Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản

You might also like

You are on page 1of 134

ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

MỤC LỤC
BÀI 1: CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ .......................................................... 5
1.1 Giới thiệu chung về máy tính .......................................................................... 5
1.1.1 Lịch sử phát triển của máy tính điện tử .................................................. 5
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 6
1.1.2.1 Máy vi tính ......................................................................................... 6
1.1.2.2 Thiết bị di động .................................................................................. 7
1.1.3 Thông tin và xử lý thông tin .................................................................... 7
1.1.3.1 Đơn vị đo thông tin trên máy tính ...................................................... 8
1.1.3.2 Xử lý thông tin trên máy tính điện tử ................................................. 8
1.2 Phần cứng, phần mềm ..................................................................................... 9
1.2.1 Các thành phần bên trong máy tính ..................................................... 10
1.2.2 Các thiết bị ngoại vi ............................................................................. 13
1.2.2.1 Thiết bị vào (Input Device) .............................................................. 13
1.2.2.2 Thiết bị ra (Output Device) .............................................................. 14
1.2.3 Kết nối các thiết bị ngoại vi.................................................................. 16
1.3 Hệ điều hành................................................................................................... 22
1.3.1 Khái niệm Hệ điều hành (Operating System - OS) .............................. 22
Nhiệm vụ của hệ điều hành .......................................................................... 22
1.3.2 Hệ điều hành dành cho máy tính .......................................................... 23
1.3.2.1 Hệ điều hành Windows .................................................................... 23
1.3.2.2 Hệ điều hành macOS ........................................................................ 23
1.3.2.3 Hệ điều hành Linux .......................................................................... 23
1.3.3 Hệ điều hành dành cho thiết bị di động ............................................... 23
1.3.3.1 Hệ điều hành Android ...................................................................... 23
1.3.3.2 Hệ điều hành iOS.............................................................................. 24
1.3.3.3 Windows Phone: Giao thoa giữa Android và IOS ........................... 24
1.3.3.4 Một số hệ điều hành khác: Symbian, BlackBerry OS, Bada............ 24
1.4 Quản lý Tệp tin và thư mục .......................................................................... 24
1.4.1 Tệp tin (file) .......................................................................................... 24
1.4.2 Thư mục (folder) .................................................................................. 25
1.4.3 Ổ đĩa (Drive) ........................................................................................ 25
1.4.4 Đường dẫn (Path) ................................................................................. 26
1.5 Bảo vệ và bảo mật .......................................................................................... 26
1.5.1 Bảo mật thông tin ................................................................................. 26
1.5.2 Người dùng và mật khẩu ...................................................................... 27
1.5.3 Sao lưu và phục hồi .............................................................................. 28
1.5.4 Xử lý sự cố máy tính và cách khắc phục .............................................. 28

1
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

1.5.4.1 Lỗi máy tính liên quan đến nguồn. ................................................... 28


1.5.4.2 Lỗi máy tính liên quan đến Chíp - CPU ........................................... 29
1.5.4.3 Lỗi máy tính liên quan đến Main - Bo mạch chủ ............................. 29
1.5.4.4 Lỗi máy tính liên quan đến Ram ...................................................... 30
1.5.4.5 Lỗi máy tính liên quan đến ổ cứng ................................................... 30
1.5.4.6 Lỗi máy tính liên quan đến card màn hình - VGA ........................... 31
1.5.4.7 Lỗi Hệ điều hành .............................................................................. 31
1.5.4.8 Lỗi khi chạy các phần mềm ứng dụng ............................................. 31
1.5.4.9 Lỗi máy tính không vào được mạng ................................................. 31
1.5.4.10 Các lỗi khác .................................................................................. 34
BÀI 2: CÁC ỨNG DỤNG TRONG VĂN PHÒNG ............................................. 35
2.1 Xử lý văn bản ................................................................................................. 35
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 35
2.1.1.1 Khái niệm về kỹ thuật soạn thảo văn bản ......................................... 35
2.1.1.2 Kỹ thuật soạn thảo văn bản .............................................................. 35
2.1.1.3 Thể thức và bố cục văn bản .............................................................. 36
2.1.1.4 Giới thiệu phần mềm xử lý văn bản Microsoft Word 2010 ............. 39
2.1.2 Soạn thảo và định dạng văn bản .......................................................... 39
2.1.2.1 Cách thay đổi phông chữ, các kiểu hiển thị ..................................... 39
2.1.2.2 Định dạng đoạn văn bản ................................................................... 42
e. Cách thêm bỏ các dấu đoạn, dấu ngắt dòng ......................................... 43
2.1.3 Chèn các đối tượng vào văn bản .......................................................... 49
2.1.3.1 Chèn ký hiệu và ký tự đặc biệt ......................................................... 49
2.1.3.2 Chèn ClipArt và hình ảnh ................................................................. 49
a. Chèn ClipArt ............................................................................................ 49
2.1.3.3 Chèn và hiệu chỉnh lưu đồ ................................................................ 52
2.1.3.4 Vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ .................................................................. 55
2.1.3.5 Cách vẽ sơ đồ trong word bằng Shapes............................................ 58
2.1.3.6 Lập và hiệu chỉnh biểu thức toán học ............................................... 62
2.1.4 Thao tác với bảng biểu ......................................................................... 63
2.1.4.1 Tạo bảng mới. ................................................................................... 63
2.1.4.2 Cách nhập và biên tập dữ liệu trong các ô của bảng ........................ 64
2.1.4.3 Cách chọn dòng, cột, ô hoặc toàn bộ bảng ....................................... 64
2.1.4.4 Cách thêm, xóa dòng cột .................................................................. 65
2.1.4.5 Cách sửa đổi chiều rộng của cột, chiều cao của dòng ...................... 65
2.1.4.6 Cách thay đổi kiểu, màu sắc đường viền .......................................... 66
2.1.4.7 Cách thêm bóng và màu nền cho các ô của bảng - Tô nền cho bảng66
2.1.5 Tạo mục lục trang tự động và in ấn ..................................................... 67

2
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.1.5.1 Tạo mục lục trang tự động................................................................ 67


2.1.5.2 In ấn .................................................................................................. 70
2.2 Sử dụng bảng tính cơ bản ............................................................................. 72
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 72
2.2.2 Sử dụng công thức và hàm cơ bản ....................................................... 74
2.2.2.1 Tạo công thức cơ bản ....................................................................... 74
2.2.2.2 Một số hàm cơ bản: SUM(), AVERAGE(), ROUND() ................... 80
2.2.2.3 Hàm thống kê: COUNT(),COUNTA(),COUNTIF(), COUNTIFS(),
SUMIF() ....................................................................................................... 82
2.2.2.4 Hàm logic: AND(), OR(), NOT(), IF() ............................................ 84
2.2.2.5 Hàm tìm kiếm và tham chiếu: VLOOKUP(), HLOOKUP() ............ 87
2.2.3 Tạo biểu đồ ........................................................................................... 90
2.2.3.1 Tạo biểu đồ ....................................................................................... 90
2.2.3.2 Hiệu chỉnh biểu đồ............................................................................ 92
2.2.4 In ấn ...................................................................................................... 95
2.2.4.1 Các chế độ hiển thị trang trong Excel .............................................. 95
2.2.4.2 Thiết lập thông số cho trang in ......................................................... 96
2.2.4.3 Thiết lập thông số hộp thoại Print .................................................... 96
2.3 Sử dụng trình chiếu cơ bản ........................................................................... 97
2.3.1 Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 97
2.3.2 Tạo bài trình chiếu cơ bản ................................................................... 99
2.3.2.1 Tạo mới bài trình chiếu .................................................................... 99
2.3.2.2 Chèn Slide vào bài thuyết trình ...................................................... 100
2.3.2.3 Sắp xếp và chỉnh sửa các sildes ...................................................... 101
2.3.2.4 Sử dụng slide master ...................................................................... 102
2.3.2.5 Chèn và hiệu chỉnh đối tượng cho slide ......................................... 103
2.3.2.6 Chèn ClipArt vào slide: .................................................................. 104
2.3.2.7 Chèn Picture vào slide: ................................................................... 104
2.3.3 Sử dụng hiệu ứng và trình chiếu......................................................... 105
2.3.3.1 Hiệu ứng cho đối tượng trên slide .................................................. 105
BÀI 3: DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN ....................................................................... 112
3.1 Internet ......................................................................................................... 112
3.1.1 Giới thiệu về Internet .......................................................................... 112
3.1.2 Tên miền và URLs .............................................................................. 113
3.1.3 WWW và trình duyệt Web ................................................................... 114
3.1.4 Sử dụng các công cụ tìm kiếm ............................................................ 116
3.1.5 Tìm kiếm hình ảnh và Video ............................................................... 120
3.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thế giới số .................................................... 120

3
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

3.2.1 Cơ chế bảo vệ hệ điều hành ............................................................... 120


Các tính năng của Bảo mật Windows ............................................................ 121
3.2.2 Cơ chế bảo vệ trình duyệt Web........................................................... 122
3.2.3 Virus và cách phòng, tránh ................................................................ 125
3.3 Khai thác các dịch vụ Google ..................................................................... 128
3.3.1 Giới thiệu các dịch vụ của Google ..................................................... 128
3.3.2 Thư điện tử (gmail) ............................................................................. 129
3.3.3 Lưu trữ online ..................................................................................... 129
3.3.3.1 Ý nghĩa lưu trữ online .................................................................... 130
3.3.3.2 Ưu điểm của lưu trữ online............................................................. 130
3.3.4 Các dịch vụ lưu trữ online thông dụng và phổ biến nhất. .................. 130
3.3.4.1 Google Drive (dung lượng miễn phí 15GB) .................................. 130
3.3.4.2 OneDrive (dung lượng miễn phí 15GB) ........................................ 130
3.3.4.3 Dropbox (dung lượng miễn phí 2GB) ............................................ 131
3.3.4.4 BOX (dung lượng miễn phí 10GB) ................................................ 131
3.3.4.5 Fshare (dung lượng miễn phí 50GB) .............................................. 131
3.3.5 Các công cụ hỗ trợ học trực tuyến ..................................................... 132
3.3.6 Youtube ............................................................................................... 132
3.3.7 Các dịch vụ khác ................................................................................ 133

4
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

BÀI 1: CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ


1.1 Giới thiệu chung về máy tính
Máy vi tính là một khái niệm chung chỉ mọi phương tiện thường dùng để
thực hiện các phép biến đổi toán học như: que tính, bàn tính, máy tính điện cơ, máy
tính điện tử… được xây dựng trên cơ sở sử dụng các linh kiện và mạch điện tử như:
transitor, vi mạch bán dẫn…máy tính điện tử là một lọai thiết bị tự động cho phép thu
thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả
Một cách đơn giản và tổng quát, máy tính được coi gồm hai phần:
Phần cứng (sẽ nói kỹ ở phần sau): Phần cứng là các thành phần vật lý của
máy tính, bao gồm các thiết bị điện tử và cơ khí. Ví dụ: màn hình, bàn phím, chuột,
bộ vi xử lý …
Phần mềm: Phần mềm là tập hợp các chỉ thị hướng dẫn máy tính hoạt động.
Nói cách khác, toàn bộ các chương trình chạy trên máy tính gọi là phần mềm máy
tính. Ví dụ: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tính, phần mềm trình
diễn…
1.1.1 Lịch sử phát triển của máy tính điện tử
Do nhu cầu cần tăng độ chính xác và giảm thời gian tính toán, con người đã
quan tâm chế tạo các công cụ tính toán từ xưa: bàn tính tay của người Trung Quốc,
máy cộng cơ học của nhà toán học Pháp Blaise Pascal (1623 - 1662), máy tính cơ học
có thể cộng, trừ, nhân, chia của nhà toán học Đức Gottfried Wilhelmvon Leibniz
(1646 - 1716), máy sai phân để tính các đa thức toán học ...
Tuy nhiên, máy tính điện tử thực sự bắt đầu hình thành vào thập niên 1950
và đến nay đã trải qua các thế hệ và được phân loại theo sự tiến bộ về công nghệ điện
tử và vi điện tử cũng như các cải tiến về nguyên lý, tính năng và loại hình của nó.
- Thế hệ 1 (1950 - 1958): máy tính sử dụng các bóng đèn điện tử chân không,
mạch riêng rẽ, vào số liệu bằng phiếu đục lỗ, điều khiển bằng tay. Máy có kích thước
rất lớn, tiêu thụ năng lượng nhiều, tốc độ tính chậm khoảng 300 - 3.000 phép tính/s.
Loại máy tính điển hình thế hệ 1 như EDVAC (Mỹ) hay BESM (Liên Xô cũ),...
- Thế hệ 2 (1958 - 1964): máy tính dùng bộ xử lý bằng đèn bán dẫn, mạch
in. Máy tính đã có chương trình dịch như Cobol, Fortran và hệ điều hành đơn giản.
Kích thước máy còn lớn, tốc độ tính khoảng 10.000 -100.000 phép tính/s. Điển hình
như loại IBM-1070 (Mỹ) hay MINSK (Liên Xô cũ),...
- Thế hệ 3 (1965 - 1974): máy tính được gắn các bộ vi xử lý bằng vi mạch
điện tử cỡ nhỏ có thể có được tốc độ tính khoảng 100.000 - 1 triệu phép tính/s. Máy
đã có các hệ điều hành đa chương trình, nhiều người đồng thời hoặc theo kiểu phân

5
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

chia thời gian. Kết quả từ máy tính có thể in ra trực tiếp ở máy in. Điển hình như loại
IBM-360 (Mỹ) hay EC (Liên Xô cũ),...
- Thế hệ 4 (1974 - nay): máy tính bắt đầu có các vi mạch đa xử lý có tốc độ
tính hàng chục triệu đến hàng tỷ phép tính/s. Giai đoạn này hình thành 2 loại máy tính
chính: máy tính cá nhân để bàn (Personal Computer - PC) hoặc xách tay (Laptop hoặc
Notebook computer) và các loại máy tính chuyên nghiệp thực hiện đa chương trình,
đa xử lý,... hình thành các hệ thống mạng máy tính (Computer Networks), và các ứng
dụng phong phú đa phương tiện.
- Thế hệ 5 (1990 - nay): bắt đầu các nghiên cứu tạo ra các máy tính mô phỏng
các hoạt động của não bộ và hành vi con người, có trí tuệ nhân tạo với khả năng tự
suy diễn phát triển các tình huống nhận được và hệ quản lý kiến thức cơ bản để giải
quyết các bài toán đa dạng.
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.1.2.1 Máy vi tính
Là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán, kiểm soát các hoạt động có
thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật logic. Máy tính được lắp ghép bởi các thành
phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động
của các thành phần này đã tạo cho máy tính khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết
lập chính xác (thông thường bởi các chương trình máy tính) thì máy tính có thể mô
phỏng lại một số khía cạnh của vấn đề hay của hệ thống.
Máy tính cá nhân (PC – Personal Computer): Là loại máy tính phổ biến
hất được dùng hiện nay. Máy tính cá nhân là máy tính được thiết kế cho một người
sử dụng. Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai loại chính: Máy tính để một
chỗ và máy tính xách tay. Máy tính để một chỗ được thiết kế để trên bàn. Máy tính
xách tay gồm có máy laptop, máy cầm tay và máy Tablet.
Phân biệt các loại máy tính
Máy để bàn (Desktop computer): Máy tính để bàn còn được gọi là máy
tính cá nhân có thể được đặt trên bàn, bên cạnh hoặc dưới mặt bàn. Các máy tính có
khả năng xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và được sử dụng phổ biến ở các doanh
nghiệp nhỏ, trường học hoặc ở nhà.
Máy tính để bàn thường có 2 loại: Máy tính cá nhân (PC) thiết kế dựa theo
máy tính IBM gốc, và máy Mac do Apple thiết kế.
Máy tính để bàn được thiết kế để xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hầu
như luôn luôn bao gồm khả năng xử lý hoặc phát các tập tin đa phương tiện (âm thanh

6
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

và video). Tuy hệ thống máy tính để bàn ổn định và mạnh mẽ nhưng chúng lại không
có khả năng sử dụng di động
Máy xách tay (Laptop hay notebook): Được thiết kế đủ nhỏ và nhẹ để có
thể dặt lên đùi của người dùng. Các hệ thống này được khép kín và bao gồm hầu hết
các thành phần được tìm thấy trong một mô hình máy tính để bàn, chẳng hạn như một
màn hình, bàn phím, thiết bị trỏ (bảng cảm ứng và/ hoặc thanh trỏ), loa, và thường là
đi kèm một pin có thể sạc lại được tính từ một bộ chuyển đổi AC.
Là một máy tính cá nhân gọn nhỏ (trọng lượng vài kilogam) có thể mang
xách được. Nó thường có trọng lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và kiểu máy
dành cho các mục đích sử dụng khác nhau. Máy tính xách tay có đầy đủ các thành
phần cơ bản của một máy tính cá nhân thông thường.
Máy tính bảng (Tablet PC): Là thiết bị giống như chiếc điện thoại thông
minh cỡ lớn với màn hình lớn và có thể chạy các phần mềm ứng dụng. Máy tính bảng
cũng giống như máy vi tính, nhưng thay vì điều khiển bằng chuột vi tính và bàn phím,
người sử dụng điều khiển bằng cách chạm ngón tay (chỉ cây bút) vào các phần trên
màn hình. Người sử dụng có thể dùng nó để ghi chép hoặc vẽ hình lên trên màn hình
với một cây bút đặc biệt. Dữ liệu người sử dụng đưa vào có thể được chỉnh sửa và
sau đó chia sẻ với người khác qua e-mail. Ngày nay chúng ta thấy những Tablet PC
đã gọn nhẹ di rất nhiều, với những màn hình cảm ứng cực kỳ nhạy như Ipad, Samsung
Galaxy Tab….
1.1.2.2 Thiết bị di động
Khái niệm thiết bị di động: Điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại
cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ
thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Ngày nay, ngoài chức năng thực
hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích hợp các chức năng khác như:
nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình…
Điện thoại thông minh (smartphone): Là điện thoại tích hợp một nền
tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối
dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường. Điện thoại thông minh
ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, Wi-Fi, các ứng dụng
của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.
1.1.3 Thông tin và xử lý thông tin
Thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết, nhận thức cho con người về các
sự vật hiện tượngtrong đời sống tự nhiên và xã hội, ... giúp cho họ thực hiện hợp lý
công việc cần làm để đạt tới mục đích một cách tốt nhất. Con người có thể thu nhận

7
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

thông tin thông qua nhiều phương thức khác nhau như: đọc báo, nghe đài, xem phim,
video, đi tham quan, du lịch, tham khảo ý kiến người khác, ...
Thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được truyền, được tìm kiếm,
được xử lý, được sao chép, nhân bản. Thông tin cũng có thể méo mó, bị biến dạng,
sai lệch hoặc bị phá huỷ do nhiễu tác động hay do người xuyên tạc.
Thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng hình thức khác nhau như sóng ánh
sáng, sóng âm, sóng điện từ, các ký hiệu viết trên giấy hoặc khắc trên gỗ, trên đá, trên
các tấm kim loại…. Chúng còn được gọi là những vật mang tin.
1.1.3.1 Đơn vị đo thông tin trên máy tính
Thông tin cũng có thể đo được. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit. Lượng
thông tin chứa trong một bít là vừa đủ để nhận biết một trong hai trạng thái: tắt/mở,
hoặc đúng/ sai.
Trong số học nhị phân mà ta sẽ giới thiệu sau này chỉ sử dụng hai chữ số là chữ
số 0 và chữ số 1. Khả năng hai chữ số đó được sử dụng là như nhau. Tại mỗi thời
điểm, trong một bít chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1. Từ bít là viết
tắt của Binary digit (chữ số nhị phân).
Trong tin học ta thường dùng một số đơn vị bội của bít sau đây:
Tên gọi Viết tắt Giá trị
Byte B 8 Bit
Kilobyte KB 1024 byte =210B
Megabyte MB 1024KB = 210KB
Gigabyte GB 1024MB = 210MB
Terabyte TB 1024GB = 210GB
petabyte PB 1024PB = 210TB

1.1.3.2 Xử lý thông tin trên máy tính điện tử


- Sơ đồ tổng quát của quá trình xử lý thông tin
Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con người đều được
thực hiện theo một quy trình sau:
Dữ liệu (data) được nhập ở đầu vào (input). Máy tính hay con người sẽ thực
hiện quá trình xử lý nào đó để nhận được thông tin ở đầu ra (output). Quá trình nhập
dữ liệu, xử lý và xuất thông tin đều có thể được lưu trữ.

Thông tin Xử lý Kết quả


vào (PROCESSING) (THÔNG TIN
Lưu trữ (STORAGE)
Hình 1.1: Mô hình tổng quát quá trình xử lý thông tin
8
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Quá trình xử lý thông tin trên MTĐT


MTĐT là công cụ xử lý thông tin tự động, không cần sự tham gia trực tiếp
của con người. Tuy nhiên, MTĐT tự nó không thể quyết định được khi nào thì phải
làm gì, cộng hay trừ, nhân hay chia, các dữ liệu tham gia xử lý sẽ lấy ở đâu ... Để làm
được điều đó con người cần phải cung cấp đầy đủ ngay từ đầu cho MTĐT các mã
lệnh, chỉ thị (tất nhiên phải bằng ngôn ngữ mà máy có thể “hiểu” được) để hướng dẫn
MTĐT thực hiện công việc theo đúng yêu cầu do con người đề ra cho nó. Tập hợp
các chỉ thị như vậy được con người soạn thảo bằng một ngôn ngữ mà máy hiểu được
gọi là chương trình và được lưu trữ trong bộ nhớ của máy. Chương trình đó sẽ thay
cho con người để điều khiển MTĐT làm việc.
Ta có thể minh hoạ quá trình xử lý dữ liệu trong MTĐT bằng lược đồ ở hình
dưới đây:

Chương trình
MTĐT Kết quả
Dữ liệu vào

- Quá trình xử lý dữ liệu trong MTĐT.


Ta có thể tóm tắt một quá trình xử lý dữ liệu bằng MTĐT thường được tiến
hành qua các bước chính sau:
Trước hết, đưa chương trình cần thực hiện (do người lập sẵn) vào bộ nhớ của
máy.
Theo các chỉ dẫn của chương trình:
+ Máy bắt đầu xử lý, dữ liệu được nhập từ môi trường ngoài vào bộ nhớ thông
qua thiết bị nhập dữ liệu.
+ Máy thao tác dữ liệu và ghi kết quả trong bộ nhớ.
+ Đưa kết quả từ bộ nhớ ra môi trường ngoài thông qua thiết bị xuất dữ liệu.
1.2 Phần cứng, phần mềm
Phần cứng: Phần xác của máy tính: Các thiết bị vật lý: vỏ máy, nguồn, ổ đĩa,
các linh kiện điện tử: vi mạch,…
Phần mềm: Là các chương trình do con người lập sẵn. Điều khiển, khai thác
tài nguyên phần cứng phục vụ nhu cầu (tính toán) của con người. Là phần hồn của máy
tính.

9
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

1.2.1 Các thành phần bên trong máy tính


Máy tính điện tử là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và
xử lý thông tin. Có nhiều loại máy tính khác nhau nhưng chúng đều có chung một sơ
đồ cấu trúc như sau:

Bộ nhớ ngoài

Bộ xử lý trung tâm
Bộ điều khiển Bộ số học/ logic

Thiết bị Bộ nhớ trong Thiết bị


vào ra

Hình 1.2: Sơ đồ cấu trúc máy tính điện tử

Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong,
các thiết bị vào/ra, bộ nhớ ngoài.
a. Bộ xử lý trung tâm (CPU – Central Processing Unit)
CPU là bộ phận quan trong nhất của MTĐT. Nó có chức năng xử lý, tính
toán dữ liệu dưới sự điều khiển của một chương trình đã được lưu trữ trong bộ nhớ,
nó quản lý tất cả các hoạt động của hệ thống máy tính và thực hiện tất cả các thao tác
trên dữ liệu. Hầu hết các CPU chỉ bao gồm 1 tập các mạch logic thực hiện liên tục 2
thao tác:
Tìm nạp lệnh.
Thực thi lệnh.
CPU có khả năng hiểu và thực thi các lệnh dựa trên một tập các mã nhị phân,
mỗi một mã nhị phân biểu thị một thao tác đơn giản. Các lệnh này thường là các lệnh
số học (như cộng, trừ, nhân, chia), các lệnh logic (như AND, OR, NOT, XOR, ...),
các lệnh di chuyển dữ liệu hoặc các lệnh rẽ nhánh, được biểu thị bởi một tập các mã
nhị phân và được gọi là tập lệnh (instruction set).

10
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 1.3: Hình ảnh CPU.


CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, một
số thanh ghi và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache)
- Khối điều khiển (CU: Control Unit)
Là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra
các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của
người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt.
- Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit)
Bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia,
...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh
lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...)
- Các thanh ghi (Registers)
Ngoài hai bộ phận nói trên ra, bên trong CPU còn có một số thanh ghi như là
các khối ghi chép để đẩy nhanh việc thực hiện các phép toán. Các thanh ghi thường
được dùng để ghi nhận câu lệnh đang được thực hiện, lưu trữ các toán hạng, các kết
quả trung gian. Ví dụ thanh ghi tổng (accumlator), thanh ghi nhớ (storage register)
lưu trữ tạm thời dữ liệu, thanh ghi địa chỉ (address register) dùng để chỉ địa chỉ lưu
trữ lệnh hoặc dữ liệu, thanh ghi chung (general - purpose register) được sử dụng
cho một vài mục đích khác nhau.
- Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache)
Cache đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi. Tốc độ truy cập
đến cache là khá nhanh, chỉ sau tốc độ truy cập thanh ghi.
b. . Bộ nhớ trong (Main memory)
Là bộ nhớ được dùng để ghi chương trình và dữ liệu trong thời gian xử lý.
Giúp cho quá trình truy xuất dữ liệu được nhanh. Bộ nhớ này được gọi là bộ nhớ
chính hay bộ nhớ trung ương - Bộ nhớ trong. Loại bộ nhớ này thường trú trên bo

11
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

mạch chủ, nó có đặc điểm:


• Tốc độ trao đổi thông tin với CPU rất lớn.
• Dung lượng bộ nhớ không cao, giá thành đắt.
• Bộ nhớ trong của máy tính gồm 2 phần ROM và RAM .
RAM: (Random Access Memory - Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên): Là bộ nhớ
trong khi máy tính hoạt động có thể ghi và đọc các thông tin một cách dễ dàng. Dữ
liệu phải nuôi bằng nguồn nuôi nên dữ liệu lưu trữ trong RAM sẽ bị xoá khi mất
nguồn nuôi. Tức là khi mất điện thông tin trên đó cũng mất theo.

Hình 1.4: Hình ảnh một số thanh RAM


ROM: (Read Only Mrmory - Bộ nhớ chỉ đọc): Là bộ nhớ mà ta chỉ có thể đọc
thông tin ra mà không ghi được thông tin lên đó. Thông tin trên ROM do nhà sản
xuất ghi lên và nó không bị mất khi ngắt điện hay tắt máy. Nó được dùng để chứa dữ
liệu và chương trình cố định điều khiển máy tính khi mới bật điện.

Hình 1.5: Hình ảnh ROM máy tính

12
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Bảng sau đây sẽ cho chúng ta thấy sự khác nhau của 2 loại bộ nhớ sơ cấp
(Primary Memory):
RAM ROM
1. Nó là bộ nhớ có thể đọc và ghi lên nó, 1. Nó là bộ nhớ chỉ đọc.
chẳng hạn người dùng có thể ghi nội dung lên Người dùng không thể ghi bất cứ gì
nó hoặc đọc nội dung từ bộ nhớ. lên bộ nhớ này.

2. Nội dung bộ nhớ sẽ mất đi chẳng hạn 2. Nội dung không mất đi, nó
khi bị ngắt điện, nội dung bộ nhớ sẽ bị xoá. được lưu trữ vĩnh viễn.
Hầu hết các hệ thống máy tính đều có ổ đĩa và một dung lượng ROM nhỏ
chỉ cần đủ để lưu giữ các chương trình ngắn, thường sử dụng nhằm thực hiện các thao
tác xuất nhập. Các chương trình và dữ liệu của người sử dụng được lưu trên đĩa và
được nạp vào RAM để thực thi. Với giá thành liên tục được giảm hấp, các hệ máy
tính nhỏ thường chứa bộ nhớ RAM từ hàng triệu Byte đến hàng trăm triệu Byte.
c. Bộ nhớ ngoài (Secondary memory)
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong
Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ
flash...

Hình 1.6: Hình ảnh một số thiết bị nhớ ngoài

1.2.2 Các thiết bị ngoại vi


1.2.2.1 Thiết bị vào (Input Device)
Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính
Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, máy quét, micro, webcam...
a. Bàn phím (Keyboard, thiết bị nhập chuẩn)
Là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi
tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác
dụng khác nhau.
Có thể chia làm 3 nhóm phím chính:
Nhóm phím đánh máy: gồm các phím chữ, phím số
và phím các ký tự đặc biệt Hình 1.7: Hình ảnh bàn phím
(~, !, @, #, $, %, ^,&, ?, ...).

13
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Nhóm phím chức năng (function keypad): gồm các phím từ F1 đến F12 và
các phím như ← ↑ → ↓ (phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình),
PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về
cuối).
Nhóm phím số (numeric keypad) như NumLock (cho các ký tự số),
CapsLock
(tạo các chữ in), ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ
thị.
b. Chuột (Mouse):
Là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi
trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng
(mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển
theo hướng đó tương ứng với vị trí của của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm
dưới bụng của nó. Một số máy tính có con chuột được gắn trên bàn phím.

Hình 1.8: Hình ảnh Chuột máy tính.


c. Máy quét hình (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ,
hình chụp vào máy tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín
hiệu số tạo thành các tập tin ảnh (Image file).
Và một số thiết bị nhập liệu khác như Webcam,...
1.2.2.2 Thiết bị ra (Output Device)
a. Màn hình (Screen hay Monitor, thiết bị xuất chuẩn): Màn hình có thể được
phân loại dựa theo kích thước hoặc dạng thu sóng.
- Kích thước: Thông thường có kích thước từ 12.5 đến 15 inchs hay 17 inches
thì rất phù hợp với những người làm công việc đồ hoạ. Các màn hình đều có các phần
điều khiển thao tác điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của màn hình hiển thị..
- Màu sắc: Các màn hình có thể ở dạng đơn sắc chẳng hạn như màn hình đen
trắng hoặc màn hình màu.

14
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 1.9: Màn hình máy tính


Độ sắc nén của màn hình phụ thuộc vào độ phân giải (số điểm ảnh): VD:
1280*1024; 1280 * 960; 1280 * 768; 1024*768 .....
b Máy in (Printer): Khi cần đưa thông tin ra giấy thì người ta sử dụng máy in. Tuỳ
theo yêu cầu công việc và điều kiện thực tế người ta sử dụng các loại máy in khác
nhau. Hiện nay thường dùng các loại máy in chủ yếu:
- Máy in kim
- Máy in phun
- Máy in laser
- Máy in kim (Máy in ma trận chấm – Dot matrix Printer): Là loại máy
không dùng bộ chữ tạo dạng sẵn mà sử dụng một bộ các kim. Ảnh hay chữ được tạo
bằng các chấm do kim in đập vào băng mực in vào giấy. Như vậy mỗi chữ được thể
hiện qua một tổ hợp các điểm tách từ một ma trận điểm (khung chữ). Vì lý do này mà
máy in kim còn gọi là máy in theo kiểu ma trận (dot-matrix printer). Chất lượng
của máy in kim có thể đánh giá qua tốc độ in tính bằng số ký tự in được trong một
giây (characters per second) và mật độ điểm máy in có thể in được. Tính năng thứ
hai này đo độ nét của ảnh và chữ được in ra.
Các máy in như: EPSON FX (9 kim), EPSON LQ (24 kim), EPSON LX (9
kim).
- Máy in LASER (Laser printer): Máy in loại này dùng kỹ thuật Laser để
tạo ảnh từng trang một trên một ống mực. Ưu điểm của loại máy này là chất lượng
của chữ và ảnh rất cao có tốc độ nhanh, giá thành bản in rẻ.
- Máy in phun mực (ink – Jet Printer): Máy in phun hoạt động theo nguyên
lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ
nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ
nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.
Người ta dùng các resistor nhỏ xíu nằm tại các jet (jet: lỗ phun mực, tên chính
thức là nozzles), theo nhu cầu một dòng điện chạy qua resistor để nung nóng mực
làm cho nó phóng vào mặt giấy nhanh đến 5000 lần trong 1 giây. Lỗ phun mực có
đường kính cỡ sợi tóc (70 micrometer) do đó buổi đầu nó thường hay bị nghẹt. Ngày

15
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

nay đã cải tiến nhiều giọt mực phóng ra có thể tích cỡ 8 cho tới 10 picoliter và chấm
mực bám vào giấy có đường kính cỡ 50 tới 60 microns.
c Máy chiếu (Projector): Chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay
cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, …
1.2.3 Kết nối các thiết bị ngoại vi
Nguồn Điện Máy Tính

Hình 1.10: Nguồn Điện Máy Tính


Với loại cổng này được cấu tạo một đầu cắm vào nguồi điện 220V gồm 2
chân còn đàu kia cắm vào nguồn máy gồm 3 chân. Đây là công giao tiếp chuyên cung
cấp năng lượng điện cho cả hệ thống máy tính.
Cổng Giao Tiếp Bàn Phím Và Chuột Chuẩn PS/2

Hình 1.11: Cổng Giao Tiếp Bàn Phím Và Chuột Chuẩn PS/2
Với cổng có màu Tím để kết nối với Bàn phím (Keyboard) loại đầu tròn
(PS/2) và cổng có màu Xanh Lá dùng để kết nối với Chuột (Mouse) loại đầu tròn
(PS/2). Khi cắm vào Main thì phải quan sát kỹ để cắm đúng chiều để tránh làm cong
hoặc gãy chân của đầu cắm. Với nhiệm vụ chính là thực hiện các thao tác click chọn
và gõ số, chữ ký tự diễn ra thông suốt.
Cổng Giao Tiếp Parallel (Cổng Song Song)

16
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 1.12: Cổng Giao Tiếp Parallel (Cổng Song Song)


Với cổng kết nối loại này thì được dùng cho máy in, máy quét hình, tuy nhiên
với các đời máy mới thì cổng loại này không còn tích hợp trên Main mà thay vào đó
là cổng kết nối chuẩn USB.
Cổng Giao Tiếp Firewire
Với loại cổng loại này thì thường dùng cho kết nối với máy ảnh, camera, thiết
bị di động.... nhưng chỉ một số loại Mainboard vẫn còn dùng loại này.
Cổng Giao Tiếp Mạng Nội Bộ (Ethernet, LAN)

Hình 1.13: Cổng Giao Tiếp Mạng Nội Bộ (Ethernet, LAN)


Hầu hết các máy tính để bàn đều có một cổng Ethernet tích hợp được sử dụng
để kết nối thiết bị với mạng có dây. Cổng Ethernet tích hợp của máy tính được kết
nối với Ethernet network adapter, được gọi là card Ethernet, được gắn vào bo mạch
chủ.
Laptop cũng thường có cổng Ethernet để sử dụng khi không có WiFi. Một
ngoại lệ là MacBook Air, không có cổng Ethernet nhưng hỗ trợ kết nối Ethernet
dongle với cổng USB trên máy tính.

17
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 1.14: Cổng Giao Tiếp Mạng Nội Bộ (Ethernet, LAN) tiếp
Với loại cổng hiện nay thì được cấu tạo gồm 2 đầu giống nhau có 8 chân, một
đầu đi vào Modem ADSL, Router và đầu kia đi vào Mainboard có nhiệm vụ truyền
dữ liệu để truy cập được Internet..
Cổng Giao Tiếp Thiết Bị Âm Thanh (Audio)

Hình 1.15:Cổng Giao Tiếp Thiết Bị Âm Thanh (Audio

Với nhiệm vụ chính của cổng giao tiếp loại này là dữ liệu âm thanh đến các
thiết bị và được phần chức năng như sau :
- Cổng màu xanh lá là truyền âm thanh ra - kết nối với loa (Speaker) hoặc
tai nghe (Headphone).- Cổng màu hồng là truyền âm thanh ngoài vào - kết nối với
Micro.- Cổng màu xanh da trời dùng để lấy tín hiệu âm thanh từ các thiết bị bên
ngoài vào máy vi tính nhưng với cổng loại này thì thường loại bỏ ra khỏi Mainboard.
Cổng Giao Tiếp Với Màn Hình Chuẩn VGA

Hình 1.16:Cổng Giao Tiếp Với Màn Hình Chuẩn VGA


Cổng loại này thường dùng kết nối với màn hình Monitor để có thể hiển thị
thông tin
18
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Cổng Kết Nối Với Màn Hình Chuẩn DVI

Hình 1.17:Cổng Kết Nối Với Màn Hình Chuẩn DVI


Cổng loại này thường dùng kết nối với các thiết bị sử dụng giao tiếp DVI như
màn hình LCD, máy chiếu và thiết bị hỗ trợ khác.
Cổng HDMI
HDMI là viết tắt của High-Definition Multimedia Interface nghĩa là giao diện
đa phương tiện độ phân giải cao. Đây là một chuẩn kết nối cho phép truyền tải hình
ảnh, âm thanh thông qua một sợi cáp đến một màn hình trình chiếu rộng lớn như tivi
mà vẫn đảm bảo được độ phân giải cao.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cáp HDMI:
Đầu cáp HDMI được cấu tạo bao gồm 19 chân, mỗi chân đảm nhiệm một
nhiệm vụ khác nhau và trong quá trình truyền dữ liệu thì sẽ phải tuân thủ theo nguyên
tắc nhất định.
Cáp HDMI thường được hỗ trợ chất lượng âm thanh chuẩn của phòng thu,
nên người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nó để chuyển sang một thiết bị khác.

Hình 1.18: Cổng HDMI


Kết nối HDMI ngày nay xuất hiện trên hầu hết các thiết bị điện tử như laptop,
tivi, điện thoại, máy ảnh,...
Cổng giao tiếp USB
USB, viết tắt của cụm từ Universal Serial Bus, là cổng kết nối cáp tiêu chuẩn
cho máy tính cá nhân và những thiết bị điện tử tiêu dùng. Nói một cách khác, cổng
USB cho phép các thiết bị có trang bị cổng USB được kết nối với nhau và truyền

19
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

dữ liệu kỹ thuật số qua cáp USB, thậm chí có thể truyền năng lượng điện cho những
thiết bị cần điện để hoạt động.
❖ Các thiết bị có cổng usb
Máy tính để bàn: thường có 2 - 4 cổng usb ở phía trước và 2 - 8 cổng
usb ở phía sau thùng CPU.
Laptop: có từ 1 - 4 cổng usb ở bên trái, phải hoặc cả hai bên cạnh của laptop.
Máy tính bảng: thường cổng kết nối USB được tích hợp ngay tại cổng sạc,
thuộc loại cổng micro USB, đôi khi là loại cổng USB-C.
Điện thoại thông minh: tương tự như máy tính bảng, cổng USB trên điện
thoại thông minh được tích hợp vào cổng sạc và cổng truyền dữ liệu dưới
dạng USB-C hoặc micro USB.
❖ Các thiết bị có thể kết nối qua cổng USB
Ngày nay, có rất nhiều thiết bị có thể kết nối qua cổng USB như:
- Máy ảnh kỹ thuật số.
- Ổ đĩa ngoài.
- iPod hoặc máy nghe nhạc MP3 khác.
- Bàn phím.
- Micro.
- Chuột máy tính.
- Máy in.
- Cần điều khiển.
- Máy quét.
- Điện thoại thông minh.
- Máy tính bảng.
- Webcam.
- …..
❖ Các chuẩn cổng USB phổ biến hiện nay
Cổng USB có nhiều hình dạng và tốc độ truyền khác nhau, bạn có thể phân
biệt chúng như sau:
a Phân loại theo hình dạng đầu kết nối
USB-A (Loại A)
Đầu nối USB A có hình dạng chữ nhật với chiều dài khoảng 1,4 cm (9/16
inch) và chiều cao 0,65 cm (1/4 inch). Đây là cổng USB phổ biến nhất, thường
được sử dụng cho chuột và bàn phím có dây.

20
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 1.19: USB-A (Loại A)


USB-B (Loại B)
Ít phổ biến hơn loại A, cổng USB B có dạng gần như hình vuông và thường
được tìm thấy trên các bộ định tuyến, máy tính, máy in và máy chơi game.
Micro USB
Đây được xem là phiên bản mới của cả cổng giao tiếp USB-A và USB-B.
Loại cổng này phổ biến trên thiết bị di động.
Ngoài ra, cổng micro USB cũng được tìm thấy trên một số thiết bị đời cũ,
như máy ảnh ảnh kỹ thuật số và thiết bị ngoại vi máy tính. Tuy nhiên cổng mini USB
hầu như đã được thay thế bằng cáp micro-USB và USB-C ngày nay.

Hình 1.20: USB-B (Loại B)


USB-C (Type C)
Cổng USB-C có kích thước 0,84 cm x 0,26cm, là loại cổng mới nhất tính
đến thời điểm hiện tại. Nó phổ biến trên các thiết bị di động với kích thước trông có
vẻ mỏng và nhỏ hơn. Điểm nổi bật của loại cổng này là nó có thể đảo ngược mà vẫn
cắm vừa vào thiết bị.

21
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 1.21:USB-C (Type C)


Phân loại theo tốc độ truyền
USB 1.x Là cổng usb chuẩn hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu 12 Mb / giây và có
khả năng hỗ trợ đến 127 thiết bị ngoại vi.
USB 2.0 Loại USB này có khả năng hỗ trợ tốc độ truyền lên tới 480 megabits
mỗi giây (Mbps) hoặc 60 megabyte mỗi giây (MBps).
USB 3.0 Tên gọi khác là SuperSpeed USB, được giới thiệu đầu tiên vào
tháng 11/2009 Đây là loại cổng USB có phần được cải tiến hơn so với USB 2.0 về
tốc độ, hiệu suất hoạt động, quản lý năng lượng và băng thông. Nó gồm có hai đường
dẫn dữ liệu đơn hướng để tiến hành hoạt động - nhận và gửi dữ liệu cùng một lúc.
USB 3.x hỗ trợ tốc độ truyền lên tới 5-10 gigabit mỗi giây (Gbps) hoặc 640
megabyte mỗi giây (MBps).
Khả năng tương thích khi kết nối giữa các phiên bản cổng USB
Cổng USB có thể hỗ trợ bất kỳ phiên bản nào gần kề với nhau. Ví dụ, các
thiết bị được thiết kế với cổng USB 1.1 và 2.0 thì có thể hoạt động ở cổng USB 3.0.
Tuy nhiên, tốc độ chỉ đạt ở mức USB 1.1 và 2.0, chứ không đạt tốc độ truyền ở USB
3.0.
1.3 Hệ điều hành
1.3.1 Khái niệm Hệ điều hành (Operating System - OS)
Hệ điều hành là một hệ thống các chương trình đặc biệt, quản lí những tài
nguyên phần cứng, phần mềm của máy tính và điều khiển toàn bộ hoạt động của
chúng, tạo nên sự giao tiếp thuận lợi giữa người và máy, giúp cho việc sử dụng máy
tính dễ dàng và hiệu quả. Không có HĐH thì máy tính không thể hoạt động được.
Nhiệm vụ của hệ điều hành
Nhiệm vụ của hệ điều hành là quản lý dòng thông tin luân chuyển trong máy
tính, từ bộ phận này qua bộ phận khác. Có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa
người sử dụng và thiết bị.
Các nhiệm vụ chính bao gồm:
- Quản lý việc thực hiện các chương trình ứng dụng
- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ
22
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Quản lý các tệp tin, thư mục,.. .


- Quản lý việc xử lý vào - ra vật lý các bít thông tin.
Quản lý, điều khiển các thiết bị ngoại vi được nối với máy tính: Chuột, bàn
phím , máy in, màn hình...
1.3.2 Hệ điều hành dành cho máy tính
1.3.2.1 Hệ điều hành Windows
Được phát hành đầu tiên vào năm 1980 bởi Microsoft, trải qua rất nhiều phiên
bản cho đến nay và gần đây nhất là Windows 10 (ra mắt vào 2015) được cài sẵn trên
hầu hết cái máy tính. Giúp nó trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới ở
thời điểm hiện tại.
- Ưu điểm: Phổ biến, dễ sử dụng, tính ổn định cao và có đầy đủ tính năng để
phục vụ cho công việc cũng như giải trí.
- Nhược điểm: Không phải miễn phí, bạn cần phải mua bản quyền để sử
dụng.
1.3.2.2 Hệ điều hành macOS
Trước đây macOS còn có tên là OS X, được tạo ra bởi apple và được cài sẵn
trên tất cả các thiết bị máy tính của Apple.
- Ưu điểm: Giao diện đẹp, được cài sẵn ở những chiếc máy tính được Apple
bán ra và không tốn phí.
- Nhược điểm: Vì số người sử dụng macOS ít nên có nhiều phần mềm chưa
được phát hành cho hệ điều hành này.
1.3.2.3 Hệ điều hành Linux
Là một hệ điều hành mở, có nghĩa là bạn có thể sửa đổi, làm bất cứ điều gì
trên hệ điều hành này. Linux là hệ điều hành miễn phí và không cần phải mua bản
quyền để sử dụng.
- Ưu điểm: Miễn phí, bạn có thể thay đổi thậm chí là phân phối nó.
- Nhược điểm: Rất ít người sử dụng, tính bảo mật không cao, giao diện có
phần cổ điển.
1.3.3 Hệ điều hành dành cho thiết bị di động
1.3.3.1 Hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android được phát triển bởi công ty Android Inc và được
Google mua lại vào năm 2005, Android là hệ điều hành trên thiết bị di dộng có số
người được sử dụng đông đảo nhất trên thế giới (chiếm 87,7% thị phần) năm 2017.
- Ưu điểm: Hệ điều hành mở, vì hầu hết cách thiết bị di động điều sử dụng
nên Android sở hữu kho ứng dụng khổng lồ, khả năng tùy biến cao, dễ dàng đặt lại
thiết bị nếu như quên mật khẩu.
23
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Nhược điểm: Hiện tại độ bảo mật của Android là khá cao nhưng sẽ không
bằng nếu so sánh với iOS.
1.3.3.2 Hệ điều hành iOS
iOS là hệ điều hành được sử dụng duy nhất trên các thiết bị di động của
Apple. Được ra mắt vào năm 2007, iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng về công nghệ
phần mềm. Được đánh giá khá cao về tính năng cũng như về độ ổn định của nó.
- Ưu điểm: Tính bảo mật cao, khả năng tối ưu phần mềm tốt, hiệu năng ổn
định mà không cần đòi hỏi nhiều về cấu hình so với Android.
- Nhược điểm: Hệ điều hành chỉ độc quyền cho các dòng điện thoại của
Apple và không thể sử dụng trên các điện thoại khác, kho ứng dụng ít hơn so với
Android.
1.3.3.3 Windows Phone: Giao thoa giữa Android và IOS
Windows Phone là bản nâng cấp của Windows Mobile do tập đoàn Microsoft
phát hành vào cuối năm 2010. Đây là một nền tảng đóng, mượt mà, ổn định và giá rẻ.
Thương hiệu được biết đến nhiều nhất, gắn liền với Windows Phone chính là dòng
sản phẩm Lumia của Nokia. Hệ điều hành Windows Phone được xem là sự giao thoa
giữa Android và IOS, bởi nó có được sự ổn định, mượt mà như IOS mà giá lại khá
rẻ. Tuy nhiên sự nghèo nàn về ứng dụng cùng việc lập trình ứng dụng khó khăn tạo
ra rào cản lớn cho cả người dùng và nhà phát triển.
1.3.3.4 Một số hệ điều hành khác: Symbian, BlackBerry OS, Bada..
1.4 Quản lý Tệp tin và thư mục
1.4.1 Tệp tin (file)
Tệp tin là tập hợp thông tin/ dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nào đó.
Nội dung của tệp tin có thể là chương trình, văn bản , hình ảnh, âm thanh,... Mỗi tệp
tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên
khác nhau, tên tệp tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension).
Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tệp tin, còn phần mở rộng thì có thể có
hoặc không.
- Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký
tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng. Phần tên do người tạo ra tập tin
đặt. Với MS- DOS phần tên có tối đa là 8 ký tự, với Windows phần tên có thể đặt tối
đa 128 ký tự.
- Phần mở rộng: thường dùng 3-4 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông
thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin tự đặt.
- Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách.
Ví dụ: CONG VAN.TXTQBASIC.EXEAUTOEXEC.BATM_TEST
24
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

phần tên phần mở rộng


Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:
+ COM, EXE : Các file thực thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành.
+ TXT, DOC, ... : Các file văn bản.
+ PAS, BAS, ... : Các file chương trình PASCAL, BASIC, …
+ WK1, XLS, ... : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL ...
+ BMP, GIF, JPG, ...: Các file hình ảnh.
+ MP3, MP4, DAT, WMA, …: Các file âm thanh, video.
❖ Ký hiệu đại diện (Wildcard)
Để chỉ một nhóm các tập tin, ta có thể sử dụng hai ký hiệu đại diện:
Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tập tin tại vị trí nó xuất
hiện. Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí
nó xuất hiện.
Ví dụ: Bai?.docx Bai1.docx, Bai6.docx, Baiq.docx, …
Bai*.docx Bai.docx, Bai6.docx, Bai12.docx, Bai Tap.docx, …
BaiTap.* BaiTap.docx, BaiTap.xlsxx, BaiTap.ppt, BaiTap.dbf,
1.4.2 Thư mục (folder)
Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo
ý người sử dụng. Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng
tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tập tin có liên quan với nhau có thể
được xếp trong cùng một thư mục.
Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không
có tên riêng và được ký hiệu là \ (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có
các tập tin trực thuộc và các thư mục con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin
trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha.
Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành.
Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin.
1.4.3 Ổ đĩa (Drive)
Ổ đĩa là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin, một số ổ đĩa thông dụng là:
Ổ đĩa mềm: Thường có tên là ổ đĩa A: dùng cho việc đọc và ghi thông tin
lên đĩa mềm.
Ổ đĩa cứng: Thường được đặt tên là ổ đĩa C, D,…có tốc độ truy xuất dữ liệu
nhanh hơn ổ đĩa mềm nhiều lần. Một máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa cứng.
Ổ đĩa CD: Có các loại như: Ổ đĩa chỉ có thể đọc gọi là ổ CD – ROM, loại có
thể ghi dữ liệu ra đĩa CD gọi là ổ CD-WR, ngoài ra còn có ổ đĩa DVD.
25
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

1.4.4 Đường dẫn (Path)


Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ thư mục cần
truy xuất. Đường dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau
cùng). Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân biệt bởi cây
thư mục như hình dưới đây.

