You are on page 1of 26

10/4/2022

Chương 1
Hệ thống Tư duy phát triển
Võ Thị Ngọc Trân

MỤC TIÊU
1. Nắm được lý thuyết các kỹ thuật xây dựng hệ thống
tư duy cho một nhà khởi nghiệp.

2. Thực hành các kỹ thuật xây dựng hệ thống tư duy


phát triển cho nhà khởi nghiệp tiềm năng.

1
10/4/2022

NỘI DUNG
HỆ THỐNG TƯ DUY PHÁT TRIỂN

• TƯ DUY SÁNG TẠO

• TƯ DUY PHẢN BIỆN

• TƯ DUY THIẾT KẾ

DẪN NHẬP
Nhà khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần có:
● Khả năng cảm nhận nhanh
● Thực hiện hành động
● Tổ chức công việc trong những điều kiện bất định
● Khả năng kiên trì, chấp nhận và học tập từ các thất bại
● Tạo sự thoải mái, lạc quan khi đối mặt với các thách
thức trong quá trình khởi nghiệp.
→ Nhà khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần có một “HT tư duy phát triển”

2
10/4/2022

DẪN NHẬP
Hệ thống tư duy phát triển:
● Luôn liên tục học hỏi và xây dựng các phương pháp
tư duy thành một HT phát triển tổng thể
● Từ đó hình thành thói quen:
○ Liên tục suy nghĩ kỹ càng
○ Khả năng thích nghi
○ Tự điều chỉnh
○ Khả năng kiểm soát cảm xúc và các trạng thái
tâm lý khác.
● Đam mê (ý tưởng khởi nghiệp và sự khởi nghiệp)

HỆ THỐNG TƯ DUY PHÁT TRIỂN


Hoàn toàn Không đồng Hoàn toàn
STT Phát biểu Đồng ý
đồng ý ý không đồng ý
Trí thông minh của tôi là một điều gì đó rất cơ bản về bản
1 0 1 2 3
thân tôi mà tôi không thể thay đổi nhiều
Bất kể tôi có thông minh thế nào, tôi luôn có thể thay đổi nó
2 3 2 1 0
một chút
Chỉ một số ít người thực sự giỏi thể thao, họ chắc phải có
3 0 1 2 3
khả năng thiên bẩm
4 Càng làm việc chăm chỉ, tôi sẽ càng giỏi 3 2 1 0
Tôi thường bực bội khi nhận được phản hồi về hiệu quả
5 0 1 2 3
công việc của mình
Tôi đánh giá cao khi mọi người (như ba mẹ, thầy cô, bạn
6 3 2 1 0
bè) cho tôi phản hồi về hiệu quả công việc của mình
7 Quả thật người thông minh thì không cần phải cố gắng 0 1 2 3
8 Tôi luôn có thể thay đổi mức độ thông minh của mình 3 2 1 0
Mỗi người được phân loại vào một nhóm nhất định và
9 0 1 2 3
không thể làm gì để thay đổi được điều đó
Một lý do quan trọng để học tập là vì tôi thích học thêm
10 3 2 1 0
những điều mới
Tổng điểm

Nguồn: Dweck, C. S. (2006). Mindset: The new psychology of success. New York: Random House.

3
10/4/2022

HỆ THỐNG TƯ DUY PHÁT TRIỂN


Đánh giá kết quả
● Tổng điểm từ 22 đến 30: Bạn có tư duy phát triển rất
mạnh (Strong Growth Mindset).
● Tổng điểm từ 17 đến 21: Bạn có tư duy phát triển nhưng
vẫn còn một vài điểm mang tư duy cố định.
● Tổng điểm từ 11 đến 16: Bạn có tư duy cố định nhưng
có vài điểm mang tư duy phát triển.
● Tổng điểm từ 0 đến 10: Bạn có tư duy cố định rất mạnh
(Strong fixed mindset).
Niềm đam mê vươn mình và gắn bó với nó, ngay cả khi
nó không suôn sẻ, là dấu hiệu của tư duy phát triển!
Nguồn: Dweck, C. S. (2006). Mindset: The new psychology of success. New York: Random House.

HỆ THỐNG TƯ DUY PHÁT TRIỂN

Hai hình thái tư duy của con người


Nguồn: Neck và cộng sự (2018). Entrepreneurship: The Practice and Mindset. Sage Publication.

