóa: Mất hoạt tính.
Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa.
Tác dụng: Trên thần kinh trung ương, gây hưng phấn, căng thẳng, hồi hộp, sợ hãi,
trống ngực đập mạnh.
Tác dụng cường giao cảm: Làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, co mạch, tăng
huyết áp, giãn phế quản làm dễ thở, co động mạch nhỏ, giảm tính thấm của mao mạch,
giãn đồng tử.
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu.
Chỉ định: Sốc quá mẫn, tai biến khi tiêm Penicillin và huyết thanh, hôn mê do giảm
glucose huyết, ngất do bloc nhĩ thất, cầm máu và chống viêm tại chỗ.
Chống chỉ định: Cơn hen nặng, khó thở do suy tim, đái tháo đường, cao huyết áp xơ
cứng mạch, thiên đầu thống, đau thắt ngực, phụ nữ có thai, ưu năng tuyến giáp.
Tương tác thuốc: Tránh phối hợp với các thuốc ức chế beta, Halothan, thuốc chống
trầm cảm 03 vòng.
Cách dùng, liều dùng: Người lớn
Uống: Người lớn: XX-XXX giọt dung dịch ( 20 giọt  1mg Adrenalin)
Tiêm dưới da: 0,25 - 0,5 mg/lần.
Liều tối đa Adrenalin (tiêm bắp, dưới da): 1mg/lần – 2mg/24 giờ
Thuốc phun: Lọ 10ml có 4% Adrenalin và 1% Theophylin, phun hoặc hít qua miệng
với liều 0,2mg/mỗi hơi để cắt cơn hen, nếu cần phun lại sau 1 vài phút, muốn dùng
tiếp cách 4 giờ.
Nor- Adrenalin có tác dụng tương tự như Adrenalin, nhưng kích thích thần kinh trung
ương yếu hơn, co mạch và tăng huyết áp mạnh hơn.

44
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng.
3.1.3.2. Methyldopa (Aldome, dopegyt).
Dược động học: Tỷ lệ hấp thu thấp, đạt nồng độ tối đa sau khi uống từ 4 – 6 giờ,
chuyển hóa qua gan lần đầu nên sinh khả dụng thập ( khoảng 25%), t1/2 khoảng 2
giờ, thải trừ qua nước tiểu khoảng 70% ở dạng không biến đổi.
Tác dụng và cơ chế: Kích thích 2 – Adrenergic ở trung ương gây tác dụng hạ huyết
áp.
Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp thể đứng, viêm gan, xơ gan, viêm cơ tim,
nôn, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, dị ứng.
Chỉ định: Tăng huyết áp. Thuốc đươc lựa chọn khi tăng HA ở người mang thai.
Chống chỉ định: Viêm gan, xơ gan, mẫn cảm với thuốc, phụ nữ đang nuôi con bú.
Thận trọng: Thiếu máu tan huyết, suy thận nặng, parkinson, trầm cảm nặng, xơ vữa
động mạch não, người bị u tuyến thượng thận.
Cách dùng, liều dùng: Cho người lớn
Uống: 250mg/lần, 2-3 lần /ngày
Tiêm bắp: 1 –2 ống /ngày.
Tương tác thuốc: Có thể phối hợp với các thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu để
gây tác dụng hiệp đồng.
Thuốc có chứa sắt: Giảm tác dụng của Methyldopa
Thuốc tránh thai: Tăng nguy cơ tổn thương mạch máu.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.
3.2 Thuốc tác dụng lên hệ Cholinergic
3.2.1 Thuốc kích thích hệ Cholinergic
- Thuốc kích thích trực tiếp hệ Muscarinic và Nicotinic: Acetylcholin...
- Thuốc kích thích trực hệ Muscarinic: Pilocarpin.
- Thuốc kích thích gián tiếp hệ Muscarinic và Nicotinic ( kháng cholinesterase)
Neostigmin, Physostigmin …
- Thuốc kích thích trực tiếp hệ Nicotinic: Nicotin, Lobelin..
3.2.2 Thuốc ức chế hệ Cholinergic.
- Thuốc ức chế hệ Muscarinic ( hủy phó giao cảm): Atropin, Scopolamin..
- Thuốc ức chế hệ Nicotinic:
+ Ức chế Recepror N ở hạch: Hexamethonium..
+ Ức chế Recepror N ở cơ vân ( thuốc mềm cơ): Tubocurarin, Gallamin…
3.2.3 Các thuốc điển hình:
3.2.3.1 Atropin Sulfat
Dược động học: Hấp thu dễ dàng qua đường uống và đường tiêm. Phân bố khắp các
tổ chức của cơ thể, qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ. Trong cơ thể,
Atropin được chuyển hóa ở gan bằng phản ứng thủy phân, một phần bị oxy hóa. Thải
trừ chủ yếu qua nước tiểu cả ở dạng chưa chuyển hóa và chuyển hóa. Thời gian bán
thải khoảng 2 – 5 giờ.

45
Tác dụng: Ức chế cạnh tranh với Acetylcholin và các chất kích thích hệ Muscarinic
khác, ngăn cản sự gắn Acetylcholin vào receptor Muscarinic ở cả thần kinh trung
ương và ngoại vi. Gây kích thích thần kinh trung ương và phó giao cảm.
-Kích thích thần kinh trung ương: Liều điều trị: Kích thích trung tâm hô hấp và vận
mạch. Liều cao: gây bồn chồn, ảo giác, mê sảng.
- Tác dụng hủy đối giao cảm:
Trên mắt: Giãn đồng tử, trừ co thắt, liệt thể mi,làm tăng nhãn áp.
Trên tuần hoàn; Liều cao gây tim đập nhanh, co mạch, tăng huyết áp.
Trên cơ trơn: Làm giảm trương lực, giảm nhu động gây giãn cơ trơn.
Trên tuyến ngoại tiết: Giảm tiết dịch: nước bọt, đờm, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột..
Chỉ định:
Thuốc tiêm: Chống co thắt, chống loét dạ dày, tá tràng, cơn sỏi thận, vô niệu co thắt,
động kinh, chứng Parkinson, rối loạn nhĩ thất, nhồi máu, co thắt ruột.
Tiền mê: Kết hợp với thuốc an thần và thuốc mê.
Thuốc nhỏ mắt: Viêm mống mắt và mống mắt thể mi. Chuẩn bị khám mắt. Chứng lác
điều tiết. Liệt cơ thể mi do khúc xạ.
Chống chỉ định:
Thuốc tiêm: Glôcôm, u tuyết tiền liệt, suy tim. Liệt ruột và nhược cơ.
Thuốc nhỏ mắt: Glôcôm. Dung dịch 1% không dùng cho trẻ còn bú và nhỏ tuổi.
Tác dụng ngoại ý: Nở đồng tử, khô miệng, táo bón. Bí tiểu.
Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
Liều dùng: Thuốc tiêm: dưới da hay tiêm tĩnh mạch chậm
Người lớn: 0,25mg. Tối đa 1mg-2mg trong 24 giờ.
Trẻ em: Từ 1-5 tuổi: 0,25-0,5mg chia đều trong 24 giờ.
6-15 tuổi: 0,6-1 mg chia đều trong 24 giờ.
Thuốc nhỏ mắt: 1-2 giọt/lần, 2-4 lần/ngày.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, theo dõi hạn dùng.
Thuốc tương tự Atropin sulfat: Homatropin bromid hoặc Homatropin methybromid
0,5% lọ 10ml, để nơi mát, theo dõi hạn dùng.
Homatropin tác dụng làm giãn đồng tử nhanh, mạnh và thời gian giãn ngắn hơn
Atropin.
3.2.3.2. Pilocarpin nitrat (Vitacarpin, Pilo1)
Nguồn gốc: Pilocarpin là alkaloid chiết từ lá cây Pilocarpus microphyllus Stapf. và
các loài Pilocarpus khác, dùng dạng muối nitrat.
Dược động học: Hấp thu dễ dàng qua đường uống và đường tiêm. Thải trừ chủ yếu
qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa. Thời gian bán thải khoảng 2 – 5 giờ.
Tác dụng: Kích thích trực tiếp hệ M
Trên mắt: Gây co đồng tử, hạ nhãn áp (tác dụng ngược lại với Atropin).
Trên cơ trơn: Tăng nhu động dạ dày, ruột, co cơ vòng bang quang, co cơ trơn phế
quản.
Tuần hoàn: ức chế tim, giãn mạch và hạ huyết áp.

46
Trên tuyến ngoại tiết: Tăng tiết dịch: nước bọt, đờm, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột..
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây nhức mắt hoặc mờ mắt.
Chỉ định: Nhỏ mắt: Điều trị Glôcôm cấp, huyết khối võng mạc, teo dây thần kinh thị
giác, ứ nước ở bộ phận mê đạo và dùng để co đồng tử sau khi đã dùng Homatropin
hoặc Atropin.
Tiêm: Giảm chức năng ngoại tiết. Giảm chức năng cơ trơn.
Chống chỉ định:
Tiêm: Hen phế quản, Hạ huyết áp, loét dạ dày – tá tràng.
Nhỏ mắt: Viêm mống mắt, Glôcôm ác tính, mẫn cảm với Pilocarpin.
Lưu ý: Chỉ dùng cho người cận thị sau khi đã kiểm soát tình trạng ngoài biên võng
mạc (vì có thể bong võng mạc). Có thể co đồng tử, thay đổi thị trường mắt, co thắt cơ
mi.
Cách dùng, liều dùng:
Chữa Glôcôm cấp: Tra mắt nhiều lần trong ngày (cứ 15-30 phút tra một lần), mỗi lần 2
giọt, dạng thuốc 1%.
Chữa huyết khối võng mạc: Tra mắt mỗi lần 2 giọt, ngày tra 2-3 lần, dạng thuốc như
trên.
Trung bình 1-2 giọt/lần, 3-4 lần/ngày.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, Tránh ánh sáng, theo dõi hạn dùng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
1. Hãy trình bày kết quả khi kích thích các hệ phản ứng của hệ thần kinh thực vật?
(Trình bày dưới dạng bảng tóm tắt ngắn gọn), Mỗi trường hợp lấy một hoạt chất
minh họa
2. Hãy trình bày kết quả khi ức chế các hệ phản ứng của hệ thần kinh thực vật? (Trình
bày dưới dạng bảng tóm tắt ngắn gọn). Mỗi trường hợp lấy một hoạt chất minh họa.
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Hệ thần kinh thực vật gồm 02 hệ.
A. Đúng. B. Sai.
2.Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm là Adrenalin và Nor-Adrenalin
A. Đúng. B. Sai.
3.Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm là Dopamine và Acetylcholin.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
4. Đường dùng chủ yếu của Adrenalin.
A. Uống B. Trực tràng C. Tiêm tĩnh mạch D. Tiêm truyền tĩnh mạch.
5. Adrenalin không chỉ định trong trường hợp.
A. Sốc do thuốc B. Hôn mê do giảm glucose huyết
C. Đau thắt ngực D. Cầm máu và chống viêm tại chỗ.

47
6. Adrenalin tránh phối hợp với thuốc.
A. Propranolol B. Lidocain C. Procain D. Theophyllin
7. Methyldopa được xếp vào nhóm thuốc:
A. Thuốc kích thích thần kinh trung ương B. Thuốc kích thích dẫn truyền thần kinh.
C. Thuốc chống cao huyết áp D. Thuốc an thần, gây ngủ
8. Thuốc đối kháng trực tiếp với Acetylcholin:
A. Nicotin B. Scopolamin C. Tubocurarin D. Pilocarpin.
9. Thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp α và β– Adrenergic
A. Adrenalin, Acetylcholin B. Noradrenalin, Atropin.
C. Adrenalin, Dopamin. D. Dopamin, Nicotin.
10. Thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp α - Adrenergic
A. Acetylcholin B. Atropin. C. Methyldopa. D. Sabutamol

48
BÀI 5 : THUỐC CHỮA BỆNH TIM MẠCH
VÀ THUỐCLỢI TIỂU

MỤC TIÊU
1. Phân loại được các nhóm thuốc tác dụng trên tim mạch và thuốc lợi tiểu.
2. Trình bày được tên, dược động học và cách sử dụng 13 thuốc chữa bệnh tim mạch,
lợi tiểu.
3. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 13 thuốc chữa bệnh tim mạch, lợi tiểu.

NỘI DUNG
1. THUỐC CHỮA BỆNH TIM MẠCH
1.1 Thuốc điều trị suy tim
1.1.1 Đại cương:
Thuốc điều trị suy tim là những thuốc làm tăng cung lượng tim theo các cách tác động
vào các yếu tố ảnh hưởng đến cung lượng tim như: Tăng sức bóp cơ tim, giảm tiền
gánh và hậu gánh; giảm ứ muối, ứ nước; Giảm hậu gánh và giảm ứ muối, ứ nước.
Thuốc chữa suy tim gồm một số nhóm sau đây:
- Glycozid chữa suy tim (còn gọi là dẫn xuất Digitalis): Digoxin, Digitoxin.
- Thuốc làm tăng co bóp cơ tim do tăng AMP vòng: Dopamin
- Các thuốc điều trị suy tim khác:
+ Thuốc lợi tiểu: Furosemid.
+ Thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralanin.
+ Các thuốc ức chế men chuyển và ức chế Angiotensin II: Captopril, Enalapril,
Lisinopril, Losartan, Ibesartan..
+ Các thuốc ức chế β- Adrenergic: Metoprolol, Atenolol, Bisoprolol..
1.1.2 Thuốc điển hình:
1.1.2.1 Digoxin (Dixina, Lanicor)
Nguồn gốc: Digoxin được chiết xuất từ lá cây Mao địa Hòang (Digitan lông)
(Digitalis lanata) họ hoa mõm sói (Scrophulasiaceae).
Tác dụng: Thuốc làm tâm thu mạnh và ngắn, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại nên
tim được nghỉ nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy của cơ tim giảm, do đó
cải thiện được tình trạng suy tim.
Ngoài tác dụng trên tim, thuốc còn có tác dụng trên thận, trên cơ trơn và trên thần kinh
trung ương.
Cơ chế tác dụng:
Các glycosid trợ tim đều ức chế các ATPase màng, là enzym cung cấp năng lượng
cho “bơm Na + - K+” của mọi tế bào. “Bơm” này có vai trò quan trọng trong khử cực
màng tế bào, do đẩy 3 ion Na + ra để trao đổi với 2 ion K + vào trong tế bào. Khi
ATPase bị ức chế, nồng độ Na + trong tế bào tăng sẽ ảnh hưởng đến một hệ thống
49
khác, hệ thống trao đổi Na + - Ca++. Bình thường, hệ thống này sau mỗi hiệu thế hoạt
động sẽ đẩy 1 ion Ca ++ và nhập 4 ion Na + vào tế bào. Dưới tác dụng của glycosid,
nồng độ Na + trong tế bào sẽ tăng cản trở sự trao đổi này và làm nồng độ Ca ++ trong tế
bào tăng cao, gây tăng lực co bóp của cơ tim, vì ion Ca ++ có vai trò hoạt hóa myosin –
ATPase để cung cấp năng lượng cho sự co cơ (các sợi actin trượt trên sợi myosin).
Khi ATPase bị ức chế, tần số phóng “xung tác giảm áp” hướng tâm tăng, kích thích
trung tâm phó giao cảm và làm giảm trương lực giao cảm sẽ làm tim đập chậm lại và
làm giảm dẫn truyền nhĩ - thất.
DĐH: Sinh khả dụng qua đường uống khoảng 75%, gắn kết với protein thấp khoảng
20 -30%, t1/2 = 36 giờ, thải trừ chủ yếu qua thận, một phần tái hấp thu theo chu kỳ
gan –ruột.
Tác dụng không mong muốn: Gây rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy,
rối loạn thần kinh như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn thị giác như giảm thị
lực, loạn sắc.
Rối loạn nhịp tim: nhịp xoang chậm, loạn nhịp ngoại tâm thu nhĩ, thất; rối loạn dẫn
truyền nhĩ - thất; nghẽn nhĩ - thất các loại; rung thất.
Chỉ định:
- Suy tim có lưu lượng thấp (thường dùng kèm với thuốc lợi tiểu).
- Loạn nhịp tim: Rung tâm nhĩ, cuồng động nhĩ thất, nhịp nhanh trên thất kịch phát.
Chống chỉ định: Bloc nhĩ thất độ II, III, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, loạn nhịp trên
thất.
Thận trọng: Nhip tim chậm, suy giảm chức năng thận, thiểu năng tuyến giáp.
Chế phẩm: Viên nén 0,25 – 0,5mg; Ống tiêm 0,1 - 0,25 mg/ mL
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Liều tấn công 0,5-1mg / ngày chia làm 2 lần, liều duy trì 0,25mg/ngày. Ca
suy thận phải giảm liều.
Tiêm tĩnh mạch thật chậm: Người lớn 0,5mg/ngày, tiếp theo tiêm bắp 0,25mg/ngày,
sau đó chuyển sang dạng uống.
Trẻ em: Dùng dạng giọt uống: 1ml có 0,05mg = 50 mcg
Liều dùng tùy theo tuổi.
Liều tối đa của Digoxin (uống) : 1mg /lần – 2mg/ 24 giờ.
Chú ý: Không dùng các digitalin khi bị suy tim với lưu lượng cao (thiếu máu trầm
trọng, cường tuyến giáp…)
Tương tác thuốc: Tránh dùng cùng một lúc với các thuốc nhuận trường kích thích,
các corticoid, Amphotericin B, than hoạt tính. Các thuốc kháng acid và nhóm
Sucrafate phải uống cách 2 giờ.
Uống digoxin cùng với chất chẹn bêta, như INDERAL, hoặc chất chẹn kệnh calci có
thể gây nhịp tim chậm nghiêm trọng.
Bệnh nhân có kali máu thấp, calci máu cao và magiê máu thấp làm tǎng ngộ độc
digoxin và gây rối loạn nhịp nghiêm trọng.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng.

50
1.2 Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
1.2.1 Đại cương:
Là những thuốc có tác dụng giảm tính tự động ở các ổ tạo nhịp, giảm tính kích thích,
giảm khả năng dẫn truyền, điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và phế vị.
Phân loại theo tác dụng điều trị:
- Thuốc có tác dụng trên rối loạn nhịp nhĩ: Quinidin, Aminodarone, các thuốc chẹn
beta: (Propranolol, Acebutolol), Diltiazem...
- Thuốc có tác dụng trên rối loạn nhịp thất: Lidocain, Procainamid...
- Thuốc có tác dụng trên rối loạn nhịp chậm: Atropin, Adenosin.
Phân loại theo cơ chế tác dụng: 4 nhóm
Nhóm I: Chẹn kênh Na + và cả K+”: Quinidin, Lidocain, Procainamid...
Nhóm II: Các thuốc chẹn beta: Propranolol, Acebutolol...
Nhóm III: Ức chế kênh K+ ra: Aminodarone..
Nhóm IV: Chẹn Ca ++: Diltiazem...

1.2.2 Các thuốc điển hình:


Các thuốc chẹn beta
Cơ chế tác dụng chung của các thuốc trong nhóm: Ức chế β- Adrenergic và ổn định
màng tế bào.
Do ức chế β- Adrenergic nên làm giảm tính tự động, giảm tính chịu kích thích của các
nút dẫn nhịp dẫn đến cắt được các xung động phụ, giảm tốc độ dẫn truyền, cắt được
hiện tượng tái nhập và giảm lực co bóp cơ tim.
Các thuốc còn có tác dụng trực tiếp ức chế co bóp cơ tim do ngăn cản lưới nội bào tích
lũy cần cho co cơ và đối kháng tác dụng ATPase của sợi cơ.
Một số thuốc như: Propranolol còn làm ổn định màng tế bào nên làm giảm tính tự
động, giảm dẫn truyền, tăng thời gian trơ của tế bào tim.
Dược động học chung của các thuốc trong nhóm:
Hấp thu qua Liên kết Thời gian đạt Sinh khả
Thuốc T1/2
đường tiêu hóa % Protein HT % nồng độ đỉnh dụng %
Propranolol 90 90-95 2 10-40 2-5
Acebutolol 50-80 10-20 3-4 20-50 5-10
Atenolol 50 5 2-4 50 2-3
Bisoprolol 90 30 - 85-90 9-12
Metoprolol 95 11 - 40 3-5
Nadolol 35 30 - 40 16-24
Timolol 70 15 1-3 60 3

Thuốc trong nhóm :


Propranolol (Detansol, Obsidan)
51
Dược động học: Chuyển hóa ở gan, thải trừ 90% qua nước tiểu dưới dạng các chất
chuyển hóa, chỉ có 1% chưa biến đổi. Qua được hàng rào máu não, rau thai và sữa mẹ.
Tác dụng: Giảm sức co bóp tim, giảm lưu lượng máu ở tim, gây hạ huyết áp, chống
đau thắt ngực và loạn nhịp.
Tác dụng không mong muốn: Chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim chậm, suy
tim cấp, dị ứng, khô miệng, khô da.
Chỉ định: Đau thắt ngực, cao huyết áp, mạch nhanh kịch phát, rối loạn nhịp tim, các
biểu hiện tim mạch do cường tuyến giáp. Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim (giảm tử
vong). Nhức nửa đầu và đau nhức mặt, run rẩy.
Chống chỉ định: Các trường hợp hen suyễn, suy tim, bloc nhĩ thất, mạch chậm, nhược

Thận trọng: Phụ nữ có thai, nuôi con bú, suy gan, suy thận, ngừng thuốc đột ngột.
Cách dùng, liều dùng:
Huyết áp cao và đau thắt ngực: 160mg/ngày chia 2 lần.
Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim: Khởi đầu 40mg/lần, 4 lần mỗi ngày uống trong
2-3 ngày, liều duy trì 160mg/ngày chia làm 2 lần.
Rối loạn nhịp tim do cường tuyến giáp: 40-80mg/ngày chia làm 3 lần.
Nhức nửa đầu và đau nhức mặt, run rẩy: 40-120mg/ngày, chia 3-4 lần.
TTT: Các thuốc chống viêm không steroid làm giảm tác dụng, Cimetidin làm giảm
thải trừ do đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu.
Bảo quản: Kê đơn, nơi mát, chống ẩm.

1.3 Thuốc chữa thiếu máu tim cục bộ


1.3.1 Đại cương:
* Thuốc trị đau thắt ngực:
Các thuốc chống cơn đau thắt ngực tốt cần đạt được những yêu cầu sau:
- Tăng cung cấp oxy, tưới máu cho cơ tim.
- Giảm sử dụng oxy bằng cách giảm công năng tim (tình trạng co bóp của cơ tim,
nhịp tim).
- Làm giảm cơn đau. Tuy nhiên cần thấy rằng vị trí của vùng thiếu máu ở cơ tim
không hoàn toàn có liên quan đến sự có mặt hoặc mức độ của cảm giác đau, nghĩa là có
thể thiếu máu ở cơ tim mà không có đau.
Phân loại thuốc trị đau thắt ngực theo tác dụng điều trị:
- Tăng cung cấp oxy cho cơ tim: Dẫn xuất nitrat: Nitroglycerin, Isosorbid dinitrat và
Isosorbid mononitrat.
- Giảm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim: Chẹn Ca2+, Thuốc chẹn .
- Làm phân bố lại máu có lợi cho vùng thiếu máu: Nitrat, Chẹn Ca2+, Thuốc chẹn .
- Làm tan huyết khối trong lòng mạch: Aspirin,
- Bảo vệ tế bào cơ tim khi bị thiếu máu: Trimetazidin…

* Thuốc trị nhồi máu cơ tim:


52
Cấp: Thuốc tan huyết khối, Nitrat, chẹn 
Phòng: Aspirin, thuốc hạ lipit huyết, thuốc chống đông máu.
1.3.2 Các thuốc điển hình:
1.3.2.1 Nhóm Nitrat
Tác dụng:
Nitrat làm giãn mọi loại cơ trơn do bất kỳ nguyên nhân gây tăng trương lực nào.
Không tác dụng trực tiếp trên cơ tim và cơ vân.
Trên mạch, nitrat làm giãn mạch da và mặt (gây đỏ mặt) làm giãn mạch toàn thân.
Tĩnh mạch giảm, làm giảm dòng máu chảy về tim (giảm tiền gánh). Động mạch
giãn, làm giảm sức cản ngoại biên (giảm hậu gánh). Mặc dù nhịp tim có thể nhanh
một chút do phản xạ giãn mạch, nhưng thể tích tâm thu giảm, công năng tim giảm
nên vẫn giảm sử dụng oxy của cơ tim. Mặt khác, sự phân bố máu cho cơ tim cũng
thay đổi, có lợi cho vùng dưới nội tâm mạc.Trên cơ trơn khác, nitrat làm giãn phế
quản, ống tiêu hoá, đường mật, đường tiết niệu sinh dục.
Cơ chế làm giãn cơ trơn:
Các nitrit, nitrat và hợp chất nitroso giải phóng nitric oxyd (NO) trong tế bào cơ trơn
dưới tác dụng của hệ enzim chưa hoàn toàn biết rõ. NO được giải phóng ra sẽ hoạt
hóa guanylyl cyclase và làm tă ng tổng hợp GMPv, dẫn đến khử phosphoryl
chuỗi nhẹ của myosin, gây giãn cơ trơn. Myosin chuỗi nhẹ (myosin light chain)
phosphoryl hóa (Myosin- LC- PO4) thì gây co cơ.
Dược động học:
Các nitrat hữu cơ chịu ảnh hưởng rất mạnh của enzim gan glutathion - organic
nitrat reductase, thuốc bị khử nitrat từng bước và mất hoạt tính.
Nitroglycerin đặt dưới lưỡi, đạt nồng độ tối đa sau 4 phút, t/2 = 1 -3 phút. Chất chuyển
hoádinitrat có hoạt tính giãn mạch kém 10 lần và t/2 khoảng 40 phút.
Isosorbid dinitrat đặt dưới lưỡi có trong huyết tương sau 6 phút và t/2 = 45 phút.
Các chất chuyển hoá ban đầu là isosorbid - 2 - mononitrat và isosorbid - 5 -
mononitrat vẫn còn tác dụng và có t/2 là từ 2 – 5 giờ.
Thuốc trong nhóm:
Nitroglycerin (Nitromint, Corditrine).
Tác dụng không mong muốn: Nhức đầu, buồn nôn, hạ huyết áp
Chỉ định: Phòng và trị cơn đau thắt ngực.
Nhồi máu cơ tim: Gần đây ít sử dụng.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, thiếu máu, hạ huyết áp, suy tuần hoàn cấp, tăng áp
lực sọ.
Thận trọng: Xuất huyết não, thiếu máu nặng, Glocom, huyết khối mạch vành cấp,
phụ nữ có thai và nuôi con bú, ngưng thuốc đột ngột khi đang dùng liều cao.
Cách dùng, liều dùng:
Chữa chứng đau thắt ngực: 0,5-0,75mg/lần, 2-3 lần /ngày
Suy mạch vành: 2,5mg/lần , 2- 3 lần /ngày sau.

53
Tương tác thuốc: Rượu, các thuốc gây giãn mạch, thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu
làm tăng tác dụng hạ huýêt áp của thuốc, đặc biệt người già.
Bảo quản: Kê đơn, tránh ẩm.