Hình 1.22 Hình ảnh cây thư mục


1.5 Bảo vệ và bảo mật
1.5.1 Bảo mật thông tin
Việc bảo mật cho máy tính sẽ giúp máy tính tránh được phần mềm có hại và
hành vi tấn công trực tiếp nhằm lấy cắp thông tin cá nhân của bạn.
Một số cách bảo mật thông tin trên máy tính:
- Sử dụng tường lửa
- Duy trì cập nhật cho tất cả phần mềm
- Sử dụng phần mềm chống vi-rút và duy trì cập nhật
- Đảm bảo mật khẩu của bạn được chọn và bảo vệ tốt
- Không mở tệp đính kèm đáng ngờ hoặc bấm vào nối kết bất thường trong thư.
- Duyệt web một cách an toàn
- Tránh sử dụng tài liệu bị ăn trộm
- Hạn chế sử dụng USB hoặc các thiết bị bên ngoài khác trừ khi bạn sở hữu
- Bảo vệ thông tin cá nhân của bạn trên trực tuyến
- Tự bảo vệ khỏi nạn lừa đảo
- Phòng tránh và loại bỏ phần mềm có hại

26
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

1.5.2 Người dùng và mật khẩu


Cài đặt mật khẩu cho máy tính là một trong những cách bảo mật máy tính
PC, Laptop của bạn được an toàn khỏi những người xung quanh mà hiện được rất
nhiều bạn sử dụng.
Cách đặt mật khẩu cho máy tính:
Windows 7: Start/ Control Panel/ User Accounts and Family Safety (Win7)
Windows 10: Start/ Settings/Accounts/Sign-in Options(Win10)

Chọn tiếp:

27
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Chọn tiếp: Gõ mật khẩu mới và xác nhận lại mật khẩu:

1.5.3 Sao lưu và phục hồi


Sao lưu (Backup) dữ liệu ổ cứng máy tính rất quan trọng để bảo vệ dữ liệu
có giá trị được lưu trữ trên máy. Nếu thời gian là tiền bạc, thì tất cả thời gian để tạo
các file dữ liệu trên máy tính của bạn là một sự lãng phí rất lớn nếu bạn mất chúng –
chưa kể đến bỏ công sức và giảm năng suất công việc. Khi bạn mất các dữ liệu quan
trọng, bạn phải bỏ ra thời gian và công sức gấp đôi vì bạn phải làm lại dữ liệu từ đầu.
Trừ khi bạn có một bản sao lưu dữ liệu. Vì vậy một chiến lược sao lưu tốt có thể giúp
bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc
Các phương tiện có thể sao lưu dữ liệu từ ổ cứng máy tính:
• Lưu trữ lên các ổ cứng khác hoặc ổ cứng mạng (Server, Nas…)
• Thiết bị lưu trữ ngoài (Ổ cứng di động hoặc USB)
• Lưu trữ trực tuyến hoặc đám mây
• Lưu trữ vào phân vùng khác của ổ cứng
1.5.4 Xử lý sự cố máy tính và cách khắc phục
1.5.4.1 Lỗi máy tính liên quan đến nguồn.

28
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

✦ Hiện tượng:
- Quạt nguồn không chạy, quạt CPU không chạy.
- Máy tính bật lên được nhưng chỉ sử dụng được vài phút là tắt.
✦ Nguyên nhân: Dây nguồn hỏng lên không cấp điện cho máy tính, bộ nguồn có vấn
đề, main lỗi.
✦ Cách khắc phục:
- Trước tiên thử thay một dây nguồn khác xem máy tính có lên không. Nếu
không lên hãy đem máy tính ra cửa hàng hoặc trung tâm sửa chữa máy tính để được
khắc phục các bệnh liên quan đến phần cứng là bộ nguồn.
- Nếu máy tính gặp phải hiện tượng dùng được vài phút là tắt, bật ngay thì
không lên phải chờ một lúc sau bật mới lên thì bạn hãy kiểm tra xem bộ nguồn có
nhiều bụi bẩn không. Hãy tháo bộ nguồn ra, vệ sinh sạch sẽ quạt nguồn và mạch.
1.5.4.2 Lỗi máy tính liên quan đến Chíp - CPU
✦ Hiện tượng:
- Bật máy tính quạt chíp chạy nhưng không lên gì,
- Máy tính chạy được một lúc rồi tự nhiên tắt ngúm.
- Máy tính xử lý các chương trình phần mềm bị đơ, giật, xem Youtube một
lúc bị giật hình.
✦ Nguyên nhân: Chíp bị hỏng hoặc nhiệt độ của Chíp quá nóng, vượt mức cho phép
✦ Cách khắc phục:
- Với hiện tượng máy tính bật không lên gì mà do chíp - CPU thì chắc chắn
các bạn phải thay một con CPU khác vì Chíp mà đã hỏng thì không sửa được.
- Với 2 hiện tượng còn lại thì bạn chỉ cần tháo máy tính ra vệ sinh tản nhiệt
và quạt chíp. Sau đó tra keo tản nhiệt cho Chíp rồi lắp lại là được.
1.5.4.3 Lỗi máy tính liên quan đến Main - Bo mạch chủ
✦ Hiện tượng:
- Bật máy tính không lên gì và có tiếng kêu bíp bíp liên tục, quạt chíp không
chạy trong khi nguồn điện đã được cấp đầy đủ.
- Bật máy tính quạt chíp vẫn quay nhưng không lên gì.
- Khi bật máy tính lên quạt Chíp quay xong lại ngắt liên tục.
✦ Nguyên nhân: Sau một thời gian sử dụng main đã bị lỗi.
✦ Cách khắc phục:
Với trường hợp máy tính bị lỗi do main gây ra thì trước tiên bạn hãy reset lại
main máy tính và có thể thì thay luôn viên Pin CMOS. Sau đó bật lại máy tính xem

29
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

có lên được không. Nếu máy tính lên được thì không sao, còn máy tính không lên
được thì tốt nhất hãy đem ra các cửa hàng hoặc gọi thợ đến sửa chữa.
1.5.4.4 Lỗi máy tính liên quan đến Ram
✦ Hiện tượng:
- Bật máy tính không lên gì, quạt chíp vẫn quay nhưng có tiếng kêu bíp liên
tục.
- Máy tính bật không lên gì, quạt chíp thì quay ngắt quãng.
- Máy tính bật có lên, vào được hệ điều hành Windows nhưng dùng một lúc
thì có hiện tượng màn hình xanh chữ trắng.
✦ Nguyên nhân: Ram bẩn chân cắm tiếp xúc hoặc hỏng Ram hoặc Ram bị bad.
✦ Cách khắc phục:
- Nếu máy tính bật không lên gì và có tiếng kêu bíp liên tục, hãy ngắt nguồn
điện và tháo Ram ra để vệ sinh chân tiếp xúc với khe Ram trên main bằng cách dùng
cục tẩy trà vào chân ram, sau đó lấy giấy sạch lau đi rồi cắm lại xem máy tính có lên
không. Nếu không lên hãy thay một thanh Ram khác.
- Nếu máy tính bị hiện tượng màn hình xanh chữ trắng. Trước tiên bạn hãy
cài đặt lại hệ điều hành. Sau đó xem có hết hiện tượng trên không. Nếu không hết hãy
gọi thợ đến kiểm tra để test Ram xem có bị bad không. Nếu Ram bị bad thì phải thay
một thanh Ram khác.
1.5.4.5 Lỗi máy tính liên quan đến ổ cứng
✦ Hiện tượng:
- Bật máy tính lên nhưng không vào được hệ điều hành Windows, đèn ổ cứng
không đọc.
- Máy tính hay bị lỗi hệ điều hành và thường xuyên phải cài lại Win.
✦ Nguyên nhân: Ổ cứng không nhận hoặc ổ cứng bị bad.
✦ Cách khắc phục:
- Với hiện tượng máy tính không nhận ổ cứng (đã kiểm tra trong Bios vẫn
không nhận) thì việc đầu tiên là bạn phải cắm lại cable ổ cứng hoặc nếu thấy cable ổ
cứng đã quá cũ thì nên dùng một cable khác cắm vào xem ổ cứng có nhận không để
loại trừ nguyên nhân do cable.
- Nếu ổ cứng không nhận (không phải do cable) thì hãy thay một chiếc ổ cứng
khác hoặc đem đi sửa chữa.
- Trong trường hợp ổ cứng có rất nhiều dữ liệu quan trọng thì bạn hãy dừng
ngay việc tự sửa chữa, ngắt nguồn điện và gọi chúng tôi đến khắc phục nhằm giảm
thiểu nguy cơ không lấy lại được dữ liệu trong ổ cứng.
30
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Với hiện tượng ổ cứng máy tính bị bad thì hệ điều hành Windows sẽ thường
xuyên có lỗi và phải cài lại Win liên tục. Do đó bạn có thể cắt bad ổ cứng đi để sử
dụng. Tuy nhiên việc cắt bad ổ cứng chỉ là giải pháp tạm thời, nếu có thể thì bạn hãy
thay ổ chiếc ổ cứng khác.
1.5.4.6 Lỗi máy tính liên quan đến card màn hình - VGA
✦ Hiện tượng:
- Máy tính bật không lên gì, nguồn vẫn chạy, quạt chíp vẫn chạy.
- Khi sử dụng màn hình hiển thị bị sọc ngang hoặc dọc.
- Khi sử dụng máy tính một lúc thì máy tính bị đơ hoặc tự tắt máy.
✦ Nguyên nhân: Do VGA bị lỗi hoặc chết
✦Cách khắc phục:
- Với hiện tượng máy tính đang dùng bị đơ hoặc tắt máy thì bạn hãy tháo
VGA ra vệ sinh tản nhiệt và tra keo chíp VGA.
- Với hiện tượng máy tính không lên gì hoặc sọc ngang, dọc trên màn hình
mà do VGA gây ra hãy đem ra cửa hàng để được sửa chữa.
1.5.4.7 Lỗi Hệ điều hành
Nhận biết: Hệ điều hành lỗi, khi khởi động gặp trục trặc, Khi vào được Windows thì
chạy rất chậm, giật, treo máy
Khắc phục: Trong trường hợp bạn nên cài hoặc Ghost lại máy, sử dụng đĩa hoặc
USB có chứa bản Setup sau đó cài đặt lại hệ điều hành cho máy tính.
1.5.4.8 Lỗi khi chạy các phần mềm ứng dụng
Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra lỗi khi chạy các phần mềm ứng dụng
có thể do nhiều lý do khác nhau như: Phần mềm bị nhiễm viruts, thiếu driver cài đặt
hoặc tranh chấp giữa các phần mềm với nhau…cách đơn giản nhất là cài đặt lại phần
mềm, nếu không được rất có thể là Hệ điều hành đã bị lỗi hoặc thiếu các driver cần
thiết thì ta cần sao lưu dữ liệu và cài đặt lại hệ điều hành.
1.5.4.9 Lỗi máy tính không vào được mạng
a. Nguyên nhân:
– Do dây kết nối giữa Router, Modem với máy tính– Tốc độ đường truyền
yếu/ không ổn định– Cột wifi bắt tín hiệu kém– Do phần sử dụng mềm diệt virus (có
thể chặn một số ứng dụng)– Card mạng bị lỗi hoặc bị tắt đi– Chưa cài driver cạc mạng
cho máy tính.– Lỗi địa chỉ IP– Lỗi DNS
b. Dấu hiệu thường thấy của máy tính không vào được mạng internet:
– Dấu chấm than vàng xuất hiện ở biểu tượng mạng– Dấu nhân vàng ở cột
biểu tượng mạng

31
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

c. Cách sửa máy tính không vào được mạng


1) Kích hoạt chế độ từ Disable thành Enable

Nhiều trường hợp đã để chế độ Disable của mạng bởi vậy khiến máy tính
không thể truy cập được vào mạng. Hãy kích hoạt chế độ Disable bằng Enable bằng
cách:Ấn chuột phải vào biểu tượng mạng -> Open Network and Sharing Center->
Change adapter settings-> Chuột phải vào mạng dùng chuyển disable thành Enable
2) Cài driver card mạng cho máy tính

Nếu chưa được hãy kiểm tra xem máy tính đã cài driver mạng hay chưa để
kiểm tra thực hiện như sau:Chuột phải vào Computer-> Manage-> Device manager-
> Network adapters nhé
3) Kiểm tra dây kết nối giữa Router, Modem với máy tính
Máy tính không vào mạng được chủ yếu là do dây kết nối giữa Router,
Modem với máy tính bị đứt ngầm hoặc bị lỏng dẫn tới việc máy bị mất mạng, lỗi kết
nối.

32
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Để khắc phục ta kiểm tra đầu dây kết nối giữa Router, Modem với máy tính
xem nó đã được khít chưa. Nếu như chưa khít, hãy cắm thật chặt lại.
nếu đã thử cách trên nhưng vẫn không vào mạng được, nguyên nhân có thể
là do cáp kết nối này đã bị đứt ngầm. Lúc này cần kiểm tra và bấm lại đầu cáp.
4). Kiểm tra cấu hình địa chỉ IP
Địa chỉ IP bị sai cấu hình cũng có thể khiến cho máy tính không vào được
mạng. Việc cài đặt những giá trị IP tĩnh khiến cho máy bị lỗi mạng thường rất hay
gặp.Khắc phục lỗi này chỉ cần bỏ cấu hình IP tĩnh sau đó đặt về chế độ tự động đặt
cấu hình IP là được.
5). Kiểm tra cấu hình DNS

Với lỗi cấu hình IP, lỗi DNS cũng có thể khiến cho máy tính không vào mạng,
kết nối Internet được. Mỗi khi truy cập vào mạng sẽ thấy những thông báo như:
Unable to resolve the server’s DNS address hoặc This webpage is not available. Do
máy tính của bạn không thể nhận biết được địa chỉ tên miền trên web DNS.

33
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Nguyên nhân máy tính không vào được mạng có thể do ip máy tính k cùng
lớp với modem.
Để khắc phục lỗi DNS, bạn hãy thực hiện theo 3 bước sau:
– Bước 1: Truy cập vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) Properties.
– Bước 2: Trong mục Use the following DNS server address. đặt giá trị cho hai mục
Alternate DNS server và Preferred DNS server lần lượt là: 8.8.4.4/8.8.8.8. Đây chính
là DNS phổ biến của Google, nó có lượng truy cập gần như là nhiều nhất hiện nay.
– Bước 3: Sau khi bạn đã đổi DNS của Google nhưng vẫn lỗi mạng. hãy nhấn về mục
Obtain DNS server address sau đó để cho máy tự cấu hình DNS rồi thử lại.
1.5.4.10 Các lỗi khác
- Một số máy tính bật nhưng không thấy lên gì. Trước tiên bạn hãy kiểm tra
công tắc trên Case máy tính xem có còn hoạt động được không. Cách kiểm tra là hãy
rút dây công tắc trên main, chập 2 chân Power trên main để xem máy tính có chạy
được không.
- Do máy tính lâu ngày không được bảo trì nên có rất nhiều bụi bẩn bám vào
các linh kiện cũng là một nguyên nhân làm cho máy tính không lên được. Hãy tháo
rời các linh kiện máy tính ra vệ sinh cho sạch sẽ hoặc gọi thợ đến bảo trì máy tính.
- Đối với các dòng máy Laptop có hiện tượng sập nguồn liên tục, cứ bật lên
một lúc là máy tính lại tự tắt thì có thể là do Chíp - CPU hoặc Chipset trên main gây
ra. Bạn hãy đem máy tới các cửa hàng sửa chữa để được khắc phục.

34
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

BÀI 2: CÁC ỨNG DỤNG TRONG VĂN PHÒNG


2.1 Xử lý văn bản
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về kỹ thuật soạn thảo văn bản
Văn bản: Là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký
hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể
thức, kỹ thuật theo quy định.
Theo nghĩa hẹp: Văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hình
thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, kinh
tế. Trên thực tế văn bản được hiểu theo nghĩa này là phổ biến.
Tóm lại văn bản nói chung là một phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin
bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể của đời
sống xã hội và quản lý nhà nước mà văn bản có những hình thức và nội dung khác
nhau.
2.1.1.2 Kỹ thuật soạn thảo văn bản
Kỹ thuật soạn thảo văn bản : là tổng thể những quy tắc và phương pháp
được sử dụng trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản.
Yêu cầu về nội dung văn bản
– Văn bản phải có tính mục đích
– Văn bản phải có tính khoa học.
+ Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông
tin phải được xử lý và đảm bảo chính xác.
+ Lô gíc về nội dung, bố cục chặt chẽ, nhất quán về chủ đề.
+ Thể thức văn bản theo quy định của Nhà nước.
+ Đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
– Văn bản phải có tính đại chúng.
– Văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện (tính công quyền)
– Văn bản phải có tính khả thi.
Yêu cầu về ngôn ngữ văn bản
– Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.
– Dùng từ ngữ phổ thông
– Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng.
– Việc viết hoa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt.
– Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích
yếu nội dung văn bản

35
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.1.1.3 Thể thức và bố cục văn bản


a. Thể thức văn bản
Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác
văn thư, có hiệu lực 05/3/2020, thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị
định 09/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 110/2004/NĐ-CP
về công tác văn thư.
Theo đó, quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính như
sau (từ ngày 15/6/2020 Thông tư 01/2011/TT-BNV sẽ bị bãi bỏ
Thể thức văn bản là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản, nhằm đảm bảo
cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động
các cơ quan . Thể thức là đối tượng chủ yếu của những nghiên cứu về tiêu chuẩn hoá
văn bản. Theo quy định hiện nay, thể thức văn bản quản lý hành chính của ta bao gồm
những yếu tố sau:
- Quốc hiệu;
- Địa danh và ngày tháng ban hành văn bản;
- Cơ quan (tác giả) ban hành;
- Số và ký hiệu của văn bản;
- Cơ quan ( cá nhân) nhận văn bản;
- Tên loại văn bản;
- Trích yếu nội dung;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Con dấu.
Tóm lại, thể thức văn bản là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản, nhằm
đảm bảo hiệu lực pháp lý của văn bản.
b. Bố cục văn bản
Văn bản thông dụng nhất, hay đươc sử dụng nhất là công văn hành chính. Ta
hãy chọn loại này để phân tích các yếu tố tạo thành văn bản. Văn bản hành chính
( Công văn hành chính) thường có 4 phần cấu tạo nên:
- Tiên đề
- Thượng đề
- Chính đề
- Hậu đề.
Tóm tắt bố cục văn bản thông thường
Phần tiên đề
- Quốc hiệu
36
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Địa điểm thời gian


- Cơ quan ban hành
Phần thượng đề
- Nơi nhận nếu là công văn không có tên gọi
- Tên gọi văn bản
- Số và ký hiệu
- Trích yếu
- Căn cứ ( tham chiếu)
Phần nội dung (chính đề)
- Khai thư (mở đầu văn bản)
- Thân thư (các vấn đề cần đề cập trong văn bản)
- Kết thư (lời cảm, xã giao)
Hậu đề
- Ký tên
- Văn bản đính kèm
- Nơi nhận, bản sao
c. Cách tổ chức và định dạng văn bản
Văn bản hành chính được trình bày phông chữ Times New Roman, trên khổ giấy khổ
A4 (210 mm x 297 mm). Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu
gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên
giấy mẫu in sẵn (khổ A5).
Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định
hướng bản in theo chiều dài).
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành
các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy
(định hướng bản in theo chiều rộng).
Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm

37
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức của văn bản

d. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản


Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản là trình tự các bước được sắp xếp
khoa học mà cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây
dựng và ban hành văn bản. Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng
loại văn bản mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng.
Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản nói chung phải đảm bảo các nội
dung: đề xuất văn bản, khởi thảo văn bản, sửa chữa dự thảo, duyệt dự thảo, đánh máy

38
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

văn bản, chỉnh lý bản đánh máy, ký duyệt văn bản, vào sổ, gửi văn bản đi và lưu văn
bản. Trong trình tự này, công đoạn sửa chữa, chỉnh lý và đánh máy có thể được thực
hiện nhiều lần vào giai đoạn tiền thông qua. Riêng công đoạn đánh máy văn bản mang
tính kỹ thuật thuần túy và không có ý nghĩa quyết định đối với trình tự ban hành.
Cũng còn có thể thấy là trong từng công đoạn còn có các tiểu công đoạn nhất định.
Ví dụ, trong công đoạn soạn thảo có thể phải trải qua các bước:
– Xác định vấn đề, nội dung cần văn bản hóa;
– Lựa chọn thông tin, tài liệu;
– Lựa chọn tên loại, xác định thể thức;
– Xây dựng đề cương bản thảo;
– Viết dự thảo;
– Biên tập dự thảo;
– Trao đổi ý kiến và sửa chữa dự thảo;
– Hoàn thiện văn bản.
Tóm lại, các công đoạn của trình tự ban hành một văn bản cụ thể có thể được
chi tiết hóa tùy theo tính chất, nội dung của từng văn bản cụ thể.
2.1.1.4 Giới thiệu phần mềm xử lý văn bản Microsoft Word 2010
Microsoft Office Word 2010 cho phép bạn tạo và chỉnh sửa các tài liệu cá
nhân và doanh nghiệp, chẳng hạn như thư, báo cáo, hóa đơn, email và sách. Theo
mặc định, các tài liệu được lưu trong Word 2010 được lưu với phần mở rộng .docx
(hoặc .doc). Microsoft Word có thể được sử dụng cho các mục đích sau:Để tạo tài
liệu kinh doanh có đồ họa khác nhau bao gồm hình ảnh, biểu đồ và sơ đồ.
1. Để lưu trữ và sử dụng lại nội dung đã đọc và các thành phần được định dạng
như trang bìa và bích báo.
2. Để tạo thư và tiêu đề thư cho mục đích cá nhân và kinh doanh.
3. Để thiết kế các tài liệu khác nhau như sơ yếu lý lịch hoặc thiệp mời, vv
4. Để tạo ra một loạt các thư từ một bản ghi nhớ văn phòng đơn giản đến các bản
sao hợp pháp và tài liệu tham khảo
2.1.2 Soạn thảo và định dạng văn bản
2.1.2.1 Cách thay đổi phông chữ, các kiểu hiển thị
Vào thẻ Home, tại mục Font chọn các chức năng định dạng tương ứng:

39
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Thay đổi phông chữ: Nhấp vào mũi tên đen bên phải chữ Times New
Romam, chọn kiểu phông chữ khác cần thay đổi.
- Các nút lệnh thể hiện các kiểu hiển thị cho văn bản:
Ngoài việc sử dụng các nút lệnh trên có thể thực hiện định dạng ký tự nằm
trong hộp thoại Font như sau:

Nhấn Ctrl+D để mở hộp thoại này hoặc click chọn góc phải dưới của hộp
thoại sau:

Khung Font: Chọn Font chữ phù hợp với bảng mã đã chọn.
Khung Font style:Chọn kiểu chữ.
Khung Size: Chọn cỡ chữ.
Khung Font color:Chọn màu cho chữ.
Khung Underline style: Chọn kiểu gạch chân văn bản.
Khung Underline Color:Chọn màu cho đường gạch dưới.
Khung Effects: Các hiệu ứng đặc biệt cho chữ.
Khung Preview: Hiển thị các thay đổi trong khung khi chọn các định dạng.