4
10/4/2022

HỆ THỐNG TƯ DUY PHÁT TRIỂN


Bài tập khởi động 1.1 – Nhận diện rào cản tư duy
cố định
Có một chiếc bánh hình tròn như hình vẽ. Hãy vẽ ba
đường cắt để cắt chiếc bánh thành 8 phần.

10

HỆ THỐNG TƯ DUY PHÁT TRIỂN


Bài tập khởi động 1.1 – Nhận diện rào cản tư duy
cố định
Hãy nhìn hình vẽ dưới đây. Bánh xe không phải hình tròn.
Điều đó có được không?

5
10/4/2022

11

TƯ DUY SÁNG TẠO


Sự sáng tạo là một quá trình:
● Trở nên nhạy bén với các vấn đề, sự thiếu vắng, các
khoảng trống trong tri thức, sự thiếu vắng các yếu tố,
sự không hòa hợp lẫn nhau…
● Nhận diện các khó khăn
● Tìm kiếm các lời giải, dự đoán hay định hình các giả
thuyết cho các khoảng trống đó
● Kiểm định, tái kiểm định các giả thuyết và cuối cùng là
truyền thông các kết quả đạt được

12

TƯ DUY SÁNG TẠO


Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh ta đều
được hình thành từ các giả định và các nguyên lý khoa
học.
Do đó, để hiểu sâu về các sự vật hiện tượng chúng ta cần
tìm hiểu các giả định và các nguyên lý khoa học được
dùng để tạo ra sự vật, hiện tượng đó.
Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục tư duy dựa trên các giả
định và các nguyên lý khoa học đó thì chúng ta hầu như
không thể có sự sáng tạo cải tiến.

6
10/4/2022

13

TƯ DUY SÁNG TẠO


Phương pháp tư duy logic truyền thống:
● Dựa trên tri thức hiện có và các phép suy luận logic để
tạo tri thức mới.
● Tri thức mới được tạo ra là sự mở rộng của tri thức hiện
có, không phải là tri thức mới hoàn toàn.
  Vì vậy tư duy logic đã trở nên rất giới hạn trong việc giải
quyết các vấn đề mới trong quản lý và nhu cầu của người
dân

14

TƯ DUY SÁNG TẠO


Tư duy sáng tạo dựa trên:
● Sự tưởng tượng (imagination)
● Kỹ thuật tương tự (analog)
● Kỹ thuật đồng bộ (association)
● Các cơ chế khác
  Tạo một góc nhìn mới sâu vào sự vật, hiện tượng để
tìm ra lời giải.

7
10/4/2022

15

TƯ DUY SÁNG TẠO


Tư duy sáng tạo (creative thinking) là tạo ra những
ý tưởng mới nằm trong hoặc vượt ra khỏi phạm vi của
hệ thống tri thức hiện hữu, dựa trên hoặc cố ý phá vỡ các
quy tắc và các giá trị nền tảng tri thức đã được thiết lập.

Đối với lĩnh vực khởi nghiệp, tư duy sáng tạo có thể được
định nghĩa là năng lực tạo ra ý tưởng, góc nhìn sâu hay
sản phẩm mới… có tính duy nhất, hữu dụng và có giá trị
cho những người khác.

16

TƯ DUY SÁNG TẠO


Quá trình sáng tạo:

• Quá trình có chủ đích


(deliberate pathway)

• Quá trình tự diễn ra


(spontaneous pathway)

Các giai đoạn của hai quá trình sáng tạo


Nguồn: Carson, S. (2010). Your Creative Brain: Seven Steps to Maximize Imagination, Productivity, and Innovation in Your Life. Jossey-Bass.

8
10/4/2022

17

TƯ DUY SÁNG TẠO

Mô hình não tổng thể


Nguồn: Carson, S. (2010). Your Creative Brain: Seven Steps to Maximize Imagination, Productivity, and Innovation in Your Life. Jossey-Bass.

18

TƯ DUY SÁNG TẠO


Quan sát hình vẽ dưới đây. Hãy cho biết có bao nhiêu hình
vuông có trong hình vẽ này?