1.3.2.2 Nhóm chẹn kênh Ca 2+


a/ Khái niệm về kênh calci
Nồng độ Ca ngoài tế bào 10.000 lần hơn trong tế bào (10 -3 M so với 10 -7 M) vì khi
nghỉ màng tế bào hầu như không thấm với Ca, đồng thời có bơm Ca cùng với sự trao
đổi Na + - Ca++ đẩy Ca++ ra khỏi tế bào.
Ca vào tế bào bằng 3 đường (kênh):
* Kênh hoạt động theo điện áp: (voltage operated chanel -VOC hoặc còn gọi là POC:
potential operated channel):
Hoạt động theo cơ chế “tất cả hoặc không có gì” (hoặc hoàn toàn mở hoặc hoàn
toàn khép kín) gây ra do sự khử cực màng (từ -90mV lên - 40mV). Thuộc họ
kênh loại này còn có cả kênh Na+, K+. Tuỳ vào sự dẫn (conductance) và sự cảm thụ
(sensitive) với điện thế, kênh VOC còn được chia thành 4 loại kênh:
- Kênh L (long acting): có nhiều trong cơ tim và cơ trơn thành mạch
- Kênh T (transient): có trong các tuyến tiết
- Kênh N (neuron): có trong các nơron
- Kênh P (purkinje): có trong purkinje tiểu não và nơron. Kênh T, N và P ít cảm thụ với
thuốc chẹn kênh Ca.
* Kênh hoạt động theo receptor (receptor operated channel -ROC): đáp ứng với các
chất chủ vận.
* Kênh dò
Trái với 2 kênh trên, kênh này luôn được mở cho qua luồng Ca nhỏ, nhưng liên tục.
Ca tế bào hoặc vào lưới bào tương và từ lưới bào tương ra, làm cho nồng độ Ca trong
bào tương từ 10-7 M (nồng độ giãn cơ) tăng lên 10 -5M (nồng độ co cơ), sẽ kết hợp
được với calci protein (troponin/calmodulin -CaM) và gây ra nhiều tác dụng sinh lý.
b/ Phân loại:
Theo cấu trúc hóa học và đặc điểm điều trị, có 3 nhóm thông thường.
Sau đó lại chia thành thế hệ: thế hệ 1 là thuốc chẹn kênh Ca ở màng tế bào và màng
túi lưới nội bào; thế hệ 2 tác dụng như thế hệ 1 nhưng chọn lọc trên tế bào cơ trơn
thành mạch hoặc tim hơn. Tác dụng kéo dài.
Các thuốc chẹn kênh calci
Nhóm hóa học Tác dụng đặc hiệu Thế hệ 1 Thế hệ 2
Felodipin
Dihydropyridin ( DHP) Động mạch > tim Nifedipin Nicardipin Nimodipin
Amlodipin

Benzothiazepin Động mạch = tim Diltiazem Clentiazem

54
Nhóm hóa học Tác dụng đặc hiệu Thế hệ 1 Thế hệ 2
Gallopamid
Phenyl alkyl amin Tim > Động mạch Verapamil
Anipamil
c/ Tác dụng
* Trên mạch:
Làm giãn mạch:
+ Giãn mạch ngoại vi: Chủ yếu là giãn động mạch, làm giảm sức cản ngoại vi nên hạ
huyết áp.
+ Giãn mạch vành, tăng cung lượng mạch vành, tăng cung cấp oxy cho cơ tim.
+ Giãn mạch não, tăng cung cấp oxy cho tế bào thần kinh.
* Trên tim:
Làm giảm hình thành xung động, giảm dẫn truyền và giảm co bóp cơ tim, vì thế làm
giảm nhu cầu oxy trên bệnh nhân có co thắt mạch vành.
d/ Cơ chế:
Các thuốc chẹn kênh Ca gắn chủ yếu vào kênh L, là kênh có nhiều ở tế bào cơ tim và
cơ trơn thành mạch. Nifedipin và các thuốc nhóm dihydropyridin (DHP) gắn vào một
vị trí ở mặt trong kênh, trong khi verapamil và diltiazem gắn vào trị trí khác. Kênh
L có nhiều dưới đơn vị 2, , và . DHP gắn chủ yếu vào . Ngoài ra, DHP có
thể còn ức chế nucleotid phosphodiesterase vòng nên làm tăng nucleotid vòng, gây
giãn cơ trơn: thuốc cũng phong tỏa kênh hoạt động theo receptor, nhưng ở mức độ
kém hơn.
Thuốc trong nhóm:
Nifedipin (Adalat)
DĐH: Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, chuyển hóa mạnh ở gan, liên
kết protein huyết tương khoảng 92 – 98%, thải trừ chủ yếu qua thận và một phần nhỏ
qua phân.
Tác dụng không mong muốn: Phù nề cẳng chân, nóng mặt, buồn nôn, đau nặng đầu,
hạ huyết áp nhẹ, đánh trống ngực, tim đập nhanh
Chỉ định: Điều trị và dự phòng các cơn đau thắt ngực: Đau thắt do do gắng sức, đau
thắt tự phát. Điều trị các cơn tăng huyết áp.
Chống chỉ định: Sốc do tim, nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng, Hẹp động mạch
chủ nặng, Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Thận trọng: Suy tim, tổn thương gan, đái tháo đường.
Cách dùng, liều dùng: Cho người lớn
Uống: 10mg/lần, 3 lần/ngày. Có thể tăng tới 20mg/lần, nhưng không quá 60mg/ngày,
khoảng cách giữa 2 lần uống phải cách ít nhất 2 giờ.
Thuốc tiêm chỉ dùng ở bệnh viện.
Chú ý: Nếu có phối hợp với các chống tăng huyết áp chẹn beta dẫn xuất Nitro thì phải
giảm liều. Trong trường hợp cần tác dụng gấp (cơn đau thắt ngực, cơn cao huyết áp
cấp), có thể cắn vỡ viên thuốc ngậm dưới lưỡi hoặc tháo viên lấy bột ngậm dưới lưỡi,
tác dụng sẽ xuất hiện ngay sau ít phút.

55
Tương tác thuốc:
+ Phối hợp thuốc kháng H2: Chủ yếu là Cimetidin gây tăng nồng độ và tăng tác dụng
của Nifedipin.
+ Phối hợp với Fentanyl: Hạ huyết áp xảy ra mạnh.
+ Các thuốc chống động kinh: Tăng nồng độ phenitoin dẫn đến tăng tác dụng và độc
tính.
+ Theophylin: Giảm nồng độ Theophylin.
+ Digoxin: tăng nồng độ Digoxin.
+ Các thuốc chống kết tụ tiểu cầu: Tăng tác dụng của các thuốc này.
+ Thuốc chống viêm không steroid: Giảm tác dụng của Nifedipin.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

1.3.2.2 Các thuốc khác:


Trimetazidin(Vastarel, Vosfarel).
Tác dụng: Có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim khi bị bị thiếu máu do tác dụng đến
chuyển hóa năng lượng và nồng độ ATP ở tế bào bị thiếu máu, thuốc này điều hòa lưu
lượng điện giải qua màng tế bào. Kéo dài được thời gian chịu đựng thiếu oxy của cơ
tim. Hiệu lực tương tự Nifedipin và Propranolol về giảm số cơn đau, tăng khả năng
gắng sức của cơ thể.
Dược động học: Trimetazidin khi uống được hấp thu rất nhanh và đạt nồng độ đỉnh
trong huyết tương trước 2 giờ kể từ khi uống. Trạng thái cân bằng của thuốc trong máu
đạt được vào khoảng từ 24 đến 36 giờ sau khi nhắc lại một liều và rất ổn định trong
thời gian điều trị. Thời gian bán thải của Trimetazidin là 6 giờ. Thuốc được thải trừ
chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không bị biến đổi.
Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa (ít gặp).
Chỉ định:
Suy mạch vành (phòng cơn đau thắt ngực, dùng sau chứng nhồi máu cơ tim cấp).
Khoa mắt: Tổn thương mạch máu ở võng mạc.
Khoa tai: Chứng chóng mặt và ù tai (do thiếu máu cục bộ).
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc.
Thận trọng: Phụ nữ có thai (đặc biệt là trong 3 tháng đầu) và phụ nữ nuôi con bú.
TTT: Không nên phối hợp với các thuốc nhóm IMAO
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Suy mạch vành: 1 viên hoặc 20 giọt/lần x 3 lần /ngày sau đó có thể giảm
liều còn ngày 2 lần.
Khoa mắt và tai: 2-3 viên hoặc 40-60 giọt/ngày chia làm 2-3 lần, uống vào bữa ăn
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

1.4 Thuốc điều trị tăng huyết áp.


1.4.1 Đại cương
Theo cơ chế điều hòa huyết áp, chia làm 05 nhóm:

56
Nhóm 1:
Các thuốc lợi niệu: làm giảm thể tích tuần hoàn như Furosemid, Acetazolamid,
Indapamid.
Nhóm 2:
Thuốc làm giảm hoạt động hệ giao cảm và hủy Receptor Adrenergic.
Gồm:
+ Tác dụng trên giao cảm trung ương: Methyldopa, Clonidin..
+ Tác dụng trên thần kinh hậu giao cảm: Reserpin.
+ Hủy  - Adrenergic: Prazosin, Tetrazosin…
+ Hủy  - Adrenergic: Propranolol, Acebutolol, Atenolol
+ Hủy cả  và  - Adrenergic: Carvedilol
Nhóm 3:
Thuốc giãn mạch trực tiếp:
+ Giãn động mạch: Hydranalin
+ Giãn động mạch và tĩnh mạch: Nitroprussid
Nhóm 4:
Chẹn kênh calci tác dụng trên tim, mạch: Nipedipin, Amlodipin, Diltiazem...
Nhóm 5:
Thuốc ức chế hệ RAA: Renin – Angiotensin –Aldosteron: Ức chế men chuyển:
Captopril, Enalapril, Lisinopril và ức chế Angiotensin II: Losartan, Ibesartan..
1.4.2 Các nhóm thuốc điển hình:
1.4.2.1. Nhóm tác dụng trên giao cảm trung ương: Methyldopa (Aldome, dopegyt).
Đã được giới thiệu trong bài thuốc tác dụng trên hệ TKTV
1.4.2.2. Nhóm ức chế men chuyển: ACE ( Angiotensin –converting-Enzym)
a/ Tác dụng:
* Trên mạch:
+ Giãn mạch: làm giảm sức cản tuần hoàn ngoại vi.
+ Giãn mạch chọn lọc ở một số mô quan trọng như mạch vành, thận, não, thượng thận,
nên tái phân phối lưu lượng tuần hoàn tại các khu vực khác nhau làm giảm cả tiền
gánh và hậu gánh
+ Giảm phì đại thành mạch, tăng tính đàn hồi của động mạch, cải thiện chức năng
mạch máu.
* Trên tim:
+ Không có tác dụng trực tiếp trên nút xoang, không thay đổi nhịp tim.
+ Làm giảm sự phì đại và xơ hóa tâm thất, vách liên thất.
* Trên thận:
Tăng thải Na+, giữ K + máu; làm giảm tác dụng của aldosteron nên làm giảm huyết áp.
Tăng thải trừ acid Uric
* Trên chuyển hóa:
Tăng nhạy cảm với Insulin và tăng hấp thu Gluco.

57
b/ Cơ chế: Các thuốc ECA làm angiotensin I không chuyển thành angiotensin II có
hoạt tính và ngăn cản giáng hóa bradykin, kết quả là làm giãn mạch, tăng thải Na + và
hạ huyết áp.
c/ Phân loại và dược động học

Thuốc
Captopril Enalapril Perindopril Benezepril Lisinopril
Các thông số

Sinh khả dụng % 70 40 70 17 25

Gắn protein huyết tương % 30 50 9- 18 95 3- 10

t/2 (h) 2 11 9 11 12

Khởi phát tác dụng (h) 0,25 2- 4 1- 2 0,5 1- 2

Thời gian tác dụng (h) 4- 8 24 24 24 24

Liều uống 24h (mg) 75- 300 5- 20 2- 8 5- 20 5- 20

Enalapril, perindopril, benezepril đều là “tiền thuốc”, vào cơ thể phải được gan chuyển
hóa mới có tác dụng.

Thuốc trong nhóm:


Captopril (Lopril)
Tác dụng không mong muốn: Có gây tụt huyết áp (ít gặp)
Chỉ định: Bệnh cao huyết áp ở tất cả các giai đoạn, suy tim sung huyết và sau nhồi
máu cơ tim
Chống chỉ định: Tiền sử phù mạch, mẫn cảm với thuốc, bệnh cơ tim tắc nghẽn, phụ
nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng: Người suy thận, không dừng thuốc đột ngột, ca suy thận cần giảm liều.
Tương tác thuốc: Tránh phối hợp với thuốc lợi tiểu giữ kali (Spironolacton), các
muối Kali vì làm tăng nồng độ kali.
Thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng hạ huyết áp của captopril
Cách dùng, liều dùng: Cho người lớn
Uống ngoài các bữa ăn.
Huyết áp cao: 25mg/lần, 2 lần/ngày. Lúc thức dậy và lúc đi ngủ. Có thể tăng
100mg/ngày chia 2 lần cho tới 150mg/ngày chia 3 lần.
Ở những người huyết áp cao đã dùng nhiều thuốc trị cao huyết áp rồi có thể dùng
Captopril kết hợp với thuốc lợi tiểu.
Suy tim sung huyết: Dùng kết hợp với thuốc digitalin và lợi tiểu với liều tối ưu. Liều
khởi đầu thường nhẹ, nhất là đối với người bệnh có huyết áp bình thường hoặc thấp,

58
bắt đầu 6,25mg rồi tăng lên 12,5mg , theo dõi huyết áp và sau cùng tăng lên 25mg.
Liều hữu hiệu trong khoảng 50-150mg/ngày.
Trong cả hai trường hợp trên đầu không dùng quá 300mg/ngày.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

1.4.2.3 Thuốc ức chế tại receptor của angiotensin II


Do việc chuyển an giotensin I thành II còn có sự tham gia của các enzym khác
(như chymase) không chịu tác động của thuốc ức chế ECA nên sự tạo thành
angiotensin II vẫn còn. Mặt khác, do thuốc ức chế ECA ngăn cản sự giáng hóa
của bradykinin nên bradykinin ở phổi tăng, kích ứ ng gây cơn ho khan rất khó trị. Vì
vậy đã kích thích việc nghiên cứu các thuốc ức chế angiotensin II ngay tại receptor
của nó: thuốc ức chế AT1. Về nguyên tắc, do có tác dụng chọn lọc trên AT 1 nên tránh
được tác dụng phụ của bradykinin (ho, phù mạch).
Một số đặc điểm dược động học của các thuốc ức chế AT 1

Thuốc
Losartan Valsartan Candesartan Irbesartan Telmisartan

Ái lực gắn vào AT 1 + +++ +++ ++++ +++


Các thông số
Sinh khả dụng 33 25 25 70 43
t/2 (h) 2 (6- 9)* 9 9 11- 15 24
Gan 70% Mật và phân Gan 80%
Thải trừ Thận và gan Gan
Thận 30% Thận 20%

Liều uống (mg/24h) 50- 100 80- 320 2-32 150- 300 40- 80

* t/2 của losartan là 2 giờ, nhưng của chất chuyển hóa còn hoạt tính là 6-9 giờ.
1.5 Thuốc hạ lipit máu:
1.5.1 Đại cương
Các thuốc làm giảm Cholesterol toàn phần và LDL –C (low density lipoprotein) để
ngăn chặn sự phát triển mảnh xơ vữa mới trong mạch vành, làm ngừng tiến triển các
các mảng xơ vữa đã thành lập và giảm các tổn thương.
Phân loại theo tác dụng:
-Thuốc làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipit ở đường tiêu hóa: Cholestyramin,
neomycin..
-Thuốc ức chế tổng hợp Lipit:
+ Nhóm Acid Fibric: Gemfibrozil, Fenofibrat
+ Các chất ức chế: HMG-CoA reductase. (hydroxy –methylglutaryl coenzym)
(1.Simvastatin 2.Lovastatin 3.Pravastatin 4. Fluvastatin 5. Artovastatin)
- Các thuốc khác: acid Nicotinic..
Nguyên tắc chung trong điều trị rối loại lipit máu

59
Để hạn chế nguy cơ gây bệnh tim mạch cần phải hạ LDL và tăng HDL trong máu.
Theo một số nghiên cứu cho thấy muốn ngăn chặn được bệnh mạch vành nguyên phát
hoặc thứ phát cần phải giảm cholesterol toàn phần trong máu 20 -25 % hoặc LDL
khoảng 30 %. Nhằm đạt hiệu quả điều trị cần phải áp dụng một số nguyên tắc sau:
- Trước tiên phải có chế độ ăn thích hợp để duy trì trọng lượng bình thường và
giảm lipoprotein máu. ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI –body mass index )
cao hơn bình thường, cần có chế độ ăn chứa < 300 mg cholesterol, acid béo bão hoà
chiếm 10%, acid béo không bão hòa 10 -15%, glucid 50 - 60% và protein chiếm 10
- 20% tổng số calo/ngày.
- Điều trị nguyên nhân gây tăng lipoprotein máu như: đái tháo đường, suy giáp, hội
chứng thận hư, tăng ure máu.
- Giảm hoặc chấm dứt các nguy cơ gây tăng lipoprotein máu như: hút thuốc lá,
uống rượu, dùng các thuốc corticoid, thuốc tránh thai, thuốc ức chế β- adrenergic.
- Tăng cường hoạt động thể lực.
- Sau 3 - 6 tháng thay đổi chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực và điều trị các
nguyên nhân và loại bỏ các nguy cơ mà lipoprotein máu vẫn cao thì phải dùng thuốc
hạ lipoprotein máu.
- Tuỳ theo cơ chế tác dụng, các thuốc có thể được dùng riêng rẽ hoặc phối hợp 2 hoặc
3 thuốc có cơ chế khác nhau để đạt được tác dụng hiệp đồng trong điều trị như :
+ Cholestyramin với dẫn xuất statin;
+ Cholestyramin phối hợp với acid nicotinic hoặc cholestyramin phối hợp với dẫn
xuất statin và acid nicotinic.
+ Các thuốc thuộc dẫn xuất statin được lựa chọn trước tiên cho tăng cholesterol còn
dẫn xuất acid fibric ưu tiên cho trường hợp tăng triglycerid. Hai dẫn xuất này có thể
dùng riêng rẽ hoặc kế t hợp trong những trường hợp tăng lipoprotein hỗn hợp. Nhưng
phải thận trọng và theo dõi tác dụng không mong muốn, đặc biệt là dấu hiệu tiêu cơ
vân. Do có tăng nguy cơ tiêu cơ vân nên gemfibrozil và dẫn xuất statin không dùng
phối hợp trong điều trị.
- Trong quá trình điều trị, ngoài việc thường xuyên theo dõi lượng lipoprotein máu
để đánh giá hiệu quả điều trị, bệnh nhân còn được theo dõi tác dụng không mong
muốn do thuốc gây ra như viêm cơ, tiêu cơ vân, tăng transaminase, rối loạn điện tim
v.v...
Thuốc trong nhóm:
Atorvastatin là thuốc thuộc nhóm ức chế HMG- CoA reductase.
Dược động học :
- Hấp thu: Atorvastatin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, hấp thu của thuốc
không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sinh khả dụng của atorvastatin thấp vì được chuyển
hoá mạnh qua gan lần đầu (trên 60%). Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của thuốc là 1-
2 giờ.
- Phân bố: Atorvastatin liên kết mạnh với protein huyết tương trên 98%. Atorvastatin
ưa mỡ nên đi qua được hàng rào máu não.

60
- Chuyển hoá: Thuốc chuyển chủ yếu ở gan (>70%) thành các chất chuyển hoá có
hoặc không có hoạt tính.
- Thải trừ: thuốc được đào thải chủ yếu qua phân, đào thải qua thận dưới 2%.
Tác dụng :
Atorvastatin là một thuốc làm giảm cholesterol. Thuốc làm giảm mức cholesterol
chung cũng như cholesterol LDL (tỷ trọng thấp) trong máu.(Tăng: Nguy cơ xơ vữa
động mạch và bệnh mạch vành). Atorvastatin cũng có thể làm giảm nồng độ
triglycerid trong máu.
Chỉ định :
Ðiều trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng làm giảm cholesterol toàn phần, LDL,
apolipoprotein B, triglycerid & làm tăng HDL ở bệnh nhân tăng cholesterol máu
nguyên phát & rối loạn lipid máu hỗn hợp.
Chống chỉ định :
- Quá mẫn với thành phần thuốc.
- Bệnh gan tiến triển với tăng men gan dai dẳng không tìm được nguyên nhân. Phụ nữ
có thai hoặc đang cho con bú.
Thận trọng lúc dùng :
Ở bệnh nhân uống nhiều rượu & có tiền sử bệnh gan. Kiểm tra chức năng gan trong
khi điều trị. Nên tái khám khi bị đau, căng hoặc yếu cơ không giải thích được, hoặc có
kèm sốt hoặc mệt mỏi.
Tương tác thuốc :
Nguy cơ bệnh lý cơ vân gia tăng khi dùng với cyclosporin, dẫn xuất acid fibric,
niacin, erythromycin. Giảm nồng độ thuốc khi dùng với thuốc kháng acid.
Tác dụng phụ
Nhẹ & thoáng qua: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chóng mặt, mất ngủ,
mệt mỏi.
Liều lượng :
Khởi đầu: 10mg, ngày 1 lần. Khoảng liều cho phép: 10-80mg ngày 1 lần, không
liên quan đến bữa ăn. Tối đa: 80mg/ngày.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

1.6 Thuốc trợ tuần hòan, chống hạ huyết áp


Nhóm thuốc này bao gồm nhiều chất có cấu trúc hóa học khác nhau nhưng cùng có tác
dụng phục hồi chức phận của tim trong trường hợp suy tim cấp, kích thích thần kinh
trung ương ở trung tâm vận mạch và trung tâm hô hấp ở hành tủy như: Adrenalin,
Cafein, Long não (đã học ở bài thuốc kích thích TKTW).
Thuốc điển hình: Adrenalin (Epinephrin)
Đã được giới thiệu trong bài thuốc tác dụng trên hệ TKTV.

61
2. THUỐC LỢI NIỆU
Thuốc lợi niệu gồm các hợp chất giúp sự bài tiết nước, các cặn bã, những thành phần
của nước tiểu hoặc thải trừ một số chất độc trong cơ thể hoặc đường tiết niệu.
2.1 Sơ lược về sinh lý thận.
Quá trình bài tiết nước tiểu được xảy ra ở đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận gồm có cầu
thận và ống thận. Nước tiểu đầu tiên qua cầu thận vẫn còn nhưng thành phần gần
tương tự như huyết tương, chỉ khác là không có những thành phần phân tử lớn
(protein, lipit, đường). Khi qua ống thận, nước và một số chất được tái hấp thu hoặc
thải trừ nên thành phần nước tiều có thay đổi.
Ở ống lượng gần có 85% Na+ được tái hấp thu vào máu kéo theo 85% nước để giữ
thăng bằng áp lực thẩm thấu, K+ được tái hấp thu gần hết.
Ở ống lượn xa quá trình tái hấp thu phức tạp hơn.
+ Nước được tái hấp thu một phần do hormon chống bài niệu của thùy sau tuyến
yên, một phần được tái hấp thu do quá trình trao đổi ion.
+ Na+ được tái hấp thu do trao đổi với H+, cứ một H+ được thải trừ thì một Na+
được tái hấp thu.
+ K+ được tái hấp thu hết ở ống lượn gần, sau đó được bài tiết một phần ở ống lượn xa
do quá trình trao đổi với Na+ và tranh chấp với H+, nghĩa là khi H+được thải trừ nhiều
thì K+sẽ thải trừ ít và ngược lại.
Kết quả là sau khi lọc qua cầu thận, 90% nước được tái hấp thu.
Muốn thuốc có tác dụng lợi tiểu phải cần một trong 2 yếu tố chính là làm tăng sức lọc
của cầu thận hoặc làm giảm tái hấp thu ở ống thận. Các thuốc làm tăng sức lọc của cầu
thận có tác dụng lợi tiểu yếu, còn các thuốc làm giảm tái hấp thu ở ống thận có tác
dụng lợi tiểu mạnh hơn.
2.2 Các loại thuốc lợi tiểu.
2.2.1 Phân loại theo cơ chế tác dụng:
• Nhóm ức chế anhydraza carbonic: Acetazolamid, Indapamid.
• Tác động trên quai Henlé: Furosemid, Axít etacrynic
• Tác động ở phần đầu ống lượn xa: Nhóm thiazid. Hypothiazid
• Đối kháng aldosteron: Spironolacton.
• Chất kháng ADH: Antidiuretic hormon: Hormon kháng lợi tiểu: Demecylin và
Lithium
• Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Manitol 10,15,20%.
2.2.2 Phân loại theo sự thay đổi ion.
Mỗi thuốc lợi tiểu thường tác dụng ở một vị trí nhất định của ống thận làm thay đổi
thành phần ion của nước tiểu trong lòng ống thận, để tiện theo dõi chia thuốc lợi tiều
thành 03 nhóm lớn:
+ Thuốc lợi tiểu làm giảm K+
+ Thuốc lợi tiểu giữ K+ máu
+ Các thuốc lợi tiểu khác, không gây rối loạn ion

62
2.2.3 Các thuốc điển hình:
2.2.3.1. Thuốc lợi tiểu “Quai” Furosemid (Lasix)
DĐH: Hấp thu tốt qua đường uống, thức ăn làm giảm hấp thu, qua được hàng rào máu
não và nhau thai, thuốc thải trừ chủ yếu qua thận hoàn tòan trong 24 giờ.
Tác dụng và cơ chế
- Ức chế cơ chế cùng vận chuyển (cotransport mechanism) của 1Na +, 1K+ và 2 Cl- ở
đoạn phình to của nhánh lên quai Henle. Vì vậy làm tăng thải trừ Na +, Cl- (gần ngang
nhau) và K+ (ít hơn thiazid).
- Furosemid còn có cả tác dụng ức chế carbonic anhydrase do trong công thức cũng
có gốc sulfonamid. Nhưng tác dụng này rất yếu.
- Tuy có làm tăng thải trừ ion H +, nhưng pH nước tiểu ít thay đổi vì tác dụng ức
chế carbonic anhydrase đã bù trừ lại.
- Các thuốc nhóm này làm tăng thải trừ Ca ++ và cả Mg ++, trái với tác dụng của
thiazid, vì vậy có thể dùng điều trị tăng calci máu triệu chứng. Vì Ca++ còn được tái
hấp thu ở ống lượn nên thường chỉ thấy hạ Mg ++ máu khi dùng lâu.
Hiện là thuốc có tác dụng lợi niệu mạnh nhất.
Tác dụng không mong muốn: Gây rối loạn nước, chất điện giải, gây toan máu (dự
trữ kiềm giảm), giảm kali huyết, giảm bạch cầu, dị ứng da.
Chỉ định: Phù toàn thân, phù não, phù phổi cấp, phù do suy tim, suy thận, cổ trướng
do xơ gan, cơn cao huyết áp, tăng calci huyết.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, hôn mê do xơ gan, suy thận cấp kèm bí tiểu,
giảm kali huyết, có chướng ngại ở đường tiết niệu, phù nề và cao huyết áp khi thai
nghén.
Thận trọng: Phì đại tuyến tiền liệt, khó tiểu, phụ nữ nuôi con bú.
Tương tác thuốc: Cephalothin, cephaloridin, Aminozid tăng độc tính trên thận.
Glycozid tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu.Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy
cơ gây tăng gluco huyết.
Cách dùng, liều dùng:
Chữa phù nề: Người lớn: 20 – 60 mg/ngày hoặc 30 - 60mg (dạng kéo dài).
Trẻ em: 0,5 – 1mg /kg thể trọng/24 giờ.
Chữa cao huyết áp: 20 – 80mg/ngày hoặc phối hợp với các thuốc chữa cao huyết áp.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

2.2.3.2 Hypothiazid (Dichlotride)


Tác dụng và cơ chế
Thiazid ức chế tái hấp thu Na + và kèm theo là cả Cl - (vị trí đồng vận chuyển) ở đoạn
pha loãng (phần cuối của nhánh lên quai Henle và phần đầu của ống lượn xa), thải trừ
Na + và Cl- với số lượng gần ngang nhau nên còn gọi là thuốc lợi niệu thải trừ muối
(saluretics). Khoảng 5- 10% Na + lọc qua cầu thận bị thải trừ nên thuộc loại thuốc có
tác dụng lợi niệu trung bình.

