You are on page 1of 14

Đề Ngoại tốt nghiệp 12/9/2020

Chấn thương ngực


Trong chấn thương ngực kín, vị trí sườn:
A) Đứng đầu trong các tổn thương lồng ngực và gẫy sườn từ 4-10 chiếm nhiềm nhất
B) Gẫy sườn 11, 12 chiếm nhiều nhất
C) Gẫy sườn 1, 2 và 3 chiếm nhiều nhất
D) Gẫy sườn trẻ em thường dễ chẩn đoán và dễ phát hiện hơn ở người lớn

Điều trị gãy sườn bao gồm:


A) Băng keo thưa, kiểu lợp nhà nửa ngực
B) Nên kết hợp xương bằng thanh nẹp – ốc
C) Chỉ cần giảm đau và nghỉ ngơi là đủ
D) Phải giúp thở máy với áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP)

Dựa trên bản chất của tràn máu màng phổi (TMMP) do chấn thương, người ta chia TMMP làm:
A) Hai loại: TMMP áp lực và TMMP tiếp diễn
B) Ba loại: TMMP tiến diễn, TMMP ổn định và TMMP đông
C) TMMP có tổn thương kết hợp
D) TMMP có tổn thương phối hợp

Điều trị vết thương thủng tim:


A) Nên điều trị bảo tồn và theo dõi nếu sinh hiệu ổn định
B) Phải mở xương ức hoặc mở ngực khâu lại vết thủng tim
C) Chọc hút giải áp là phương thức tối đa
D) Chẩn cần dẫn lưu màng phổi và theo dõi

BN nam 18 tuổi bị xe cán qua người. Sinh hiệu ổn định tuy có chút hoảng hốt. Xquang ngực thẳng
thấy có mực nước hơi ở 1/2 phế trường trái và thấy được sonde mũi – dạ dày ở lòng ngực trái. Xử
trí nào tiếp theo?
A) Mở ngực cấp cứu
B) Điều trị bảo tồn
C) Dẫn lưu khoang màng phổi
D) Mở bụng cấp cứu

Thoát vị cơ hoành do sang chấn:


A) Thường khó chẩn đoán trên phim ngực, mà chỉ xác định qua nội soi dạ dày thực quản.
B) Thường gặp trong chấn thương kín & hơn 80% là bên trái.
C) Chính là biến thể của nhão hoành & liệt cơ hoành
D) Thường không khó thở khi nằm đầu thấp.

Chấn thương bụng


BN bị chấn thương bụng kín, CT-scan thấy máu tụ sau phúc mạc (P) và đoạn D2 tá tràng. Cận lâm
sàng nào giúp loại trừ vỡ tá tràng
A) ERCP
B) Xquang bụng cản quang tan trong nước

HA và những đồng bọn


C) Siêu âm bụng
D) Chọc dò ổ bụng

Cận lâm sàng nào giúp chẩn đoán xác định hoặc loại trừ vỡ tá tràng
A) Xquang bụng đứng
B) Siêu âm bụng
C) Chọc rửa ổ bụng
D) CT-scan có tiêm cản quang kết hợp uống thuốc cản quang

Một bệnh nhân nữ 17 tuổi vào phòng cấp cứu, có vết thương bụng do dao đâm và chấn thương đầu
gây choáng váng. Huyết áp 80/0 mmHg, mạch 120 lần/phút, thở 28 lần / phút. Vết thương bụng ở
dưới bờ sườn phải, đường nách trước. Bệnh nhân được đặt 2 đường tĩnh mạch (kim lớn), sonde mũi
dạ dày, thông tiểu. Sau khi truyền 2 lít Ringer's lactate. Điều trị tiếp theo:
A) Rửa phúc mạc
B) Siêu âm bụng
C) Mổ bụng thám sát
D) CT-scan bụng

BN 18 tuổi bị chấn thương bụng kín ở vùng hông lưng trái, hiện đau lan lên vai trái. Chẩn đoán
nghĩ nhiều đến nhất
A) Vỡ thận
B) Vỡ lách
C) Vỡ đại tràng góc lách
D) Thủng đại tràng