9
10/4/2022

19

TƯ DUY SÁNG TẠO


Cho 9 điểm như hình vẽ bên dưới. Sử dụng không quá 4
đường thẳng để nối 9 điểm trên. Bạn không được nhấc
viết ra khỏi mặt giấy và không được đồ lặp lại đường
thẳng bạn đã vẽ.

20

TƯ DUY SÁNG TẠO


Bảy dạng thức hoạt động này của não bao gồm:
• Connection (kết nối)
• Reason (nguyên nhân)
• Envision (hình dung) CREATES
• Absorb (hấp thụ)
• Transform (chuyển đổi)
• Evaluate (đánh giá)
• Stream (dòng chảy)

10
10/4/2022

21

TƯ DUY SÁNG TẠO


Năm điều kiện để có tư duy sáng tạo:
• Khả năng tiếp thu
• Sự chìm đắm
• Nhìn vào các câu hỏi
• Học tập hay rút kinh nghiệm từ các sai lầm
• Sự tách rời khỏi vấn đề

Nguồn: Protor, T. (2014). Creative Problem Solving for Managers. Routledge-Taylor & Francis Group.

22

TƯ DUY SÁNG TẠO


Khi xem xét bất cứ sự vật hiện tượng nào chúng ta cần
phải thực hiện các việc sau:
● Tập hợp dữ liệu thông tin về sự vật, hiện tượng.
● Đặt câu hỏi:
○ Bạn hay những người xung quanh bạn đang cho rằng vấn
đề cần giải quyết trong sự vật hiện tượng này là gì?
○ Vì sao bạn hay những người xung quanh cho rằng đó là
vấn đề?
○ Các nền tảng (tri thức, kinh nghiệm, các giả định) cho góc
nhìn hiện tại đối với vấn đề? Các nền tảng này hợp lý hay
không, có còn giá trị hay không?

11
10/4/2022

23

TƯ DUY SÁNG TẠO


○ Nếu không dựa trên các nền tảng nêu trên thì có thể nhìn
sự vật, hiện tượng dựa trên nền tảng nào khác không?
○ Nếu nhìn trên nền tảng khác thì vấn đề có thể là gì?
○ Giải quyết vấn đề đó trên nền tảng mới này có ý nghĩa
như thế nào? và đối với ai?
○ Nếu giải quyết vấn đề trên nền tảng mới này có ý nghĩa, cần
thiết kế các lời giải cho vấn đề dựa trên nền tảng mới đó.

24

Kỹ năng sáng tạo – công cụ thực hành


• Phương pháp SCAMPER!

Nội dung Ví dụ: ý tưởng về đồng hồ đeo tay sáng tạo mới
Thay thế (Substitute) Dùng vật liệu gỗ hay đá (thay vì kim loại)
Kết hợp (Combine) Tạo ra lời nhắc uống thuốc sau khi báo thức tắt
Điều chỉnh chức năng (Adapt) Dùng đồng hồ như là gương phản chiếu để tìm kiếm
khi bị thất lạc
Đ i ề u c h ỉ n h k í c h t h ư ớ c Chỉnh bề mặt đồng hồ to, đủ để đặt ly bên trên
(Magnify, Minimize, Modify)
Tạo ứng dụng khác (Put to Tạo khung của đồng hồ như tác phẩm nghệ thuật
other uses)
Khử bỏ (Eliminate) Bỏ đi cơ cấu bên trong của đồng hồ và sử dụng cơ cấu
như của đồng hồ mặt trời
Đ ả o n g ư ợ c , s ắ p x ế p l ạ i Thay đổi chiều quay kim đồng hồ theo chiều ngược lại.
(Reverse, rearrange) Xoay mặt ngoài của đồng hồ vào bên trong cổ tay và
làm mặt trong của đồng hồ theo xu hướng thiết kế và
thời trang

12
10/4/2022

25

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Tư duy phản biện là một quá trình tư duy phức tạp bao gồm nhiều
kỹ năng và thái độ khác nhau như:
● Nhận diện các vị trí, luận điểm và kết luận của những người
khác
● Đánh giá các minh chứng cho các luận điểm khác nhau
● Đánh giá các luận điểm đối lập và các chứng cứ một cách công
bằng
● Nhận ra các kỹ năng để củng cố các luận điểm hay làm yếu đi
các luận điểm
● Rút ra các kết luận là luận điểm có giá trị hay không giá trị dựa
trên các chứng cứ tốt và các giả định hợp lý
● Trình bày các luận điểm một cách rõ ràng, có cấu trúc logic để
thuyết phục người khác

