You are on page 1of 37

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDQP-AN KHỐI 10- HỌC KỲ 2

BÀI 7. THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, MÌN, ĐẠN,
VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC, VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO, THIÊN
TAI, DỊCH BỆNH VÀ CHÁY NỔ
1<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng, tránh mìn?
A. Đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn.
B. Không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn.
C. Không cưa, đục, tháo gỡ mìn.
D. Báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện mìn.

2<AL1> Vệ sinh phòng dịch bệnh là biện pháp để phòng, tránh loại vũ khí nào dưới
đây?
A. Vũ khí sinh học.
B. Vũ khí hóa học.
C. Vũ khí hạt nhân.
D. Vũ khí công nghệ cao.

3<AL1> “Hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra có thể gây thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội” được gọi là
A. Thiên tai.
B. Dịch bệnh.
C. Địch họa.
D. Chiến tranh.

4<AL1> Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây không phải là thiên tai?
A. Mưa phùn.
B. Hạn hán.
C. Bão.
D. Động đất.

5<AL1> Chúng ta cần phải nhận biết các loại thiên tai để
A. Chủ động phòng, tránh và khắc phục hậu quả.
B. Giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra.
C. Khắc phục triệt để sự cố do thiên tai gây ra.
D. Đề ra biện pháp ứng phó khi thiên tai xảy ra.

6<AL1> Loại vũ khí nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
“….. là một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi
trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc, phá
huỷ phương tiện, binh khí kĩ thuật, phá hoại các công trình của đối phương”.
A. Bom.
B. Mìn.
C. Đạn.
D. Vũ khí hóa học.

7<AL1> “Vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hoả khi
hay đặt lên thiết bị phòng để bắn/ phóng đến mục tiêu” – đó là đặc điểm của loại vũ
khí nào dưới đây?
A. Đạn.
B. Mìn.
C. Bom.
D. Vũ khí hóa học.

8<AL1> “Loại vũ khí hủy diệt lớn, mà tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc
tính của các chất độc quân sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi
trường sinh thái” – đó là đặc điểm của loại vũ khí nào dưới đây?
A. Vũ khí hóa học.
B. Vũ khí sinh học.
C. Vũ khí công nghệ cao.
D. Vũ khí hạt nhân.

9<AL1> Tác dụng sát thương của vũ khí sinh học dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi
sinh vật khác nhau
A. Gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu.
B. Sát thương người và phá hủy các công trình của đối phương.
C. Sát thương người, phá hủy vũ khí kĩ thuật của đối phương.
D. Gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi trường sinh thái.

10<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của vũ khí công
nghệ cao?
A. Chỉ dùng để tiêu diệt những mục tiêu công nghệ cao của đối phương.
B. Còn được gọi là vũ khí “thông minh”.
C. Hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
D. Có độ chính xác cao, uy lực lớn.

11<AL1> Loại bệnh nào dưới đây không được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm?
A. Thoái hóa xương khớp.
B. Sốt xuất huyết.
C. Covid-19.
D. Thủy đậu.

12<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm?
A. Khuyến khích việc tụ tập ở những nơi đông người.
B. Giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh.
C. Cách li người, khu vực nhiễm bệnh; diệt khuẩn.
D. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

13<AL1> Khi thấy biển báo khu vực có bom, mìn nguy hiểm, chúng ta nên lựa chọn
cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không lại gần, cảnh báo cho mọi người biết để tránh nguy hiểm.
B. Không lại gần và cũng không cần báo cho người khác biết.
C. Huy động thêm người thân,bạn bè tới để rà phá hết bom, mìn.
D. Lại gần kiểm tra xem có những loại bom, mìn gì.

14<AL1> Nguyên nhân chủ quan dẫn đến cháy, nổ là do


A. vi phạm các quy định về quản lí, sử dụng nguồn lửa.
B. chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí.
C. sét đánh, núi lửa hoạt động, bão, lụt….
D. chất cháy bị ô-xi hóa tích nhiệt.

15<AL1> Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, chúng ta có thể gọi điện đến số điện thoại
khẩn cấp nào dưới đây để được trực tiếp hỗ trợ?
A. 114.
B. 113.
C. 112.
D. 115.

16<AL1> Các loại máy bay ném bom còn được gọi là:
A. Oanh tạc cơ
B. Tiêm kích
C. Cường kích
D. Máy bay trinh sát

17<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng, tránh bom?
A. Tập trung đông người.
B. Ngụy trang, nghi binh lừa địch;
C. Làm hầm trú ẩn
D. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động cho mọi người

18<AL1> Loại mìn bố trí ở dưới nước còn được gọi là:
A. Thủy lôi
B. Ngư lôi
C. Địa lôi
D. Hỏa tiễn

19<AL1> Loại bom nào sau đây có tác dụng gây cháy?
A. Bom Na-pan
B. Bom bi
C. Bom từ trường
D. Bom xuyên phá
20<AL1> Loại mìn nào sau đây không có trong thực tế?
A. Mìn lăn nổ
B. Mìn vướng nổ
C. Mìn nhảy nổ
D. Mìn đè nổ

21<AL1> Trong thực tế không có loại đạn nào sau đây?


A. Đạn nghi binh
B. Đạn hóa học
C. Đạn chiếu sáng
D. Đạn chống tăng

22<AL1> Biện pháp nào sau đây không giúp phòng, chống dịch COVID-19?
A. Súc miệng bằng cồn
B. Đeo khẩu trang
C. Tiêm vắc-xin
D. Rửa tay khử khuẩn

23<AL1> Bệnh bạch hầu không có biểu hiện nào sau đây?
A. Mất khứu giác hoặc vị giác
B. Sốt
C. Đau họng
D. Chán ăn

24<AL1> Khi xảy ra hỏa hoạn, bạn không nên:


A. Trốn trong những nơi kín như nhà vệ sinh
B. Ngắt hệ thống điện
C. Gọi cứu hỏa
D. Đi lom khom xuống sát mặt đất để tránh khói độc

25<AL1> Khi xảy ra hỏa hoạn, bạn không nên:


A. Ngay lập tức đưa ra cách xử lý theo cảm tính
B. Báo động cho mọi người biết
C. Dùng bình chữa cháy để dập lửa
D. Cứu người bị nạn

BÀI 8. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐIỀU LỆNH QUẢN LÝ BỘ ĐỘI


VÀ ĐIỀU LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN

1<AL1> Trong Điều lệnh quản lý bộ đội KHÔNG quy định nội dung gì?
A. Nhiệm vụ, chức trách nhân dân
B. Trang phục quân đội
C. Phong cách quân nhân
D. Xưng hô, chào hỏi trong quân đội

2<AL1> Theo quy định tại điều 36 Điều lệnh quản lí bộ đội, quân nhân nam:
A. Phải cắt ngắn tóc mai, tóc gáy.
B. Được nhuộm tóc theo sở thích.
C. Được phép để râu, tóc mai, tóc gáy.
D. Có thể xăm chàm trên thân thể.