Một bệnh nhân nam 23 tuổi bị bắn bằng súng ngắn, có vết thương xuyên thấu đại tràng ngang bên
phải. Có 1 ít phân gây nhiễm bẩn, ruột không bị tổn thương mạch máu. Nên thực hiện phẫu thuật
nào ?
A) Cắt đại tràng phải, nối hồi tràng - đại tràng ngang.
B) Cắt đại tràng phải, đưa 2 đầu ra da.
C) Cắt lọc, đóng vết thương, đưa đại tràng ra ngoài.
D) Cắt lọc, đóng vết thương thì đầu.

Một bệnh nhân nam 60 tuổi bị tai nạn giao thông, gãy 3 xương sườn phải, vỡ gan, vỡ xương chậu,
gãy xương đùi phải, gãy xương chày trái. Bệnh nhân được cho kháng sinh phổ rộng và được phẫu
thuật, được truyền 12 đơn vị máu. Tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, nhưng đến ngày hậu phẫu
thứ 3, bệnh nhân bị giảm oxy máu (PaO 2, 55 mm Hg), lơ mơ, tim nhanh, có dấu xuất huyết dưới
da. Chẩn đoán là:
A) Phản ứng truyền máu.
B) Dị ứng kháng sinh.
C) Thuyên tắc mỡ.
D) DIC (đông máu nội mạch rải rác)

Tổn thương nào sau này là phù hợp với tổn thương do chèn ép (compression)?
A) Tổn thương mạc treo
B) Thuyên tắc động mạch mạc treo
C) Tổn thương mạch máu thận
D) Thoát vị hoành

HA và những đồng bọn


Tổn thương cơ quan nào thường bị bỏ sót trong điều trị bảo tồn 1 trường hợp vết thương thấu bụng
A) Ruột non
B) Ruột già
C) Cơ hoành
D) Mạc treo

BN bị đâm thủng đại tràng xuống và bị viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis) ở thành bụng
trước. Phát biểu nào sau đây không chính xác
A) Lan đến mạc nông
B) Cần cắt lọc rộng rãi và dùng kháng sinh
C) Thường không có triệu chứng và không gây khó chịu cho BN

Phát biểu nào đúng khi nói về điều trị tổn thương gan
A) Khâu kín vết thương gan có thể gây tụ máu trong gan, làm tràn máu vào đường mật
B) Cắt lọc không theo giải phẫu và cấm máu cho tiên lượng tốt hơn cắt lọc mô gan theo giải
phẫu
C) Cột cuống gan để cầm máu giúp giảm biến chứng và tử vong trong tổn thương gan
D) Dẫn lưu ổ bụng giúp giảm tý lệ nhiễm trùng ổ bụng

Thủng dạ dày
Một BN nghi thủng dạ dày tá tràng đến muộn, bụng chướng, cảm ứng phúc mạc toàn bộ, siêu âm có
ít dịch ổ bụng nhưng X- quang bụng không có hơi tự do. Chẩn đoán gián biệt nào cần nghĩ đến :
A) Viêm phúc mạc ruột thừa
B) Viêm tụy cấp
C) Tắc ruột
D) Tất cả đều đúng

Loét dạ dày ở vị trí nào sau đây có nguy cơ ung thư cao nhất :
A) Tâm vị
B) Góc bờ cong nhỏ
C) Thân vị
D) Hang vị

Trong phẫu thuật nội soi thủng dạ dày tá tràng, thì nào sau đây thường tốn nhiều thời gian nhất :
A) Tìm lỗ thủng
B) Khâu lỗ thủng
C) Đắp mạc nối
D) Rửa sạch khoang bụng

Đề kháng thành bụng, bụng gồng cứng như gỗ trong thủng dạ dày tá tràng không kéo dài quá 6
tiếng vì
A) Viêm phúc mạc tăng tiết giúp làm hòa tán bớt các chất gây viêm
B) Cơ thành bụng không thể co nữa do hết năng lượng dự trữ
C) Hiệu quả của điều trị nội khoa
D) Tất cả các câu trên

Biến chứng nào đáng quan ngại nhất sau khi khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng?
A) Xì vết mổ, bung thành bụng
B) Nhiễm trùng vết mổ

HA và những đồng bọn


C) Xuất huyết tiêu hóa
D) Xì miệng nối

Sau khi khâu thủng dạ dày tá tràng, phát biểu nào sau đây đúng:
Điều trị nội khoa tăng cường là bắt buộc và phải nội soi kiểm tra lại.

