You are on page 1of 3

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014

Câu 1. Dãy các chất nào sau đây gồm tất cả các chất đều phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch
kiềm mạnh?
A. Ba, Be, Mg. B. Ca, Ba, Mg. C. Ca, Ba, Sr. D. Ca, Be, Sr.
Câu 2. Cho 2,24 gam bột sắt vào V (ml) dung dịch HNO 3 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 448 (ml) khí
NO (đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). V có giá trị là:
A. 80,0. B. 160,0. C. 120,0. D. 106,7.
Câu 3. Một dung dịch sắt (II) sunfat có lẫn tạp chất là đồng sunfat. Dùng lượng dư chất nào sau đây sẽ loại bỏ tạp chất
khỏi dung dịch để thu được dung dịch sắt (II) sunfat nguyên chất?
A. Ag. B. Zn. C. BaCl2. D. Fe.
Câu 4. Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?
A. Ag. B. Fe. C. Al. D. Cu.
Câu 5. Cho 5 mẫu thử gồm 5 dung dịch không màu riêng biệt chứa: NaCl, FeCl 2, MgCl2 AlCl3, KCl. Nếu chỉ làm thí
nghiệm cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào 5 mẫu thử trên thì có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu mẫu thử
(không làm thêm thí nghiệm khác)?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 6. Cho 6,64 gam hỗn hợp bột X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 2,24 lít CO (đktc) thu được m gam
chất rắn Y. m có giá trị là:
A. 5,05. B. 5,04. C. 5,40. D. 5,06.
Câu 7. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện:
A. Kết tủa màu xanh lam.
B. Kết tủa mùa trắng hơi xanh (lục nhạt).
C. Kết tủa mùa trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.
D. Kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 8. Cho: 26Fe, 18Ar. Cấu hình electron nào sau đây là của ion sắt (III)?
A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d34s2. D. [Ar]4s23d3.
Câu 9. Nhôm oxit tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch:
A. FeCl2. B. NH3. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 10. Nhôm không tan trong lượng dư dung dịch loãng (0,1M) nào sau đây?
A. NaOH. B. HCl. C. NH3. D. HNO3.
Câu 11. X là chất vừa tác dụng với dung dịch KOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl. X không thể là chất nào trong
các chất sau?
A. Al2O3. B. Al. C. Al(OH)3. D. Al2(SO4)3.
Câu 12. Sắt, nhôm bị thụ động hóa trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl đặc. B. HNO3 đặc, nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 đặc, nguội (lạnh).
Câu 13. Để điều chế canxi có thể dùng cách nào sau đây?
A. Cho kali tác dụng với dung dịch CaCl2. B. Điện phân canxi clorua nóng chảy.
C. Nhiệt phân đá vôi. D. Cho Al tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.

Câu 14. Cho phản ứng: (x, y, z, t, u là các số nguyên tối giản). Tổng
số (y+u) bằng:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 15. Không thể phân biệt được CO2 và SO2 (không dùng phương pháp định lượng) nếu cho từng chất sục vào:
A. Dung dịch thuốc tím. B. Dung dịch H2S.
C. Dung dịch nước vôi trong. D. Dung dịch nước brom.
Câu 16. Dùng lượng dư dung dịch hóa chất nào sau đây có thể làm mất tính cứng của nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. HCl. B. Na2CO3. C. NaCl. D. MgSO4.
Câu 17. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuCl2?
A. Na. B. Al. C. Ag. D. Fe.
Câu 18. Cho 54,0 gam nhôm tác dụng với 80,0 gam Fe 2O3 trong bình kín, không có mặt oxi. Sau phản ứng một thời
gian trong bình có hỗn hợp rắn X (biết hiệu suất phản ứng đạt 90,0%). Khối lượng của X là:
A. 148,9 gam. B. 50,4 gam. C. 134,0 gam. D. 120,6 gam.
Câu 19. Trong các kim loại sau: Al, Ag, Au, Cu kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 20. Ở nhiệt độ thường, kali không tác dụng được với:
A. Dung dịch HCl đặc. B. CaCl2 khan. C. Dung dịch NaOH. D. H2O.
Câu 21. Trường hợp nào ion Na không tồn tại nếu thực hiện hoàn toàn quá trình hóa học hay điện hóa học sau?
+

A. Cho Na vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Điện phân dung dịch NaCl (điện cực graphit).
C. Điện phân NaCl nóng chảy. D. Cho NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.
Câu 22. Vôi tôi là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, có công thức là:
A. CaCO3. B. CaO. C. CaSO4. D. Ca(OH)2.
Câu 23. Trong hợp chất, crom có các số oxi hóa đặc trưng là:
A. -2, +3, +6. B. +2, +4, +6. C. +2, +4, -6. D. +2, +3, +6.
Câu 24. Khi đun nóng, crom tác dụng với lượng dư X tạo hợp chất crom (II). X là chất hay dung dịch nào dưới đây?
A. Dung dịch HCl đặc. B. Dung dịch HNO3 loãng. C. Clo. D. Lưu huỳnh.
Câu 25. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. Al(OH)3. B. CaCl2. C. CaCO3. D. Fe(NO3)2.
Câu 26. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất:
A. Bằng phản ứng của Na với dung dịch AlCl3.
B. Bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.
C. Bằng phương pháp điện phân dung dịch AlCl3 (điện cực graphit).
D. Bằng phương pháp thủy luyện.
Câu 27. Chọn phát biểu đúng:
A. Nhôm sunfat có công thức là Al2S3.
B. Nhôm oxit là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước.
C. Nhôm hiđroxit là chất rắn màu lục nhạt.
D. Nhôm là kim loại nhẹ, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Câu 28. Cho từng chất: FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3 tác dụng lần lượt với dung dịch HNO 3 đặc, nóng, dư, có tối đa
bao nhiêu phản ứng sản phẩm sinh ra có Fe(NO3)3?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 29. Khối lượng nước cần thêm vào dung dịch NaOH 20,0% để được 1200,0 gam dung dịch NaOH 5,0% là:
A. 900,0 gam. B. 300,0 gam. C. 600,0 gam. D. 400,0 gam.
Câu 30. Cho 19,55 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm X, Y (M X<MY) tác dụng với lượng
dư dung dịch H2SO4 thu được 4,704 lít khí cacbonic (đktc). X là kim loại kiềm nào sau đây?
A. Na. B. Li. C. K. D. Rb
Câu 31. Cation X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s 2p . Cation X là cation nào dưới đây?
2 6

