You are on page 1of 9

A.

Trục khuỷu
1. Hư hỏng
- Làm việc trong điều kiện tải trọng lớn với cường độ cao, va
đập và chịu ma sát nên trục khuỷu bị biến dạng cong, xoắn và
thường bị mòn ở các bề mặt ổ trục và cổ chốt
2. Kiểm tra
- Kiểm tra độ cong của trục khuỷu bằng cách đặt 2 đầu trục lên
2 khối chữ V và dùng đồng hồ so. Nếu thấy giá trị của mặt
đồng hồ liên tục thay đổi thì trục đã bị cong, ngược lại
- Kiếm tra độ mòn cổ trục, chốt khuỷu dùng panme. Đo ở
nhiều vị trí trục khác nhau để thấy được độ mòn
- Kiểm tra độ kín khít của bạc và trục khi không thấy vết xước,
tróc và rỗ của 2 chi tiết này
3. Sửa chữa
- Đối với trục khuỷu bằng gang bị cong quá 0.5mm thì phải
thay mới. Còn với trục rèn có thể nắn thẳng
- Thay thế bạc mới khi quá mòn đảm bảo độ kín khít khi hoạt
động
B. Bánh đà
1. Hư hỏng thường gặp
- Do bánh đà thường lắp vành răng phục vụ khởi động động
cơ, bề mặt ma sát li hợp nên các hư hỏng thường gặp là mòn
hoặc vỡ răng của vành răng khởi động và mòn bề mặt ma sát
ly hợp
2. Kiểm tra
- Cần phải đảm bảo độ phẳng, không bị đảo so với trục khuỷu,
không bị rỗ, không mòn thành bậc hay biến cứng.
- Kiểm tra hiện tượng nứt, sứt mẻ trên bánh răng
a. Sửa chữa
- Bề mặt được sửa chữa bằng phay hoặc mài lại bề mặt đảm
bảo tiêu chuẩn
- Vành răng hỏng có thể thay bằng vành răng mới.
- Sau khi lắp lên trục khuỷu phải kiểm tra lại độ đảo bề mặt,
kiểm tra độ mất cân bằng động.
C. Bạc lót
1. Hư hỏng
- Mài mòn do ma sát và tải trọng
- Sự mài mòn của bạc lót sẽ làm tăng khe hở lắp ghép gây tụt
dầu và giảm áp suất bôi trơn, làm giảm điều kiện ma sát, tăng
va đập, có thể dẫn đến hư hỏng bạc và cổ trục
- Tróc lớp hợp kim chống mòn là do thiếu dầu bôi trơn hoặc
khe hở bôi trơn quá nhỏ
2. Kiểm tra
- Kiểm tra độ mòn
- Kiểm tra bề mặt có bị xước
- Kiểm tra vấu định vị có bị gãy không
- Kiểm tra độ rơ của bạc dọc trục
3. Sửa chữa
- Thường thay thế sau khi động cơ sửa chữa lớn theo chu kỳ
- Thay thế bạc mới
D. Thanh truyền
1. Hư hỏng
- Do chịu tải trọng nén và uốn lớn, thanh truyền có thể hư hỏng
như gãy, biến dạng cong, xoẳn thân thanh truyền, mòn các
chi tiết lắp bạc
- Hiện tượng gãy có thể do siết bulon chưa chặt, động cơ làm
viẹc ở tốc độ vòng quay quá cao
2. Kiểm tra
- Kiểm tra độ cong của thanh truyền bằng cách nhìn từ trên
đỉnh piston
- Kiểm tra độ mòn mặt bên đầu to thanh truyền. Nếu lớn hơn
giá trị cho phép thì thay thanh truyền
- Kiểm tra độ mòn bạc đầu nhỏ thanh truyền có xu hướng mòn
dạng elip
- Đo lỗ bạc bằng dưỡng đo, kiểm tra khe hở so với chốt pit
tông, lớn quá giá trị cho phép thì thay bạc
- Kiểm tra độ mòn, hư hỏng, sức căng bạc biên
- Kiểm tra mặt trong của bạc có vết cháy, trầy xước, bong tróc
hay không.
