You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA NGOẠI NGỮ

PHẠM HOÀNG VY

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
PHẬT GIÁO
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN VIỆT NAM

TPHCM – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA NGOẠI NGỮ

PHẬT GIÁO
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM HOÀNG VY


MSSV: 22014686
LỚP: 110DV01 – 2700
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ CHÂU ANH

TPHCM – 2021
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em muốn dành lời cảm ơn chân thành nhất cho Trường Đại học
Hoa Sen vì đã cho em cơ hội được tiếp xúc và học bộ môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam
khi đưa môn học này vào chương trình học của em. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Châu Anh. Bản thân em cảm thấy
vô cùng may mắn khi có cô là người đồng hành trong suốt quá trình tìm hiểu và học
tập, khám phá bộ môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Trong suốt quá trình học tập, cô
đã giúp đỡ và trau dồi cho em rất nhiều những kiến thức môn học bổ ích, quý báu.
Song song với đó là những kĩ năng mềm, kiến thức xã hội thiết thực mà em tin chắc
đó sẽ là một tri thức, hành trang vững chắc cho em sau này.

Bộ môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và đảm
bảo cung cấp đầy đủ kiến thức mà em tin chắc là không chỉ đối với em mà cả các
bạn sinh viên khác trong khóa học này. Mặc dù vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và
khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ có cô tận tình giúp đỡ, giảng
dạy và chỉ bảo trong suốt thời gian diễn ra môn học nên em mới có thể hoàn thành
bài tiểu luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------------------------- 2

NỘI DUNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO----------------------------------------------- 4

1.1 Nguồn gốc ra đời của Phật giáo --------------------------------------------------------- 4

1.2 Nội dung chủ yếu của Phật giáo ------------------------------------------------------- 12

1.3 Sự phát triển của Phật giáo trên thế giới ------------------------------------------- 14

CHƯƠNG II: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ---------------------------------- 17

2.1 Phật giáo và quá trình du nhập vào Việt Nam ----------------------------------- 17

2.2 Phật giáo với đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam ngày xưa ---- 18

2.3 Phật giáo với đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam hiện nay ----- 20

KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------------- 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------------- 23

PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------------- 24

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ hàng nghìn năm về trước, các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng,
tôn giáo riêng gắn liền với đời sống kinh tế và xem đó như là chỗ dựa tinh thần
của mình. Theo cuộc điều tra dân số các Tôn giáo của Tổng cục Thống kê Việt
Nam thì tính đến năm 2019, Việt Nam có 16 tôn giáo trên cả nước. Trong đó,
Phật giáo là một trong những tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam nói riêng và
trên toàn thế giới nói chung bởi Phật giáo mang lại những giá trị sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phật giáo bắt đầu xuất hiện và hình thành ở Ấn Độ vào cuối thể kỷ VI TCN.
Sau đó được truyền bá rộng rãi đến nhiều quốc gia khác trên thế giới và bắt đầu
du nhập vào Việt Nam trong khoảng thế kỷ II sau CN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu em đặt ra trong bài nghiên cứu này là mong muốn bản thân em cũng
như người đọc sẽ có cho mình một cái nhìn chung, một cái nhìn toàn diện về
Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống kinh tế, tinh thần của con
người Việt Nam trong thời điểm đất nước đang dần biến đổi bởi càng ngày càng
nhiều các giá trị, loại hình văn hóa du nhập từ khắp các quốc gia trên thế giới.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà em nhắm đến trong bài tiểu luận này là những khái
quát, sự ra đời, nội dung chủ yếu và giá trị về đời sống xã hội, đời sống tinh thần
mà Phật giáo mang lại cho người Việt Nam.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
Đề tài mà em chọn mang những giả thuyết về nguồn gốc, lịch sử ra đời, nội
dung chủ yếu cũng như sự phát triển của Phật giáo ở các quốc gia trên thế giới.
Cùng với đó là giả thuyết về các giá trị mang tầm ảnh hưởng to lớn của Phật giáo
với Việt Nam.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

2
Với đề tài nghiên cứu này, em mong mình có thể hoàn thành nhiệm vụ giải
đáp các giả thuyết về khái quát và sự phát triển của Phật giáo trên thế giới cũng
như sự ảnh hưởng của Phật giáo với đời sống xã hội và đời sống tinh thần của
người Việt Nam.
7. Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào Phật giáo và những giá trị mang
tầm ảnh hưởng sâu sắc với đời sống xã hội, đời sống tinh thần của người Việt
Nam ở mọi giới tính và trong độ tuổi từ 50 trở lên cũng như các thế hệ trẻ tuổi
từ xưa cho đến những năm gần đây.
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết cho đề tài này là tổng hợp những thông
tin, số liệu, thống kê từ các bài báo, bài nghiên cứu, thư viện sách, bài giảng của
các sư thầy về Phật giáo.
9. Cấu trúc đề tài
Để giải đáp những giả thuyết cũng như mang đến cái nhìn toàn diện về Phật
giáo, đề tài này sẽ bao gồm hai phần chính là khái quát về Phật giáo và sự ảnh
hưởng của Phật giáo.
10. Kế hoạch thực hiện
Để thực hiện được bài tiểu luận về đề tài Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật
giáo đến Việt Nam một cách tốt nhất. Em đã lập kế hoạch tìm hiểu, xem bài
giảng về Phật giáo của các sư thầy, đọc các sách, báo nghiên cứu về Phật giáo
và tham khảo ý kiến của những người theo đạo Phật. Sau đó thống kê, tổng hợp
thông tin, hình ảnh, các nội dung chính, lập mục lục và tiến hành thực hiện bài
nghiên cứu.

3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
1.1 Nguồn gốc ra đời của Phật giáo
Phật giáo (đạo Phật) được hình thành vào khoảng thế kỉ 6 TCN bởi Thái tử Tất Đạt
Đa (Siddhartha) hay còn được biết đến như là Đức Phật Thích Ca, khi ngài hành đạo và
chứng quả. Phật giáo, do chữ Phật (Buddha) ghép chung với chữ Pháp (Dharma) tức là
giáo pháp của Ngài mà thành một tôn giáo hay một triết thuyết. Sự xuất thế của Đức
Phật Thích Ca trải qua các giai đoạn thực hành phương pháp tu tập, giác ngộ chân lý và
thuyết pháp giáo hóa chúng sanh suốt trong 49 năm tại thế là một bài học sống động,
hùng hồn nhất trong lịch sử xã hội loài người.

