You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM


THƯỜNG XUYÊN

Giảng viên: ThS. Lê Thành Thái.


Nhóm thực hiện: Nhóm 1.
Phạm Vũ Thanh
Nguyễn Thị Nam Phương.
Nguyễn Huỳnh Phương Dung
Trần Triệu Thanh Ngân
Lớp: Sáng thứ 5 (MATH143003).
Phần 1: HỌC LIỆU GEOGEBRA – DẠY HỌC VECTƠ

A. Xác định vectơ


Tên file: Vector game

Mô tả file geogebra: Vector game là một file geogebra với thiết kế như một trò chơi chỉ
đường đơn giản. Có hai vùng làm việc chính: Bên trái gồm vị trí của điểm A (dấu chấm
màu xanh) và điểm B (dấu X màu đỏ), bên phải gồm một “bảng điều khiển”. Nhiệm vụ
của người chơi là bằng việc tương tác trên bảng điều khiển, người chơi cần đưa điểm A
đến vị trí điểm B.

Chức năng của các nút:

Vùng di chuyển (bên trái):

- Go: nhấn vào để khiến điểm A di chuyển


- Reset: đưa điểm A về vị trí ban đầu và bắt đầu một màn chơi mới
- moves= n: đếm số bước người chơi đã dùng khi đưa điểm A từ vị trí ban đầu đến điểm
B.
- Hiện tọa độ: Cho phép hiện hoặc ẩn tọa độ điểm A và B.
- Speed: tùy chỉnh tốc độ của điểm A khi di chuyển.
Vùng điều khiển (bên phải):

- Hiện vectơ: cho phép hiển vectơ chỉ đường trong vùng ô vuông màu đỏ
- Nhập X/Nhập Y: Cho phép nhập tọa độ của vectơ chỉ đường mà người chơi mong muốn
(trong giới hạn từ -3 đến 3)
Ứng dụng: Có thể dùng học liệu này để dạy học bài “Tọa độ vectơ trên mặt phẳng”.
Mục tiêu sử dụng có thể đa dạng, trong đó ta có thể dùng học liệu để làm tình huống mở
đầu cho bài học, nhằm tạo hứng khởi cho HS.

Cách tổ chức:

Pha 1: GV tắt chế độ hiện tọa độ điểm A và B và mở chế độ “hiện vectơ” (vectơ chỉ
đường). Sau đó, GV tổ chức cho cả lớp thi đua theo cặp xem ai có thể đưa điểm A đến
B với số bước ít nhất. Lúc này HS sẽ di chuyển vị trí vectơ chỉ đường bên phần điều
khiển.

Pha 2: GV mở chế độ hiện tọa độ điểm A và B và mở chế độ “hiện vectơ” và tổ chức trò
chơi tương tự. Mục đích của việc hiện tọa độ điểm A và B là để HS nhìn ra đường mối
liên hệ và tìm chiến lược phù hợp.
Pha 3: GV tắt chế độ hiện tọa độ điểm và chế độ hiện vectơ. Lúc này HS buộc phải tính
toán và “nhập” tọa độ vectơ chỉ đường.

Với học liệu này, GV có thể tổ chức hoạt động dạy học thông qua trò chơi, thông qua đó
hình thành cho HS khái niệm tọa độ vectơ trong mặt phẳng một cách tự nhiên, đồng thời
giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học và năng lực giao tiếp toán học
trong quá trình chơi.

B. Tổng, hiệu 2 vectơ


Mô tả file geogebra: Đây là một file geogebra minh họa hình ảnh của phép cộng hai
vectơ.

Có hai vùng làm việc chính: Bên trái là hình ảnh minh họa cho chuyển động của con
thuyền trên dòng sông, bên phải gồm một “bảng điều khiển”, người chơi có thể thay đổi
vận tốc cũng như hướng của dòng sông và con thuyền. Nhiệm vụ của người chơi là
bằng việc tương tác trên bảng điều khiển, người chơi cần đưa ra câu trả lời sau khi thao
tác trên bảng điều khiển.

Chức năng của các nút:

Vùng di chuyển (bên trái): Là hình ảnh minh họa cho chuyển động của con thuyền
trên dòng sông.