3. Sửa chữa
- Các thanh truyền có mức biến dạng cong, xoắn nhỏ được nắn
lại bằng êtô, đồ gá tay đòn trục vít hoặc trên các máy ép đơn
giản
E. Xéc măng
1. Nguyên nhân hư hỏng
- Là chi tiết mài mòn lớn nhất trong động cơ. Do ma sát với
thành xy lanh và ở mặt đầu to va đập với mặt rãnh trên piston
- Khi bị mòn, khe hở miệng tăng rất nhanh
1.1 Bệnh
- Khí thải nhiều
- Khả năng tăng tốc kém và công suất động cơ giảm
- Dấu hiệu hao dầu nhanh
2. Kiểm tra
- Trong sửa chữa lớn hay nhỏ liên quan đến piston và xéc
măng khi tháo xéc măng ra đều phải thay mới
- Khi kiểm tra khe hở miệng của xéc măng, cho xéc măng vào
xi lanh và dùng đầu pit tông để điều chỉnh xéc măng ở vị trí
phẳng và cách miệng xi lanh khoảng 20mm hoặc đặt xéc
măng vào một vòng calíp có đường kính bằng đường kính xi
lanh. Sau đó dùng căn lá đo khe hở miệng của xéc măng
- Khe hở theo chiều cao còn gọi là khe hở cạnh của xéc măng,
có giá trị 0,02 – 0,07mm (đặt biệt đối với động cơ diesel).
Cho xéc măng vào rãnh trên pit tông dùng căn lá để kiểm tra
- Khi kiểm tra, yêu cầu xéc măng phải xoay tròn tự do trong
rãnh. Khe hở càng về phía đỉnh pit tông thì càng lớn.
- Kiểm tra khe hở bụng
Đặt xéc măng vào trong rãnh, nếu thấp hơn mép rãnh từ 0,20 –
0,35mm là đạt yêu cầu. Hoặc dùng thước đo sâu và thước cặp
để đo chiều sâu của rãnh và chiều rộng của xéc măng, hiệu của
hai số đo đó là khe hở bụng của xéc măng.
- Độ tròn hay độ lọt ánh sáng của xéc măng được kiểm tra
bằng cách: lắp xéc măng vào xi lanh, dùng đầu pit tông đẩy
cho phẳng, rồi đậy đĩa tròn hoặc giấy lên trên và đặt ở đáy xi
lanh một tấm gỗ kín và trên có một bóng đèn. Sau đó cho đèn
sáng và quan sát ánh sáng lọt qua giữa thành xéc măng và xi
lanh. Nếu xéc măng bị méo thì giữa xéc măng và thành
xilanh có khe hở và có ánh sáng lọt qua.

-
F. Piston
1. Nguyên nhân hư hỏng
- Đỉnh piston bị cháy do cháy kích nổ hay cháy sớm kéo dài
- Xéc măng bị kẹt cứng trong rãnh xéc măng do đầu piston bị
biến dạng do quá nóng
- Thân piston bị xước thành vết dọc do thiếu dầu bôi trơn, do
chốt piston bị kẹt
- Piston bị nứt, vỡ ở phần thân do quá tải.
2. Kiểm tra
- Kiểm tra bằng mắt thường thấy piston có vết nứt không
- Đo độ mòn của pit-tông. Đo đường kính ngoài của pit-tông,
tại phần váy của pit-tông theo phương vuông góc với đường
tâm chốt, bằng panme
- Độ mòn rãnh xéc măng được kiểm tra bằng cách, lăn xéc
măng mới trên rãnh, nếu thấy trơn tru thì dùng thước lá kiểm
tra khe hở, giữa mặt đầu xéc măng và mặt bên của rãnh. Khe
hở cho phép là 0.05 – 0.1 mm. Cho thước lá 0.15mm vào nếu
được thì phải thay pis mới, còn không cho vào được thì pis
vẫn đảm bảo

G. Xupap
a) Nếu độ mòn của ống dẫn hướng xupáp làm cho khe hở
giữa lỗ dẫn hướng và thân xupáp vựơt quá 0,1 mm cần
phải thay ống dẫn mới. Việc kiểm tra trạng thái mòn này
được thực hiện bằng dưỡng kiểm tra. Dùng panme đo kích
thước dưỡng xác định đường kính lỗ.