63
Thuốc có tác dụng ở cả môi trường acid và base.
- Làm tăng thải trừ K +, theo 2 cơ chế: một phầ n do thuốc ức chế enzym CA, làm giảm
bài tiết ion H + nên tăng thải K + (cơ chế thải trừ tranh chấp ở ống lượn xa); một phần
do ức chế tái hấp thu Na + làm đậm độ Na + tăng cao ở ống lượn xa, gây phản ứng bù
trừ bài xuất K +để kéo Na + lại.
- Không làm tăng thải trừ bicarbonat nên không gây acid máu.
- Làm giảm bài tiết acid uric qua ống thận nên có thể làm nặng thêm bệnh gut.
Các thiazid được thải trừ qua hệ thải trừ acid hữu cơ của ống thận nên tranh chấp một
phần với thải trừ acid uric qua hệ này.
- Dùng lâu, làm giảm calci niệu do làm tăng tái hấp thu Ca ++ ở ống lượn gần và cả xa
nên có thể dùng để dự phòng sỏi thận. Tuy nhiên, hiếm khi gặp tăng calci máu do
thiazid vì có thể có các cơ chế bù trừ khác.
- Làm hạ huyết áp trên những bệnh nhân bị tăng huyết áp vì ngoài tác dụng làm tăng
thải trừ muối, các thuốc còn ức chế tại chỗ tác dụng của thuốc co mạch trên thành
mạch, như vasopressin, noradrenalin. Mặt khác, do lượng Na + của mô thành mạch
giảm nên dịch gian bào của thành mạch cũng giảm, làm lòng mạch rộng ra , do đó sức
cản ngoại vi giảm xuống (huyết áp tối thiểu hạ).
Tác dụng không mong muốn: Như Furosemid
Chỉ định: Phù nề do suy tim, thận hư, xơ gan, cơn cao huyết áp nhẹ, nhiễm độc thai
nghén.
Chống chỉ định: Suy thận nặng, tổn thương gan.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: 50 – 100 mg/ngày, chia 2 – 3 lần, dùng 2 – 3 tuần.
Trẻ em: 1mg /kg thể trọng/24 giờ, chia 2 – 3 lần.
Tương tác thuốc
- Các thiazid làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu, thuốc làm tăng thải
trừ uric để điều trị gut, các sulfonylure và insulin.
- Các thiazid làm tăng tác dụng của thuốc tê, diazoxid, glycosid trợ tim, lithi, thuốc
lợi niệu quai và vitamin D.
- Tác dụng lợi niệu của thiazid bị giảm khi dùng cùng với thuốc chống viêm phi
steroid. Amphotericin B và corticoid làm tăng nguy cơ hạ kali máu của thiazid.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

2.2.3.3 Spironolacton
DĐH: Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng đạt khoảng 90%, đào thải chủ
yếu qua nước tiểu, một phần qua mật.
Tác dụng: Tác dụng lợi tiểu xảy ra ở ống lượn xa, tăng bài tiết Na+ và Cl-, nước, giữ
kali, tác dụng xảy ra chậm và giảm tác dụng chậm, không dùng trong các trường hợp
cần bài niệu nhanh.
64
Cơ chế: Công thức gần giống với aldosteron, tranh chấp với aldosteron tại receptor ở
ống lượn xa, nên còn gọi là thuốc kháng aldosteron. Tác dụng thải trừ Na+ của thuốc
phụ thuộc vào số lượng aldosteron bài tiết và bị ức chế
Tác dụng không mong muốn: Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ.
Nội tiết: Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt. Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.
Chỉ định: Cổ trướng do xơ gan.
Phù gan, phù thận, phù tim. Tăng huyết áp.
Giảm Kali huyết, phòng ngừa giảm kali huyết ở những người điều trị bằng Digitalis.
Chống chỉ định: Suy thận cấp, suy thận nặng, vô niệu, tăng kali huyết, người mẫn
cảm.
Thận trọng: Suy giảm chức năng thận, tăng clor máu, phụ nữ có thai (trừ bệnh tim).
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Lợi tiểu: 25 – 200 mg/ngày, chia 2 – 4 lần
Chống tăng HA: 50 – 100 mg/ngày, chia 2 – 4 lần, dùng 2 tuần.
Trẻ em: Các trường hợp: 1- 3mg/kg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 – 4 lần.
Tương tác thuốc: các thuốc chống viêm không Steroid (đặc biệt là Indomethacin) làm
giảm tác dụng của Spironolacton.
Thuốc chống cao huyết áp nhóm ức chế men chuyển: Tăng kali huyết
Digoxin: Tăng nguy cơ nhiễm độc digoxin
Kali và các thuốc lợi tiểu giữ kali: Tăng kali huyết
Các thuốc lợi tiểu khác: Tăng tác dụng lợi tiểu
Các thuốc chống cao HA: tăng tác dụng chống cao HA
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.
Tìm đọc thêm:
+ Acetazolamid (Diamox)
+ Indapamid (Natrilix SR)
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận:
Hãy lựa chọn và xếp các thuốc tim mạch vào đúng tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và
giải thích tại sao lại lựa chọn thuốc này mà không chọn thuốc khác
1. Digoxin; 2. Captopril; 3. Nifedipin; 4.Trimetazidin; 5. Propranolol; 6. Furosemid; 7.
Methydopa; 8. Nitroglycerin; 9. Atorvastatin; 10. Spironolacton
Bệnh nhân A: Nữ, 30 tuổi, đang có thai 8 tháng, tình trạng bệnh là cao huyết áp, đau
thắt ngực, phù, bệnh nhân đang bị đau dạ dày có dùng thuốc phosphalugel
Bệnh nhân B: Nữ, 25 tuổi, đang nuôi con bú, tình trạng bệnh là nhịp nhanh, cao huyết
áp, phù.
Bệnh nhân C: Nữ, 60 tuổi, đang bị ho nhiều. Tình trạng bệnh là suy tim, cao huyết áp,
triglycerit trong máu cao, đã bị nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân D: Nam 50 tuổi, tình trạng đang bị viêm khớp được điều trị bằng
Melocicam 7,5mg, ngày uống 02 lần, tình trạng là suy tim, đau thắt ngực, phù .
II. Phần trắc nghiệm

65
Câu hỏi đúng – sai:
1. Digoxin là thuốc trị suy tim dẫn xuất Nitrat.
A. Đúng. B. Sai.
2. Propranolol có tác dụng trị đau nửa đầu.
A. Đúng. B. Sai.
3. Captopril không dùng quá 300mg/ngày.
A. Đúng. B. Sai.
4. Nifedipin là thuốc chống tăng huyết áp theo cơ chế ức chế men chuyển.
A. Đúng. B. Sai.
5. Trimetazidin có tác dụng trị chóng mặt, ù tai.
A. Đúng. B. Sai.
6. Cơ chế tác dụng của Carvedilol là hủy cả  và  - Adrenergic.
A. Đúng. B. Sai.
7. Fenofibrat là thuốc hạ lipit máu nhóm HMG – Coenzym A.
A. Đúng. B. Sai.
8. Propranolol có tác dụng chữa suy tim lưu lượng thấp.
A. Đúng. B. Sai.
9. Captopril khi sử dụng có thể gây tình trạng ho khan.
A. Đúng. B. Sai.
10. Artovastatin chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
11. Nitroglycerin ngoài tác dụng phòng và trị cơn đau thắt ngực, còn có tác dụng …:
A. Chữa suy tim. B. Chữa cao huyết áp.
C. Chữa loạn nhịp. D. Chữa nhồi máu cơ tim cấp.
12. Cơ chế tác dụng của Propranolol.
A. Ức chế men chuyển. B. Ức chế Canci. C. Chẹn Beta. D. Chẹn Alpha.
13. Chỉ định của Trimetazidin trong khoa mắt là ……………… :
A. Viêm mắt. B. Giảm thị lực. C. Nhức mắt, mỏi mắt.
D. Tổn thương mạch máu ở võng mạc.
14.Tác dụng của Artovastatin làm giảm Cholesterol LDL huyết tương và giảm …
A. Huyết áp. B. Triglycerit. C. Protein. D. Đường huyết.
15. Cơ chế tác dụng của captopril là:
A. Giống Nifedipin. B. Giống Methydopa. C. Giống Peridopril. D. Giống Propranolol.
16. Capropril, Nitroglycerin, Propranolol đều có chung một thận trọng là…… :
A. Phụ nữ có thai. B. Phụ nữ nuôi con bú.
C. Không dùng thuốc kéo dài. D. Không ngừng thuốc đột ngột.
17. Isosorbid mononitrat là thuốc chữa đau thắt ngực dẫn xuất…………… :
A. Digitalis. B. Nitrat. C. Xanthin. D. Sulfamid.
18. Enalapril là các thuốc có cùng cơ chế tác dụng với thuốc………….. :
A. Nifedipin. B. Methydopa. C. Captopril. D. Propranolol.

66
19. Trong bệnh tim mạch, dùng Aspirin để ………………… :
A. Giảm đau. B. Hạ sốt. C. Hạ Lipit huyết. D. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
20. Hydranalin là thuốc chống tăng huyết áp theo cơ chế …………… :
A. Ức chế men chuyển. B. Ức chế Canci. C. Giãn mạch. D. Chẹn Beta.
21. Ở ống lượn xa, khi H+ được thải trừ nhiều thì ……………sẽ thải trừ ít và ngược
lại : A. K+. B. Na+. C. Cl-. D. OH-.
22. Furosemid là thuốc lợi tiểu có tác dụng tại vị trí ……………… :
A. Cầu thận. B. Ống lượn gần. C. Quai henle. D. Ống lượn xa.
23. Tính chất nào dưới đây là đúng với Artovastatin:
A. Thuốc trị suy tim. B. Dẫn xuất nhóm HMG – coenzyme A
C. An toàn cho phụ nữ có thai. D. Phối hợp tốt với Gemfibrozil.
24. Digoxin không chống chỉ định trong trường hợp
A. Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. B. Bloc nhĩ thất độ II và III.
C. Người suy thận. D. Loạn nhịp trên thất.
25. Hydranalin là thuốc chống tăng huyết áp theo cơ chế …………… :
A. Ức chế men chuyển. B. Ức chế Calxi.
C. Giãn mạch trực tiếp. D. Chẹn Alpha và Beta.26. Artovastatin được chỉ định trong
trường hợp:
A. Bệnh nhân bị cao huyết áp. B. Bệnh nhân có HDL cao.
C. Bệnh nhân bị suy tim D. Bệnh nhân có cholesterol huyết cao.
27. Thuốc vừa trị suy tim, vừa trị tăng huyết áp :
A. Captopril. B. Propranolol. C. Nifedipin. D. Trimetazidin.
28. Thuốc vừa chống loạn nhịp, vừa chữa đau thắt ngực, vừa trị tăng HA :
A. Furosemid. B. Nitroglycerin. C. Propranolol. D. Methyldopa.
29. Thuốc tim mạch CCĐ cho cả phụ nữ có thai và nuôi con bú:
A. Nitroglycerin. B. Trimetazidin. C. Propranolol. D. Nifedipin.
30. Thuốc không tác dụng theo cơ chế ức chế men chuyển:
A. Captopril. B. Enalapril. C. Nitroglycerin. D. Lisinopril.

67
BÀI 6: THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM
KHÔNG STEROID VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được tác dụng và cơ chế tác dụng chung của các thuốc hạ sốt, giảm đau
kháng viêm không steroid và thuốc điều trị bệnh gút.
2. Trình bày được cách sử dụng 9 thuốc hạ sốt, giảm đau kháng viêm không steroid
và thuốc điều trị bệnh gút.
3. Hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả 09 thuốc hạ sốt, giảm đau kháng viêm
không steroid và thuốc điều trị bệnh gút.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 Thuốc hạ sốt, giảm đau kháng viêm không steroid
Nhóm thuốc này bao gồm các chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm ở những
mức độ khác nhau không thuộc nhóm các các opiate ( morphin ) và trong cấu tạo của
chúng không có cấu trúc steroid. Do đó chúng còn được gọi là các thuốc chống viêm
phi steroid ( Nonsteroidal Anti- Inflammatory Drugs hay NSAID).
Các thuốc này có tác dụng ức chế tiết chất trung gian hóa học gây đau ở ngoại vi nên
còn gọi là thuốc giảm đau ở ngoại vi.
Một số chất đồng thời có cả 03 tác dụng trên, có thể có một, hai hoặc nhiều hơn hoặc
không có một tác dụng nào đó nhưng cùng cơ chế tác dụng. ( VD: Paracetamol không
có tác dụng kháng viêm).
1.1.1 Tác dụng và cơ chế

68
Tác dụng hạ sốt:
Cơ chế gây sốt: các chất gây sốt ngoại lai như vi khuẩn, độc tố sau khi xâm nhập vào
cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất chất gây sốt nội tại. Các chất gây sốt nội tại hoạt
hóa Prostaglandin synthetase làm tăng tổng hợp Prostaglandin E1 và E2 từ acid
Arachidonic ở vùng dưới đồi gây mất cân bằng cơ chế điều nhiệt ( tăng quá trình sinh
nhiệt, giảm các quá trình thải nhiệt) gây nên sốt.

69
Cơ chế hạ sốt: Các thuốc hạ sốt ức chế Prostaglandin synthetase làm giảm tổng hợp
Prostaglandin E1 và E2 do đó ức chế quá trình sinh nhiệt, tăng cường các quá trình
thải nhiệt và lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt.
Ở liều điều trị có tác dụng hạ nhiệt ở những người có sốt (do bất kỳ nguyên nhân nào),
không có tác dụng hạ nhiệt ở những người có thân nhiệt bình thường.
Tác dụng giảm đau: Các thuốc đều có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến đau vừa, vị
trí tác dụng ở các receptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là
các chứng đau do viêm.
Cơ chế giảm đau: Thuốc ức chế Prostaglandin F2, làm giảm tính cảm thụ của ngọn
dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm.
Tác dụng chống viêm:

Cơ chế chống viêm: Các thuốc chống viêm đều ức chế enzym Cyclooxygenase (
COX) ngăn cản tổng hợp Prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó
làm giảm quá trình viêm.
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân hủy protein ngăn cản quá
trình biến đổi Protein làm bền vững màng Lysosom và đối kháng tác dụng của các
chất trung gian hóa học như Histamin, Serotonin...ức chế sự di chuyển của bạch cầu
tới ổ viêm.
Người ta đã tìm ra 02 loại enzym COX là COX 1 và COX 2:
COX1 có nhiều ở các tế bào lành, tạo ra các Prostaglandin cần cho tác dụng sinh lý
bình thường của cơ quan trong cơ thể ( dạ dày, tiểu cầu, thận..), COX2 chỉ xuất hiện
tại các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra các Prostaglandin gây viêm. Chính vì
thế xu hướng mới là tạo ra các thuốc chống viêm có tác dụng chọn lọc trên COX2 để
70
thuốc không ảnh hưởng tới chức năng sinh lý bình thường, giảm tác dụng không mong
muốn mà vẫn duy trì được tác dụng chống viêm: Ví dụ: Celecoxib.
Tác dụng chống kết tập tiểu cầu.
Các thuốc chống viêm không Steroid ức chế enzym thromboxan synthetase làm giảm
tổng hợp thromboxan A2 (chất gây kết tập tiểu cầu) nên có tác dụng chống kết tập tiểu
cầu.
1.1.2 Các thuốc điển hình.
1.1.2.1 Acid acetyl salicylic (Aspirin, Acetysal…)
Dược động học: Hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ trong máu đạt tối đa sau 2 – 4
giờ, thời gian bán hủy 3 – 9 giờ, sự bài xuất qua nước tiểu tăng theo pH của nước tiểu.
Tác dụng: Hạ sốt (thời gian từ 1-4 giờ), giảm đau ở liều thấp, chống viêm khi dùng
liều cao trên 4 g/24 giờ, tăng thải trừ acid uric, làm giảm hiện tượng đông vón tiểu cầu,
làm giảm khả năng tổng hợp Prothrombin nên thuốc ảnh hưởng tới quá trình đông
máu, dùng ngoài có tác dụng trị nấm, hắc lào.
Tác dụng không mong muốn: Kích ứng niêm mạc dạ dày, tá tràng và có thể gây chảy
máu kéo dài.
Chỉ định: Hạ sốt trong các trường hợp sốt cao, cảm cúm, nhức đầu, đau răng, đau
mình mẩy, thấp khớp cấp và mãn tính, trị bệnh huyết khối ở mạch máu, dùng ngoài trị
nấm, hắc lào, dự phòng nhồi máu cơ tim (đang tiếp tục nghiên cứu thêm).
Chống chỉ định: Người có bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, người mắc bệnh lao, bệnh
phong ra nhiều mồ hôi, các tạng dễ chảy máu, sốt xuất huyết, người mẫn cảm với
thuốc, nhiễm vi rút
Thận trọng: Phụ nữ có thai 03 tháng cuối, người bị hen phế quản và hạn chế dùng cho
trẻ em dưới 13 tháng tuổi.
Uống thuốc sau bữa ăn để tránh kích ứng
Cách dùng, liều dùng:
Trị cảm cúm nhức đầu, đau răng:
Trẻ em: 25-50mg/kg/ngày, không quá 80mg/kg/ngày đối với trẻ em < 30 tháng.
Người lớn: 1-2g/ngày chia làm 2-3 lần, tối đa 3g/ngày.
Thấp khớp:
Người lớn: 4-6/ngày chia nhiều lần hoặc thuốc tiêm.
Trẻ em: 50-100mg/kg/ngày chia 4-6 lần.
Chữa viêm tắc tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch: Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần
0,5 – 1g, phòng 2 bệnh trên thì uống 1 -2 lần/ngày , mỗi lần 0,5g.
 Phòng và điều trị huyết khối do kết tập tiểu cầu: dùng liều thấp, ngày uống 3 lần,
mỗi lần 0,5g. Được chỉ định trong các bệnh lý có rối loạn huyết động như: bệnh lý van
tim, bệnh mạch vành, bệnh giãn tĩnh mạch ngoại vi…
 Điều trị Goutte cấp (tăng thải trừ acid uric): liều cao 4-5g/24h
Dạng tiêm: Chỉ dùng cho người lớn.
Tương tác thuốc: Tăng cường tác dụng của các thuốc: Chống đông máu (kháng
vitamin K), thuốc sulfamid hạ đường huyết, thuốc chống ung thư Methotrexate.
71
Giảm tác dụng của các thuốc: Một số thuốc chống viêm không Steroid, các chất
kháng acid (uống cách 2 giờ).
Bảo quản: Thuốc không kê đơn ( trừ dạng tiêm), tránh ánh sáng, chống ẩm.
1.1.2.2 Paracetamol (Patamol, Panadol, Acetaminophen).
DĐH: Hấp thu nhanh chóng và hòan tòan qua đường tiêu hóa, thức ăn chỉ làm chậm
hấp thu viên nén, phân bố nhanh và đồng đều vào các mô trong cơ thể, liên kết Protein
huyết tương là 25%, t1/2 = 1,25 – 3giờ, chuyển hóa qua gan bằng các phản ứng liên
hợp (chủ yếu với acid glucoronic), thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng: Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau. So với Aspirin thì tác dụng giảm
đau và hạ nhiệt là tương đương, không gây kích ứng ở tá tràng.
Tác dụng không mong muốn: Nếu dùng liều cao và kéo dài trên 2 tuần có thể gây
tổn thương gan và viêm thận.
Chỉ định: Sốt cao, cảm cúm, nhức đầu, đau dây thần kinh, thấp khớp mãn tính, đau
gân, đau cơ, đau lưng, đau mình.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân bị bệnh thiếu máu, bệnh gan, thận nặng.
Người mẫn cảm với thuốc.
Người thiếu hụt Gluco – 6 phosphat – dehydrogenase
Thận trọng: Cần chú ý đến lứa tuổi trẻ em, người cao tuổi vì có thể kém đào thải, nếu
thuốc không đào thải hết sẽ gây vô hiệu hóa và hoại tử tế bào gan, còn gây mất máu,
đái ra máu.
Cách dùng, liều dùng:
Ngưới lớn: 325-650mg/lần, 4-6 giờ /lần.
Trẻ em: Tùy theo lứa tuổi từ 40mg-325mg/lần, 3-4 lần/ngày.
Tương tác thuốc: Các thuốc chống co giật, rượu, Isoniazid làm tăng độc tính trên gan
của paracetamol.
Bảo quản: Thuốc không kê đơn, Nơi khô mát, tránh ánh sáng.

1.1.2.3 Diclofenac (Diclofen, Voltaren). Dùng muối Natri


Tác dụng: Chống viêm, giảm đau, hạ sốt mạnh.
DĐH: Hấp thu dễ dàng qua đường uống, khi đói hấp thu nhanh hơn, liên kết với
Protein huyết tương khỏang 99%.Chuyển hóa nhiều ở gan, bài tiết qua nước tiểu 60%,
còn lại thải trừ qua mật và phân, t1/2 = 1- 2 giờ.
Tác dụng không mong muốn: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, tiêu chảy,
trướng bụng, khó tiêu.
Chỉ định: Chữa các chứng thấp khớp, hư khớp, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, đau
lưng, đau dây thần kinh hông.
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm. Loét dạ dày, tá tràng. Hen suyễn hoặc co thắt phế quản. Suy gan
nặng, suy thận nặng, suy tim ứ máu, phụ nữ có thai 03 tháng cuối.

72
Thận trọng: Có tiền sử bệnh dạ dày-tá tràng. Có tiền sử tổn thương ở gan, thận. Có
tiền sử rối loạn đông máu, chảy máu, người nhiễm khuẩn.
Tương tác thuốc: Tránh phối hợp với các thuốc Aspirin, các thuốc kháng viêm không
Steroid khác, thuốc chống đông máu
Cách dùng, liều dùng:
Uống, đặt hậu môn:
Người lớn: Cấp tính: 150mg/ngày.
Duy trì: 75-100mg/ngày; Nạp hậu môn: Buổi tối 1 viên
Trẻ em: <12 tuổi: Một viên đạn 25mg/ngày.
>12 tuổi: 2 viên đạn 25mg/ngày.
Tiêm bắp: Chỉ dùng cho người lớn, 1 ống/ngày, chỉ dùng trong 4 ngày, sau đó chuyển
sang thuốc uống hay thuốc đạn.
Bảo quản: Thuốc kê đơn ( trừ dạng dùng ngoài), chống ánh sáng, chống ẩm.

1.1.2.4 Acid Mefenamic (Ponstan, Ponstyl)


Tác dụng: Hạ sốt, giảm đau, chống viêm.
Tác dụng không mong muốn: Tiêu chảy, thiếu máu tan huyết, co thắt phế quản (đặc
biệt ở người có tiền sử hen phế quản hoặc dị ứng), chóng mặt, mơ màng.
Chỉ định: Đau thấp khớp (các trường hợp đa viêm khớp). Hạ sốt.
Làm giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và vừa bao gồm đau cơ bắp, căng thẳng
thần kinh, đau răng, đau đẻ, đau bụng kinh.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Bệnh nhân suy thận, suy gan, Loét dạ dày tá tràng.
PN mang thai 03 tháng cuối.
Thận trọng: PN có thai ( Từ lúc mang thai đến tháng thứ 6) và cho con bú.
Người đang bị nhiễm khuẩn; Trẻ em < 14 tuổi; Người bị hen suyễn; Người điều khiển
phương tiện giao thông.
Tương tác thuốc: Tăng nồng độ thuốc chống đông máu, có thể tăng bilirubin trong
nước tiểu.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Liều tấn công: 1 – 1,5g/ngày. Chia làm nhiều lần
Liều duy trì: 750mg – 1g/ngày chia 3 lần
Thuốc đạn: 1 –3 viên 500mg/ngày
Trẻ em: > 7 tuổi: 500 – 700mg/ngày chia 2 –3 lần.
Thuốc đạn 500mg, 1 –2 viên/ngày.
Bảo quản: Thuốc không kê đơn ( trừ dạng tiêm), chống ánh sáng, chống ẩm.

1.1.2.5 Melocicam (Mobic)


Tác dụng: Kháng viêm, giảm đau,hạ sốt, tác dụng ưu tiên trên Cox 2, do đó tác dụng
mạnh hơn và tác dụng phụ trên dạ dày và thận thấp hơn so với các thuốc khác trong
nhóm.

73
Tác dụng không mong muốn:
- Da: Ngứa phát ban.
- Tiêu hóa: Khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón.
- Máu: Thiếu máu, rối loạn công thức máu.
- Thần kinh trung ương: Chóng mặt, ù tai, ngủ gật.
- Tim mạch: tăng huyết áp, đánh trống ngực, đỏ mặt.
- DĐH: Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Liên kết Protein huyết tương 99%, thuốc
được chuyển hóa qua gan, 50% bài tiết qua nước tiểu và 50% bài tiết qua phân,
t1/2 = 20 h
Chỉ định:
Điều trị triệu chứng ngắn hạn và dài hạn các cơ đau cấp tính và mãn tính như viêm đau
xương khớp, viêm khớp, viêm cột sống.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, dị ứng chéo với các thuốc kháng viêm không
steroid khác; Hen, phù mạch; Loét dạ dày tá tràng; Suy thận; Trẻ em dưới 15 tuổi; Phụ
nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng: Người đang dùng thuốc chống đông máu; Suy tim sung huyết; Đang
dùng thuốc lợi tiểu; Xơ gan.
Sau phẫu thuật
Cách dùng, liều dùng:
Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống:15mg/ngày, có thể giảm xuống 7,5mg/ngày
Thoái hóa khớp: 7,5mg/ngày có thể tăng 15mg/ngày.Liều tối đa 15mg/ngày
Đường tiêm bắp (sâu) chỉ sử dụng những ngày đầu tiên của việc chữa trị, sau đó tiếp
tục bằng đường uống.
Tương tác thuốc: Không phối hợp với các thuốc NSAID khác, thuốc chống đông
máu, thuốc lợi tiểu, thuốc chống tăng huyết áp
Bảo quản: Thuốc kê đơn ( trừ dạng dùng ngoài), chống ánh sáng, chống ẩm.

1.1.2.6 Celecoxib
Tác dụng: Có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, tác dụng ưu tiên trên COX2
Dược động học: Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, liên kết với Protein 85%, chuyển hóa
ở gan và thải trừ qua nước tiểu chủ yếu ở dạng đã chuyển hóa. Thời gian bán thải
khoảng 17 giờ.
Chỉ định:
Ðiều trị viêm khớp dạng thấp & các bệnh viêm xương khớp ở người lớn.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc, loét dạ dày tiến triển hay xuất huyết tràng vị, suy gan,
suy thận nặng, trẻ < 12 tuổi, hen phế quản.
Tương tác thuốc:
Không được dùng cùng lúc với aspirin, fluconazol, lithium, warfarin.
Tác dụng phụ:
- Nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, viêm ruột, táo bón, viêm dạ dày, phản ứng

74
dị ứng, thiếu máu, viêm phế quản, viêm gan, vàng da.
- Hiếm khi: phù mạch, phản vệ.
Thận trọng:
Bệnh nhân tăng HA, suy tim, hen, mất nước, bệnh tim mạch
Nên theo dõi sát các biến chứng tiêu hóa: loét, xuất huyết, thủng
Liều lượng: Uống sau bữa ăn.
- Viêm khớp dạng thấp 100 - 200 mg/lần x 2 lần/ngày.
- Suy gan nhẹ - trung bình: giảm nửa liều.
- Viêm xương khớp 200 mg/lần/ngày hay 100 mg/lần x 2 lần/ngày.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, chống ánh sáng, chống ẩm.

1.2 Thuốc trị bệnh gút


1.2.1 Khái niệm:
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa làm tăng nồng độ acid Uric trong máu và lắng
đọng Urat ở các khớp và sụn, gây viêm khớp cấp và mạn với các cơn đau.
1.2.2 Phân loại:
Các thuốc chống viêm có tác dụng điều trị gút cấp: Colchicin, các thuốc chống viêm
không Steroid.
Thuốc làm giảm acid Uric máu: Probenecid, Allopurinol.
1.2.3 Các thuốc điển hình
1.2.3.1 Colchicin
Dược động học: Hấp thu qua đường tiêu hóa, có chu kỳ gan ruột, gắn vào tất cả các
mô như: Niêm mạc ruột, gan, thận ( trừ cơ vân, cơ tim và phổi). thải trừ qua phân và
nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 1 giờ. Khi dùng liều cao thuốc tích lũy trong các
mô và có thể gây độc.
Tác dụng: Chỉ có tác dụng giảm đau và chống viêm cấp do gút, không có tác dụng với
các trường hợp không phải do bệnh gút. Tác dụng đặc hiệu với cơn gút cấp.
Cơ chế: Colchicin làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, giảm sự tập trung bạch cầu ở
các ổ viêm, ức chế hiện tượng thực bào của các tinh thể urat và do đó kìm hãm sản
xuất acid lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thường, làm giảm sự lắng đọng của các
tinh thể Urat ở các khớp. Colchicin không tác dụng lên sự đào thải acid uric.
Chỉ định:
- Đợt cấp của bệnh gút.
- Dự phòng bệnh gút tái phát, phòng ngừa cơn cấp của bệnh gút mạn.
Tác dụng không mong muốn:
- Rối loại tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thường gắp.
- Ngoài ra gây mề đay, phát ban dạng sởi, giảm bạch cầu, tiểu cầu, rối loạn thần kinh
cơ.
- Liều cao gây ức chế tủy xương, viêm dây thần lkinh, độc với gan, thận, gây đông
máu, rụng tóc…
Chống chỉ định:

75
- Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Suy thận nặng.
- Suy gan nặng.
- Phụ nữ mang thai.
Liều dùng-cách dùng:
Dùng theo chỉ định của bác sỹ
* Đợt gút cấp:
- Ngày 1: 3 viên (chia ra sáng, trưa, tối mỗi lần 1 viên)
- Ngày 2 và 3: 2 viên (sáng 1 viên và tối 1 viên).
- Ngày 4 và những ngày sau đó : 1 viên buổi tối
* Đề phòng cơn gút cấp: 1 viên vào buổi tối.
* Viêm khớp cấp do vi tinh thể: 1 viên vào buổi tối.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, chống ánh sáng, chống ẩm.
1.2.3.2 Allopurinol
Dược động học: Hấp thu gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, ít liên kết với Protein
huyết tương, chuyển hóa thành oxypurinol còn hoạt tính, thải trừ qua nước tiểu ở dạng
đã chuyển hóa, thời gian bán thải khỏng 1 giờ.
Tác dụng: Làm giảm nồng độ acid uric máu chủ yếu do ức chế cạnh tranh tổng hợp
acid uric. Ngoài ra thuốc còn làm tăng bài xuất các tiền chất của acid Uric qua nước
tiểu, vì vậy ít gây sỏi thận và các cơn đau thận hơn.
Cơ chế: Ức chế enzyme xanthinoxydase, là enzyme có vai trò chuyển các tiền chất
hypoxanthin và xanthin thành acid uric, do đó làm giảm nồng độ acid uric máu.
Chỉ định:
Bệnh gút mãn tính, tăng acid uric-huyết thứ phát hay do xạ trị hoặc hóa trị các bệnh
tăng bạch cầu & ung thư.
Chống chỉ định:
Dị ứng với Allopurinol. Phụ nữ đang mang thai & cho con bú.
Tương tác thuốc:
Amoxicillin hay ampicillin. Chlorpropamide.
Tác dụng phụ:
Buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ ngoài da kèm sốt nhẹ, tăng phosphatase kiềm, tăng men
gan, cơn kịch phát bệnh gút cấp nổi sần mụn nước.
Thận trọng:
- Nên uống nhiều nước.
- Ngưng thuốc nếu thấy nổi mẩn da, tiểu đau, tiểu máu, kích thích mắt hay sưng môi
hoặc miệng.
Liều lượng:
Uống sau các bữa ăn.
- Bệnh gút, các chứng tăng acid uric-huyết tối thiểu cho người lớn: 100 mg, trung
bình: 200 - 400 mg, chia 2 - 4 lần, bệnh nặng: 600 - 800 mg/24 giờ.
- Bệnh ung thư 600 - 800 mg/ngày, từng đợt 2 - 3 ngày.

