You are on page 1of 8

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tổng quan về huấn luyện kĩ thuật trong quân đội hiện nay

Hiện nay việc huấn luyện VKTBKT trong đội đang được chú trọng hơn và đẩy
mạnh hướng phát triển đổi mới và hiệu quả nhất. Huấn luyện VKTBKT gồm huấn
luyện sử dụng VKTBKT và huấn luyện BĐKT cho VKTBKT.
Huấn luyện sử dụng VKTBKT là hệ thống các biện pháp huấn luyện cho người
học nắm vững kỹ thuật quân sự, có kỹ năng cần thiết để sử dụng VKTBKT đúng tính
năng tác dụng, đúng quy định. Đối tượng huấn luyện sử dụng VKTBKT gồm toàn thể
cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên
phòng, dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên. Huấn luyện sử dụng VKTBKT
gồm: nghiên cứu tính năng kỹ chiến thuật, tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, hoạt
động và quy tắc sử dụng VKTBKT; thực hành sử dụng, bảo quản thường xuyên
VKTBKT.
Huấn luyện BĐKT cho VKTBKT gồm các nội dung: nguyên lý cấu tạo,
nguyên lý vận hành, quy định và quy trình bảo quản, BDKT, chuẩn bị sử dụng, sửa
chữa, niêm cất, tăng hạn sử dụng VKTBKT theo phân cấp. Đối tượng huấn luyện
BĐKT cho VKTBKT là cán bộ NVKT, cán bộ chiến sĩ trực tiếp quản lý, khai thác
VKTBKT tại các đơn vị và các CSKT.

Hình 1.1: Lực lượng hải quân tham ra huấn luyện diễn tập
Huấn luyện kĩ thuật giúp nâng cao trình độ và cách vận hành các trang thiết bị
khí tài cũng như giúp quân đội ta nâng cao được chất lượng các bài huấn luyện.
2

1.2 Đặt vấn đề

Huấn luyện kĩ thuật cần được bổ sung những kiến thức còn thiếu cấp thiết đối
với quân đội hiện nay. Đối với kiến thức đã có cần củng cố để hoàn thiện phù hợp hơn
đối với quân đội ta hiện nay. Cần phải đẩy cao và nâng cao huấn luyện thực hành và
nâng cao năng lực thực hành theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm. Hệ thống các biện
pháp huấn luyện cho người chỉ huy và CQKT, phân đội sửa chữa, phân đội kho kỹ
thuật về chuẩn bị và thực hành bảo đảm cho các hoạt động tác chiến của đơn vị.

Hình 1.2: Binh chủng đặc công huấn luyện kĩ thuật ngành
Bao gồm nghiên cứu lý luận về chiến thuật binh chủng hợp thành và chiến
thuật các binh chủng, bộ đội chuyên môn, hậu cần, kỹ thuật; tổ chức và khả năng
chiến đấu của bộ đội ta và đối phương; hợp luyện hành động giữa các bộ phận và phân
đội, diễn tập chiến thuật chuyên ngành; tham gia hợp luyện hành động với binh chủng
hợp thành, tham gia diễn tập chiến thuật trong đội hình đơn vị để hoàn thiện kỹ năng
của người chỉ huy và CQKT về chỉ huy hiệp đồng và tổ chức BĐKT cho các nhiệm vụ
của đơn vị, nâng cao năng lực thực hành và bản lĩnh trong chiến đấu cho cán bộ, chiến
sĩ các phân đội kỹ thuật.
Để có thể thực hiện được công tác huấn luyện kĩ thuật đảm bảo và đạt chất
lượng cao thì cần phải đưa ra các biện pháp đánh giá kết quả và thực hiện huấn luyện
vì vậy nhóm đưa ra vấn đề nghiên cứu là : Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, đánh
giá kết quả huấn luyện kĩ thuật trong quân đội.
3