40
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Nhấn OK để thực hiện.


Lưu ý: Nếu muốn mặc định cách thiết lập này cho các trang văn bản, ta nhấn
vào nút Set As Default…
Cách ghi chỉ số trên, chỉ số dưới
- Ghi chỉ số trên: Chọn biểu tượng x2 (Subscript) trên nhóm Font của thẻ
Home hoặc nhấn tổ hợp phím “Ctrl” + “Shift” + “=”.
- Ghi chỉ số dưới: Chọn biểu tượng x2 (Superscript) trên nhóm Font của
thẻ Home hoặc nhấn tổ hợp phím “Ctrl” + “=”.
Cách thay đổi màu ký tự và màu nền văn bản
- Thay đổi màu ký tự: nhấp chọn mũi tên trong biểu tượng (Font
color) trong nhóm Font của thẻ Home để chọn các màu khác nhau áp dụng cho ký tự.
- Thay đổi màu nền văn bản: nhấp chọn mũi tên trong biểu tượng
(Text Highlight Color) trong nhóm Font của thẻ Home để chọn các màu khác nhau
tô nền cho văn bản.
Chuyển đổi kiểu chữ HOA/thường
Chọn tab Home trong nhóm Font/Nhấn biểu tượng và chọn lần lượt các
chức năng sau:
- Sentense case: ký tự đầu câu là chữ hoa.
- Lowercase: tất cả chuyển thành chữ thường.
- UPPERCASE: tất cả chuyển thành chữ in hoa.
- Capitalize Each Word: Ký tự đầu của mỗi từ là chữ in hoa.
- TOGGLE CASE: Chuyển chữ hoa thành chữ thường và ngược lại.
Tự động chèn gạch nối trong toàn bộ tài liệu
- Đảm bảo rằng không có đoạn text nào đang được chọn.
- Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, bạn nhấn nút Hyphenation,
sau đó chọn Automatic.

41
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.1.2.2 Định dạng đoạn văn bản


a. Khái niệm và cách chọn một đoạn văn
Đoạn văn bản là phần văn bản được kết thúc bằng phím Enter.Chọn một
đoạn: Nhấp ba lần chuột vào đoạn văn đó hoặc đưa con trỏ chuột về phía trước dòng
đầu tiên của đoạn văn, nhấn chuột và rê đến dòng cuối cùng của đoạn.
b. Cách căn lề toàn bộ văn bản - Chọn toàn bộ văn bản
Mở cửa sổ Paragraph: nhấp chuột vào mũi tên mở rộng trong nhóm
Paragraph của thẻ Home:

Đặt lề trái (Left) và lề phải (Right) cho văn bản trong vùng Indentation.
Đặt thụt đầu dòng cho dòng đầu tiên của các đoạn văn bản trong hộp Spacial.
Nhấn OK để kết thúc.
c. Cách thêm bỏ đầu trang, chân trang
Vào tab Insert trong(Group Header&Footer)/Nhấn Header hoặc Footer,
Người dùng có thể chọn các mẫu Header/Footer có sẵn hoặc Edit
Header/Footer để nhập nội dung. Chọn Remove Header/Footer để bỏ
Header/Footer
Hiệu chỉnh Header & Footer:

42
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

+ Page Number: Thêm vào số trang tự động.


+ Date & Time: Thêm vào ngày tháng hiện hành lấy từ hệ thống.
+ Quick Parts: Thực hiện chức năng
+ Picture: Chèn hình ảnh từ file có sẵn.
+ Go to Header/Go to Footer: Di chuyển tới Footer hoặc Header.
+ Previous, Next: Điều hướng đến trang trước hoặc sau.
+ Different First Page: Tạo trang đầu khác biệt so với các trang còn
lại.
+ Different Odd & Even Pages: Tạo trang chẵn khác biệt so với trang
lẻ
+ Show Document Text: Tắt bật hiển thị tài liệu trong trang.
d. Cách đặt các chế độ bảo vệ khác nhau
Chọn tab Page Layout/ trong nhóm Page Background/Nhấn Watermark
Kích chọn Watermark bạn muốn hoặc Chọn Custom Watermark và tạo một
hình mờ riêng.
Để bỏ một hình mờ, thực hiện các bước như trên nhưng chọn Remove
Watermark.

e. Cách thêm bỏ các dấu đoạn, dấu ngắt dòng


Trong kỹ thuật soạn thảo văn bản ngắt dòng được dùng để ngắt xuống hàng
một dòng khi nó chưa đủ dài để tự xuống dòng hoặc khi muốn các từ nối, từ ghép
được liền nhau trong cùng một dòng. Khi muốn ngắt dòng hãy đặt dấu nháy ngay
phía trước từ muốn ngắt xuống dòng sau đó nhấn và giữ phím Shift rồi nhấn phím
Enter. Lúc này sẽ có thêm một dòng mới.
Trong một số trường hợp khi nhìn vào văn bản sẽ khó phát hiện văn bản được
sử dụng ngắt dòng hay đoạn. Tuy nhiên Word đã có sẵn một nút chức năng giúp nhận
biết việc này bằng cách hiển thị các dấu kết thúc đoạn. Do mỗi khi sử dụng dấu ngắt
dòng hoặc khi kết thúc một đoạn thì Word đều tự động chèn một ký hiệu ngay tại
43
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

điểm ngắt dòng hoặc kết thúc đoạn đó. Cho nên khi nhấn vào nút này thì sẽ xuất hiện
các dấu kết thúc đoạn và cả các dấu ngắt dòng để giúp người sử dụng dễ dàng chỉnh
sửa lại.
- Cách thêm các dấu đoạn, dấu ngắt dòng: nhấp chuột vào nút lệnh Show
Paragraph mark … trong nhóm Paragraph của thẻ Home.
- Cách bỏ các dấu đoạn, dấu ngắt dòng: lặp lại thao tác trên.
Cách thụt lề, căn lề
Vào thẻ Home, chọn nút mở rộng ( ) trong nhóm Paragraph, xuất hiện hộp
thoại sau:

- Mục Alignment: Chọn kiểu căn lề cho đoạn văn bản: + Left: Căn bằng
trái.
+ Right: Căn bằng phải.
+ Justify: Căn bằng hai bên.
+ Centered: Căn giữa.
- Indentation: Thiết lập khoảng cách từ mép lề đoạn so với lề trang: +
Left: Khoảng cách từ lề trái của đoạn đến lề trái của trang văn bản.
+ Right: Khoảng cách từ lề phải của đoạn đến lề phải của trang văn bản. Sau
thi thiết lập xong các thông số trên thì nhấn OK để chấp nhận.
f. Định dạng tabs
Tab là các điểm dừng được dùng để di chuyển con nháy nhanh sang phải khi
nhấn phím Tab thay vì dùng khoảng trắng thường chậm và không như mong muốn.
Có 2 loại tab là tab mặc định (có khoảng cách đều đặn 0.5 inch) và tab do người
dùng định nghĩa. Tab thường dùng khi nhiều đoạn văn (chỉ có 1 dòng) có các nội
dung cần dóng (trái, giữa, phải, ...) với nhau.
Cách thiết lập:
44
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Đặt con trỏ soạn thảo tại dòng cần tạo Tab.
- Đặt Tab trực tiếp trên thước bằng cách:
+ Click chuột trong ô Tab ở phía trái của thanh thước để chọn kiểu Tab.
Có các kiểu Tab sau:

Left Tab: Canh trái.

Center Tab: Canh giữa.

Right Tab: Canh phải.

Decimal Tab: Canh theo dấu thập phân.


Bar Tab: Tab vạch đứng.
+ Click chuột lên thanh thước tại các vị trí thích hợp để đặt Tab. - Đặt
Tab trong hộp thoại Tab bằng cách:
+ Chọn nút lệnh Tabs trong cửa sổ Pragraph, xuất hiện cửa sổ Tab như
sau:

+ Nhập vị trí của Tab trong mục Tab stop position


+ Chọn kiểu căn lề Tab: Left (Tab trái), Center (Tab giữa), Right (Tab
phải)…
+ Chọn cách thể hiện tab:
+ 1: None Tab tạo khoảng trắng
+ 2-3-4: Tab tạo ra các dấu chấm, gạch hoặc gạch nét liền
+ Chọn OK để chấp nhận điểm Tab đã tạo
Sau khi tạo xong, dấu Tab sẽ xuất hiện phía cuối thanh thước.
Các gỡ bỏ Tab
- Nhấp vào dấu Tab trên thanh thước, giữ và kéo xuống cửa sổ văn bản

45
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Hoặc vào cửa sổ Tabs chọn Clear để xóa từng dấu Tab, Clear All để
xóa toàn bộ dấu Tabs đã tạo, nhấp OK để chấp nhận xóa.
Các sử dụng Tab
- Đối với Tab trái: Nhập văn bản rồi nhấn phím Tab trên bàn phím,
trường hợp văn bản đã được nhập trước đó thì đưa con trỏ soạn thảo vào cuối dòng
đã nhập rồi nhấn phím Tab.
- Đối với Tab phải và Tab giữa: nhấn phím Tab rồi nhập văn bản.
g. Cách điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng, đoạn văn
Mở hộp thoại Paragraph Mục Spacing: Cho phép thiết lập các khoảng cách
giữa các dòng, đoạn văn.
Before:Khoảng cách so với đoạn văn bản trên.
After: Khoảng cách so với đoạn văn bản dưới.
Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn bản.
Mặc định là Single (khoảng cách bình thường). nhấp vào mũi tên đen bên
phải chữ Single để chọn các khoảng cách khác:
+ 1,5 line:Khoảng cách 1,5 dòng (gấp rưỡi).
+ At least:Tạo khoảng cách tùy ý bằng cách nhập số đo vào mục At.
+ Double:Khoảng cách 2 dòng (gấp đôi khoảng cách đơn).
+ Exactly:Khoảng cách chính xác theo số đã nhập vào mục At.
+ Multiple:Khoảng cách tính theo số dòng đơn đã có trong mục At.

h. Cách tạo/bỏ đánh dấu tự động (bullet) và đánh số tự động (numbering)


Chức năng Bullets and Numbering dùng để chèn tự động các ký tự đặc
biệt (Bullets) hoặc số (Numbers) ở đầu mỗi đoạn.
- Bullets: Trình bày văn bản theo kiểu liệt kê, đầu mỗi đoạn được chèn
một ký tự đặc biệt.
- Chọn tab Home, nhấn vào biểu tượng Bullets trong nhóm
Paragraph xuất hiện hộp thoại sau:

46
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Define New Bullet: Chọn kiểu ký tự, hoặc hiệu chỉnh lại các thông số của
Bullets.
Bullet character: Symbol, Picture, Font: Chọn ký hiệu làm bullet.
Alignment: Canh lề cho Bullet.
Preview: Xem nhanh định dạng.
Numbering: Đánh số thứ tự danh sách, chọn kiểu Numbering cần định dạng.
Chọn tab Home/GroupParagraph/Nhấn vào biểu tượng Numbering để
mở hộp thoại sau:

Define New Number Format: Chọn kiểu số thứ tự, hoặc hiệu chỉnh lại các
thông số của Numbering:

47
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

+ Number Style: Chọn kiểu số


+ Number format: Số bắt đầu trong danh sách
+ Alignment: Canh lề cho số thứ tự
+ Preview: Xem nhanh định dạng

i. Cách tạo đương viền , bóng / nền cho một đoạn văn
Chức năng này cho phép định dạng đường viền khung và màu nền cho đoạn
văn bản.
Chọn Home/GroupParagraph /Nhấn vào biểu tượng Borders and
Shading và chọn các kiểu đường viền có sẵn. Hộp thoại sau xuất hiện:

- Thẻ Borders: Đóng khung đoạn văn bản. + Setting: Chọn kiểu khung.
48
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

+ Style: Xác định hình thức đường viền khung: Style, Color, Width.
+ Apply to: Xác định phạm vi đóng khung:
+ Text: Đóng khung khối văn bản được chọn.
+ Paragraph: Đóng khung cả đoạn văn bản hiện hành.
- Thẻ Page Border: Đóng khung trang văn bản.
+ Các định dạng giống như Borders
+ Art: Chọn các kiểu đường viền nghệ thuật. - Apply to: Phạm vi đóng khung.
+ Whole document: Đóng khung tất cả các trang của tài liệu.
+ This section: Đóng khung các trang trong section hiện hành.
+ This section - first page only: Chỉ đóng khung trang đầu của section hiện
hành.
+ This section- all except first page: Đóng khung tất cả các trang trừ trang
đầu.
- Options: Thay đổi khoảng cách từ khung đến văn bản.
+ Edge of page: Khoảng cách được tính từ lề trang giấy đến khung.
+ Text: Khoảng cách được tính từ văn bản đến khung.
+ Thẻ Shading: Dùng để tô màu nền đoạn văn bản.
2.1.3 Chèn các đối tượng vào văn bản
2.1.3.1 Chèn ký hiệu và ký tự đặc biệt
Để chèn các ký hiệu và ký tự đặc biệt như hệ thống chấm câu, cách khoảng,
hoặc các ký tự đồ họa không có sẵn trên bàn phím, ta thực hiện các bước như sau:
- Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn ký hiệu
- Chọn tab Insert trên vùng Ribbon
- Chọn nút Symbol trên nhóm Symbols
- Chọn ký hiệu phù hợp.

1
2.1.3.2 Chèn ClipArt và hình ảnh
a. Chèn ClipArt

49
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Word 2010 cũng cho phép bạn chèn các hình ảnh và các minh họa vào tài
liệu. Các bạn thực hiện theo các bước sau:
- Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn hình minh họa hay hình ảnh.
- Chọn tab Insert trên vùng Ribbon
- Chọn nút Clip Art
- Hộp thoại xuất hiện và bạn có thể tìm hình mẫu
- Chọn hình minh họa bạn muốn chèn

b. Chèn và hiệu chỉnh hình vẽ


Để chèn và hiệu chỉnh một hình ảnh vào word 2010 các bạn làm theo các
bước sau:
- Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn sau đó chọn tab Insert trên vùng Ribbon
- Chọn nút Picture
- Duyệt qua hình ảnh bạn muốn chèn và chọn ảnh.
- Chọn Insert

Phiên bản Office 2010 hỗ trợ tính năng hiệu chỉnh hình ảnh như một
chương trình xử lý ảnh chuyên nghiệp. Người dùng chỉ cần Click chuột lên hình ảnh
muốn hiệu chỉnh và chọn Tab Format, hệ thống công cụ đa dạng sẽ xuất hiện trên
Ribbon.

Tab chứa các công cụ để hiệu chỉnh hình ảnh

Định dạng: Double click (nhắp đúp) vào bức ảnh muốn hiệu chỉnh, chọn
lệnh Format trên menu chọn:
- Picture Style: Mở rộng và chọn hiệu ứng mong muốn
- Picture Border: Tạo màu viền khung ảnh.

50
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Picture Effects: Tạo hiệu ứng trực quan, cho ảnh như bóng, ánh sáng, phản
chiếu hay là hiệu ứng 3D.
- Picture Layout: Chuyển đổi hình ảnh hiện tại sang dạng SmartArt.
- Remove Background: Loại bỏ hình nền.
- Corrections: Hiệu chỉnh ánh sáng cũng như độ tương phản.
- Color: Thay đổi màu của hình ảnh.
- Change Picture: Thay đổi hình hiện tại bằng một hình khác
.- Reset Picture: Đƣa hình ảnh về trạng thái như khi mới chèn vào.
- Wrap Text: Tương tự WordArd
+ In Line with Text: Hình và chữ cùng nằm trên một hàng.
+ Square: Chữ bao quanh hình theo hình vuông.
+ Tight: Chữ bao quanh hình theo đường viền của hình.
+ Through: Chữ bao quanh xuyên suốt hình.
+ Top and Bottom: Chữ canh theo lề trên và lề dưới của hình.
+ Behind Text: Hình nằm dưới chữ tạo hình nền.
+ In Front of Text: Hình nằm trên bề mặt chữ.
+ Edit Wrap Points: Thiết lập giới hạn chữ đè lên hình
.+ More Layout Options: Mở màn hình Layout.

Tab Wrap Text


- Position: Thiết lập vị trí của đối tượng trên trang.
- Rotate: Thiết lập góc xoay cho các đối tượng.
- Align: Canh lề cho đối tượng hay các đối tượng với nhau.
- Group (Ungroup): Gộp nhóm (bỏ gộp nhóm) cho các đối tượng.

51
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Thay đổi kích thước:: Tất cả các hình vẽ có thể tăng hay giảm kích thước bằng cách
kích vào ảnh và kích vào một góc của ảnh rồi kéo để tăng hay giảm kích thước ảnh
cho phù hợp.

Di chuyển bức ảnh:- Nhắp mouse vào bức ảnh, lúc đó sẽ xuất hiện mũi tên
bốn chiều giữ nút trái mouse di chuyển bức ảnh sang chỗ khác.
Sao chép: Giữ phím Ctr đồng thời làm như di chuyển.
Xóa:Nhắp chuột vào hình ảnh cần xóa, nhấn phím Delete trên bàn phím
Cắt – xén hình ( Crop):
Bước 1: Nhắp chuột vào hình cần cắt, chọn công cụ Crop trên thanh công
cụ Piture.
Bước 2: Để con trỏ tại các góc của ảnh và kéo để cắt những đoạn hình không
cần thiết.
2.1.3.3 Chèn và hiệu chỉnh lưu đồ
Smart Art là tập hợp các loại đồ họa bạn có thể sử dụng để tổ chức thông tin
trong tài liệu. Các bước để chèn SmartArt:
- Đặt con trỏ chuột vào nơi bạn muốn chèn minh họa hay hình ảnh sau đó
chọn tab Insert trên vùng Ribbon
- Chọn nút SmartArt

52
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Lúc này hộp Smart Art sẽ xuất hiện cho phép bạn chọn sơ đồ phù hợp với
nhu cầu mình vẽ nhất trước khi nhấn nút OK. Ở đây, có rất nhiều loại sơ đồ được
gợi ý như:
• List: kiểu sơ đồ danh sách
• Process: kiểu sơ đồ quá trình
• Cycle: kiểu sơ đồ vòng
• Hierarchy: kiểu sơ đồ tổ chức
• Relationship: kiểu sơ đồ quan hệ
• Matrix: kiểu sơ đồ ma trận
• Pyramid: kiểu sơ đồ hình kim tự tháp
• Picture: mẫu sơ đồ mà bạn có thể chèn thêm ảnh từ bên ngoài

Sau khi bạn chọn được loại sơ đồ, bạn cần tiến hành điền nội dung vào phần
[Text] hiển thị trong sơ đồ.
.

53
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Lưu ý: Lúc này, bạn có thể xóa hoặc thêm bất kì ô nào có trong mẫu sơ đồ,
bằng cách:
Nếu muốn xóa: click chọn ô muốn xóa, rồi nhấn Delete.
Nếu muốn thêm: click chọn ô vị trí muốn thêm, chọn Design -> Add
Shapes xuất hiện các vị trí chèn ô như:
Add Shape After: chèn ô ở phía sau (xuất hiện ở bên phải).
Add Shape Before: chèn ô ở phía trước (xuất hiện ở bên trái).
Add Shape Above: chèn ô ở phía trên một mức.
Add Shape Below: chèn ô ở phía dưới một mức.

Nếu cảm thấy nhàm chán với gam màu mặc định, thì bạn có thể thay đổi màu
ô của sơ đồ bằng cách vào Design -> Change Color, rồi chọn nhiều kiểu như được
gợi ý.

54
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.1.3.4 Vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ


Biểu đồ là một dạng thể hiện bằng hình ảnh các số liệu của một bảng tính.
Biểu đồ được hình thành bởi trục tung và trục hoành. Trục hoành thể hiện loại dữ liệu
dùng để so sánh. Trục tung thể hiện số lượng hay đơn vị đo lường dữ liệu dùng để so
sánh.
Tại thẻ Insert, nhóm Illustrator, bạn nhấn vào Chart

Xuất hiện cửa sổ chọn kiểu biêu đồ

55
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Chọn một kiểu biểu đồ và nhập hoặc sửa nội dung bảng dữ liệu trực tiếp trên
bảng dữ liệu Data Sheet của màn hình Excel.

Đóng chương trình Excel, biểu đồ lưu lại trên màn hình Word

Thay đổi lại kiểu biểu đồ


Chọn biểu đồ, trên Tab Design chọn nhóm Type, Change Chart Type.

- Hãy lựa chọn loại biểu đồ theo danh sách Chart type và chọn hình biểu đồ
bên ô Chart sub-type.
- Chọn nút Set as default chart nếu muốn để kiểu biểu đồ đã chọn sẽ được
dùng cho những lần vẽ biểu đồ sau.
Nhấn nút OK để hoàn thành việc thay đổi kiểu biểu đồ
Chỉnh sửa nội dung hiển thị trên biểu đồ
Chọn biểu đồ chỉnh sửa biểu đồ, Tab Layout

56
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Có thể chỉnh sửa nội dung trong nhóm Labels và nhóm Axes.
Labels:
- Chart title: Tên biểu đồ
- Axis title: Tiêu đề trục
- Legend: Chú giải
- Data Labels: Hiển thị dữ liệu và các nhãn giá trị
- Data Labels: Hiển thị dữ liệu và các nhãn giá trị
Axes:
- Axes: chỉnh sử, hiển thị dữ liệu trên trục tọa độ
- Gridlines: Thay đổi đường kẻ mặt đáy biểu đồ
Quay & hiển thị biểu đồ theo hình ảnh 3-D
Chọn biểu đồ chỉnh sửa biểu đồ, Tab Layout, nhóm Background chọn 3-D
Rotation

Xuất hiện hộp thoại Fỏmat Chart Area:

57
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Rotation: Quay biểu đồ theo chiều dọc, chiều ngang….


- Perspective: Phối cảnh xa.
Bạn có thể sử dụng các nút chức năng quay biểu đồ phù hợp.
2.1.3.5 Cách vẽ sơ đồ trong word bằng Shapes
Nếu không chọn cách vẽ Smart Art trong word, thì bạn có thể vẽ sơ đồ bằng
Shapes nhưng cách này sẽ tốn nhiều thời gian của bạn hơn.
Trước khi chọn cách vẽ sơ đồ trong word bằng Shapes, bạn cần liệt kê
những ý chính được thể hiện trên sơ đồ để rút ngắn thời gian vẽ. :
Bước 1: Vào word, rồi chọn Insert -> Shapes, chọn bất kì hình dạng nào mà
bạn muốn.

Bước 2: Tìm vị trí muốn vẽ trên trang, bạn nhấn trái chuột và kéo để tạo ra
hình.

Dựa vào ý chính mà bạn muốn thể hiện trên sơ đồ, bạn tiến hành vẽ thêm số
lượng hình tương ứng bằng cách giữ phím Ctrl trên bàn phím, đồng thời nhấn giữ
trái chuột (sao cho xuất hiện dấu thập) rồi bạn tiến hành kéo thả hình ở vị trí khác.
Nếu không thực hiện thao tác kéo thả chuột để tạo hình như trên, bạn tiến
hành sao chép và dán hình bằng tổ hợp Ctrl C và Ctrl V.

58
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Bước 3: Tiến hành chỉnh style theo sở thích, bạn chọn Format -> để ý trong
khung Shape Styles có những chức năng sau:
• Shape Fill: màu hình nền bên trong hình.
• Shape Outline: màu viền, độ dày viền, kiểu viền (nét liền, nét đứt,…).
• Shape Effects: hiệu ứng hình (3D, đổ bóng,...).

Bước 4: Tiến hành vẽ các mũi tên hoặc đường thẳng để thể hiện sự liên
kết, bằng cách vào Insert -> Shapes -> chọn hình mũi tên hoặc đường thẳng.

59
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Nếu muốn chỉnh độ dày của mũi tên (hay đường thẳng) thì chọn Format -
> Shape Outlines -> Weight -> độ dày mong muốn.

Khi vẽ sơ đồ trong word mà gồm nhiều hình (đối tượng vẽ bằng shape),
thì bạn cần nên Nhóm (group) lại để tránh bị xô lệch khi thay đổi bố cục của sơ đồ
bằng cách:
- Nhấn phím Ctrl, rồi dùng chuột click chọn hết sơ đồ, nhấp chuột
phải để chọn Group

60
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Bước 5: Tiến hành điền nội dung vào hình hộp, bằng cách chọn hình, nhấp
phải chuột chọn Add Text rồi sau đó nhập chữ vào.

