You are on page 1of 9

HIỆU QUẢ UỐNG MALTODEXTRIN 12,5% 2 GIỜ TRƯỚC GÂY MÊ

TRÊN THỂ TÍCH DẠ DÀY VÀ SỰ THOẢI MÁI CỦA NGƯỜI BỆNH


PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
*Huỳnh Tuấn Hải, **Trần Thái Thanh Tâm, ***Trần Huỳnh Đào
****
Nguyễn Thị Thanh
Đặt vấn đề: cung cấp carbohydrate 2 giờ trước gây mê có tác dụng giảm đề kháng insulin, đem lại
sự thoải mái cho người bệnh trước phẫu thuật, là một trong các bước của quy trình tăng cường hồi
phục sau phẫu thuật.
Mục tiêu: so sánh thể tích tồn lưu dịch dạ dày trước gây mê ở nhóm người bệnh uống 200 mL
maltodextrin 12,5% và nhóm nhịn qua đêm.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng được
thực hiện trên 71 người bệnh phẫu thuật nội soi cắt túi mật chương trình tại bệnh viện đa khoa
Trung Ương Cần Thơ và bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Nhóm can thiệp (n=35) uống 200
mL maltodextrin 12,5% 2 giờ trước gây mê. Nhóm nhịn qua đêm (n=36): nhịn trên 8 giờ theo quy
trình trước đây. Thể tích tồn lưu dịch dạ dày được xác định qua siêu âm hang vị dạ dày, mức độ
khát, đói, mệt mỏi được đánh giá theo thang điểm VAS – 10 trước gây mê.
Kết quả: thể tích tồn lưu dịch dạ dày nhóm uống maltodextrin thấp hơn so nhóm nhịn qua đêm
20,6 mL (0 – 49,9) so 23 mL (0 – 43,9)) có ý nghĩa thống kê. Mức độ khát, đói, mệt mỏi trước gây
mê giảm có ý nghĩa ở nhóm uống maltodextrin.
Kết luận: uống 200 mL maltodextrin 12,5% 2 giờ trước gây mê không gây tăng thể tích tồn lưu
dịch dạ dày, cải thiện cảm giác khát, đói, mệt mỏi cho người bệnh trước gây mê.
Từ khóa: cung cấp carbohydrate, nhịn qua đêm, thể tích tồn lưu dịch dạ dày
EFFECT OF LOADING MALTODEXTRIN 12,5% PREOPERATIVE
ON GASTRIC RESIDUAL VOLUME AND COMFORT
OF LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY PATIENTS.
Background: the intake of oral carbohydrates the night before surgery or 2 hours before anesthesia
was found to decrease postoperative insulin resistance. Furthermore, it has been shown to reduce
preoperative discomfort compared with overnight fasting, one of elements of the enhanced
recovery after surgery protocol.
Objective: to compare the gastric residual volume of maltodextrin 12,5% loading 2 hours before
anesthesia and preoperative fasting.
Methods: In this randomized controlled trial, 71 patients schedule for laparoscopic
cholecystectomy were divided into two groups: study and control ones in Can Tho Central General
Hospital and Can Tho General Hospital. Patients in study group (n=35) received 200 mL
maltodextrin 12,5% 2 hours before the induction. Conversely, control group (n=36) underwent
fasting over 8 hours. Before the induction, gastric residual volume of two groups was measured
by ultrasonography of the gastric antrum. Besides, visual analogue scale (well-being) scores for
thirst, hunger and tiredness were recorded before induction.
Results: the gastric residual volume in the study group was not significantly lower than in the
control group (20,6 mL vs 23,0 mL). Oral administration of carbohydrate preoperatively instead
of fasting improves the feelings of thirst, hunger, and tiredness in patients following laparoscopic
cholecystectomy.

