You are on page 1of 2

PHẦN I.

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ TIẾNG VIỆT


Câu 11. Phương án nào dưới đây chưa toàn các từ láy?
1. yên ả, lạc lối, hân hoan
2. sầm sì, cót két, lênh khênh
3. róc rách, bình minh, nhân nhượng
4. yếu ớt, phiền phức, báo cáo
Câu 12. Chọn một thành ngữ thích hợp trong các phương án dưới đây để hoàn thành
câu văn:
        “Từ bao đời nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, nhân dân Việt Nam lại
……………….., cùng chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.”
1. trên kính dưới nhường
2. tre già măng mọc
3. kề vai sát cánh
4. chân lấm tay bùn
Câu 13. Câu nào trong các phương án dưới đây là câu ghép?
1. “Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên
lưng rồi vỗ cánh bay lên.” (Cây khế)
2. “Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề
cho ra gẩy.” (Thạch Sanh)
3. “Trong một bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cùng vua,
hát cho nhà vua và công chúa nghe, rồi đưa tay ra xin tiền thưởng.” (Vua chích chòe)
4. “Từ ngày cô em út lấy được chồng Trạng Nguyên, hai cô chị sinh lòng
ghen ghét, định tâm hỏi em để thay em làm bà trạng.” (Sọ dừa)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi 14 và 15.
        “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Việt Bắc, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có
mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo
vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
…”
(Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng)
Câu 14. Hai dấu gạch ngang được sử dụng trong câu văn trên có tác dụng gì?
1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của một nhân vật.
2. Liệt kê các sự vật hiện tượng tương tự.
3. Đánh dấu bộ phân chú thích, giải thích trong câu.
4. Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 15. Qua câu văn, vẻ đẹp của mùa xuân được Vũ Bằng khắc họa hiện lên như thế
nào?
1. Mùa xuân mang vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, tươi mới và trữ tình.
2. Mùa xuân mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, có sức sống mãnh liệt.
3. Mùa xuân mang vẻ đẹp hùng vĩ, tươi mới, trẻ trung và kiêu sa.
4. Mùa xuân mang vẻ đẹp mĩ lệ, mở ra một không gian khoáng đạt.
Câu 16. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp nào sau đây KHÔNG được
chính quyền cách mạng thực hiện?
1. Tổ chức “ngày đồng tâm”.
2. Hòa Tường, đánh Pháp.
3. Tổ chức các lớp Bình dân học vụ.
4. Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói.
Câu 17. Vì sao châu Á có đủ các đới khí hậu (từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới) và có
nhiều cảnh quan thiên nhiên?
1. Vì lãnh thổ châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo.
2. Vì lãnh thổ châu Á giáp với ba đại dương lớn.
3. Vì lãnh thổ châu Á có diện tích lớn nhất thế giới.
4. Vì lãnh thổ châu Á có nhiều đồi núi cao.
Câu 18. Hãy sắp xếp những sự kiện lịch sử sau đây theo đúng trình tự thời gian:
1. Chiến dịch Biên giới thu đông toàn thắng.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
3. Chiến dịch Việt Bắc thu đông kết thúc thắng lợi.
4. Tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ bị bắt sống.
1. 4-3-1-2
2. 2-1-3-4
3. 2-3-1-4
4. 3-2-1-4
Câu 19. Nguyên nhân chính nào đã giúp cho nước Pháp có khí hậu ôn hòa?
1. Do tác động của rừng.
2. Do tác động của biển.
3. Do tác động của gió.
4. Do tác động của sông.
Câu 20. Trong các câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào nêu lên vai trò của người
bạn?
1. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
2. Giàu vì bạn, sang vì vợ.
3. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
4. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
1. 2-4
2. 1-3
3. 1-2
4. 2-3
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT
        Bằng một câu chuyện (khoảng 100 từ), em hãy tưởng tượng bản thân là một chiếc
lá vàng và kể lại hành trình đáng nhớ của mình với thông điệp cuộc sống: “Kết thúc là
mở ra một hành trình mới tươi đẹp.”

You might also like