76
- Vẩy nến 100 - 400 mg/ngày, chia 3 - 4 lần. Trẻ 6 - 15 tuổi: 100 mg x 3 lần. Dưới 6
tuổi: 50 mg x 3 lần hay 8 mg/kg/ngày, chia 3 lần.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, chống ánh sáng, chống ẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
1. Hãy giải thích cơ chế tương tác thuốcvà thức uống giữa paracetamol và rượu?
2. Một bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng được chỉ định diclofenac 50mg 1viên x 3
lần/ngày, meloxicam 15mg 1viên x 3 lần/ngày, Acid mefenamic 500mg 1viên x 3
lần/ngày. Có sự tương tác thuốc trong chỉ định này không, hãy giải thích?
3. Bênh nhân 40 tuổi bị viêm khớp, đã có tiền sử bệnh dạ dày. Hãy cho biết các thuốc
có thể sử dụng và hướng dẫn sử dụng thuốc.
4. Bệnh nhân nam 50 tuổi, đêm qua bị sưng, đau ở vị trí ngón chân cái. Được chẩn
đoán là bị gút cấp. Hãy cho biết các thuốc có thể sử dụng và hướng dẫn sử dụng
thuốc.
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Diclofenac chống chỉ định cho phụ nữ có thai 03 tháng cuối.
A. Đúng. B. Sai.
2.Acid Mefenamic chống chỉ định cho trẻ em dưới 15 tuổi.
A. Đúng. B. Sai.
3.Aspirin dùng để hạ sốt trong các trường hợp sốt do cảm cúm, sốt xuất huyết.
A. Đúng. B. Sai.
4.Dùng paracetamol liều cao và kéo dài trên 2 tuần có thể gây tổn thương thận.
A. Đúng. B. Sai.
5.Tác dụng kháng viêm của Nimesulid mạnh hơn Indomethacin và Diclofenac.
A. Đúng. B. Sai.
6.Thuốc Antacid dùng để giảm tác dụng phụ gây loét của các thuốc NSAID.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
7. Các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không Steroid không có tính chất :
A. Được ký hiệu là NSAID.
B. Cơ chế giảm đau là làm giảm tính cảm thụ của sợi thần kinh cảm giác.
C. Cơ chế chống viêm là ức chế Cyclo-oxygenase.
D. Tất cả các thuốc trong nhóm đều có tác dụng trị bệnh gút.
8. Aspirin dùng thận trọng cho đối tượng:
A. Phụ nữ nuôi con bú. B. Người bị hen phế quản.
C. Phụ nữ có thai 03 tháng đầu D. Người trên 60 tuổi.
9. Paracetamol dùng thận trọng cho đối tượng:
A. Người trên 60 tuổi. B. Phụ nữ nuôi con bú.
C. Phụ nữ có thai 03 tháng đầu. D. Người viêm lóet dạ dày tá tràng.

77
10. Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh huyết khối tĩnh mạch là.
A. Nimesulid. B. Paracetamol. C. Aspirin. D. Diclofenac.
11. Không áp dụng biện pháp sau để giảm tác dụng phụ gây loét của các thuốc
NSAID:
A. Uống thuốc sau bữa ăn và uống nhiều nước.
B. Dùng kèm các thuốc chống viêm loét đường tiêu hóa nhóm Antacid.
C. Tạo viên bao tan trong ruột.
D. Tạo các dạng sủi bọt.
12. Thuốc chống viêm không Steroid chống chỉ định cho trẻ em < 15 tuổi.
A. Acid Mefenamic. B. Melocicam. C. Aspirin. D. Indomethacin.
13. Những người bị viêm khớp kèm hen suyễn thì không được dùng thuốc:
A. Acid Mefenamic. B. Nimesulid. C. Diclofenac. D.Indomethacin.
14. Thuốc có tác dụng ức chế chuyên biệt trên COX -2:
A. Nimesulid. B. Diclofenac. C. Celecocib. D. Mefenamic.
15. Thuốc làm tăng độc tính trên gan của Paracetamol:
A. Cafein. B. Diclofenac. C. Isoniazid. D. Dextropropoxyphen.
16. Tác dụng của Aspirin:
A. Trị gút cấp tính. B. Hạ sốt, giảm đau ở liều cao.
C. Tăng thải trừ acid uric D. Tăng khả năng tổng hợp Prothrombin.
17. Chỉ định của Aspirin
A. Sốt cao chưa rõ nguyên nhân. B. Sốt xuất huyết.
C. Viêm khớp D. Cao huyết áp.
18. Aspirin không chống chỉ định trong trường hợp:
A. Người có tiền sử chảy máu. B. Sốt do vi rút
C. Người viêm loét dạ dày D. Người viêm đại tràng.
19. Tác dụng của Paracetamol
A. Chỉ dùng hạ sốt. B. Hạ sốt, giảm đau.
C. Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm D. Hạ sốt, giảm đau, trị gút.
20. So sánh tác dụng của Paracetamol với Aspirin:
A. Paracetamol hạ sốt nhanh hơn Aspirin
B. Paracetamol hạ sốt chậm hơn Aspirin
C. Tác dụng hạ sốt của paracetamol tương đương Aspirin.
D. Paracetamol giảm đau nhanh hơn Aspirin

78
BÀI 7: THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân của bệnh dị ứng.
2. Trình bày được cách phân loại thuốc chống dị ứng.
3. Trình bày tên và hướng dẫn sử dụng được 08 thuốc chống dị ứng hợp lý, an toàn,
hiệu quả.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊ ỨNG
1.1 Khái niệm về dị ứng
Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những
chất lạ.
Gọi là quá mức vì các chất lạ này đều được cơ thể nhận biết và vô hại đối với những ai
không bị dị ứng. Còn cơ thể của người bị dị ứng sẽ nhận ra các chất lạ và sẽ khởi động
một phần hệ thống miễn dịch. Các chất gây nên hiện tượng dị ứng được gọi là dị
nguyên. Có thể hiểu dị nguyên là những chất lạ đối với cơ thể và có thể gây nên phản
ứng dị ứng ở một số người.
Phản ứng dị ứng có thể nhẹ hay nặng tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng và sự đáp ứng
của cơ thể.
1.2 Nguyên nhân gây dị ứng.
Do phản ứng kháng nguyên – kháng thể trong cơ thể gây phóng thích các chất trung
gian hóa học, chủ yếu là Histamin dưới dạng tự do, Histamin tự do sẽ gắn vào thụ thể
H1 gây nên phản ứng dị ứng.
Histamin là một trong những chất sinh học trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc
phản vệ và phản ứng dị ứng. Histamin sinh ra trong cơ thể nhờ men Histidin-
decarboxylase
Trong cơ thể histamin có sẵn ở các tổ chức khoảng 20 – 50g/1 g tổ chức, 50 – 60
g/1 lít máu và một số vi khuẩn cũng có thể giải phóng ra histamin như trực khuẩn lỵ,
phó thương hàn…
Bình thường histamin trong cơ thể không gây tác hại cho cơ thể là nhờ một trong
những nguyên nhân sau:
- Bị khử nhóm amin của histamin dưới tác động của men histaminase thành acid
imidazol acetic.
- Metyl hóa nhân của histamin, rồi oxy hóa thành acid methyl imidazol acetic.
- Histamin tập trung nhiều trong các tế bào mast (mast cells) và các tế bào này có
nhiều ở da, niêm mạc ruột, khí quản, phổi... Trong các tế bào, histamin kết hợp với
heparin tạo thành phức hợp histamin-heparin không có hoạt tính.

79
Chỉ khi nào có phản ứng kháng nguyên-kháng thể đưa đến dị ứng, hoặc có tác động
của các yếu tố khác như: lạnh, tổn thương tế bào, hóa chất..., tế bào chứa phức hợp
histamin-heparin bị kích thích phóng thích ra histamin dạng tự do..
Histamin chỉ gây độc khi nó gắn với các tế bào ở tổ chức mô (da, mũi, hệ hô hấp,
mắt...) ở những vị trí nhạy cảm gọi là thụ thể histamin (histamin receptor).
Thụ thể H1: là nơi gắn histamin gây hiệu ứng co thắt cơ trơn khí quản, ruột nhưng làm
giãn cơ trơn mạch máu, tăng tính thấm mao mạch gây phù nề, kích thích tận cùng dây
thần kinh gây ngứa.
Khi histamin tự do gắn vào thụ thể H1 sẽ gây ra các hiện tượng dị ứng:
- Trên hệ hô hấp: sổ mũi, hen suyễn (do viêm, phù nề và co thắt khí quản).
- Trên da: nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù Quincke.
- Trên mắt: làm viêm, đỏ kết mạc mắt.
- Trên hệ tiêu hóa: gây sự tiết quá độ HCl và pepsin, gây tiêu chảy do co thắt ruột.
- Trên hệ tim mạch: gây giãn mạch, hạ huyết áp, gây co thắt tim.
Tuy nhiên để phản ứng dị ứng xảy ra cần có các yếu tố thuận lợi sau:
+ Yếu tố di truyền. Nguy cơ bị dị ứng có thể liên quan đến tiền sử dị ứng của cha mẹ.
Nếu cả cha và mẹ không bị dị ứng thì nguy cơ là 15%, nếu cha hoặc mẹ bị dị ứng thì
nguy cơ dị ứng là 30%, còn nếu cả cha và mẹ bị dị ứng thì nguy cơ là hơn 60%.
+ Có sự tiếp xúc thường xuyên với chất gây ra dị ứng.
CHẤT GÂY DỊ ỨNG: Các chất đó có thể là:
- Các chất trong gia đình: phấn hoa, bụi nhà, đồ nữ trang, lông xúc vật như chó,
mèo…
- Thức ăn như cua, ghẹ, thịt bò, nhộng, các loại đậu, …
- Các loại côn trùng như bướm, mạt nhà, ong đốt…
- Thay đổi thời tiết.
- Thuốc kháng sinh, thuốc chích ngừa…
Các chất này có thể tiếp xúc với cơ thể qua nhiều cách khác nhau như tiếp xúc qua da,
qua hơi thở, qua ăn uống, qua chích thuốc, uống thuốc…
2. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG ỨC CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA HISTAMIN
2.1 Phân loại chung
+ Ngăn chặn sự tạo thành Histamin (ức chế sự khử Histidin thành Histamin).
+ Ổn định màng tế bào Mast ngăn chặn phóng thích Histamin tự do (Ketotifen)
+ Đối kháng tương tranh với Histamin H1 tại các thụ thể, được gọi là thuốc kháng
Histamin H1. (Thuốc sẽ tranh giành, thậm chí đánh bật histamin ra khỏi thụ thể H1, để
chiếm lấy thụ thể và thụ thể gắn với thuốc không còn chỗ cho histamin gắn vào, nên sẽ
cải thiện được tình trạng dị ứng).
2.2. Thuốc chống dị ứng kháng Histamin H1
2.2.1 Theo cấu trúc hóa học:
- Nhóm dẫn chất Phenothiazin: Promethazin, Alimemazin, Mequitazine.
- Nhóm dẫn chất Piperazin: Hydroxyzin, Cinnarizin, Cetirizin …
- Nhóm dẫn chất Ethanolamin: Diphenhydramin, Dimenhydrinat…
80
- Nhóm dẫn chất Alkylamin: Clorpheniramin, Dexclorpheniramin, Acrivastine.
-Nhóm dẫn chất Piperidin: Cyproheptadin, Loratadine, Desloratadine, Fexofenadine,
Ebastine.
2.2.2 Theo mức độ tác dụng trên thần kinh trung ương : Đây là cách phân loại được áp
dụng nhiều trong lâm sàng, theo cách này thuốc được chia làm 02 thế hệ.
+ Thế hệ 1 (Cổ điển): Chlopheniramin, Promethazine, Diphenhydramin,
Dexchlopheniramin, Alimemazin …
+ Thế hệ 2 (Mới): Cetirizine, Loratadin, Acrivastin, Fexofenadin …

Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các thuốc thế hệ 1 và 2


Giống:
Thế hệ 1: Thế hệ 2
Đối kháng Histamin tại thụ thể H1
Chỉ định các trường hợp dị ứng

Khác nhau:
Thế hệ 1 Thế hệ 2
- Có tác dụng ức chế thần kinh trung - Không có tác dụng ức chế thần kinh
ương, gây ngủ mạnh. trung ương, không gây ngủ ở liều điều trị
- Thời gian tác dụng ngắn - Thời gian tác dụng dài
- Có tác dụng kháng Cholinergic, một số - Không có tác dụng chống nôn, đau nửa
thuốc có tác dụng chống nôn, đau nửa đầu.
đầu. - Các thuốc thường gặp tác dụng - Ít gặp tác dụng không mong muốn.
không mong muốn (khô miệng, táo bón,
rối loạn điều tiết mắt...

3. CÁC THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG ĐIỂN HÌNH


3.1 Ketotifen: Hàm lượng: 1mg
Tác dụng: Là thuốc có tác dụng ổn định tế bào Mast và kháng Histamin do một số tác
động sau:
- Ức chế tích lũy bạch cầu ưa acid.
- Ức chế giải phóng các chất trung gian hóa học trong đó có Histamin.
- Chống co thắt phế quản.
Dược động học: Hấp thu hoàn toàn qua đường uống, liên kết Protein khoảng 75%,
t1/2 khoảng 22 giờ, khoảng 1% thải trừ qua nước tiểu trong 48 giờ.
Chỉ định:
-Phòng ngừa hen phế quản, dị ứng phế quản, dị ứng bụi, phấn hoa.
-Ðiều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng, tình trạng dị ứng trên da, dị ứng toàn thân.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với ketotifen.

81
Tương tác thuốc:
Tăng tác dụng của thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc dị ứng & rượu.
Tác dụng phụ:
Khô miệng, hoa mắt có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc & thường biến mất trong
quá trình điều trị.
Thận trọng
Không dùng thuốc cho người lái xe hoặc đang vận hành máy, bệnh nhân đang dùng
thuốc uống trị tiểu đường, phụ nữ có thai & cho con bú.
Liều lượng:
- Người lớn và trẻ em > 3 tuổi: Uống 1 viên x 2 lần/ngày, có thể tăng liều lên 2 viên x
2 lần/ngày. Nếu xảy ra ngầy ngật trong thời gian đầu của liệu trình, có thể dùng liều
1/2 viên x 2 lần/ngày, sau đó sẽ tăng liều.
- Trẻ em 6 tháng đến 3 tuổi dùng 1/2 liều người lớn.

3.2 Clorpheniramin (Allergin)


Tác dụng: Kháng Histamin H1 mạnh hơn Promethazin và ít gây ngủ.
DĐH: Thuốc hấp thu nhanh qua đường uống, nhưng sinh khả dụng thấp (25- 50%), tỷ
lệ gắn vào prtein huyết tương là 70%. Thuốc chuyển hóa qua gan, bài xuất chủ yếu
qua nước tiểu, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu, t1/2 = 12 – 15 giờ.
Tác dụng không mong muốn:
Buồn ngủ, mệt, khô miệng, buồn nôn, nhức đầu, chán ăn.
Chỉ định: Dị ứng do mọi nguyên nhân, sổ mũi, ngạt mũi, phù nề (phối hợp với
Adrenalin), viêm kết mạc do dị ứng.Kết hợp với các thuốc khác để trị ho và cảm lạnh.
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm.
Bệnh nhân đang lên cơn hen cấp.
Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Phụ nữ nuôi con bú, trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng.
Đang dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày.
Thận trọng:
Người cao tuổi, Phụ nữ có thai, Người bị tăng nhãn áp, Gây ngủ, tránh dùng cho người
đang điều khiển phương tiện giao thông.
Cách dùng, liều dùng: Người lớn: Uống: 3 lần/ngày, mỗi lần 4mg hoặc 8 –12 giờ
uống viên 8mg
Tiêm bắp, SC, IV: 10 –20mg/lần, 1 –2 lần/ngày.
Trẻ em: 2mg /lần, 2 lần/ ngày, tùy theo tuổi.
Chú ý: Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc
Tương tác thuốc: Etanol và các thuốc ức chế TKTW làm tăng tác dụng ức chế
TKTW của thuốc.
Bảo quản: Nơi khô, chống ẩm.

82
3.3 Promethazin (Phenergan, Pipolphen)
Tác dụng: Kháng Histamin H1 mạnh và kéo dài, giảm đau, gây ngủ chống nôn.
DĐH: Thuốc hấp thu tốt qua đường uống và đường tiêm, tỷ lệ gắn vào prtein huyết
tương từ 76 - 93%. Thuốc qua được nhau thai và dịch não tủy. Thuốc chuyển hóa
mạnh qua gan, bài xuất chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng không mong muốn:
Chóng mặt, khô miệng, gây hạ huyết áp thế đứng khi tiêm.
Chỉ định: Dị ứng do mọi nguyên nhân như mẩn ngứa, mề đay, phù nề, hen dị ứng,
đau dây thần kinh, tâm thần rối loạn, mất ngủ ( nên phối hợp với thuốc an thần, gây
ngủ) và phối hợp với thuốc tiền mê trong ngoại khoa.
Chống chỉ định:
Trạng thái hôn mê, đang dùng các thuốc ức chế TKTW.
Người mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng:
Trẻ em < 2 tuổi, Người đang điều khiển phương tiện giao thông, Bệnh nhân bị hen,
tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt, Phụ nữ nuôi con bú, phụ nữ có thai. Người cao
tuổi.
Tương tác thuốc: Các thuốc ức chế thần kinh trung ương làm tăng tác dụng không
mong muốn của thuốc.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Uống: 3 lần/ngày, mỗi lần 25mg.
Tiêm bắp: 25 –50mg/lần, 1 –2 lần/ngày.
Tiêm tĩnh mạch chậm: 50mg/ lần, phối hợp với thuốc tiền mê.
Trẻ em: 2,5 –5mg /lần, 2 lần/ ngày, tùy theo tuổi.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.4 Diphenhydramin (Nautamin, Dimedrol, Allergen…)


Tác dụng: Là thuốc kháng Histamin H1, an thần, chống co thắt, chống nôn.
DĐH: Thuốc hấp thu tốt qua đường uống, tỷ lệ gắn vào prtein huyết tương khoảng
78%, bài xuất chủ yếu qua nước tiểu, t1/2 = 4 giờ.
Tác dụng không mong muốn:
Thần kinh: Gây chóng mặt, buồn ngủ.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nhức đầu, khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, ăn ngon.
Chỉ định: Dị ứng do mọi nguyên nhân, say tàu xe, say sóng, nôn mửa do thai nghén,
hội chứng Parkinson.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm; Hen, trẻ sơ sinh.
Thận trọng: Người bị bệnh gan, thận mãn, bệnh tuyến tiền liệt, nhược cơ, không uống
rượu khi dùng thuốc. Bệnh Glôcom, khó tiểu tiện,
Người đang điều khiển phương tiện giao thông.
Tương tác thuốc: Etanol và các thuốc ức chế TKTW làm tăng tác dụng ức chế
TKTW của thuốc.

83
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Uống 20 – 50mg /lần, 3 lần/ngày.
Tiêm bắp: 10 –20mg/lần, 2 lần/ngày hoặc tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 10 –
20mg/lần.
Trẻ em: 10 – 20mg /lần ngày uống 3 lần
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.5. Cinnarizin
DĐH: Hấp thu tốt qua đường uống, t1/2 khoảng 3 giờ
Tác dụng: Là thuốc kháng Hitamin H1 còn có tác dụng đối kháng calci
Tác dụng không mong muốn:
Thần kinh trung ương: Ngủ gà, nhức đầu
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, tăng cân.
Chỉ định:
Phòng say tàu xe.
Rối loạn tiền đình như: ù tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn.
CCĐ: Người mẫn cảm.
Rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Thận trọng: Tránh dùng dài ngày (đặc biệt người cao tuổi)
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người điều khiển máy móc, uống thuốc sau bữa ăn.
Tương tác thuốc: Rượu và các thuốc ức chế TKTW làm tăng tác dụng an thần của cả
hai loại thuốc
Liều lượng và cách dùng:
Phòng say tàu xe:
Người lớn: 25mg/lần, uống 2 giờ trước khi lên xe, sau đó 15mg, 8 giờ mỗi lần (nếu
cần).
Trẻ em: 5 – 12 tuổi, nửa liều người lớn.
Rối loạn tiền đình: 25mg/lần, 3 lần/ngày.
Trẻ em: 5 – 12 tuổi, nửa liều người lớn.
Bảo quản: Nhiệt độ phòng

3.6 Cetirizine (Cezin, Rizin…)


Tác dụng: Là thuốc kháng Histamin H1 mạnh nhưng không gây buồn ngủ ở liều điều
trị.
Dược động học: Đạt nồng độ cao trong máu sau khi uống khoảng 30 -60phút, thời
gian bán thải là 11 giờ, liên kết với protein huyết tương khoảng 93%.
Tác dụng: Kháng Histamin H1 mạnh kéo dài, không gây ngủ và không hỏng bởi
rượu.
Tác dụng không mong muốn:
Rối loạn nhẹ đường tiêu hoá, khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ (ít gặp).
Chỉ định: Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng:

84
+ Hô hấp: Viêm mũi dị ứng không theo mùa, có theo mùa, bệnh phấn hoa, sổ mũi
mùa.
+ Ngoài da: nổi mề đay, lạnh, ngứa.
+ Mắt: viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi kết mạc kèm ngứa mắt, phù do shock.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, phụ nữ nuôi con bú (thuốc qua được sữa mẹ).
Thận trọng: Phụ nữ có thai, suy thận, suy gan, Người điều khiển phương tiện giao
thông.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên12 tuổi: 1 viên /lần ngày uống 1lần
Trẻ em dưới 12 tuổi: Dạng siro: < 6 tuổi: 5mg/ngày/1 lần
6 – 12 tuổi: 10mg/ngày
Tương tác: Rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương làm tăng tác dụng của
thuốc.
Bảo quản: Nơi khô, chống ẩm.

3.7 Loratadin (Claritin)


Tác dụng: Kháng Histamin H1 kéo dài, không gây ngủ và không gây tác dụng phụ
trên thần kinh trung ương, có ái lực cao với thụ thể histamin ngoại biên hơn là trung
ương.
Dược động học: Tác dụng nhanh sau khi uống và kéo dài tác dụng trong vòng 24 giờ,
thời gian bán thải là 17 giờ, chuyển hóa nhiều qua gan, liên kết với protein huyết
tương khoảng 97%.
Tác dụng không mong muốn: Mệt, nhức đầu, buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu
hóa.
Chỉ định: Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng:Viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị
ứng, bệnh dị ứng da mãn tính và các phản ứng dị ứng khác.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc
Thận trọng: Người suy gan, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bú.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10mg /lần, ngày uống 1 lần
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dạng viên 5mg, 1 viên/ngày
Tương tác thuốc: Ketoconazol làm tăng nồng độ Loratadin trong máu (không trầm
trọng)
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.8. Fexofenadin
Tác dụng: Kháng Histamin H1 kéo dài, không gây ngủ.
Dược động học: Tác dụng nhanh sau khi uống, không qua hàng rào máu não, không
bị chuyển hóa qua gan, thải trừ chủ yếu qua phân dưới dạng không đổi, thời gian bán
thải là 14 giờ.

85
Tác dụng không mong muốn: Mệt, nhức đầu, buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu
hóa.
Chỉ định: Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng:Viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị
ứng, bệnh dị ứng da mãn tính và các phản ứng dị ứng khác.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc
Thận trọng: Phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bú.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 60mg /lần, ngày uống 2 lần
Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: 30mg /lần, ngày uống 2 lần
Tương tác thuốc: Phối hợp được với Ketoconazol và Erythromycin.
Các thuốc kháng acid làm giảm hấp thu thuốc
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
Tình huống 1: Hãy giải thích cơ chế tương tác thuốc và thức uống giữa Paracetamol
và rượu?
Tình huống 2: Một bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng được chỉ định diclofenac
50mg 1viên x 3 lần/ngày, meloxicam 15mg 1viên x 3 lần/ngày, Acid mefenamic
500mg 1viên x 3 lần/ngày. Có sự tương tác thuốc trong chỉ định này không, hãy giải
thích?
Tình huống 3: Bênh nhân 40 tuổi bị viêm khớp, đã có tiền sử bệnh dạ dày. Hãy cho
biết các thuốc có thể sử dụng và hướng dẫn sử dụng thuốc.
Tình huống 4: Bệnh nhân nam 50 tuổi, đêm qua bị sưng, đau ở vị trí ngón chân cái.
Được chẩn đoán là bị gút cấp. Hãy cho biết các thuốc có thể sử dụng và hướng dẫn sử
dụng thuốc.
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Loratadin chống chỉ định cho trẻ em dưới 02 tuổi.
A. Đúng. B. Sai.
2.Cinnarizin có tác dụng chống dị ứng.
A. Đúng. B. Sai.
3.Cinaririn còn có tác dụng trị rối loạn tiền đình, chóng mặt, ù tai.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
4. Fexofenadin chống chỉ định cho:
A.Trẻ em dưới 6 tuổi. B. Người mẫn cảm.
C. Người suy gan. D. Phụ nữ nuôi con bú.
5. Cinnarizine chỉ định trong trường hợp
A. Ù tai, chóng mặt. B. Buồn nôn, nôn.
C. Suy nhược thần kinh. D. Các biểu hiện dị ứng.

86
6. Thuốc chống dị ứng chống chỉ định cho người đang dùng thuốc ức chế MAO
A. Ketotifen B. Promethazin. C.Clorpheniramin D.Loratadin
7. Histamin có hoạt tính sinh học cao, có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan,
bộ phận trong cơ thể, đặc biệt trên ………………:
A. Thần kinh trung ương. B. Hệ tim mạch.
C. Phế quản. D. Thần kinh ngoại biên.
8. Ethanol làm tăng tác dụng ……………….của Chlopheniramin.
A. Chống dị ứng. B. Ức chế thần kinh trung ương.
C. Kích thích thần kinh trung ương. D. Trị cơn hen.
9. Các thuốc kháng hitamin H1 thế hệ cổ điển tương tác rất mạnh khi uống kèm…:
A. Trà. B. Thuốc lá. C. Rượu. D. Cafe.
10. Cetirizine chống chỉ định cho:
A.Người suy thận B. Trẻ em < 2 tuổi.
C. Người suy gan. D. Phụ nữ nuôi con bú.

87
BÀI 8: THUỐC CHỐNG HO - HEN

MỤC TIÊU
1.Trình bày được khái niệm về ho, hen phế quản.
2. Phân loại thuốc chống ho, hen.
3. Nêu được tên, tính chất, cách sử dụng 9 thuốc chống ho, hen.
4. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả 9 thuốc chống ho, hen.

NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM VỀ HO, HEN PHẾ QUẢN
1.1 Ho
Ho là một phản xạ tự vệ của cơ thể nhằm tống ra ngoài các chất nhầy, đờm rãi do niêm
mạc đường hô hấp tiết ra.
Khi ho nhiều sẽ bị tổn thương các mao quản, mất ngủ, mệt mỏi và có thể gây khó thở
nên phải dùng thuốc chữa ho. Mặt khác ho còn là triệu chứng của một số bệnh viêm
nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…Các thuốc chữa ho
chỉ chữa triệu chứng nên trong điều trị cần phối hợp với các thuốc trị nguyên nhân gây
bệnh.
1.2 Hen phế quản:
Hen là hội chứng biểu hiện khó thở do phế quản bị co thắt một cách đột ngột kèm theo
rối loạn xuất tiết đờm rãi. Cơn hen thường do nhiều nguyên nhân gây nên như thời tiết
thay đổi, cơ địa bị dị ứng, thần kinh bị kích thích.
2. NHÓM THUỐC VÀ CÁC THUỐC ĐIỂN HÌNH
Các nhóm chống ho – hen:
+ Thuốc thay đổi bài tiết dịch phế quản.
+ Thuốc giảm ho.
+ Thuốc chống hen.
2.1 Thuốc thay đổi bài tiết dịch phế quản (thuốc long đờm)
2.1.1 Phân loại:
Các thuốc long đờm tác động lên đường hô hấp theo 2 cách:
- Làm tiêu chất nhầy (N- Acetylcystein) và điều hòa việc tiết dịch nhầy ( Bromhexin,
Amboroxol, Carbocystein ).
- Làm lỏng dịch tiết: các chất này có tác dụng làm tăng tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm
mạc chống lại các tác nhân kích thích, làm tan và lỏng các tác nhân này và giúp lọai
chúng dễ dàng ra khỏi đường hô hấp: Terpin hydrat,..
2.1.2 Các thuốc điển hình
2.1.2.1 Terpin hydrat
Tác dụng: Theo liều điều trị có tác dụng long đờm, lợi tiểu nhẹ.
Tác dụng không mong muốn: Uống liều cao (trên 0,6g /ngày) thì có tác dụng ngược
lại (không long đàm, tiểu tiện ít, có khi gây vô niệu ở người bị bệnh thận).
88
Chỉ định: Phối hợp với các thuốc khác (với codein trị ho, long đàm, với Natri benzoat
trị ho có đàm), viêm phế quản mãn tính.
Dạng dùng: Viên phối hợp với hàm lượng 100mg, 200mg.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: 0,2 –0,3g/ngày
Trẻ em: Tùy theo tuổi, từ 0,05 – 0,25g /ngày
Bảo quản: Nơi mát, chống nóng.