*
BV đa khoa thành phố Cần Thơ, **Trường ĐHYD Cần Thơ.
BV đa Trung Ương Cần Thơ, ****Đại hoc Y Dược TP.HCM.
***

Tác giả liên hệ: BSCKII.Huỳnh Tuấn Hải: 0913283776, Email: haihuynhtuan@yahoo.com
Conclusion: the intake of 200 mL maltodextrin 12,5% preoperative has not effected on gastric
residual volume. The procedure is safe for laparoscopic cholecystectomy scheduled patients and
reduces preoperative thirst, hunger and tiredness.
Keywords: fasting, carbohydrate loading, maltodextrin, gastric residual volume

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, việc nhịn ăn từ đêm trước phẫu thuật là một quy trình trong phác đồ chuẩn bị
người bệnh trước phẫu thuật nhằm tránh nguy cơ sự trào ngược dạ dày ở người bệnh phẫu thuật
chương trình. Theo Hội Gây mê Hòa Kỳ năm 2011 và Hiệp hội Dinh dưỡng và Chuyển hóa lâm
sàng Châu Âu ESPEN năm 2017 khuyến cáo người bệnh uống dung dịch trong suốt đến 2 giờ
trước gây mê. Uống dung dịch maltodextrin trước phẫu thuật mang lại nhiều lợi ích cho người
bệnh như giảm đề kháng insulin, giảm mất sức cơ, cải thiện chức năng phổi, chức năng ruột phục
hồi nhanh, tăng làm trống dạ dày. Ngoài ra, uống maltodextrin 2 giờ trước gây mê còn giúp người
bệnh giảm cảm giác không thoải mái trước phẫu thuật như cảm giác khát, cảm giác đói, khô miệng,
giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật... Do đó, chỉ định uống dung dịch maltodextrin trước phẫu
thuật trở thành một trong những khuyến cáo giúp tăng cường phục hồi sau phẫu thuật.
Tại Việt Nam, một số tác giả nghiên cứu dùng 200 mL maltodextrin 25% uống 2 giờ trước
gây mê hoặc dùng 400 mL maltodextrin 12,5% uống 2 giờ trước gây mê đều ghi nhận kết quả
nhóm uống maltodextrin có thể tích tồn lưu dịch dạ dày thấp hơn so với nhóm nhịn qua đêm.
Nghiên cứu của Doo và CS dùng 400 mL maltodextrin 12,5% uống 2 giờ trước gây mê ở người
bệnh phẫu thuật tuyến giáp ghi nhận mức độ khát, đói khác nhau không có ý nghĩa giữa nhóm
uống maltodextrin so với nhóm nhịn qua đêm. Ngược lại, các nghiên cứu của Rizvanovic, Wang
S, Zhang cho thấy, uống maltodextrin 2 giờ trước gây mê cải thiện cảm giác khát, đói so với nhóm
nhịn qua đêm có ý nghĩa thống kê, thể tích tồn lưu dịch dạ dày khác nhau không có ý nghĩa thống
kê so với nhóm nhịn qua đêm.
Thể tích tồn lưu dịch dạ dày có thể được xác định qua chụp cộng hưởng từ, nội soi dạ dày,
đặt ống thông dạ dày, siêu âm hang vị dạ dày…. Với điều kiện hiện tại (máy siêu âm, bác sĩ chuyên
khoa chẩn đoán hình ảnh, maltodextrin…), chúng tôi muốn đánh giá hiệu quả uống 400 mL
maltodextrin 12,5% đêm trước phẫu thuật và uống 200 mL 2 giờ trước gây mê qua việc đánh giá
thể tích tồn lưu dịch dày qua siêu âm hang vị dạ dày và sự thoải mái giữa nhóm uống maltodextrin
và nhóm nhịn qua đêm.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Uống 400 mL maltodextrin 12,5% đêm trước phẫu thuật và uống 200 mL maltodextrin
12,5% 2 giờ trước gây mê có gây tăng thể tích tồn lưu dịch dạ dày và cải thiện mức độ khát, đói,
mệt mỏi không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. So sánh thể tích tồn lưu dịch dạ dày trước gây mê qua siêu âm hang vị ở nhóm uống
maltodextrin và nhóm nhịn qua đêm.
2. Xác định mức độ thoải mái của người bệnh qua mức độ khát, đói, mệt mỏi trước gây mê
giữa nhóm uống maltodextrin và nhóm nhịn qua đêm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
Nghiên cứu được tiến hành tai bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ và bệnh viện đa khoa
thành phố Cần Thơ từ 01/2021 đến tháng 7/2021.
Cỡ mẫu: sử dụng công thức kiểm định về hai số trung bình của dân số:
2σ2p (Z1−α + Z1−β )2
2
n=
(μ1 − μ2 )2
Với α=5%, β=10%. theo Shiraishi thể tích tồn lưu dịch dạ dày sau nhịn 8 giờ là 31±19,9
mL, chúng tôi giả thuyết sau uống maltodextrin, thể tích tồn lưu dịch dạ dày thay đôi dưới 50% so
nhóm nhịn trên 8 giờ. Tính được n = 34,6.
Vậy mỗi nhóm tối thiểu là 35 người bệnh, chúng tôi chọn mỗi nhóm 39 người bệnh đưa
vào nghiên cứu.
Sơ đồ nghiên cứu