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG
TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT
2.1 Nội dung công tác huấn luyện kỹ thuật
HLKT tại bao gồm: huấn luyện khai thác VKTBKT, huấn luyện nghiệp vụ
CTKT và huấn luyện chiến thuật ngành cho cơ quan, CSKT. Hay nói một cách khác,
HLKT bao gồm huấn luyện các nội dung có liên quan trực tiếp đến VKTBKT cho
toàn đơn vị (từ người chỉ huy các cấp, cán bộ cơ quan đến người chiến sĩ) và huấn
luyện của ngành KT. Huấn luyện khai thác VKTBKT gồm: Huấn luyện sử dụng
VKTBKT và huấn luyện BĐKT cho VKTBKT. Huấn luyện sử dụng VKTBKT là: Hệ
thống các biện pháp huấn luyện cho người học nắm vững KT QS, có kỹ năng cần thiết
để sử dụng VKTBKT đúng tính năng tác dụng, đúng quy định. Đối tượng huấn luyện
sử dụng VKTBKT gồm toàn thể cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị thuộc bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động
viên. Huấn luyện sử dụng VKTBKT gồm: nghiên cứu tính năng kỹ chiến thuật, tác
dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, hoạt động và quy tắc sử dụng VKTBKT; thực hành
sử dụng, bảo quản thường xuyên VKTBKT. Huấn luyện BĐKT cho VKTBKT gồm
các nội dung: nguyên lý cấu tạo, nguyên lý vận hành, quy định và quy trình bảo quản,
BDKT, chuẩn bị sử dụng, sửa chữa, niêm cất, tăng hạn sử dụng VKTBKT theo phân
cấp. Đối tượng huấn luyện BĐKT cho VKTBKT là cán bộ NVKT, cán bộ chiến sĩ
trực tiếp quản lý, khai thác VKTBKT tại các đơn vị và các CSKT.
Huấn luyện nghiệp vụ CTKT: Hệ thống các biện pháp huấn luyện cho cán bộ
NVKT nắm vững những nội dung thuộc nghiệp vụ công tác chuyên môn như quản lý,
thống kê ghi chép, công tác kế hoạch, các quy định, các điều lệ công tác của ngành
KT... cho các chức danh cụ thể như cán bộ chỉ huy, quản lý KT, cán bộ các chuyên
ngành KT, chỉ huy các phân đội sửa chữa, chỉ huy các phân đội kho KT, nhân viên
thống kê, nhân viên kho... Huấn luyện chiến thuật ngành (huấn luyện CHTMKT): Hệ
thống các biện pháp huấn luyện cho người chỉ huy và CQKT, phân đội sửa chữa, phân
đội kho KT về chuẩn bị và thực hành bảo đảm cho các hoạt động tác chiến của đơn vị.
Bao gồm: nghiên cứu lý luận về chiến thuật binh chủng hợp thành và chiến thuật các
binh chủng, bộ đội chuyên môn, hậu cần, KT; tổ chức và khả năng chiến đấu của bộ
đội ta và đối phương; hợp luyện hành động giữa các bộ phận và phân đội, diễn tập
chiến thuật chuyên ngành; tham gia hợp luyện hành động với binh chủng hợp thành,
tham gia diễn tập chiến thuật trong đội hình đơn vị để hoàn thiện kỹ năng của người
chỉ huy và CQKT về chỉ huy hiệp đồng và tổ chức BĐKT cho các nhiệm vụ của đơn
vị, nâng cao năng lực thực hành và bản lĩnh trong chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ các
phân đội KT.
2. Nội dung công tác kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện kĩ thuật
CQKT các cấp phải tổ chức kiểm tra công tác KT của các đơn vị để luôn nắm
được tình hình, đề ra các chủ trương, biện pháp sát thực, khả thi. Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ CTKT của đơn vị, hiệu quả chỉ huy, chỉ đạo của cấp kiểm tra đối
4