b) Nếu xupáp có các hư hỏng thấy rõ bằng mắt thường như
hiện tượng cháy, rỗ, xước, mòn thành gờ sâu ở bề mặt làm
việc của nấm, cong thân, mòn, xước lớn hoặc sứt ở phần
đuôi lắp móng hãm đĩa lò xo thì xupáp phải bị loại bỏ và
thay mới.
c) Xupáp và đế xupáp sau khi mài cần phải được rà với nhau
để đạt được độ kín khít yêu cầu. Đây là công việc bắt buộc
vì xupáp và đế được mài riêng rẽ nên dù được mài chính
xác đến đâu cũng không thể kín khít ngay được.
d) Rà xupáp có thể được thực hiện bằng rà tay hoặc bằng
thiết bị rà. Khi rà tay có thể dùng tay quay (hình 5.19) chú
ý, không được ép xupáp lên đế và quay liên tục nhiều
vòng, vì như vậy sẽ tạo các vết mòn thành vòng trên đế
xupáp làm cho xupáp và đế không kín khít.
 Kiểm tra độ kín bằng dầu
e) Lò xo xupáp nếu nhìn bằng mắt thường thấy bị cong, lệch,
mòn vẹt hai mặt đầu hoặc trên bề mặt dây lò xo có vết
khía, vết lõm thì phải được thay mới (h>1.5mm)
G. Hộp số sàn
1. Đĩa ma sát
a) Hư hỏng chính của đĩa là: nứt, vỡ, cong vênh, lỏng đinh
tán bắt chặt các tấm ma sát trên đĩa hoặc đinh tán bắt giữ đĩa
ma sát trên moayơ gãy, mòn xước mặt ma sát và mòn rãnh
khớp ren hoa của moayơ. Đĩa ma sát hư hỏng gây hiện tượng
trượt trong quá trình truyền lực, rung giật hoặc không nhả hết
khi ngắt ly hợp
- Nếu lỗi nhỏ, có thể đột lại đinh tán, thay tấm ma sát mới
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
b) Đĩa ép có thể có hư hỏng như : nứt vỡ, cong vênh, xước
hoặc mòn trên bề mặt ma sát. Đĩa ép bị nứt, vỡ, cong vênh
lớn phải thay mới. Đĩa ép có hiện tượng mòn hoặc xước nhẹ
được mài phẳng lại hoặc đánh bóng bằng giấy nhám
c) Lò xo giảm chấn có thể giảm tính đàn hồi
d) Lắp bộ ly hợp cần lắp trục then hoa vào moay ơ đĩa ma sát
để định tâm sau đó lắp lần lượt các chi tiết và siết ốc đúng
thứ tự đối xứng đến khi đủ lực
e) Quan sát bên ngoài và xoay vòng bi để kiểm tra độ trơn
tru. Nếu cần lắp càng gạt bị mòn, vỡ hoặc xoay nhẹ vòng bi
thấy có hiện tượng rơ, lỏng, kêu hoặc kẹt thì phải thay mới.
Không nên ngâm vòng bi và khớp trượt trong dầu hoặc xăng
để rửa vì sẽ làm chảy mỡ bôi trơn chứa bên trong
H. Hộp số
a) Các hư hỏng chung
- Hộp số khi bị trục trặc hoặc hỏng hóc bên trong sẽ không
hoạt động bình thường, như gài số khó khăn, hộp số kêu
trong quá trình hoạt động hoặc không truyền động được.