3<AL1> Theo quy định tại điều 36 Điều lệnh quản lí bộ đội, quân nhân
A. Không được uống rượu bia khi thực hiện nhiệm vụ.
B. Được phép xăm trên thân thể những hình ảnh nhỏ.
C. Được để râu, để tóc dài và nhuộm tóc tùy sở thích.
D. Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.

4<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chức trách, nhiệm vụ của cán
bộ, chiến sĩ công an nhân dân?
A. Thực hiện nghiêm 10 lời thề danh dự, 12 điều kỉ luật Công an nhân dân Việt Nam.
B. Chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo, chương trình, kế hoạch công tác.
C. Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ.
D. Nêu cao ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ, kính trọng, lễ phép với nhân dân.

5<AL1> Khi làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, các cán bộ, chiến sĩ công
an nhân dân xưng hô với nhau như thế nào?
A. Gọi “đồng chí” – xưng “tôi”.
B. Gọi cấp dưới là “đệ tử”.
C. Gọi “anh/ chị” – xưng “tôi”.
D. Gọi “anh/ chị” – xưng “em”.

6<AL1> Khi gặp nhau, các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân chào hỏi nhau như thế
nào?
A. Cấp dưới phải chào cấp trên trước.
B. Không cần chào hỏi khi gặp nhau.
C. Cấp trên phải chào cấp dưới trước.
D. Người được chào không cần chào lại.

7<AL1> Điều 43 Điều lệnh Công an nhân dân quy định về vấn đề gì?
A. Những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
B. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
C. Cách xưng hô, chào hỏi của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
D. Những loại trang phục của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.

8<AL1> Quân nhân Việt Nam cần thực hiện mấy lời thề danh dự?
A. 10 lời thề danh dự.
B. 11 lời thề danh dự.
C. 12 lời thề danh dự.
D. 9 lời thề danh dự.

9<AL1> Quân nhân Việt Nam cần thực hiện bao nhiêu điều kỉ luật khi quan hệ với
nhân dân?
A. 12 điều kỷ luật.
B. 10 điều kỷ luật.
C. 11 điều kỷ luật.
D. 13 điều kỷ luật.

10<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ, chức trách của
quân nhân Việt Nam?
A. Thực hiện đúng 12 lời thề danh dự và 10 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân.
B. Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học kĩ thuật và pháp luật.
C. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, trung thực, bình đẳng.
D. Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

11<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cách xưng hô, chào hỏi của
quân nhân Việt Nam?
A. Cấp trên phải chào cấp dưới, người được chào phải đáp lễ.
B. Trong lúc nghỉ ngơi, có thể xưng hô theo tập quán thông thường.
C. Quân nhân gọi nhau là “đồng chí” và xưng “tôi”.
D. Đối với cấp trên, có thể gọi là “Thủ trưởng”.

12<AL1> Điều 36 của Điều lệnh quản lý bộ đội quy định về


A. Phong cách của quân nhân.
B. Nhiệm vụ, chức trách của quân nhân.
C. Cách xưng hô, chào hỏi của quân nhân.
D. Trang phục của quân nhân.

13<AL1> Theo điều 43, Điều lệnh Công an nhân dân: cán bộ, chiến sĩ công an nhân
dân không được
A. Uống rượu, bia, các chất có cồn trước, trong giờ làm việc.
B. Nhuộm tóc màu đen; cắt ngắn móng tay, móng chân.
C. Đeo kính màu trắng khi trực tiếp giải quyết công việc.
D. Cắt tóc ngắn và không để râu, ria.

14<AL1> Trang phục nào KHÔNG có trong quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội:
A. Trang phục biểu diễn
B. Trang phục dự lễ
C. Trang phục thường dùng
D. Trang phục dã chiến

15<AL1> Trang phục nào KHÔNG có trong quy định của Điều lệnh Công an nhân
dân:
A. Trang phục dã chiến
B. Trang phục thường dùng xuân hè
C. Trang phục chuyên dùng
D. Lễ phục thu đông
16<AL1> Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2011 bao gồm
A. 10 chương, 224 điều.
B. 10 chương, 225 điều.
C. 11 chương, 224 điều.
D. 11 chương, 224 điều.

17<AL1> Điều lệnh Công an nhân dân Việt Nam năm 2019 bao gồm:
A. 8 chương, 50 điều.
B. 8 chương, 51 điều.
C. 9 chương, 50 điều.
D. 9 chương, 51 điều.

18<AL1> Trung đội trưởng X giao nhiệm vụ gác cổng cho tiểu đội Y, khi đó đồng
chí H bị ốm, các đồng chí trong cùng tiểu đội hỏi thăm, giúp đỡ đồng chí H hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao cho tiểu đội. Theo em, các đồng chí trong tiểu đội Y đã
thực hiện nhiệm vụ, chức trách quân nhân nào?
A. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu, tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật và pháp luật.
C. Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân.
D. Đoàn kết, bảo vệ, và giúp đỡ nhân dân; tôn trọng lợi ích của quân nhân,...

19<AL1> Thiếu tá Trần Văn X – trưởng công an phường A (sinh năm 1980); Trung
tá Nguyễn Văn T – trưởng công an phường B (sinh năm 1982). Theo em, trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp nhau thì ai phải chào trước theo điều lệnh?
A. Thiếu tá Trần Văn X.
B. Trung tá Nguyễn Văn T.
C. Ai nhìn thấy trước thì chào trước.
D. Không cần chào hỏi khi gặp nhau.