Như vậy đã hoàn thành cách vẽ sơ đồ trong word.

61
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.1.3.6 Lập và hiệu chỉnh biểu thức toán học


Word 2010 cho phép bạn chèn các công thức toán học. Để xem công cụ toán
học:
- Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn công thức toán học
- Chọn tab Insert trên vùng Ribbon
- Chọn nút Equation trên nhóm Symbols
- Chọn công thức toán học phù hợp hoặc Chọn Insert New Equation

62
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Để chỉnh sửa công thức toán học: Kích chọn công thức và tab Design sẽ
xuất hiện trên vùng Ribbon

2.1.4 Thao tác với bảng biểu


Bảng (table) là kiểu trình bày văn bản có cấu trúc gồm các cột (column) và
các dòng (row), giao giữa các dòng và các cột là các ô (cell).
2.1.4.1 Tạo bảng mới.
- Đưa con trỏ vào vị trí cần tạo bảng.
Chọn tab Insert trên nhóm Tables/Nhấn chọn Table. Bạn có thể tạo một bảng
theo một trong 4 cách sau:

Cách 1: Đánh dấu số dòng và cột


Cách 2: Vào tab Insert trên nhóm Tables/Nhấn Insert Tables, xuất hiện hộp
thoại sau:

63
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Trong đó:
+ Number of rows: Số dòng cần tạo.
+ Number of columns: Số cột cần tạo.
+ Fixed columns width: Cố định chiều rộng cho mỗi cột
+ AutoFit to Contents: Tự động điều chỉnh độ rộng các cột khít với dữ liệu
trong cột.
+ AutoFit to Window: Tự động điều chỉnh độ rộng các cột trong bảng sao
cho có chiều rộng vừa khít chiều rộng trang vãn bản.
+ Nhấn OK để chèn bảng vào vị trí đã chọn.
Cách 3: Chọn vào Draw Table, tạo bảng bằng cách kích và nhập số dòng và
cột
Cách 4: Chọn Quick Tables và chọn bảng.
2.1.4.2 Cách nhập và biên tập dữ liệu trong các ô của bảng
Để nhập dữ liệu vào từng ô của bảng, ta tích chuột vào ô cần nhập dữ liệu
hoặc Copy, Paste dữ liệu từ văn bản khác vào bảng.
Dữ liệu trong ô có thể được căn trái, căn giữa, căn phải theo bề rộng hoặc
căn trên, căn dưới và căn giữa theo chiều cao.
Để biên tập dữ liệu trong ô ta sử dụng các nút lệnh căn chỉnh trên thẻ Home
hoặc làm như sau:
Nhấn chuột phải, chọn Cell Aligment, chọn nút định dạng cần áp dụng.
2.1.4.3 Cách chọn dòng, cột, ô hoặc toàn bộ bảng
- Chọn Ô:Click chuột lên hàng/Chọn Tab Layout/Nhấn vào biểu tượng
trong nhóm Table/Chọn Select chọn Select Cell.
- Chọn cột:Click chuột lên cột/ Chọn Tab Layout/ Nhấn vào biểu tượng
trong nhóm Table/Chọn Select chọn Select Column.

64
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Chọn hàng:Click chuột lên hang/ Chọn Tab Layout/ Nhấn vào biểu tượng
trong nhóm Table/Chọn Select chọn Select Row.
- Chọn cả bảng:Click chuột lên bảng/Chọn Tab Layout/Nhấn vào biểu
tượng trong nhóm Table/Chọn Select chọn Select Table.
2.1.4.4 Cách thêm, xóa dòng cột
Click chuột lên bảng/Chọn Tab Layout Group Row Column gồm các chức
năng sau:

Insert Above: Thêm một hàng ở phía


trên. Insert Below: Thêm một hàng ở
phía dưới . Insert Left: Thêm cột bên
trái. Insert Right: Thêm cột bên phải.
Delete:
+ Delete Cells: Xóa ô.
+ Delete Columns: Xóa cột.
+ Delete Rows: Xóa hàng.
+ Delete Table: Xóa bảng.
2.1.4.5 Cách sửa đổi chiều rộng của cột, chiều cao của dòng
Click chuột lên bảng/Chọn Tab Layout trong Group Cell Size gồm các
chức năng sau:

65
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

AutoFit:
AutoFit Contents: Kích thước bảng co giãn theo lượng dữ liệu trong bảng.
AutoFit Window: Kích thước bảng mở rộng bằng chiều rộng vùng soạn
thảo.
Fixed Column Width: Cố định chiều rộng cột.
Height: Hiệu chỉnh chiều cao của hàng.
Width: Hiệu chỉnh chiều rộng của cột.
Distribute Rows: Hiệu chỉnh cho các hàng có kích thước bằng nhau.
Distribute Columns: Hiệu chỉnh cho các cột có kích thước bằng nhau.
2.1.4.6 Cách thay đổi kiểu, màu sắc đường viền
Để kẻ viền cho bảng, cách làm như sau:
+ Chọn bảng hoặc các ô (bôi đen) cần tô nền hay đặt viền
+ Chọn Design/nhấn vào nút Border chọn All Borders
+ Chọn các kiểu đường viền và nhấp OK
- Để tô nền cho bảng: Chọn mục chọn Shading trong thẻ Design

+ Chọn một màu thích hợp trong vùng màu hoặc chọn More Colors để
chọn màu khác.
2.1.4.7 Cách thêm bóng và màu nền cho các ô của bảng - Tô nền cho bảng
+ Chọn các ô cần tô màu/Nhấn vào Tables Tools/Chọn tab Design.
+ Chọn vào biểu tượng và chọn màu nền cho ô đó.

66
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Cách xóa bảng khỏi văn bản - Chọn bảng dữ liệu cần xóa hấn chuột phải, chọn
Delete Table
2.1.5 Tạo mục lục trang tự động và in ấn
2.1.5.1 Tạo mục lục trang tự động
Trong quá trình soạn thảo văn bản, nhất là các văn bản dài như tiểu luận, luận
văn, đề cương ôn tập … rất cần đến mục lục để thuận tiện cho việc tìm kiếm của
người dùng. Vậy việc tạo ra 1 mục lục là vô cùng cần thiết để có thể theo dõi, khái
quát được nội dung văn bản. Sau đây admin sẽ hướng dẫn cách làm mục lục tự động
trong Word 2010 và các phiên bản khác như 2007, 2013,…
Cách 1: Sử dụng Heading Styles có sẵn tại Tab Home trên thanh manu.
Bước 1: Tại Tab Home, mục Styles, chọn Heading phù hợp bạn muốn áp dụng
để tạo mục lục cho nội dung đã chọn. Tên mục lớn nhất bạn lựa chọn heading 1

Lựa chọn các Heading phù hợp với nhu cầu văn bản . Tương tự các mục nhỏ
hơn thì bạn chọn các heading thấp hơn: heading 2, heading 3,… . Lưu ý: có thể tùy
chỉnh chữ cho Heading bằng cách kích chuột phải vào Heading→ chọn Modify, hoàn
tất chỉnh sửa nhấn OK
67
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Sau khi hoàn thiện việc lựa chọn các Heading phù hợp thì lựa chọn vị trí mình
cần đặt mục lục tự động rồi qua bước tiếp theo.
Bước 2: Tạo mục lục tự động: Chọn References –> Tables of Content. Có thể
tạo mục lục theo 2 cách như sau:
- Chọn vào mục lục có sẵn trong word như hình bên dưới, văn bản sẽ tự
động nhảy ra mục lục theo yêu cầu.
- Tự tạo mục lục bằng cách nhấn vào Insert Table of contents…

68
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Cách 2 làm mục lục tự đông trong word bằng Tab References
Bước 1: vào Tab References.
Xác định trõ các đề mục trong văn bản vì mục lục tự động được tạo nên trên
nguyên tắc cấp độ của các đề mục trong văn bản, vì vậy chúng ta cần xác định đúng
cấp độ của các đề mục.
- Bôi đen phần đề mục lớn nhất chọn Add text là Level 1
- Tương tự với các mục nhỏ lần lượt bôi đen lựa chọn Add text là Level 2, Add
text là Level 3, Add text là Level 4 …
- làm đến hết tất cả các đề mục theo yêu cầu của bản thân.

Lựa chọn các Level thích hợp – Level 1

69
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Lựa chọn các Level thích hợp – Level 2


Sau bước chọn đề mục, các cần chọn vị trí để tạo mục lục tự động trong
Word. Thông thường khi làm mục lục, người ta thường làm ở đầu hoặc cuối của văn
bản.
Sau khi đã chọn được vị trí đề tạo mục lục, các vẫn chọn tab References, sau
đó chọn Table of contents, một cửa sổ hiện lên các có thể tạo mục lục tự động theo
những mẫu sẵn có, hoặc các có thể click vào Custom table of contents, sau đó chọn
cấp độ của mục lục, và nhấn Ok để tạo.
Trong trường hợp các có thể thêm các đề mục lớn nhỏ khác, các chỉ cần
update lại mục lục thì các đề mục mới tạo sẽ tự động được cập nhật vào mục lục.
2.1.5.2 In ấn
Để thực hiện in ấn từ MS Word, từ tab File/Print. Chọn thông số thiết
lập như mô tả ở phần Windows trước khi in ấn. Nhưng trước khi thực hiện in ấn,
chúng ta phải thiết lập thông số trước khi in.
Định dạng trang in : Vào tab Page Layout/trong nhóm Group Page Setup, với các
mục chính như sau:
- Margins: Chỉ định thông số về lề cho trang in. Chúng ta có thể
chọn từ các mẫu có sẵn,hoặc chọn Custom margins để tùy nhập thông số về lề:
lề trên, dưới, trái, phải (Top, Bottom, Left, Right).
Trang giấy mặc định ở chế độ đặt dọc Portraits, nhấp vào Lanscape
để quay ngang trang giấy.
- Orientation: Chọn hướng in dọc hay ngang.
- Size: Chọn kích thước giấy in trong danh sách, hoặc nhập kích
thước trang theo yêu cầu của người dùng từ mục More Paper Sizes.
70
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Chúng ta có thể mở rộng Page Setup (click vào vị trí mũi tên phía
cuối bên phải của thẻ) xuất hiện hộp thoại Page Setup.

Thẻ Page: Đặt hướng trang, chọn khổ giấy in.


Thực hiện in : Vào File/Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + P, xuất hiện cửa
sổ sau:

- Chọn số bản in trong mục Copies


- Chọn số trang in trong mục Pages
- Nhấp chọn nút lệnh Print để bắt đầu in.
71
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.2 Sử dụng bảng tính cơ bản


2.2.1 Một số khái niệm cơ bản
Microsoft Excel là chương trình thuộc bộ phần mềm Microsoft Office được
sử dụng trong hầu hết tất cả các văn phòng trên toàn thế giới. Excel là chương trình
bảng tính có thể ứng dụng cho các công việc quản lý, kế toán, thống kê…..
Sau khi khởi động chương trình Excel, chúng ta có một sổ bảng tính
(Workbook).Trong một sổ bảng tính có rất nhiều trang bảng tính.
Một bảng tính gồm có 256 cột được đánh chỉ số theo chữ cái A, B, C…Z,
AA, AB, AC… và 65536 dòng được đánh chỉ số theo số thứ tự 1,2,3…65536.

Cửa sổ chương trình Microsoft Excel


Theo mặc định, mỗi lần tạo bảng tính mới thì Excel tạo 3 trang bảng tính
trắng đặt tên là Sheet1, Sheet2, Sheet3. Sau này chúng ta có thể chèn thêm các trang
mới và chúng được đặt tên là Sheet4, Sheet5,…

Ba trang tính có tên là Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3


Ô (Cell): Ô của trang tính là giao của một cột và một dòng. Ô trên trang bảng
tính có địa chỉ viết theo trật tự xác định gồm chữ cái tên cột đứng trước và số thứ tự
dòng đứng sau.

Địa chỉ ô là A1

72
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

VD: Địa chỉ ô đầu tiên là A1 và địa chỉ ô cuối cùng trên trang bảng tính là
IV65536.

Cửa sổ bảng tính: Cửa sổ bảng tính Excel có các thành phần chính sau:

Giao diện chương trình Excel

Trang hiện hành: Trên một bảng tính hiện hành, tại một thời điểm chúng ta
chỉ có thể thao tác với các ô trên một trang của bảng tính và đó gọi là trang hiện hành.

Bảng tính Sheet1 đang là trang hiện hành

Để chuyển trạng thái hiện hành đến trang khác, chúng ta chỉ cần thao tác đơn
giản là nhắp chuột vào phần chứa tên của trang bảng tính. Trên trang hiện hành, tại
một thời điểm chúng ta chỉ thao tác được với một ô, gọi là ô hiện hành.

: Ô A1 là ô hiện hành

73
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Trên trang hiện hành, chúng ta sẽ thấy các loại con trỏ sau:
• Con trỏ ô: Xác định ô nào là ô hiện hành trên trang. Một đường bao
đậm xuất hiện trên ô hiện hành.
• Con trỏ soạn thảo: Có hình│màu đen, nhấp nháy, xác định vị trí nhập
dữ liệu cho ô.
• Con trỏ chuột: Thay đổi hình dạng tùy thuộc vị trí của nó trên trang
bảng tính.

Con trỏ chuột dạng chữ thập trắng khi ở trên các ô.

Con trỏ chuột có dạng chữ I khi ở phía trong ô đang soạn
thảo.

2.2.2 Sử dụng công thức và hàm cơ bản


2.2.2.1 Tạo công thức cơ bản
a. Tạo công thức số học, logic cơ bản để cộng, trừ, nhân, chia
- Công thức được tạo ra để tính toán và trả lại giá trị cho ô bảng tính. Phải
nhập kí tự “=” trước khi nhập nội dung công thức. Kí tự này giúp Excel nhận biết và
thực hiện công thức.
Ví dụ: Muốn tính tổng giá trị có trên ô C5, C6 và kết quả đặt ở trên ô D6,
chúng ta nhập công thức “=C5 C6” vào ô D6. Thanh công thức
Formula Bar

- Kết quả tính toán sẽ hiển thị tại ô, còn nội dung công thức (gồm cả kí tự =)
có thể nhìn thấy trên thanh công thức Formula Bar.

74
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Chúng ta có thể chỉnh sửa nội dung công thức và cuối cùng là nhấn phím
Enter để công thức được tính toán lại và trả về giá trị cho ô.
Ví dụ:

b. Các toán tử trong công thức

c. Thứ tự tính toán

75
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Khi tính toán, Excel sẽ ưu tiên các phép toán logic trước rồi mới đến phép
toán số học. Thứ tự thực hiện các phép toán số học trong Excel có mức ưu tiên như
sau:
Thứ Phép toán Chức năng
tự
1 - Đảo dấu
2 % Lấy phần trăm
3 ^ Phép lũy thừa
4 * và / Phép nhân và chia
5 và - Phép cộng và trừ
6 & Phép nối chuỗi, ví dụ
=“Viet”&“Nam” sẽ cho chuỗi kí tự
VietNam
7 Các phép toán so sánh

Để làm thay đổi trật tự tính toán, chúng ta chỉ được dùng cặp dấu ngoặc đơn
để nhóm các biểu thức ưu tiên tính trước.
VD: =105*2 kết quả được 20.
=(105)*2 kết quả được 30.
d. Cách nhập công thức vào ô
- Nhắp đúp chuột chọn ô
- Trước tiên nhập kí tự “=” sau đó nhập nội dung công thức
- Nhấn phím Enter để kết thúc và thực hiện tính toán công thức.
e. Địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối, địa chỉ hỗn hợp
❖ Địa chỉ tương đối và tuyệt đối
Các ô là thành phần cơ sở của một bảng tính Excel. Ô có thể chứa các kết quả
tính toán theo một công thức nào đó với sự tham gia của nhiều ô khác, chẳng hạn
chứa tổng số của các ô trong cùng cột hay cùng dòng.
Địa chỉ ô được phép có mặt trong công thức và tự động điều chỉnh theo thao
tác sao chép công thức nên chúng ta có khái niệm địa chỉ tham chiếu tuyệt đối, địa
chỉ tham chiếu tương đối, địa chỉ tham chiếu hỗn hợp.
- Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối: Chỉ đến một ô hay các ô cụ thể.
- Địa chỉ tham chiếu tương đối: Chỉ đến một ô hay các ô trong sự so sánh với
một vị trí nào đó.

76
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Địa chỉ tham chiếu hỗn hợp: Có một thành phần là tuyệt đối, phần còn lại
là tương đối.
b) Địa chỉ tham chiếu tương đối
Địa chỉ tham chiếu tương đối gọi tắt là địa chỉ tương đối có trong công thức
sẽ thay đổi theo vị trí ô khi chúng ta thực hiện sao chép công thức từ một ô đến các ô
khác.
Ví dụ: Chúng ta nhập công thức trong ô C1 là =(A1B1)/2
Khi sao chép công thức này đến ô C2 thì nó tự động thay đổi địa chỉ để trở
thành công thức là =(A2B2)/2. Khi sao chép công thức này đến ô C3 thì nó sẽ tự động
thay đổi địa chỉ để trở thành công thức là =(A3B3)/2.
❖ Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối
Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối gọi tắt là địa chỉ tuyệt đối.Dấu (đô la) $ thêm
vào trước chữ cái chỉ cột hoặc trước số thứ tự dòng khi viết địa chỉ tuyệt đối trong
công thức. Lúc này, địa chỉ ô ghi trong công thức sẽ cố định không thay đổi theo thao
tác sao chép công thức từ giữa các ô.
Nếu có công thức F2=$C$4$D$4/5 thì khi sao chép sang ô F3 nó vẫn là
=$C$4$D$4/5, khi sao chép sang bất kỳ ô nào công thức vẫn là =$C$4$D$4/5.
❖ Địa chỉ tham chiếu hỗn hợp
Ví dụ trong ô D1 chúng ta nhập công thức = ($A1 B$1)/2.
Khi sao chép sang ô D2 công thức sẽ là: ($A2 B$1)/2, Ở đây, $A1 đã đổi
thành $A2.
f. Nhận biết các thông báo lỗi chuẩn khi sử dụng công thức
- Lỗi #####
Lỗi xảy ra khi chiều rộng cột không đủ để hiển thị kết quả tính toán. Sửa lỗi
bằng cách tăng chiều rộng cột đó hoặc thu nhỏ kích thước phông chữ.
- Lỗi #VALUE!
Lỗi xảy ra do người sử dụng dữ liệu hoặc toán tử tham gia vào công thức
không đúng yêu cầu của công thức.
✓ Công thức toán học song lại tính toán trên ô chứa dữ liệu kiểu văn bản.
Sửa lỗi bằng cách nhập lại địa chỉ hoặc định dạng lại ô chứa dữ liệu.
✓ Công thức sử dụng dữ liệu là địa chỉ ô chứa công thức khác. Sửa lỗi
bằng cách thay đổi công thức.
- Lỗi #DIV/0!
Lỗi xảy ra khi chia một số cho 0 hoặc mẫu số của phép tính là một ô không
có dữ liệu.Sửa lỗi bằng cách nhập công thức khác.

77
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Lỗi #NAME?
Lỗi xảy ra khi Excel không xác định được các kí tự trong công thức.Ví dụ sử
dụng một tên vùng ô chưa được định nghĩa.
- Lỗi #N/A
Lỗi xảy ra do không có dữ liệu để tính toán
- Lỗi #NUM!
Lỗi xảy ra do sử dụng dữ liệu không đúng kiểu số. Cần định dạng lại dữ liệu
tham gia vào công thức.
Bài tập ứng dụng
Bài tập ứng dụng 1
1. Tạo bảng tính mới có nội dung như sau, đặt tên là “TINHTONG.xls”

2. Nhập công thức để tính tổng thu của Quý I, Quý II


3. Dùng hàm SUM để tính tổng thu của Quý III, Quý IV.
4. Thu hẹp kích thước cột B lại bằng một nửa độ rộng ban đầu. Quan sát
thông báo lỗi “ ######” trong bảng tính. Sửa lỗi sai đó.
5. Nhập nội dung “Đại lý A” vào ô chứa Doanh thu quý I của Đại lý A
(B5). Quan sát và nhận dạng thông báo lỗi trên màn hình.
6. Ghi lưu bảng tính.
Bài tập ứng dụng 2
Bảng tính dưới đây dùng để tính giờ dạy và thu nhập theo tuần của các giáo
viên.

78
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Yêu cầu tính thu nhập thực tế của từng người dựa trên số liệu đã cho là: Thù
lao mỗi giờ dạy, phụ cấp chức vụ và mức thuế.
- B1: Tạo bảng biểu chỉ chứa dữ liệu
- B2: Tính Tổng số giờ: Đặt con trỏ chuột vào ô B8, gõ công thức tính tổng
= SUM (B3:B7)
- B3: Copy công thức trên cho vùng ô C8: F8
- B4: Tính thu nhập của từng cá nhân: Đặt con trỏ vào ô B11, gõ công thức
tính:
Thu nhập = Tổng số giờ * Thù lao mỗi giờ dạy =B8*B10
- B5: Copy công thức trên cho vùng ô C11: F11
- B6: Tính mức thuế phải nộp đối với từng cá nhân: Đặt con trỏ chuột vào ô
B14, gõ công thức tính thuế = thu nhập * Mức thuế = B11*B13
- B7: Copy công thức trên cho vùng ô C14: F14
- B8: Tính thu nhập thực tế của mỗi người: Đặt con trỏ chuột vào ô B15, gõ
công thức tính
Thu nhập thực tế = thu nhập phụ cấp chức vụ * Tổng số giờ - Thuế phải
nộp = B11 B12 *B8 – B14
- B9: Copy công thức trên cho vùng ô C15: F15
- Ghi lưu lại kết quả trong tệp tin “Bang tinh gio day.xls”

79
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.2.2.2 Một số hàm cơ bản: SUM(), AVERAGE(), ROUND()


a. Hàm SUM()
• Chức năng: Tính tổng các giá trị số trong phạm vi.
• Cú pháp: = SUM(danh sách các giá trị).
• Ví dụ:
= SUM(A1:A5) (Tính tổng số trong phạm vi từ A1 đến A5).
= SUM(A1:A5,C6:C18)(tính tổng số trong phạm vi từ A1 đến A5 và từ C6
đến C8).
Lưu ý:
* Khi ở trong phạm vi chỉ định có ô chứa giá trị #VALUE! thì hàm SUM sẽ
cho trị #VALUE!
* Ô chứa dữ liệu trong phạm vi không được tính.
* Số lượng phạm vi trong hàm từ 1 đến 30.
b. AVERAGE()
• Chức năng: Tính trung bình cộng trong phạm vi.
• Cú pháp: = AVERAGE(danh sách các giá trị).
• Ví dụ:
= AVERAGE (B1:B5) (tính trung bình cộng trong phạm vi từ B1 đến B5).
= AVERAGE (A1:A5,C6:C18) (tính TB cộng trong phạm vi từ A1 đến A5
và từ C6 đến C8).
Lưu ý:
* Khi ở trong phạm vi chỉ định có ô chứa giá trị #VALUE! thì hàm AVERAGE
sẽ cho trị #VALUE!
* Ô chứa dữ liệu chuỗi hoặc ô trống trong phạm vi không được tính.
* Số lượng phạm vi trong hàm từ 1 đến 30.
c. ROUND()
• Chức năng: làm tròn một số là <giá trị số> với <biểu thức số> giá trị
thập phân.
• Cú pháp: =ROUND(<giá trị số>, <biểu thức số>)
Nếu <biểu thức số> là dương thì làm tròn <giá trị số>theo các số lẻ (bên phải
của giá trị số)
Nếu <biểu thức số> là âm thì làm tròn <giá trị số>theo các số nguyên (bên
trái của giá trị số)
• Ví dụ:=ROUND(34.4546, 2)Sẽ trả ra kết quả là: 34.45

80
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Bài tập ứng dụng 1:


1. Hãy nhập và định dạng bảng tính như hình bên dưới
2. Lưu bảng tính vừa nhập với tên file là TINHTOAN.xls
- Thực hiện các yêu cầu ở dưới bảng
- Tại ô G8 hãy đưa ra số lượng lớn nhất của tất cả các mặt hàng
- Tại ô G 9 hãy đưa ra đơn giá nhỏ nhất trong các mặt hàng

Bài tập ứng dụng 2:


Tạo mới một bảng tính có nội dung sau và đặt tên là “HAM.xls”

81
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Yêu cầu:
1. Tính lương tháng của mỗi nhân viên theo qui định:
Lương tháng= Lương ngày * ngày công
trong đó: Ngày công = Số ngày làm việc Số đêm trực *1.5
2. Tính lương 2 tháng của mỗi nhân viên
3. Tính các dòng tổng cộng của mỗi phòng ban?
4. Tính cột tỉ lệ của mỗi nhân viên theo qui định:
Tỉ lệ nhân viên = Lương 2 tháng của nhân viên đó / Tổng lương 2 tháng
của tất cả các nhân viên ở cả 2 phòng.