Chuyện kể rằng vào khoảng năm 623 TCN tại một vương quốc nhỏ ở Phía Bắc Ấn
Độ, Hoàng Hậu Ma Da (Maya) - vợ của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) trong lúc ngủ đã
nằm mơ thấy một luồng ánh sáng trắng từ bầu trời mang theo một chú voi chiến trắng
dã có sáu chiếc ngà chiếu xuống mỗi lúc một gần và chui vào cơ thể của bà. Hoàng Hậu
tỉnh giấc với niềm vui hoan hỷ lập tức báo tin cho vua Tịnh Phạn và các nhà thông thái
trong vương quốc. Mọi người đều cho rằng đó là giấc mơ tuyệt diệu nhất và Hoàng Hậu
đang mang thai một bé trai mà sau này sẽ trở thành một bậc vĩ nhân, đem lại hạnh phúc
cho không chỉ riêng hoàng tộc mà còn là toàn thể nhân loại. Ấn Độ ngày đó, có phong
tục rằng phụ nữ phải trở về nhà cha mẹ ruột khi sinh thế nên Hoàng Hậu cùng người hầu
rời khỏi hoàng cung trở về quê hương.

Vào ngày rằm tháng tư năm đó, khi đường trở về quê nhà không còn bao xa, Hoàng
Hậu Maya bỗng trở dạ. Bà cho gọi mọi người dừng chân tại khu vườn Lâm Tỳ Ni
(Lumbini – hiện nay là biên giới giữa Nepal và Ấn Độ) xinh đẹp. Vào thời điểm đó
dường như cả động thực vật đều mong muốn được giúp đỡ cho Hoàng Hậu trong việc
hạ sinh Thái tử. Cũng trong khoảnh khắc ấy, cả thế giới được bao trùm bởi những điềm
lành và hạnh phúc đến kỳ diệu, trên bầu trời cũng xuất hiện cả cầu vồng và những niềm
vui hoan hỷ khác lạ.

4
Hình 1.1.1: Hoàng Hậu Ma Da hạ sinh Thái tử tại vườn Lâm Tỳ Ni (nguồn:chuabavang.com)

Vua Tịnh Phạn và khắp vương quốc được trang hoàng đầy những lá cờ, biểu ngữ đủ
màu sắc để đón tiếp Hoàng Hậu và đứa trẻ kháu khỉnh, dễ thương với niềm vui hoan hỷ
và niềm hạnh phúc khó tả trong thời khắc thanh bình và chỉ có toàn những điềm lành,
những niềm vui, không có bất cứ biểu hiện nào của sự đau khổ, lo âu, hận thù. Do đó,
Thái tử được đặt tên là Tất Đạt Đa với ý nghĩa là người đem đến những điều tốt lành.
Thái tử Tất Đạt Đa được một bậc danh sĩ tôn quý là A Tư Đà đến thăm và nói với vua
Tịnh Phạn như sau: “Thái tử có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, chắc
chắn sau này lớn lên sẽ trở thành bậc vĩ nhân. Thái tử sẽ trở thành một bậc đại giác, một
vị thầy cao quý, hướng dẫn chúng sinh sống theo đạo lý yêu thương và tỉnh thức. Thái
tử sẽ lìa bỏ hoàng cung và đi tìm con đường chấm dứt mọi khổ đau khi ngài nhìn thấy

5
những cảnh khổ của cuộc đời. Rồi Thái tử sẽ đem những chân lý ấy để chỉ dạy cho bất
cứ ai muốn lắng nghe. Hãy sung sướng lên vì mình có được một người con vinh quang
như thế.”

Hoàng Hậu Ma Da qua đời khi Thái tử chỉ được 7 ngày tuổi. Chàng được mẹ giao
lại cho dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Mahapajapati) chăm sóc và nuôi nấng. Khi lớn lên, Thái
tử Tất Đạt Đa được nuôi nấng, dạy dỗ một cách toàn diện về cả văn chương và võ nghệ.
Từ khi chỉ 7 tuổi cho đến khi 12 tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa đã thông thạo các môn học thế
gian như Công xảo minh (Công kỹ nghệ học), Nhân minh (Luận lý học), Thanh minh
(ngôn ngữ học và văn học), Nội minh (Đạo học) và Y phương minh (môn học chữa
bệnh) và 4 sách Thánh Veda. Không chỉ thông thạo văn chương, võ nghệ, Thái tử còn
là một người yêu thiên nhiên với lòng tử tế và sự lịch thiệp hiếm có ở một đứa trẻ cùng
trang lứa. Điều này khiến cho Vua vô cùng tự hào và chắc mẫn Thái tử sẽ trở thành một
vị vua thông minh và uy quyền.

Thế nhưng khi càng trưởng thành, Thái tử càng mang theo lòng nhân ái, bao dung
với nhân loại, Thái tử thích ngồi trầm tư, yên lặng mơ mộng về thế giới khác hơn là học
cách cai quản một vương quốc khiến Vua cha trở nên phiền lòng và lo lắng về việc Thái
tử sẽ từ bỏ hoàng cung, sống đời ẩn sĩ. Nỗi niềm này được Vua trình bày cho các quan
lại trong vương quốc, có một người cho rằng sở dĩ Thái tử trở nên như vậy là do chưa
tiếp xúc với hiện thực của cuộc đời và đề nghị Vua gả cho Thái tử một người vợ và có
con cái. Đến lúc đó Thái tử sẽ trở nên thực tế nên và bắt đầu quan tâm đến vương quốc.
Đức vua ngay lập tức cho tổ chức một lễ hội tại cung điện để tìm ra người phù hợp với
Thái tử. Trong đó, cô con gái của một ông vua nước lân cận tên Da Du Đà La
(Yasshodara) đã thu hút được Thái tử bởi sắc đẹp của mình và nhận được chiếc nhẫn
trên tay Thái tử. Thái tử đã chiến thắng cả ba cuộc thi tài trước nhiều Thái tử tài giỏi
khác và giành lấy được công chúa Da Du Đà La bởi sức mạnh phi thường và cả lòng từ
bi của mình.

Lễ cưới của Thái tử Tất Đạt Đa và công chúa Da Du Đà La được diễn ra không lâu
sau đó khi Thái tử tròn 16 tuổi. Vua cha cho xây dựng ba cung điện tuyệt đẹp, hấp dẫn,
thu hút Thái tử, không để cho chàng nhìn thấy những cảnh đau khổ, bất hạnh của cuộc
sống, cảnh người bị bệnh và thậm chí là một bông hoa héo tàn với hi vọng Thái tử sẽ

6
không có ý nghĩ sẽ rời bỏ vương quốc, đi tìm con đường chữa lành đau khổ cho nhân
loại. Sau nhiều năm hưởng thủ cảnh thiên đường như ý chỉ toàn niềm vui và sự sung
túc, Thái tử ngỏ ý muốn được du ngoạn bên ngoài, dạo quanh vương quốc để được
tậnmắt ngắm nhìn thực tế cảnh quan tươi đẹp ấy.