26

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Tư duy phản biện (critical thinking) là:
● Khả năng của cá nhân để xác định chính xác
nội dung/vấn đề trọng tâm và các giả định trong
một lập luận, nhận ra các mối quan hệ chủ đạo;
● Đưa ra suy luận đúng và/hoặc rút ra kết luận từ
thông tin hoặc dữ liệu được cung cấp, giải thích xem
liệu các kết luận có được đảm bảo dựa trên cơ sở
dữ liệu được đưa ra hay không, và đánh giá
bằng chứng hoặc các căn cứ một cách hệ thống.

13
10/4/2022

27

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Đối tượng chính của tư duy phản biện là các luận điểm.
• Luận điểm là một phát biểu sử dụng các lý do để củng
cố một quan điểm để cho những người nghe có tri thức
hay không có tri thức về vấn đề đó vẫn có thể được
thuyết phục để đồng ý.
• Một luận điểm thường bao gồm một dãy các phát biểu
mà một trong các phát biểu sẽ là kết luận và các phát
biểu còn lại là các tiền đề hay các giả định.

28

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Đánh giá năng lực tư duy phản biện: Stella Cottrel
Đối với mỗi phát biểu dưới đây, hãy đánh giá mức độ đồng
ý của bạn đối với phát biểu đó theo thang điểm như sau:
4 – Đồng ý mạnh mẽ,
3 – Đồng ý,
2 – Đồng ý một phần,
1 – Không đồng ý,
0 – Hoàn toàn không đồng ý.

14
10/4/2022

29

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Bảng thực hành tư duy phản biện theo phương pháp “lộ trình bốn bước”
Câu hỏi Những vấn đề cần được suy nghĩ
Điều đó có nghĩa gì? Các từ khóa và các nguyên lý là rõ ràng?
Các ý tưởng có thể được phát biểu chính xác hơn hay không?
Điều này có liên hệ với những điều khác như thế nào?
Có bất kỳ ví dụ nào để minh họa ý nghĩa của điều đó?
Có bao nhiêu lý do ủng hộ Lập danh sách các lý do ủng hộ hay phản đối ý tưởng này
hay phản đối ý tưởng này? Đếm và đánh giá các lý do này
Nghĩ về cả hai mặt (ủng hộ, phản đối) đối với ý tưởng này
Có bất kỳ “phản ví dụ” nào đối với ý tưởng này?
Tại sao ý tưởng này là quan Hệ quả chính của ý tưởng này là gì?
trọng và đáng để xem xét? Ý tưởng này ảnh hưởng ra sao đến khách hàng? Tính hữu dụng của nó? Nó
có tạo ngạc nhiên không?
Tôi có học được điều gì mới và thú vị từ ý tưởng này?
Có bất cứ khả năng nào khác Những thông tin nào khác có thể là đáng quan tâm?
cần được xem xét? Có bất cứ tình huống nào tương tự cần được xem xét?

Nguồn: Lau, J. Y. F. (2011). An Introduction to Critical Thinking and Creativity. Wiley.

30

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Ví dụ: “Chúng cần nhiều robot để phục vụ con người”.
Điều đó có ý nghĩa gì?
● Robot là gì?
● Thế nào là phục vụ con người?
● Có thể cho ví dụ minh họa cho phát biểu này được
không?

15
10/4/2022

31

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Có bao nhiêu lý do ủng hộ hay phản đối ý tưởng này?
● Robot có thể làm việc liên tục không mệt mỏi với độ
chính xác, độ tin cậy cao hơn so với con người?
● Robot có thể làm việc trong những môi trường nguy
hiểm hay độc hại mà con người không thể làm được?
● Robot có thể phục vụ con người tốt hơn so với con
người phục vụ con người (các dịch vụ giải trí, chăm sóc
sức khỏe…)?
● Giá phục vụ do robot thực hiện có cao hơn so với giá
phục vụ do con người thực hiện?