2.1.2.2 Bromhexine (Bisovon)


Tác dụng: Thuốc có tác dụng làm lỏng dịch tiết phế quản làm cho đờm thải trừ dễ
dàng qua đường hô hấp. Thuốc làm biến đổi họat động tiết dịch của niêm mạc phế
quản, ngòai ra còn có tác dụng làm dịu ho.
DĐH: Bromhexine được hấp thu tốt theo đường ruột, thời gian bán thải của dung dịch
bromhexine khoảng 0,4 giờ. Theo đường uống, nồng độ cao nhất trong huyết tương
đạt được trong khoảng 1 giờ. Thuốc được tăng hấp nếu uống sau khi ăn.Tỷ lệ liên kết
Protein huyết tương khoảng 95-99%. Phần lớn bromhexine được bài tiết qua thận dưới
dạng các chất chuyển, qua được dịch não tủy, nhau thai và sữa mẹ.
Tác dụng không mong muốn: Gây một số tác dụng nhẹ trên đường tiêu hóa, dị ứng
(phát ban ngoài da).
Chỉ định:
Uống: Gỉam độ đặc của đờm, long đờm, các chứng viêm phế quản mãn tính và các
bệnh phế quản phổi mãn tính nghẽn, viêm khí – phế quản, viêm phế quản cấp tính,
giãn phế quản. Chuẩn bị trước và sau khi phẫu thuật ở phổi.
Tiêm: Kịch phát suy hô hấp cấp hay bán cấp do ứ tiết nhầy trong khoa hồi sức gây mê.
Hô hấp giúp sức kéo dài, ứ tiết nhầy khí phế quản lúc hôn mê, lúc gây mê sau gây mê,
sau phẫu thuật và sau chấn thương.
Chống chỉ định: Liệt phế quản trầm trọng, người mẫn cảm.
Thận trọng: Phụ nữ nuôi con bú (thuốc qua được sữa mẹ), người viêm loét dạ dày.
Tương tác thuốc: Làm tăng nồng độ một số thuốc như: Amoxicilin, cefuroxim,
Erythromycin, doxycylin
Dạng dùng: Viên 4mg, 8mg, siro 5ml có 4mg, ống tiêm 4mg/2ml.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: 4 – 8 mg/lần, 3 lần/ngày
Trẻ em: 0,5mg/kg /24 giờ.
Tiêm IM hay IV hay tiêm truyền tĩnh mạch: 6 – 16mg/ngày chia 2 lần (trẻ em giảm
liều)
Bảo quản: Nơi mát, chống nóng.

2.1.2.3 Acetyl cystein (Acemuc, Mucomyst, Exomuc…)


DĐH: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 3 giờ, bị
gan khử acetyl thành cystein và sau đó được chuyển hóa, thải trừ chủ yếu qua thận.

89
Tác dụng: Chất làm lỏng tiết niêm mạc đường hô hấp.
Tác dụng không mong muốn: Liều cao gây rối loạn tiêu hóa như đau dạ dày, buồn
nôn, tiêu chảy, viêm miệng, pht ban, mề đay
Co thắt phế quản, chảy nước mũi, đau đầu ( hiếm gặp)
Chỉ định:
- Các chứng đường hô hấp kèm theo tiết nhiều chất nhày.
+ Khoa phổi: Viêm phế quản, viêm khí phế quản, phòng các biến chứng hô hấp ở
bệnh nhiễm khuẩn.
+ Tai mũi họng: Viêm xoang, xuất tiết ống
- Dùng làm thuốc giải độc Paracetamol
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, người có tiền sử hen.
TT: Nếu có nhiều đàm, phải hút đàm
Tương tác thuốc: Không phối hợp với thuốc ho khác hoặc các thuốc giảm bài tiết phế
quản.
Dạng dùng: Gói 100mg, 200mg, viên 200mg, dạng phun m 20%.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 200mg /lần, 3 lần /ngày
Trẻ em < 7 tuổi: 200mg /lần, 2 lần /ngày
Trẻ còn bú < 2 tuổi: 100mg /lần, 2 lần/ngày.
Bảo quản: Nơi mát, chống nóng.

2.2 Thuốc giảm ho


2.2.1 Cơ chế và phân loại:
Ức chế trung tâm ho ở hành tủy, giảm kích thích các dây thần kinh và các vùng có liên
quan, gồm các nhóm sau đây:
- Thuốc ho có dẫn xuất opium (thuốc phiện): Các loại thuốc ho có Codein.
- Thuốc Ho có Opium không gây nghiện: Dextromethorphan và dẫn xuất.
- Thuốc ho kháng histamin: Alimemazin.
- Các loại thuốc ho khác: Sinecod, Paxeladin…
2.2.2 Các thuốc điển hình:
2.2.2.1 Codein
Nguồn gốc: Là alkaloid của nhựa quả cây thuốc phiện, tỷ lệ khoảng 0,7 – 2,5% hiện
nay chủ yếu bán tổng hợp từ Morphin, dùng dạng base hoặc muối phốt phát.
Codein phosphat:
Tác dụng: Giảm hưng phấn trên trung tâm ho nên giảm ho, an thần, giảm đau nhưng
kém morphin, gây ức chế trung tâm hô hấp.
DĐH: Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, qua được nhau thai và hàng rào máu não,
chuyển hóa ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.
Tác dụng không mong muốn:
Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón.
Tiết niệu: Bí tiểu, tiểu ít; Tim mạch: Mạch nhanh, hạ huyết áp thế đứng.

90
Chỉ định: Phối hợp với các thuốc khác để chữa ho, viêm phế quản mãn tính, giảm
đau.
Chống chỉ định: Người suy hô hấp. Mẫn cảm với thuốc. Trẻ em < 1 tuổi. Bệnh gan.
Phụ nữ có thai
Thận trọng: Chứng ho ở người bị hen. Phụ nữ con bú. Suy giảm chức năng gan, thận.
Tương tác thuốc: Tác dụng giảm đau tăng khi phối hợp với Aspirin, Paracetamol.
Dạng dùng: Các dạng phối hợp của codein có hàm lượng từ 5mg, 10mg, 15mg.
Cách dùng, liều dùng: Thường dùng codein phosphat tùy theo tuổi.
Liều tối đa:
Codein base uống: 50mg/lần – 200mg/ 24 giờ
Codein phosphat uống: 100mg / lần – 250mg/24 giờ.
Bảo quản: Dạng nguyên chất bảo quản thuốc gây nghiện.
Các dạng phồi hợp với hàm lượng codein  100mg được miễn quản lý theo quy chế
thuốc gây nghiện.

2.2.2.2 Dextromethorphan
DĐH: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa có tác dụng trong vòng 15 – 30 phút sau khi
uống, thuốc được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi và
dạng chuyển hóa.
Tác dụng: Tác dụng chọn lọc trên trung tâm ho ở hành no, ít gây tác dụng phụ. Không
có tác dụng giảm đau và an thần. Hiệu quả của Dextromethorphan là tương đương với
codein. Hiệu quả cao nhất trong điều trị ho khan, không có đàm.
Tác dụng không mong muốn: Buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ăn
không ngon, đau bụng, gây dị ứng. Quá liều có thể gây khó thở và co thắt cơ.
Chỉ định: Chống ho trong các bệnh: Cảm, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản
cấp và mãn tính, lao phổi, viêm phổi dãn phế quản.
CCĐ: Người mẫn cảm, trẻ em < 2 tuổi.
Thận trọng: Ho có nhiều đàm, suy giảm hơ hấp, dị ứng, phụ nữ có thai, nuôi con bú,
ho mãn tính. Không uống rượu khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc: Dùng đồng thời với các thuốc ức chế TKTW sẽ tăng tác dụng ức
chế TKTW của cả hai.
Quinidin làm tăng nồng độ Dextro..trong máu do đó làm tăng tác dụng phụ.
Dạng dùng: Viên nén 5mg, 10mg, 15mg, siro, dạng phối hợp với các thuốc khác
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: 15 – 30mg /ngày, chia làm 1 – 4 lần, không quá 120mg /ngày
Trẻ em: 1mg/kg thể trọng (chia 3 – 4 lần/ngày).
Bảo quản: Nhiệt độ phòng.

2.2.2.3 Alimemazine (Theralen).


Tác dụng:

91
Alimemazine có tác dụng kháng histamin, an thần như clopromazin. Thuốc còn có tác
dụng làm dịu, điều hoà thần kinh thực vật, kháng cholinergic.
Thuốc có tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của histamin trên mao
mạch nên làm giảm hoặc mất các phản ứng viêm và dị ứng, giảm phù, giảm ngứa.
Alimemazine còn có tác dụng làm giảm các cơn co thắt đường tiêu hoá nên giảm đau
bụng do dị ứng, ức chế tác dụng co mạch của histamin, ức chế bài tiết nước bọt, nước
mắt liên quan đến histamin.
Thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương làm an dịu, giảm sự tỉnh táo.
Thuốc có tác dụng kháng cholinergic nên có tác dụng tốt để chống nôn, chống say tàu
xe.
Tác dụng không mong muốn: Dị ứng da, nhạy cảm ánh sáng, buồn ngủ, khô miệng,
táo bón.
Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng các trường hợp:
- Dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) và ngoài da (mày đay, sẩn ngứa).
- Ho khan (ho do dị ứng hoặc kích ứng).
- Mất ngủ (thỉnh thoảng hoặc tạm thời) ở người lớn và trẻ em.
- Nôn thường xuyên ở trẻ em.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm.
- Rối loạn chức năng gan, thận, động kinh, bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp,
bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt
- Tiền sử bị giảm bạch cầu hạt
Thận trọng: Bệnh nhân lớn tuổi có khả năng bị hạ huyết áp thế đứng, bị chóng mặt,
buồn ngủ, táo bón. Lưu ý người lái xe và điều khiển máy móc về nguy cơ gây buồn
ngủ.
Tương tác thuốc:
Rượu làm tăng tác dụng an thần của alimemazin, do đó không uống rượu khi đang
dùng thuốc.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp của alimemazin tăng lên khi
phối hợp với thuốc ngủ barbituric và các thuốc an thần khác. Tác dụng kháng
cholinergic của alimemazin tăng lên khi dùng chung với các thuốc kháng cholinergic
khác. Antacid, các thuốc chữa Parkinson, lithium ngăn cản sự hấp thu alimemazin.
Cách dùng, liều dùng:
Uống Người lớn Trẻ em
Viên 2 – 8 /ngày 1mg/kg thể trọng
Giọt 5 –40 giọt/ngày 1 giọt/kg
Siro 1 – 6 muỗng sup 1 - 6 muỗng cafe

Tiêm: IM hay IV: 1 – 2 ống cấp cứu


1 – 2 ống, 1 – 2 giờ trước khi mổ – chuẩn mê.
92
Bảo quản: Nhiệt độ phòng.

2.3 Thuốc chữa hen


2.3.1 Phân loại:
- Thuốc giãn phế quản: Dẫn chất xanthin ( theophylin), các chất tác động giống β2-
adrenergic ( salbutamol), chất kháng cholin.
- Thuốc kháng viêm steroid: Prednisolon, dexamethason…( Học ở bài Hormon )
- Thuốc kháng Histamin H1: Promethazine, …( bài thuốc chống dị ứng)
- Thuốc kháng leucotrien (Chất trung gian gây ra phản xạ hen): montelukast,..

2.3.2 Các thuốc điển hình:


2.3.2.1 Salbutamol (Ventolin, Volmax)
Có hai dạng thuốc:
+ Thuốc dùng trong khoa hô hấp: Khí dung, viên, tiêm.
+ Thuốc dùng trong khoa sản: Viên uống, viên đặt, thuốc tiêm
Tác dụng: Gây giãn phế quản, giãn mạch, làm giảm co bóp tử cung.
Tác dụng không mong muốn: Khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch có thể gây hiện tượng
tim đập nhanh, run cơ, đau đầu, giảm kali huyết.
Chỉ định: Hen phế quản, viêm phế quản, cơn co thắt tử cung. (trong tuần từ 24 – 33
của thai kỳ)
Chống chỉ định
- Dạng thuốc dùng trong khoa hô hấp: Người mẫn cảm, phụ nữ có thai 3 – 6 tháng
đầu.
- Dạng thuốc dùng trong khoa sản: Người mẫn cảm, bệnh tim nặng.
Thận trọng: Nhồi máu cơ tim, suy mạch vành cấp, tăng huyết áp, bệnh Basedow, đái
tháo đường, phụ nữ có thai (Những tháng đầu của thai kỳ).
Tương tác thuốc:
- Không phối hợp với các thuốc giao cảm khác vì ảnh hưởng trên tim.
- Các thuốc ức chế Beta và Sabutamol ức chế tác dụng của nhau.
Dạng dùng: Viên 2mg, 4mg, 8mg, siro 5ml có 2mg, dạng phun mù bình 100 liều có
118mg/100g, thuốc đạn 1mg /viên, ống tiêm 0,2mg/5ml; ống tiêm 0,5mg/5ml.
Cách dùng, liều dùng:
- Người lớn: Trị cơn hen : 2 – 4mg/lần, 3 – 4 lần ngày.
- Thuốc phun: 2 – 3lần /ngày
- Trị cơn co thắt tử cung: Tiêm bắp 0,5mg/lần, 4 – 6 lần /ngày.
- Tiêm tĩnh mạch chậm: 0,2mg /lần, 2 – 3 lần/ngày.
- Thuốc đặt: mỗi lần 1 viên.
- Trẻ em: 0,1mg/kg thể trọng /24 giờ, chia 3 – 4 lần.
Bảo quản:Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

2.3.3.2 Theophyllin

93
Tác dụng: Thuốc làm giãn cơ trơn (đặc biệt là cơ trơn phế quản), kích thích thần kinh
trung ương, kích thích cơ tim và có tác dụng như một thuốc lợi tiểu. (Thuốc tăng hoạt
động tim kém cafein nhưng tác dụng giãn mạch vành tim, giãn phế quản, lợi tiểu mạnh
hơn cafein.)
DĐH: Thức ăn làm chậm quá trình hấp thu thuốc, liên kết Protein khoảng 56%, thời
gian bán thải thay đổi tùy theo từng người ( kéo dài trong trường hợp suy tim, xơ gan,
nhiễm virut, người cao tuổi) chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận, một lượng nhỏ bài
tiết trong phân.
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, mất ngủ, nhịp tim
nhanh.
Chỉ định: Hen phế quản kèm khó thở, phù thũng do suy tim, phù phổi cấp, đau thắt
ngực và phối hợp chữa hen tim, suy thất trái.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, viêm loét dạ dày tá tràng đang tiến triển, co giật,
động kinh.
Thận trọng: Đau thắt ngực hoặc tổn thương cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường,
phụ nữ có thai và nuôi con bú.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Uống : 0,1 – 0,2g/lần, ngày dùng 2 –3 lần
Tiêm bắp, tiêm dưới da: 0,24 – 0,48g/ngày.
Thuốc phun: Hít qua miệng 0,2mg /lần, nhắc lại sau 2 – 3 phút nếu cần.
Trẻ em: 10mg/kg thể trọng /24 giờ, chia 3 lần.
Tương tác thuốc: Các thuốc có thể làm tăng nồng độ Theophyllin là Cimetidin,
Propranolol, Ciprofloxacin, Erythromycin….
Các thuốc làm giảm nồng độ Theophyllin: Rifampicin, Phenitoin, Nifedipin…
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

2.3.2.3 Montelukast
Dược động học: Hấp thu nhanh qua đường uống, liên kết protein 99%, t1/2 trung bình
2,7 – 5,5 giờ, chuyển hóa qua gan chủ yếu tại P450, thải trừ qua phân và mật.
Chỉ định:
- Dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, bao gồm dự phòng cả các triệu chứng
hen ban ngày và ban đêm, điều trị người hen nhạy cảm với aspirin, và dự phòng cơn
thắt phế quản do gắng sức.
- Bệnh viêm mũi dị ứng (viêm mũi dị ứng theo mùa cho người lớn và trẻ em từ 2 năm
tuổi trở lên, và viêm mũi dị ứng quanh năm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở
lên).
Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng:
- Cơn hen cấp tính.
- PN mang thai.
- PN nuôi con bú.

94
- Trẻ em < 06 tháng.
Tương tác thuốc:
Có thể phối hợp: Theophylline, prednisone, prednisolone, thuốc uống ngừa thai,
terfenadine, digoxin và warfarin.,
Tác dụng không mong muốn:
- Có thể gặp hiện tượng dị ứng: Ngứa, phát ban, phù mạch..
- Ảo giác, đánh trống ngực, mất ngủ..
- Buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy..
- Đau cơ, chuột rút..
Bảo quản: Nhiệt độ phòng 15-300C tránh ẩm và tránh ánh sáng.
Liều lượng và cách dùng
- Mỗi ngày một lần. Để chữa hen, cần uống thuốc vào buổi tối. Với viêm mũi dị
ứng, thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng.
- Với người bệnh vừa hen vừa viêm mũi dị ứng, nên dùng mỗi ngày một liều, vào
buổi tối.
- Người lớn từ 15 tuổi trở lên, bị hen và/hoặc viêm mũi dị ứng
Liều cho người từ 15 tuổi trở lên là mỗi ngày 1 viên 10 mg
- Trẻ em 6 - 14 tuổi bị hen và/hoặc viêm mũi dị ứng
Liều cho trẻ em 6 - 14 tuổi là mỗi ngày nhai 1 viên 5mg
- Trẻ em 2 -5 năm tuổi bị hen và/hoặc viêm mũi dị ứng
Liều cho trẻ em 2 - 5 năm tuổi là mỗi ngày nhai 1 viên 4 mg hoặc 1 gói 4 mg
cốm hạt để uống.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
Tình huống 1: Một bệnh nhân 6 tuổi bị sổ mũi, ho có đàm. Hãy cho biết thuốc trị ho
nào có thể sử dụng cho bệnh nhân này, liều lượng là bao nhiêu?
Tình huống 2: Một người phụ nữ có thai bị ho có đàm. Trong trường hợp này hãy cho
biết thuốc trị ho nào có thể được sử dụng cho bệnh nhân.
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Tất cả các dạng thuốc ho có chứa Codein đều là thuốc gây nghiện.
A. Đúng. B. Sai.
2.Dextromethorphan chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
A. Đúng. B. Sai.
3.Theophyllin có tác dụng trị ho.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:

4. Thuốc làm tăng nồng độ của Theophylin khi dùng chung.

95
A. Saubutamol. B. Nifedipin.
C. Erythromycin. D. Phenitoin.
5. Nguyên nhân không gây ra cơn hen :
A.Thời tiết thay đổi. B. ăn nhiều chất béo.
C. Cơ thể bị dị ứng. D. Thần kinh bị kích thích.
6. Alimemazine trị ho theo cơ chế:
A. Giảm co thắt cơ trơn. B. Kháng histamine H1.
C. Kháng Histamin H2. D. Ức chế thần kinh trung ương.
7. Tính chất nào là đặc biệt của terphin hydrat:
A. Không sử dụng đơn độc, thường phối hợp với các thuốc khác.
B. Chưa có chống chỉ định.
C. Không gây ngủ.
D. Thuốc có tác dụng đảo ngược khi dùng liều cao.
8. Các thuốc đường hô hấp có tính chất
A. Các thuốc trị ho là những thuốc trị nguyên nhân.
B. Các chất làm loãng chất nhầy đường hô hấp có tác dụng trị hen phế quản.
C. Theophyllin trị phù do suy tim
D. Dạng viên đặt của Sabutamol dung trong khoa hô hấp.
9. Sabutamol dùng trong khoa sản có chống chỉ định là:
A. Phụ nữ có thai 03 tháng đầu. B. Trẻ em dưới 2 tuổi.
C. Người viêm thận. D. Bệnh tim nặng.
10. Thuốc chống chỉ định cho người bị động kinh:
A. Codein. B. Theophyllin. C. Dextromethorphan. D. Sabutamol.

96
BÀI 9: THUỐC CHỮA VIÊM LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MỤC TIÊU
1. Trình bày sơ lược về bệnh viêm loét đường tiêu hóa, các nhóm thuốc chữa viêm loét
đường tiêu hóa.
2. Nêu được tên, tính chất, cách sử dụng 8 thuốc chữa viêm loét đường tiêu hóa.
3. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 8 thuốc chữa viêm loét đường tiêu hóa.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA
1.1 Cơ sở sinh lý bệnh của bệnh viêm loét đường tiêu hóa
Đường tiêu hóa (chủ yếu là dạ dày) hoạt động bình thường là nhờ sự cân bằng giữa hai
quá trình:
Quá trình bài tiết dịch vị:
Để tiêu hóa thức ăn, dạ dày sẽ tiết dịch vị. Dịch vị gồm: Các men tiêu hóa như: Pepsin,
Lipase, Gelatinase; Nhóm các chất vô cơ: HCl, Các ion Na+, K+, Cl-, Mg2+…; Chất
nhầy và yếu tố nội, trong đó có acid HCl và pepsin là những yếu tố làm ăn mòn dạ
dày.
Quá trình tiết HCl được điều hòa bởi Histamin, Acetylcholin, Gastrin thông qua H+/K+
ATPase ( còn được gọi là bơm Proton) là khâu cuối cùng của quá trình bài tiết HCl.
- Histamin tác dụng lên receptor H2, hoạt hóa adenylcyclase (AC) làm tăng tổng hợp
AMP dẫn đến tăng bài tiết H+ qua bơm proton.
- Acetylcholin và thuốc cường phó giao cảm làm tăng tính thấm của màng tế bào với
Ca2+ làm cho lượng Ca2+ vào trong tế bào tăng, kích thích H+/K+ ATPase tăng tiết H+
- Gastrin làm tăng tiết HCl, cơ chế tương tự Acetylcholin.
Quá trình bảo vệ.
Để khắc phục những hạn chế của HCl và Pepsin, bảo vệ niêm mạc dạ dày, vùng môn
vị, tâm vị, có các tuyến và các tế bào tiết chất nhầy, giữ NaHCO3để trung hòa dịch vị.
PGE2 ức chế adenylcyclase (AC) làm giảm tổng hợp AMP và ức chế giải phóng
Gastrin để điều hòa ngược.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến viêm loét đường tiêu hóa.
- Yếu tố xã hội: Căng thẳng thần kinh.
- Yếu tố thể trạng: Tiền sử gia đình, bệnh do mẫn cảm với kháng nguyên.
- Yếu tố nội tiết: Rối loạn nội tiết gây tăng tiết dịch vị, có thể gây loét.
- Yếu tố thần kinh: Cường phó giao cảm gây tăng tiết dịch vị.
- Yếu tố từ thuốc: Dùng các thuốc kháng viêm, Rượu.
- Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn, uống…
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Ở người không mắc bệnh, HBP cũng có mặt ở
đường tiêu hóa nhưng không phổ biến lắm (khoảng 24%), nhưng ở bệnh nhân loét dạ
97
dày thì tăng lên đến 65-70% và ở bệnh nhân loét tá tràng đến >90%. Người ta cho
rằng, HBP là yếu tố cơ hội, phát triển trên nền các vết loét, làm các vết loét nặng thêm,
khó liền sẹo và hay tái phát. Do đó trong các phác đồ điều trị hiện nay bổ sung thêm
nhóm thuốc diệt vi khuẩn này.
1.3 Các bệnh viêm loét đường tiêu hóa thường gặp.
1.3.1 Loét thực quản:
Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày, chỗ nối giữa thực quản với dạ
dày có 1 van gọi là tâm vị, nhờ có van này thức ăn chỉ đi một chiều từ trên xuống và
không trào ngược lên được. Nếu van bị yếu, thức ăn khi đã được nhào trộn với dịch vị
có độ acid khá cao nên trào ngược lên sẽ gây tổn thương ở niêm mạc thực quản và gây
loét. Đó là bệnh hồi lưu dạ dày- thực quản. Triệu chứng của bệnh thường gặp là ợ
chua, ợ hơi sau khi ăn, cảm giác nóng rát vùng xương ức, nguyên nhân có thể do một
số thức ăn có tính kích thích (hành, bạc hà, chocola) do thuốc: Thuốc ngủ, huyết áp…
1.3.2 Loét dạ dày:
Tỷ lệ nam > nữ, tỷ lệ thấp hơn loét tá tràng nhưng nguy cơ chuyển thành ung thư cao.
Nguyên nhân loét không phải do tăng acid mà là do các yếu tố bảo vệ bị giảm như chất
nhầy, NaHCO3, giảm sự tưới máu…
1.3.3 Loét tá tràng:
Là phần đầu của ruột non, đoạn nối với dạ dày. Tỷ lệ loét tá tràng > 4 lần so với loét
dạ dày. Nguyên nhân loét do tăng tiết acid của tế bào viền chỉ chiếm khoảng 30 –35%,
còn lại do hút thuốc, do dùng Corticoid kéo dài, do dùng các chất kháng viêm không
steroid, do rượu hoặc Strees…
1.3.4 Hội chứng Zollinger –Ellison:
Là tình trạng bệnh lý gây ra do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá
tràng, gọi là gastrinoma, chúng tiết ra một lượng lớn hormon gastrin kích thích dạ dày
sản xuất quá nhiều acid dẫn tới loét dạ dày, tá tràng và các triệu chứng kèm theo khác.
Khối u cũng có thể ở các vị trí khác như nang lympho ruột, túi mật, gan, buồng trứng...
Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường thấy ở lứa tuổi 50. Là một bệnh
hiếm gặp nên rất cần chú ý phát hiện sớm.
2. NHỮNG NHÓM THUỐC TRỊ VIÊM LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHÍNH
2.1 Thuốc tác động vào sự tiết acid dịch vị:
2.1.1 Thuốc làm giảm lượng acid HCl: Các thuốc kháng acid: các antacid
Tác động:
- Trung hòa HCl làm giảm nồng độ acid trong dịch vị
- Nhóm này trước đây được dùng rất rộng rãi vì chưa có những thuốc mạnh như hiện
nay. Ưu điểm của nhóm là cắt cơn đau nhanh nên hiện nay chỉ dùng để giảm các triệu
chứng đau. Do tác dụng trung hòa chỉ kéo dài được khoảng 3 giờ nên nếu muốn dùng
với mục đích điều trị thường phải dùng 6-7 lần mỗi ngày. Điều này khó thực hiện vì
tâm lý bệnh nhân ngại uống thuốc. Hơn nữa khi dùng kéo dài hay gặp các tác dụng
phụ như tiêu chảy với các hợp chất có Mg và táo bón với các hợp chất chứa Al, hoặc
rối loạn điện giải như tăng Na+, tăng Ca++, sỏi thận, nên hiện nay thường phối hợp với
98
các nhóm thuốc khác có tác dụng hỗ trợ. Các chế phẩm có chứa phosphat dùng lâu
ngày cũng có thể gây xốp xương.
Một số tính chất và cách dùng của nhóm:
- Một số thuốc hiện nay ít dùng như: NaHCO3, CaCO3
-Al(OH)3, Mg (OH)2, hoặc các muối phosphat, trisilicat của Al, Mg vẫn còn được
dùng, thường dùng dạng kết hợp giữa Al(OH)3, Mg (OH)2 tránh được tác dụng phụ
tiêu chảy hoặc táo bón
- Dạng thuốc lỏng dễ dùng và có hiệu quả hơn dạng viên nhưng khó vận chuyển
(Phosphalugel), khi dùng dạng viên, phải nhai kỹ và uống kèm một ít nước để tạo
được một hỗn dịch sánh và đặc khi chuyển đến dạ dày. (Maalox).
- Thuốc có thể uống lúc có cơn đau hoặc 1 giờ sau khi ăn, cách 3 giờ một lần, nếu
dùng trước bữa ăn, thuốc sẽ gây tăng tiết dịch vị theo cơ chế dội ngược, gây bất lợi
cho bệnh nhân.
Tương tác thuốc:
Các thuốc có chứa Al hoặc Mg gây cản trở hấp thu các thuốc dùng kèm, do đó cần
uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
Khả năng kiềm hóa nước tiểu có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến sự thải trừ của những
thuốc dùng kèm, gây tăng hoặc giảm nồng độ thuốc trong máu. Cần lưu ý điều này với
những thuốc có phạm vi điều trị hẹp để tránh ngộ độc. Những thuốc có bản chất acid
thì sự kiềm hóa nước tiểu dẫn đến sự thải trừ quá nhanh, gây giảm tác dụng.
Không nên dùng NaHCO3 cho người cần ăn kiêng muối (bệnh tim mạch, suy thận).
2.1.2 Các thuốc chống sự tiết dịch vị: Gồm 2 nhóm
2.1.2.1 Thuốc kháng thụ thể H2
Hiện nay gồm 4 chất
Cimetidin:
Là thuốc kháng thụ thể H2 được tìm ra đầu tiên có tác dụng kháng thụ thể H2 yếu hơn
các chất cùng nhóm nhưng giá thành tương đối rẻ, thuận tiện cho việc sử dụng trong
điều trị duy trì. Nhược điểm:
Có tác dụng kìm hãm men gan mạnh, do đó bất lợi trong phối hợp thuốc. Khi phối hợp
Cimetidin với Theophyllin, Nifedipin, Erythromycin Phenytoin, Digoxin …nồng độ
của các thuốc phối hợp có thể tăng cao hơn mức điều trị, dẫn đến quá liều và tai biến
do ngộ độc thuốc. Tốt nhất là không phối hợp, trong trường hợp bệnh nhân vừa bị
bệnh tim mạch, vừa bị viêm loét dạ dày tá tràng có điều trị bằng digoxin thì có thể
thay Cimetidin trong phác đồ bằng thuốc khác.
Có tác dụng kháng Androgen gây hiện tượng bất lực khi điều trị kéo dài ở nam giới.
Ranitidin:
Tác dụng mạnh hơn Cimetidin 3 lần, có tác dụng tốt trong điều trị tấn công. Tác dụng
kìm hãm men gan có nhưng không đáng kể. Tác dụng kháng androgen rất ít.
Famotidin:

99
Tác dụng mạnh và kéo dài hơn Ranitidin. Không gây tương tác thuốc và không có tác
dụng kháng Androgen, tuy nhiên phạm vi điều trị còn hạn chế vì còn chưa biết đầy đủ
về tác dụng phụ khi dùng kéo dài.
Nizatidin:
Tác dụng kháng thụ thể H2 tương đương Ranitidin. Không có tương tác thuốc trên
Microsom gan, không có tác dụng kháng Androgen nhưng cũng là thuốc mới nên còn
chưa biết đầy đủ về tác dụng phụ.
Tóm tắt một số đặc tính dược động học và liều dùng của nhóm này
Một số thông số dược động học của các thuốc kháng H2
Tên thuốc Tmax (h) Hấp thu % t½ Tương tác thuốc
Cimetidin 1 - 1,5 63 - 78 1,7 - 2,1 ++++
Ranitidin 1 –3 49 - 65 2,1 - 3,1 +
Famotidin 2-4 37 - 45 1,5 – 4,5 0
Nizatidin <2 > 90 1–2 0
Liều lượng của các thuốc kháng H2
Tên thuốc Hàm lượng Liều tấn công Liều duy trì Cách dùng
Cimetidin 200mg 800mg 400mg Chia làm 2 lần
Ranitidin 150- 300mg 150mg hoặc chỉ 1 lần
Famotidin 20- 40mg 20mg trước khi ngủ
Nizatidin 150- 300mg 150mg
Chú ý: Liều trong bảng có thể tăng cao hơn nếu bệnh nặng hoặc đáp ứng không đủ,
tuy nhiên nếu phải tăng gấp đôi so với mức trên đây thì tốt nhất nên chuyển sang dùng
nhóm ức chế bơm Proton.
2.1.2.2 Các chất ức chế bơm Proton (ký hiệu IPP)
Cơ chế : Ức chế enzym H+K+ -ATPase còn gọi là bơm Proton nằm ở tế bào viền đảm
nhận việc vận chuyển HCl ra khỏi tế bào, làm cho acid không tiết ra được.
Một số thông số dược động học của các IPP
Thông số DĐH Omeprazol Lanzoprazol Pantoprazol
T1/2 0,5 – 1 1–4 1
F (%) 60 85 70 – 80
Liên kết protein ht (%) 95 97 98
Tương tác thuốc Ức chế men gan Kích thích men gan Không ảnh
hưởng
Thuốc bị ảnh hưởng Diazepam, Theophyllin, thuốc tránh 0
Phenytoin thai, Phenytoin
Chú ý: Do khả năng ức chế mạnh nên các chất ức chế bơm proton sử dụng thuận lợi
cho những bệnh nhân nặng, trong điều trị tấn công. Tuy nhiên không nên dùng cho
bệnh nhân loét nhẹ và trung bình vì khả năng gây vô toan của thuốc làm tăng tỷ lệ
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cũng như khả năng ung thư dạ dày.