Hình 1.1.2: Thái tử Tất Đạt Đa kết hôn cùng công chúa Da Du Đà Là (nguồn: chuabavang.com)

Trong chuyến du ngoạn đầu tiên, dù Vua cha đã chuẩn bị và căn dặn thần dân phải
khiến cho mọi thứ trong thành phố Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) phải tươi tốt sạch đẹp
nhưng vẫn lọt vào mắt Thái tử một người già khom lưng mang vẻ mặt buồn rầu, tái nhợt
và nhăn nheo trong người con người tươi sáng đang múa hát vui vẻ. Điều này khiến cho
Thái tử như bị khủng hoảng bởi một tiếng sét đột ngột, chàng trầm ngâm, buồn rầu và
chỉ nghĩ đến “tuổi già”. Vua Tịnh Phạn đã sắp xếp một chuyến tham quan khác và dặn
dò kĩ thần dân thành phố phải tươi đẹp hơn lần trước. Thế nhưng, Thái tử lại nhìn thấy
một người bệnh, ho run cả người và đang rên rỉ một cách thảm thương càng khiến cho

7
Thái tử buồn hơn và không muốn nói chuyện với một ai. Cả vương quốc chuẩn bị cho
chuyến đi dạo thứ ba với những nhạc công, người hầu. Song Thái tử lại chứng kiến một
tốp người ủ rũ đang khiêng quan tài một người chết. Khiến cho tâm trí của Thái tử chỉ
toàn hình ảnh già, bệnh, chết. Khi trở nên xanh xao, sức khỏe sụt đi nhiều phần, Thái tử
ngỏ ý muốn được đi dạo một lần nữa. Lần này, Thái tử bắt gặp một vị hành khất với
dáng vẻ bần hàn, râu tóc cạo sạch nhưng lại oai nghi, ung dung tự tại đến ngỡ ngàng.
Thái tử như bừng tỉnh vì cuối cùng chàng đã tìm được ý nghĩa thật của cuộc đời. Với ý
chí kiên cường và trái tim từ bi, Thái tử quyết định sẽ từ bỏ cung điện, bắt đầu cho mình
cuộc hành trình tìm hạnh phúc để chấm dứt khổ đau cho nhân loại.

Vào một đêm khi mọi người đều đã say giấc, Thái tử lặng lẽ nhìn vợ và đứa con trai
lần cuối rồi cùng con ngựa Kiền Trắc yêu quý rời khỏi cung điện. Khi đến một cánh
rừng yên tĩnh, Thái tử mặc cho mình bộ áo thường dân và dùng kiếm cắt đi mái tóc của
mình. Nhờ Xa Nặc và Kiền Trắc mang những báu vật, trang sức quý báu trở lại vương
quốc cho công chúa Da Du Đà La.

Thoạt đầu, Thái tử chỉ đi loanh quanh, ăn mặc rách rưới và chỉ ăn chút ít thức ăn
được cho thế nhưng mỗi nơi chàng đi qua đều được mọi người tiếp đón kính trọng. Tất
Đạt Đa đã tìm học với một vài vị thầy, nhưng Ngài không hài lòng với những gì họ chỉ
dạy dù những thứ đó đều có ích, nhưng không đưa đến an lạc tuyệt đối. Sau cùng, Thái
tử đến khu rừng nơi có các đạo sĩ thông thái Arada và Udraka, thế nhưng Ngài vẫn quyết
định sẽ tiếp tục hành trình tìm kiếm của mình. Khi đến được con sông Nairangang, gần
đất thánh Gaya, Thái tử gặp một nhóm người sống đời sống đơn giản chỉ bằng lượng
thức ăn rất ít và họ ngồi im lặng nhiều giờ mỗi ngày. Ngài quyết định nhập môn với họ
để thực hành khổ hạnh. Ngài chỉ ăn một ít thức ăn đủ để có hơi tu tập, chỉ ngủ vài giờ
trong đêm và ngồi nhiều giờ trong ngày dù cả người đã trở nên đau mỏi, dù dưới cái
nóng của mùa hè, dù dưới cái lạnh buốt của mùa đông, Ngài vẫn không di chuyển.

8
Hình 1.1.3: Tất Đạt Ta khổ hạnh, ép xác 6 năm trời cùng các tu sĩ (Nguồn: thuyetgiangphatphap.vn)

Qua sáu năm trời khổ hạnh, khi Ngài đã 35 tuổi, khi thân thể Ngài đã trở nên tiều
tụy, ốm yếu, mệt nhọc không còn chút sức sống thì Ngài nhận ra mình sẽ không thể tìm
ra con đường chấm dứt khổ đau khi sống trong nhung lục sung túc hay cả khi tự mình
hành hạ thân xác, khổ hạnh. Sau khi uống bát sữa do một thôn nữ cho và tắm ở sông
Neranjara, Tất Đạt Đa cảm thấy khỏe mạnh trở lại, Ngài quyết định tiếp tục lên đường
tìm ra chân lý mà mình đã dày công suốt nhiều năm qua.

Vào một ngày trăng tròn tháng tư, khi mặt trời sắp lặn. Tất Đạt Đa cẩn thận xếp cỏ
thành tấm nậm ngồi xuống bên gốc cây bồ đề, mặt quay theo hướng Đông, chân xếp
tréo, tay đặt lên trên theo tư thế thiền định vững chắc và kiên quyết sẽ không rời khỏi
đây nếu Ngài không đạt được cao quả. Thế nhưng lúc bấy giờ, Mara – sức mạnh của tội
lỗi, quấy phá tâm trí, một đức tính tham lam, ganh tỵ, mang lại cho con người sự bất
hạnh và đau khổ cảm thấy tức giận khi thấy Tất Đạt Đa ngồi bên gốc cây bồ đề liền ra
sức quấy phá sự thiền định của Ngài. Nó gây ra những cơn bão, cho toàn thể những yêu
ma đến tấn công, bắn những mũi tên nhọn hoắm, biến thành những cô gái quyến rũ và

9
kể cả dùng những lời nói khinh bỉ, chế giễu nhưng hoàn toàn không làm lay động, phá
hoại sự tập trung thiền định của Tất Đạt Đa.