20<AL1> Lực lượng nào sau đây không thuộc quyền quản lý của Bộ công an?
A. Cảnh sát biển
B. Cảnh sát cơ động
C. Công an kinh tế
D. Cảnh sát giao thông
21<AL1> Loại hình giao thông nào không do lực lượng cảnh sát giao thông kiểm
soát:
A. Giao thông đường không
B. Giao thông đường bộ
C. Giao thông đường thủy
D. Giao thông đường sắt

22<AL1> Trong quy định Điều 36, khi quan hệ với nhân dân phải:
A. Kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ
B. Tôn trọng người già, kính trọng trẻ em, yêu mến phụ nữ
C. Yêu mến người già, tôn trọng trẻ em, kính trọng phụ nữ
D. Tôn trọng người già, nghiêm khắc với trẻ em, yêu mến phụ nữ

23<AL1> Trong 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân không có nội dung nào sau
đây?
A. Phải lễ phép, linh hoạt với đồng sự
B. Bản thân phải cần, kiệm, liêm, chính
C. Tận tụy trong công việc
D. Cương quyết, khôn khéo khi đấu tranh với địch

24<AL1> Trong Điều 36 Điều lệnh quản lý bộ đội, cấm quân nhân:
A. Uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ; uống rượu, bia say ở mọi lúc, mọi
nơi; hút thuốc lá nơi công cộng.
B. Uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ; uống rượu, bia say nơi công cộng;
hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi.
C. Uống rượu, bia nơi công cộng; uống rượu, bia say ở mọi lúc, mọi nơi; hút thuốc lá
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
D. Uống rượu, bia nơi công cộng; uống rượu, bia say trong khi thực hiện nhiệm vụ;
hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi.

25<AL1> Trong Điều 4 thuộc Điều lệnh Công an nhân dân quy định:
A. Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, trung thực, thẳng thắn,
thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ.
B. Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, thẳng thắn, thương yêu, tôn
trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ.
C. Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, trung thực, thương yêu, tôn
trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ.
D. Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, trung thực, thẳng thắn,
thương yêu, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ.

BÀI 9. ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG


1<AL1> Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái được thực hiện để
A. di chuyển ở vị trí cự li ngắn; điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.
B. đứng trong đội hình đỡ mỏi và vẫn giữ được tư thế nghiêm chỉnh.
C. vận động hành tiến được nhanh chóng, trật tự và thống nhất.
D. biểu thị tính kỉ luật, đoàn kết, nếp sống văn minh, thống nhất hành động.

2<AL1> Động tác chạy đều, đứng lại được thực hiện để
A. vận động hành tiến được nhanh chóng, trật tự và thống nhất.
B. đứng trong đội hình đỡ mỏi và vẫn giữ được tư thế nghiêm chỉnh.
C. biểu thị tính kỷ luật, đoàn kết, nếp sống văn minh, thống nhất hành động.
D. di chuyển ở vị trí cự li ngắn; điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.

3<AL1> Khi thực hiện động tác nghiêm, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
A. Người không động đậy, không lệch vai.
B. Mắt nhìn thẳng, nét mặt buồn rầu, nghiêm túc.
C. Mặt cúi, mắt hướng xuống dưới, nét mặt tươi vui.
D. Vai lệch về bên phải, chân phải hơi chùng xuống.

4<AL1> Khẩu lệnh nào dưới đây chỉ có động lệnh, không có dự lệnh?
A. “Nghiêm”.
B. “Bên phải – quay”.
C. “Bên trái – quay”.
D. “Đi đều – bước”.

5<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những điểm cần chú ý khi
thực hiện động tác quay tại chỗ?
A. Người nghiêng ngả, vai lệch về bên phải và chân phải chùng xuống.
B. Khi đưa chân phải/ trái lên không đưa ngang để dập gót.
C. Chân trụ và thân người thẳng, chân còn lại đứng bằng mũi bàn chân.
D. Khi nghe dự lệnh, người không chuẩn bị lấy đà trước để quay.

6<AL1> Ý nghĩa của việc thực hiện động tác nghiêm là gì?
A. Rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh.
B. Đổi hướng chính xác, giữ vững vị trí đứng và duy trì trật tự đội hình.
C. Di chuyển vị trí đội hình có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.
D. Điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.

7<AL1> Ý nghĩa của việc thực hiện động tác quay tại chỗ là gì?
A. Đổi hướng chính xác, giữ vững vị trí đứng và duy trì trật tự đội hình.
B. Rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh.
C. Di chuyển vị trí đội hình có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.
D. Điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.

8<AL1> Động tác đi đều được thực hiện để


A. di chuyển vị trí đội hình có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.
B. đổi hướng chính xác, giữ vững vị trí đứng và duy trì trật tự đội hình.
C. rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh.
D. điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.

9<AL1> Động tác đổi chân khi giậm chân được thực hiện để
A. thống nhất nhịp đi chung của phân đội theo tiếng hô của chỉ huy.
B. đổi hướng chính xác, giữ vững vị trí đứng và duy trì trật tự đội hình.
C. rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh.
D. di chuyển vị trí đội hình có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.

10<AL1> Động tác chào, thôi chào có ý nghĩa như thế nào?
A. Biểu thị tính kỷ luật, đoàn kết, nếp sống văn minh, thống nhất hành động.
B. Vận động hành tiến được nhanh chóng, trật tự và thống nhất.
C. Di chuyển ở vị trí cự li ngắn; điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.
D. Khi đứng trong đội hình đỡ mỏi và vẫn giữ được tư thế nghiêm chỉnh.
11<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những điểm cần chú ý khi
thực hiện động tác đi đều?
A. Nghiêng người, liếc mắt quan sát xung quanh.
B. Cánh tay đánh ra phía sau thẳng tự nhiên.
C. Giữ đúng độ dài mỗi bước đi và tốc độ đi.
D. Đánh tay ra phía trước giữ đúng độ cao.

12<AL1> Khi thấy mình đi sai với nhịp đi chung, chiến sĩ cần phải
A. đổi chân ngay, khi đổi chân không nhảy cò, không kéo rê chân.
B. tiếp tục duy trì nhịp đi cũ, không cần đổi chân vì sẽ rối đội hình.
C. đợi thời cơ thích hợp để đổi chân, khi đổi chân cần nhảy cò.
D. kéo rê chân để đổi chân, tay, chân phối hợp nhịp nhàng.

