You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN:
Ngày kiểm tra: 22 /04/ 2021
Họ tên sinh viên: Nguyễn Tạ Gia Ngọc MÃ ĐỀ: HKDD22_02
Mã số sinh viên : 2121011976
Mã lớp học phần: 2121702047721
Bài làm gồm: ……….. trang
Điểm CB chấm thi
Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
CÂU 1:
a/ Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ,
con người dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các
hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm "quy luật". Việc nhận thức các quy luật
khách quan, nhất là các quy luật phổ biến, có ý nghĩa thực tiễn to lớn, tạo điều kiện
cho con người làm chủ tốt hơn tự nhiên và xã hội. Ba quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin bao gồm: Quy luật những thay đổi
về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu
tranh các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định. Trong đó:

- Quy luật về lượng – chất: chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận
động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự
vật hiện tượng đã tích luỹ những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng
nhất định hay nói cách khác là chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát
triển.

NGUYỄN TẠ GIA NGỌC - 2121011976 1


- Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập thể hiện bản
chất: là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi nó đề cập tới vấn
đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề
nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển.
- Quy luật phủ định của phủ định: chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình
thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật hiện
tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa
tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật hiện
tượng mới ra đời từ sự vật hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, tù kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

b/ Nội dung cốt lõi của nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển
trên lập trường của phép biện chứng duy vật nằm ở quy luật thống nhất và đấu
tranh các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn. Theo chủ nghĩa Mác –
Lenin thì nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ “mâu thuẫn”. Theo V.I.Lênin:
“Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, …” [1]. Quá trình
để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng, mà mâu thuẫn là
nguồn gốc của sự vận động. Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái
cũ. Đến một thời điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn
mới sẽ được hình thành, những sự vật và hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay
thế bằng những sự vất, hiện tượng mới. Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và
hiện tượng trong xã hội. Ví dụ như sự phát triển của các giống loài từ bậc thấp lên
đến bậc cao; sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ
hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc sơ khai đến những tổ chức xã hội cao hơn
là hình thức tổ chức xã hội là bộ tộc, dân tộc. Quá trình thay thế của các tổ chức
xã hội được diễn ra với mức độ ngày càng cao hơn.

NGUYỄN TẠ GIA NGỌC - 2121011976 2


c/ Lấy ví dụ như trong lịch sử dân tộc, cụ thể là quá trình kháng chiến chống
Pháp, trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/12/1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả
chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ’’. Nhân dân ta có mâu thuẫn gay
gắt với thực dân Pháp, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho ta động lực đứng
lên đấu tranh và kết quả cuối cùng là nhà nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra
đời.

Nhân dân ta đấu tranh - Sự vận động Nước Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do – Sự phát triển

CÂU 2.
a/ Mặc dù ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội (tồn tại xã hội
quyết định) nhưng ý thức xã hội không phải là yếu tố thụ động, hoàn toàn phụ
thuộc vào tồn tại xã hội, mà ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, nó tác động
tích cực trở lại đối với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
được biểu hiện ở những điểm sau đây:
- Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội: Tính lạc hậu của
ý thức xã hội so với tồn tại xã hội thể hiện ở chỗ khi xã hội cũ đã mất
đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra
vẫn tồn tại dai dẳng.
- Ý thức xã hội có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội: Trong khi
khẳng định ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội triết học
Mác – Lênin đồng thời khẳng định rằng, trong những điều kiện nhất
định, một bộ phận của ý thức xã hội là những tư tưởng khoa học, tiên

