You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ 3

Tiết 67, 68, 69


AXIT CACBOXYLIC

Chủ đề gồm 3 tiết ứng với bài 45 Axit cacboxylic

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về axit cacboxylic và sơ bộ phân loại được axit cacboxylic.
- Nhận xét được một số tính chất vật lí cơ bản của axit cacboxylic: trạng thái tồn tại là rắn
hoặc lỏng, vị chua.
- Trình bày được các tính chất hoá học cơ bản của axit cacboxylic như: Tính axit yếu
(phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu
hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este.
- Trình bày được phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm và làm thực hành (làm giấm hoa quả, làm sữa chua)
- Rèn kĩ năng viết phương trình hóa học
3. Thái độ
- Hình thành thái độ say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về axit cacboxylic vào thực tiễn cuộc sống, phục
vụ đời sống con người.
4. Năng lực cần đạt
- Phát triển năng lực tự học
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề,
- Phát triển năng lực hợp tác,
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học…
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế cuộc sống

II. DỰ KIẾN SẢN PHẨM


- Mỗi tổ 3 file powerpoint (ứng với 3 nhiệm vụ khác nhau) và 1 phiếu bài tập

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://bit.ly/2JeAqEy
https://bit.ly/377yrLJ ,
https://bit.ly/2xZPK5t,
https://bit.ly/2UBgnp1,
https://bit.ly/3akNd42,
https://bit.ly/2vOE84L,
https://bit.ly/2Ji1LFG
https://bit.ly/39iLf2M

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Tiết Công việc Ghi chú


Mở đầu dự án Giao nhiệm vụ
trên Teams
Tiết HS thực hiện nhiệm vụ học tập ngoài lớp học theo hướng Học ngoài lớp
68, 69 dẫn của giáo viên trong phiếu học tập. học
(Không xếp thời
TKB)
Tiết 70 - GV gọi bất kì một thành viên nào trong nhóm
thuyết trình. Mỗi nhóm chỉ thuyết trình 1 nhiệm
vụ.
- Các học sinh còn lại nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên chốt kiến thức.
Tổng kết bài học: Giáo viên tổng kết bài học bằng
mindmap về ancol.

V. NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và định nghĩa phân
loại của axit.
1. Các axit cacboxylic thường gặp
Đọc thông tin trong bài 45 SGK Hóa học 11, kết hợp với tra cứu thông tin trên
https://bit.ly/2JeAqEy, hãy làm 1 file powerpoint để tìm công thức phân tử, công thức cấu
tạo và tên gọi của các loại axit trong hoa quả sau:
- Chanh
- Táo
- Cam
- Dứa
- Cà chua
- Xoài
- Me
- Khế

2. Định nghĩa và phân loại


Đọc thông tin bài 45 SGK Hoá học lớp 11 để trình bày những nội dung sau:
a. Định nghĩa
- Nêu định nghĩa và viết công thức chung của axit cacboxylic.
- Giải thích tại sao nhóm chức cacboxyl (-COOH) lại làm phân tử có tính axit?
b. Phân loại
- Viết công thức chung và lấy 2 ví dụ (nêu tên và công thức cấu tạo) về axit
cacboxylic no, đơn chức, mạch hở?
- Viết công thức chung và lấy 1 ví dụ (nêu tên và công thức cấu tạo) về axit
cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở?
- Viết công thức chung và lấy 1 ví dụ (nêu tên và công thức cấu tạo) về axit
cacboxylic no, hai chức, mạch hở?
3. Tính chất vật lí
Đọc thông tin về tính chất vật lí của axit cacboxylic (trang 205 SGK Hoá học 11)
và quan sát hình ảnh một số axit cacboxylic sau:

Axit citric Tinh thể axit uric trong các


khớp xương gây bệnh gút

Hãy trình bày thông tin về:


- Trạng thái thường gặp (ở điều kiện thường)
- Vị
- Giải thích tại sao axit cacboxylic không tồn tại trạng thái khí?

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của axit cacboxylic.
1. Tiến hành làm và quay lại video quá trình làm hai thí nghiệm hoá học sau:
Thí nghiệm 1. Giấm ăn phản ứng với đinh sắt
Thí nghiệm 2. Giấm ăn phản ứng với baking soda.
Với mỗi thí nghiệm cần nêu hiện tượng, viết PTHH, kết luận về tính chất hoá học.
2. Quan sát thí nghiệm axit cacboxylic phản ứng với ancol etylic trong đường link
cho sau https://www.youtube.com/watch?v=iK7BymJrY7w
để trình bày:
- Hiện tượng nào chứng tỏ phản ứng học xảy ra?
- Phương trình hoá học xảy ra?
3. Tổng hợp và trình bày tính chất hoá học của axit cacboxylic theo 2 nội dung
chính:
- Các phản ứng tách H trong nhóm (-COOH)
- Các phản ứng tách (-OH) trong nhóm (-COOH)
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế axit cacboxylic
Đọc thông tin về ứng dụng và điều chế axit cacboxylic kết hợp tra cứu thông tin trong hai
đường link cho sau:
https://bit.ly/2Ji1LFG
https://bit.ly/39iLf2M
để thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
1. Làm 1 file powerpoint để trình bày ứng dụng cơ bản và cách điều chế axit axetic?
2. Làm sữa chua hoặc giấm táo
Yêu cầu trình bày sản phẩm và viết phương trình hoá học xảy ra?