2.2.2.3 Hàm thống kê: COUNT(),COUNTA(),COUNTIF(), COUNTIFS(),


SUMIF()
a. Hàm COUNT()
• Chức năng: đếm tất các ô chứa giá trị là số trong danh sách.
• Cú pháp: =COUNT(danh sách các giá trị)
b. Hàm COUNTA()
• Chức năng: đếm tất các ô trong danh sách chứa dữ liệu
• Cú pháp: =COUNTA(danh sách các trị)
c. Hàm COUNTIF()
• Chức năng: đếm từng ô không trống thoả mãn tiêu chuẩn đã định.
• Cú pháp: =COUNTIF(<Phạm vi chứa tiêu chuẩn>,<tiêu chuẩn>)

82
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

• Ví dụ: COUNTIF( B1:B6,”>=7”) đếm tất các ô từ B1:B7 có điểm >=7


d. Hàm COUNTIFS()
• Chức năng: đếm ô nhưng thỏa mãn các điều kiện cho trước.
• Cú pháp: =COUNTIFS(<Phạm vi chứa tiêu chuẩn 1>,<tiêu chuẩn
1>, <Phạm vi chứa tiêu chuẩn 2>,<tiêu chuẩn 2>, …)
• Ví dụ: Tính số lượng nhân viên Nam có 25 ngày công làm việc
=COUNTIFS(C2:C7,"Nam",D2:D7,25) đếm tất cả các ô từ C2:C7 có
giới tính Nam và đếm tất cả các ô từ D2:D7 có ngày công = 25.
e. Hàm SUMIF()
• Chức năng: cộng những ô thoả mãn điều kiện nào đó.
• Cú pháp: = SUMIF(<cột 1>,<điều kiện>,<cột 2>)
Trong đó: <cột 1> là tham chiếu tới một dãy ô được kiểm tra theo một <điều
kiện> nào đó đã cho trước, <cột 2> là tham chiếu tới một dãy ô chứa giá trị tổng,
<điều kiện> có thể là một số, một biểu thức, hay một chuỗi văn bản xác định ô nào
đó cần tính tổng nhưng phải đặt trong nháy kép và cùng kiểu dữ liệu với kiểu dữ liệu
trong, <cột 1>.
Ví dụ: Giả sử, có bảng tính sau, sau đó hãy tính tiền thưởng của đơn vị A.
Tại ô E6, nhập công thức =SUMIF(C2:C5,”=A”,E2:E5), tương tự như vậy ta tính
được cho đơn vị B, C.
A B C D E
1 TT Họ tên Đơn vị Số công Tiền
thưởng
2 1 Lê Tuấn Đông A 28 560000
3 2 Trần Anh Toàn C 25 125000
4 3 Trần Thị Lan A 17 85000
5 4 Nguyễn Thanh B 27 270000

6

Bài tập áp dụng


Hãy mở bảng tính “QLLUONG.xlsx” đã làm ở phần bài tập áp dụng mục
các hàm logic (3.4) Thực hiện các yêu cầu sau:

83
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

1. Tính số ngày làm việc của những nhân viên đã làm trên 22 ngày tại ô
J15.
2. Đếm số người có lương hơn 1.000.000 tại ô J16.

2.2.2.4 Hàm logic: AND(), OR(), NOT(), IF()


a. Hàm AND()
• Chức năng: hàm cho kết quả là đúng khi tất cả các điều kiện trong danh
sách đều đúng.
• Cú pháp: =AND(điều kiện 1, điều kiện 2)
b. Hàm OR()
• Chức năng: hàm cho kết quả là đúng khi ít nhất một điều kiện trong
danh sách đều đúng.
• Cú pháp: =OR(điều kiện 1, điều kiện 2)
c. Hàm NOT()
• Chức năng: hàm cho kết quả là đúng khi điều kiện sai. Ngược lại, làm
cho giá trị sai khi điều kiện là đúng.
• Cú pháp: =NOT(điều kiện)
d. Hàm IF()
• Chức năng: hàm cho kết quả là <giá trị 1> nếu <biểu thức logic> là
đúng, ngược lại kết quả nhận được là <giá trị 2>.
• Cú pháp: =IF(<biểu thức logic>,<giá trị 1>,<giá trị 2> )
• Ví dụ: =IF(diem>=5,”Đỗ”,”Trượt”)
Ví dụ 1: Cho bảng dữ liệu như sau (Hình 2-7):

84
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Kết quả thi

YÊU CẦU
Xét kết quả “Đạt”, “Không đạt” cho các sinh viên. Trong đó: nếu điểm trung
bình của sinh viên dưới 5 là “Không đạt”, nếu điểm trung bình từ 5 trở lên thì kết quả
là “Đạt”.
HƯỚNG DẪN:
Để thực hiện yêu cầu này, ta nhập công thức như sau:
=IF(C2<5,"Không đạt","Đạt")
Giải thích lệnh trên:
• IF là hàm điều kiện.
• C2<5 là điều kiện: điểm trung bình nhỏ dưới 5.
• “Không đạt” là kết quả trả về khi điều kiện C2<5 là đúng (điểm trung
bình nhỏ dưới 5).
• “Đạt” là kết quả trả về khi điều kiện C2<5 không đúng (tức là điểm
trung bình không nhỏ dưới 5).
Kết quả thu được như sau (Hình 2-8):

Kết quả xét điểm cho sinh viên

85
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Có thể lồng tối đa 64 hàm IF làm các đối số Value_if_true và


Value_if_false để xây dựng hàm kiểm tra phức tạp hơn.
Ví dụ 2: Cho bảng dữ liệu như sau (Hình 2-9):

Xét học bổng


YÊU CẦU
Xét học bổng cho sinh viên. Trong đó: nếu điểm trung bình của sinh viên
dưới 8 thì không có học bổng, nếu điểm trung bình từ 8 đến dưới 9 thì đạt học bổng
loại giỏi, nếu điểm tung bình từ 9 trở lên thì học bổng loại xuất sắc.
HƯỚNG DẪN:
Để thực hiện yêu cầu này, ta nhập công thức như sau ô D2:
=IF(C2<8,"Không có",IF(C2<9,"Học bổng loại Giỏi", "Học bổng loại Xuất
sắc"))
Giải thích lệnh trên:
• IF là hàm điều kiện.
• C2<8 là điều kiện: điểm trung bình nhỏ dưới 8.
• “Không có” là kết quả trả về khi điều kiện C2<8 là đúng (điểm trung
bình nhỏ dưới 8). Ngược lại, ra xét tiếp điều kiện C2<9 của IF thứ 2 (IF lồng bên
trong).
• “Học bổng loại Giỏi” là kết quả trả về khi điều kiện C2<9 (và hiển
nhiên bao gồm cả điều kiện C2>=8) đúng (tức là điểm trung bình từ 8 đến dưới 9).
• “Học bổng loại Xuất sắc” là kết quả trả về khi điều kiện C2<9 (và hiển
nhiên bao gồm cả điều kiện C2>=8) không đúng (tức là điểm trung bình từ từ 9 trở
lên).

Ta có thể biểu diễn điều kiện xét học bổng ở trên dưới dạng sơ đồ như sau
(Hình 2-10):

86
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Điều kiện xét học bổng

Kết quả thu được như sau (Hình 2-11):

Kết quả xét học bổng

2.2.2.5 Hàm tìm kiếm và tham chiếu: VLOOKUP(), HLOOKUP()


a. Hàm VLOOKUP()
V= Vertical. Tra tìm trên bảng đối chiếu và điền số liệu tự động. Bảng đối
chiếu tổ chức theo cột.
Dạng thức của hàm:
VLOOKUP (giá trị tìm kiếm, vùng bảng đối chiếu, cột trả kết quả, sắp xếp
vùng đối chiếu)
Để dễ hiểu chúng ta xét ví dụ sau:
1. Mở bảng tính mới và nhập dữ liệu vào Sheet1 bao gồm các mục như
hình.

87
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Tìm kiếm chức vụ theo bảng dữ liệu đối chiếu

2. Bảng đối chiếu được nhập trên cùng trang bảng tính trong vùng ô D13:E18
gồm cột chức vụ và phụ cấp.
3. Thực hiện điền phụ cấp vào bảng lương chính một cách tự động tại ô F6
theo công thức =VLOOKUP(D5;$D$13:$E$18;2;0).
Giải thích công thức VLOOKUP(D5;$D$13:$E$18;2;0) như sau:
- Vùng giá trị tìm kiếm là giá trị tại ô D5
- Vùng bảng đối chiếu là $D$13:$E$18, với địa chỉ tuyệt đối.
- Cột trả lại kết quả là cột thứ 2 trong bảng đối chiếu – cột phụ cấp.
- Cuối cùng số 0 cho biết không cần sắp xếp cột đầu tiên trong bảng đối chiếu
theo trật tự giá trị tăng dần.
4. Cuối cùng là sao chép công thức tại ô F5 đến các ô dưới.

b. Hàm HLOOKUP()
H= Horizontal. Tra tìm trên bảng đối chiếu và điền số liệu tự động. Bảng đối
chiếu tổ chức theo dòng.
Dạng thức của hàm:
HLOOKUP (giá trị tìm kiếm, vùng bảng đối chiếu, dòng trả kết quả, sắp xếp
vùng đối chiếu)
Cách sử dụng hoàn toàn tương tự như hàm VLOOKUP, chỉ có điều kiện cần
quan tâm là vùng bảng đối chiếu gồm 2 phần:

88
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Dòng chỉ mục: Bắt buộc phải là dòng đầu tiên trong bảng và được sắp xếp
theo thứ tự tăng dần (từ trái sang phải), Những dữ liệu trong dòng chỉ mục dùng để
đối chiếu với giá trị tìm kiếm
- Các dòng trả về: là những dòng chứa giá trị kết quả tương ứng ở bên dưới
dòng chỉ mục.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu như sau:

Xếp loại sinh viên

YÊU CẦU
Thực hiện xếp loại cho sinh viên theo bảng quy định xếp loại.
HƯỚNG DẪN:
Để thực hiện yêu cầu này, ta nhập công thức tại ô D2 như sau:
=HLOOKUP(C2,$C$10:$F$11,2,TRUE)
Giải thích lệnh trên:
• HLOOKUP là hàm tra cứu.
• C2 là điểm trung bình (giá trị cần tra cứu).
• $C$10:$F$11 là vùng bảng quy định xếp loại dùng để tra cứu (bảng
cố định).
• 2 là kết quả xếp loại (số thứ tự của hàng sẽ trả về giá trị trong vùng tra
cứu).
• TRUE là cách dò tìm tương đối.
Kết quả thu được như sau:

89
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Kết quả xếp loại sinh viên (dùng hàm HLOOKUP)

2.2.3 Tạo biểu đồ


2.2.3.1 Tạo biểu đồ
Trong Excel 2010, có thể tạo ra một biểu đồ một cách nhanh chóng và dễ
dàng.Sau khi tạo ra một biểu đồ, có thể thêm các thành phần vào nó như tiêu đề hoặc
thay đổi cách trình bày của biểu đồ.
Hình 2-15 là một worksheet thể hiện tình hình kinh doanh trà sữa của công
ty theo dạng báo cáo các con số và có thể chuyển sang dạng biểu đồ để dễ dàng so
sánh tình hình kinh doanh.

Tổng hợp doanh số bán trà sữa

90
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Biểu đồ doanh số bán hàng quý I

Để tạo biểu đồ tương tự Hình 2-16, thực hiện như sau:


Bước 1: Chọn dữ liệu mà muốn tạo biểu đồ, bao gồm các cột tiêu đề (tháng
1, tháng 2, tháng 3) và tên của nhân viên bán hàng (Hình 2-17).

Tạo biểu đồ

91
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Bước 2: Vào thẻ Insert →chọn dạng biểu đồ trong nhóm Charts. Ví dụ: Vẽ
biểu đồ hình cột chọn Column (Hình 2-17).
Bước 3: Với dạng biểu đồ Column, sẽ thấy một số loại biểu đồ cột để lựa
chọn. Ví dụ: chọn biểu đồ Clustered Column (dạng đầu tiên của trong danh sách 2-
D Column) (Hình 2-17). Kết quả ta sẽ thu được biểu đồ cột cho dữ liệu thống kê ở
trên (Hình 2-18).

Biểu đồ dạng cột

2.2.3.2 Hiệu chỉnh biểu đồ


a. Thay đổi dạng biểu đồ
Sau khi tạo biểu đồ, có thể thay đổi dạng biều đồ bằng cách:
Bước 1: Chọn biểu đồ cần chỉnh sửa
Bước 2: Trên thẻ Design, dưới Chart Tools, trong nhóm Type, bấm chọn
vào Change Chart Type
Bước 3: Chọn một loại biểu đồ khác trên cửa sổ Change Chart Type →OK
(Hình 2-19).

92
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 2-19: Thay đổi dạng biểu đồ


b. Thêm tiêu đề cho biểu đồ
có thể thêm một tiêu đề chính cho biểu đồ cũng như thêm tiêu đề cho các trục
đo và mô tả dữ liệu biểu đồ. Nhóm Labels và Axis trên thẻ Layout giúp ta thực hiện
việc đó một cách dễ dàng.

Hình 2-20: Biểu đồ có tiêu đề

Ví dụ: Để thêm tiêu đề cho biểu đồ (Hình 2-21) thực hiện như sau:
Bước 4: Trên thẻ Layout →chọn Chart Title
Bước 5: Chọn vị trí của tiều đề (Ví dụ: chọn Centered Overlay Title) →nhập
nội dung tiêu đề “Doanh số bán trà sữa” (Hình 2-21). Lưu ý: có thể định dạng lại
tiêu đề cho phù hợp hơn, cũng như có thể di chuyển, tạo đường viền…. trên thẻ Home,
thẻ Format.
93
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 2-21: Thêm tiêu đề cho biểu đồ


Tương tự như trên, để thêm tiêu đề cho các trục ngang (x), trục dọc (y) chọn
chức năng Axis Title (Hình 2-22).

Hình 2-22: Thêm tiêu đề trục ngang, trục dọc

Để bổ sung thông tin dữ liệu (số lượng bán) của từng nhân viên (Hình 2-23),
thực hiện như sau:
Bước 6: Trên thẻ Layout →chọn Data Labels.
Bước 7: Chọn vị trí của nhãn dữ liệu (Ví dụ: chọn Outside End để hiện nội
dung dữ liệu ngay phía trên các cột).

94
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 2-23: Bổ sung thông tin từ bảng dữ liệu


Lưu ý: Trên thẻ Design, dưới Chart Tools, trong nhóm Chart Layouts có
một số mẫu thể hiện thông dụng. Trong nhóm Chart Styles cũng của thẻ Design
này có nhiều mẫu định dạng khá bắt mắt.

Hình 2-24: Các mẫu định dạng sẵn có trong thẻ Design

2.2.4 In ấn
2.2.4.1 Các chế độ hiển thị trang trong Excel
Excel 2010 hỗ trợ mạnh trong việc in ấn, với nhiều chế độ xem trực quan
giúp có thể thấy được kết quả in ngay trên màn hình.Có 3 chế độ hiển thị là Nornal
View, Page Layout View và Page Break Preview.
• Normal View: Đây là chế độ sử dụng thường xuyên trong quá trình
nhập liệu, tính toán,… trên bảng tính và là chế độ mặc định của Excel.
• Page Layout View: Là chế độ xem trước khi in, trong chế độ này vẫn
có thể tính toán và nhập liệu.
• Page Break Preview: Hiển thị bảng tính Excel với các dấu phân trang,
tại đây có thể chia lại trang bằng cách kéo thả các đường chia cách trang.

95
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

2.2.4.2 Thiết lập thông số cho trang in


Tất cả các tùy chọn thiết lập thông số trang in có tại thẻ Page Layout.
Margins: tùy chọn lề trang, Orientation: chiều trang ngang hay dọc, Size: tùy
chọn khổ giấy, Print Area: tùy chọn vùng in, Breaks: tùy chọn ngắt trang,
Background: chèn hình nền, Print Titles: tùy chọn in tiêu đề lặp lại trên mỗi trang,…

Hình 2-25: Thẻ Page Layout

• Thiết lập hướng trang in


Chọn Orientation trong nhóm Page Setup→chọn Portrait (trang dọc)/ chọn
Landscape (trang ngang).
• Thiết lập khổ giấy
Chọn Size trong nhóm Page Setup→chọn khổ giấy phù hợp
• Ngắt trang (Page Break)
Chọn Breaks trong nhóm Page Setup→chọn Page.
• In tiêu đề cột và dòng lặp lại ở các trang:
Chọn Print Titles nhóm Page Setup→Tại ô Rows to repeat at top ta quét chọn
hàng sẽ lặp lại; Tại ô Columns to repeat at left ta quét chọn cột sẽ lặp lại.

2.2.4.3 Thiết lập thông số hộp thoại Print


Để gọi hộp thoại Print, chọn nút File> chọn Print hay nhấn tổ hợp phím
<CtrlP>.Dùng hộp thoại này để chọn máy in, chọn trang cần in, chọn số lượng bản
sao và một số tùy chọn khác.

96
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình 2-26: Hộp thoại in ấn

• Copies: Số lượng bản in cần in ấn.


• Print Active Sheets: Chỉ in sheet hiện hành.
• Print Entire Workbook: In toàn bộ workbook.
• Print Selection: Chỉ in sheet đang chọn.
• Print One Sided/Print on Both Sideds: Lựa chọn chế độ in 01 mặt hoặc
lật (02) mặt giấy.
• Print: để bắt đầu in.
• Exit: đóng hộp thoại in ấn.

2.3 Sử dụng trình chiếu cơ bản


2.3.1 Một số khái niệm cơ bản
PowerPoint là một phần của bộ Microsoft Office. Cũng giống như Word,
Excel, PowerPoint giúp chúng ta tạo nên các bài thuyết trình, báo cáo sinh động và
lôi cuốn.
Do PowerPoint được tích hợp rất chặt chẽ với các thành phần khác của bộ
Microsoft Office, nên chúng ta có thể chia sẻ thông tin giữa các thành phần này rất
dễ dàng. Ví dụ, chúng ta có thể vẽ biểu đồ trong Excel và có thể chèn biểu đồ này vào
97
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

slide của PowerPoint hoặc chúng ta có thể chép các đoạn văn bản của Word và đưa
vào slide của PowerPoint,...MS PowerPoint 2010 có giao diện chính bao gồm:

Hình 2-1: Giao diện MS PowerPoint 2010


Các Khung Outline, Slide notes, Slide:
Cửa sổ Outline: thể hiện cấu trúc tổ chức các khung slide trong phiên trình
bày. Có thể dùng khung này để tạo và sắp xếp các slide.
Cửa sổNotes: cho phép bổ sung ghi chú trong mỗi trang thuyết trình.
Khung Notes thường dùng để mô tả chi tiết cho nội dung khung slide.
Cửa sổ Slide: nội dung cần trình bày nằm ở khung này. Khung Slide bao
gồm văn bản, hình ảnh, các đoạn âm thanh mà chúng ta muốn trình diễn. Việc soạn
thảo hầu hết tập trung ở phần này.
Khung Task (Task Panes): chứa các liên kết (link) đến các chức năng cơ
bản thường sử dụng. Khung này được sử dụng rất nhiều trong quá trình soạn thảo,
gồm nhiều khung: New File/Presentation/Document, Clipboard, Search and Insert
ClipArt. Để mở khung Task: View->Task Pane. Để di chuyển qua lại giữa các
khung này, nhắp chuột vào khung hoặc nhấn F6.

98
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Menu và các thanh công cụ (toolbar):


Các menu và thanh công cụ chứa các lệnh dùng cho việc soạn thảo, trình
chiếu… của PowerPoint. Trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các lệnh
từ ribbon hay sử dụng các phím nóng. Mặc định, màn hình soạn thảo PowerPoint có
các thành phần sau:
Title bar: thanh tiêu đề (thể hiện thông tin/tiêu đề phần mềm, tài liệu đang
soạn thảo)
Ribbon: hoạt động như một sự kết hợp của menu bar và toolbar. Ribbon
chia thành các nhóm và có sự biến đổi theo ngữ cảnh, công việc thực hiện.
Office button: Mở Office, chứa các menu open, save, print, và tạo mới file
trình diễn. Các phiên bản trước đây, thường các chức năng này được để trong menu
"File".
Quick Access Toolbar: chứa shortcut cho một số tính năng thông dụng
(các nút ở đây có thể được thay đổi theo nhu cầu người dùng).
Minimize, Maximize/Restore button: thay đổi kích thước cửa sổ ứng
dụng.
Close button: đóng ứng dụng.
Work area: màn hình làm việc chính, dùng để soạn thảo file PowerPoint
2010.
2.3.2 Tạo bài trình chiếu cơ bản
2.3.2.1 Tạo mới bài trình chiếu
Khi khởi động PowerPoint thì một bài trình diễn trống đã mặc định được tạo
ra. Nếu muốn tạo mới một bài trình diễn trống từ đây thì cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Chọn nút Office/ New, cửa sổ New Presentation xuất hiện:

99
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Cửa sổ New Presentation


Bước 2: Chọn Blank Presentation
Bước 3: Nhấn nút Create để tạo mới.
Tổ hợp phím tắt để tạo slide mới là <Ctrl N>.
2.3.2.2 Chèn Slide vào bài thuyết trình
Khi mới khởi động, cửa sổ PowerPoint chỉ có một slide, nếu muốn thêm slide
vào bài thuyết trình thì cách thông dụng là chọn New Slide trên tab Home.

100
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Thao tác chèn slide vào bài thuyết trình


Có 2 cách để sử dụng nút này:
. Nếu click phần trên của nút này, một slide mới sẽ xuất hiện ngay lập tức.
. Nếu click phần dưới của nút này, sẽ có một thư viện layouts cho slide để
người dùng có thể chọn lựa để thêm vào bài thuyết trình.
2.3.2.3 Sắp xếp và chỉnh sửa các sildes
Để sắp xếp trật tự các sildes ta có thể chuyển sang chế độ Slide Short View
sau đó di chuyển, sắp đặt lại các slide.

101
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Thao tác sắp xếp slide


Để chỉnh sửa các nội dung trong mỗi slide, ta chuyển sang chế độ nhìn
Normal View, chọn các đối tượng cần chỉnh sửa. Tại chế độ nhìn này ta cũng có thể
sắp xếp lại trật tự các slide từ danh sách slide bên trái:
2.3.2.4 Sử dụng slide master
Khi làm việc với PowerPoint mà không biết đến các Master Slide thì quả là
một thiếu sót nghiêm trọng. Slide Master sẽ giúp chúng ta thực hiện được rất nhiều
việc về định dạng, áp dụng hiệu ứng, chèn hình nền, …một các nhanh chóng và hiệu
quả.
Để áp dụng Slide Master trong bài thuyết trình thì ngay từ khi bắt đầu làm
việc chúng ta nên định dạng luôn Slide Master bằng cách chọn tabView từ thanh
Ribbon → chọn Slide Master
Trong khung Slides chọn Slide Master trên cùng, chọn vùng tiêu đề, viết và
định dạng cho vùng tiêu đề của Slide Master:

102
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Thao tác định dạng vùng tiêu đề cho Slide Master


Phần nội dung của Slide Master chúng ta cũng có thể định dạng trước : Font
chữ, cỡ chữ, định dạng đoạn, ….để các Slide sau chúng ta sẽ không mất công định
dạng lại.
Sau khi định dạng xong, chúng ta muốn thoát khỏi chế độ Slide Master để
trờ về chế độ soạn thảo thông thường thì từ thanh ribbon vào tab Slide Master →
chọn Close Master View.

