You are on page 1of 12

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

ẮC QUY KIỀM NIKEN-CADIMI


Nội dung
..................................................................................................................................................... 1

I. GIỚI THIỆU.......................................................................................................................... 3

1.1 Mục đích, phạm vi áp dụng............................................................................................3

1.2 Định nghĩa..................................................................................................................... 3

1.3 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 4

II. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH....................................................................................................4

2.1 Quy định về an toàn.......................................................................................................4

2.2 Vận hành....................................................................................................................... 4

2.2.1 Các thông số kỹ thuật ắc quy..................................................................................4

2.2.2 Vận hành trong chế độ phụ nạp thường xuyên.......................................................5

2.2.3 Xử lý ắc quy vận hành không bình thường và sự cố:.............................................6

2.3 Các quy trình vận hành..................................................................................................7

2.3.1 Quy trình nạp lần đầu trước khi vận hành...............................................................7

2.3.2 Quy trình nạp trong chế độ phụ nạp.......................................................................8

2.3.3 Quy trình xả định kỳ và kiểm tra tình trạng ắc quy..................................................9

2.3.4 Thay thế bình ắc quy............................................................................................10

III. Phụ lục............................................................................................................................ 11


I. GIỚI THIỆU
I.1 Mục đích, phạm vi áp dụng

Tài liệu hướng dẫn này giới hạn trong việc vận hành ắc quy axit chì và được sử dụng để tối
ưu hóa tuổi thọ và hiệu suất của ắc quy kiềm Niken-Cadimi trong các ứng dụng cho trạm biến
áp và nhà máy điện.
Những khuyến nghị trong tài liệu này không bao gồm bất kì thành phần nào khác của hệ
thống DC cũng như lắp đặt và thử nghiệm hệ thống mặc dù ắc quy là một phần của hệ thống
đó. Ngoài ra việc lắp đặt, chất lượng, tiêu chí lựa chọn cũng không bao gồm trong nội dung
hướng dẫn này.
I.2 Định nghĩa

- Ắc quy kiềm Niken-Cadimi: Là loại ắc quy sử dụng điện cực Niken oxit hyroxit- Cadimi
trong môi trường điện phân bằng dung dịch kiềm.

- Điện áp V (Voltage): Là thông số của ắc quy thể hiện hiệu điện thế giữa hai đầu cực của
ắc quy.

 Điện áp định mức (Vnormal): Giá trị điện áp công bố bởi nhà sản xuất, phụ thuộc
vào cấu tạo và số lượng các ngăn cực của ắc quy, ví dụ 2V,6V,12V,…

 Điện áp nạp thả nổi (Vfloat): Giá trị điện áp nạp bổ sung trong trường hợp vận
hành bình thường (ắc quy đã đầy) để bù lại quá trình tự xả của ắc quy.

 Điện áp nạp tăng cường (Vboost): Giá trị điện áp nạp cưỡng bức với dòng nạp
lớn để nhanh chóng sạc đầy ắc quy trong thời gian ngắn.

 Điện áp nạp cân bằng (Vequalizing): Giá trị điện áp nạp cưỡng bức với điện áp
nạp lớn để điều chỉnh sự mất cân bằng điện áp giữa các bình sau một thời gian
sử dụng.

 Điện áp ngắt (Vcut-off): Giá trị điện áp giới hạn khi xả ắc quy xảy ra thường
xuyên sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng ắc quy.

Vcut-off < Vnormal < Vfloat < Vboost < Vequalizing


- Dung lượng C (Capacity): là thông số của ắc quy bằng tích của dòng điện phóng với
thời gian phóng điện, là lượng điện mà ắc quy phát được từ trạng thái đầy đến mức có
thể sử dụng (Vcut-off).

- Tình trạng sạc SOC (State of charge): Số đo dung lượng còn lại so với dung lượng tối
đa của ắc quy.

- Tình trạng sức khỏe SOC (State of health): Số đo dung lượng ắc quy tối đa hiện tại so
với khi lắp mới.

Trang 3/12
- Độ xả sâu DOD (Depth of discharge): Số đo phần trăm dung lượng đã được xả (tính từ
ắc quy đã đầy) so với dung lượng tổng thể của ắc quy.

I.3 Tài liệu tham khảo


- Tiêu chuẩn IEEE Std 1106-2015, IEEE Recommended Practice for Installation,
Maintenance, Testing, and Replacement of Vented Nickel-Cadmium Batteries for
Stationary Applications.

- Tài liệu kỹ thuật nhà sản xuất.


II. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

II.1 Quy định về an toàn


Giống với các loại ắc quy khác, ắc quy axit chì kín khí vẫn có khả năng gây nguy hiểm đến
người vận hành, do vậy cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong quá trình vận
hành.

Các công việc thực hiện đối với ắc quy chỉ được thực hiện bởi người có kiến thức về ắc
quy với các công cụ an toàn và thiết bị bảo vệ:

- Kính an toàn hoặc tấm che mặt.


- Găng tay cách điện thích hợp cho việc lắp đặt.

- Áo bảo hộ, giày bảo hộ lao động.


- Các dụng cụ chứa nước để rửa mắt và da trong trường hợp tiếp xúc với axit.

- Bình chữa cháy loại ABC (chữa cháy chất rắn, chất lỏng và chất khí)
Các biện pháp phòng ngừa:
- Thận trọng khi làm việc với ắc quy
- Kiểm tra điện áp nối đất trước khi làm việc.

- Cấm hút thuốc hoặc ngọn lửa


- Đảm bảo thông gió đầy đủ và lối ra không bị cản trở.

- Tránh tích tụ điện bằng cách tiếp đất định kỳ trong khi làm việc.
- Không tháo các van giảm áp mà không có sự chấp thuận của nhà sản xuất ắc quy.

II.2 Vận hành


II.2.1 Các thông số kỹ thuật ắc quy

- Hãng sản xuất: Changhong- Việt Nam


- Mã hiệu ắc quy: KPL200

- Loại ắc quy: ắc quy kiềm Niken-Cadimi có van thông khí.


- Điện áp định mức: 1,2V

Trang 4/12
- Điện áp ngắt: 1,0V
- Điện áp nạp (ở 25 °C):

 Thả nổi: 1,43 – 1,45 V

 Tăng cường: 1,50 -1,55 V

 Cân bằng: 1,60-1,65V

- Điện áp của giàn ắc quy: 220VDC±10%.

- Dung lượng sử dụng trong 5h với mức 1,10V ở 25 °C : 200Ah


- Nhiệt độ vận hành: tối đa 60 °C.

II.2.2 Vận hành trong chế độ phụ nạp thường xuyên


Vận hành đúng quy trình và phương pháp sẽ giúp đảm bảo kéo dài tuổi thọ và đáp ứng các
yêu cầu thiết kế của ắc quy. Một quy trình vận hành tốt sẽ đóng vai trò trợ giúp hiệu quả trong
việc xác định nhu cầu thay thế ắc quy. Người dùng cần phải xem xét nhu cầu ứng dụng cụ thể
để áp dụng với tần số cao hơn quy những quy trình trong tài liệu này.
Hàng tháng cần kiểm tra và ghi lại các thông số sau:

- Điện áp thả nổi của từng bình và giàn ắc quy.


- Dòng điện của giàn ắc quy tại trạng thái nạp thả nổi.

- Dòng điện và điện áp của bộ sạc.


- Nhiệt độ môi trường.

- Tình trạng thiết bị thông gió và làm mát hoạt động tốt.
- Tình trạng các thanh nối, thanh cái khô ráo, sạch sẽ, không bị oxy hóa.

- Tình trạng vỏ bình ắc quy không bị móp, méo, rò rỉ dung dịch.


- Kiểm tra điện trở cách điện của giàn ắc quy hoặc của hệ thống điện DC.

Hàng quý cần kiểm tra các hạng mục trên và:
- Kiểm tra dung lượng của giàn ắc quy

- Kiểm tra nội trở hoặc/và kiểm tra tình trạng sức khỏe SOH của từng bình ắc quy.
Hàng năm cần kiểm tra các hạng mục trên và:

- Kiểm tra điện trở kết nối giữa các bình ắc quy.
- Kiểm tra thành phần dòng điện hoặc/ và dòng điện AC trong giàn ắc quy.

- Tiểu tu hệ thống ắc quy: Vệ sinh, sơn lại những phần bị ăn mòn, bôi mỡ chống ăn mòn
vaseline bổ sung vào các đầu nối và phần dẫn điện,…

Trang 5/12
Phụ thuộc vào tình trạng vận hành và khiếm khuyết phát hiện trong quá trình vận hành có
thể tiến hành đại tu hệ thống ắc quy với khối lượng công việc như tiểu tu nhưng quy mô hơn, cụ
thể:
- Thay thế các bình ắc quy bị hỏng, giảm chất lượng

- Đánh sạch phần bị oxy hóa


- Sơn lại toàn bộ các giá đỡ ắc quy và các cấu kiện kim loại

- Sửa chữa các phần kiến trúc khác như phòng ắc quy, hệ thống chữa cháy,….
II.2.3 Xử lý ắc quy vận hành không bình thường và sự cố:

Đối với ắc quy vận hành không bình thường hoặc sự cố, khi phát hiện phải tìm mọi biện
pháp để giải quyết.