Tắc ruột
Bệnh lý cần phân biệt với tắc ruột dù tỷ lệ xuất hiện thấp nhưng rất khó chẩn đoán
A) Viêm tụy
B) Viêm ruột thừa
C) Nhồi máu mạc treo
D) Viêm đại tràng

Hội chứng giả tắc ruột Oligive gặp ở đối tượng nào?
A) Người già suy kiệt
B) Nằm hồi sức tích cực lâu
C) Viêm đại tràng
D) Tiền căn phẫu thuật nhiều lần

Hình ảnh sau là hình ảnh của bệnh lý nào

A) Tắc ruột cơ năng


B) Tắc ruột non giai đoạn sớm
C) Tắc ruột non giai đoạn muộn
D) Tắc đại tràng

Thoát vị bịt thường xảy ra trên đối tượng nào?


A) Nam, lớn tuổi, gầy

HA và những đồng bọn


B) Nữ, lớn tuổi, gầy
C) Nữ, lớn tuổi, sinh đẻ nhiều
D) Nam, lao động chân tay, cao tuổi

Dấu Howship Romberg là dấu hiệu của


A) Thoạt vị bẹn
B) Thoát vị đùi
C) Thoát vị bịt
D) Thoát vị rốn

Dấu hiệu phân biệt tắc ruột cơ năng và tắc ruột cơ học trên lâm sàng
A) Dấu chuyển tiếp trên phim CT-scan
B) Dấu rắn bò, quai ruột nổi
C) Âm ruột tăng
D) Đau quặn từng cơn

Câu nào sau đây đúng khi nói về điều trị tắc ruột
A) Phải điều trị tại khoa ngoại
B) Điều trị nội khoa tắc ruột phải theo dõi sát
C) Mổ cấp cứu nếu tắc ruột thắt nghẹt, quai kín
D) Tất cả câu trên đều đúng

Viêm ruột thừa


Trong điều trị viêm phúc mạc do áp xe ruột thừa, chăm sóc ống dẫn lưu như thế nào?
A) Khi hết mủ, rút ngay
B) Khi hết mủ, rút từ từ nhiều lần
C) Khi hết mủ, kẹp và rút 2 thì
D) Khi hết mủ, rút từ từ nhưng phải rút trong vòng 72 giờ.

Trong điều trị viêm ruột thừa, thời gian lý tưởng nhất cắt ruột thừa:
A) Trước 12 giờ
B) Sau 12 giờ vì cần hồi sức
C) Trước 24 giờ
D) Sau 24 giờ

Nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa


A) 90% là do sỏi phân
B) 60% do phì đại hạch bạch huyết
C) 30% do búi giun
D) 40% do dị vật, hạt

Biến chứng gần thường gặp nhất trong viêm ruột thừa
A) Nhiễm trùng vết mổ
B) Dò manh tràng
C) Xì miệng nối
D) Áp xe tồn lưu

HA và những đồng bọn


Dấu hiệu chủ yếu để phân biệt viêm ruột thừa với sỏi niệu quản (cơn đau quặn thận) là
A) Đề kháng thành bụng
B) Tính chất đau từng cơn, mỗi lần đau là lạnh toát
C) Dựa vào phim KUB thấy sỏi niệu quản và phân tích nước tiểu có hồng cầu

Áp xe – rò hậu môn
Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A) Áp xe hậu môn và trĩ là 2 bệnh thường gặp
B) Áp xe hậu môn và trĩ là 2 bệnh phổ biến và rất nguy hiểm
C) Áp xe hậu môn và trĩ là 2 bệnh ít gặp
D) Áp xe hậu môn và trĩ thường gây ra biến chứng nặng nề