Thao tác đóng Slide Master


Để xem kết quả, vào tab View→ chọn Slide Sort.
Những định đạng ở Slide Master sẽ là định đạng chung cho các Slide còn lại.
Bài tập áp dụng: Slide Master
1. Mở file có sẵn (đã làm ở bài trước)
2. Chuyển đến slide thứ 2, và mở Slide Master
3. Sử dụng Slide Master để chuyển font của tiêu đề về cỡ chữ 44, font chữ
là Arial Black, và canh lề trái, mầu đỏ
4. Chuyển bullet về hình vuông
5. Chuyển về Normal view để kiểm tra các thay đổi
6. Lưu file.
2.3.2.5 Chèn và hiệu chỉnh đối tượng cho slide
103
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Cách đơn giản nhất để chèn hình ảnh và một số thành phần khác vào slide
bằng cách sử dụng tab Insert trên thanh Ribbon. Tại tab Insert chúng ta có thể chèn
được: Table, Picture, Clip Art, Char, WordArt, Sound, Movie,…
Ngoài ra có thể sử dụng những cách sau để chèn một đối tượng vào bài thuyết
trình:
2.3.2.6 Chèn ClipArt vào slide:
✓ Bước 1: Vào Insert/ Chọn ClipArt
✓ Bước 2: Một cửa sổ nhiệm vụ Clip Art mở ra, nhập từ khoá trong hộp
Search for với những chủ đề gợi ý phân loại, sau đó nhấn nút Go.
✓ Bước 3: Những đoạn clip xuất hiện phù hợp theo yêu cầu của từ khoá.
Chọn một clip để chèn vào trong slide
2.3.2.7 Chèn Picture vào slide:
Nhấn vào biểu tựợng Insert Picture from File
Cửa sổ Insert Picture xuất hiện, hãy tìm đến thư mục lưu trữ hình trên máy
của mình và nhấn chuột chọn một hình nào đó, sau đó nhấn nút Insert để chèn hình
vàoSlide.

Thao tác chọn ảnh hiển thị trên Slide


Khi hình đã chèn vào slide, các chọn hình cho xuất hiện 8 ô vuông nhỏ xung
quanh hình, đưa chuột vào ô ở một góc nào đó và giữ trái chuột kéo ra phía ngoài
hình để phóng to hình. có thể dùng chuột để di chuyển hình đến vị trí mong muốn
trongslide

104
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hình ảnh sẽ tự động có kích thước và vị trí trong placeholder. cũng có thể
chèn bảng biểu, biểu đồ, hình ảnh cá nhân, video và SmartArt graphics bằng cách
này. Nên lưu ý rằng phải giảm dung lượng hình ảnh cần thiết khi chèn vào slide.
Tương tự với việc chèn âm thanh (Sound), video (Movie), bảng biểu
(Table), SmartArt,... vàoslide.
2.3.3 Sử dụng hiệu ứng và trình chiếu
2.3.3.1 Hiệu ứng cho đối tượng trên slide
a. Thiết lập hiệu ứng
Khi soạn xong nội dung cho từng slide, để bài thuyết trình thêm phần sinh
động, lôi cuốn, chúng ta sẽ tạo hiệu ứng cho văn bản và hình ảnh bằng cách:
Bước 1: Chọn Slide cần xây dựng hiệu ứng
Bước 2: Chọn đoạn văn bản hoặc hình ảnh cần thiết lập hiệu ứng
Bước 3: Vào tab Animation trên thanh Ribbon, chọn lệnh Custom
Animation
Bước 4: Chọn nút từ khung Custom Animation bên cửa sổ
Power Point, danh sách các hiệu ứng xổ xuống, nhấn chọn một hiệu một hiệu ứng
ưng ý.

Thao tác thiết lập hiệu ứng cho văn bản


Bên cạnh những hiệu ứng chuyển động được xây dựng sẵn, người sử dụng
có thể tự xây dựng hiệu ứng chuyển động theo một đường dẫn bằng cách sau:
Bước 1: Chọn nút từ khung Custom Animation
Bước 2: Chọn Motion Paths
Bước 3: Chọn Draw Custom Path
Bước 4: Chọn Curve

105
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Dùng chuột vẽ một đường


cong trên slide, sau khi vẽ xong
đường cong, nhấn chuột hai lần để
kết thúc lệnh vẽ. Khi đó đối tượng
sẽ tự động di chuyển theo đường
cong này.
Vẫn trong khung Custom
Animation, hộp Speed là nơi có
thể thiết lập tốc độ của hiệu ứng.
nhấn chuột vào mũi tên bên phải
của hộp, một danh sách sẽ hiển thị
cho phép chọn tốc độ của hiệu ứng
Cửa sổ Custom Animation
đã được thiết lập sẵn:
Start: Chọn kiểu xuất hiện hiệu
ứng
On click: Hiệu ứng xuất hiện khi
kích chuột trái
With previous: Các hiệu ứng xuất
hiện cùng nhau
After previous: Hiệu ứng xuất hiện
ngay sau hiệu ứng trước đó
Speed: Chọn tốc độ xuất hiện của
Thao tác thiết lập tốc độ và
các hiệu ứng.
kiểu xuất hiện của hiệu ứng
Very Slow: Rất chậm
Slow: Chậm
Medium: Bình thường
Fast: Nhanh
Very Fast:Rất nhanh
b. Xóa bỏ hiệu ứng
Bước 1: Tại hộp Custom Animation
Bước 2: Chọn hiệu ứng cần xóa,nhấn Remove
Hoặc nhấn phím Delete, hoặc click chuột phải (R_click) rồi chọn Remove).

106
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Nếu muốn xóa bỏ tất cả các hiệu ứng


của đối tượng, ta chọn đối tượng rồi kích chọn
nút Remove.
Nhấn nút Save để lưu lại bài làm, nếu
muốn xem hiệu ứng vừa thiết lập cho slide

hiện hành thì nhấn nút , nếu muốn


xem ở chế độ toàn màn hình thì nhấn vào nút

Thao tác xóa bỏ hiệu ứng


c. Tạo liên kết trong các slide
Khi đang ở một slide mà muốn chuyển đến một slide bất kỳ có liên quan đến
nội dung đang trình bày thì ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chọn đối tượng liên kết, R_click và chọn Hyperlink

Cửa sổ Insert Hyperlink


Bước 2: Có nhiều lựa chọn liên kết như:
• Liên kết đến file hoặc liên kết đến một slide nào đó trong file trình chiếu,
ta chọn Place in this document sau đó chọn đối tượng hoặc slide cần liên kết.

107
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Thao tác liên kết đến một slide trong file trình chiếu
• Để tạo liên kết đến một địa chỉ URL hoặc một chương trình chạy bên
ngoài, chúng ta vào Slide Show – Action Buttonsvà chọn các loại nút tương ứng.

Thao tác tạo liên kết đến một chương trình chạy bên ngoài
• Sau đó nhấn OK và nhấn Shift F5 để xem kết quả.
c.1..a.1. Hiệu ứng chuyển slide
d. Chuyển tiếp giữa các trang
Để thiết lập hiệu ứng chuyển tiếp giữa các trang, chúng ta thức hiện các bước
sau:
Bước 1: Chọn tab Animation
Bước 2: Trong nhóm Transition To This Slide chọn một hiệu ứng chuyển
tiếp phù hợp.
Để thiết lập cùng một hiệu ứng chuyển tiếp cho tất cả các slide, vào tab View
chọn Slide Sorter nhấn CtrlA để chọn tất cả các trang sau đó thực hiện các bước
thiết lập như trên.
e. Tự động hóa việc chuyển trang
Để việc chuyển từ trang này sang trang khác sẽ được thực hiện tự động sau
một thời gian quy định trước ta làm như sau:

108
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Bước 1: Chọn tất cả các trang (như hướng dẫn trên)


Bước 2: Chọn tab Animation, tại Advance Slide nhấn chuột chọn
Automatically After.
Bước 3: Nhấn mũi tên lên/ xuống để thiết lập thời gian chuyển trang (tính
bằng phút:giây).

Thao tác thiết lập chuyển slide tự động


f. Tạo bộ nút di chuyển trong thuyết trình
Chức năng này cho phép gắn một thao tác vào một nút lệnh cụ thể. Gồm:

Nút : Khi nhấn vào thì bài thuyết trình được chuyển về slide bắt đầu.
Nút : Khi nhấn vào thì sẽ chuyển đến slide kế tiếp slide hiện hành.
Nút : Khi nhấn vào thì sẽ chuyển về slide trước slide hiện hành.
Nút Khi nhấn vào thì sẽ chuyển đến slide chứa đồ thị trong bài thuyết
trình.

Nút : Khi nhấn vào thì sẽ mở ứng dụng Excel lên.


- Để tạo bộ nút di chuyển trong bài thuyết trình các làm theo các bước
sau:
Bước 1: Chọn tab Insert
Bước 2: Chọn Shape từ nhóm Illustrationsđể mở danh sách các hình đã xây
dựng sẵn.

Thao tác tạo bộ nút di chuyển


Các nút lệnh Action nằm ở cuối danh sách các nhóm hình vẽ.

109
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Khi hộp thoại xuất hiện, chọn OK để chấp nhận thiết lập có sẵn là Hyperlink
to: First Slide.
g. Bắt đầu trình chiếu
Để bắt đầu trình chiếu ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chọn tab Slide Show trên thanh Ribbon
Bước 2: Tại nhóm Start Slide Show chọn From Beginning (chiếu từ đầu
hoặc nhấn phím tắt F5) hoặc From Current Slide (chiếu từ slide hiện hành – phím
tắt Shift F5).

Thao tác bắt đầu trình chiếu


PowerPoint cung cấp sẵn thanh công cụ dùng để định hướng và chọn các kiểu
con trỏ chuột.

Thao tác chọn kiểu con trỏ chuột


Sử dụng các nút điều khiển trong chế độ Slide Show
➢ Chuyển đến một slide xác định
Khi đang trình chiếu báo cáo, nếu muốn chuyển đến một slide khác trong báo
cáo thì cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn nút Slide (hoặc nhấn chuột phải lên màn hình)
Bước 2: Chọn Go to Slide
Bước 3: Chọn Slide cần di chuyển đến

110
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Thao tác chuyển đến một slide xác định


➢ Sử dụng các tổ hợp phím tắt
Sau đây là danh mục phím tắt thường được dùng khi trình chiếu.
Bảng 2-1: Bảng danh mục một số phím tắt thường dùng trong
PowerPoint
Hành động Kết quả
Nhấn chuột trái Đến Slide kế tiếp hoặc hoạt cảnh kế tiếp trong Slide
Về Slide liền trước ( chỉ có tác dụng khi tùy chọn Shortcut Menu
Nhấn chuột phải
On Right bị tắt)
Nhấn Enter Di chuyển đến Slide kế tiếp
Nhấn Home Di chuyển đến Slide đầu tiên
Nhấn End Di chuyển đến Slide cuối cùng
Nhấn Page Up Di chuyển về Slide liền trước
Nhấn Page Down Di chuyển đến Slide kế tiếp
Nhập con số và
Di chuyển đến slide có số thứ tự bằng con số nhập
nhấn Enter
Nhấn B Hiển thị màn hình đen, nhấn lần nữa để trở lại màn hình cũ
Nhấn W Hiển thị màn hình trắng, nhấn lần nữa để trờ lại màn hình cũ
Nhấn ESC Thoát khỏi chế độ Slide Show

111
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

BÀI 3: DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

3.1 Internet
3.1.1 Giới thiệu về Internet
a. Khái niệm: Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu được hình thành
từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ
tầng viễn thông. Internet là mạng của các mạng máy tính. Trong mạng này, các máy
tính và thiết bị mạng giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất. Đó là bộ giao
thức TCP/IP (Transmision Control Protocol – Internet Protocol).
b. Lịch sử:
Internet được hình thành từ năm 1969, từ một dự án nghiên cứu của Bộ quốc
phòng Mỹ. Lúc đó Internet chỉ liên kết 4 địa điểm: Viện Nghiên cứu Standford,
Trường Đại học tổng hợp California ở LosAngeles, UC – Santa Barbara và Trường
Đại học Tổng hợp Utah. Mạng này được biết đến dưới cái tên ARPANET.
Trong quá trình phát triển, trải qua nhiều lần cải tiến và phát triển công nghệ,
mạng Internet phát triển mạnh mẽ hơn các phương tiện truyền thông truyền thống
khác như phát thanh và truyền hình, do sự cải tiến và phát triển không ngừng. Các
công nghệ đang áp dụng trên Internet giúp cho Internet trở thành mạng liên kết vô số
kho thôngtin toàn cầu, có dịch vụ phong phú về nội dung, hình thức. Đó cũng chính
là điều thúc đẩy chúng ta nên bắt đầu ngay với hành trình khám phá thế giới mới –
thế giới Internet
c. Cấu trúc Internet
Internet là một liên mạng kết nối các mạng nhỏ hơn với nhau. Như vậy, cấu
trúc Internet gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau thông qua các kết nối
viễn thông. Thiết bị dùng để kết nối các mạng máy tính với nhau là cổng nối Internet
(Internet Gateway) hoặc Bộ định tuyến (Router).

112
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

3.1.2 Tên miền và URLs


Với cấu trúc địa chỉ IP như trên, người sử dụng sẽ khó nhớ. Để thuận tiện
cho người sử dụng, một tên tượng trưng sẽ được sử dụng thay thế cho địa chỉ IP. Tên
tượng trưng này được gọi là tên miền (domain name).
Ví dụ:
Địa chỉ IP 42.113.206.26 của trang https://dantri.com.vn/, IP 111.65.250.2
địa chỉ trang https://vnexpress.net/
Như vậy, tên miền là một sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng
Internet. Nói cách khác, tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên
mạng Internet. Mỗi địa chỉ dạng chữ này luôn tương ứng với một địa chỉ IP dạng số.
Qui tắc đặt tên miền:
Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục
đích và phạm vi hoạt động của tổ chức, cá nhân sỡ hữu tên miền. Mỗi tên miền được
có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”.
Tên miền được đặt bằng các chữ số và chữ cái (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-”.
Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự Dưới đây là các tên miền
thông dụng :
.com (Communication – Dành cho mọi đối tượng, cá nhân, doanh nghiệp)

113
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

.net (Network – Dành cho các nhà cung cấp dịch vụ web, net)
.org (Organization – Các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận)
.edu (Education – Dành cho các tổ chức giáo dục đào tạo)
.info (Information – Website về lĩnh vực thông tin)
.name (Name - Sử dụng cho trang cá nhân, blog, website cá nhân)
.biz (Business – Dùng cho các trang thương mại)
.gov (Government – Dành cho các tổ chức Chính phủ)
.ws (Website – Sử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân)
.us (US – Dành cho cá nhân hay công ty Mỹ) Ngoài ra, mỗi Quốc gia còn có
một miền gồm hai ký tự.
Ví dụ: “vn” (Việt Nam), “fr” (Pháp), “ca” (Canada)… Bảng sau là các ký
hiệu tên vùng của một số nước trên thế giới:
Miền Quốc gia tương ứng
“at” - Áo; “ be” - Bỉ; “ca” - Canada; “es” - Tây Ban Nha; “fi” - Phần Lan;
“fr” – Pháp; “Hk” - Hồng Kông; “de” - Đức; “il” – Israel; “it” – Italia; “jp”- Nhật;
“vn”- Việt Nam.
3.1.3 WWW và trình duyệt Web
WWW viết tắt của từ World Wide Web ( mạng lưới toàn cầu)
Là một dịch vụ của Internet, cho phép truy nhập tới nguồn thông tin đồ sộ
của Internet. Nguồn thông tin này được tổ chức dưới dạng các trang web có sự liên
kết chặt sẽ với nhau.
Mỗi trang web là một tài liệu siêu văn bản. Tài liệu này có thể chứa văn bản,
âm thanh, hình ảnh… Được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản – HTML (HyperText Markup Languages). Ngôn ngữ này cho phép tác giả của
một tài liệu nhúng các liên kết siêu văn bản (còn được gọi là các siêu liên kết –
hyperlink) vào trong tài liệu. Các liên kết siêu văn bản là nền móng của World Wide
Web.
Khi đọc một trang web, có thể nhấp chuột vào một từ hay một hình ảnh được
mã hoá như một liên kết siêu văn bản và sẽ lập tức chuyển tới một vị trí khác nằm
bên trong tài liệu đó hoặc tới một trang Web khác. Trang thứ hai có thể nằm trên cùng
máy tính với trang đầu, hoặc có thể nằm bất kì nơi nào trên Internet.
Một tập hợp các trang Web có liên quan được gọi là WebSite. Mỗi WebSite
được lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web, vốn là các máy chủ Internet lưu trữ
hàng ngàn trang Web riêng lẻ. Việc sao chép một trang lên một Web Server được gọi
là tải (hoặc nạp) lên (uploading).

114
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Web cung cấp thông tin rất đa dạng bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh,
video. Hiện nay các trang Web sử dụng để phân phối tin tức, các dịch vụ giáo dục,
thông tin, danh mục sản phẩm, cùng nhiều thứ khác. Các trang Web tương tác cho
phép các độc giả tra cứu cơ sở dữ liệu, đặt hàng các sản phẩm và các thông tin, gửi
số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng…
Máy chủ Web (web server)
Để cung cấp dịch vụ Web cho người sử dụng, chúng ta cần có một máy chủ
web đặt tại một địa chỉ nào đó trên Internet. Máy chủ web là một máy tính mà trên
đó cài đặt phần mềm phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là
Web Server.
Trình duyệt Web (web browser) Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng
được cài đặt trên máy tính của người sử dụng. Phần mềm này cho phép người dùng
tìm các tài liệu siêu văn bản trên Web rồi mở các tài liệu đó trên máy tính người sử
dụng. Một số trình duyệt Internet thông dụng gồm:
- Internet Explorer (IE)
Đây là trình duyệt Internet phổ biến nhất. Trình duyệt này đã đi kèm với máy
tính hệ điều hành Windows của bạn.
-Ngoài ra Google Chrome, - Firefox.v.v…

115
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

3.1.4 Sử dụng các công cụ tìm kiếm


- Tìm kiếm thông tin với dịch vụ tìm kiếm Google
Thông tin trên Internet rất phong phú và đa dạng và có ở tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Tuy nhiên không phải là ai cũng biết cách tìm được những thứ
mà họ cần. Rất may cho chúng ta là trên Internet có rất nhiều cỗ máy tìm kiếm trợ
giúp cho chúng ta giải quyết vấn đề này. Trong đó, trang Google.com là một trong
những trang tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Phần sau đây sẽ hướng dẫn cách tìm kiếm cũng như các thủ thuật tìm kiếm
thông tin cơ bản trên trang Google.com.
Tìm kiếm đơn giản
Để tìm kiếm thông tin bằng cỗ máy tìm kiếm Google, thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Mở trình duyệt và vào trang google.com

Bước 2: Nhập thông tin (từ khóa tìm kiếm) cần tìm và click chọn nút Tìm
kiếm với Google/Search.
Bước 3: Click mở các trang kết quả

116
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Chú ý: Kết quả tìm kiếm phụ thuộc vào từ khóa mà nhập vào
Thứ tự các từ không quá quan trọng khi không đặt trong cặp dấu nháy kép,
tức là nếu nhập từ khóa là Hướng dẫn tìm kiếm hay tìm kiếm hướng dẫn thì vẫn
cho kết quả gần như tương tự nhau.
Khi lựa chọn từ khóa, nên chọn những từ mà có tính chất đặc thù, không được
chung chung thì kết quả mới sát với yêu cầu. Ví dụ nếu muốn tìm các hướng dẫn tìm
kiếm thông tin trên google thì từ khóa cần chứa các thông tin quan trọng như: "Hướng
dẫn" "Tìm kiếm" "Google", do vậy từ khóa nhập vào sẽ là: Hướng dẫn tìm kiếm
google. không cần và không nên đưa vào các từ mà không có giá trị cho việc tìm
kiếm, ví dụ không nên nhập từ khóa kiểu như: xin hướng dẫn các cách tìm kiếm
thông tin trên trang google (các từ in đậm ở đây là không cần thiết).
Tìm kiếm nâng cao
Về cơ bản, khi nhập các từ khóa tìm kiếm hợp lý thì sẽ cho ra các kết quả
tương đối sát với mong muốn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần phải hạn chế số
hơn số lượng kết quả trả về để được kết quả chính xác với mong muốn hơn nữa. Phần
sau đây sẽ hướng dẫn một số cách tìm kiếm nâng cao thông qua các ví dụ.
Ví dụ : Tìm kiếm các tài liệu dưới dạng MS Word hướng dẫn về cách tìm
kiếm thông tin trên google.

117
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Trong trường hợp này, ngoài nội dung cần tìm là hướng dẫn cách tìm kiếm
trên google còn có thêm yêu cầu là hướng dẫn đó ở dạng file word.
Để yêu cầu google tìm theo một loại tài liệu nào đó, chỉ cần thêm điều khoản
filetype: <đuôi mở rộng của loại tài liệu>. Như vậy, cần gõ nội dung sau vào ô tìm
kiếm (Hướng dẫn tìm kiếm trên google filetype:doc), khi đó ta được kết quả:

Khi click vào các link chứa kết quả này, thay vì một trang web hiện ra sẽ là
một tệp tài liệu word như mong muốn.
Nếu muốn tìm tài liệu dưới dạng excel, PDF, PowerPoint thì phần filetype sẽ
nhập tương ứng như sau: filetype:xls, filetype:pdf, filetype:ppt,.....
Tìm kiếm chỉ trong một website nào đó, cần thêm điều khoản site:<Địa chỉ
website> vào sau từ khóa tìm kiếm
Loại bỏ các trang không mong muốn trong kết quả tìm kiếm.
Khi thực hiện tìm kiếm, nếu không muốn xuất hiện các trang web mà biết
chắc chắn là không cần thiết thì có thể loại bỏ nó bằng cách thêm dấu trừ (-) kèm với
những thông tin không muốn xuất hiện. Ví dụ: tìm các trang về bán máy tính xách
tay nhưng không muốn kết quả chứa từ "trần anh" thì nhập nội dung như sau:

118
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Kết quả tìm kiếm (loại bỏ các trang có chứa từ "trần anh"
Tìm kiếm theo đúng trật tự từ khóa.
Tất cả các từ khóa ở trên khi không đặt trong cặp dấu nháy kép thì Google sẽ
tìm tất cả các trang web có chứa các từ khóa đó nhưng không quan tâm đến trật tự
các từ, ví dụ nếu gõ từ khóa là Phương pháp dạy giáo dục con cái thì sẽ được kết quả
như sau:

119
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Như vậy kết quả tìm kiếm có thể sẽ không chứa cả cụm từ "Phương pháp
giáo dục con cái" theo mong muốn của người dùng.
Trong trường hợp nếu muốn Google tìm ra kết quả mà ở đó phải chứa cả cụm
từ theo đúng trật tự gõ vào thì cần đặt cụm từ đó vào trong dấu nháy kép (“ ”). Cụ
thể, với yêu cầu ở trên ta nhập từ khóa và được kết quả như sau:

Kết quả tìm kiếm "có vẻ" sát với yêu cầu hơn.
3.1.5 Tìm kiếm hình ảnh và Video
Mặc định, Google tìm kiếm và cho kết quả ở tất cả các định dạng, gồm trang
web, tệp tài liệu, hình ảnh, v.v... Tuy nhiên, nếu có ý định Google chỉ trả kết quả là
hình ảnh hoặc video thì có thể chọn chức năng Tìm hình ảnh và Video tương ứng.
3.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thế giới số
3.2.1 Cơ chế bảo vệ hệ điều hành
Mỗi hệ điều hành đều có cơ chế an toàn và bảo mật, Windows 10 là 1 phiên
bản có Bảo mật Windows, cung cấp các tính năng chống vi rút mới nhất. Thiết bị sẽ
được chủ động bảo vệ ngay khi khởi động Windows 10. Bảo mật Windows liên tục
quét tìm phần mềm có hại, vi rút và các mối đe dọa bảo mật. Ngoài tính năng bảo vệ
trong thời gian thực này, các bản cập nhật còn được tự động tải xuống để giúp giữ
cho thiết bị của an toàn và bảo vệ thiết bị khỏi các mối đe dọa.
Cách thự hiện:
Vào nút Start> Settings> Updates & Sercurity>Windown Security

120
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Chế độ bảo mật Windows được tích hợp sẵn tính năng chống virus.
Các tính năng của Bảo mật Windows
Virus & threat protection: Theo dõi các mối đe dọa tiềm ẩn đối với thiết bị
của bạn, tiến hành quét và nhận các gói cập nhật để giúp phát hiện những mối đe dọa
mới nhất. Trong Windows 10 phiên bản 1709, Virus & threat protection cũng cung
cấp thêm các tùy chọn để cấu hình cho việc truy cập thư mục được kiểm soát.
Account protection: Giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc bảo vệ danh
tính của mình khi đăng nhập vào Windows bằng Account Protection trong Windows
Defender Security Center.