Các trường hợp sau đây phải tách ắc quy ra khỏi vận hành:
- Vỏ bình bị nứt, móp méo, phình, rò rỉ dung dịch điện phân.

- Các đầu cực bị bẻ cong hoặc bị ăn mòn


- Ắc quy nóng quá mức cho phép

- Các số liệu thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn vận hành.
Các hiện tượng không bình thường và cách xử lý:

Hiện tượng Nguyên nhân Cách xử lý

Ắc quy không phóng điện 1. Các bình ắc quy hết điện 1. Nạp điện

2. Các bình ắc quy bị hỏng 2. Thay mới

Ắc quy bị nóng Cường độ nạp lớn Giảm cường độ nạp

Ắc quy không giữ điện 1. Ắc quy vận hành trong thời 1. Thay mới
được lâu gian dài bị giảm chất lượng 2. Nạp xả liên tục
2. Các điện cực bên trong ắc nhiều lần để ổn
quy bị bám nhiều muối định điện hóa của
ắc quy

Điện áp nạp không tăng Các điện cực bên trong ắc quy bị Nạp xả liên tục nhiều lần
bám nhiều muối để ổn định điện hóa của
ắc quy

Trang 6/12
II.3 Các quy trình vận hành
Điện áp nạp ắc quy được lựa chọn trong dải thông số của nhà sản xuất và phụ thuộc vào
điện áp hoạt động của hệ thống điện DC. Đối với giàn ắc quy 172 bình ăc quy 1,2V -200Ah thì
điện áp hệ thống DC là Vnormal = 1,2*172 =206.4V. Tuy nhiên trong các trạm biến áp hoặc nhà
máy điện, chu trình nạp xả của giàn ắc quy là không thường xuyên và điện áp hoạt động của hệ
thống DC lúc này bằng với điện áp nạp thả nổi của giàn ắc quy, do vậy với hệ thống ắc quy 172
bình ắc quy 1,2V-200Ah thì số lượng bình sử dụng tối ưu là 168 bình/ giàn và dự phòng lưu trữ
4 bình.

Thông số điện áp vận hành lúc này:


- Vfloat = 1,44*168 = 241,9VDC

- Vboost = 1,50*168 =252,0VDC


- Vequalizing = 1,65*168 =277,2VDC

Lưu ý: Thay toàn bộ van kín dùng để vận chuyển (Transportaion Valve) bằng van thông khí
( Vented Valve) cho tất cả các bình ắc quy trước khi đưa vào vận hành

II.3.1 Quy trình nạp lần đầu trước khi vận hành
- Kiểm tra kết nối các bình ắc quy với nhau và với tủ nạp

- Ngắt MCB tủ nạp cấp cho phụ tải, cô lập tải ra khỏi hệ thống tủ nạp và ắc quy trong quá
trình nạp.

- Ngắt MCB tủ nạp cấp cho ắc quy.


- Kiểm tra điện áp từng bình (1,0-1,1V) và điện áp giàn ắc quy (1,1*168=185V)
- Mở toàn bộ van thông khí của các bình ắc quy do trong quá trình sạc hình thành dung
dịch trong ắc quy sôi và tạo áp lực lên vỏ bình.

- Cài đặt điện áp nạp cho tủ nạp Vequalizing = 1,65*168 =277,2VDC.


- Cài đặt chức năng giới hạn dòng nạp 20% dung lượng ắc quy I =0,2*200 =40A

- Đóng MCB tủ nạp cấp cho ắc quy để bắt đầu nạp hình thành. Thời gian nạp 12-15h và
điện áp sẽ tăng dần, khi điện áp đến ngưỡng tối đa 277,2V dòng điện vào ắc quy sẽ
giảm dần và quá trình nạp hình thành kết thúc.
- Ngắt MCB tủ nạp cấp cho ắc quy.

- Kiểm tra nhiệt độ từng bình ắc quy giảm nhiệt độ môi trường, đóng toàn bộ van thông
khí của bình ắc quy.

- Nối giàn ắc quy với tải chuẩn có dòng 20A (tương đương 0,1C10) xả ắc quy trong thời
gian 10h hoặc 40A (tương đương 0,2C5) xả ắc quy trong thời gian 5h.