Nguyên nhân “nhiễm trùng đặc hiệu” trong áp xe hậu môn chiếm
A) 90%
B) 80%
C) 60%
D) 10%

Áp xe hâu môn vùng nào phổ biến nhất


A) Gian cơ thắt
B) Quanh hậu môn
C) Trên cơ nâng
D) Khoang ngồi – hậu môn

Nguyên tắc điều trị đường rò hậu môn ngoại trừ


A) Cắt bỏ hoàn toàn đường rò
B) Bảo tồn tối đa cơ thắt hậu môn
C) Cắt trọn ống hậu môn để điều trị triệt để đường rò hậu môn

Một BN được chẩn đoán rò hậu môn gian cơ thắt. Dấu hiệu nào sau đây giúp củng cố chẩn đoán đó
A) Sờ được đường rò ở trong lòng ống hậu môn
B) Lỗ rò ngoài cách bờ hậu môn 2-3 cm
C) Dùng que thăm dò luồn qua một cách dễ dàng từ lỗ rò ngoài đến lỗ rò trong
D) Bơm sữa hoặc chất màu vào lỗ rò trong thấy xuất hiện ở lỗ rò ngoài

Định luật Goodsall chính xác trong trường hợp xác định đường rò ở?
A) Ở phía sau
B) Phía trước
C) Cách xa hậu môn

Điều trị nhiễm trùng vùng hậu môn, trực tràng ở BN có HIV (+). Phát biểu nào sau đây không chính
xác?
A) Có thể quan sát thấy tỷ lệ nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng ở BN HIV (+) cao hơn ở
người không mắc
B) Điều trị cần dẫn lưu và kháng sinh hỗ trợ
C) Rạch áp xe rộng để dẫn lưu nhanh chóng khối nhiễm trùng
D) Rạch dẫn lưu hoặc đặt ống dẫn lưu là cần thiết.

HA và những đồng bọn


Rạch dẫn lưu áp xe quanh hậu môn nên rạch theo hình:
A) Hình chữ thập
B) Hình sao
C) Hình thoi
D) Hình đa giác

Nhiễm trùng đường mật


Nguyên nhân gây sỏi nguyên phát đường mật
A) Lặng đọng sỏi calci bilirubinate
B) Ký sinh trùng đường mật
C) Nhiễm trùng đường mật do vi khuẩn
D) Tất cả các nguyên nhân trên

BN 60 tuổi, tiền căn nối ống mật – hỗng tràng. CT-scan phát hiện sỏi trong gan, đường mật trong và
ngoài gan giãn. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường mật trên BN này là
A) Sỏi đường mật
B) Hẹp đường mật do nối mật – hỗng tràng
C) Nhiễm trùng đường mật do trào ngược từ hỗng tràng
D) Tất cả nguyên nhân trên

Nhiễm trùng đường mật độ III theo Tokyo Guideline 2018 có đặc điểm
A) 90% đáp ứng với điều trị nội khoa
B) 90% không đáp ứng với điều trị nội khoa
C) 5-15% đáp ứng với kháng sinh và hồi sức tích cực
D) 5-15% không đáp ứng với điều trị kháng sinh và hồi sức

Nội soi mật-tụy ngược dòng (ERCP) thực hiện:


A) Chẩn đoán căn nguyên nhiễm trùng đường mật cấp.
B) Can thiệp điều trị tắc mật.
C) Cho hình ảnh đường mật có chọn lọc
D) Câu A, B và C đúng

Trong nhiễm trùng đường mật cấp, siêu âm có thể


A) Chẩn đoán giãn đường mật
B) Tìm căn nguyên nhiễm trùng đường mật cấp.
C) Thực hiện nhiều lần.
D) Cả 3 câu trên đúng.