với đơn vị về CTKT, đề ra các biện pháp thích hợp để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
CTKT của đơn vị. Các nội dung kiểm tra phải thiết thực, tránh hình thức, nhằm phát
hiện những ưu, khuyết điểm, phát huy và uốn nắn kịp thời; phát hiện các vướng mắc
để có biện pháp khắc phục. Kiểm tra phải cụ thể, tỷ mỷ, nghe báo cáo kết hợp với
kiểm tra thực tế. Người kiểm tra phải nắm chắc các chế độ, quy định đối với CTKT
của đơn vị. Người được kiểm tra phải báo cáo đầy đủ, chính xác, trung thực các nội
dung kiểm tra.Hình thức kiểm tra gồm: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra
toàn diện các mặt CTKT, kiểm tra một (một số) mặt CTKT. Nội dung kiểm tra chủ
yếu gồm: Tình hình thực hiện kế hoạch CTKT của đơn vị; việc chấp hành các chế độ,
quy định trong CTKT. Chu kỳ kiểm tra. TCKT kiểm tra các đơn vị đầu mối trực thuộc
BQP, các chuyên ngành KT ít nhất 5 năm 1 lần, cấp quân khu, quân đoàn, quân
chủng, binh chủng, Bộ đội Biên phòng và tương đương: kiểm tra các đơn vị đầu mối
trực thuộc ít nhất 5 năm 2 lần, cấp sư đoàn, lữ đoàn và tương đương: kiểm tra các đơn
vị đầu mối trực thuộc ít nhất 1 năm 1 lần, cấp trung đoàn trở xuống: kiểm tra các đơn
vị , đầu mối trực thuộc ít nhất 6 tháng 1 lần. Các chuyên ngành KT: kiểm tra CTKT
chuyên ngành đối với các đơn vị toàn quân theo quy định của Điều lệ CTKT chuyên
ngành hoặc theo chu kỳ như TCKT kiểm tra toàn diện, thời gian lệch nhau khoảng 2 ÷
3 năm. Kiểm tra đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng và người
chỉ huy đơn vị đối với CTKT. Kiểm tra CQKT về công tác quản lý KT, công tác lập
và triển khai thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị. Kiểm tra các đơn vị
trực thuộc cấp được kiểm tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ CTKT, đồng thời đánh
giá hiệu lực chỉ đạo, hướng dẫn của CQKT cấp trên. Khi kiểm tra chuyên ngành KT,
cần kiểm tra một số đơn vị trong toàn quân có VKTBKT do chuyên ngành đó quản lý,
chỉ đạo, bảo đảm.
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT
3.1 Công tác kiểm tra đánh giá kết quả trong toàn quân
Căn cứ vào chương trình huấn luyện cơ bản cho các đối tượng, chỉ lệnh huấn
luyện chiến đấu, chiến dịch của TTMT, chỉ lệnh CTKT trong đó có nội dung định
hướng công tác HLKT, hướng dẫn công tác HLKT và xây dựng ngành của Chủ nhiệm
TCKT; các đơn vị lập kế hoạch HLKT theo phân cấp, xác định nội dung, thời gian
HLKT cho các đối tượng. Cán bộ chỉ huy và cơ quan
Nội dung huấn luyện nói chung và HLKT nói riêng được quy định thành từng
phần, từng bài trong chương trình huấn luyện cơ bản, căn cứ vào nội dung này, các
ngành biên soạn tài liệu huấn luyện thuộc về ngành mình. CBKT Nội dung HLKT cho
CBKT cần chú trọng vào: Huấn luyện quản lý, khai thác VKTBKT (chuẩn bị sử dụng,
bảo quản, BDKT, niêm cất VKTBKT, sửa chữa, tăng hạn sử dụng, vận chuyển...),
nhất là những chủng loại mới, những loại chưa được học ở trường. Huấn luyện nghiệp
vụ CTKT, phổ biến điều lệ, quy định, chế độ công tác của ngành KT và các chuyên
ngành KT. Huấn luyện chiến thuật ngành: công tác chỉ huy tham mưu KT, BĐKT tác
5