Hình 1.1.4: Sa môn Tất Đạt Đa chiến đấu với Ma vương (nguồn: phatgiao.org.vn)

Ngài đã thực tập được sự kiên nhẫn và lòng khoan dung và hoàn toàn thảnh thơi một
mình khi Mara biết mình thất bại, biến mất như một cơn ác mộng. Lúc đó, những đám
mây đen bắt đầu tách ra và mặt trăng chiếu sáng trên bầu trời. Không khí tỏa mùi thơm
dìu dịu và ánh sáng lấp lánh trên đầu ngọn cỏ. Tâm trí của Ngài càng trở nên êm dịu,
sáng sủa cùng với sự tập trung càng sâu hơn. Ngài khám phá ra tất cả đời sống liên kết
nhân quả mật thiết với nhau như vậy, chân lý đã xuất hiện trong tâm trí của Ngài. Mặt
trời, những hành tinh, tất cả các ngôi sao và những thiên hà của vũ trụ, tất cả xuất hiện
trong thiền định của Ngài. Mọi vật thì luôn luôn thay đổi: thành, hoại và thành, cứ tiếp
tục như thế. Không một việc gì xảy ra mà không có nguyên nhân. Rồi Ngài thấy rõ tất
cả những khổ đau của cuộc đời. Ngài thấy rằng từ sinh vật nhỏ nhất đến ông vua vĩ đại
nhất, chạy theo lạc thú chỉ kết thúc với những bất hạnh. Và Ngài cũng khám phá ra
nguyên nhân của tất cả những bất hạnh ấy. Ngài thấy rằng người ta không thật sự hiểu
rõ mọi sự vật luôn luôn thay đổi. Do sự mù quáng này mà họ đấu tranh, cướp bóc và
giết hại để thỏa mãn những dục vọng của mình, nhưng những ham muốn này không bao
giờ đem lại hạnh phúc lâu dài cho họ. Họ cứ mãi quanh quẩn trong vòng được mất, rồi

10
lại tìm kiếm. Ngài thấy rằng người ta chiến đấu chống lại những thứ mà họ không thích.
Cuộc đời của họ tràn đầy những thù hận và phiền não. Và mỗi lần họ làm hại người
khác, họ sẽ đau khổ vì hành động đó không sớm thì muộn. Họ trải qua đời này tới đời
khác tạo ra nhiều bất hạnh hơn cho chính họ. Họ đang đi tìm an lạc, nhưng ngược lại,
lại đi tìm đau khổ. Cuối cùng, Ngài đã khám phá ra con đường chấm dứt tất cả những
nỗi khổ này. Nếu một người thấy được chân lý một cách rõ ràng - như chính Ngài đã
thấy được chân lý đêm nay - tất cả sự bám víu lạc thú và khổ đau sẽ dừng lại, sẽ không
còn những tham lam và sân hận trong tâm trí của họ nữa. Họ sẽ không làm một việc gì
có hại cho kẻ khác. Như vậy họ sẽ không còn cảm thấy bất hạnh nữa. Tất cả những sân
hận đã chấm dứt, trái tim của họ sẽ tràn đầy tình thương. Và với tình thương này họ sẽ
đem lại an lạc và hạnh phúc cho muôn loài. Khi Tất-đạt-đa thấu suốt mọi lẽ, bóng tối vô
minh tan mất trong tâm của Ngài. Thân hình tỏa ánh sáng rực rỡ. Ngài không còn là một
người thường nữa. Ngài đã giác ngộ chân lý. Bây giờ Ngài là Phật. Ngài đã đạt được
mục đích giải thoát. Với nụ cười an lạc, Ngài nhẹ nhàng xả thiền. Lúc ấy trời đã sáng,
mặt trời vừa mới mọc ở phương Đông.

Hình 1.1.5: Sa môn Tất Đạt Đa giác ngộ chân lý, bấy giờ Ngài là Phật (nguồn: thuvienhoasen.org.vn)

Sau khi người thành Phật 2 tháng, với Phật nhãn của mình, Ngài quyết định tìm
những người bạn đồng tu năm xưa và thuyết pháp cho họ. Ngài cũng đã tiếp tục giác
ngộ cho những người bạn và Yasa – một người con của triệu phú đã chán cuộc sống thế
gian tầm thường. Được Phật giác ngộ, sau đó Yasa đã trở thành La hán quả. Sau khi đã

11
có 60 đệ tử đầu tiên, Ngài đã quyết định phái họ đi khắp nơi để thuyết pháp và truyền
bá chính pháp. Đức Phật đã lần đầu tiên tổ chức những tăng đoàn là tu sĩ khất thực,
không có nhà cửa, của cải vật chất cố định, dùng bình bát để ăn xin và thuyết giảng vể
đạo lý cứu khổ, cứu nạn và con đường giải thoát khỏi bể khổ.

1.2 Nội dung chủ yếu của Phật giáo


Toàn bộ nội dung tư tưởng của Phật giáo dược thể hiện ở ba cuốn kinh điển lớn là:
Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.

Triết lý về bản thể luận của Phật giáo bao gồm:

 Luật nhân quả: mọi cái đều có nguyên nhân và mọi nguyên nhân đều mang lại
kết quả không thể tìm thấy nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.Nhân quả là
một chuỗi kết quả diễn ra liên tục.
 Vô ngã: cái tôi được hình thành bởi hai yếu tố sắc (vật chất) và danh (tinh thần),
sắc và danh hợp lại với nhau trong một khoảng thời gian nào đấy sau đó lại tan biến
đi, điều đó cho thấy không có cái tôi tồn tại vĩnh hằng nghĩa là vô ngã.
 Vô thường: là mọi cái luôn luôn vận động,biến đổi không có cái gì nhất thành,
bất biến, mọi vật đều có quá trình sinh-trụ-diệt,khoảng thời gian của quá trình này có
thể dài ngắn khác nhau nhưng so với thời gian vô tận của vũ trụ chỉ là chốc lát

Nội dung triết lý nhân sinh chủ yếu của Phật giáo được thể hiện tập trung trong
thuyết “Tứ Diệu Đế” nghĩa là 4 chân lý tuyệt diệu. Bao gồm: Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế
và Đạo đế.

1. Khổ đế: bao gồm những chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang
tính chất khổ não, không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ. Phật xác nhận
đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ.
Có 8 nỗi khổ là : sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ, oán tăng hội, sở
cầu bất đắc và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người).
Các khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh,
sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương triết học, khổ đau là một
thực tại như thực đối với con người. Khổ đế là một chân lý khách quan hiện thực. Để
thấu hiểu triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con người không thể dừng lại ở sự thật

12
của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ,
con người phải đi vào soi sáng cái bản chất nội tại của nó. Đức Phật Thích Ca ví sự
khổ của con người như hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển”.
2. Nhân đế: là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ. Nguyên nhân của
khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn
được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của luân hồi. Đạo Phật cho rằng
nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân
duyên: duyên hành, duyên thức, duyên danh sắc, duyên lục nhập, duyên xúc, duyên
thụ, duyên ái, duyên thủ, duyên thủ, duyên sinh, duyên lão tử tạo ra chu trình khép
kín trong mỗi con người. Chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm
duyên cho cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau. Mười
hai nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau
nhân loại.
3. Diệt đế: là chân lý về diệt khổ. Phật cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể tiêu diệt
được để đạt tới trạng thái “niết bàn”. Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì
sự khổ cũng được tận diệt. muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên, bắt đầu
từ diệt trừ vô minh để hiểu rõ được bản chất tồn tại, thực tướng của vũ trụ là con
người, không còn tham dục và kéo theo những hành động tạo nghiệp nữa.
Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị chi phối bởi những
tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nung núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ
hải mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện
tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn
với mọi người xung quanh rộng lượng và bao dung hơn.
4. Ðạo đế: là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Khổ được giải thích là xuất
phát Thập nhị nhân duyên, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể
thoát khỏi vòng sinh tử. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng
ngộ niết bàn. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là
“Bát chính đạo” bao gồm: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính
mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định. Từ đó, con người có thể diệt trừ vô
minh, đạt tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng
suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi.