Du khuẩn huyết có nguồn gốc từ


A) Đường mật vào hệ mạch máu và bạch huyết
B) Đường mật vào tĩnh mạch cửa
C) Tĩnh mạch cửa đi vào ĐM chủ

HA và những đồng bọn


Đề Sản tốt nghiệp 12/9/2020
QUẢN LÝ THAI NGHÉN
Bảng quản lý thai sản để làm gì?
A) Biết số sinh trong tháng
B) Biết số lượng thai kỳ có nguy cơ
C) Quản lý số sản phụ cần tiêm ngừa uốn ván

Mục đích khám thai lần đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
A) Chẩn đoán thai và phân loại thai nghén.
B) Tầm soát đái tháo đường thai kỳ
C) Bổ sung viên sắt
D) Tiêm ngừa uốn ván

Mục đích khám thai lần thứ 2 vào 3 tháng giữa thai kỳ
A) Khảo sát hình thái học, đánh giá sự phát triển của thai
B) Bổ sung sắt và acid folic
C) Tiêm ngừa uốn ván
D) Xác định ngôi thai

Mục đích khám thai trong 3 tháng cuối thai kỳ, ngoại trừ
A) Test 75g glucose
B) Xác định ngôi thai.
C) Tiêm VAT.

Cho BCTC =32cm, CVVB = 100cm. Tính ước lượng cân thai
A) 3000gr
B) 3100gr
C) 3200gr
D) 3300gr

Sản phụ PARA 1001, sinh con năm 2017, sanh mổ do chuyển dạ ngưng tiến, đã tiêm đủ 2 mũi VAT
ở thai kỳ trước. Thai kỳ này cần tiêm ngừa uốn ván như thế nào?
A) Tiêm 1 mũi
B) Tiêm 2 mũi
C) Không cần tiêm

Lịch tiêm ngừa uốn ván trong thai kỳ


A) Mũi 2 cách mũi 1 1 tuần
B) Mũi 2 cách mũi 1 1 tháng
C) Mũi 2 cách lúc sanh 1 tuần
D) Tiêm 2 mũi bất kỳ thời điểm

Cho BTCT = 20 cm . Tính tuổi thai


A) 3 tháng
B) 4 tháng

HA và những đồng bọn


C) 5 tháng
D) 6 tháng

Sản phụ có thai 5 lần. Một lần sanh mổ thai 39 tuần, hiện khỏe mạnh. Một lần thai trứng bán phần
đã điều trị nạo hút và theo dõi. Một lần sẩy thai lưu lúc 9 tuần. Một lần sanh thường lúc thai ở 37
tuần 1 ngày tuổi, hiện đang học mẫu giáo. Hiện nay đang mang thai 36 tuần. Tính PARA của sản
phụ này
A) 2022
B) 5012
C) 4102
D) 2122

SINH LÝ CHUYỂN DẠ
Yếu tố nào không phải đặc tính của cơn co chuyển dạ :
A) Cảm giác trằn nặng bụng dưới
B) Đều đặn
C) Tăng dần về tần sô
D) Tăng dần về cường độ

Đặc tính của cơn co tư cung chuyển dạ , NGOẠI TRỪ:


A) Gây đau
B) Gây nhớt hồng âm đạo
C) Đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường
D) Làm thay đổi cổ tử cung

Sản phụ PARA 1001 thai 36 tuần, cơn gò 1/20 phút, CTC mở 1-2cm, xoá ít, ngôi đầu, ối dẹt. Hiện
nay sản phụ này đang ở giai đoạn của chuyển dạ:
A) Giai đoạn 1
B) Giai đoạn 2
C) Giai đoạn 3
D) Chưa chuyển dạ

Đặc điểm của người sinh con rạ so với người chưa sinh ngã âm đạo lần nào
A) Lỗ trong CTC rộng hơn
B) Lỗ ngoài CTC rộng hơn
C) CTC to hơn
D) CTC ngắn lại