100
Omeprazol dạng tiêm tĩnh mạch không nên dùng rộng rãi nhất là ở liều cao vì đã có
một số báo cáo lẻ tẻ về những ảnh hưởng không hồi phục đến thị giác. Các thuốc còn
lại mới ra đời nên còn chưa biết về tác dụng phụ khi dùng kéo dài.
Tóm lại, chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này cho những trường hợp nặng và trong một
đợt ngắn, không dùng cho điều trị duy trì vì nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ và giá
thành cao.
2.2 Thuốc trị viêm loét đường tiêu hóa theo cơ chế bảo vệ tế bào.
Cơ chế tác động:
- Kích thích sự tiết chất nhầy, NaHCO3
- Tăng sinh tế bào mới ở niêm mạc.
- Tăng cường máu đến niêm mạc.
2.2.1. Các thuốc là dẫn chất của Prostaglandin.
Người ta sử dụng Prostaglandin làm thuốc chống loét với các biệt dược như
Misoprostol, Cytotex. Thuốc có tác dụng tăng tạo chất nhầy ở ống tiêu hóa, tăng tác
dụng bảo vệ và kích thích sự lên sẹo. Thuốc được dùng để chống loét cho bệnh nhân
sử dụng các chất chống viêm steroid, nhất là aspirin kéo dài. Trong điều trị loét dạ
dày-tá tràng không khuyến khích dùng vì những lý do sau:
-Tác dụng không tốt hơn các thuốc hiện có
-Nhiều tác dụng phụ liên quan đến Prostaglandin như: Đau quặn bụng, tiêu chảy, tăng
co bóp tử cung gây xảy thai (chống chỉ định cho phụ nữ có thai).
-Đắt tiền
Tác dụng kiểu Prostaglandin có thể tìm thấy trong một số thuốc như sucralfat, cam
thảo, do đó có thể dùng những chất này trong điều trị duy trì với nhiều thuận lợi và
kinh tế hơn.
Cách dùng: Có thể phối hợp trong điều trị hoặc dạng phối hợp sẵn, ví dụ thuốc
Arthrotex kết hợp của Diclofenac và Misoprostol
2.2.2 Sucralfat
Sucralfat là phức hợp của Sucrose sulfat và hydroxyd nhôm. Cơ chế tác dụng hiện còn
nhiều điều chưa rõ nhưng có thể tóm tắt một số nét chính như sau:
Trong môi trường acid, Sucralfat tạo thành polyanion mang điện tích âm, chất này dễ
dàng liên kết với các protein trên mặt vết loét mang điện tích dương và phức hợp tạo
thành là một màng dai, che chắn vết loét tránh những kích thích.
Chất này còn có khả năng làm bất hoạt pepsin và trung hòa acid dịch vị nhưng khả
năng trung hòa chỉ bằng 25% so với các chất antacid khác.
Tăng tiết Prostaglandin, thúc đẩy liền sẹo nhưng tác dụng này yếu hơn nhiều so với
Misoprostol.
Nhìn chung tác dụng của Sucralfat toàn diện nhưng không mạnh, thuận lợi cho việc
điều trị duy trì hoặc điều trị phối hợp với các kháng H2 để tăng tác dụng. Ưu điểm của
thuốc là ít độc vì ít hấp thu nhưng trở ngại khi điều trị phối phối hợp là cản trở hấp thu
thuốc dùng kèm, do đó để đảm bảo tác dụng phải uống hai thuốc cách nhau ít nhất 2
giờ.

101
2.2.3 Bismuth
Hiện đang sử dụng 2 loại : Bismuth Subsalisylat (Pepto-Bismol)
Tripotassium Dicitrato Biamuthate (Trymo)
- Có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại vi khuẩn HBP
- Khi điều trị lên điều trị cách quãng, không dùng liên tục.
- Có tác dụng phụ gây táo bón, phân xám đen.
2.3 Các chất kháng cholin
Atropin, Buscopan…là những chất có tác dụng này, trước kia được dùng rộng rãi
nhưng ngày nay ít dùng vì gây nhiều tác dụng phụ, hơn nữa, do làm giảm co thắt ống
tiêu hóa nên các thuốc tác dụng kiểu này làm ứ các chất chứa ở dạ dày làm cho loét
nặng thêm. Hiện nay sử dụng với mục đích chống co thắt dùng kèm với các thuốc
kháng acid làm tăng tác dụng.
2.4 Các chất diệt vi khuẩn H.Pylori
- Xét nghiệm nếu có vi khuẩn thì trong phác đồ phải có kháng sinh.
- Thường dùng các kháng sinh như Amoxcillin, Clarithromycin, Metronidazol…có thể
dùng đơn lẻ một kháng sinh hoặc phối hợp 2-3 kháng sinh, hoặc kháng sinh phối hợp
Bismuth.
- Thời gian dùng kháng sinh từ 7-14 ngày.
- Khi dùng kháng sinh phải dùng kèm các thuốc ức chế tiết HCl để nâng pH lên, các
kháng sinh chỉ phát huy tác dụng tốt ở môi trường pH >4.

3. MỘT SỐ THUỐC ĐIỂN HÌNH


3.1 Nhóm giảm lượng acid HCl
3.1.1. Phosphalugel
CT : Aluminum phosphate- 20%gel
Tác dụng phụ: Có thể bị bón, nhất là ở người bệnh liệt giường & người lớn tuổi. Nên
bổ sung nước cho bệnh nhân trong trường hợp này. Tuy nhiên, với công thức hiện nay
có bổ sung dung dịch sorbitol 70%, nên tình trạng táo bón đã được khắc phục.
Chỉ định: Thuốc là chất kháng acid làm giảm tính acid của dạ dày. Thuốc được sử
dụng trong cơn đau bỏng rát & tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày & thực
quản.
Chống chỉ định: Không dùng trong các bệnh thận nặng.
Tương tác thuốc:
Thuốc kháng acid có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc khác. Nếu dùng cùng lúc với
một thuốc khác nên cách nhau khoảng 2 giờ.
Liều lượng:
Thuốc được chỉ định lúc có cơn đau hoặc theo hứơng dẫn của bác sĩ 1-2 gói/lần, không
dùng quá 6 lần/ngày.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.2 Nhóm ức chế H2


102
3.2.1 Cimetidin
DĐH: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, hàm lượng đạt tối đa sau khỏang 45 – 90
phút, t1/2 = 2 giờ. Đào thải chủ yếu qua nước tiểu
Tác dụng: Là thuốc kháng thụ thể H2 được tìm ra đầu tiên có tác dụng kháng thụ thể
H2 yếu hơn các chất cùng nhóm nhưng giá thành tương đối rẻ, thuận tiện cho việc sử
dụng trong điều trị duy trì.
Tác dụng không mong muốn: Tiêu chảy, đau cơ, chóng mặt, nổi mẩn đỏ (ít gặp).
Chỉ định: Loét dạ dày, tá tràng, trào ngược thực quản. Lóet dạ dày, tá tràng do dùng
thuốc, hội chứng Zollinger –Ellison. Xuất huyết ở bệnh lóet.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm.
Thận trọng: Theo dõi kỹ người già và suy thận nặng, ngưng thuốc khi xảy ra tình
trạng lú lẫn hay nhịp tim nhĩ chậm đều. Tránh dùng lúc có thai và nuôi con bú.
Dạng dùng: Viên 200mg, 300mg, 400mg, ống tiêm 300mg/5ml.
Cách dùng, liều dùng: Uống trong hay ngoài bữa ăn, tiêm IM, IV chậm, tim truyền
tĩnh mạch.
-Loét dạ dày và tá tràng: Uống: 400mg/lần, 2 lần /ngày: sáng chiều hoặc 800mg/lần
buổi tối, điều trị 6 tuần. Có thể dùng liều 400mg/lần, 4 lần/ này, tối đa đến 2,4g/ngày.
Trẻ em: 20 – 30mg/kg/ngy, chia làm nhiều lần. Liều duy trì: 400mg/ngày vào buổi tối
hoặc 400mg/ngày chia 2 lần, sáng và tối.
- Trào ngược thực quản: 400mg /lần x 4 lần /ngày điều trị 4 - 8 tuần.
- Hội chứng Zollinger –Ellison: 400mg /lần x 4 lần /ngày, điều trị khi nào hết bệnh. Có
thể tăng liều cao hơn.
Tiêm IM: 200mg cứ 4 – 6 giờ tiêm một lần, tối đa 2,4 g/ngày.
Tiêm IV chậm: 200mg trong ít nhất 2 phút, nhắc lại sau 4 -6 giờ, tối đa 2,4 g/ngày.
Tương tác thuốc: Tương tác với rất nhiều thuốc nên khi phối hợp thuốc phải lưu ý:
+ Lidocain: Gây ức chế chuyển hóa Lidocain làm nồng độ Lidocain tăng cao có thể
gây độc.
+ Propranonol: Tăng nồng độ tăng họat tính dẫn đến tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
+ Nifedipin: Tăng tác dụng
+ Theophyllin: Giảm chuyển hóa.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.2.2 Ranitidin (Ran tac)


Tác dụng: Thuốc tác động trên thụ thể H2 gây ức chế tiết acid HCl. Tác dụng mạnh
hơn Cimetidin 3 lần, có tác dụng tốt trong điều trị tấn công. Tác dụng kìm hãm men
gan có nhưng không đáng kể. Tác dụng kháng androgen rất ít.
Tác dụng không mong muốn: Ảo giác, ảnh hưởng trên tim mạch làm chậm nhịp (ít
gặp), tỷ lệ gặp tác dụng phụ khoảng 1%.
Chỉ định: Loét dạ dày, tá tràng, trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger –Ellison.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng: Tránh dùng 3 tháng đầu có thai và nuôi con bú.

103
Dạng dùng: Viên 150mg, 300mg, ống tiêm 200mg/5ml.
Cách dùng, liều dùng:Uống trong hay ngoài bữa ăn, tiêm IM, IV chậm.
Người lớn:
Loét dạ dày và tá tràng:
Uống: 150mg/lần, 2 lần /ngày: sáng chiều hoặc 300mg/lần buổi tối, điều trị 6 tuần.
Tiêm: 50 –200mg/ngày, dùng 4 – 6 ngày.
Trào ngược thực quản: 150mg /lần x 2lần /ngày hoặc 300mg vào buổi tối, điều trị 8 –
12 tuần.
Hội chứng Zollinger –Ellison: 150mg/lần x 3 lần ngày, tối đa 6 g/ngày, điều trị khi nào
hết bệnh.
Trẻ em: Loét dạ dày – tá tràng: 2 –4 mg/kg /ngày, chia 2 lần.
Tương tác thuốc:
- Khi dùng ketoconazol, fluconazol và itraconazol với ranitidin thì các thuốc này bị
giảm hấp thu do ranitidin làm giảm tính acid của dạ dày
- Ranitidin dùng phối hợp với clarithromycin: làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết
tương (57%).
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.3 Nhóm ức chế bơm Proton.


3.3.1 Omeprazol
DĐH: Hấp thu hòan tòan qua ruột non, thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu
thuốc, tỷ lệ liên kết protein huyết tương là 95%, chuyển hóa hòan tòan tại gan, đào thải
chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng: Thuốc ức chế đáng kể sự tiết acid căn bản hay do kích thích tại dạ dày
thông qua việc ức chế có chọn lọc bơm proton của tế bào viền.
Tác dụng không mong muốn: Mệt, nhức đầu, đi lỏng, chướng bụng ban đỏ (Ít gặp,
khơng cần ngưng thuốc).
Chỉ định: Loét dạ dày, tá tràng, viêm loét thực quản hoặc viêm thực quản trào ngược,
hội chứng Zollinger –Ellison, loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng: Không dùng trong các trường hợp loét ác tính.
Thận trọng khi dùng thuốc lâu dài. Không dùng cho phụ nữ có thai và nuôi con bú.
Omeprazol dạng tiêm tĩnh mạch không nên dùng rộng rãi nhất là ở liều cao vì đã có
một số báo cáo về những ảnh hưởng không hồi phục đến thị giác.
Dạng dùng: Viên 20mg, ống tiêm 20mg/5ml.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
- Loét dạ dày: 20mg/ngày uống 1 lần, điều trị 8 tuần.
Trường hợp nặng có thể tăng lên 40mg /ngày uống 1 lần
- Loét tá tràng: 20mg/ngày uống 1 lần, điều trị 4 tuần.
- Trào ngược thực quản: 20mg/ngày uống 1 lần, điều trị 4 tuần.

104
Trường hợp nặng có thể tăng lên 40mg /ngày uống 1 lần
- Hội chứng Zollinger –Ellison: 60mg/ngày uống 1 lần, hoặc 80 – 120mg/ngày chia 2
lần, điều trị theo lâm sàng.
Liều duy trì: 20 –120mg/ngày tùy theo bệnh.
Tương tác thuốc: Làm tăng nồng đô của diazepam, phenitoin và Warfarin.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.3.2 Lanzorprazol (Lanchest, Lan 30)


DĐH: Hấp thu hòan tòan qua đường tiêu hóa, tỷ lệ liên kết protein huyết tương là
97%, chuyển hóa nhiều tại gan, đào thải qua nước tiểu và mật. Ở người bị suy gan
thuốc thải trừ chậm nhưng không ảnh hưởng trên người suy thận.
Tác dụng: Thuốc ức chế đáng kể sự tiết acid căn bản hay do kích thích do bất kỳ
nguyên nhân nào.
Tác dụng không mong muốn: Tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, chóng mặt.
Chỉ định:
- Điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có lóet ở bệnh viêm thực quản trào
ngược (8 tuần).
- Loét dạ dày, tá tràng cấp.
- Hội chứng Zollinger –Ellison, u đa tuyến nội tiết
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc. Phụ nữ có thai 03 tháng đầu.
Thận trọng: Người có bệnh gan, Phụ nữ có thai (từ tháng thứ 03 trở đi) và cho con bú
Dạng dùng: Viên 15mg, 30mg.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
- Loét dạ dày: 15 – 30mg/ngày uống 1 lần, điều trị 4 - 8 tuần, nên uống vào buổi sáng
trước bữa ăn sáng.
- Loét tá tràng: 15mg/ngày uống 1 lần, điều trị 4 tuần.
- Trào ngược thực quản: 30mg/ngày uống 1 lần, điều trị 4 – 8 tuần, có thể dùng thêm
8 tuần nếu chưa khỏi.
- Hội chứng Zollinger –Ellison: 60mg/ngày uống 1 lần vào buổi sáng.
Tương tác thuốc: Làm giảm tác dụng của ketoconazol, Itraconazol và một số thuốc
khác.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.4 Nhóm bảo vệ tế bào


3.4.1 Sucralfat
Tác dụng: Sucralfat là phức hợp của Sucrose sulfat và hydroxyd nhôm. Trong môi
trường acid, Sucralfat tạo thành polyanion mang điện tích âm, chất này dễ dàng liên
kết với các protein trên mặt vết loét mang điện tích dương và phức hợp tạo thành là
một màng dai, che chắn vết loét tránh những kích thích, có khả năng làm bất hoạt
pepsin và trung hòa acid dịch vị, tăng tiết Prostaglandin, thúc đẩy liền sẹo.

105
Tác dụng không mong muốn: Táo bón, khô miệng, nôn, chóng mặt.
Chỉ định: Chữa loét dạ dày, tá tràng tiến triển và điều trị dự phòng.
Chống chỉ định: Người suy thận.
Thận trọng: Phụ nữ có thai
TT thuốc: Làm giảm hấp thu các thuốc dùng kèm (nên cách 2 giờ)
Dạng dùng: Viên, gói 1g
Cách dùng, liều dùng:
Điều trị loét dạ dày, tràng: 1viên hoặc gói/ lần, 4 lần/ngày điều trị 4 – 6 tuần.
Điều trị dự phòng: 2 viên hoặc gói /ngày, chia 2 lần.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.4.2 Rebamipide (Mucosta)


Dược động học: Hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, chuyển hóa qua gan và thải trừ
qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa.
Tác dụng: Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày do tăng tiết tăng tiết Prostaglandin
E2, tăng tiết dịch nhầy, tăng lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, thúc đẩy qúa trình
lành vết thương.
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp.
- Dị ứng ( có thể gây shock).
- Giảm bạch cầu. Rối loại chức năng gan.
Chỉ định:
- Loét dạ dày.
- Điều trị các thương tổn niêm mạc dạ dày trong các trường hợp: Viêm dạ dày cấp và
đợt cấp của viêm dạ dày mạn.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm.
Thận trọng: Người cao tuổi; Trẻ còn bú, trẻ sơ sinh, trẻ sinh non.
PN mang thai và nuôi con bú.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.5 Nhóm kháng Cholin


Alverine citrate (Dospasmin) Hàm lượng sử dụng: 60mg
Chỉ định:
Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, tiết niệu, cơn đau do co thắt.
Chống chỉ định:
- Ðau không rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ đang nuôi con bú.
- Người bị huyết áp thấp.
-Trẻ em
- Người bị tắc ruột, liệt ruột.
Tác dụng không mong muốn:

106
Mề đay, phù thanh quản, sốc. Có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp, đau đầu, chóng
mặt.
Liều trung bình cho người lớn là: mỗi lần 1-2 viên, ngày 3-4 lần.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận:
1. Cho biết các phác đồ điều trị viêm loét đường tiêu hóa hiện nay đang được sử dụng.
2. Một phụ nữ 45 tuổi có biểu hiện đau vùng thượng vị, đau khi đói hoặc ăn no, hay ợ
chua. Hãy chọn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân. Tư vấn, chọn thuốc cho
bệnh nhân.
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Bất cứ một trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng nào cũng phải dùng kháng sinh để
điều trị.
A. Đúng. B. Sai.
2.Tỷ lệ loét dạ dày cao hơn tỷ lệ loét tá tràng.
A. Đúng. B. Sai.
3.Ranitidin tác dụng mạnh hon cimetidin 03 lần.
A. Đúng. B. Sai.
4. Ranitidin chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
A. Đúng. B. Sai.
5.Omeprazol không dùng trong các trường hợp loét ác tính.
A. Đúng. B. Sai.
6.Bisacodin là thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:
7 . Tỷ lệ loét tá tràng và tỷ lệ loét dạ dày:
A. Tương đương. B. Loét dạ dày cao hơn loét tá tràng.
C. Loét dạ dày thấp hơn loét tá tràng. D. Chưa đánh giá được.
8 . Thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể H2:
A. Cimetidin, cinarizin. B. Ranitidin, omeprazol.
C. Famotidin, cetirizin. D. Famotidin, rannitidin.
9 . Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton:
A. Omeprazol, Misoprostol . B. Lanzoprazol, cimetidin.
C. Lanzoprazol, pantoprazol, . D. Rabeprazol, propranolol.
10 . Thuốc ức chế bơm proton là thuốc có tác dụng:
A. Trung hòa acid dịch vị. B. Ngăn không cho Histamin gắn vào thụ thể H2.
C. Giúp tế bào tiết ra chất nhầy.
D. Ức chế enzyme đảm nhận vận chuyển acid ra khỏi tế bào viền.
11 . Misoprostol là thuốc được chỉ định ngừa viêm loét dạ dày do dùng các thuốc
chống viêm không Steroid trong thời gian dài là do:

107
A. Thuốc có tác dụng giống Prostaglandin bảo vệ tế bào.
B. Thuốc chống lại tác dụng của NSAID. C. Thuốc tăng cường dụng của NSAID.
D. Thuốc có tác dụng chống co thắt.
12. Cơ chế tác động của các thuốc là dẫn chất của Prostaglandin:
A. Kích thích sự tiết chất nhầy. B. Giảm tiết men pepsin.
C. Kích thích tuần hoàn máu đến niêm mạc. D. Diệt vi khuẩn Helicobacter.pylori.
13. Công thức của sucrafate dưới đây là đúng:
A. Nhôm hydroxyd và Magie hydroxyd. B. Nhôm hydroxyd và kaolin.
C. Nhôm hydroxyd và Sucrose sulfat. D. Nhôm hydroxyd và cam thảo.
14. Vi khuẩn Helicobacter.pylori có đặc điểm:
A. Sống trong lòng dạ dày.
B. Là vi khuẩn ưa khí.
C. Bình thường không gây bệnh cho cơ thể.
D. Bị phân hủy trong môi trường acid HCl.
15. Các chất kháng cholin làm tăng tác dụng của các thuốc
A. Ức chế H2. B. Ức chế bơm proton. C. Kháng acid. D. Bảo vệ tế bào.
16 . Yếu tố nguy cơ gây viêm loét đường tiêu hóa:
A. Chất nhầy ở niêm mạc. B. Làm việc căng thẳng.
C. Ăn thức ăn nhiều chất béo. D.Tuần hoàn máu tại chỗ.
17. Yếu tố không gây hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa:
A. Vitamin B1. B. Acid HCl. C. Rượu. D. Thuốc lá.
18 . Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 có tính chất:
A. Cimetidin là chất có tác dụng mạnh nhất trong nhóm.
B. Famotidin là chất kìm hãm men gan mạnh nhất trong nhóm.
C. Cimetidin là chất không có tương tác tại gan.
D. Liều thường dùng một ngày 2 lần hoặc một lần buổi tối trước khi đi ngủ.
19 . Chống chỉ định của Sucrafat là:
A. Người suy gan. B. Người suy thận. C. Người suy tim. D. Người cao huyết áp.
20. Chống chỉ định của Cimetidin:
A. Người suy gan. B. Phụ nữ nuôi con bú.
C. Phụ nữ có thai. D. Người mẫn cảm.

108
BÀI 10: THUỐC CHỐNG NÔN, THÔNG MẬT - LỢI MẬT
CHỐNG TÁO BÓN

MỤC TIÊU
1. Trình bày cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc có tác dụng chống nôn, thông mật,
lợi mật và thuốc chống táo bón.
2. Nêu được tên, tính chất, cách sử dụng 6 thuốc có tác dụng chống nôn, thông mật,
lợi mật và thuốc chống táo bón.
3. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 6 thuốc có tác dụng chống nôn, thông mật,
lợi mật và thuốc chống táo bón.

NỘI DUNG
1.THUỐC CHỐNG NÔN
1.1 Phân loại.
Tác dụng theo nhiều cơ chế khác nhau do ức chế ngoại biên hoặc từ não đến trung tâm
nôn.
- Thuốc chống nôn đối kháng thụ thể D2 của Dopamin: Domperidon,
metoclopramid,..
- Thuốc chống nôn đối kháng thụ thể H1 của histamine: Diphenhydramin,
Cinnanirine
- Thuốc chống nôn do ức chế thần kinh trung ương: Clopromazine, haloperidol
- Thuốc chống nôn kháng acetylcholine: Scopolamin, Atropin..
1.2 Các thuốc điển hình.
1.2.1 Metoclopramid (Primperan, Anausin)
DĐH: Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, qua được hàng rào máu não và
nhau thai, chuyển hóa ở gan, thải trừ qua nước tiểu và mật ở dạng không chuyển hóa
khoảng 30%, còn lại ở dạng chuyển hóa.
Tác dụng: Chống nôn, tăng nhu động dạ dày ruột
Tác dụng phụ: Gây khô miệng, buồn ngủ, mệt mỏi và yếu cơ bất thường (khi ngưng
thuốc sẽ hết).
Chỉ định:
- Buồn nôn, nôn (ít có tác dụng với nôn do say tàu xe)
- Trào ngược dạ dày, thực quản hoặc ứ đọng dạ dày
- Ngoài ra còn điều trị: Nấc, nhức nửa đầu, loạn vận động tiêu hóa, test chụp X quang.
Chống chỉ định:
Xuất huyết dạ dày ruột, tắc ruột cơ học.
Thận trọng: Người có bệnh hen suyễn, tăng huyết áp, bệnh về thận, Parkinson, người
điều khiển phương tiện giao thông, phụ nữ có thai.
Chú ý: Trẻ em có thể bị co thắt cơ và methemoglobin –huyết.

109
Tương tác thuốc: Phối hợp với Alcol làm tăng tác dụng ức chế thần kinh TW
Dạng dùng: Viên 10mg, ống tiêm 10mg/1ml, thuốc đạn 10mg (trẻ em) và 20mg
(người lớn); siro uống 1,6mg/1ml
Cách dùng, liều dùng:
- Người lớn: Uống 5 – 10mg /lần, 3 lần/ngày trước bữa ăn.
Tiêm bắp hay tĩnh mạch khi cấp tính: 1 ống.
Thuốc đạn: 1 –2 viên đạn 20mg /ngày
- Trẻ em: ½ liều người lớn
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, chống ẩm.