chiến và cho các nhiệm vụ. Các nội dung huấn luyện khác căn cứ vào nhiệm vụ và
tình hình cụ thể của từng đơn vị. Hạ sĩ quan - binh sĩ nội dung HLKT cho chiến sĩ
mới, chiến sĩ năm thứ nhất và năm thứ hai để hoàn thiện kỹ năng sử dụng, bảo quản
VKTBKT. Ngoài ra, chiến sĩ năm thứ hai còn được huấn luyện một số nội dung
BĐKT cho một số nhiệm vụ cụ thể; TCKT và các chuyên ngành KT có chương trình,
nội dung và hướng dẫn thực hiện. NVKT Nội dung huấn luyện phải căn cứ vào từng
đối tượng NVKT cụ thể: Đối tượng là thợ KT tập trung vào một số nội dung sau:
Huấn luyện về VKTBKT có trong đơn vị để biết sử dụng, bảo quản, BDKT và sửa
chữa theo phân cấp. Huấn luyện về trang thiết bị phục vụ và BĐKT (các trang thiết bị
sửa chữa cố định, xe công trình), để sử dụng thành thạo các trang thiết bị đó trong mọi
điều kiện huấn luyện và chiến đấu của đơn vị. Những quy định, chế độ của ngành KT,
các chỉ tiêu định mức KT trong BDKT, sửa chữa. Huấn luyện chiến thuật ngành, bồi
dưỡng thi nâng bậc, giữ bậc thợ hàng năm. Ngoài ra, còn được huấn luyện hoặc tập
huấn nghiệp vụ về nguyên tắc quản lý, đăng ký, thống kê, theo dõi, cấp hát, quyết
toán; các nội quy về kho tàng, nhà xưởng và khu KT. Đối tượng là lái xe máy các loại
tập trung vào: Huấn luyện sử dụng thành thạo loại xe được giao, có thể sử dụng được
các loại xe khác tương đương có trong đơn vị. Thực hiện các công việc bảo quản,
BDKT, niêm cất theo quy định của ngành xe và của đơn vị; biết kiểm tra, phát hiện,
khắc phục những hư hỏng thông thường và hư hỏng nhỏ, tham gia vào các công việc
sửa chữa xe. Huấn luyện về luật giao thông đường bộ, các loại quy định trong sử
dụng, vận chuyển và lưu thông, lưu hành của xe ôtô. Huấn luyện chiến thuật chuyên
ngành (đối với lái xe vận tải và xe phục vụ), huấn luyện chiến thuật trong tác chiến
(đối với lái xe làm nhiệm vụ chiến đấu);
Ngoài những nội dung trên, hàng năm thông thường các lái xe còn phải tập trung
để bổ túc lái do các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng tổ chức và bồi
dưỡng thi nâng bậc KT. Cơ quan và các phân đội KT - Huấn luyện sẵn sàng chiến
đấu: được tiến hành cho CQKT, phân đội sửa chữa, phân đội kho với các nội dung.
Phương pháp lập kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch BĐKT
trong chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của cơ quan và CSKT, kế hoạch BĐKT
cho nhiệm vụ tác chiến và các nhiệm vụ khác. Thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức
luyện tập về thứ tự hành động của cơ quan và các CSKT trong chuyển trạng thái sẵn
sàng chiến đấu. Tổ chức kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của VKTBKT, khu
KT, kho, trạm... Huấn luyện dã ngoại và diễn tập: nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành,
nâng cao bản lĩnh thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong đội hình của đơn vị.
Huấn luyện chiến đấu bảo vệ CSKT, phòng chống cháy nổ, thiên tai...
3.2 Công tác kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện kỹ thuật tại Học Viện Kỹ
Thuật Quân Sự
Là một trong những trung tâm huấn luyện đào tạo kỹ thuật cho quân đội Học
Viện Kỹ Thuật Quân Sự luôn không ngừng cải tiến các phương pháp huấn luyện
giảng dạy cũng như thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện kỹ thuật nhằm
6

đưa ra phương pháp cách thức tối ưu nhất đem lại hiệu quả cao. Công tác kiểm tra
đánh giá kết quả huấn luyện kỹ thuật là một trong những nội dung quan trọng chủ chốt
hàng năm của học viện nhằm kiểm tra trang bị, củng cố, nâng cao kiến thức kỹ thuật
quân sự cho bộ đội. Hàng năm. Nội dung huấn luyện kỹ thuật được nghiên cứu xây
dựng khoa học sát với thực tiễn các đơn vị. Đặc biệt, với việc không ngừng đổi mới
hình thức kiểm tra đánh giá đã nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ thuật giúp trang bị
cho người kỹ sư những kiến thức trọng tâm và cần thiết nhất trước khi nhận nhiệm vụ
ra đơn vị công tác. Quá trình huấn luyện kỹ thuật Học Viện luôn quan tâm chia sẻ kịp
thời giải đáp những vướng mắc trong quá trình huấn luyện. Trong công tác kiểm tra,
đánh giá kết quả đảm bảo đúng thực tiễn chất lượng đồng thời, chỉ rõ những hạn chế,
thiếu sót để từng cá nhân rút kinh nhiệm.
Trong thời gian tới Học Viện tiếp tục phát huy, thực hiện nghiêm túc, triệt
để các nội dung, yêu cầu của công tác kiểm tra đánh giá huấn luyện kỹ thuật nói riêng,
nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hàng năm nói chung, góp phần nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới.
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HUẤN LUYỆN KĨ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI

3.1 Cách tổ chức huấn luyện kĩ thuật trong quân đội

Huấn luyện kĩ thuật thường được thực hiện với các hình thức tự học, huấn
luyện tập trung theo kế hoạch. Các lớp huấn luyện tập trung phải được tổ chức đúng
thành phần để huấn luyện các nội dung chung cho từng loại đối tượng. Huấn luyện
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được tiến hành cho từng đối tượng cụ thể; thời
gian, địa điểm và nội dung huấn luyện có tính cơ động và linh hoạt; phạm vi huấn
luyện tuỳ theo yêu cầu và điều kiện tổ chức. Huấn luyện trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ phải nhằm đạt được cả hai mục đích nhiệm vụ công tác và huấn luyện.
Huấn luyện thông qua các hoạt động ngoại khoá đây là một hình thức tổ chức
tự nguyện, tự giác, có thể không nằm trong kế hoạch huấn luyện hay kế hoạch công
tác. Tuy nhiên, ở những đơn vị có điều kiện nếu tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá
sẽ vừa mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sĩ, vừa có tác dụng thúc
đẩy các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ trong toàn đơn vị.
Để tổ chức huấn luyện cần có công tác tổ chức chuẩn bị huấn luyện kĩ thuật bao
gồm có công tác tổ chức chuẩn bị cho huấn luyện kĩ thuật và công tác tổ chức huấn
luyện kĩ thuật. Đối với mỗi đơn vị việc tổ chức chuẩn bị huấn luyện được thực hiện
một các nghiêm túc và dưới sự chỉ đạo của các lãnh đạo phụ trách và có chuyên môn
cao.
7

Kế hoạch HLKT là văn kiện cơ bản để chủ nhiệm kỹ thuật báo cáo người chỉ
huy về công tác HLKT; là cơ sở tổ chức thực hiện công tác HLKT; là căn cứ để tiến
hành kiểm tra, đánh giá kết quả HLKT; là một trong những căn cứ để các chuyên
ngành kỹ thuật lập kế hoạch huấn luyện của chuyên ngành.
Kế hoạch HLKT do trợ lý HLKT (trợ lý kế hoạch) soạn thảo, chủ nhiệm kỹ
thuật ký chịu trách nhiệm, chỉ huy đơn vị phê chuẩn. Kế hoạch HLKT được soạn thảo
sau khi có hướng dẫn HLKT (kế hoạch HLKT) của cấp trên và kế hoạch huấn luyện
chiến đấu, huấn luyện chiến dịch của cấp mình. Kế hoạch HLKT chuyên ngành do trợ
lý kiêm nhiệm huấn luyện của chuyên ngành soạn thảo, trưởng phòng (ban) kỹ thuật
chuyên ngành ký chịu trách nhiệm, chủ nhiệm kỹ thuật phê chuẩn. Kế hoạch huấn
luyện chuyên ngành được soạn thảo sau khi có hướng dẫn thực hiện HLKT chuyên
ngành của cấp trên và kế hoạch HLKT của cấp mình.
Việc tổ chức chuẩn bị cho huấn luyện kĩ thuật được tuân thủ theo các quy định
đã có, đầu tiên xác định được nhiệm vụ, chuẩn bị yếu tố và đánh giá tình hình sau đó
đến xác định và thông qua ý định huấn luyện kĩ thuật dự kiến của đơn vị, cuối cùng
soạn thảo kế hoạch và đưa ra trình duyệt kế hoạch.
Đối với tổ chức huấn luyện kĩ thuật thì thực hiện kết hợp giữa huấn luyện lý
thuyết và huấn luyện thực hành. Trước khi đi vào huấn luyện thì bộ đội cần được
tranh bị kiến thức về chuyên môn công tác huấn luyện, việc này được thực hiện trong
huấn luyện lý thuyết thông qua bài giảng lý thuyết. Huấn luyện thực hành giúp bộ đội
có thể vận hành và biết cách sử dụng được các khí tài trang thiết bị và cũng như cách
khác phục sửa chữa … Nội dung của công tác huấn luyện thực hành được thực hiện
theo các nội dung tính toán thời gian và xác định khối lượng bài tập của một buổi
huấn luyện thực hành, soạn thảo “Kế hoạch bài giảng” và “Hướng dẫn thực hành”,
chuẩn bị đội mẫu, bảo đảm vật chất. Thực hành huấn luyện lên lớp lý thuyết thực
hành, tiến hành thực hành mẫu (thị phạm) và học viên tự thực hiện theo hướng dẫn.
Sau các khóa huấn luyện cần có đanh giá kết quả của công tác tổ chức huấn luyện kĩ
thuật, báo cáo tình hình những vấn đề có liên quan cho cấp trên có thẩm quyền và
trách nhiệm và cuối cùng là sơ kết, tổng kết công tác huấn luyện kĩ thuật đưa ra những
điểm mạnh yếu để tiến hành hoàn thiện hơn trong các lần huấn luyện tiếp theo của
đơn vị.

3.2 Phương pháp tổ chức hội thi, hội thao kĩ thuật


a. Tổ chức chuẩn bị hội thi, họi thao kĩ thuật
8

b. l
3.3 lk

You might also like