Tốc độ mở CTC của con rạ: 1.2 cm/s

Tốc độ mở CTC con so: 1.5 cm/s

Case SP sinh con rạ, hỏi tình trạng xoá mở CTC => Xoá mở đồng thời

Case SP con rạ, CTC mở trọn, hỏi quá trình CD này kéo dài bao lâu => 20 phút

HA và những đồng bọn


Case SP con rạ chuyển dạ CTC mở 4cm, lọt thấp. Hỏi số lượng cơn co phù hợp trong giai đoạn này
A) 1
B) 3
C) 6
D) 5

TIỀN SẢN GIẬT


Sản phụ những lần trước huyết áp bình thường, thai 22 tuần đo huyết áp 140/90, để chẩn đoán tiền
sản giật thì lượng đạm trong nước tiểu 24 giờ:
A) >100
B) >200
C) >300
D) >400

Tiêu chuẩn đạm niệu tối thiểu trong mẫu nước tiểu 24h để chẩn đoán TSG:
A) 0,1g
B) 0,2g
C) 0,3g
D) 0,4 g

Sản phụ những lần trước huyết áp bình thường, thai 22 tuần đo huyết áp 140/90, để chẩn đoán tiền
sản giật Protein/Creatinine:
A) 0,1
B) 0,3
C) 0,4
D) 0,5

Sản phụ những lần trước huyết áp bình thường, thai 22 tuần đo huyết áp 140/90, để chẩn đoán tiền
sản giật nước tiểu que nhúng tối thiểu
A) > 2+
B) > 3+
C) > 4+
D) > 5+

Sản phụ những lần trước huyết áp bình thường, thai 22 tuần đo huyết áp 140/90, để chẩn đoán tiền
sản giật lượng creatinie máu là
A) >1,1
B) >0,9
C) >1
D) >0,8

Dấu hiệu nào sau đây của tiền sản giật nặng:
A) Tăng phản xạ gân xương
B) Giảm phản xạ gân xương
C) Nhức đầu
D) Phù

Đặc điểm của TSG nặng


A) Tăng men gan

HA và những đồng bọn


B) Tăng bạch cầu
C) Giảm bạch cầu
D) Tăng hồng cầu

Tuần tự các giâi đoạn củâ 1 cơn SG điển hình:


A) Giậ t giá n cá ch – xâ m nhiễm – giậ t cứ ng – hô n mê
B) Giậ t cứ ng – giậ t giá n cá ch – xâ m nhiễm – hô n mê
C) Xâ m nhiễm – giậ t cứ ng – giậ t giá n cá ch – hô n mê
D) Xâ m nhiễm – giậ t giá n cá ch – giậ t cứ ng – hô n mê

TSG chỉ định chấ m dứ t thai kỳ: Tù y thuộ c tình trạ ng mẹ con

BĂNG HUYẾT SAU SINH


Theo bộ Y tế, điều nào không thuộc chăm sóc thiết yếu sau sanh đối với sản phụ và trẻ sơ sinh ngay
sau chuyển dạ
A) Cho con bú 6 tháng sau sinh
B) Tiếp xúc da kề da trong vòng 1h đầu
C) Lâu khô thai nhi
D) Tiêm bắp Oxytocin 10 UI

Cái nào không phải chỉ định bóc nhau nhân tạo .
A) Quá 15p mà nhau chưa sổ
B) Tử cung dị dang
C) Sau đại kéo thai.
D) Thai kỳ với dụng cụ tử cung

VIÊM SINH DỤC


Yếu tố thuận lợi nhiễm nấm Candida albican.
A) ĐTĐ kém kiểm soát
B) Dùng kháng sinh kéo dài
C) Viêm gan
D) Dùng corticoid kéo dài.