Vùng điều khiển (bên phải):

- Start: nhấn vào để khiến thuyền tại điểm A di chuyển đến bờ đối diện.
- Reset: đưa thuyền về vị trí ban đầu tại điểm A và bắt đầu một màn chơi mới.
- Hiện điểm A và B cố định.
- Speed: tùy chỉnh tốc độ của dòng sông và con thuyền khi di chuyển.
- Góc: tùy chỉnh hướng của dòng sông và con thuyền.
- Hiện vectơ: cho phép hiển vectơ chỉ vận tốc của thuyền, vận tốc của dòng sông và vận
tốc cần tìm.
Ứng dụng: Có thể dùng học liệu này để dạy học bài “Tổng và hiệu của hai vectơ”.

Mục tiêu: ta có thể dùng học liệu để làm tình huống mở đầu hoặc bài toán thực tế ứng
dụng cho bài học, nhằm tạo hứng thú cho HS.

Cách tổ chức:
GV tổ chức cho các nhóm kéo các thanh trượt để thay đổi độ lớn và hướng của vectơ
vận tốc cần tìm. Sau đó GV cho các nhóm nhấn nút Start để kích hoạt chuyển động của
thuyền và nhấn vào nút Reset để đưa thuyền về vị trí ban đầu.

PHẦN 2: HỌC LIỆU GEOGEBRA VÀO DẠY HỌC PHÉP BIẾN HÌNH

C. Phép tịnh tiến


1. Mô tả sản phẩm:
- Là một file book trên geogebra gồm các hoạt động cho việc tiếp cận, minh hoạ khái
niệm, tính chất của các phép dời hình: phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép xoay.

1 file geogebra book gồm nhiều hoạt động

- Ở mỗi nội dung sẽ gồm nhiều hoạt động nhỏ thực hành trên file geogebra để nhận biết
được các tính chất của từng phép dời hình. Trong mỗi file sẽ có những yêu cầu và câu
hỏi riêng để học sinh thực hành tìm hiểu các phép dời hình trên geogebra .
Hoạt động tiếp cận khái niệm phép tịnh tiến
- Ngoài các câu hỏi được đặt ra, ở mỗi hoạt động có mô tả hướng dẫn cho học sinh cách
sử dụng các công cụ trên geogebra để thực hiện các yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó có phần
câu trả lời gợi ý cho các câu hỏi.

Câu hỏi của hoạt động


Câu trả lời gợi ý cho câu hỏi

2. Ứng dụng giảng dạy:


- Các hoạt động để học sinh nhận ra được khái niệm các phép dời hình: phép tịnh tiến,
phép đối xứng trục, phép xoay.
- Minh hoạ cho các khái niệm, tính chất của các phép dời hình: phép tịnh tiến, phép đối
xứng trục, phép xoay . Ví dụ như: Tính bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì, khái
niệm hai hình bằng nhau, …
3. Giúp học sinh phát triển các năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh giải quyết vấn đề trả lời các câu hỏi đặt ra trong
các hoạt động, giải quyết các vấn đề gặp phải khi thực hành trên geogebra.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng thành thạo các công cụ trên
geogebra để trả lời câu hỏi đặt ra, từ đó nhận ra được các khái niệm tính chất của các
phép dời hình.
D. Phép vị tự:
1. Giới thiệu:
Học liệu bao gồm các file động, có thanh trượt di chuyển thay đổi tỉ số k. Học liệu được
lấy ý tưởng từ các hình ảnh minh họa trong SGK để minh họa cho định nghĩa cũng như
các tính chất của phép vị tự.

2. Ứng dụng:
Hình ảnh động, có thể di chuyển tâm vị tự, thay đổi tỉ số k minh họa cho định nghĩa của
phép vị tự: “Cho điểm O và số k khác 0. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm
M’ sao cho vector OM’ =k vector OM được gọi là phép vị tự tâm O, tỉ số k.”

Hình thành tính chất của phép vị tự cho học sinh, từ hình động, giáo viên có thể cho học
sinh tương tác, kéo thay đổi tỉ số k, thay đổi tâm vị tự…..để dự đoán vị trí tâm vị tự, các
tính chất của phép vị tự. Sau đó kiểm tra bằng cách cho hiện đường nối các điểm.
3. Hình thành năng lực ở học sinh (ý nghĩa):
 Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh phát hiện được sự tương đồng và
khác biệt trong những tình huống và lý giải được kết quả của việc quan sát.

 Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Học sinh nhận biết được quy
cách sử dụng các tính năng của geogebra, sử dụng được phương tiện công nghệ trong
khám phá tri thức.



You might also like