13<AL1> Động tác nghỉ hai chân mở rộng bằng vai áp dụng với trường hợp nào sau?
A. Thủy thủ đứng trên tàu.
B. Quân nhân khi tập đội ngũ.
C. Quân nhân nữ.
D. Quân nhân đứng trên ô tô.

14<AL1> Nhận định nào dưới đây đúng về khẩu lệnh “Giậm chân – Giậm”?
A. “Giậm chân” là dự lệnh, “Giậm” là động lệnh.
B. Chỉ có dự lệnh, không có động lệnh.
C. Chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
D. “Giậm chân” là động lệnh, “Giậm” là dự lệnh.

15<AL1> Với động tác thôi chào, sau khi chỉ huy hô hứt động lệnh “Thôi”, người
chiến sĩ cần: đưa tay phải xuống theo đường gần nhất, về thành tư thế
A. nghiêm.
B. nghỉ.
C. ngồi xuống.
D. Đi đều.
16<AL1> Các chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?

A. Đi đều.
B. Giậm chân.
C. Quay phải.
D. Quay trái.

17<AL1> Đặc điểm nào sau đây không đúng khi thực hiện cử động 1 của động tác đi
đều?
A. Tay trái đánh sang ngang
B. Mắt nhìn thẳng
C. Chân trái bước lên cách chân phải 75 cm
D. Tay phải đánh ra phía trước

18<AL1> Tốc độ bước khi thực hiện động tác đi đều:


A. 106 bước trong 1 phút
B. 108 bước trong 1 phút
C. 110 bước trong 1 phút
D. 115 bước trong 1 phút

19<AL1> Khi đi đều cần chú ý:


A. Giữ đúng độ dài mỗi bước đi
B. Miệng cười, nét mặt tươi vui
C. Cánh tay đánh ra phía sau cong tự nhiên
D. Khi đánh tay ra phía trước phải cao hết cỡ.

20<AL1> Khẩu lệnh của động tác ngồi xuống:


A. “Ngồi xuống”
B. “Ngồi xuống - Ngồi”
C. “Ngồi”
D. “Ngồi - Ngồi xuống”

21<AL1> Điểm chú ý khi thực hiện động tác chạy đều:
A. Thân người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng
B. Khi chạy phải đặt cả bàn chân xuống đất
C. Tốc độ chạy 200 bước trong một phút
D. Hai bàn tay xòe ra, các ngón tay khép lại với nhau

22<AL1> Luyện tập đội ngũ từng người không có súng nhằm mục đích:
A. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật
B. Rèn luyện khả năng giữ thăng bằng
C. Rèn luyện kỹ năng chiến đấu tay không
D. Rèn luyện tư duy chiến thuật

23<AL1> Khi thực hiện động tác quay đằng sau, cần chú ý:
A. Người không chuẩn bị lấy đà trước để quay
B. Xoay người sang phải về sau 1800
C. Khi quay, hai tay vung theo chiều quay để giữ thăng bằng
D. Khi quay sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

24<AL1> Ý nghĩa của động tác Nghiêm:


A. Rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương,
đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ được giao.
A. Rèn luyện cho người học có tác phong bình tĩnh, nhẫn nại, tư thế hùng mạnh, khẩn
trương, đức tính nghiêm túc, ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ được giao.
B. Rèn luyện cho người học có tác phong hùng mạnh, khẩn trương, tư thế nghiêm túc,
đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ được giao.
C. Rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương,
bình tĩnh, nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và tập trung, tinh thần sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ được giao.

25<AL1> Trong cử động 1 của động tác đi đều, cánh tay phải:
A. đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một
góc 600, cánh tay dưới thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân
người 20cm có độ dừng, nắm tay úp xuống.
B. đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một
góc 600, cánh tay dưới thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân
người 20cm có độ dừng, nắm tay úp vào thân người.
C. đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và nâng lên, cánh tay dưới tạo với thân người
một góc 600, cánh tay trên thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân
người 20cm có độ dừng, nắm tay úp xuống.
D. đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một
góc 600, cánh tay dưới thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân
người 20cm có độ dừng, nắm tay úp vào thân người.

BÀI 10: ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI


1<AL1> Trong quá trình tập hợp, hình thức đội hình nào dưới đây không phải thực
hiện bước điểm số?
A. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.
B. Đội hình trung đội 1 hàng dọc.
C. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang.
D. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc.
2<AL1> Trong quá trình tập hợp, hình thức đội hình nào dưới đây phải thực hiện
điểm số?
A. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc.
B. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.
C. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.
D. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.

3<AL1> Trong đội ngũ từng người không có súng, động tác tiến (lùi), qua phải (trái)
được dùng để di chuyển ở cự ly nào?
A. Ngắn, từ 5 bước trở lại.
B. Dài, từ 5 bước trở lên.
C. Ngắn, từ 10 bước trở lại.
D. Dài, từ 10 bước trở lên.

4<AL1> Khi thực hiện động tác qua phải (trái), chiến sĩ cần chú ý điều gì?
A. Bước chân thống nhất, không quá dài hoặc quá ngắn, phối hợp đều.
B. Khi bước thân người phải ngay ngắn, có thể nhìn xuống để bước.
C. Thân người có thể nghiêng ngả nhưng nét mặt phải nghiêm nghị.
D. Thân người có thể nghiêng ngả nhưng không được nhìn xuống để bước.

5<AL1> Hình ảnh dưới đây mô tả về hình thức tập hợp đội hình tiểu đội nào?

A. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang.


B. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.
C. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc.
D. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.
6<AL1> Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang có mấy bước?
A. 4 bước.
B. 2 bước.
C. 3 bước.
D. 1 bước.

7<AL1> Thứ tự thực hiện các bước trong tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang lần
lượt là:
A. Tập hợp => điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
B. Tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => điểm số => giải tán.
C. Điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.
D. Điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

8<AL1> Thứ tự thực hiện các bước trong tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang lần
lượt là:
A. Tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
B. Điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
C. Điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.
D. Điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

9<AL1> Trong đội hình tiểu đội 1 hàng ngang, khi tiểu đội đã gióng hàng xong, tiểu
đội trưởng hô khẩu lệnh nào sau đây?
A. “Thôi”.
B. “Điểm số”.
C. “Được”.
D. “Giải tán”.