13
Ngoài ra, Phật giáo còn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người và
xã hội. Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm dục), bất vọng
ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo (không
trộm cướp).

Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng
của thế giới. Phật giáo khuyên con người suy nghỉ thiện và làm việc thiện nhằm góp
phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên trong triết lý nhân sinh và con đường giải
phóng của phật giáo vẫn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã
hội. Và những tư tưởng xã hội phật giáo đã phản ánh thực trạng xã hội đẳng cấp khắc
nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ – trung đại và nêu lên ước vọng giải thoát nổi bi kịch cho
con người lúc đó. Phật giáo cũng nói lên được tự do bình đẳng trong xã hội nhưng triết
lý nhân sinh vẫn còn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội.

1.3 Sự phát triển của Phật giáo trên thế giới

Trước đây, đạo Phật được truyền bá chủ yếu ở miền Trung lưu vực sông Hằng, quanh
các thành phố lớn mới nổi lên. Sau khi Đức Phật Thích Ca tạ thế, đạo Phật được mở
rộng về phía Đông sông Hằng, phía Tây đến bờ biển Ả Rập, phía Nam đến bờ sông
Caodaveri, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro và bắt đầu phát triển ra tới các vùng biển của
Đại lục, Myanmar, Xrilanca, Xyri, Ai Cập và dần dần phát triển đến cái nơi ở trung tâm
châu Á. Và từ sau Thế Chiến thứ II, bắt đầu vào thế kỷ XX Phật giáo dần dần có mặt
ngày một nhiều tại châu Âu và châu Mỹ. Vào khoảng những 20 năm cuối của thế kỷ
XX, đạo Phật bắt đầu được truyền bá khắp nơi như một hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng
và phát triển hội nhập một cách êm ả vào xã hội phương Tây.

Vào tháng 11 năm 1991, chính phủ Ý chính thức công nhận Phật giáo là một trong
5 tổ chức tôn giáo được hoạt động hợp pháp gồm: Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Do
Thái giáo và Phật giáo và nước Ý là thành viên thứ 21 gia nhập Liên Đoàn Phật Giáo
Âu Châu. Ở Pháp, số Phật tử hiện nay đã đến con số 6 triệu trên 60 triệu dân. Tại Nga,
Phật giáo cũng đã có mặt và bắt đầu sinh hoạt từ năm 1990. Tại Trung Âu như nước
Hungary đã có những hoạt động Phật giáo bên cạnh Công giáo, Tin lành, Hồi giáo. Vào
đầu năm 1992, Giáo Hội Phật Giáo Hungary đã thành lập trường cao đẳng Phật Pháp

14
gọi là “The Gate of Dharma Buddhist College” ngay tại thủ đô Budapest, với 120 sinh
viên ghi danh học khóa đầu. Ở nước này, còn có Viện Phật Học Alexander Csoma de
Krosos, chuyên nghiên cứu và phổ biến kinh sách Phật giáo.

Những năm lại gần đây, Phật giáo vẫn được xem là một trong những tôn giáo lớn
nhất trên giới thế nhưng so với quá khứ, tín đồ Phật giáo đã giảm đáng kể do sự suy yếu
của một số quốc gia. Phật giáo hiện tại đứng thứ tư sau ba tôn giáo lớn trên thế giới hiện
nay lần lượt là Đạo Cơ Đốc, Hồi giáo và Đạo Ấn Độ. Theo thống kê của Wikipedia Phật
giáo có số lượng tín đồ vào khoảng 488 triệu người trên khắp thế giới trong năm 2015,
chiếm 7% tới 8% dân số toàn thế giới 2015 nhưng dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng
5% vào năm 2060.

Trung Quốc hiện là quốc gia có đông tín đồ Phật giáo nhất, khoảng 244 triệu Phật
tuy nhiên, họ chỉ chiếm 18% dân số của đất nước này. Hầu hết những người theo đạo
Phật còn lại trên thế giới, sống ở Đông và Nam Á, bao gồm 13% ở Thái Lan (nơi 93%
dân số theo đạo Phật) và 9% ở Nhật Bản (36.2% theo đạo Phật). Chỉ có khoảng 1,4% số
người theo đạo Phật trên thế giới sống ở các quốc gia ngoài châu Á. Các học giả trên thế
giới đều đồng ý rằng Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra ở Nepal và hoằng pháp ở Ấn Độ ngày
nay, nhưng Phật giáo là một tôn giáo thiểu số ở cả hai nước. Chỉ 1% người Ấn Độ và
10% người Nepal xác định họ là Phật tử. Ở cả hai quốc gia này, đại đa số người dân là
người theo Ấn Độ giáo (Hindu). Thật vậy, kể từ khi Thái tử Tất Đạt Đa Siddhartha ra
đời trong một gia đình Ấn Giáo, Phật giáo được coi là có nguồn gốc một phần từ truyền
thống tôn giáo Hindu của Ấn Độ và một số người theo đạo Ấn Độ giáo tôn kính Đức
Phật như là một hóa thân của một vị thần Ấn Giáo.