- Nguyên nhân do biến dạng cơ cấu điều khiển gài số, mòn
các bánh răng, vỡ đầu răng, mòn các ổ trục và vòng bi, gây
độ rơ lớn. Một số hư hỏng đặc biệt có thể là sự biến dạng,
nứt, vỡ vỏ hộp số do va đập, do kẹt hoặc quá tải gây ra.
b) Các chi tiết hộp số
- Kiểm tra vỏ hộp số xem có những rãnh nứt, thủng. Nếu nhỏ
có thể hàn lại, nếu to thì phải thay thế.
- Kiểm tra trục hộp số hư hỏng về độ mòn, sự biến dạng, mòn
rãnh then
- Kiểm tra khe hở của vòng đồng tốc và mặt côn của bánh
răng số
- Kiểm tra độ rơ của trục gạt số. Nếu trục rơ quá lớn thì thay
thế
- Các vòng bi có hiện tượng xước, sứt mẻ, tróc cần phải thay
C. Kiểm tra sửa chữa hộp số tự động
1. Các hư hỏng
- Thường liên quan đến bộ truyền động, bánh răng hành tinh,
cơ cấu phanh, ly hợp, hệ thống van thuỷ lực, van điện, các
cảm biến, hộp ECM…
2. Kiểm tra
- Các chi tiết như gioăng phớt, lõi lọc buộc phải thay mới nên
không cần vệ sinh
- Kiểm tra độ mòn ở hai đầu dải phanh, vì đây là vị trí mòn
nhiều nhất. Thường là biến dạng, nứt, vỡ hai đầu, mòn và
mòn không đều
- Kiểm tra khớp một chiều có thể bị mòn con lăn, biến dạng
hoặc gãy lò xo, bề mặt đường lăn bị tróc.
- Kiểm tra độ mòn của các đĩa li hợp
- Kiểm tra bộ bánh răng hành tinh xác định độ mòn, lỏng, vỡ
trục, biến dạng vòng hãm
- Kiểm tra bạc lót, ổ lăn, trục tang trống, moay ơ
Dấu hiệu 1: Chuyển số P,R,N,D … bị giật
Khi chuyển tay số sang các vị trí số mà xe bị giật, dấu hiệu
này cho thấy hộp số xe đang gặp vấn đề.
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng này:
 Hệ thống valve bị hư.
 Do pitton valve bị kẹt, cứng.
 Solenoid bị chết.
 Gioăng bị cứng.
Cách khắc phục và sửa chữa:
 Nên kiểm tra và thay mới valve
 thay valve
 test nhanh và thay mới solenoid
 Thay mới gioăng
Dấu hiệu 2: Chuyển số 1,2,3 … bị giật, trượt
Khi xe đang chạy nhưng chuyển số bị giật, trượt có thể là do
những nguyên nhân sau đây:
 Mất áp ly hợp – nên kiểm tra để biết nguyên nhân cụ thể do
gioăng/ pitton hay teflon
 Xước thành valve – thay mới valve
 Pitton bị hở – thay valve
 Hộp điều khiển số bị hư – thay mới hộp
 Gioăng bị hư, cứng – thay gioăng
Cách khắc phục và sửa chữa:
 KTV nên kiểm tra kỹ để ra phương án tốt nhất cho chủ xe.
Dấu hiệu 3: Xe không sang số, mất số khi di chuyển.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng:
 Valve bị hư
 Hộp TCM không nhận tín hiệu/không điều khiển
Cách khắc phục và sửa chữa:
 Thay mới Valve và chạy thử
 Kiểm tra lại đường dây điện; kiểm tra hộp TCM, nếu hộp hư ta
thay mới
Dấu hiệu 4: Xe chỉ chạy khi nhiệt độ động cơ cao (xe khởi
động được 1 thời gian) hoặc ngược lại.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng:
 Roăng valve bị cứng
 Pitton valve bị kẹt, xước
 Valve bị hư
Cách khắc phục và sửa chữa:
 trường hợp này đều phải thay valve để khắc phục tình trạng

You might also like