10<AL1> Trong đội hình tiểu đội 1 hàng dọc, khi thấy các chiến sĩ đã đứng vào vị trí
tập hợp, tại vị trí chỉ huy, tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh gì?
A. “Điểm số”.
B.“Thôi”.
C. “Được”.
D. “Giải tán”.
11<AL1> Hình ảnh dưới đây mô tả về hình thức tập hợp đội hình tiểu đội nào?

A. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.


B. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.
C. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang.
D. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc.

12<AL1> Hình ảnh dưới đây mô tả về hình thức tập hợp đội hình tiểu đội nào?

A. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc.


B. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc.
C. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang.
D. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang.

13<AL1> Thứ tự thực hiện các bước trong tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc lần
lượt là:
A. Tập hợp => điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
B. Điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.
C. Tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => điểm số => giải tán.
D. Điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
14<AL1> Thứ tự thực hiện các bước trong tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc lần
lượt là:
A. Tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
B. Điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.
C. Điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
D. Điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.

15<AL1> Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trong đội hình
tiểu đội 1 hàng ngang là?
A. “Nghiêm”.
B. “Tập hợp”.
C. “Giải tán”.
D. “Thôi”.

16<AL1> Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi chỉnh đốn hàng ngũ trong tập hợp đội
hình tiểu đội 1 hàng ngang là?
A. “Nhìn bên phải (trái) - thẳng”.
B. “Nhìn trước - thẳng”.
C. “Nhìn giữa - thẳng”.
D. “Nhìn đồng chí X - thẳng”.

17<AL1> Cự ly giữa hàng trên và hàng dưới trong đội hình tiểu đội 2 hàng ngang là
bao nhiêu?
A. 100 cm.
B. 75cm.
C. 1 Bước chân.
D. 1 Cánh tay.
18<AL1> Khi tập trung đội hình tiểu đội 2 hàng ngang thì:
A. Không điểm số.
B. Điểm số từ phải sang trái.
C. Điểm số từ trái sang phải.
D. Điểm số từ trên xuống dưới.

19<AL1> Khẩu lệnh đầu tiên của tiểu đội trưởng khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình 1
hàng dọc là gì?
A. “Nghiêm”.
B. “Tập hợp”
C. “Điểm số”
D. “Nhìn trước - Thẳng”

20<AL1> Khẩu lệnh đầu tiên của tiểu đội trưởng khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình 2
hàng dọc là gì?
A. “Nghiêm”.
B. “Tập hợp”.
C. “Điểm số”.
D. “Nhìn trước - Thẳng”

21<AL1> Khẩu lệnh của động tác tiến, lùi là gì?


A. “Tiến X bước - Bước” hoặc “Lùi X bước - Bước”
B. “Tiến lên X bước - Bước” hoặc “lùi xuống X bước - Bước”.
C. “Bước lên X bước - Bước” hoặc “bước xuống X bước - Bước”.
D. “Lên X bước - Bước” hoặc “xuống X bước - Bước”.

22<AL1> Trong thực hiện động tác tiến (lùi), qua phải (trái) khi nghe dứt động lệnh
“BƯỚC" thì:
A. Toàn tiểu đội đồng loạt tiến (lùi) hoặc qua phải (trái).
B. Từng người trong tiểu đội tiến (lùi) hoặc qua phải (trái).
C. Những chiến sĩ số lẻ bước trước, số chẵn bước sau.
D. Những đồng chí số chẵn bước trước, số lẻ bước sau.
23<AL1> Trong thực hiện động tác tiến (lùi), qua phải (trái), khi bước đủ số bước
quy định thì?
A. Các chiến sĩ đứng lại tự động gióng hàng đúng cự ly, giãn cách rồi trở về tư thế
đứng nghiêm.
B. Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh “Nhìn bên phải - Thẳng”.
C. Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh “Nhìn trước phải - Thẳng”.
D. Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh lần lượt là: “Nghiêm”, “Nhìn bên phải - Thẳng”.

24<AL1> Khẩu lệnh động tác ra khỏi hàng là:


A. “Đồng chí X (hoặc SỐ X)... Ra khỏi hàng".
B. “Đồng chí X (hoặc SỐ X)... Bước ra khỏi hàng".
C. “Đồng chí X (hoặc SỐ X)... Đi ra khỏi hàng".
D. “Đồng chí X (hoặc SỐ X)... Nhanh ra khỏi hàng".

25<AL1> Khẩu lệnh động tác về vị trí là:


A. “Về vị trí"
B. “Đồng chí X (hoặc SỐ X)... Về vị trí".
C. “Đồng chí X (hoặc SỐ X)... Trở về vị trí cũ".
D. “Về vị trí cũ".

26<AL1> Khi được lệnh “RA KHỎI HÀNG” chiến sĩ phải làm gì?
A. Đứng nghiêm trả lời “Có", đi đều hoặc chạy đều đến trước người chỉ huy cách 2-3
bước, chào và báo cáo “Tôi có mặt"
B. Trả lời “RÕ rồi đi đều hoặc chạy đều đến trước người chỉ huy cách 2-3 bước, chào
và báo cáo “Tôi có mặt"
C. Đi đều đến trước người chỉ huy cách 2 - 3 bước, chào và báo cáo “Tôi có mặt"
D. Đi đều hoặc chạy đều đến trước người chỉ huy cách 2-3 bước, chào và báo cáo “tôi
có mặt"

27<AL1> Khi chiến sĩ ra khỏi hàng trong đội hình 2 hàng ngang nếu đứng hàng thứ
hai thì phải:
A. Quay đằng sau rồi vòng bên phải (trái) đi đều hoặc chạy đều đến gặp người chỉ huy.
B. Vỗ vai người phía trước để người phía trước bước lên 1 bước, sau đó đi đều hoặc
chạy đều đến gặp người chỉ huy.
C. Quay nửa bên phải để tránh người phía trước, sau đó đi đều hoặc chạy đều đến
gặp người chỉ huy.
D. Quay nửa bên trái để tránh người phía trước, sau đó đi đều hoặc chạy đều đến gặp
người chỉ huy.