121
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Firewall & network protection: Quản lý các cài đặt cho Windows Defender
Firewall và theo dõi những gì đang xảy ra với hệ thống mạng và kết nối Internet của
bạn.
App & browser control: Cho phép sử dụng Windows Defender
SmartScreen để giúp vệ thiết bị của mình khỏi các ứng dụng, tệp, trang web và nội
dung tải xuống có thể chứa nguy hiểm tiềm ẩn.
Device security: Cung cấp cho các báo cáo về trạng thái và cách thức quản
lý các tính năng bảo mật được tích hợp sẽ trong thiết bị của mình, bao gồm cả các
tính năng chuyển đổi để mang lại khả năng bảo vệ nâng cao hơn.
Device performance & health: Xem xét tình trạng hoạt động của thiết bị và
giữ cho thiết bị của “luôn sạch sẽ” cũng như luôn được cập nhật với phiên bản
Windows 10 mới nhất.
Family options: Cung cấp quyền truy cập dễ dàng để quản lý các hoạt động
trực tuyến của con và các thiết bị trong gia đình bạn.
3.2.2 Cơ chế bảo vệ trình duyệt Web
Để giúp website hoạt động hiệu quả và tránh được những rủi ro như mất dữ
liệu, bị hack, các nhà quản trị mạng cần quan tâm hơn đến các phương pháp bảo
mật website cũng như các công cụ bảo mật trang web hiệu quả.
Hiện trạng website bị tấn công, đánh cắp thông tin dữ liệu đang diễn ra rất
phổ biến. Các tổ chức an ninh cho biết mỗi ngày có khoảng 30.000 website bị các
hacker tấn công trên toàn thế giới. Vì vậy, website của không hề an toàn nếu như
không có các biện pháp bảo mật tốt.
Công tác bảo mật website không tốt có thể gây ra những thiệt hại sau:
Làm gián đoạn các hoạt động của trang web
Giảm thứ hạng trên Google
Tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho thương hiệu
Để công tác bảo mật website trở nên hiệu quả hơn, các nhà quản trị web có
thể sử dụng các cách thức sau:
Cài đặt SSL
Cài đặt chứng chỉ SSL là cách bảo mật website được nhiều người biết đến.
SSL bảo mật dựa theo cơ chế mã hóa thông tin giữa trình duyệt website và server,
giúp thông tin trên website được bảo vệ.
Cập nhật các phần mềm ứng dụng web

122
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Cập nhật các phần mềm ứng dụng giúp sửa lại các lỗ hổng, lỗi của phiên bản
trước. Đây cũng là một trong những biện pháp đơn giản nhưng hữu hiệu để tránh khỏi
sự tấn công của các hacker

Dùng tường lửa ứng dụng web


Bên cạnh SSL thì tường lửa (WAF) cũng là một trong những cách thức bảo
mật website rất hữu hiệu. Tường lửa ứng dụng web có chức năng tự động phân tích
các lỗ hổng có thể bị xâm nhập, chống lại các code độc, sự tấn công của các hacker
hoặc virus.- Xử lý các cuộc tấn công DDOS
Các cuộc tấn công DDOS có thể gây ra thiệt hại với quy mô rất lớn do hacker
có thể lợi dụng hàng triệu máy tính để thực hiện việc tấn công website. Xử lý các
cuộc tấn công này sẽ giúp bảo vệ dữ liệu, tránh được tổn thất cho website.
- Sử dụng các plugin bảo mật website
Để tăng khả năng bảo mật cho website, rất nhiều nhà quản trị lựa chọn cài
đặt thêm các phần mềm. Tuy vậy, không phải phần mềm bảo mật nào cũng tương
thích với phiên bản web mà đang dùng. Trong trường hợp này, sử dụng plugin là lựa
chọn tốt nhất.
Lưu ý, phần đông plugin yêu cầu người dùng phải trả phí nên hãy cân nhắc
khi sử dụng nó.
- Thay đổi HTTP sang HTTPS
Đây là cách đơn giản và hay được dùng nhất để bảo mật website. Tường rào
bảo mật được tạo ra bằng cách thay đổi http sang https khá chắc chắn, có thể bảo vệ
website của khỏi sự tấn công của các hacker.
- Cài đặt mật khẩu cho website
Cài đặt mật khẩu là thao tác mà bất cứ quản trị viên nào cũng phải thực hiện
để bảo mật cho website. Nên đặt các mật khẩu dài, có nhiều kiểu ký tự cả số, chữ và

123
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

ký tự đặc biệt. Ngoài ra, cũng nên đổi mật khẩu thường xuyên để nâng cao khả năng
bảo mật.

- Giới hạn địa chỉ IP truy cập web


Đây là thao tác cần thiết để bảo vệ website của bạn. Hacker có thể thông qua
việc theo dõi và đánh cắp dữ liệu của những ai có bảo mật kém để lấy được thông tin
của website, thậm chí phá rối hoạt động của website, khiến trang web của vi phạm
các điều khoản và bị Google phạt.
- Các công cụ bảo mật website hiệu quả
Để việc bảo mật trang web hiệu quả hơn, sẽ cần đến sự giúp đỡ của một vài
công cụ, cụ thể:
Burp Suite
Công cụ bảo mật website đầu tiên mà hầu hết các quản trị viên website đều
từng sử dụng là Burp Suite. Công cụ này là sự tích hợp của Intruder và Spider, giúp
thu thập thông tin và tiến hành tự động truy quét trên trang web để tìm ra lỗ hổng bảo
mật. Với công cụ này, có thể tiến hành các biện pháp bảo mật ngay khi lỗ hổng xuất
hiện.
PuTTY
PuTTy cũng là công cụ bảo mật trang web hiệu quả được rất nhiều nhà
quản trị sử dụng. Với khả năng đưa ra cảnh báo về cấu hình hệ thống, công cụ này
giúp cho việc bảo vệ website trở nên dễ dàng hơn.
Nmap
Đây là công cụ bảo mật website miễn phí được sử dụng cho rất nhiều hệ
điều hành như FreeBSD, Windows, Mac OS X, Linux,... Nmap có khả năng vượt qua
bộ lọc IP, tường lửa và các hệ thống để xử lý lỗ hổng bảo mật của website, giúp dữ
liệu trong trang web được bảo vệ kỹ càng hơn.

124
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- SQLmap
SQLmap là công cụ bảo mật website được hầu hết các quản trị viên sử dụng.
Công cụ này giúp phát hiện các lỗ hổng trong hệ thống bảo mật của website. Sau khi
phát hiện, công cụ sẽ tự động xử lý các IP lạ cố truy cập vào trang web của bạn.
SQLmap hoàn toàn miễn phí nên có thể tiết kiệm một khoản nếu sử dụng công cụ
này.
3.2.3 Virus và cách phòng, tránh
a. Khái niệm Virus máy tính
Virus máy tính hay còn gọi là vi rút để chỉ những đoạn mã chương trình được
thiết kế để xâm nhập vào máy tính, nhằm mục đích phá hoại, lấy cắp thông tin, xóa
dữ liệu, gửi email nặc danh, tự động nhân bản để lây lan, tiêu tốn năng lực xử lý của
máy tính, gây ra các trục trặc liên tục cho PC. Thực hiện các tác vụ gây ra hậu quả
xấu cho người sử dụng, đôi khi nó cũng vô hại.
b. Đặc điểm virus máy tính
Nguyên lý lây nhiễm, phát tán của virus máy tính cũng tương tự như virus
trên các cơ thể sống: chúng tìm mọi cách để lây nhiễm từ tài liệu này sang tài liệu
khác, từ máy tính này sang máy tính khác, luôn cố gắng tự nhân bản và phát tán chính
nó trong mọi trường hợp có thể được, theo những cách thức mà ngay cả các chuyên
gia về phòng chống nhiều lúc cũng phải ngạc nhiên.
Tuy nhiên, có một đặc điểm khác của virus máy tính với virus thông thường,
đó là nó do con người tạo ra. Vì vậy virus máy tính liên tục biến đổi
không ngừng, các biến thể mới xuất hiện rất nhanh và chúng luôn tìm cách
tiêu diệt các phần mềm chống virus. Vì vậy không có một loại vắc-xin đặc trị nào có
125
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

thể “uống một lần” mà phòng tránh được mãi mãi, mà muốn chống được thì máy tính
phải được cài đặt các phần mềm có cơ chế phòng chống virus hiệu quả nhất và chúng
phải được “uống vắc-xin” thường xuyên, có nghĩa là phải liên tục biến đổi, cập nhật
theo sự phát triển của virus.
c. Tính chất và phân loại virus
Người ta chia virus thành 2 loại chính là B-virus, loại lây vào các mẫu tin
khởi động (Boot record) và F-virus lây vào các tập tin thực thi (Executive file). Cách
phân loại này chỉ mang tính tương đối, bởi vì trên thực tế có những loại virus lưỡng
tính vừa lây trên boot record, vừa trên file thi hành. Ngoài ra, ta còn phải kể đến họ
virus macro nữa.
➢ B-virus: Nếu boot máy từ một đĩa mềm nhiễm B-virus, bộ nhớ của máy
sẽ bị khống chế, kế tiếp là boot record của đĩa cứng bị lây nhiễm.
➢ F-virus: Nguyên tắc của F-virus là thêm đoạn mã lệnh vào file
thi hành (dạng
.COM và .EXE) để mỗi lần file thực hiện, đoạn mã này sẽ được kích hoạt
thường trú trong vùng nhớ, khống chế các tác vụ truy xuất file, dò tìm các file thi
hành chưa bị nhiễm virus khác để tự lây vào.
➢ Macro virus: lây qua các tập tin văn bản, Email, chọn ngôn ngữ Macro
làm phương tiện lây lan.
d. Con đường lây lan của virus và các triệu chứng
Trên Windows, có những con đường lây lan chủ yếu của virus gồm:
- Mở một trang web mà trang web đó có chứa virus nhằm vào lỗ hổng của
máy tính. Lưu ý là chỉ cần mở trang web thôi là máy tính đã bị nhiễm, mà ngay cả
các trang web có uy tín cũng có thể bị nhiễm virus.
- Nhận e-mail có chứa virus.
- Đưa vào máy tính đĩa CD/DVD hoặc ổ đĩa USB có chứa virus.
- Mở các tệp, tài liệu được truyền qua mạng hoặc đĩa mềm/ USB có chứa
virus.
- Máy tính có nối mạng đến các máy tính khác bị nhiễm virus.
- Gửi/ nhận dữ liệu có chứa virus qua Bluethooth.

126
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Về mặt nguyên tắc, mục tiêu tối


tượng của virus là phá hoại, đánh cắp,
nhưng để làm được việc đó thì nó phải
có khả năng ẩn mình để lan tỏa. Do vậy
ngoài những hành động mà virus chủ
tâm làm, nó luôn cố gắng che dấu mọi
hành vi để người dùng không thấy có gì
bất thường. Do vậy nhiều người sử dụng
sống chung với virus một thời gian dài
mà không hề biết.
Tuy nhiên, do yêu cầu phải gọn, nhỏ, chú tâm vào việc luồn lách, được phát
triển một cách không minh bạch bởi một số ít cá nhân hoặc tổ chức nhỏ, nên phần
mềm virus thường không hoàn hảo. Khi bị nhiễm, ngoại trừ thời điểm phát tác, virus
hay gây ra những trục trặc phần mềm khiến người sử dụng chú ý. Đặc biệt, các virus
hiện đại luôn cố gắng tiêu diệt các phần mềm antivirus. Do vậy, nếu phần mềm
antivirus trên máy tính của bỗng dưng biến mất hoặc không thể cài đặt chúng (tất
nhiên, ở đây chỉ nói đến các phần mềm antivirus nổi tiếng chẳng hạn như
Symantec/Norton hay McAfee), thì có thể đoán chắc là máy tính đã bị nhiễm virus.
e. Quy tắc phòng chống virus
Mặc dù số lượng virus máy tính ngày nay là khổng lồ, nhưng quy tắc phòng
chống lại khá đơn giản: cài đặt một phần mềm chống virus loại tốt và thường xuyên
cập nhật nó, đồng thời thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi của Windows
3.2.4. Bảo vệ quyền riêng tư
Khi thực hiện các hoạt động trực tuyến mỗi ngày, ta có thể tiết lộ thông tin
cá nhân mà những người khác có thể sử dụng để xâm phạm quyền riêng tư của bạn.
Thông tin này có thể bao gồm các thông tin nhạy cảm như địa chỉ IP, địa chỉ email,
số điện thoại, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, vị trí thực tế hiện tại, địa chỉ nhà hoặc
địa chỉ nơi làm việc vv…. Ví dụ: các giao dịch mua sắm trực tuyến thường yêu cầu
thông tin thẻ tín dụng và địa chỉ nhà của khách hàng.
Các cách mà các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặc hacker lấy thông tin
của người tham gia internet khi người dùng thực hiện các công việc sau:
- Thiết lập tài khoản trực tuyến
- Thực hiện giao dịch mua hàng trong một cửa hàng trực tuyến
- Đăng ký một cuộc thi
- Tham gia vào một khảo sát
-Tải xuống phần mềm miễn phí
127
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

- Lướt web
- Sử dụng các ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động
- Đăng ảnh hoặc trạng thái trên phương tiện truyền thông xã hội
Khi thông tin cá nhân của người dùng được thu thập với nhiều mục đích khác
nhau chẳng hạn:
- Bán thông tin cá nhân cho các công ty tiếp thị ……
- Dùng thông tin của vào những mục đích không lành mạnh như làm hợp
đồng lao động giả để trốn thuế, đứng tên các hoạt động phạm pháp, gọi điện lửa đảo,
rút tiền ngân hàng, …..
Vậy mỗi khi tham gia các hoạt động trên internet cần chú ý:
- Khi lập tài khoản email, shoppe, facebook… cần phải đọc kỹ quyền riêng
tư để bảo vệ tài khoản và các thông tin của mình
- Không đăng tải trực tuyến bất cứ nội dung gì mà không muốn công khai.
Giảm thiểu thông tin chi tiết nhận dạng hoặc địa chỉ và số điện thoại của bạn.
Việc chia sẻ thông tin chi tiết về một sự kiện mà sẽ tham dự có vẻ như vô hại, nhưng
thực tế là đang cho mọi người biết vị trí hiện tại của mình và rằng hiện không có ở
nhà.
Giữ bí mật số tài khoản, tên người dùng và mật khẩu của bạn
Chỉ chia sẻ tên, thông tin cá nhân của với những người biết hoặc với các
tổ chức danh tiếng. Tránh liệt kê địa chỉ hoặc tên của trong các trang web đăng việc
và thư mục trên internet.
Kiểm tra các cài đặt ứng dụng, đặc biệt là trên điện thoại của bạn. Hãy thận
trọng khi cho phép các ứng dụng truy nhập vào thông tin vị trí, ảnh, camera hoặc
micrô.
3.3 Khai thác các dịch vụ Google
3.3.1 Giới thiệu các dịch vụ của Google
Google là tập đoàn công nghệ đứng đầu trên thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Sản phẩm nổi tiếng nhất của tập đoàn này chính là Google Search – công cụ tìm kiếm
thông tin hàng đầu thế giới hiện nay với số lương người sử dụng đứng đầu thế giới.
Đây là công cụ tìm kiếm số 1 hiện nay. Một cuốn bách khoa toàn thư lưu giữ thông
tin ở mọi vấn đề trên thế giới.

128
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Hiện nay trụ sở của Google đang đặt tại California. GIám đốc và cũng là
người đồng sáng lập ra Goolge là Larry Page. Năm 2015, Google đã thông báo tái cơ
cấu tập đoàn dưới tên công ty mẹ có tên là Alphabet và ngay lập tức đã vươn lên trở
thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới vượt qua Apple.
Các sản phẩm nổi bật của Google.
Google Search, Youtube, Android, Gmail, Google Map, Google Adwords ,
Google Translate, Google Adsense, Trình duyệt Chorme, Google Driver, Google
Classroom, Google Meet, Google Form…
3.3.2 Thư điện tử (gmail)

Thư điện tử hay Hòm thư điện tử (email hay e-mail) là một phương thức trao
đổi tin nhắn giữa những người sử dụng các thiết bị điện tử. Thư điện tử lần đầu tiên
được đưa vào sử dụng hạn chế trong thập niên 60 và đến giữa những năm 1970 có
dạng như ngày nay gọi là email. Thư điện tử hoạt động qua các mạng máy tính mà
hiện nay chủ yếu là Internet.
Hiện nay, dịch vụ thư điện tử gmail là một trong những dịch vụ được sử dụng
nhiều nhất trên thế giới bởi tốc độ truy cập nhanh, dung lượng hòm thư lớn, có nhiều
tiện ích và nhiều chức năng đi kèm khác cung cấp cho người dùng.
3.3.3 Lưu trữ online
Lưu trữ online (lưu trữ trên mạng) là dịch vụ lưu trữ cho phép người dùng
truy cập vào dữ liệu của mình từ bất cứ đâu thông qua trình duyệt web và ứng dụng
trên điện thoại thông mình. Dịch vụ lưu trữ online cho phép có thể: Sao lưu, đồng bộ
và chia sẻ dữ liệu. Các tập tin được lưu trữ an toàn ở các Data Center (trung tâm lưu
trữ) và có thể được khôi phục lại trên máy tính rất dễ dàng khi cần tới.

129
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

3.3.3.1 Ý nghĩa lưu trữ online


Dự phòng trước rủi ro mất mát dữ liệu. Nguy cơ mất mát thông tin trên máy
tính luôn rình rập; đây là vài tình huống có thể gọi là thảm họa: hỏa hoạn, mất cắp,
hư hỏng hay thậm chí vô tình xóa nhầm. Công cụ sao lưu truyền thống như băng từ,
CD hay DVD, chịu cùng một mức độ rủi ro với việc lưu trữ trên máy tính cá nhân.
Intrenet tốc độ ngày càng cao và các trung tâm lưu trữ (datacenter) ngày càng
an toàn đã đem đến cho người dùng ở mọi cấp độ một lực chọn lý tưởng: sao lưu dữ
liệu quan trọng của mình trực tuyến và khôi phục nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.
3.3.3.2 Ưu điểm của lưu trữ online
1. Sao lưu được thực hiện tự động, ít rủi ro.
2. Dữ liệu được lưu trữ ở nơi khác. Khi có thiên tai hay rủi ro xảy ra, ví dụ
như hỏa hoạn, thì cả máy tính và công cụ lưu trữ đều có thể bị phá hủy.
3. Chi phí tính theo tháng và hoàn toàn có thể biết trước để dự trù chi tiêu.
4. Đơn giản. có được phương tiện sao lưu an toàn mà chỉ cần vài bước đơn
giản.
3.3.4 Các dịch vụ lưu trữ online thông dụng và phổ biến nhất.
3.3.4.1 Google Drive (dung lượng miễn phí 15GB)

Google Drive được người dùng và các chuyên gia về công nghệ nhìn nhận
như là một kho lưu trữ trực tuyến toàn diện nhất hiện nay. Google Drive là dịch vụ
lưu trữ và chỉnh sửa dữ liệu online với 15GB dung lượng miễn phí, cho phép người
dùng lưu trữ nhiều dạng dữ liệu như văn bản, video, âm thanh, PDF… trên nền tảng
“đám mây”. Google Drive với khả năng hỗ trợ Google Docs và Google cao cấp giúp
người dùng dễ dàng truy cập và chỉnh sửa tài liệu ở bất cứ đâu hay chia sẻ làm việc
chung với bè.
3.3.4.2 OneDrive (dung lượng miễn phí 15GB)

OneDrive là một trong những mô hình sao lưu dữ liệu trực tuyến
do Microsoft phát triển, có thể nói rằng OneDrive cũng có chút “họ hàng” với nền

130
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

tảng Windows 8 và Windows Phone. Hiện nay, dịch vụ lưu trữ OneDrive đã được
tích hợp bên trong mỗi tài khoảng Hotmail, Outlook (dịch vụ hộp Mail của Microsoft)
ngay từ khi được người dùng khởi tạo.
3.3.4.3 Dropbox (dung lượng miễn phí 2GB)

Dropbox phù hợp với rất nhiều đối tượng người dùng vốn thích sự đơn giản,
giảm bớt thao tác “thừa” khi sử dụng.
3.3.4.4 BOX (dung lượng miễn phí 10GB)

Dịch vụ Box khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến khi có cơ chế bảo
mật cao, hỗ trợ can thiệp và tuỳ chỉnh sâu vào cách thức trao đổi thông tin của chủ sở
hữu tài khoản đối với các cá nhân khác. Người dùng còn có thể đặt mật khẩu cho từng
tập tin, thiết lập giới hạn về thời gian chia sẻ cho từng thư mục…Ngoài ra, Box cũng
hỗ trợ một vài tính năng cơ bản tương tự như Microsoft Office và Adobe Lightroom
rất tiện lợi cho việc chỉnh sửa nhanh ngay trên Box.
3.3.4.5 Fshare (dung lượng miễn phí 50GB)

Fshare là một dịch vụ lưu trữ file “thuần Việt” của FPT Telecom. Đây là một
dịch vụ chia sẻ dữ liệu miễn phí, tốc độ cao, có bộ công cụ hỗ trợ tốt nhất trong tất cả
các dịch vụ cùng loại của Việt Nam và đội ngũ kỹ thuật rất giỏi. Dĩ nhiên, còn nhiều
dịch vụ lưu trữ trực tuyến khác. Việc lựa chọn dịch vụ lưu trữ trực tuyến nào hoàn

131
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

toàn phụ thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi người dùng. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản
người dùng cần lưu ý là dung lượng lưu trữ, khả năng đồng bộ hoá, phần mềm hỗ trợ
tiện dụng, băng thông lớn, có hot/direct link và hỗ trợ dữ liệu đặc thù (văn bản, âm
thanh, video…)
3.3.5 Các công cụ hỗ trợ học trực tuyến
Google Meet là một dịch vụ liên lạc qua video do Google phát triển. Đây là
một trong hai ứng dụng thay thế cho Google Hangouts bên cạnh Google Chat do từ
tháng 10 năm 2019.
Ý nghĩa Google Meet.
Google Meet cho phép người dùng học/ họp trực tuyến qua mạng trên nền
tảng web được tích hợp trong G-suite của Google. Đây là một trong những ứng dụng
hoàn toàn miễn phí của Google nhằm hỗ trợ các buổi học/ họp trực tuyến qua mạng
với số lượng người tham gia lớn, có thể lên tới tối đa 100 người.
Ưu điểm của Google Meet.
• Tất cả người sử dụng Google Meet cần phải có tài khoản Google
để đăng nhập.
• Người dùng có quyền thiết lập và chủ trì một cuộc họp trực tuyến
hoặc một buổi học trực tuyến.
• Số người tham gia học trực tuyến/ họp trực tuyến có thể lên tới
tối đa 100 người và không giới hạn thời gian.
• Nếu sử dụng thiết bị máy tính đăng nhập sử dụng Google Meet,
hãy sử dụng trình duyệt Google Chrome bởi đây là trình duyệt Google Meet
hoạt động tốt nhất.
• Google Meet hỗ trợ các truy cập trên các thiết bị smart phone,
cả trên nền tảng iOS hay Android.
• Google Meet rất dễ sử dụng và đây là ứng dụng hoàn toàn miễn
phí.
• Ứng dụng này được tích hợp với các công cụ khác trên G-suite
như: Lịch, Classroom.
3.3.6 Youtube
Youtube là 1 sản phẩm của Google. Đây là 1 trang web lưu trữ chia sẻ video
trực tuyến phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.
Youtube ra đời vào năm 2005 và có thể xem rất video từ trên khắp nơi trên
thế giới, từ những video cho trẻ em, tv show, các video hướng dẫn, khóa học…. Video
trên youtube nói chung là nhiều vô số kể.
132
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

Ưu điểm của youtube


Video phong phú đa đạng đủ thể loại. Như mình thích tìm hiểu về các video
phim tài liệu lịch sử thì tìm trên Youtube rất dễ dàng.
Người sử dụng có thể kiếm tiền được từ các video sáng tạo của mình.Còn gọi
là làm Youtube content hay sáng tạo nội dung.
Tốc độ load video nhanh, dễ dàng xem được video trên nhiều nền tảng khác
như từ máy tính cho đến tv, các thiết bị di động….
Nhược điểm: Chính do quá lượng video quá lớn, nên có đủ loại video không
phù hợp. Bản thân Youtube cũng khó mà kiểm soát cho hết được.
Vì Youtube kiếm tiền được từ video nên có một số người bất chấp tất cả đưa
lên đủ thể loại Video. Những người này thường chẳng có thể sáng tạo gì cả. Trong
mắt họ chỉ có tiền và tiền nên họ bất chấp tất cả chỉ để kiếm tiền mà thôi…
3.3.7 Các dịch vụ khác
Google keep
Google Keep là dịch vụ ghi chú được phát triển bởi Google. Ra mắt vào ngày
20 tháng 3 năm 2013, Google Keep có sẵn trên web và có các ứng dụng di động cho
hệ điều hành di động Android và iOS. Keep cung cấp nhiều công cụ để ghi chú, bao
gồm văn bản, danh sách, hình ảnh và âm thanh.
Ngoài ra còn một số ứng dụng khác
Google Calendar
Zalo
Facebook
Skype
Tic-tock
Instagram

133
ĐỀ CƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT CƠ BẢN

134

You might also like