15
Bảng 1.3.1 Các nước có tỉ lệ dân số theo Phật giáo cao nhất, thống kê năm 2010 (Theo Wikipedia)

Quốc gia Tín đồ Phật giáo (người) Tỉ lệ % so với dân số (%)


Campuchia 13,701,660 96.90
Thái Lan 64,419,840 93.20
Myanmar 48,415,960 87.90
Bhutan 563,000 74.70
Sri Lanka 14,222,844 70.2
Lào 4,092,000 66
Mông Cổ 1,520,760 55.1
Nhật Bản 45,820,000 36.2
Đài Loan 8,000,000 35
Singapore 1,725,510 33.9
Hàn Quốc 11,050,000 22
Malaysia 5,620,483 19.8
Trung Quốc 244,130,000 18.2
Việt Nam 14,380,000 16.4

Bảng 1.3.2 Số lượng tín đồ Phật giáo phân bố theo khu vực, thống kê năm 2010 (Theo Wikipedia)

Khu vực Tín đồ Phật giáo (người) Tỉ lệ % so với dân số (%)


Châu Á – Thái Bình Dương 481.290.000 11.9
Bắc Mỹ 3.860.000 1.1
Châu Âu 1.330.000 0.2
Trung Đông – Bắc Phi 500.000 0.1
Mỹ Latinh – Caribe 410.000 < 0.1
Tổng cộng 487.540.000 7.1

16
CHƯƠNG II: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO

2.1 Phật giáo và quá trình du nhập vào Việt Nam

Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam ta vào khoảng thế kỷ thứ I và thứ II sau công
nguyên qua hai con đường: đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia
Ấn Độ và đường bộ từ Trung Quốc truyền sang (Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông),
do đó Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Do có nguồn
gốc từ Ấn Độ cổ đại vốn mang trong mình những đặc điểm của tư tưởng và tôn giáo,
của con người và xã hội của quá khứ và hiên tại Ấn Độ lúc bấy giờ nên Phật giáo có
những điều không phù hợp với con người và xã hội Việt Nam đương thời.

Vào những giai đoạn đầu của thời kỳ truyền bá, Phật giáo đã vấp phải những phản
ứng trái chiều của các tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam, của tục thờ phụng tổ
tiên, … Họ không khỏi ngỡ ngàng trước sự du nhập của Phật giáo. Họ đã xa lánh, chê

bai và đả kích. Vào thời kỳ sau của sự truyền bá, khi đại dân số Việt Nam đã dần quen
với Phật giáo thì vẫn còn một số người mổ xẻ, chỉ trích các khía cạnh bị cho là “vô lý”,
“không thích hợp” của Phật giáo trên phương diện chính trị - xã hội. Do đó, nhiều người

Việt Nam trong những thời kỳ khác nhau đã phê phán, kỳ thị Phật giáo như : Đàm Mĩ
Mông (thế kỷ XII); Lê Quát, Trương Hán Siêu (thế kỷ XIV); Bùi Huy Bích, Phạm
Nguyễn Du (thế kỷ XVIII); Phạm Quý Thích (thế kỷ XIX)... đều xem Phật giáo là điều
có hại cho xã hội.

Nhưng ở phía khác, trên phương diện tín ngưỡng, người Việt Nam xưa lại tìm đến
‘’

Phật giáo. Dần dần, họ đi đến tôn sùng và đề cao nó. Các vua Lý, vua Trần từ các thế
’’

kỷ XI đến XIV đều đề cao Phật giáo. Thời Lê, thời Nguyễn tuy tôn sùng Nho, nhưng
vẫn quyết định để cho Phật giáo lưu hành. Lê Sát, Lê Ngân là những đại thần thời Lê sở
và những hoàng thân, quốc thích thời Nguyễn trong nhà đều có chùa thờ Phật. Thậm chí
Trương Hán Siêu trước chống Phật giáo sau lại theo Phật giáo. Lê Quý Đôn, Ngô Thì
Nhậm, Phan Huy Ích thế kỷ XVIII đều thừa nhận một số yếu tố của Phật giáo. Thậm chí
Lê Quý Đôn còn cho rằng chê bai tiên Phật là thái độ "hẹp hòi". Có người cho rằng dân
tộc Việt Nam vốn có truyền thống bao dung tôn giáo nên dung nạp Phật giáo; có người
giải thích rằng Phật giáo là một trào lưu văn hoá nên sẽ sống mãi với dân tộc, có người
17
quan niệm rằng Phật giáo không giành quyền binh và uy lực ngoài đời nên người ta tin
theo... Thế nhưng những quan điểm vừa nêu trên đều không thể phủ nhận vị thế, chỗ
đứng của Phật giáo ở Việt Nam khi tính đến nay Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có
khoảng hơn 14 triệu tín đồ chiếm 16.4% dân số.

2.2 Phật giáo với đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam ngày xưa

Phật giáo hòa nhập vào đời sống xã hội Việt Nam không chỉ là một tôn giáo, một tín
ngưỡng tâm linh trong mỗi con người, Phật giáo còn là một sự kiện văn hoá, góp phần
làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam. Phật giáo đến với Việt Nam vốn không phải
một sự kiện đơn độc mà kéo theo nó là cái ảnh hưởng của tổng thể văn hoá Ấn Độ đối
với Việt Nam cổ.

Sống trong một xã hội với nền kinh tế tự cấp, tự túc, với những tri thức còn khá hạn
hẹp và một những nép sống khép kín. Con người ta bắt đầu khát khao về một cuộc sống
ấm no, giàu sang, khát khao về một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật, hạnh phúc, khát
khao về một đất nước Việt Nam an yên, an bằng, hòa bình. Sống trong một xã hội phong
kiến, xã hội người bóc lột người, con người ta bắt đầu thắc mắc, băn khoăn về nguyên
nhân thực sự đưa đến những số mệnh khác nhau của con người, không thể hiểu được vì
‘’

sao ở người này thì có số phận hẩm hiu, ở người khác thì có số phận may mắn . Những’’

mong muốn, băn khoăn đó đã khiến cho Phật giáo với lý thuyết: Khổ, tập, diệt, đạo,
nghiệp, vô, thường, ngã trở nên gần gũi với dân chúng, Phật giáo đã giành lấy một vai
trò trong chỗ trống đó trong tinh thần người Việt Nam.

Dòng Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài trong xã hội cổ đại Việt Nam thời
bấy giờ là Thiền Tông bởi:

 Phật giáo Thiền Tông với chủ trương “ Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền trực
chỉ nhân tâm, kiến tính thành phật, tức tâm thị Phật” nghĩa là lôi kéo thế giới Tây
Phương cực lạc về trần thế, đặt nó trong lòng con người, tâm thị Phật.
 Thiền tông với chủ trương lao động theo thanh qui của Bách Trượng: “ Nhất nhật
bất tác, nhất nhật bất thực” ( một ngày không làm, một ngày không ăn) và lấy việc
phục vụ xã hội làm điều kiện tu hành. Điều này khiến cho các tăng nhân không phải
là một tầng lớn ăn bám xã hội. Thiền tông lại chấp nhận sự bần khổ coi sự chịu đựng

18
bần khổ cũng là cách tu hành. Chấp nhận bần khổ và lao động là điều khiến Thiền
tông dễ đi vào lòng các làng xã, thôn quê, các tầng lớp nông dân và tầng lớp bị trị.
 Thiền tông với chủ trương cho rằng sát sinh, giết người, giết mội người mà cứu
được muôn người quả là điều phúc. Phật tử không hoàn toàn là người bị động mà có

thể vùng lên chống áp bức bóc lột. Do vậy ở Việt Nam thời phong kiến cũng có nhiều
cuộc nổi dậy giành chính quyền do các nhà sư lãnh đạo . ”

Vào thời kỳ đất nước đứng trước nguy cơ ngoại xâm, vào các thế kỷ đầu của thiên
niên kỷ II và ở đầu thế kỷ XX, phần lớn tăng ni, Phật tử đã phát huy tinh thần yêu nước,
thương nòi, gắn bó với vận mệnh dân tộc, đã đi cùng các phong trào yêu nước từ Cần
Vương, Duy Tân, Ðông Du đến các cuộc khởi nghĩa của Trương Ðịnh, Thủ Khoa Huân...

