You are on page 1of 4

1.

Mức đóng BHYT
         Tác động đầu tiên của việc tăng lương cơ sở đến chính sách BHYT năm 2023 là tăng mức
đóng BHYT, trong đó:
         1.1. Tăng mức đóng BHYT tối đa với người lao động, công chức, viên chức
         Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-
BHXH, mức đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức theo hợp đồng lao động như sau:

        Trong đó, mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở
(theo khoản 5 Điều 14 Luật BHYT 2008).
        Từ ngày 01/7/2023, tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 triệu đồng nên tiền
lương tháng tối đa để tính đóng BHYT là 36.000.000 đồng.
        Như vậy, mức đóng BHYT tối đa sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000
đồng/tháng.

        1.2. Mức đóng BHYT hộ gia đình


       Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng BHYT hộ gia
đình:
       1.3. Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên
       Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó
ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh, sinh viên tự đóng 70%).
       Năm học 2023 - 2024, mức đóng BHYT của học sinh sẽ có sự thay đổi so với năm học 2022-
2023 do mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, khi đó mức đóng BHYT
của học sinh như sau:

      Trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT 291.400 đồng/năm; học sinh, sinh viên đóng BHYT
680.400đồng/năm.  
      1.4. Mức đóng BHYT hộ nghèo, cận nghèo
      Theo quy định, các thành viên thuộc hộ cận nghèo và hộ nghèo tham gia BHYT với mức đóng
như sau:

      Do đó, từ ngày 1/7/2023, mức đóng BHYT của hộ nghèo và hộ cận nghèo là 291.600 đồng/năm.
      2. Điều kiện thanh toán 100% chi phí KCB BHYT
      Theo điểm d, đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, điều kiện để người tham
gia BHYT được thanh toán 100% chi phí trong KCB đúng tuyến như sau:
      Chi phí khám chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (từ 01/7/2023 là 270.000
đồng).
      Người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa
bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tương đương 10.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023).

3. Quyền và Nghĩa vụ của người tham gia BHYT:

3.1. Quyền lợi của người tham gia BHYT năm 2023:

1.Được cấp thẻ BHYT khi đóng BHYT.

2.Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu theo quy định của Luật

BHYT.

3.Được khám bệnh, chữa bệnh.

4.Được tổ chức BHYT (BHXH) thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo

chế độ BHYT.

5.Yêu cầu tổ chức BHYT (BHXH), cơ sở KCB BHYT và cơ quan liên quan giải

thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT.

6.Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT

7. Quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi
phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám
bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và
có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ
sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Hiện nay, 06 tháng lương cơ sở là 8.940.000 đồng; tuy nhiên, theo Nghị quyết về Dự toán ngân
sách nhà nước năm 2023 thì từ ngày 01/7/2023, 06 tháng lương cơ sở là 10.800.000 đồng.
Lưu ý: Số tiền cùng chi trả là số tiền người tham gia bảo hiểm y tế phải đóng. Ví dụ: Trường
hợp tiền khám bệnh, chữa bệnh là 10.000.000 đồng, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80%
(8.000.000 đồng) thì số tiền cùng chi trả là 2.000.000 đồng (20%).

3.2.Nghĩa vụ của người tham gia BHYT:

1.Đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn.

2.Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ BHYT.

3.Thực hiện đúng các thủ tục khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

4.Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức BHYT (cơ quan BHXH), cơ

sở KCB khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

5.Thanh toán chi phí KCB cho cơ sở KCB ngoài phần chi phí do quỹ BHYT chi

trả.

You might also like