1.2.2 Domperidon (Domdom, Modom –S, Motilium –M…)


DĐH: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nhưng sinh khả dụng thấp, thức ăn làm tăng
hấp thu thuốc, gắn kết với Protein huyết tương khoảng 92 – 93%, chuyển hóa tại gan,
đào thải chủ yếu qua phân và nước tiểu, không qua được hàng rào máu não.
Tác dụng: Chống nôn, tăng nhu động dạ dày ruột, khơng ảnh hưởng đến sự bài tiết
của dạ dày.
Tác dụng phụ: Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt.
Chỉ định: Buồn nôn, nôn. Chướng và nặng vùng thượng vị, khó tiêu.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Nôn sau khi mổ. Chảy máu đường tiêu hóa. Tắc
ruột cơ học. Dùng thuốc dài ngày.
Thận trọng: Người có bệnh Parkinson, người suy thận, tiêm tĩnh mạch, phụ nữ có thai
và cho con bú.
Cách dùng, liều dùng: Dùng thuốc trước khi ăn 15 – 30 pht
Người lớn: 4 – 8 giờ, uống 1 liều 10 – 20mg (tối đa 1mg/kg) hoặc đặt thuốc vào trực
tràng 30 – 60mg
Trẻ em: 4 – 8 giờ, uống 1 liều 2mg – 4mg/kg hoặc đặt thuốc vào trực tràng mỗi ngày
4mg/kg chia làm nhiều lần.
Tương tác thuốc: Phối hợp với các thuốc kháng acid hoặc ức chế tiết acid thì phải
uống domperidon trước bữa ăn còn các thuốc phối hợp phải uống sau ăn.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

2.THUỐC THÔNG MẬT, LỢI MẬT


2.1 Khái niệm
Thuốc lợi mật gồm các hợp chất có tác dụng làm tăng khả năng tống mật vào ruột
hoặc kích thích sự tiết mật của tế bào gan. Dịch mật có vai trò rất cần thiết cho quá
trình tiêu hóa để hấp thu lipit, giúp cho sự hấp thu các vitamin tan trong dầu và ức chế
sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, có nhiều nhóm khác nhau, hiện nay chỉ còn
dùng một số thuốc như : Sulfarlem, sorbitol, hoặc các sản phẩm thuốc có nguồn gốc
từ thiên nhiên như: Nghệ, Artichaut…
2.1 Thuốc điển hình
Sorbitol
110
Tác dụng: Tăng tiết dịch mật và nhuận mật, kích thích nhu động ruột và tăng tiết dịch
tụy.
DĐH: Hấp thu kém qua đường tiêu hóa, thải trừ một phần qua phân phần còn lại qua
đường hô hấp.
Tác dụng phụ: Có nguy cơ tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở những người bị chứng
đại tràng kích thích có nguy cơ đầy hơi.
Chỉ định: Táo bón, chậm tiêu, đầy bụng, viêm túi mật, di chứng phẫu thuật đường dẫn
mật, hội chứng ứ hơi ở ruột, mất trương lực ruột, chứng tắc mật sau khi phẫu thuật,
nôn ói khi có thai.
Chống chỉ định: Bệnh đại tràng có thương tổn; hội chứng tắc hay bán tắc ruột, hội
chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.
Lưu ý: Tránh dùng lâu ngày, có thể dùng cho người bị tiểu đường.
Tương tác thuốc: Giảm hấp thu các thuốc uống kèm do làm tăng nhu động ruột.
Dạng dùng: Gói 5g, ống tiêm 10%
Cách dùng, liều dùng:
- Điều trị táo bón: Người lớn 1 gói, lúc bụng đói trước lúc ăn sáng.
Trẻ em: ½ liều người lớn.
- Điều trị khó tiêu: 1 –3 gói /ngày, dùng trước bữa ăn hoặc đang bị các triệu chứng
trên. Trẻ em: ½ đến 1 gói/ngày.
Dạng tiêm chỉ dùng trong các trường hợp nặng.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.THUỐC CHỐNG TÁO BÓN (THUỐC NHUẬN TRÀNG)


3.1 Khái niệm
Thuốc chống táo bón gồm các hợp chất có tác dụng trên ruột non hoặc ruột già làm
phân lỏng hoặc kích thích nhu động ruột giúp cho đại tiện dễ dàng. Trước đây hay
dùng các dầu thực vật, các muối vô cơ như để làm thuốc tẩy nhưng do hiện nay có
nhiều nhóm thuốc chống táo bón có tác dụng tốt nên các nhóm thuốc trên ít dùng.
Hiện nay được phân làm 3 nhóm:
+ Thuốc nhuận tràng đường trực tràng: Bơm vào hậu môn như Microlax, rectiopar.
+ Thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodin, Fructin.
+ Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Lactulose, Macrogol 4000, Sorbitol…

3.2 Các thuốc cụ thể


3.2.1 Bisacodin
DĐH: Hấp thu tốt khi uống và khi thụt, chuyển hóa tại gan, thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng: Thuốc nhuận tràng kích thích, tác dụng trực tiếp trên niêm mạc ruột, làm
tăng nhu động của ruột già.
Tác dụng phụ: Có thể gây tiêu chảy hoặc đau bụng
Chỉ định:
Viên: Chứng táo bón.
111
Thuốc đạn và quả bóp: Táo bón; chuẩn bị khám nghiệm Xquang và nội soi trực tràng
và kết tràng.
Chống chỉ định: Phẫu thuật ổ bụng, tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng,
viêm dạ dày – ruột.
Thận trọng: Tránh dùng lâu ngày. Khi bị tiêu chảy hay đau bụng phải ngưng thuốc.
Không dùng thuốc đạn và quả bóp trong cơn kịch phát trĩ, nứt hậu môn hay viêm trực
tràng chảy máu.
Tương tác thuốc: Giảm nồng độ Digoxin (xử lý bằng cách uống xa nhau 2 giờ). Phối
hợp với các thuốc ức chế H2 sẽ tăng kích ứng dạ dày và tá tràng.
Dạng dùng: Viên 5mg, thuốc đạn 10mg
Cách dùng, liều dùng:
Viên: Bắt đầu 2 viên (10mg) 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau đó giảm xuống
5mg. Trường hợp nặng có thể tăng đến 15 hay 20mg
Thuốc đạn: 1 viên trước 10 –40 phút khi đại tiện.
Trường hợp đặc biệt khó trị và để làm trống ruột trước khi phẫu thuật hay chụp X
quang, uống 2 viên (10mg) buổi chiều, dùng 1 viên thuốc đạn buổi sáng 1 giờ trước
khi khám nghiệm.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.2.2 Lactulose (Duphalax)


Tác dụng: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu, có tác dụng tại đại tràng, tăng lượng nước
trong phân, tăng kích thích nhu động ruột (tác dụng xảy ra 72 giờ sau khi uống thuốc).
DĐH: Không hấp thu qua đường tiêu hóa, chuyển hóa ở ruột già.
Tác dụng phụ: Có thể gây tiêu chảy, đau bụng. Dùng liều cao và lâu ngày bệnh nhân
có thể bị mất cân bằng điện giải do tiêu chảy.
Chỉ định: Táo bón ở trẻ em, sau khi sinh, sau phẫu thuật (trĩ) ở người già, người liệt
giường, bệnh lý não do gan (Hôn mê gan hay tiền hôn mê). Không có tác dụng với các
dạng viêm gan nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý gan khác.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, tắc nghẽn ruột, người bệnh có galactose huyết.
Thận trọng: Người đái tháo đường.
Tương tác thuốc: Không dùng đồng thời với các thuốc nhuận tràng khác.
Dạng dùng: Gói 15ml chứa 10g lactulose.
Cách dùng, liều dùng:
Liều tùy theo tuổi và tình trạng bệnh.
Táo bón:
Tuổi Liều khởi đầu Liều duy trì
Người lớn 10 – 45ml 10 – 25ml
Trẻ em từ 7 – 14 tuổi 15ml 10 – 15 ml
Trẻ em từ 1 – 6 tuổi 5 – 10 ml 5 – 10 ml
Sơ sinh 5ml 5ml

112
Có thể giảm liều lượng sau vài ngày điều trị, dùng ngày một lần vào bữa ăn sáng. Nếu
sau hai ngày điều trị không có kết quả có thể tăng liều
Tiền hôn mê và hôn mê gan
Trẻ em trên 7 tuổi và người lớn: 30 – 50 ml/lần, 3 lần/ngày
Trẻ sơ sinh và trẻ em đến 6 tuổi: 5ml /lần, 4 lần/ngày, dùng trong 10 –12 ngày.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

3.2.3 Phenolphtalein
Tác dụng: Thuốc nhuận tràng
Tác dụng phụ: Có thể gây dị ứng trên da.
Chỉ định: Nhuận tràng
Chống chỉ định: Chưa có
Chú ý: Không nên dùng dài ngày cho người già vì có thể làm mất nước và điện giải.
Dạng dùng: Viên 30, 60, 80, 90, 130mg, chất lỏng 60 và 65mg trong 5ml
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Uống 1 lần 60mg trước khi đi ngủ
Trẻ em: 15 – 30mg như trên.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
Chọn thuốc cho những tình huống sau (có thể chọn nhiều thuốc cho một tình huống và
có lý giải hợp lý):
TH1: Bệnh nhân nam 36 tuổi, bị nôn, trào ngược thực quản .
TH2: Một bệnh nhân lớn tuổi đi ngoài phân cứng, 3 ngày đi 1 lần. Hãy chọn thuốc và
hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân.
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1.Sorbitol có tác dụng tăng tiết mật, tăng tiết dịch tụy.
A. Đúng. B. Sai.
2.Metoclopramid có tác dụng giảm nhu động dạ dày ruột.
A. Đúng. B. Sai.
3.Metoclopramid tác dụng yếu với nôn do say tàu xe.
A. Đúng. B. Sai.
4.Tác dụng không mong muốn của Domperidon là gây chảy sữa.
A. Đúng. B. Sai.
5.Metoclopramid thận trọng cho phụ nữ có thai.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn đáp án đúng nhất:

6. Chỉ định của Metoclopramid:

113
A. Chống nôn do say tàu xe. B. Chống dị ứng. C. Viêm dạ dày. D. Nấc.
7. Thuốc CCĐ cho người xuất huyết dạ dày ruột:
A. Bisacodin B. Lactoluse. C. Sorbitol. D. Metoclopramid.
8. Thuốc CCĐ cho người viêm ruột thừa:
A. Domperidon. B. Lactoluse C. Bisacodin. D. Metoclopramid.
9. Lactoluse chống chỉ định cho trường hợp
A. Bệnh đại tràng có thương tổn. B. Người bệnh có Galacto huyết.
C. Chứng tắc mật sau khi phẫu thuật. D. Phụ nữ có thai.
10. Cách dùng domperidon trong phác đồ trị viêm dạ dày có thuốc ức chế H2 là:
A. Uống cùng lúc với thuốc ức chế H2
B. Thuốc ức chế H2 uống trước ăn, domperidon uống sau ăn.
C. Domperidon uống trước ăn, thuốc ức chế H2 uống sau ăn.
D. Uống 02 nhóm thuốc cách 2 giờ.
11. Domperidon chống nôn theo cơ chế:
A. Đối kháng thụ thể D2 của Dopamin. B. Đối kháng thụ thể H1 của histamine.
C.Ức chế thần kinh trung ương. D. Kháng acetylcholine.
12. Cách dùng domperidon trong phác đồ trị viêm dạ dày có thuốc ức chế H2 là:
A. Uống cùng lúc với thuốc ức chế H2.
B. Thuốc ức chế H2 uống trước ăn, domperidon uống sau ăn.
C. Domperidon uống trước ăn, thuốc ức chế H2 uống sau ăn.
D. Uống 02 nhóm thuốc cách 2 giờ.
13.Thuốc có cùng cơ chế tác dụng với Domperidon.
A. Diphenhydramin. B. Clopromazine. C. Scopolamin D. Metoclopramid.
14. Thuốc có dạng lỏng để bơm vào trực tràng:
A.Sorbitol . B. Domperidon C. Bisacodin D. Metoclopramid.
15. Các thuốc chống táo bón tác dụng theo cơ chế thẩm thấu.
A.Sorbitol-Bisacodin. B.Lactulose –Macrogol
C. Bisacodin – Glycerin D. Natri picosulfat – Macrogol.

114
115
BÀI 11: THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY, LỴ

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, kiết lỵ.
2. Phân loại được thuốc chống tiêu chảy, kiết lỵ.
3. Trình bày được cách sử dụng 08 loại thuốc chống tiêu chảy, kiết lỵ.
4. Hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn 08 loại thuốc chống tiêu chảy, kiết lỵ.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG.
1.1 Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng người bệnh đi đại tiện bất thường trên 03 lần trong ngày, phân
lỏng chứa nhiều nước, thường gặp ở trẻ em từ 06 tháng tuổi đến 5 tuổi.
Bệnh tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm ký sinh vật, nhiễm khuẩn
đường ruột, nhiễm độc kim loại nặng, dị ứng thức ăn. Bình thường nước chiếm khoảng
60% trọng lượng cơ thể, khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước và muối khoáng gây ra
rối loạn tuần hoàn, nhiễm độc thần kinh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn
tới tử vong.
1.2 Bệnh lỵ:
Lỵ là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường tiêu hóa hoặc ký sinh vật gây ra. Bệnh lỵ là
bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và đôi khi thành dịch.
Nguyên nhân gây bệnh lỵ có hai loại:
Lỵ trực khuẩn: Chủ yếu do trực khuẩn Shigella và Escherichia coli
Lỵ amib do Entamoba histolytica.
1.3 Phân loại thuốc chống tiêu chảy và chữa lỵ
Hiện nay có nhiều thuốc chống tiêu chảy và chữa lỵ có nguồn gốc, cấu tạo, cơ chế tác
dụng khác nhau:
1.3.1 Thuốc chống tiêu chảy
- Thuốc kháng khuẩn như kháng sinh (học ở phần kháng sinh), sulfamid kháng khuẩn
(học ở phần sulfamid), các thuốc trị tiêu chảy kháng khuẩn như Nifuroxazide.
- Thuốc hấp phụ do nhiễm độc như than thảo mộc, kao lin.
- Thuốc bù nước và chất điện giải như Oresol, thuốc tiêm truyền.
- Các chế phẩm vi sinh chống loạn khuẩn đường ruột như Biosuptyl
- Các thuốc trị tiêu chảy do làm chậm sự vận chuyển ở ruột như loperamid.
- Thuốc trị tiêu chảy có tính chất che phủ như Smecta, Actapulgit.
1.3.2 Thuốc chữa lỵ
-Thuốc chữa lỵ trực khuẩn như Berberin
- Thuốc chữa lỵ amib như Metronidazol, Tinidazol, Secnidazol, Dehydroemetin,
Diiodoquinolein…
116
- Kháng sinh: Họ quinolon, Paramomycin, tetracycline…
2. CÁC THUỐC ĐIỂN HÌNH:
2.1 Nifuroxazide (Ercefuryl)
Thành phần
Hỗn dịch uống/5ml có Viên nang 200/1viên
Nifuroxazide 200mg Nifuroxazide 200mg
Saccarose 72mg Saccarose 1g

Dược động học: Thuốc hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa.
Tác dụng: Thuốc kháng khuẩn đường ruột, có tác dụng với cầu khuẩn gram (+) như
tụ cầu, liên cầu khuẩn và trực khuẩn gram (-) như salmonella, Klebsiella, Shigella,
E.coli, Proteus. Thuốc ít độc, dùng tốt cho người lớn và trẻ em.
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây dị ứng.
Chỉ định: Tiêu chảy cấp tính và mãn tính, viêm đại tràng. Trong điều trị, việc bù nước
là cần thiết. Mức độ bù nước và đường đưa nước vào cơ thể tùy thuộc vào mức độ tiêu
chảy và cơ địa của bệnh nhân.
Chống chỉ định: Có tiền sử dị ứng với dẫn xuất của Nitrofuran. Trẻ sinh thiếu tháng
và trẻ sơ sinh.
Thận trọng: Trường hợp tiêu chảy nặng được dùng kèm kháng sinh. Không dùng kéo
dài.
Liều lượng và cách dùng: Điều trị tối đa trong 7 ngày
Người lớn: 4 viên/ngày, chia làm 4 lần.
Trẻ em: 3 muỗng lường /ngày chia làm 3 lần
Trẻ nhũ nhi từ 01 đến 30 tháng: 1-3 muỗng lường/ngày/tùy theo tuổi/chia làm 2-3
lần
Bảo quản: Nơi mát

2.2 Racecadotril ( Hidrasec, Elofan)


Tác dụng:
Racecadotril (acetorphan) là một chất ức chế enkephalinase, có tác dụng chống xuất
tiết ở ruột làm giảm mất nước và chất điện giải, được chỉ định trong điều trị bệnh tiêu
chảy cấp.
-
Không làm giảm nhu động ruột, do đó không gây táo bón sau điều trị.
-
Không qua hàng rào máu não, không ảnh hưởng đấn hệ thần kinh trung ương, không
ức chế hô hấp.
-
Khi điều trị với Racecadotril ít khi cần đến điều trị hỗ trợ (để giảm đau bụng, nôn…)
-
Dùng kết hợp với ORS (Oresol) sẽ giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy và rút ngắn thời
gian điều trị
Dược động học: Racecadotril được hấp thu nhanh chóng bằng đường uống và được
thủy phân thành chất chuyển hóa có hoạt tính (RS)-N-[1-oxo-2-(mercaptomethyl)-3-
phenylpropyl] glycine, sau đó chất này chuyển thành những chất chuyển hóa không
117
hoạt tính và được thải trừ qua thận, phân và phổi. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt
được sau 2,5 giờ sau khi uống với liều 1,5 mg/kg. Thời gian bán hủy là 3 giờ.
Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp: sốt, buồn ngủ, nôn, buồn nôn.
Rất hiếm: ban đỏ, da nổi mụn, mề đay.
Chỉ định: Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, người lớn.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân nhạy cảm với racecadotril hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng:
- Không sử dụng quá thời gian điều trị được khuyến cáo.
- Thận trọng đối với bệnh nhân suy thận, suy gan, PN có thai và cho con bú do chưa
có dữ liệu lâm sàng.
Liều lượng và cách dùng:
Thuốc uống.
- Trẻ từ 30 tháng đến 9 tuổi (13-27 kg): Ngày đầu tiên : 1 gói x 4 lần/ ngày;
những ngày kế tiếp : 1 gói x 3 lần/ ngày
- Trẻ em trên 9 tuổi (trên 27 kg) : ngày đầu tiên : 2 gói x 4 lần/ ngày;
những ngày kế tiếp : 2 gói x 3 lần/ ngày
Khuấy kỹ thuốc trong một ít nước, uống ngay sau khi pha.
Thời gian điều trị kéo dài cho đến khi phân trở lại bình thường, nhưng không được
dùng quá 7 ngày.
Bảo quản: Dưới 30oC, tránh ánh sáng

2.3 Biosuptyl (Biolactyl-Pháp; Antibio, Dobio-Korea, L-bio-VN)


Nguồn gốc: Biosuptyl được chế tạo từ chủng Baccilus subtilus sống, không gây bệnh
cho người, khi vào cơ thể Baccilus subtilus phát triển nhanh, có tác dụng đối lập với
các vi khuẩn gây bệnh như Shigella và Escherichia coli.
Chỉ định: Bị tiêu chảy, viêm ruột mãn tính, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, trẻ em đi
phân sống , cung cấp men tiêu hóa và chống loạn khuẩn ruột.
Liều lượng và cách dùng:
Người lớn: Uống 2 gói /ngày, dạng gói 1g, khi uống hòa với 1 ít nước đun sôi để
nguội.
Trẻ em: Uống 1 gói/ngày,cách dùng như trên.
Tương tác thuốc: Không được dùng đồng thời với kháng sinh, sulfamid, các chất
kháng khuẩn.
Bảo quản: Nhiệt độ + 40C

2.4 Loperamid (Imodium)


Dược động học: Hấp thu dễ dàng từ ruột, chuyển hóa chủ yếu tại gan, thời gian bán
hủy khoảng 7 – 14 giờ, thải trừ chủ yếu qua phân và nước tiểu. Qua sữa mẹ rất ít. Liên
kết Protein huyết tương khoảng 97%.

118
Tác dụng: Có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm trương lực đường tiêu hóa,
thuốc có ái lực cao với ruột.
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây dị ứng như mẩn đỏ, mề đay, táo bón và trướng bụng (ít
gặp), đau hoặc khó chịu bụng, buồn nôn và nôn, khô miệng, buồn ngủ và choáng váng.
Chỉ định: Kiểm soát triệu chứng tiêu chảy cấp và mãn.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với Loperamid. Người bị viêm loét đại tràng hoặc
viêm đại tràng giả kết mạc do dùng kháng sinh phổ rộng. Người tổn thương gan. Hội
chứng lỵ. Trẻ em < 6 tháng tuổi và người già yếu.
Thận trọng: Trong vòng 48 giờ, nếu triệu chứng không thuyên giảm, phải dùng biện
pháp khác. Chú ý những bệnh nhân rối loạn chức năng gan, phụ nữ có thai (nhất là 03
tháng đầu), phụ nữ nuôi con bú. Trẻ em dưới 6 tuổi.
Tương tác thuốc: Các thuốc ức chế TKTW, các phenothiazin (Promethazin,
Alimemazin, Mequitazine) làm tăng độc tính của thuốc.
Liều lượng và cách dùng:
Người lớn: Tiêu chảy cấp: Liều đầu 2 viên, sau đó mỗi lần đi phân lỏng uống thêm 1
viên, không quá 8 viên trong 24 giờ.
Tiêu chảy mãn: Liều đầu 2 viên, thông thường dùng từ 1 – 6 viên/ngày.
Trẻ em: Từ 2 – 5 tuổi: 3mg/ngày
5 – 8 tuổi: 4mg/ngày
8 – 12 tuổi: 6mg/ngày.
Bảo quản: Nhiệt độ phòng 15 – 300C

2.5 Dioctahedral Smectite (Smecta)


Thành phần: Bột pha hỗn dịch uống và trực tràng
Smectite (Al và Mg silicate) 3g
Glucose 0,749g
Gel Al hydroxid và MgCO3 xấy khô: 1,25g
Cao cam thảo 0,04g
Natri saccharin 0,007g
Dược động học: Không hấp thu tại ruột và thải ra theo đường tiêu hóa.
Tác dụng: Với cấu trúc từng lớp và độ dày cao, smecta có khả năng che phủ tốt, giúp
bảo vệ niêm mạc tiêu hóa.
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây táo bón (ít gặp), trong trường hợp táo bón nên giảm
liều.
Chỉ định: Điều trị triệu chứng đau của bệnh thực quản-dạ dày-tá tràng và đại tràng.
Tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ em và người lớn.
Thận trọng: Phải bù nước nếu cần, tùy theo tuổi, cơ địa bệnh nhân và tầm quan trọng
của bệnh tiêu chảy.
Tương tác thuốc: Tính chất hấp phụ của smecta có thay đổi thời gian và sự hấp thu
của thuốc, nếu có dùng kèm phải uống cách xa.
Liều lượng và cách dùng:

119
Trẻ em: Dưới 1 tuổi: 1gói/ngày
1 –2 tuổi: 1 –2 gói/ngày
Trên 2 tuổi: 2 – 3 gói/ngày.Thuốc có thể hòa trong nước hoặc trộn trong thức ăn
sệt
Người lớn: Trung bình 3 gói/ngày, hòa trong nửa ly nước.
Trong trường hợp tiêu chảy cấp tính có thể tăng liều gấp đôi.
Cách dùng: Sau bữa ăn ở bệnh viêm thực quản.
Xa bữa ăn ở các bệnh khác.
Bảo quản: Nơi mát, chống ẩm.

2.6 Berberin
Nguồn gốc: Berberin là alkaloid chiết từ cây Thổ Hoàng Liên (Thalictrum Foliosum)
họ Mao lương (Ranunchlaceae) và cây Vàng đắng (Coscininum Fenestatum) họ Tiết
dê (Menispermaceae), dùng dạng muối clohydrid.
Tính chất: Berberin hydrochlorid là tinh thể hoặc bột vàng, không mùi,. Tan trong
nước và etanol nóng, ít tan trong nước và etanol lạnh, rất ít tan trong Cloroform.
Tác dụng: Kháng sinh thực vật có tác dụng với lỵ trực khuẩn, tụ cầu, liên cầu khuẩn,
lỵ amib và tăng tiết mật, tăng nhu động ruột.
Tác dụng ngoại ý: Kích thích co bóp tử cung, táo bón.
Chỉ định: Lỵ trực khuẩn, lỵ amib, hội chứng lỵ, viêm ruột tiêu chảy, viêm ống mật và
một số nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu khuẩn.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phụ nữ có thai.
Liều lượng và cách dùng:
Người lớn: 0,1 – 0,2g berberin/lần, ngày dùng 2-3 lần, dạng viên 0,05g.
Trẻ em: Mỗi tuổi uống 0,01g/kg /lần , 2 –3 lần/ngày, dạng thuốc như trên
Bảo quản: Nơi khô, tránh ánh sáng, chống ẩm.

2.7. Metronidazol (Klion, Flagyl)


CTPT: C6H9N3O3 Ptl: 171,16
Tính chất: Bột kết tinh trắng hay trắng xám, vị đắng hơi mặn, tan trong nước, ethanol.
Là dẫn xuất tổng hợp nhóm Nitro-imidazol
DĐH: Hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống. Thâm nhập tốt vào các mô và dịch
cơ thể, vào nước bọt và sữa mẹ. Chuyển hóa chủ yếu ở gan, thải trừ qua đường tiểu.
Công thức: Viên nén 0,25g, 0,5g; Viên đạn, viên trứng: 0,5g
Hỗn dịch uống 5ml có chứa 0,25g; Thuốc tiêm 0,5g/10ml
Tác dụng: Tác dụng mạnh với lỵ amibe ở các thể, Trichomonas vaginalis, Giardia và
một số vi khuẩn kỵ khí ở ruột.
Tác dụng ngoại ý: Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, viêm miệng, kém ăn.
Chỉ định: Lỵ amibe ruột cấp, mãn tính (kể cả người mang kén), nhiễm amibe ở gan;
viêm niệu đạo do Trichomonas vaginalis và nhiễm khuẩn kỵ khí.

120
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai (03 tháng đầu). PN cho con bú, người mẫn cảm với
thuốc.
Thận trọng: Bệnh ở hệ thần kinh trung ương đang tiến triển, giảm bạch cầu.
Lưu ý: Ngưng thuốc khi gặp tình trạng mất điều hòa vận động, chóng mặt. Kiểm tra
công thức bạch cầu trong trường hợp có tiền sử rối loạn công thức máu, hoặc khi dùng
liều cao hay kéo dài.
Cách dùng, liều lượng:
+ Bệnh do Trichomonas vaginalis:
Nữ (viêm niệu đạo và âm hộ): Uống 500mg/lần x2 lần, trong 10 ngày và đặt sâu
âm hộ mỗi ngày 1 viên đạn hay trứng 500mg trong 20 ngày.
Nam viêm niệu đạo: 250mg/lần x 2lần x 20 ngày
Trẻ em: Uống 20-30mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2-3 lần, điều trị trong 7 ngày.
+ Bệnh do Giardia: Người lớn: 0,75-1g/ngày trong 5 ngày
Trẻ em 2-5 tuổi: 250mg/ngày chia làm 2 lần.
5-10 tuổi: 375mg/ngày
10-15 tuổi: 500mg/ngày
Dùng trong 5 ngày, nếu không khỏi dùng lại một đợt sau 8 ngày.
+ Bệnh Amibe:
Amibe ruột và amibe gan cấp:
Người lớn: 1,5g-3g/ngày chia làm 3 lần x 7 ngày
Trẻ em: 30-40mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 lần x 7 ngày
Amibe ruột mãn tính: Người lớn: 1,5g/ngày chia làm 3 lần x 10 ngày
+ Chữa abces gan do lỵ amibe: Người lớn uống liều cao 2g/ngày, chia làm 2-3 lần
hoặc tiêm tĩnh mạch0,5g/ lần, ngày tiêm 2 lần, đợt điều trị 2-3 ngày.
+ Các bệnh do vi khuần kỵ khí
Người lớn: 1-1,5g/ngày
Trẻ em: 20-30mg/kg/ngày
+ Dự phòng bệnh do vi khuẩn kỵ khí sau phẫu thuật:
Người lớn: Trước phẫu thuật: Dùng khoảng 0,5g một giờ trước khi mổ, sau phẫu thuật
cách 12 giờ dùng 0,5g x3 ngày.
Trẻ em: 20-30mg/kg/ngày cùng một phương thức như người lớn.
Có thể chuyển sang dạng uống khi tình trạng khả quan, thời gian điều trị từ 5-7 ngày,
các bệnh xương, khớp, đường hô hấp dưới và viêm màng trong tim, thời gian điều trị
lâu hơn.
Tương tác thuốc: Tránh dùng kèm các thuốc chống đông máu, đặc biệt Warfarin,
không được uống rượu khi dùng thuốc.
Bảo quản:Tránh ánh sáng, chống ẩm, t < 300C

2.8 Diiodohydroxyquinolein ( Direxiod)


Tác dụng: Thuốc có tác dụng với lỵ amid và các trường hợp tiêu chảy do nhiễm
khuẩn.

121
Tác dụng phụ: Dùng liều cao và kéo dài có thể gây:
Viêm tủy bán cấp, bệnh thần kinh ngọai biên, bệnh TK thị giác.
Rối lọan tuyến giáp kèm theo bướu hoặc cường giáp.
Phát ban ngòai da.
Nôn mửa, đau dạ dày, mẫn cảm.
Chỉ định:
Bệnh amib đường ruột:
Dùng đơn thuần cho những người lành mạnh có amib trong ruột.
Phối hợp điều trị amib trong mô.
Tiêu chảy: Điều trị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn không kèm các hiện tượng
khác như sốt, mất nước, nhiễm trùng.
Chống chỉ định: Cường giáp. Viêm da đầu chi do bệnh ruột.
Không dung nạp iod. Trẻ < 30 tháng . Phụ nữ có thai. Người suy gan, suy thận.
Chú ý: Bù nước nếu cần.
Trường hợp tiêu chảy kèm nhiễm trùng phải dùng kèm kháng sinh.
Không nên điều trị lâu dài.
Liều lượng và cách dùng:
Tiêu chảy:
Người lớn: 2 – 3 viên/ ngày chia 2-3 lần, tối đa 7 ngày
Trẻ em trên 30 tháng tuổi: 5 – 10mg/kg /ngày chia 3 – 4 lần.
Lỵ amib ruột:
Người lớn: 2 – 3 viên/lần, 3 lần/ngày, trong 20 ngày.
Trẻ em trên 30 tháng tuổi: 5 – 10mg/kg /ngày chia 3 – 4 lần.
Bảo quản: Nơi khô, tránh ánh sáng, chống ẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


I. Phần tự luận:
1. Trình bày phân loại các thuốc trị tiêu chảy. Trong các nhóm thuốc trị tiêu chảy
nhóm nào có thể sử dụng cho bệnh lỵ, nhóm nào chống chỉ định trong bệnh lỵ.
2. Nêu những điểmgiống và khác nhau giữa Metronidazol và Berberin về tác dụng, chỉ
định, chống chỉ định, thận trọng.
3. Đặc điểm dược động học của Nifuroxazid khi sử dụng trên bệnh nhân tiêu chảy là
ưu điểm hay nhược điểm? Vì sao?
II. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi đúng – sai:
1. Các thuốc nhóm men vi sinh không được uống cùng lúc với các thuốc cầm tiêu chảy
khác.
A. Đúng. B. Sai.
2.Loperamid chống chỉ định cho trẻ em dưới 06 tuổi.
A. Đúng. B. Sai.
3.Berberin hydrochlorit có tác dụng làm giảm nhu động ruột.