Trang 7/12
Mỗi 30 phút kiểm tra và ghi lại các thông số điện áp, dòng điện từng bình. Trong quá
trình xả không được để điện áp mỗi bình giảm xuống dưới Vcut-off = 1,0V. Nếu thấy
điện áp giảm gần về 1,0V cần dừng xả để nạp lại.
- Tính toán tình trạng dung lượng ắc quy ban đầu (xem phụ lục)

- Ngắt tải thử khỏi hệ thống ắc quy, đấu nối lại ắc quy vào tủ nạp.
- Đóng MCB tủ nạp cấp cho ắc quy để nạp hình thành lại với thời gian 5-8h sau đó đưa ắc
quy vào vận hành ở chế độ phụ nạp.
- Ngắt MCB tủ nạp cấp cho ắc quy

- Cài đặt điện áp nạp thả nổi cho tủ nạp Vfloat = 1,44*168 = 241,9VDC
- Đóng MCB tủ nạp cấp cho ắc quy để vận hành ở chế độ phụ nạp

- Đóng MCB tủ nạp cấp cho phụ tải


II.3.2 Quy trình nạp trong chế độ phụ nạp

Sau khi nạp cân bằng ban đầu, cài đặt lại các thông số tủ nạp phù hợp với chế độ phụ nạp.
Thông số điện áp vận hành lúc này:

- Vfloat = 1,44*168 = 241,9VDC


- Vboost = 1,50*168 =252,0VDC

Trong quá trình nạp tăng cường và nạp thả nổi cần sử dụng hệ thống giảm áp DC để đảm
bảo điện áp hệ thống DC nằm trong khoảng 220VDC±10%.

Khi điện áp của bình ắc quy đạt tới mức điện áp nạp tăng cường thì chuyển sang quá trình
nạp thả nổi cho giàn ắc quy. Giàn ắc quy vẫn được tiếp tục nạp nhưng với dòng điện nạp rất
nhỏ, khoảng 50mA (trên 100Ah) dung lượng để bù lại phần năng lượng suy giảm do tự xả của
ắc quy. Các sự cố bên trong ắc quy có thể khiến dòng điện nạp thả nổi cao hơn đáng kể so với
điều kiện bình thường, khi dòng nạp thả nổi cao hơn 3 lần cần kiểm tra theo các bước sau:
- Kiểm tra giá trị cài đặt điện áp Vfoat

- Đo nhiệt độ môi trường và nhiệt độ từng bình ắc quy. Nếu nhiệt độ cao bất thường hoặc
nhiệt độ ắc quy vượt quá đáng kể so với nhiệt độ phòng cần giảm điện áp nạp hoặc
giảm dòng điện nạp.
- Kiểm tra điện áp từng bình để đảm bảo không có bình nào bị đoản mạch bên trong.

- Kiểm tra dòng điện rò giữa hai bản cực hoặc giữa bản cực với vỏ.
Tại một điện áp ắc quy không đổi, dòng sạc sẽ tăng khi nhiệt độ của chất điện phân tăng do
đó bình có điện áp cao hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn so với các bình còn lại. Mặc dù dải nhiệt độ
hoạt động của ắc quy Niken tương đối rộng, tuy nhiên việc vận hành kéo dài liên tục ở nhiệt độ

Trang 8/12
cao sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy. Nhiệt độ của phòng chứa ắc quy nên có nhiệt độ duy trì
thấp hơn 25 °C .

Hình 1 Đặc tính nạp của ắc quy Ni-Cd ở 25°C

II.3.3 Quy trình xả định kỳ và kiểm tra tình trạng ắc quy


- Kiểm tra kết nối các bình ắc quy với nhau và với tủ nạp.

- Kiểm tra điện áp từng bình (1,43-1,45V) và điện áp giàn ắc quy (1,44*168=241,9V)
- Ngắt MCB tủ nạp cấp cho ắc quy.

- Nối giàn ắc quy với tải chuẩn có dòng 20A (tương đương 0,1C10) xả ắc quy trong thời
gian 10h hoặc 40A (tương đương 0,2C5) xả ắc quy trong thời gian 5h.

Hình 2 Đặc tính xả của ắc quy Ni-Cd ở 25°C

Trang 9/12
Mỗi 30 phút kiểm tra và ghi lại các thông số điện áp, dòng điện từng bình. Trong quá
trình xả không được để điện áp mỗi bình giảm xuống dưới Vcut-off = 1,0V. Nếu thấy
điện áp giảm gần về 1,0V cần dừng xả để nạp lại.
- Tính toán tình trạng dung lượng ắc quy ban đầu (xem phụ lục).

