You are on page 1of 9

HỌC LIỆU SỐ – DẠY HỌC VECTƠ TRONG GEOGEBRA

I. Mở đầu

1. Lý do

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, là
động lực để phát triển kinh tế và là một trong hai chiến lực phát triển của quốc gia, "đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển". Hòa cùng xu thế đổi mới của toàn nhân loại, Việt Nam
ta đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính
tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Trong đó, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và học liệu số phù hợp là một trong
những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá. Đặc biệt, việc sử dụng học liệu số sẽ tránh được việc truyền thụ kiến thức một
chiều; khuyến khích tư duy sáng tạo của giáo viên và học sinh; bồi dưỡng năng lực tự học và
tăng tính trực quan cho việc thực nghiệm của học sinh và phát huy được hết năng lực sáng
tạo của giáo viên trong công tác giảng dạy.

Mặt khác, môn Toán thường khô khan, sử dụng nhiều hình vẽ và học liệu số về chủ đề
vectơ đã được làm bằng tiếng Pháp chưa quá bám sát với chương trình Sách giáo khoa của
Việt Nam nên để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn, cụ thể là trong môn Toán lớp 10,
chúng em đã xây dựng học liệu số – Dạy học vectơ trong GeoGeBra. Đây là bản cải thiện
của những file GeoGeBra đã có trước đó. Hi vọng ứng dụng của học liệu số này sẽ mang lại
nhiều lợi ích trong tiết dạy về tổng của hai vectơ, từ đó dễ dàng gây hứng thú với học sinh.

2. Giới thiệu sơ lược:


a) Mô tả file geogebra: Đây là một file geogebra minh họa hình ảnh của phép cộng hai
vectơ.

Có hai vùng làm việc chính: Bên trái là hình ảnh minh họa cho chuyển động của con thuyền
trên dòng sông, bên phải gồm một “bảng điều khiển”, người chơi có thể thay đổi vận tốc
cũng như hướng của dòng sông và con thuyền. Nhiệm vụ của người chơi là bằng việc tương
tác trên bảng điều khiển, người chơi cần đưa ra câu trả lời sau khi thao tác trên bảng điều
khiển.

b) Chức năng của các nút:

Vùng di chuyển (bên trái): Là hình ảnh minh họa cho chuyển động của con thuyền trên
dòng sông.

Vùng điều khiển (bên phải):

- Start: nhấn vào để khiến thuyền tại điểm A di chuyển đến bờ đối diện.
- Reset: đưa thuyền về vị trí ban đầu tại điểm A và bắt đầu một màn chơi mới.
- Hiện điểm A và B cố định.
- Speed: tùy chỉnh tốc độ của dòng sông và con thuyền khi di chuyển.
- Góc: tùy chỉnh hướng của dòng sông và con thuyền.
- Hiện vectơ: cho phép hiển vectơ chỉ vận tốc của thuyền, vận tốc của dòng sông và vận
tốc cần tìm.
c) Mục tiêu: ta có thể dùng học liệu để làm tình huống mở đầu hoặc bài toán thực tế ứng
dụng cho bài học, nhằm tạo hứng thú cho HS.
d) Cách tổ chức:

GV tổ chức cho các nhóm kéo các thanh trượt để thay đổi độ lớn và hướng của vectơ vận tốc
cần tìm. Sau đó GV cho các nhóm nhấn nút Start để kích hoạt chuyển động của thuyền và
nhấn vào nút Reset để đưa thuyền về vị trí ban đầu.

II. Nội dung dạy học

Học liệu số này có thể sử dụng trong Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ (Hình học 10,
Chương I: Vectơ)

1. Định nghĩa:
2. Quy tắc hình bình hành:

3. Tính chất của phép cộng các vectơ:


III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Học liệu số là một phần quan trọng trong dạy học. Nó giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận
thông tin, phát hiện các tính chất,… Trong bộ môn hình học có rất nhiều các khái niệm trừu
tượng mà học sinh khó nắm bắt. Vì vậy nếu học sinh được quan sát một cách tường minh,
sinh động hình dạng nó ra sao thì học sinh sẽ dễ nắm bắt kiến thức hơn.

Mục tiêu đề ra đối với bài học “Tổng và hiệu của hai vectơ " là:

Hiểu thế nào là tổng của hai vectơ.

Kiến thức cơ bản Nắm được các tính chất của tổng của hai vectơ: tính chất
giao hoán, tính chất kết hợp của tổng của các vectơ và tính
chất của vectơ – không.

Kỹ năng cơ bản Vận dụng được quy tắc hình bình hành để giải toán.