Tuyển chọn Đánh giá chọn vào (n=78)

Loại ra (n= 7):


• 3 trường hợp ngoài tuổi
• 1 trường hợp không uống kịp
• 2 trường hợp chuyển mổ cấp cứu
Phân ngẫu nhiên • 1 trường họp BMI > 30 kg/m2
(n=71)

Ngẫu nhiên hóa


Nhóm nghiên cứu (n=35) Nhóm chứng (n=36)
• Nhận can thiệp (n=35) • Nhận can thiệp (n=36)
• Không nhận can thiệp (n=0) • Không nhận can thiệp (n=0)
(n=0) (n=0)

Theo dõi
Mất theo dõi (n=0) Mất theo dõi (n=0)
Mất can thiệp (n=0) Mất can thiệp (n=0)

Phân tích
Phân tích (n=35) Phân tích (n=36)

Tiêu chí nhận vào: Người bệnh có ASA I – II, từ 30 – 60 tuổi


Tiêu chí loại ra: Đái tháo đường loại 1 hoặc loại 2, phụ nữ mang thai, pgười bệnh có BMI trên 30
kg/m2, người bệnh đang điều trị steroid trên 3 tháng, người bệnh có bệnh lý trào ngược dạ dày thực
quản, tiền sử phẫu thuật cắt dạ dày, hẹp môn vị.
Biến số kết cục chính
- Thể tích tồn lưu dịch dạ dày GRV (theo Perlas):
GRV (mL) = 27,0 + 14,6 x CSA (nghiêng phải) – 1,28 x tuổi
Với CSA = AP x CC x (π/4)
CSA: Diện tích cắt ngang hang vị (cm2); AP: đường kính trước sau hang vị (cm); CC:
đường kính dọc hang vị.
- Thể tích tồn lưu dịch dạ dày theo cân nặng.
- Dạ dày có nguy cơ đầy là dạ dày có thể tích tồn lưu > 0,8 mL/kg.
- Dạ dày có nguy cơ hít sặc là dạ dày có thể tích tồn lưu > 1,5 mL/kg.
Biến số kết cục phụ
Mức độ khát, mức độ đói, mức độ mệt mỏi trước gây mê.
Thang điểm thoải mái VAS (well-being) từ 0 - 10 điểm đánh giá mức độ khát, mức độ đói,
mệt mỏi qua hỏi người bệnh. Điểm 0 thể hiện người bệnh rất thoải mái, điểm 10 khi người bệnh
không thoải mái mức độ nặng [35].