32

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Tại sao ý tưởng này là quan trọng và đáng để xem xét?
● Thời đại hiện nay là thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
nên robot cần được phát triển để thay thế dần lao động
của con người.
● Tri thức của con người và công nghệ hiện tại đủ để thực
hiện điều này.
● Công nghệ robot rất mới, có khả năng áp dụng cao
trong nhiều lĩnh vực, rất đáng để học tập.

16
10/4/2022

33

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Có bất cứ khả năng nào khác cần được xem xét?
Thông tin về công nghệ robot đã có sẵn và dồi giàu?
Các tình huống ứng dụng công nghệ robot thành công, các
kinh nghiệm ứng dụng công nghệ robot tại các nước để
chúng ta học tập?

34

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Đánh giá các luận điểm: Một luận điểm được xem là có giá
trị khi:
● Kết luận đi theo sau một cách logic với tiền đề.
● Một luận điểm là có giá trị khi và chỉ khi không có tình
huống nào có thể về mặt logic mà trong đó các tiền đề
là đúng và kết luận là sai.

17
10/4/2022

35

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Ví dụ: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo sự phát triển nền
kinh tế
Phát biểu này có thể được phân tích theo dạng cấu trúc
luận điểm như sau:
● Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo ra nhiều doanh nghiệp,
việc làm và sản phẩm mới (Tiền đề 1)
● Nhiều doanh nghiệp, việc làm và sản phẩm mới được
tạo ra sẽ tạo sự phát triển nền kinh tế (Tiền đề 2)
● Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo sự phát triển nền kinh
tế (Kết luận)

36

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Để có tư duy phản biện tốt, cần phát triển các kỹ năng:
• Đánh giá các luận điểm
• Quy nạp, suy diễn

18
10/4/2022

37

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Quy nạp và suy diễn
Xét phát biểu:
● X% ý tưởng sáng tạo đổi mới có thể chuyển thành sản
phẩm khởi nghiệp
● A là một ý tưởng sáng tạo đổi mới
Vậy A có thể chuyển thành sản phẩm khởi nghiệp
Độ giá trị của luận điểm này phụ thuộc vào giá trị của X%.
Đây là luận điểm dạng quy nạp.

38

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Ví dụ:
Xét luận điểm:
● Đàn guitar hiện nay chỉ dành cho người thuận tay phải
(Tiền đề)
● Cần thiết kế chế tạo đàn guitar cho người thuận tay trái
(Kết luận)

19
10/4/2022

39

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Ví dụ:
Xét luận điểm:
● Đàn guitar hiện nay chỉ dành cho người thuận tay phải
(Tiền đề 1)
● Rất nhiều người thuận tay trái muốn chơi đàn guitar
(Tiền đề 2)
● Cần thiết kế chế tạo đàn guitar cho người thuận tay trái
(Kết luận)

40

TƯ DUY PHẢN BIỆN


● Bài tập:
Hiện tại rác thải nhựa đang là một nguồn gây ô nhiễm
môi trường trầm trọng. Bạn hãy dùng tư duy phản biện
để đề nghị một ý tưởng giải quyết việc này.

20
10/4/2022

41

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Cần làm rõ các khái niệm:
● Rác thải nhựa
● Ô nhiễm môi trường
● Giảm thiểu rác thải nhựa

Nguyên lý giải quyết:


● Rác thải nhựa   Ô nhiễm môi trường
● Để giảm ô nhiễm môi trường   Giảm rác thải nhựa
(quan hệ logic giữa 2 mệnh đề)

42

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Cần đặt câu hỏi theo góc nhìn khác:
● Vì sao rác thải nhựa có khối lượng ngày càng tăng?
● Có các phương cách nào khác để giảm lượng rác thải
nhựa được tạo ra? (Giảm nguồn cung rác thải nhựa)
● Có vật liệu nào khác có thể dùng thay thế nhựa cho các
sản phẩm nhựa hiện nay (sản phẩm thay thế nhựa) mà
không ô nhiễm môi trường? (Thay thế vật liệu nhựa)
● Có thể tạo/phát triển thêm các sản phẩm nhựa tự hủy,
nhựa sinh học không ô nhiễm môi trường? (Phát triển
các loại nhựa thân thiện môi trường)