- Ngắt tải thử khỏi hệ thống ắc quy, đấu nối lại ắc quy vào tủ nạp.
- Đóng MCB tủ nạp cấp cho ắc quy để nạp hình thành lại với thời gian 5-8h sau đó đưa
ắc quy vào vận hành ở chế độ phụ nạp.
- Ngắt MCB tủ nạp cấp cho ắc quy

- Kiểm tra điện áp nạp thả nổi cho tủ nạp Vfloat = 1,44*168 = 241,9VDC
- Đóng MCB tủ nạp cấp cho ắc quy để vận hành ở chế độ phụ nạp

- Đóng MCB tủ nạp cấp cho phụ tải.


II.3.4 Thay thế bình ắc quy

Khi trong giàn ắc quy có bình gặp sự cố cần thay thế cần nối song song bình mới với bình
bị hỏng, sau đó tháo bình hỏng ra ngoài.

Trong trường hợp không có bình ắc quy dự phòng cần tiến hành theo trình tự sau:
- Nối song song với bình ắc quy bị hỏng một điện trở có trị số phù hợp với thông số ắc
quy.
Điện trở R < Vfloat/ Idischarge = 1,44/40 =0,036Ω

Công suất P > Idischarge 2 . R =40*40*0,036 =57,6W

- Tháo bình ắc quy bị hỏng ra ngoài.


- Sử dụng dây dẫn có tiết diện phù hợp nối tắt 2 đầu điện trở tạm thời.
- Thay thế bình ắc quy mới hoặc sửa chữa bình ắc quy bị hỏng.

- Tháo dây nối tắt tạm thời giữa 2 đầu điện trở.
- Nối bình ắc quy mới song song với 2 đầu điện trở

- Tháo điện trở ra ngoài.


Mọi công việc sửa chữa ắc quy cần kiểm tra và ghi chép lại các thông số vận hành và quy
trình sửa chữa, thay thế.

Trang 10/12
III. Phụ lục
Ắc quy hoạt động trong thời gian dài cần phải xả định kỳ để bảo dưỡng ắc quy và đánh giá
dung lượng thực tế của bình ắc quy. Thời gian thực hiện ngay sau lắp đặt đối với ắc quy Ni-Cd
để làm tham chiếu ban đầu và thực hiện định kỳ 6 tháng/lần cho đánh giá dung lượng và 12-18
tháng/lần cho bảo dưỡng (áp dụng cho cả ắc quy vận hành hoặc lưu trữ).
Ắc quy được xả từ khi đầy ( điện áp V = Vfloat, dòng điện I = 0 - 0.2A) đến khi điện áp giảm
tới giá trị Vcut-off; dòng điện và điện áp từng bình ắc quy cần được theo dõi và ghi lại 30
phút/lần.

Trong quá trình xả nếu phát hiện điện áp của bình ắc quy giảm tới ngưỡng Vcut-off =1,0
VDC thì cần dừng xả, tách bình ắc quy đó ra và tiếp tục quy trình xả đối với các bình còn lại.

Tình trạng ắc quy được tính bằng:


n

∑ I .t t
i
SOH= . K C .100 % hoặc SOH = . K C .100 %( với I không đổi)
C0 t0
Trong đó,

t : thời gian xả thực tế (h)

t 0 : thời gian xả tối đa với dòng 0.2C (t 0 = 5h)

I : dòng xả thực tế (A)

C 0: dung lượng ban đầu (200Ah)

K C : Hệ số ảnh hưởng dung lượng do nhiệt độ.

Nhiệt độ Hệ số ảnh hưởng

-17,8 1,1-2,0

-12,2 1,1-1,6

-6,7 1,1-1,5

-1,1 1.1,1,3

4,4 1,0-1,2

10,0 1,0-1,1

15,6 1,0-1,1

21,1 1,0-1,1

25-45 1,0

Trang 11/12
Theo thiết kế của bình ắc quy Ni-Cd kiềm thì mỗi năm dung lượng của bình cho phép giảm
đi 1,5% mức dung lượng định mức. Khi tình trạng ắc quy SOH giảm hơn 1,5% tức là các bình
ắc quy cần đã có dấu hiệu tổn thất vượt mức cho phép, tuy nhiên tính chất của loại bình Ni-Cd
kiềm vẫn đảm bảo việc nạp xả ứng với mức dung lượng hiện hữu của nó và không bị hỏng đột
xuất như loại ắc quy axit-chì nên cần lên kế hoạch thay thế khi cần thiết để đảm bảo công suất
của hệ thống (khuyến nghị theo tiêu chuẩn IEEE).

Trang 12/12

You might also like