Và từ ngày phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, trong đội ngũ của cách mạng đã có nhiều tăng ni, Phật tử sát cánh cùng toàn dân
đấu tranh vì độc lập dân tộc, đi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống
đế quốc Mỹ để giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; và câu chuyện về một số nhà
sư thay bộ cà sa bằng bộ quân phục của người chiến sĩ cách mạng đã được nhân dân ca
ngợi như là sự thể hiện tinh thần hy sinh của tăng ni, Phật tử khi vận mệnh đất nước bị
đe dọa. Từ năm 1981, với sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo ở Việt
Nam đã hình thành một tổ chức thống nhất, tiếp tục là thành phần của khối đoàn kết toàn
dân, cùng phấn đấu "phụng sự đạo pháp, phục vụ Tổ quốc" với phương châm "đạo pháp
- dân tộc - chủ nghĩa xã hội".

Nhà sư và ngôi chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa nhân dân từ
thời cổ đại. Ngoài thờ Phật, chùa còn thêm tín ngưỡng dân gian thờ thần tiên, thờ các vị
tướng có công với nước. Ngôi chùa trở thành một trung tâm văn hoá ở nông thôn, trở
thành nét đẹp văn hóa của làng xã, là nơi neo giữ tấm lòng, là nơi dù đi đâu về đâu thì
mọi người Việt Nam đều khó lòng quên lãng. Và có thể nói, các kiến trúc Phật giáo,
trong đó nổi bật là những ngôi chùa lớn nhỏ, các pho tượng Phật đa dạng và sinh động...
đã không những là biểu tượng của Phật giáo, mà còn là kết tinh của sự tài hoa cùng khả
năng sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ sĩ Việt Nam. Bởi thế, các địa chỉ Phật giáo như
chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Mía, chùa Cổ Lễ, chùa Trăm Gian, chùa Bối Khê, tháp

19
Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Hoằng Pháp... vừa là các di tích lịch sử vừa là niềm tự
hào của văn hóa Việt Nam.

2.3 Phật giáo với đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam hiện nay

Hiện nay bên cạnh rất nhiều những tôn giáo mới xuất hiện tại Việt Nam như Thiên
Chúa giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài, Cơ đốc giáo, ... thì Phật giáo vẫn là một trong
những hệ tư tưởng bậc nhất. Phật giáo vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội và là chỗ dựa tinh thần vững chắc của người Việt Nam. Trong những năm
vừa qua tại Việt Nam, vị trí của Phật giáo đang dần được phục hồi và ngày càng phát
triển. Cho đến nay, số người theo Phật giáo tại các tỉnh, thành ngày càng đông, số gia

đình Phật tử xuất hiện ngày càng nhiều, lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật giáo ngày một
có vị trí cao trong đời sống tinh thần xã hội, số sư được đào tạo từ các trường Phật học
ngày càng nhiều, số kinh sách xuất bản hàng năm cũng tăng. Các Phật tử rất chăm lo,
trân trọng thành kính trong việc thực hiện các nghi lễ, họ thường hay đi chùa trong
những ngày lễ Tết, họ giữ giới và làm việc thiện.Việc ăn chay hàng tháng trở thành thói
quen không thể thiếu,có những người đến nơi thờ cúng như một thói quen, niềm an ủi.
Tất cả những điều này củng cố niềm tin vào giáo lý, vừa qui định tư duy và hành động
của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt..”

Thế nhưng bên cạnh đó, trong thời đại phát triển, khi đất nước dần xuất hiện những
bước nhảy vọt, những thành tựu đáng kể về khoa học kĩ thuật, khi xu thế toàn cầu hoá
được thể hiện ngày càng rõ nét, cũng là lúc cuộc sống đòi hỏi con người cần phải có
những ý chí cầu tiến, đấu tranh, phải hết sức năng động và nhanh nhạy nắm bắt vấn đề
trong cuộc sống. Trong khi đó, theo Phật giáo con người trở nên không có tham vọng
tiến thân, sống nhẫn nhục, bằng lòng với những gì mình đã có và hầu hết các chương
trình của Phật giáo đều mang ý nghĩa mong muốn tạo ra một xã hội công bằng bằng đạo
đức, lòng nhân ái, nhẫn nhục, từ sự từ bi, bác ái và những nhu cầu về thể xác bị coi là
không nên có, kém đạo đức, khiến cho con người dần bị tách ra khỏi những điều kiện
thực tế xã hội, khiến Phật giáo càng xa rời thế hệ trẻ.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng, ngoài Phật tử, những người theo Phật giáo thì cũng
có một bộ phận dân số nước ta không theo đạo đến chùa cúng bái, thắp hương, quá chú

20
trọng đến lễ vật, vái xin phật, Bồ Tát, La Hán phù hộ độ trì cho họ đạt được mong muốn
của mình, thường là về chuyện học hành, tình cảm, sức khoẻ, vật chất. Do không được
giáo dục đầy đủ, đúng đắn giáo lý nhà Phật, cũng có số đông thanh thiếu niên đã đua
theo thị hiếu của mọi người, họ coi đến chùa chỉ là hình thức đi chơi, giải trí với bạn bè
kèm theo đó là sự thiếu nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng, nói năng.. Có rất ít người đến
chùa để tìm sự thanh thản trong tâm hồn, để tu dưỡng, nghiền ngẫm đạo lý làm người.

Nhưng ta cũng có thể thấy rằng những tư tưởng Phật giáo cũng có ảnh hưởng ít nhiều
đến đời sống của giới trẻ hiện nay. Ngay từ khi còn bé, tại các trường học, trẻ em đã
được giáo dục về lòng từ bi, nhân đạo, bác ái, sự đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ
những số phận bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống trên cơ sở tư tưởng giáo lý Phật giáo
đã phần nào giúp nâng cao giá trị nhân cách và giá trị truyền thống của người Việt Nam.
Ngoài ra, những tư tưởng nhân đạo đó đã giúp cho giới trẻ hiện nay, cụ thể là học sinh,
sinh viên có đủ nghị lực và tâm huyết để lập ra những kế hoạch, tham gia vào những
hoạt động thiết thực như hội chữ thập đỏ, hội tình thương, các chương trình phổ cập văn
hoá cho trẻ em nghèo, chăm nom các bà mẹ Việt Nam nghèo ... Tất cả những điều đó
chứng tỏ thanh niên, sinh viên ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo đầy tham vọng
trong cuộc sống mà còn thừa hưởng những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha, đó là sự
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người, lòng thương yêu giúp đỡ mọi người qua
cơn hoạn nạn mà không chút nghĩ suy, tính toán. Hơn bao giờ hết, hiện nay việc giáo
dục nhân cách cho thế hệ trẻ trở nên rất quan trọng và một trong những phương pháp
hữu ích là nêu cao truyền bá tinh thần cũng như tư tưởng nhà Phật trong thế hệ trẻ.