28<AL1> Khi nghe dứt động lệnh “VỀ VỊ TRÍ" chiến sĩ phải làm gì?
A. Chiến sĩ làm động tác chào, sau khi được cháo đáp lễ xong thì quay về hướng định
đi, rồi đi đều hoặc chạy đều theo đường gần nhất về vị trí cũ của mình.
B. Chiến sĩ tự động đi đều hoặc chạy đều theo đường gần nhất về vị trí cũ của mình.
C. Chiến sĩ làm động tác quay về hướng định đi, rồi đi đều hoặc chạy đều theo đường
gần nhất về vị trí cũ của mình.
D. Chiến sĩ tự động làm động tác chào sau đó quay về hướng định đi, rồi đi đều hoặc
chạy đều theo đường gần nhất về vị trí cũ của mình.

29<AL1> Động tác ra khỏi hàng, về vị trí thường dùng để là gì?


A. Tiểu đội trưởng gọi chiến sĩ ra khỏi hàng, về vị trí trong đội hình được nhanh
chóng và trật tự.
B. Chiến sĩ xin phép ra khỏi hàng về vị trí trong đội hình được nhanh chóng và trật tự.
C. Chiến sĩ xin phép ra khỏi hàng về vị trí trong đội hình mà không ảnh hưởng đến
các chiến sĩ khác.
D. Chiến sĩ xin phép ra khỏi hàng về vị trí trong đội hình khi cần.

30<AL1> Trong khẩu lệnh: “Đồng chí X (hoặc SỐ X)... - RA KHỎI HÀNG" thì:
A. “Đồng chí X (hoặc số X) là dự lệnh, “RA KHỎI HÀNG" là động lệnh.
B. “Đồng chí X (hoặc số X) là động lệnh, “RA KHỎI HÀNG" là dự lệnh.
C. “Đồng chí X (hoặc số X) - RA KHỎI HÀNG" đều là động lệnh.
D. “Đồng chí X (hoặc số X) - RA KHỎI HÀNG" đều là dự lệnh.

BÀI 11: CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG


TRONG CHIẾN ĐẤU
1<AL1> Các tư thế, động tác cơ bản vận dụng trong chiến đấu bao gồm bao nhiêu
động tác?
A. 13 động tác.
B. 11 động tác.
C. 12 động tác.
D. 14 động tác.

2<AL1> Khi thực hiện động tác đi khom, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
A. Chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô.
B. Mông và đùi trái là là mặt đất; mắt luôn phải quan sát mục tiêu.
C. Khóa khớp hông, gồng cơ bụng để thân người thành một trục thẳng.
D. Chân chiến sĩ đi nhún nhảy (mổ cò), đầu nhấp nhô.

3<AL1> Khi thực hiện động tác đi trườn, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
A. Khóa khớp hông, gồng cơ bụng để thân người thành một trục thẳng.
B. Mông và đùi trái là là mặt đất; mắt luôn phải quan sát mục tiêu.
C. Chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô.
D. Chân chiến sĩ đi nhún nhảy (mổ cò), đầu nhấp nhô.

4<AL1> Khi thực hiện động tác đi lê, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
A. Mông và đùi trái là là mặt đất; mắt luôn phải quan sát mục tiêu.
B. Chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô.
C. Chân chiến sĩ đi nhún nhảy (mổ cò), đầu nhấp nhô.
D. Khóa khớp hông, gồng cơ bụng để thân người thành một trục thẳng.

5<AL1> Trong chiến đấu, động tác trườn được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Nơi có địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ ngang tầm người nằm.
B. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.
C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.
D. Cần vượt qua địa hình trống trải hoặc khi địch tạm ngừng hỏa lực.

6<AL1> Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực
B. Địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch.
C. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi
D. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người nằm, cần vận động nhẹ.

7<AL1> Động tác chạy khom được vận dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch.
B. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi
C. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người nằm, cần vận động nhẹ.
D. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực.

8<AL1> Động tác bò cao được vận dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi.
B. Địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch.
C. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người nằm, cần vận động nhẹ.
D. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực.

9<AL1> Thực hiện động tác bò cao cần chú ý điều gì?
A. Khi tiến không nhấc mông lên cao, không để súng và trang bị trên người va chạm
vào các vật khác.
B. Khóa khớp hông, gồng cơ bụng để thân người thành một trục thẳng.
C. Mông và đùi trái là là mặt đất; mắt luôn phải quan sát mục tiêu.
D. Chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô.

10<AL1> Động tác lê cao vận dụng khi:


A. Ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp
tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.
B. Ta ở xa địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp
tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.
C. Ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế đứng, cần thu hẹp
tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.
D. Ta ở xa địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế đứng, cần thu hẹp
tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

11<AL1> Điểm chú ý đối với TAY TRÁI khi thực hiện động tác lê là gì?
A. Đặt về phía trước để di chuyển thân người với khoảng cách không quá dài hoặc quá
ngắn.
B. Đặt về phía trước, chếch sang trái để di chuyển thân người với khoảng cách không
quá dài hoặc quá ngắn.
C. Đặt về phía trước, chếch sang phải để di chuyển thân người với khoảng cách không
quá dài hoặc quá ngắn.
D. Đặt về phía trước để di chuyển thân người với khoảng cách dài.

12<AL1> Điểm chú ý đối MẮT trái khi thực hiện động tác lê là gì?
A. Mắt phải luôn quan sát mục tiêu.
B. Mắt phải luôn quan sát phía trước.
C. Mắt phải luôn quan sát hai bên.
D. Mắt phải luôn quan sát phía sau.

13<AL1> Động tác vọt tiến, dừng lại thường vận dụng khi:
A. Vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngừng hoả lực.
B. Vượt qua địa hình có vật che chắn ngang tầm đứng, khi địch tạm ngừng hoả lực.
C. Vượt qua địa hình có vật che chắn ngang tầm ngồi, khi địch tạm ngừng hoả lực.
D. Vượt qua địa hình trống trải, khi địch đang sử dụng hỏa lực.

14<AL1> Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?

A. Đi khom.
B. Chạy khom.
C. Bò cao.
D. Lê cao.
15<AL1> Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?

A. Lê cao.
B. Trườn.
C. Vọt tiết.
D. Chạy khom.

16<AL1> Bức hình dưới đây mô tả lại động tác nào?