A. Ca2+ (Z=20). B. K+ (Z=19). C. Na+ (Z=11). D. F- (Z=9).


Câu 32. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ:
A. Có bọt khí CO2 thoát ra. B. Không có hiện tượng gì.
C. Có kết tủa trắng và bọt khí. D. Có kết tủa trắng.
Câu 33. Al tác dụng với clo sinh ra:
A. AlCl2. B. AlCl. C. AlCl3. D. AlCl4.
Câu 34. Cho 6,24 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl thu được 2240
ml khí (đktc). Phần trăm số mol của Cu trong hỗn hợp X là:
A. 9,09%. B. 90,91%. C. 50,00%. D. 10,26%.
Câu 35. Có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang (hợp kim Fe-C)?
A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch HNO3 đặc, nóng. D. Dung dịch NaOH.
Câu 36. Cho từ từ 360,0 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 100,0 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,05M, sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được m (gam) kết tủa. m có giá trị là:
A. 4,680. B. 3,120. C. 0,468. D. 0,312.

Câu 37. Cho phương trình ion thu gọn: HCO3- + H+ CO2 + H2O
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây xảy ra trong dung dịch có phương trình ion thu gọn trên?
A. H2SO4 và BaCO3. B. HCl và CaCO3. C. H2SO4 và MgCO3. D. HCl và Ca(HCO3)2.
Câu 38. Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất N 2O (sản
phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Kim loại M là:
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Zn.
Câu 39. Dãy gồm các hợp chất đều có tính lưỡng tính là dãy nào sau đây?
A. Cr(OH)3, Cr2O3. B. Fe(OH)2, CrCl3. C. Al(OH)3, Mg(OH)2. D. AlCl3, Al2O3.
Câu 40. Cho các kim loại: Na, K, Rb, Cs, kim loại phản ứng với nước yếu nhất trong các kim loại trên là:
A. Cs. B. Na. C. Rb. D. K.
Câu 41. Cho từ từ 180,0 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M vào 100,0 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,05M, sau khi phản ứng
hoàn toàn thu được m (gam) kết tủa. m có giá trị là:
A. 0,312. B. 3,807. C. 3,495. D. 3,120.
Câu 42. Cho 6,32 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 thu được
22,68 gam chất rắn. Phần trăm số mol của Cu trong hỗn hợp là:
A. 90,00%. B. 47,62%. C. 10,00%. D. 52,38%.
Câu 43. Cho hỗn hợp X gồm: Al2O3, FeO, CuO, BaO hòa tan vào lượng nước dư thu được dung dịch Y và kết tủa Z.
Lọc Z rửa sạch, rồi cho phản ứng khí CO dư (đun nóng) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được rắn T (gồm 2
chất). Rắn T gồm:
A. Al2O3, Fe, cu. B. Al2O3, FeO, Cu. C. Fe, Cu, BaO. D. Fe, Cu, Ba(OH)2.
Câu 44. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm theo chiều từ trái sang phải là:
A. Li – Na – K – Rb – Cs. B. Na – K – Cs – Rb – Li. C. Cs – Rb – K – Na – Li. D. K – Li – Na – Rb – Cs.

Câu 45. Cho phương trình ion thu gọn: HCO3- + OH- CO32- + H2O
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây xảy ra trong dung dịch có phương trình ion thu gọn trên?
A. NaOH (dư) và Ca(HCO3)2. B. KOH và NaHCO3.
C. Ca(OH)2 và Mg(HCO3)2. D. NaOH và Ca(HCO3)2 (dư).
Câu 46. Trong dung dịch, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây cuối cùng thu được nhôm hiđroxit?
A. HCl dư và Na[Al(OH)4]. B. CO2 và Na[Al(OH)4].
C. AlCl3 và NaOH dư. D. Al2(SO4)3 và Ba(OH)2 dư.
Câu 47. Chọn phát biểu không đúng?
A. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ. B. Trong phản ứng nhiệt nhôm, Al khử được Cr2O3.
C. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. D. Cr(OH)2 không có tính chất lưỡng tính.
Câu 48. Điện phân hoàn toàn 28,5 gam muối clorua của một kim loại nhóm IIA, thu được 6,72 lít khí clo (đktc). Công
thức hóa học của muối clorua là:
A. BaCl2. B. CaCl2. C. MgCl2. D. SrCl2.

You might also like