Để đạt được mục tiêu đề ra, học liệu số này được ra đời với mong muốn cung cấp cho các em
học sinh hình ảnh trực quan nhất về tổng của hai vectơ, để học sinh hình dung được khái
niệm và tính chất tổng của hai vectơ và dự đoán sơ lược về quy tắc hình bình hành, giúp tiết
kiệm thời gian các khâu trình bày nội dung bài học của giáo viên.
Thay vì trước đó, nếu chưa có học liệu số này, giáo viên phải chuẩn bị: thước thẳng, thước đo
góc, giấy rời và tiến hành thực hiện các hoạt động sau để học sinh nắm được kiến thức.

● Hoạt động 1: Tiếp cận định nghĩa tổng của hai vectơ
a) Đặt vấn đề:
Giáo viên cho học sinh thực hiện các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Quan sát hình ảnh hai người đi dọc hai bên bờ kênh và cùng kéo một chếc

thuyền theo hai hướng khác nhau với hai lực bằng nhau và hợp với nhau một

góc . Nhưng chiếc thuyền lại không di chuyển theo cùng một phía trong hai người mà di
chuyển theo một hướng khác. Em hãy giải thích vì sao và xác định hướng chuyển động của
con thuyền.

Ví dụ 2: Bạn An dùng một lực đẩy được biểu diễn bởi vectơ để đẩy một viên bi đi
từ vị trí A đến vị trí B, sau đó từ vị trí B bạn An dùng một lực đẩy được biểu diễn bởi vectơ

để đẩy viên bi từ vị trí B đến vị trí C. Bạn Bình dùng một lực đẩy được biểu diễn bởi vectơ

để đẩy viên bi từ vị trí A đến thẳng vị trí C.


Em hãy liệt kê các lực mà bạn An và bạn Bình đã tác động lên viên bi. Xác định vị trí
xuất phát và vị trí cuối cùng của viên bi.

b) Hình thành kiến thức mới:


Giáo viên thực hiện tìm tổng của hai vectơ , bất kỳ: “Cho 2 vectơ và bất kì,
để tìm tổng của 2 vectơ này ta thực hiện như sau:

Lấy 1 điểm bất kì, dựng vectơ sao cho , tại tiếp tục dựng vectơ

sao cho . Khi đó người ta nói là tổng của 2 vectơ và .

Ký hiệu: .”

Giáo viên chú ý rằng tổng của 2 vectơ chính là 1 vectơ.

Giáo viên cho học sinh nhận xét về điểm đầu điểm cuối của 2 vectơ và và

điểm đầu, điểm cuối vectơ so với 2 vectơ , .


Từ nhận xét đó, giáo viên đưa ra quy tắc cộng vectơ như sau:

Cho 3 điểm bất kì, ta có: . Người ta gọi đây là quy tắc 3 điểm.

 Hoạt động 2: Tiếp cận quy tắc hình bình hành


Giáo viên cho học sinh thực hiện ví dụ sau:

Ví dụ 3: Cho hình bình hành . Em hãy:

a) So sánh và .

b) Dựng vectơ tổng của hai vectơ và .

Từ kết quả của bài toán trên giáo viên đưa ra quy tắc hình bình hành như sau:

Nếu ABCD là hình bình hành thì .


● Hoạt động 3: Phát hiện tính chất của tổng của hai vectơ
a) Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1.8 (trang 9 – SGK) và kiểm tra, so sánh

và ; và .
b) Dùng thước đo góc kiểm tra xem hai góc đối đỉnh có bằng nhau không

Với , ta có:

a) (tính chất giao hoán)

b) ( tính chất kết hợp)

c) ( tính chất của vectơ – không)

III. Kết luận


- Bộ học liệu số này dễ sử dụng, giúp cho quá trình giảng dạy được thuận lợi hơn, giáo
viên khi giảng dạy kết hợp với hình ảnh GeoGeBra trực quan sinh động, giúp cho các
em phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khi tham gia xây dựng bài.
- Thông qua học liệu số này, học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức của bài học và từ
những kiến thức đã học, các em có thể vận dụng vào thực tế.
- Học liệu số này giúp cho người giáo viên có thể tạo ra các hình ảnh trực quan, sinh
động hơn, mang tính thẩm mỹ hơn, từ đó truyền đạt kiến thức nhanh, gọn, thực tế và
tiết kiệm thời gian hơn.
-
HỌC LIỆU GEOGEBRA
DẠY HỌC TỌA ĐỘ VECTƠ THÔNG QUA TRÒ CHƠI “VECTOR GAME”

1. Tổng quan về “Vector game”


Lí do chọn và thiết kế học liệu: Khi dạy học về phần Tọa độ vectơ trong mặt phẳng, HS
thường quên đi ý nghĩa của sự chỉ đường của trong việc gán tọa độ cho vectơ và có xu hướng
áp dụng các kiến thức một cách máy móc. Chính vì điều này, HS thường không thấy được ý
nghĩa thực tế của việc tọa độ hóa vectơ. Điều này làm kiến thức toán học này trở nên khô
khan, nhàm chán đối với HS. Chính vì điều này, nhóm 1 đã có suy nghĩ thiết kế một trò chơi
chỉ đường đơn giản là “Vector game”, giúp HS có thể vừa chơi, vừa học được kiến thức về
tọa độ vectơ, vừa dễ hình dung tính chỉ đường và ứng dụng của kiến thức này.