A. Bò cao hai chân, hai tay.


B. Đi khom thấp khi có chướng ngại vật.
C. Bò cao hai chân, một tay.
D. Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.

17<AL1> Khi thực hiện động tác lê, chiến sĩ cần chú ý gì?
A. Tay trái đặt đặt về phía trước để di chuyển thân người.
B. Luôn phải đặt súng sát mặt đất để đảm bảo an toàn.
C. Đặt tay phải về phía trước để di chuyển thân người.
D. Luôn khoác súng trên vai để đảm bảo an toàn.

18<AL1> Bức hình dưới đây mô tả lại động tác nào?

A. Bò cao hai chân, một tay.


B. Đi khom thấp khi có chướng ngại vật.
C. Bò cao hai chân, hai tay.
D. Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.

19<AL1> Bức hình dưới đây mô tả lại động tác nào?


A. Trườn.
B. Bò cao hai chân, hai tay.
C. Bò cao hai chân, một tay.
D. Lê thấp.

20<AL1> Bức hình dưới đây mô tả lại động tác nào?

A. Vọt tiến.
B. Chạy khom.
C. Đi khom.
D. Lê cao.

21<AL1> Trong chiến đấu, động tác trườn không được thực hiện trong trường hợp
nào dưới đây?
A. Nơi có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi.
B. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, trống trải.
C. Khi cần vượt qua địa hình trống trải, hỏa lực địch bắt thẳng.
D. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người.

22<AL1> Nội dung nào sau đây mô tả không đúng tư thế, động tác trườn?
A. Nằm nghiêng xuống đất, chân trái co ngang thắt lưng.
B. Nằm sấp, hai tay gập, hai bàn tay úp xuống đất.
C. Súng để dọc theo thân, mặt súng quay vào trong người.
D. Ở địa hình mấp mô, lởm chởm thì chống hai bàn tay để trườn.

23<AL1> Trường hợp nào dưới đây có thể vận dụng động tác đi khom thấp?
A. Khi ở gần địch, địa hình có vật che khuất cao ngang tầm ngực.
B. Hành quân trong đêm tối, địch ở xa không phát hiện được.
C. Nơi có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.
D. Vận động ở địa hình trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng.

24<AL1> Động tác nào sau đây không phải là động tác cơ bản vận động trong chiến đấu
A. Chạy thường.
B. Chạy khom.
C. Đi khom.
D. Vọt tiến.

25<AL1> Động tác đi khom được vận dụng như nào?


A. Khom cao khi tương đối xa địch, khom thấp khi tương gần địch
B. Khom cao khi tương đối gần địch, khom thấp khi tương đối xa địch
C. Cả 2 đều được vận dụng khi tương đối xa địch
D. Cả 2 đều được vận dụng khi tương đối gần địch

26<AL1> Động tác nào sau đây không phải là động tác cơ bản vận động trong chiến đấu
A. Ngồi.
B. Bò.
C. Lê.
D. Trườn.

27<AL1> Động tác lê thấp vận dụng khi:


A. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người nằm, cần vận động nhẹ nhàng, thận trọng.
B. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người ngồi, cần vận động nhẹ nhàng, thận trọng.
C. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người đứng, cần vận động nhẹ nhàng, thận trọng.
D. Không có vật che khuất, che đỡ nhưng cần vận động nhẹ nhàng, thận trọng.

28<AL1> Động tác đi khom khi chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK phải
A. Luôn hướng nòng súng về phía trước và cao ngang tầm mắt.
B. Luôn hướng nòng súng xuống đất để đảm bảo an toàn.
C. Luôn hướng nòng súng về phía trước và cao ngang thắt lưng.
D. Luôn hướng nòng súng về phía trước và cao ngang vai.

29<AL1> Điểm chú ý khi trườn phải khóa khớp hông, gồng cơ bụng để thân người
thành một trục thẳng hướng tiến và:
A. Di chuyển 2 đến 3 nhịp mới di chuyển súng.
B. Di chuyển 1 nhịp thì phải di chuyển súng.
C. Di chuyển 3 đến 4 nhịp mới di chuyển súng.
D. Tùy ý di chuyển súng.

30<AL1> Hành động khi vọt tiến, dừng lại phải?


A. Nhanh, gọn dứt khoát.
B. Bình tĩnh, quan sát mục tiêu.
C. Cẩn thận, tỉ mỉ.
D. Chậm rãi, chắc chắn.

BÀI 12: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG


1<AL1> Nẹp cẳng chân gồm 2 hoặc 3 nẹp, có chiều rộng khoảng:
A. (5 – 6) cm.
B. (3 – 5) cm.
C. (6 – 8) cm.
D. (8 – 10) cm.

2<AL1> Nẹp cẳng chân gồm 2 hoặc 3 nẹp, có chiều dày khoảng:
A. (0.8 – 1.0) cm.
B. (0.6 – 0.8) cm.
C. (1.0 – 1.2) cm.
D. (0.4 – 0.6) cm.

3<AL1> Nẹp cẳng chân gồm 2 hoặc 3 nẹp, có chiều dài khoảng:
A. 30 cm.
B. 40 cm.
C. 50 cm.
D. 60 cm.
4<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc băng vết thương?
A. Băng muộn.
B. Băng đủ chặt.
C. Không làm ô nhiễm vết thương.
D. Băng kín, không bỏ sót vết thương.

5<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phương châm khi ép tim ngoài
lồng ngực?
A. Ép gián đoạn.
B. Ép mạnh.
C. Ép nhanh.
D. Để ngực phồng lên sau mỗi lần ép.

6<AL1> Khi có hai người cấp cứu, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho
nạn nhân bị ngất được tiến hành như thế nào?
A. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần.
B. Thổi ngạt 3 lần, ép tim 5 lần.
C. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần.
D. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần.

7<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cố định xương gãy?
A. Chỉ cần nẹp cố định khớp trên của ổ xương gãy.
B. Giảm đau trước khi cố định xương gãy.
C. Nẹp phải được cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.
D. Trước khi đặt nẹp cố định phải lót bông, gạc hoặc vải mềm.