Đặc điểm của viêm âm đạo do Garnerella :


A) dương tính vs KOH 10%
B) pH < 4.5
C) Clue cell chiếm 75%

Nguyên nhân nhiễm Garerella:


A) Thói quen thụt rửa âm đạo
B) ĐTĐ kém kiểm soát
C) Điều trị Corticoide

Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm:


A) Lấy từ cùng đồ sau
B) Sử dụng 2 que gòn
C) Bệnh phẩm dùng để soi tươi và nhuộm gram

HA và những đồng bọn


Khám thấy mụn nước nổi thành chùm vùng sinh dục
A) Herpes
B) Giang mai
C) Lậu
D) Trichomonas

Nhiễm Chamydia điều trị theo CDC 2015, ngoại trừ


A) Chưa đủ cơ sở để tầm soát cho nam giới
B) XN lại ngay khi có quan hệ tình dụng trong vòng 3 tháng sau điều trị
C) Xét nghiệ acid nucleic sau khi điều trị 4 tuần

Phát biểu liên quan đến viêm âm đạo do nấm: 75% phụ nữ bị ít nhất 1 lần trong đời

Yếu tố thuận lợi nhiễm nấm Candida:


A) Dùng kháng sinh kéo dài
B) Dùng corticoid kéo dài
C) ĐTĐ kiểm soát kém

Ra dịch âm đạo loãng, có bọt, hôi, khám thây chấm xuất huyết ở niêm mạc CTC, ÂĐ. Hỏi tác nhân
nghĩ đến nhiều nhất: Trichomonas

Xét nghiệm nào sau đây không được dùng để tầm soát Giang mai:
A) BW
B) TPHA
C) VDRL
D) RDR

BIỆN PHÁP TRÁNH THAI


Chọn câu đúng về mũ chụp CTC, câu đúng nhất:
A) Không viêm loét CTC
B) CTC ko quá dài
C) ÂD ko quá sâu

Thời điểm đặt DCTC


A) Ngay khi sạch kinh
B) Sau 3-5 ngày
C) Sau sanh
D) Đang trong kỳ kinh

Hiệu quả của thuốc tránh thai kết hợp:


A) Điều trị bệnh phụ khoa
B) Ức chế đỉnh LH

Cái nào ko phải là tác dụng phụ của thuốc tránh thai?
A) Đau bụng
B) Tăng cân
C) Buồn nôn
D) Đau vú

HA và những đồng bọn


Cách sử dụng viên Postinor , uống viên sau cách viên đầu
A) 12h
B) 24h
C) 72h

PP tránh thai nào chống chỉ định cho nữ nghiện hút thuốc lá
A) Viên kết hợp
B) DCTC
C) Viên Progestin

Cách sử dụng viên tránh thai 28 ngày


A) Bắt đầu từ ngày đầu chu kỳ kinh
B) Bắt đầu bất kỳ ngày nào trong chu kỳ
C) Bắt đầu uống sau khi sạch kinh
D) Bắt đầu uống ngày rụng trứng

Nữ 30 tuổi, PARA 2002, có u xơ tử cung to cỡ thai 8 tuần. Biện pháp tránh thai phù hợp cho:
A) Thuốc viên phối hợp
B) Triệt sản
C) DCTC
D) Thuốc progesterone đơn thuần

Thuốc viên phối hợp ko dùng cho:


A) Người trễ kinh
B) Kinh nhiều
C) Thống kinh
D) Kinh không đều

BIÊN PHÁP PHÁ THAI


Phương pháp phá thai bằng nong nạo không áp dụng ở tuyến
A) Xã
B) Huyện
C) Tỉnh
D) Tuyến cuối

Phá thai bằng PP hút chân không, tuyến xã chỉ được thực hiện trên thai kỳ từ 36 ngày tối đa:
A) 40 ngày
B) 41 ngày
C) 42 ngày
D) 43 ngày

HA và những đồng bọn


XUẤT HUYẾT 3 THÁNG ĐẦU
Chỉ định điều trị nội khoa TNTC, chọn câu sai:
A) Beta HCG < 10.000mUI/ml, có tim thai
B) Khối thai < 3.5 cm
C) Chức năng gan thận bình thường
D) Sinh hiệu ổn

Đặc điểm siêu âm của của thai lưu, ngoại trừ


A) Thai teo đét dẫn đến đa ối
B) Hình ảnh vòng đôi, chồng xương
C) Túi thai rỗng, méo mó ở tuổi thai nhỏ
D) Không có hoạt động tim thai

HA và những đồng bọn

You might also like