Khả năng chia sẻ học liệu: Việc thiết kế ra file Vector game có thể sẽ tốn một chút thời gian
và cũng sẽ là một công việc khó đối với những GV không quen thuộc với phần mềm
Geogebra. Mặt khác, hiện nay, tuy ý tưởng về Vector game đã từng có những GV khác sáng
tạo và sử dụng trong dạy học, các GV ấy thường là người nước ngoài và vì vậy học liệu của
họ hoàn toàn là bằng tiếng Anh. Nhận biết được điều này, nhóm 1 đã quyết định sau khi thiết
kế học liệu hoàn toàn bằng tiếng Việt, nhóm sẽ đưa file lên phần tài liệu (resource) của trang
Geogebra. Điểm tiện lợi của phần tài liệu này chính là nó cho phép những GV khác
download và sử dụng file cực kì nhanh, đơn giản và miễn phí. Nhóm hy vọng với học liệu
này, GV sẽ có thể làm tiết học của mình trở nên sinh động hơn, HS dễ tiếp thu kiến thức hơn.

2. Giới thiệu về “Vector game”


Tên file: Vector game

Mô tả file geogebra: Vector game là một file geogebra với thiết kế như một trò chơi chỉ
đường đơn giản. Có hai vùng làm việc chính: Bên trái gồm vị trí của điểm A (dấu chấm màu
xanh) và điểm B (dấu X màu đỏ), bên phải gồm một “bảng điều khiển”. Nhiệm vụ của người
chơi là bằng việc tương tác trên bảng điều khiển, người chơi cần đưa điểm A đến vị trí điểm
B.

Chức năng của các nút:

Vùng di chuyển (bên trái):

- Go: nhấn vào để khiến điểm A di chuyển


- Reset: đưa điểm A về vị trí ban đầu và bắt đầu một màn chơi mới
- moves= n: đếm số bước người chơi đã dùng khi đưa điểm A từ vị trí ban đầu đến điểm
B.
- Hiện tọa độ: Cho phép hiện hoặc ẩn tọa độ điểm A và B.
- Speed: tùy chỉnh tốc độ của điểm A khi di chuyển.
Vùng điều khiển (bên phải):

- Hiện vectơ: cho phép hiển vectơ chỉ đường trong vùng ô vuông màu đỏ
- Nhập X/Nhập Y: Cho phép nhập tọa độ của vectơ chỉ đường mà người chơi mong
muốn (trong giới hạn từ -3 đến 3)
3. Đề xuất một phương án dạy học sử dụng “Vector game”
Ứng dụng: Có thể dùng học liệu này để dạy học bài “Tọa độ vectơ trên mặt phẳng”. Mục
tiêu sử dụng có thể đa dạng, trong đó ta có thể dùng học liệu để làm tình huống mở đầu cho
bài học, nhằm tạo hứng khởi cho HS.

Cách tổ chức:

Pha 1: GV tắt chế độ hiện tọa độ điểm A và B và mở chế độ “hiện vectơ” (vectơ chỉ đường).
Sau đó, GV tổ chức cho cả lớp thi đua theo cặp xem ai có thể đưa điểm A đến B với số bước
ít nhất. Lúc này HS sẽ di chuyển vị trí vectơ chỉ đường bên phần điều khiển.

Pha 2: GV mở chế độ hiện tọa độ điểm A và B và mở chế độ “hiện vectơ” và tổ chức trò chơi
tương tự. Mục đích của việc hiện tọa độ điểm A và B là để HS nhìn ra đường mối liên hệ và
tìm chiến lược phù hợp.

Pha 3: GV tắt chế độ hiện tọa độ điểm và chế độ hiện vectơ. Lúc này HS buộc phải tính toán
và “nhập” tọa độ vectơ chỉ đường.

Với học liệu này, GV có thể tổ chức hoạt động dạy học thông qua trò chơi, thông qua đó hình
thành cho HS khái niệm tọa độ vectơ trong mặt phẳng một cách tự nhiên, đồng thời giúp HS
phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học và năng lực giao tiếp toán học trong quá trình
chơi.

You might also like