8<AL1> Việc cầm máu tạm thời được tiến hành nhằm mục đích gì?
A. Nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu.
B. Nhanh chóng đưa người bị thương đến nơi an toàn.
C. Giữ cho ổ xương gãy được tương đối ổn định.
D. Bảo vệ vết thương khỏi bị ô nhiễm, cầm máu tại vết thương.
9<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc của kĩ thuật cầm
máu tạm thời?
A. Giữ cho ổ xương gãy được ổn định.
B. Xử lý đúng tính chất của vết thương.
C. Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.
D. Nhanh chóng làm ngưng máu chảy.

10<AL1> Biến pháp nào dưới đây không được tiến hành để cầm máu tạm thời?
A. Ép tim ngoài lồng ngực.
B. Ấn động mạch.
C. Băng chèn.
D. Gấp chi tối đa.

11<AL1> Bước đầu tiên khi tiến hành đặt garô là gì?
A. Ấn động mạch phía trên vết thương.
B. Lót gạc chỗ định đặt garô.
C. Băng vết thương và làm các thủ tục cần thiết.
D. Đặt garô rồi từ từ xoắn đến khi không thấy máu chảy.

12<AL1> Nẹp cẳng tay gồm 2 nẹp, có chiều rộng khoảng:


A. 5 cm.
B. 3 cm.
C. 7 cm.
D. 6 cm.
13<AL1> Nẹp cẳng tay gồm 2 nẹp, có chiều dày khoảng:
A. (0.5 - 0.7) cm.
B. (0.3 - 0.5) cm.
C. (0.5 - 0.8) cm.
D. (0.3 - 0.6) cm.

14<AL1> Nẹp cẳng tay gồm 2 nẹp, có chiều dài là:


A. 30 cm và 35 cm.
B. 20 cm và 35 cm.
C. 25 cm và 30 cm.
D. 30 cm và 30 cm.

15<AL1> Người bị gãy xương đùi phải được vận chuyển bằng kĩ thuật chuyển thương
nào dưới đây?
A. Chuyển thương bằng cáng cứng.
B. Bế người bị thương.
C. Cõng người bị thương.
D. Vác người bị thương.

16<AL1> Kĩ thuật chuyển thương nào dưới đây được áp dụng đối với nạn nhân có vết
thương cột sống?
A. Chuyển thương bằng cáng cứng.
B. Chuyển thương bằng cáng mềm.
C. Vác người bị thương.
D. Bế người bị thương.

17<AL1> Để đề phòng say nóng, say nắng, chúng ta cần chú ý điều gì?
A. Đội mũ, nón, mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc dưới trời nắng.
B. Có thể ăn uống thất thường, thiếu chất nhưng phải uống đủ nước.
C. Tuyệt đối không vận động, chỉ ở những nơi thoáng, mát khi trời nắng.
D.Tăng cường độ làm việc dưới trời nắng gắt để tăng khả năng thích nghi.

18<AL1> Cần lưu ý điều gì khi cấp cứu nạn nhân bị rắn độc cắn?
A. Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
B. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn cao hơn so với tim.
C. Đưa ngay nạn nhân đến viện, không rửa vết thương.
D. Băng chun lên vết thương và băng ở phía dưới vết thương.

19<AL1> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp sơ cứu nạn nhân bị
say nắng, say nóng?
A. Không cần cấp cứu tại chỗ mà nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
B. Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá.
C. Cho nạn nhân uống nước đường và muối hoặc nước orezol.
D. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần, áo.

20<AL1> Biện pháp sơ cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng:
A. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần, áo.
B. Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá.
C. Cho nạn nhân uống nước đường và muối hoặc nước orezol.
D. Áp dụng đồng thời cả 3 biện pháp trên

21<AL1> Hình ảnh dưới đây là biểu hiện của hiện tượng nào?

A. Bong gân.
B. Sai khớp.
C. Điện giật.
D. Gãy xương cổ chân.

22<AL1> Biện pháp đề phòng bong gân là gì?


A. Khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục, thể thao.
B. Không cần khởi động vì thanh niên sức khỏe tốt
C. Khởi động sơ sơ dành sức vào hoạt động
D. Khởi động thật nặng
23<AL1> Hình ảnh dưới đây là biểu hiện của hiện tượng gì?

A. Sai khớp.
B. Bong gân.
C. Điện giật.
D. Gãy xương cổ chân.

24<AL1> Kiểu băng ở hình ảnh dưới đây là kiểu băng gì?

A. Kiểu băng vòng xoắn.


B. Băng số 8.
C. Băng vòng tròn.
D. Băng kiểu đặc biệt.

25<AL1> Bước đầu tiên khi thực hiện sơ cứu bóng là gì?
A. Tách nạn nhân khỏi vật cháy.
B. Ngâm vùng da bỏng vào nước sạch.
C. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
D. Giữ ẩm cơ thể trong thời tiết lạnh.

26<AL1> Biện pháp cấp cứu nạn nhân bị sai khớp:


A. Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện.
B. Dìu nạn nhân đứng dậy và chuyển ngay đến bệnh viện.
C. Sơ cứu tại chỗ cho nạn nhân, sau đó đưa về nhà nghỉ ngơi.
D. Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và đưa nạn nhân về nhà nghỉ ngơi.

27<AL1> Biện pháp cấp cứu khi bị điện giật:


A. Nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện.
B. Nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo.
C. Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện.
D. Áp dụng lần lượt các biện pháp trên

28<AL1> Nếu bị đuối nước, sau khi vớt nạn nhân lên bờ cần làm gì ngay:
A. Hô hấp nhân tạo/ ép tim ngoài lồng ngực
B. Chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp
C. Chuyển về nhà nghỉ ngơi
D. Cho nạn nhân uống nước đường và muối hoặc nước orezol.

29<AL1> Biện pháp cấp cứu nào không đúng khi cấp cứu nạn nhân bị ngất:
A. Di chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay.
B. Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu ngửa ra sau
C. Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm, dãi (nếu có) ở mũi, miệng
D. Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông

30<AL1> Biện pháp cấp cứu nào không đúng cấp cứu nạn nhân bị rắn cắn:
A. Di chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay.
B. Nằm bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
C. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
D. Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương ở phía trên vết thương và mang tới cơ sở ý
tế gần nhất.

You might also like