V. ĐÁNH GIÁ

Phiếu học tập Nhiệm vụ 1: 30 điểm


(70 điểm) - Các axit thường gặp: 10 điểm
- Định nghĩa và phân loại: 10 điểm
- Tính chất vật lí: 10 điểm
Nhiệm vụ 2: 30 điểm
- 2 thí nghiệm tiến hành: 10 điểm
- 2 thí nghiệm quan sát: 10 điểm
- Tổng kết và trình bày toàn bộ tính chất của axit: 10 điểm
Nhiệm vụ 3: 10 điểm
Thuyết trình
(10 điểm)
Bài tập sau chủ Mỗi câu đúng 2 điểm
đề (20 điểm)

VI. PHỤ LỤC


PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và định nghĩa
phân loại của axit.
1. Các axit cacboxylic thường gặp
Đọc thông tin trong bài 45 SGK Hóa học 11, kết hợp với tra cứu thông tin trên
https://bit.ly/2JeAqEy, hãy làm 1 file powerpoint để báo cáo theo các nội dung sau:
Quả Công thức phân tử, công thức cấu tạo,
tên gọi của axit
Chanh Axit Citric
C₆H₈O₇

Cam

Táo

Dứa
Cà chua

Xoài

Me

Khế


2. Định nghĩa và phân loại
Đọc thông tin bài 45 SGK Hoá học lớp 11 để trình bày những nội dung sau:
- Định nghĩa
- Nêu định nghĩa và viết công thức chung của axit cacboxylic.
- Giải thích tại sao nhóm chức cacboxyl (-COOH) lại làm phân tử có tính axit?
- Phân loại
- Viết công thức chung và lấy 2 ví dụ (nêu tên và công thức cấu tạo) về axit
cacboxylic no, đơn chức, mạch hở?
- Viết công thức chung và lấy 1 ví dụ (nêu tên và công thức cấu tạo) về axit
cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở?
- Viết công thức chung và lấy 1 ví dụ (nêu tên và công thức cấu tạo) về axit
cacboxylic no, hai chức, mạch hở?
3. Tính chất vật lí
Đọc thông tin về tính chất vật lí của axit cacboxylic (trang 205 SGK Hoá học 11)
và quan sát hình ảnh một số axit cacboxylic sau:

Axit citric Tinh thể axit uric trong các


khớp xương gây bệnh gút

Hãy trình bày thông tin về:


- Trạng thái thường gặp (ở điều kiện thường)
- Vị
- Giải thích tại sao axit cacboxylic không tồn tại trạng thái khí?

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của axit cacboxylic.
1. Tiến hành và quay video quá trình làm hai thí nghiệm hoá học sau:
Thí nghiệm 1. Giấm ăn phản ứng với đinh sắt
- Lấy 1/3 cốc giấm rồi thả 1 đinh sắt vào. Quan sát hiện tượng xảy ra?
- Đun nóng rồi quan sát hiện tượng xảy ra?
- Viết phương trình hoá học?
Thí nghiệm 2. Giấm ăn phản ứng với baking soda.
- Lấy 1/3 cốc giấm rồi thả 1 thìa sữa chua baking soda vào. Quan sát hiện tượng
xảy ra?
- Viết phương trình hoá học?
2. Quan sát thí nghiệm axit cacboxylic phản ứng với ancol etylic trong đường
link cho sau https://www.youtube.com/watch?v=iK7BymJrY7w
để trình bày:
- Hiện tượng nào chứng tỏ phản ứng học xảy ra?
- Phương trình hoá học xảy ra?
3. Tổng hợp và trình bày tính chất hoá học của axit cacboxylic theo 2 nội
dung chính:
- Các phản ứng tách H trong nhóm (-COOH)
- Các phản ứng tách (-OH) trong nhóm (-COOH)

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế axit cacboxylic


Đọc thông tin về ứng dụng và điều chế axit cacboxylic kết hợp tra cứu thông tin trong hai
đường link cho sau:
https://bit.ly/2Ji1LFG
https://bit.ly/39iLf2M
để thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
- Làm 1 file powerpoint để trình bày ứng dụng cơ bản và cách điều chế axit
axetic?
- Làm sữa chua hoặc giấm táo
Yêu cầu trình bày sản phẩm và viết phương trình hoá học xảy ra?

CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


(Sau khi học xong chủ đề)
Câu 1: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n - 1 COOH. B. CnH2n + 1 COOH.
C. CnH2n COOH D. CnH2n - 3 COOH
Câu 2: Công thức phân tử của axit axetic là :
A. CH3COOH. B. HCOOH
C. C2H3COOH. D. C6H5COOH.
Câu 3: Hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức chung là C nH2nO2 có thể thuộc dãy đồng đẳng
nào sau đây ?
A. Rượu no, đơn chức. B. Anđehit no, hai chức.
C. Xeton no, hai chức. D. Axit cacboxylic no, đơn chức.
Câu 4: Axit nào sal đây có M = 60?
A. Axit foomic. B. Axit lactic.
C. Axit axetic. D. Axit benzoic
Câu 5: Chất nào sau đây có pH <7?
A. CH3COOH. B. HCOONa
C. C2H5OH. D. CH3CHO.
Câu 6: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là :
A. 2% 5%. B. 5% 9%.
C. 9% 12%. D. 12% 15%.
Câu 7. Chất nào sau đây có thể hoà tan cặn trong ấm đun nước (thành phần chủ yếu là CaCO3)?
A. Rượu uống. B. Cồn sát khuẩn.
C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.
Câu 8. Trung hoà 60 gam dung dịch axit axetic 10% cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M?
A.150 mL. B. 200 mL.
C. 100 mL D. 250 mL.
Câu 9: Một hợp chất có thành phần là 40% C ; 6,7% H và 53,3% O. Hợp chất có CTĐGN là :
A. C6H8O. B. C2H4O.
C. CH2O. D. C3H6O.
Câu 10: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH 3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml
dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là :
A. 3,54 gam. B. 4,46 gam. C. 5,32 gam. D. 11,26 gam.

You might also like