Hình 1 Thang điểm cảm giác thoải mái của người bệnh (VAS)
Tiến hành nghiên cứu
Bác sĩ gây mê cung cấp phiếu thông tin cho người bệnh về phương pháp uống dung dịch
maltodextrin 2 giờ trước gây mê, giải thích đầy đủ lợi ích, các tai biến và biến chứng có thể xảy ra
trong quá trình tham gia nghiên cứu.
Máy siêu âm LOGIQ F6 (GE Healthcare) với đầu dò cong tần số 3,5 MHz, gel siêu âm.
Dung dịch maltodextrin 12,5 % (50 kcal/100 mL, 200 mOsm/L) được Khoa Dinh dưỡng
bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ và bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ pha chế từ sản
phẩm của công ty NUTRIDEX (Thổ Nhĩ Kỳ, hạn dùng tháng 9/2022).
Nhóm CHO (Nhóm nghiên cứu)
Người bệnh sẽ được ăn bữa cuối trước 18 giờ ngày trước phẫu thuật, uống hết 400 mL
maltodextrin 12,5% trước 20 giờ đêm trước phẫu thuật và uống 200 mL dung dịch maltodextrin
12,5% trước gây mê 2 giờ.
Trước gây mê, bác sĩ chuyên khoa siêu âm tiến hành siêu âm hang vị dạ dày, nhóm nghiên
cứu đánh giá mức độ khát, mức độ đói, mệt mỏi theo thang điểm VAS từ 0 – 10 điểm.
Siêu âm hang vị: đo đường kính trước sau (AP: Anterior-posterior) và đường kính dọc (CC:
Caudal - Cephahead) hang vị ở tư thế nghiêng phải, tính được CSA và thể tích tồn lưu dịch dạ dày
của theo công thức của Perlas đã được giới thiệu ở trên.
Nhóm nhịn qua đêm (Nhóm FAST)
Người bệnh thực hiện theo chế độ nhịn ăn uống trên 8 giờ trước phẫu thuật. Người bệnh
được siêu âm hang vị dạ dày và được đánh giá thang điểm VAS như nhóm can thiệp CHO.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sẽ được phân tích và xử lý bằng chương trình Stata 14.0.
Thống kê mô tả được sử dụng để tóm tắt đặc điểm nhân trắc của người tham gia nghiên
cứu.
Các biến số định lượng được trình bày bằng số trung bình ± độ lệch chuẩn đối với phân
phối bình thường hoặc trình bày bằng trung vị và khoảng tứ phân vị đối với phân phối không bình
thường.
Các biến số định tính được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm (%).
So sánh các biến số định lượng bằng phép kiểm student (t-test) hoặc dùng phép kiểm phi
tham số Mann-Whitney.
So sánh các biến số định tính sử dụng phép kiểm chi bình phương hoặc sử dụng phép kiểm
chính xác Fisher.
Kiểm định tính chuẩn của các biến số định lượng: dùng phép kiểm Shapiro Wilk.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được chấp thuận bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học theo Quyết
định số 580/ĐHYD-HĐĐĐ ngày 23 tháng 9 năm 2020 của Đại học Y Dược TP. HCM.
KẾT QUẢ
Từ tháng 01/2021 đến tháng 7/2021 chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên 71 người bệnh
phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ
và bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Sau đây là kết quả chúng tôi thu thập được.
Bảng 1: Đặc điểm người bệnh ở hai nhóm
Đặc điểm người bệnh Nhóm CHO Nhóm FAST p
Tuổi (năm) 45,6 ± 6,9 44,2 ± 7,7 0,42*
Giới tính (%)
Nữ 62,9 69,4 0,55*
Nam 37,1 30,6
ASA (%) 0,85*
I 80 94,4
II 20 5,6
Cân nặng (kg) 59,4 ± 8,3 55,9± 7,1 0,56*
Chiều cao (cm) 159,6 ± 5,6 158,9± 6,3 0,60*
2
BMI (kg/m ) 23,3 ± 3,4 22,1 ± 2,6 0,09*
CHO: carbohydrate oral (uống maltodextrin), FAST: fasting (nhịn qua đêm)
Chú thích: *: t – test; **: chi bình phương (χ2); ***: Fisher’s Exact test
Bảng 2: Các đặc điểm liên quan đến thể tích tồn lưu dịch dạ dày
Nhóm CHO Nhóm FAST p
CSA (cm2) 3,48 (1,41 – 6,2) 3,58 (1,77 – 5,40) 0,49*
GRV (mL) 20,6 (0 – 49,9) 23,0 (0 – 43,9) 0,43+
Thể tích tồn lưu dịch dạ dày theo cân 0,35±0,22 0,41±0,21 0,22+
nặng (mL/kg)
CSA: dện tích cắt ngang hang vị; GRV: thể tích tồn lưu dịch dạ dày
*
: t-test, +: Mann Withney test
Bảng 3: Mức độ thoải mái của người bệnh trước gây mê