21
10/4/2022

43

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Cần đặt câu hỏi theo góc nhìn khác:
● Về mặt công nghệ có phương án nào khác loại bỏ hẳn
sản phẩm dùng nhựa như hiện nay? (Thay đổi công
nghệ để không dùng nhựa)
● Có thể tạo công nghệ khác để tạo sản phẩm khác từ rác
nhựa? (Dùng rác nhựa như một nguyên liệu tạo sản
phẩm khác)
● Có thể tạo thêm cho các sản phẩm nhựa một chức năng
hay công dụng thứ hai để giảm việc thải sản phẩm nhựa
sau một lần sử dụng? (Tăng thêm chức năng cho sản
phẩm nhựa)

44

TƯ DUY THIẾT KẾ
Tư duy thiết kế (design thinking) là:
● Phép tiếp cận thiết kế lấy con người làm trung tâm,
giúp tìm ra những giải pháp sáng tạo, đột phá và
thiết thực cho một vấn đề nào đó;
● Bắt đầu bằng sự hiểu biết về nhu cầu của các bên
liên quan và tạo được sự kết hợp của cả ba yếu tố
trong thiết kế đề xuất gồm sự mong đợi của khách
hàng, khả năng thực hiện và tính khả thi.

22
10/4/2022

45

TƯ DUY THIẾT KẾ
Tư duy thiết kế là một quy trình giải quyết vấn đề hướng
tới người sử dụng, trong đó mục tiêu chính là:
• Khám phá, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
• Từ đó, đề xuất giải pháp hiệu quả cho họ.

46

TƯ DUY THIẾT KẾ

Mô hình tư duy thiết kế 5 bước của Học viện Thiết kế Hasso-Plattner tại Đại học Stanford

Nguồn: Stanford University Institute of Design (2016).

23
10/4/2022

47

TƯ DUY THIẾT KẾ
Bước 1:
Đồng cảm

Biểu đồ thấu cảm


Nguồn: TrustBrand™ | Distinction: The Art of Building a Relevant Standout. https://junxion.com/trustbranddistinction-the-art-of-building-a-
relevant-standout/

48

TƯ DUY THIẾT KẾ
Bước 2: Xác định vấn đề
Tuyên bố vấn đề theo POV

Người dùng Nhu cầu Sự thấu hiểu


Người dùng là ai? Người dùng cần cái gì? Tại sao người dùng cần
những cái họ cần?
Họ thích điều gì? Những điều gì là quan trọng
nhất đối với họ? Chúng ta thấu hiểu họ như
thế nào?
Nguồn: Practical Application: Point of View Template. https://study.com/academy/lesson/practicalapplication-point-of-view-template.html

24
10/4/2022

49

TƯ DUY THIẾT KẾ
Bước 3: Tìm ý tưởng

Tìm ý tưởng Đánh giá ý tưởng theo tỷ lệ tác động/nỗ lực

Nguồn: Jonathan, C. (2016). A Framework for Brainstorming Products. https://www.smashingmagazine.


com/2016/06/a-framework-for-brainstorming-products/

50

TƯ DUY THIẾT KẾ
Bước 4: Tạo sản phẩm mẫu
Một số gợi ý để tạo mẫu thử nghiệm:
● Bắt đầu xây dựng mẫu
● Đừng dành quá nhiều thời gian cho một nguyên mẫu
● Xây dựng mẫu với người dùng trong tâm trí
● Nguyên mẫu một biến (một đặc tính)

25
10/4/2022

51

TƯ DUY THIẾT KẾ
Bước 5: Kiểm tra
Quy trình kiểm tra gợi ý:
● Để người dùng trải nghiệm nguyên mẫu
● Đề nghị người dùng chia sẻ về trải nghiệm của họ
● Tích cực quan sát
● Kết thúc với các câu hỏi thảo luận
Sau khi ghi nhận được các phản hồi của người dùng, tùy vào
các vấn đề phát sinh mà có thể quay trở lại các bước trước đó
để hiệu chỉnh, bổ sung cho đến khi có được sản phẩm mẫu đáp
ứng đúng và phù hợp nhất với các mong đợi của người dùng.

52

TƯ DUY THIẾT KẾ
Bài tập thực hành
Ứng dụng tư duy thiết kế để xây dựng ý tưởng sản phẩm
khởi nghiệp (tập trung vào các bước 1, 2 và 3)

26

You might also like