NGUYỄN TẠ GIA NGỌC - 2121011976 3


tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, hướng dẫn, chỉ
đạo cho hoạt động thực tiễn của con người, dự báo các khả năng xảy ra
trong tương lai, để từ đó đề ra những nhiệm vụ mới phải giải quyết do
sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó: Ý thức xã
hội là cái chung nó được thể hiện ra thông qua những cái riêng là các
hình thái ý thức xã hội cụ thể như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, văn
hóa, khoahọc, nghệ thuật… Tất cả các hình thái ý thức xã hội một mặt
phản ánh tồn tại xã hội trực tiếp, nhưng mặt khác, nó có tính kế thừa
lịch sử trong sự phát triển của mình.
- Các hình thái ý thức xã hội tác động qua lại trong sự phát triển của
chúng: Các hình thái ý thức xã hội đều có quy luật phát triển riêng nội
tại và đều phản ánh tồn tại xã hội. Nhưng trong quá trình phát triển,
giữa chúng luôn có sự tác động qua lại, ảnh hưởng, thúc đẩy lẫn nhau.
Ở mỗi thời đại, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể có những hình thái ý thức
nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức
khác. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức thì ý thức
chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông thường ý thức chính trị
của giai cấp cách mạng, tiến bộ sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát
triểntheo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: Ý thức xã hội là sự phản
ánh của tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, nhưng ý thức xã hội
lại tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội. Nếu ý thức xã hộilà khoa học,
đúng đắn, tiến bộ phù hợp với tồn tại xã hội thì nó sẽ thúc đẩy tồn tại
xã hội phát triển. Ngược lại, nếu ý thức xã hội không đúng đắn, không
phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Như vậy,
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội đã cho chúng ta thấy bức tranh phức tạp của lịch sử phát
triển ý thức xã hội và của đời sống tinh thần của xã hội nói chung, nó

NGUYỄN TẠ GIA NGỌC - 2121011976 4


bác bỏ các quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
b/ Tư tưởng trọng nam khinh nữ từ xưa đến nay được biểu hiện rõ nét trên
nhiều khía cạnh và lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là quan niệm biểu hiện cho
sự lạc hậu của ý thức xã hội, không phù hợp và cần bị xóa bỏ trong xã hội hiện
đại.
Nguồn gốc của tư tưởng này bắt nguồn từ việc xã hội đề cao vai trò của
nam giới. Từ khi loài người phát hiện ra công cụ lao động mới, năng suất lao
động được nâng lên rất nhiều, của cải trở nên thặng dư, kinh tế bắt đầu chiếm ưu
thế. Nam giới ngày càng khỏe mạnh. Họ sẽ chủ yếu tham gia vào sản xuất và
thậm chí là chiến tranh. Từ đó, nam giới đã thể hiện vai trò và tầm quan trọng
của mình ngay từ những giai đoạn đầu phát triển của con người. Một lý do khác
của tư tưởng coi trọng nam giới chứ không phải phụ nữ là do ảnh hưởng của Nho
giáo phương Đông. Trong Nho giáo, nam nhi là những người có chí lớn, khai
phá năm châu bốn bể, xưng đế, làm đẹp cho thiên hạ. Nho giáo từ lâu đã thống
trị nhiều nước phương đông, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, xã hội Việt Nam từ
lâu đã hình thành quan niệm này và truyền từ đời này sang đời khác.
Giải pháp hữu hiệu nhất để thay đổi tư tưởng này có lẽ chính là giáo dục.
Giáo dục cần vào cuộc để mọi tầng lớp nhân dân ý thức được về sự bình đẳng và
tôn trọng lẫn nhau, bất kể giới tính như thế nào. Mỗi quốc gia phải đứng lên bảo
vệ quyền lợi, tiếng nói của người phụ nữ. Những điều luật cụ thể về vấn đề này
cần được ban hành và thực thi có hiệu quả. Về công tác thông tin tuyên truyền,
truyền thông cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của phụ nữ, đề cao sự
công bằng trong các mối quan hệ xã hội của phụ nữ và nam giới. Hơn hết, để
thay đổi tư tưởng này, phụ nữ phải không ngừng đấu tranh để chứng tỏ và phát
triển bản thân, để khẳng định giá trị và tiếng nói của mình trong xã hội.

NGUYỄN TẠ GIA NGỌC - 2121011976 5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Triết học Mác – Lênin
[1] V.I.Lênin: Bút ký triết học//Toàn tập, Hà Nội, 2005, tr.240
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_quy_lu%E1%BA%ADt_c%C6%A1_b%E1%B
A%A3n_c%E1%BB%A7a_ph%C3%A9p_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9n
g_duy_v%E1%BA%ADt

Chữ ký của sinh viên

NGUYỄN TẠ GIA NGỌC - 2121011976 6

You might also like