Nhóm CHO Nhóm FAST p


Mức độ khát trước gây mê 1,7 3,9 <0,01*
Mức độ đói trước gây mê 2,1 2,8 0,03*
Mức độ mệt mỏi trước gây mê 1,0 1,4 0,015*
*
: t-test
BÀN LUẬN
Chúng tôi thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng, mù đơn thực hiện trên
71 trường hợp phẫu thuật chương trình nội soi cắt túi mật tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần
Thơ và bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: uống 200 mL dung
dịch maltodextrin 12,5% 2 giờ trước gây mê có thể tích tồn lưu dịch dạ dày là 20,6 mL (0 – 49,9)
thấp hơn thể tích tồn lưu dạ dày ở nhóm nhịn qua đêm là 23,0 mL (0 – 43,9) với p=0,43. Trong
quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào bị trào ngược lúc gây
mê. Không có trường hợp nào có nguy cơ dạ dày đầy với thể tích tồn lưu dạ dày lớn hơn 0,8 mL/kg
và không trường hợp nào dạ dày có nguy cơ hít sặc với ngưỡng thể tích tồn lưu dạ dày lớn hơn 1,5
mL/kg.
Chúng tôi ghi nhận cảm giác khát, cảm giác đói, mệt mỏi thấp ở nhóm uống maltodextrin
so với nhóm nhịn qua đêm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số các nghiên cứu
khác tại Việt Nam và trên thế giới.
Thể tích tồn lưu dịch dạ dày
Nghiên cứu của chúng tôi ở 71 người bệnh chia làm 2 nhóm: nhóm CHO có thể tích dịch
dạ dày tồn lưu thấp hơn so với nhóm chứng FAST (trung vị 20,6 (0 – 49,9) mL so với 23,0 (0 –
43,3 mL)), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,43.
Tác giả Nhóm CHO (mL) Nhóm FAST (mL) p
Lý Huyền Hòa 30,3 ± 16,7 33,8 3 ± 15,4 0,39
Đỗ Nguyễn Trọng Nhân 26,1 (17,8 - 35) 36,2 (13,8 – 43,2) 0,15
Dock – Nascimento 7 mL (0 - 80) 5 mL (0 - 50 >0,05
Wang S 29,6 24,8 0,23
Zhang 40,3 38,7 >0,05
Thể tích dịch dạ dày tồn lưu theo cân nặng
Nghiên cứu của chúng tôi ở 71 người bệnh chia làm 2 nhóm có thể tích dịch dạ dày tồn lưu
theo cân nặng lần lượt là 0,35 mL/kg (nhóm CHO) và 0,41 mL/kg (nhóm chứng FAST) (Bảng 2),
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với (p=0,22).
Nghiên cứu của Lý Huyền Hòa và Đỗ Nguyễn Trọng Nhân có kết quả thể tích tồn lưu dịch
dạ dày theo cân nặng ở nhóm uống CHO thấp hơn so với nhóm nhịn qua đêm, tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Weiji Q. nghiên cứu ở người tình nguyện uống carbohydrate 12,5%, tác giả ghi nhận cứu
ghi nhận thể tích tồn lưu tại các thời điểm 120 phút (chụp cộng hưởng) trung bình 0,33 mL/kg.
Zhang Z. nghiên cứu so sánh hiệu quả của uống CHO: nhóm chứng uống 200 mL nước trong,
nhóm nghiên cứu uống 200 mL carbohydrate 14,2% 2 giờ trước gây mê. Tác giả ghi nhận thể tích
tồn lưu dịch dạ dày trung bình theo cân nặng sau 2 giờ uống CHO là 0,65 mL/kg, thấp hơn so với
nhóm chứng (0,67 mL/kg), sự khác nhau ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Mức độ thoải mái của người bệnh trước gây mê
Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá mức độ khát, đói, mệt mỏi của người bệnh theo thang
điểm VAS – 10 tại thời điểm trước gây mê. Nhìn chung, mức độ khát, đói, mệt mỏi của người
bệnh tại thời điểm trước gây mê ở nhóm CHO giảm so với nhóm nhịn qua đêm (p<0,05).
So sánh với nghiên cứu của Lý Huyền Hòa, Đỗ Nguyễn Trọng Nhân, mức độ khát trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng gần giống hai tác giả trên, tức là mức độ khát trước gây mê ở nhóm
CHO thấp hơn so với nhóm nhịn qua đêm có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, khi so sánh với các tác
giả như Tsutsumi R., Yildiz H., Zhang Z. kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mức độ khát cũng
gần giống các tác giả trên, nghĩa là mức độ khát trước gây mê ở nhóm CHO thấp hơn so với nhóm
