You are on page 1of 8

BÀI 23

TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945

VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.

1.Tình hình thế giới

- Thời cơ thuận lợi đã đến:

+ Tháng 5-1945: Phát Xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện.

+ Tháng 8-1945: quân phiệt Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện.

- Bọn Nhật và tay sai ở Đông Dương hoang mang lo sợ.

2.Tình hình trong nước

- Đảng và nhân dân ta chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ đến.

- Ngày 14 đến 15/8/1945 hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết
định:

+ Tổng khởi nghĩa trong cả nước trước khi quân đồng minh vào.

+ Thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

+ Ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.

- Ngày 16/8/1945 Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào:

+ Nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa.

+ Thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh.

+ Lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch.

- Chủ tịch HCM gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền.
II. Diễn biến. (HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu)

Thời Sự kiện
gian

19/8 Khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi

23/8 Khởi nghĩa ở Huế thắng lợi

25/8 Khởi nghĩa ở Sài gòn thắng lợi

30/8 Vua Bảo Đại thoái vị

2/9 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn khai sinh nước VNDCCH

III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng tám:

1. Ý nghĩa lịch sử.

a. Đối với lịch sử dân tộc: Cách mạng tháng 8 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc:

- Đập tan xiềng xích nô lệ của TDP và Phát Xít Nhật.

- Lật đổ CĐPK tồn tại hàng ngàn năm đất nước ta.

- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập tự do.

b. Đối với thế giới:

- Là thắng lợi đầu tiên của 1 dân tộc nhỏ, tự giải phóng khỏi ách ĐQ thực dân.

- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.

2.Nguyên nhân thắng lợi.

a. Khách quan:

- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.

b. Chủ quan:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc

- Tinh thần đoàn kết của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Đặc biệt là khối liên minh công –
nông vững chắc

- Nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của ĐCS Đông Dương và mặt trận Việt Minh.

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1. Hãy tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng
Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930). Qua đó cho biết nhận xét của em về nội dung của
hai văn kiện trên.

2. Lập bảng tóm tắt các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 theo
mẫu sau:

Phong trào 1930 – 1931 1936 – 1939 1939 - 1945


Kẻ thù trước mắt
Nhiệm vụ cách mạng
trước mắt
Lực lượng cách
mạng
Phương pháp
đấu tranh

3. Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ
Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

4. Hai sự kiện lịch sử dưới đây tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (01/9/1939).


- Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (15/8/1945).
Chủ đề 8:

VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NĂM 1954

BÀI 24:

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG

CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)

I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.

1. Khó khăn:

a. Chính trị:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo vào nước ta.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh mở đường cho Thực dân Pháp trở lại xâm lược.

- Các lực lượng phản động nổi dậy, chống phá cách mạng.

b. Kinh tế:

- Nghèo nàn, lạc hậu, ....Nạn đói đe dọa nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.

- Ngân sách nhà nước trống rỗng....


c.Văn hóa:

- Hơn 90% dân số mù chữ.

- Các tệ nạn xã hội tràn lan.

=> Nước VN đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

2. Thuận lợi:

Nhân dân phấn khởi, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng.

II. Củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ độc lập dân tộc.

1. Chính quyền.

- 6-1-1946, tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội.

- Bầu 333 Đại biểu vào Quốc hội.

 Chính quyền dân chủ nhân dân được xây dựng

2. Diệt giặc đói.

- Lập hũ gạo cứu đói.

- Tổ chức“ngày đồng tâm”.

- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

=>Giặc đói được đẩy lùi.

3. Diệt giặc dốt.

-Ngày 8/9/1945, thành lập Nha Bình dân học vụ.

- Kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.

-Phát triển các cấp học, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.

4. Giải quyết khó khăn về tài chính.

-Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.


- Ngày 31-1-1946, Phát hành tiền Việt Nam.

- Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền VN.

5. Chống ngoại xâm và nội phản.

a. Chống Pháp ở Nam Bộ

- Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, quân Pháp tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần
hai.

- Quân dân Sài Gòn - Chợ lớn anh dũng đánh trả quân xâm lược.

- 10/1945, quân Pháp phá vòng vây xung quanh SG-Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và
Nam Trung Bộ.

- Đảng phát động phong trào ủng hộ Nam bộ kháng chiến, chống âm mưu mở rộng chiến tranh ra
cả nước của Pháp.

b. Chống quân Trung Hoa Dân quốc ở Bắc Bộ

- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng:

+ Quốc hội nhượng cho quân Tưởng 70 nghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử và một số
nghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.

+ Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế: cung cấp lương thực, tiêu tiền “quan
kim” và “quốc tệ”.

- Ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, giam giữ những phần tử chống đối, lập
tòa án quân sự...

c. Hòa Pháp, đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước

- Ngày 28-2-1946, Pháp - Tưởng kí hiệp ước Hoa – Pháp.

- Trước tình hình đó, ta chủ động hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước, chuẩn bị lực
lượng kháng chiến lâu dài.
- Ngày 6-3-1946, Chủ tịch HCM kí với đại diện của CP Pháp bản Hiệp định sơ bộ.

*Nội dung hiệp định sơ bộ 6-3-1946.(sgk - 102)

- Sau đó, Pháp vẫn tiếp tục gây hấn, nguy cơ chiến tranh xảy ra.

- Ngày 14-9-1946, Chủ Tịch HCM kí với CP Pháp bản Tạm ước, nhượng cho Pháp một số
quyền lợi về kinh tế, văn hóa để kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến.

*Ý nghĩa:

Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước giúp ta loại được quân Tưởng, có thêm thời gian hòa hoãn với Pháp
để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

You might also like