21
KẾT LUẬN

Nhận được cơ hội và sự giúp đỡ từ giảng viên hướng dẫn - Th.s Nguyễn Thị Châu
Anh để nghiên cứu về đề tài này. Em có cơ hội Phật giáo ngay từ khi ra đời và bắt đầu
được truyền bá vào Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói riêng đã trở
thành một tôn giáo có sức sống lâu dài và mang tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời
sống con người Việt Nam.

Trong đất nước ngày có nền văn minh ngày càng trở nên hiện đại, phát triển, mọi
người đều ý thức được tầm quan trọng của những thứ tiện nghi, văn minh, của vật chất,
tiền bạc. Nhưng rồi đến lúc, chúng ta nhận thấy rằng những thứ vật chất ấy sẽ đem đến
niềm vui nhất thời, những tiện nghi, hiện đại có thể giúp chúng ta nhanh chóng hoàn
thành công việc nhưng tuyệt nhiên không thể đem lại sự thanh tịnh, bình yên nơi tâm
hồn mỗi người. Khi ấy, Phật giáo được xem như là một chỗ dựa cho tinh thần với hy
vọng mang đến sự bình an nơi tâm hồn đầy bão tố. Với khát khao tìm ra ý nghĩa của
cuộc sống, khát khao khám phá ra bản chất đặc trưng của sự sống này. Dù vẫn còn tồn
tại nhiều điểm hạn chế, song không thể phủ nhận giữa cuộc sống cuồng quay bởi những
thứ vật chất xa hoa, những chân lý, những giá trị nhân bảo của Đức Phật Thích Ca đã
thắp sáng tâm hồn chúng ta. Giúp cho con người chúng ta học cách sống chan hòa, yêu
thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau cũng như góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày
càng văn minh, phát triển hơn.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoa Sen Phật (2017), “Đức Phật là ai? Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”,
4/6/2021, từ < https://hoasenphat.com/kien-thuc-phat-giao/duc-phat-la-ai-cuoc-doi-
duc-phat-thich-ca.html >.
2. Hoàng Phước Đại (2020), “Kinh tám điều giác ngộ”, 8/6/2021, từ
<https://phatgiao.org.vn/kinh-tam-dieu-giac-ngo-cua-bac-dai-nhan-d39443.html>.
3. Nguyễn Duy Cần (1997), Tinh hoa Phật giáo, NXB Tp.HCM.
4. Nguyễn Thị Hương (2014), Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời
sống tinh thần của người Việt Nam, 2/6/2021, từ < https://tailieu.vn/doc/bai-tieu-
luan-phat-giao-va-su-anh-huong-anh-huong-cua-no-den-doi-song-tinh-than-cua-
nguoi-viet-nam-1689970.html>
5. Nhất Hạnh dịch (1979), Tám điều giác ngộ của bậc Đại Nhân, NXB Lá Bối.
6. Thích Bảo Lạc (2020), “Kiến thức căn bản Phật giáo”, 4/6/2021, từ
<https://thuvienphatviet.com/thich-bao-lac-kien-thuc-can-ban-phat-giao/>.
7. Thích Chân Tính dịch (2002), Lược truyện Đức Phật Thích Ca, NXB Tôn giáo.
8. Thích Nữ Trí Hải dịch (2000), Đức Phật đã dạy những gì (con đường thoát khổ),
NXB Tôn giáo.
9. Tịnh Thủy (2019), “Thống kê số lượng tín đồ Phật giáo trên thế giới”, 4/6/2021, từ
< https://thuvienhoasen.org/a32746/thong-ke-so-luong-tin-do-phat-giao-tren-the-
gioi >.
10. Viện Triết học (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
11. Nhiều tác giả, “Tôn giáo tại Việt Nam”, 4/6/2021, từ
<https://asean2020.vn/web/asean/tin-nguong-ton-giao >.

23
PHỤ LỤC

Hình 1.1.1: Hoàng Hậu Ma Da hạ sinh Thái tử tại vườn Lâm Tỳ Ni (nguồn:chuabavang.com)

24
Hình 1.1.2: Thái tử Tất Đạt Đa kết hôn cùng công chúa Da Du Đà Là (nguồn: chuabavang.com)

Hình 1.1.3: Tất Đạt Ta khổ hạnh, ép xác 6 năm trời cùng các tu sĩ (Nguồn: thuyetgiangphatphap.vn)

25
Hình 1.1.4: Sa môn Tất Đạt Đa chiến đấu với Ma vương (nguồn: phatgiao.org.vn)

Hình 1.1.5: Sa môn Tất Đạt Đa giác ngộ chân lý, bấy giờ Ngài là Phật (nguồn: thuvienhoasen.org.vn)

26
Bảng 1.3.1 Các nước có tỉ lệ dân số theo Phật giáo cao nhất, thống kê năm 2010 (Theo Wikipedia)

Quốc gia Tín đồ Phật giáo (người) Tỉ lệ % so với dân số (%)


Campuchia 13,701,660 96.90
Thái Lan 64,419,840 93.20
Myanmar 48,415,960 87.90
Bhutan 563,000 74.70
Sri Lanka 14,222,844 70.2
Lào 4,092,000 66
Mông Cổ 1,520,760 55.1
Nhật Bản 45,820,000 36.2
Đài Loan 8,000,000 35
Singapore 1,725,510 33.9
Hàn Quốc 11,050,000 22
Malaysia 5,620,483 19.8
Trung Quốc 244,130,000 18.2
Việt Nam 14,380,000 16.4

Bảng 1.3.2 Số lượng tín đồ Phật giáo phân bố theo khu vực, thống kê năm 2010 (Theo Wikipedia)

Khu vực Tín đồ Phật giáo (người) Tỉ lệ % so với dân số (%)


Châu Á – Thái Bình Dương 481.290.000 11.9
Bắc Mỹ 3.860.000 1.1
Châu Âu 1.330.000 0.2
Trung Đông – Bắc Phi 500.000 0.1
Mỹ Latinh – Caribe 410.000 < 0.1
Tổng cộng 487.540.000 7.1

27

You might also like