nhịn qua đêm có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, trong nghiên cứu của Oyama Y. thì mức độ khát
trước gây mê ở nhóm CHO khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm nhịn qua đêm (2
điểm so với 3 điểm với p>0,05). Điều này có thể do nhóm nhịn qua đêm được truyền dung dịch
tinh thể 2 giờ trước gây mê.
Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Trọng Nhân khi cho người bệnh uống 200 mL dung dịch
maltodextrin 25% trước gây mê, tác giả ghi nhận mức độ đói tại thời điểm trước gây mê ở nhóm
CHO thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Helminen H., Yagmurdur ở người bệnh phẫu thuật chương trình, cho thấy
mức độ đói thấp hơn tại thời điểm trước gây mê ở nhóm uống thức uống giàu carbohydrate 12,5%
so với nhóm nhịn qua đêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tác giả kết luận, uống carbohydrate
2 giờ trước gây mê làm giảm mức độ đói cho người bệnh trước phẫu thuật.
Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang của Njoroge G. về tình trạng nhịn ăn trước phẫu thuật ở
người bệnh phẫu thuật theo quy trình nhịn qua đêm, cho thấy mức độ đói như sau: không đói
(10,8%), đói nhẹ (6,2%), đói trung bình đến đói nặng (87,0%).
Theo các nghiên cứu của Jian, Kwoen S.H., Rizvanovic cũng ghi nhận mức độ đói ở nhóm
CHO thấp hơn so với nhóm nhịn qua đêm có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Cakar E. và CS (2020) về hiệu quả của uống carbohydrate trước gây mê ở
người bệnh phẫu thuật chương trình, cho thấy mức độ đói tại thời điểm trước gây mê ở nhóm nhịn
qua đêm cao gấp 7,75 lần với nhóm uống CHO, sự khác biệt có có ý nghĩa thống kê.
Các nghiên cứu của Helminen, Yagmurdur H. Yildiz, ghi nhận mức độ mệt mỏi ở nhóm
uống CHO giảm hơn so với nhóm nhịn qua đêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Ngược lại, nghiên cứu của Doo, Tsutsumi R. ghi nhận kết quả: nhóm nghiên cứu có thang
điểm mệt mỏi trung bình thấp hơn so với nhóm chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với. Điều này có thể do nhóm chứng có uống nước trong trước gây mê hoặc người bệnh được
phẫu thuật vào buổi sáng. Tuy nhiên, phân tích gộp của Noba L. cho thấy uống CHO trước gây mê
2 giờ sẽ cải thiện mức độ mệt mỏi và yếu cơ so với nhịn qua đêm.
Hạn chế của nghiên cứu
Chúng tôi không tính thể tích tồn lưu dạ dày tại thời điểm trước khi uống dung dịch
maltodextrin để so sánh thể tích tồn lưu dạ dày tại thời điểm 2 giờ sau khi uống nên không so sánh
được thể tích tồn lưu trong nhóm can thiệp.
Siêu âm hang vị dạ dày để dự đoán thể tích tồn lưu dịch dạ dày là một kỹ thuật mới tại Việt
Nam. Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm, trình trạng người
bệnh (béo phì, hơi nhiều trong dạ dày…).
KẾT LUẬN
Bổ sung 200 mL maltodextrin 12,5% 2 giờ trước gây mê không gây tăng thể tích tồn lưu
dịch dạ dày, an toàn khi gây mê, cải thiện cảm giác khát, đói, mệt mỏi trước gây mê cho người
bệnh phẫu thuật nội soi cắt túi mật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Huyền Hòa, (2020), "Đánh giá thể tích tồn lưu dịch dạ dày của dung dịch Maltodextrin
12,5% uống 2 giờ trước gây mê", Y học TP Hồ Chí Minh, 24 (3), pp. 76 - 82.
2. Đỗ Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Thị Thanh, (2020), "Đánh giá thể tích tồn lưu dịch dạ
dày của dung dịch Maltodextrin uống 2 giờ trước gây mê", Y học TP Hồ Chí Minh, 24 (3),
pp. 119 - 126.
3. Anesthesiologists American Society of, (2011), "Practice Guidelines for Preoperative
Fasting and the Use of Pharmacologic Agents to Reduce the Risk of Pulmonary Aspiration:
Application to Healthy Patients Undergoing Elective Procedures", Anesthesiology, 114 pp.
495–511.
4. Cakar E., Yilmaz E., Cakar E., Baydur H., (2017), "The Effect of Preoperative Oral
Carbohydrate Solution Intake on Patient Comfort: A Randomized Controlled Study", J
Perianesth Nurs, 32 (6), pp. 589-599.
5. Dock-Nascimento D. Borges, Aguilar-Nascimento J. E. D, Caporossi C., al et, (2011),
"Safety of oral glutamine in the abbreviation of preoperative fasting: a double-blind,
controlled, randomized clinical trial", Nutr Hosp, 26 (1), pp. 86 - 90.
6. Doo A. R., Hwang H., Ki M. J., Lee J. R., et al, (2018), "Effects of preoperative oral
carbohydrate administration on patient well-being and satisfaction in thyroid surgery",
Korean J Anesthesiol, 71 (5), pp. 394-400.
7. Helminen Heli, Viitanen Hanna, Sajanti Juha, (2009), "Effect of preoperative intravenous
carbohydrate loading on preoperative discomfort in elective surgery patients", European
Journal of Anaesthesiology, 26 (2), pp. 123-127.
8. Nakamura M., Uchida K., Akahane M., Watanabe Y., et al, (2014), "The effects on gastric
emptying and carbohydrate loading of an oral nutritional supplement and an oral
rehydration solution: a crossover study with magnetic resonance imaging", Anesth Analg,
118 (6), pp. 1268-1273.
9. Njoroge G., Kivuti-Bitok L., Kimani S., (2017), "Preoperative Fasting among Adult
Patients for Elective Surgery in a Kenyan Referral Hospital", Int Sch Res Notices, 2017 pp.
2159606.
10. Noba L., Wakefield A., (2019), "Are carbohydrate drinks more effective than preoperative
fasting: A systematic review of randomised controlled trials", J Clin Nurs, 28 (17-18), pp.
3096-3116.
11. Perlas A., Mitsakakis N., Liu L., Cino M., et al, (2013), "Validation of a mathematical
model for ultrasound assessment of gastric volume by gastroscopic examination", Anesth
Analg, 116 (2), pp. 357-363.
12. Rizvanovic N., Nesek Adam V., Causevic S., Dervisevic S., et al, (2019), "A randomised
controlled study of preoperative oral carbohydrate loading versus fasting in patients
undergoing colorectal surgery", Int J Colorectal Dis, 34 (9), pp. 1551-1561.
13. Tsutsumi R., Kakuta N., Kadota T., Oyama T., et al, (2016), "Effects of oral carbohydrate
with amino acid solution on the metabolic status of patients in the preoperative period: a
randomized, prospective clinical trial", J Anesth, 30 (5), pp. 842-849.
14. Wang S., Gao P. F., Guo X., Xu Q., et al, (2021), "Effect of low-concentration carbohydrate
on patient-centered quality of recovery in patients undergoing thyroidectomy: a
prospective randomized trial", BMC Anesthesiol, 21 (1), pp. 103.
15. Weiji Q., Shitong L., Yu L., Tianfang H., et al, (2018), "The predictive value of hunger
score on gastric evacuation after oral intake of carbohydrate solution", BMC Anesthesiol,
18 (1), pp. 6.
16. Yagmurdur Hatice, Gunal Solmaz, Yildiz Huseyin, (2011), "The effects of carbohydrate-
rich drink on perioperative discomfort, insulin response and arterial pressure in spinal
aesthesia", J Res Med Sc, 16 (11), pp. 1483-1489.
17. Yildiz H., Gunal S. E., Yilmaz G., Yucel S., (2013), "Oral carbohydrate supplementation
reduces preoperative discomfort in laparoscopic cholecystectomy", J Invest Surg, 26 (2),
pp. 89-95.
18. Zhang Z., Wang R. K., Duan B., Cheng Z. G., et al, (2020), "Effects of a Preoperative
Carbohydrate-Rich Drink Before Ambulatory Surgery: A Randomized Controlled,
Double-Blinded Study", Med Sci Monit, 26 pp. e922837.

You might also like