122
A. Đúng. B. Sai.
4.Smecta điều trị tiêu chảy theo cơ chế hấp phụ.
A. Đúng. B. Sai.
5.Metronidazol dùng trong trường hợp tiêu chảy cấp.
A. Đúng. B. Sai.
6.Diiodohydroxyquinolein là thuốc có tác dụng mạnh với bệnh lỵ amib.
A. Đúng. B. Sai.
7. Loperamid dùng tốt cho bệnh nhân bị viêm loét đại tràng.
A. Đúng. B. Sai.
Chọn câu trả lời đúng nhất
8. Thuốc có tác dụng trị viêm loét dạ dày tá tràng
A. Nifuroxazid B. Direxiod C. Berberin D. Metronidazol
9. Một người bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, nên sử dụng:
A. Loperamid. B.Metronidazol C. Nifuroxazid D. Berberin
10. Diiodohydroxyquinolein chỉ định trong trường hợp:
A. Người lành bệnh có amib trong phổi. B. Bệnh amib trong mô
C. Bệnh amib gan D. Tiêu chảy nhiễm trùng kèm theo sốt.
11. Diiodohydroxyquinolein chống chỉ định trong trường hợp:
A. Người suy thận. B. Cường giáp.
C. Bệnh cơ tim. D. Tổn thương nặng ở phổi
12. Tính chất của Biosuptyl là:
A. Được chế tạo từ chủng Escherichia coli đã chết
B. Được chế tạo từ chủng Shigella đã chết.
C. Chỉ định trong truờng hợp tiêu chảy, viêm đại tràng, đi phân sống.
D. Bảo quản ở nhiệt độ phòng
13.Thuốc chống chỉ định cho trẻ em < 06 tháng:
A. Nifuroxazid B. Smecta C. Berberin D. Loperamid
14. Một phụ nữ mang thai vừa bị tiêu chảy vừa bị viêm dạ dày, nên sử dụng:
A. Loperamid. B.Metronidazol C. Dioctahedral Smectite D. Berberin
15. Cơ chế cầm tiêu chảy của Loperamid
A. Che phủ B. Hấp phụ C. Kháng khuẩn D. Làm chậm nhu động ruột.
16. Cơ chế cầm tiêu chảy của Smecta
A. Che phủ B. Hấp phụ C. Kháng khuẩn D. Cung cấp chất điện giải.
17. Loperamid chỉ định trong trường hợp
A. Tiêu chảy cấp B. Viêm ruột C. Lỵ amib D. Lỵ trực khuẩn
18. Tính chất của Berberin là:
A. Giảm nhu động ruột B. Gây táo bón
C. Chống chỉ định cho phụ nữ nuôi con bú D. Dùng trong trường hợp tiêu chảy
cấp
19 Racecadotril cầm tiêu chảy theo cơ chế:
A. Hấp phụ. B. Làm chậm sự vận chuyển ở ruột C. Che phủ. D. Ức chế enzyme.

123
20. Các thuốc nhóm men vi sinh không được uống cùng lúc với:
A. Loperamid. B. Racecadotril C. Cotrimo- xazol D. Berberin

124
BÀI 12: THUỐC CHỐNG GIUN, SÁN

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được đại cương về bệnh giun sán, cách phân loại và các nguyên tắc sử
dụng thuốc chống giun sán.
2. Trình bày được tính chất và cách sử dụng 07 loại thuốc chống giun sán.
3. Hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn 07 loại thuốc chống giun sán.

NỘI DUNG
1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH GIUN, SÁN
Bệnh giun, sán là bệnh nhiễm ký sinh vật ở đường tiêu hóa hoặc các cơ quan khác
trong cơ thể người.
Ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh giun, sán tương đối cao, nhất là trẻ em. Giun, sán có thể
sống ký sinh ở ruột, gan, máu...của người. Các loài giun, sán thường ký sinh ở người
như giun đũa, giun kim, giun tóc, giun, móc, giun lươn, giun chỉ, sán dây, sán lá...
Giun, sán sống ký sinh được là nhờ chất dinh dưỡng ở đường tiêu hóa hoặc hút máu
người, làm cơ thể xanh xao, ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây ra nhiều biến chứng nguy
hiểm như tắc ruột, tắc ống dẫn mật do giun đũa, bệnh chân voi do giun chỉ, abce gan
do sán lá...
Các thuốc chống giun, sán hiện nay chỉ có một vài thuốc có tác dụng lên nhiều loại
giun sán, còn đa số chỉ tác dụng đặc hiện trên 1-2 loại giun, sán. Vì vậy, trước khi điều
trị phải tiến hành xét nghiệm để xác định rõ loài giun, sán bị nhiễm trong hoặc ngoài
đường tiêu hóa, từ đó sẽ lựa chọn thuốc trị giun, sán cho phù hợp.
2. PHÂN LOẠI CÁC THUỐC CHỐNG GIUN, SÁN.
Dựa vào tác dụng, chia thuốc chống giun, sán làm hai loại:
2.1. Thuốc chống giun:
Thuốc tác dụng với giun ký sinh ở ruột như Piperazin, Mebendazol, Albendazol,
Pyrantel…
Thuốc tác dụng với giun ký sinh ở ngoài ruột như Diethyl carbamazin, Suramin..
2.2. Thuốc trị sán.
Thuốc tác dụng với sán ký sinh ở ruột như Niclosamid, Quinacrin.
Thuốc tác dụng với sán ký sinh ở ngoài ruột như Praziquantel, Chloroquin..
Cách phân loại trên không hoàn toàn tuyệt đối vì có thuốc chống giun vẫn diệt được
sán và ngược lại.
3. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG GIUN, SÁN.
* Lựa chọn thuốc thích hợp theo kết quả xét nghiệm.

125
* Ưu tiên loại thuốc có hiệu lực cao, có tác dụng diệt được nhiều lọai giun, sán một
lần, độc tính thấp, giá thành hợp lý.
* Phải dùng thuốc đủ liều, đúng cách theo quy định, nên điều trị hàng loạt.
* Chỉ phối hợp các thuốc trị giun, sán khi thật cần thiết.
* Phòng ngộ độc cho người dùng thuốc.

4. CÁC THUỐC CHỐNG GIUN, SÁN.


4.1 Các thuốc chống giun
4.1.1 Các thuốc chống giun trong ruột.
A. Mebendazol (Vermox, Toloxin, Fugaca).
Mebendazol là dẫn xuất benzimidazol. Các thuốc cùng dẫn xuất là albendazol,
thiabendazol và flubendazol.
Dược động học:
Hấp thu: Khi uống ít hấp thu ( khoảng 20%). Khả năng hấp thu tăng nếu dùng kèm
thức ăn có nhiều chất béo. Liên kết Protein 95%. Chuyển hóa chủ yếu ở gan. Thải trừ:
Qua phân 90% và 10% qua nước tiểu.
Tác dụng: Mebendazol là thuốc tẩy giun phổ rộng, tác dụng với giai đọan trưởng
thành và ấu trùng của giun kim, giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, thuốc cũng
diệt được trứng của giun đũa và giun tóc, với liều cao thuốc có tác dụng trên nang sán.
Cơ chế tác dụng : giống như các dẫn xuất benzimidazol khác: thuốc liên kết với các
tiểu quản của ký sinh trùng, ức chế sự trùng hợp tiểu quản thành các vi tiểu quản (là
thành phần thiết yếu cho sự hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng), do
đó làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP (nguồn cung cấp
năng lượng cho ký sinh trùng). Cuối cùng ký sinh trùng bị bất động và chết.
Tác dụng không mong muốn: Gây buồn nôn, đi lỏng, chóng mặt, dị ứng, co giật.
Chỉ định: Điều trị trong trường hợp nhiễm một hay nhiều lọai giun sau: Giun đũa,
giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai (đặc biệt 03 tháng đầu), trẻ em dưới 24 tháng tuổi,
người có bệnh gan, người mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng: Phụ nữ nuôi con bú.
TT thuốc: Cimetidin làm tăng nồng độ mebendazol trong huyết tương (Tăng độc tính)
Phenitoin làm giảm nồng độ của Mebendazol trong huyết tương.
Cách dùng, liều lượng: Liều của người lớn và trẻ em như nhau.
Viên 100mg: Tẩy giun kim: uống 100mg/lần, sau 2 tuần uống tiếp 100mg.
Tẩy giun đũa, giun tóc, giun móc hoặc nhiễm nhiều lọai giun: Uống 100mg/lần, ngày
uống 2 lần, uống trong 03 ngày.
Viên 500mg: Liều dùng đối với các loại giun là như nhau: 500mg/liều duy nhất, có thể
dùng một năm 2-3 lần.
Giun lươn: 200mg/lần, ngày 2 lần, trong 03 ngày.
Nang sán: 40mg/kg/ngày, trong 1- 6 tháng. ( chỉ dùng khi bệnh nhân không đáp ứng
với Albendazol).
126
Chú ý: Không uống rượu trong và sau ngày dùng thuốc 24 giờ.
Bảo quản: Nhiệt độ thường, nơi khô, tránh ánh sáng.

B. Albendazol (Alben, Zentel).


Dược động học:
Hầu như không hấp thu qua ruột (5%) tác dụng chống giun sán xảy ra ở ruột. Để có tác
dụng xảy ra ở mô phải dùng liều cao và lâu dài. Liên kết Protein huyết tương khoảng
70%, chuyển hoá ở gan qua 2 giai đoạn ( giai đoạn 1 chuyển thành chất có hoạt tính là
Albendazol sulfoxit sau đó chuyển hóa tiếp thành hợp chất không còn tác dụng là
albendazol sulfon) thải trừ chủ yếu qua thận, một phần qua mật.
Tác dụng: Albendazol có tác dụng tốt với các loại giun và sán như: Giun đũa, Giun
kim, Giun móc, Giun tóc, Giun lươn. Sán dây lớn Taenia, sán dây lùn Hymenolepis .
Sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn. Ấu trùng sán ở não Nang sán. Tác dụng trên giun tóc
mạnh hơn Mebendazol.
Cơ chế tác dụng : Tương tự như Mebendazol.
Tác dụng phụ: Có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, rối lọan chức năng gan.
Chỉ định: Diệt giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn, sán dây, sán lá gan
nhỏ, sán lá gan lớn, ấu trùng sán.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, bệnh nhân có tiền sử dị ứng, người có bệnh gan nặng.
Thận trọng: Người bệnh có chức năng gan bất thường, bệnh về máu, phụ nữ cho con
bú.
TT thuốc:
Các thuốc làm tăng nồng độ Albendazol:
Cimetidin: Nồng độ Albendazol tăng lên 2 lần ( phồi hợp giảm ½ liều).
Dexamethason: Nồng độ Albendazol tăng lên 50% ( phồi hợp với 8mg dexa/ liều).
Praziquantel: Nồng độ Albendazol tăng lên 50%
Liều dùng:
Chỉ định Tuổi Liều Thời gian
điều trị
Giun đũa Người lớn và trẻ em 400mg
Giun kim > 2 tuổi Liều duy
Giun móc Trẻ em < 2 tuổi 200mg nhất
Giun tóc
Bệnh giun lươn Người lớn và trẻ em 400mg
Bệnh sán dây lớn Taenia > 2 tuổi
Bệnh sán dây nhỏ 1 liều /ngày x
Hymenolepis Trẻ em < 2 tuổi: 200mg 3 ngày
Bệnh sán lá gan nhỏ Người lớn và trẻ em 400mg 2 liều /ngày x
Bệnh sán lá gan lớn > 2 tuổi 3 ngày
Bệnh ấu trùng sán ỡ não Người lớn và trẻ em 15mg/kg/ 30 ngày
> 2 tuổi ngày
127
Nang sán Người lớn: 800mg/ngày 28 ngày

Trẻ em trên 6 tuổi 10 – 15mg/kg 28 ngày


/ngày

Cách dùng:
Nếu sau 3 tuần, bệnh nhân không khỏi bệnh, chỉ định điều trị liều thứ hai. Không cần
nhịn đói hay dùng thuốc xổ.
Bảo quản: Nhiệt độ 20 – 300C, nơi khô, tránh ánh sáng

C. Pyrantel Pamoat (Panatel 125, Hemintox)


Dược động học:
Hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Thải trừ qua nước tiểu ở dạng biến đổi và dạng
chuyển hóa.
Tác dụng: Tác dụng mạnh với giun đũa, giun kim, giun móc theo cơ chế phong bế
thần kinh cơ, làm tê liệt giun, sau đó chúng được thải theo phân nhờ nhu động ruột.
Thuốc không có tác dụng trên giun tóc, tác dụng với dạng giun trưởng thành, không có
tác dụng với ấu trùng di chuyển dưới da và mô.
Tác dụng phụ: Có thể gây buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu.
Chỉ định: Tẩy giun đũa, giun kim, giun móc.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm
Thận trọng: Phụ nữ có thai, cho con bú, người suy gan, trẻ em < 6 tháng.
TT thuốc: Đối kháng tác dụng của Piperazin, không dùng đồng thời.
Cách dùng, liều dùng: Thuốc có thể dùng bất cứ lúc nào, không cần nhịn ăn và không
cần uống thuốc tẩy.
Tẩy giun đũa, giun kim: Uống 1 liều 10mg/kg thể trọng. Có thể uống tiếp liều thứ hai
sau 2-3 tuần nếu xét nghiệm vẫn còn trứng giun.
Tẩy giun móc:
Nhẹ: Uống mỗi ngày 1 liều 10mg/kg thể trọng x 3 ngày.
Nặng: Uống mỗi ngày 1 liều 20mg/kg thể trọng x 3 ngày
Chú ý: Đối với người nặng trên 75 kg phải dùng 1 liều 8 viên 125mg
Bảo quản: Nơi khô mát, chống ẩm, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng.

* Các thuốc chống giun trong ruột khi dùng để điều trị giun kim cần lưu y: Để khỏi
bệnh hoàn toàn cần phải có biện pháp giữ vệ sinh triệt để và đồng thời cũng điều trị
cho thân nhân và những cá thể sống chung nhà.

4.1.2 Thuốc chống giun ngòai ruột.


4.1.2.1 Diethyl carbamazin (DEC). (Notezin)
Dược động học:

128
Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 1-2 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa
trong máu. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải 2-10 giờ tùy thuộc pH
nước tiểu. Nếu pH nước tiểu kiềm, thuốc thải trừ chậm.
Tác dụng: DEC là thuốc đặc hiệu diệt giun chỉ ở mạch bạch huyết, có tác dụng tốt với
ấu trùng giun chỉ, đối với giun chỉ đã trưởng thành chỉ có tác dụng với một số loài.
Cơ chế tác dụng: Theo 02 cơ chế
+ Làm liệt cơ giun ( giống pyrantel).
+ Làm thay đổi màng ngoài của ấu trùng giun chỉ.
Tác dụng phụ: Thuốc gây phản ứng dị ứng như buồn nôn, chóng mặt, sốt phát ban.
Phòng ngừa dị ứng bằng cách dùng liều tăng dần và uống kèm với thuốc kháng
histamin hoặc thuốc kháng viêm corticoid
Chỉ định: Nhiễm giun chỉ mạch bạch huyết. Diệt ấu trùng giun chỉ.
Chống chỉ định: Người cao huyết áp và suy thận, phụ nữ có thai, cho con bú.
Thận trọng: Người bị sốt rét (gây tái phát).
Cách dùng, liều lượng: Uống sau bữa ăn với liều 6mg/kg thể trọng. Mỗi đợt 10 ngày
liền, sau đó nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp đợt 2 hoặc uống một đợt 21 ngày liên tiếp.
Bảo quản: Nơi khô, chống ẩm, chống ánh sáng.
Hiện nay ngoài diethyl carbamazin, có một số thuốc khác được sử dụng trong điều trị
giun chỉ như thibendazole, ivermectin, tuy nhiên các thuốc này chủ yếu chỉ có tác
dụng trên ấu trùng giun chỉ mà không có tác dụng trên giun chỉ trưởng thành. Bên
cạnh hai thuốc trên còn có thuốc suramin, đây là thuốc có tác dụng diệt cả ấu trùng và
giun chỉ trưởng thành; nhưng thuốc gây độc tính cao, nhất là với gan và thận nên chỉ
dùng khi có giám sát chặt chẽ của thầy thuốc.

4.1.2.2 Ivermectin 3, 6,12 mg


Tác dụng: Ivermectin là dẫn chất bán tổng hợp của một trong số avermectin, nhóm
chất có cấu trúc lacton vòng lớn, phân lập từ sự lên men Streptomyces avermitilis.
Ivermectin có phổ hoạt tính rộng trên các giun tròn như giun lươn, giun tóc, giun kim,
giun đũa, giun móc và giun chỉ Wuchereria bancrofti. Tuy nhiên thuốc không có tác
dụng trên sán lá gan và sán dây. Ivermectin là thuốc được chọn điều trị bệnh giun chỉ
Onchocerca volvulus và là thuốc diệt ấu trùng giun chỉ rất mạnh, nhưng ít tác dụng
trên ký sinh trùng trưởng thành.
Tác dụng phụ: Các tác dụng không mong muốn có thể gặp là sốt, ngứa, chóng mặt
hoa mắt, phù, ban da, nhạy cảm đau ở hạch bạch huyết, ra mồ hôi, rùng mình, đau cơ,
sưng khớp, sưng mặt.
Hạ huyết áp thế đứng đã được thông báo có kèm ra mồ hôi, nhịp tim nhanh và lú lẫn.
Chỉ định : Giun lươn, giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc
Trị giun chỉ do Onchocerca volvulus.
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với một thành phần của biệt dược.

129
Chống chỉ định ở người bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào máu não, những bệnh
trypanosoma châu phi và bệnh viêm màng não.
Thận trọng lúc dùng :
Tránh dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi (chưa xác dịnh được độ an toàn). Nên tránh dùng
cho phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú. Chỉ dùng thuốc cho những người đã được
chuẩn đoán là mắc giun chỉ kể trên hoặc ngờ có mắc giun đó. Hiện nay không dùng
với mục đích phòng bệnh.
Liều lượng:
Tùy theo thể trọng, cụ thể như sau:
Từ 15 – 25kg: ½ viên. Từ 26 – 44kg: 1 viên.
Từ 45 – 64kg: 1,5 viên. Từ 65 – 84kg: 2 viên.
Liều trên uống một lần vào lúc đói với ít nước (hiện nay chưa biết rõ ảnh hưởng của
thức ăn với sự hấp thụ của thuốc). Có thể uống vào buổi sáng hoặc vào lúc khác,
nhưng trước và sau khi uống 2 giờ phải nhịn ăn. Không cần uống quá 1 lần/năm.

4.2 Các thuốc chống sán


4.2.1 Thuốc chống sán trong ruột:
Niclosamid (Tanox).
Dược động học:
Thuốc hấp thu ít qua ruột, tác dụng diệt sán xảy ra ở ruột.
Tác dụng: Gây ảnh hưởng quá trình chuyển hóa Glucid ở sán, làm tiêu hủy đốt sán và
đầu sán. Thuốc ít độc, tẩy được nhiều loại sán dây ở ruột, không tác dụng trên sán kén
ở ngoài ruột.
Tác dụng phụ: Gây buồn nôn, nóng rát dạ dày, đau bụng, ban đỏ ngứa
Chỉ định: Tẩy sán dây lớn (Taenia- 03 loại Bò heo, cá) và sán dây nhỏ (Hymenolepis)
Chống chỉ định: Người mẫn cảm
Thận trọng: Phụ nữ có thai ( đặc biệt 03 tháng đầu và nhiễm sán lợn)
Liều lượng và cách dùng:
Sán dây lớn (bò, heo, cá):
Người lớn: 2g/sáng
Trẻ em: > 34 kg: 1,5g/sáng Trẻ em: Từ 11 - 34 kg: 1g/sáng
Sán dây nhỏ:
Người lớn: 2g /ngày, trong 7 ngày
Trẻ em từ 11 – 34: Ngày thứ nhất uống 1g/ 1 lần, 6 ngày sau 0,5g/ 1 lần.
Trẻ em trên 34: Ngày thứ nhất uống 1,5g/ 1 lần, 6 ngày sau 1g/ 1 lần.
Chú ý:
Ngày hôm trước cho bệnh nhân ăn nhẹ bằng chất lỏng, sáng hôm sau nhịn ăn và chú ý
phải nhai viên thuốc trước khi nuốt hoặc nghiền nhỏ thuốc cho vào một ít nước rồi
uống hết, uống nhiều nước trái cây có tính acid.
Sau khi uống thuốc khoảng 2-3 giờ mới được ăn, theo dõi nếu đầu sán chưa ra thì phải
dùng thêm một liều thuốc tẩy Natrisulfat.

130
TT thuốc: Trong thời gian dùng thuốc không được uống rượu.
Bảo quản: Nơi khô, chống ẩm.

4.2.2 Thuốc chống sán ngoài ruột:


4.2.2.1Praziquantel
Dược động học:
Thuốc hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn khi uống(>80%). Thuốc đạt nồng độ tối đa
sau 1-3 giờ. Liên kết với protein huyết tương 80-85%. Thuốc qua được vào dịch não
tủy và sữa mẹ. Bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa. Thời gian bán thải của
chất mẹ là 1-1,5 giờ và chất chuyển hóa là 4 giờ.
Tính chất: Là một dẫn chất của Pyrrazino – isoquinolin rất công hiệu trên các loài sán
máng, sán lá gan, sán lá phổi, cũng công hiệu trên cả sán dây ở giai đoạn ấu trùng và
trưởng thành.
Cơ chế: Làm tăng tính thấm của màng tế bào của sán, dẫn đến mất Ca2+, làm co cứng
và liệt cơ.
Chỉ định: Các trường hợp nhiễm sán: Sán máng
Bệnh sán lá: Sán lá gan nhỏ, sán lá phổi.
Bệnh sán dây: Sán dây heo, sán dây bò, sán dây lùn, ấu trùng sán dây heo.
Chống chỉ định: Bệnh ấu trùng sán dây ở mắt. Phụ nữ có thai 03 tháng đầu, phụ nữ
cho con bú. Trẻ em < 4 tuổi.
Tác dụng phụ: Đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ (ít gặp)
Liều dùng: Sán máng: 20mg/kg/1 ngày chia làm 3 lần
Sán lá: 25mg/kg/1 ngày chia 3 lần
Nên uống trong bữa ăn, không được nhai.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.
4.2.2.2 Paromomycin (Humatin)
Đây là một thuốc thay thế cho Praziquantel, nhưng đòi hỏi dùng liệu trình 7 ngày. Đây
là một thuốc aminoglycoside diệt amip và diệt khuẩn (amebicidal and antibacterial)
thu nhận được từ chủng Streptomyces rimosus, có hoạt tính lên các amip đường ruột.
Thuốc còn được khuyến cáo dùng cho bệnh Diphyllobothrium latum, Taenia saginata,
Taenia solium, Dipylidium caninum.
-Liều dùng cho người lớn là 45 mg/kg đường uống và chia 4 lần mỗi ngày x 7 ngày;
-Liều trên trẻ em chỉ định như người lớn.

131
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận:
1. Trình bày phân loại thuốc chống giun sán.
2. Nêu những điểmgiống và khác nhau giữa Mebendazol và Albendazol về tác dụng,
chỉ định, chống chỉ định, thận trọng.
3. Chọn thuốc cho những tình huống sau (có thể chọn nhiều thuốc cho một tình huống
và có lý giải hợp lý)
 TH1: Em bé 20 tháng tuổi bị giun kim.
 TH2: Một phụ nữ có thai 07 tháng cuối bị nhiễm giun.
II. Phần trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng nhất:
1. Lọai giun nào dưới đây gây bệnh chân voi:
A. Giun đũa B. Giun kim C. Giun chỉ D. Giun móc
2. Chỉ định dùng Albendazol để tẩy giun lươn với liều
A.100mg/ngày, đợt 6 ngày liền B. 200mg/ngày, đợt 5 ngày liền
C. 300mg/ngày, đợt 4 ngày liền D. 400mg/ngày, đợt 3 ngày liền tiếp
3. Chỉ định albendazol đối với sán lá gan nhỏ cho trẻ em > 2 tuổi và người lớn.
A. 400mg-liều duy nhất B. 400mg/lần x 2 lần/ngày- uống một ngày
C. 400mg/ngày x 3 ngày D. 400mg/ngày x 2 lần/ngày x 3 ngày
4. Biệt dược nào dưới đây có họat chất là Pyrantel
A. Fucaga B. Hemintox C. Vermox D. Alben E. Tanox
5. Phát biểu về tác dụng của Mebendazol dưới đây là đúng:
A. Giai đọan trưởng thành của chỉ B. Ấu trùng giun chỉ
C. Trứng của giun đũa, giun tóc. D. Sán dây lớn Taenia.
6. Trong những phát biểu sau, phát biểu nào là đúng:
A. Niclosamid có thể gây độc tính trên tim.
B. Mebendazol dùng cùng lúc với Cimetidin có thể gây độc.
C. Albendazol dùng được cho phụ nữ có thai.
D. Pyrantel dùng liều 125mg/kg thể trọng.
7. Trong những phát biểu sau, phát biểu nào là đúng:
A. DEC chống chỉ định cho người viêm loét dạ dày – tá tràng.
B. Dùng Mebendazol chống chỉ định cho phụ nữ nuôi con bú.
C. Albendazol thận trọng cho phụ nữ nuôi con bú.
D. Pyrantel có tác dụng diệt cả giun và sán
8. Trong những phát biểu dưới đây, phát biểu nào là đúng:
A. Mebendazol với liều cao thuốc có tác dụng trên nang sán.
B. Niclosamid hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
C. Pyrantel chống chỉ định cho người suy gan
D. Albendazol chống chỉ định trẻ em dưới 24 tháng tuổi
9. Chống chỉ định nào dưới đây là của Niclosamid
A. Người viêm loét dạ dày B. Phụ nữ có thai
132
C. Phụ nữ cho con bú D. Người mẫn cảm
10. Chống chỉ định nào của Diethylcarbamazin dưới đây là đúng:
A. Người suy tim B. Trẻ em dưới 2 tuổi.
C. Người viêm loét dạ dày D. Người suy thận
11. Phát biểu về albendazol dưới đây là đúng:
A. Hầu như không hấp thu qua ruột
B. Tác dụng chống giun sán xảy ra ở ruột.
C. Chỉ có tác dụng với sán ở ruột, không có tác dụng với sán ở mô.
D. Chỉ có A, B đúng
12. Albendazol và Mebendazol cùng có chung chống chỉ định là:
A. Trẻ em dưới 2 tuổi. B. Phụ nữ nuôi con bú
C. Phụ nữ có thai C. Người có bệnh gan
13. Thuốc tẩy giun sán nào dưới đây có tác dụng tối với cả giun và sán:
A. Albendazol B. Mebendazol C. Niclosamid E. Tất cả đều sai.
14. Thuốc tẩy giun sán nào dưới đây có biệt dược Zentel:
A. Albendazol B. Pyrantel C. Mebendazol D. DEC

133
ĐÁP ÁN

BÀI 1: QUÁ TRÌNH HẤP THU, PHÂN BỐ, CHUYỂN HÓA, THẢI TRỪ
THUỐC TRONG CƠ THỂ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B B B B B B B C A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D D D C D D D C B C

BÀI 2: TÁC DỤNG - CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC VÀ TÍNH CHẤT
CỦA THUỐC ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC DỤNG CỦA THUỐC

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A A B A B A A B B D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D B A D C B D D D B

BÀI 3:THUỐC TÁC DỤNG TRÊN THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A A B A B A A A B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D B C B C C C C C D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D C B C B B A A D C

BÀI 4: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A A B C C A C B C C

BÀI 5: THUỐC CHỮA BỆNH TIM MẠCH VÀ LỢI NIỆU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A A B A A B B A A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D C D B C D B C D C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A C B C C C A C D C

134
BÀI 6: THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID VÀ
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B B A A B D B A C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B B C C C C C D B C

BÀI 7: THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A A B D C C B C D

BÀI 8: THUỐC CHỐNG HO - HEN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B B C B B D C D B

BÀI 9: THUỐC CHỮA VIÊM LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B A B A B C D C D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A A C D A B A D B D

BÀI 10: THUỐC CHỐNG NÔN, THÔNG MẬT - LỢI MẬT- CHỐNG TÁO
BÓN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B A A A D D C B C
11 12 13 14 15
A C D C B

BÀI 11: THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY, LỴ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B B B B A B D B B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B C D C D A A C D C

135
BÀI 12: THUỐC CHỐNG GIUN, SÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C D D B C B C A D D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D C A C

136
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Thuý, Tào Duy Cần (1995), Thuốc và biệt dược, Nhà xuất bản Y học.
2. PGS.TS Mai tất Tố và TS Vũ Thị Trâm (2001), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.
3. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
4. Trần Đức Hậu (1995) – Hóa dược – tập I, II - Nhà xuất bản Y học,.
5. Mai Phương Mai (1997), Dược lý học tập I, II, Nhà xuất bản Y học
6. Mai Tất Tố - Vũ Thị Trâm (1995), Dược lý Học tập I, II, Nhà xuất bản Y học
7. Hoàng Kim Huyền (1995), Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học

137

You might also like