You are on page 1of 9

II. 1.

PHẦN THỨ NHẤT:


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC CỦA HỢP CHẤT
HỮU CƠ
II. 1.1. Một số loại liên kết yếu:
1. Liên kết hidro.
a. Khái niệm.
- Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa H mang một phần điện
tích dương với nguyên tử mang một phần điện tích âm có độ âm điện lớn và còn cặp
electron lớp ngoài chưa tham gia liên kết.
- Kí hiệu: Liên kết H được biểu diễn bằng 3 dấu chấm - X-H…Y-
Trong đó: X là nguyên tố có độ âm điện lớn như F, O, N, Cl
Y là nguyên tố có độ âm điện lớn, bán kính nhỏ và có cặp electron lớp
ngoài chưa tham gia liên kết như F, O, N.
Ví dụ:
O H ... O H
H3C H3C

b. Điều kiện hình thành liên kết hidro.


- Liên kết hiđro liên phân tử: Hai phân tử có 2 yếu tố
+ Có nguyên tử H linh động: là H liên kết với O, N, F, Cl
+ Phân tử kia chứa nguyên tử độ âm điện lớn và còn cặp electron lớp ngoài chưa
tham gia liên kết: O, F, N,
- Liên kết hiđro nội phân tử: Trong phân tử có đồng thời
+ Nguyên tử H linh động: là H liên kết với O, N, F
+ Nguyên tử độ âm điện lớn và còn cặp electron chưa tham gia liên kết: O, F, N,
Ví dụ: Liên kết hiđro nội phân tử trong phân tử o-nitrophenol
H. . .
O
O
N=O

c. Độ bền của liên kết hiđro: R-X-H...Y-R’


- H càng linh động liên kết H càng bền, muốn vậy X phải có độ âm điện càng lớn,
mật độ electron càng nhỏ (R hút electron thì làm giảm mật độ electron của X, ngược
lại thì làm tăng mật độ electron)
- Y có độ âm điện càng lớn, mật độ electron lớn thì liên kết càng bền (R’ là nhóm thế
đẩy electron thì làm tăng mật độ electron của Y, ngược lại thì làm giảm mật độ
electron của Y).
d. Ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí của các chất.
* Ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
- Chất có liên kết hiđro liên phân tử có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn chất
có khối lượng phân tử tương đương hoặc lớn hơn nhưng không có liên kết H liên
phân tử.
- Chất có liên kết hiđro nội phân tử làm cho khả năng tạo liên kết hiđro liên phân tử
kém đi nên làm giảm nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của phân tử.
- Liên kết hiđro càng bền hoặc càng nhiều liên kết hiđro thì nhiệt độ sôi càng tăng.
1
* Ảnh hưởng đến độ tan vào nước.
- Chất có khả năng tạo liên kết hiđro với nước tan nhiều trong nước.
e. Ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất hóa học của các chất.
Tùy từng trường hợp cụ thể, chất có liên kết hiđro có thể làm tăng hoặc giảm
tính axit. Xin phép được đề cập trong các bài tập sau.

2. Liên kết Vandervan.


- Có bản chất tĩnh điện và là liên kết yếu. Liên kết Vandervan được hình thành
do lực hút giữa các lưỡng cực (phân tử phân cực) hay các lưỡng cực nhất thời (phân
tử không phân cực)
- Lực Vandervan bao gồm
+ Tương tác lưỡng cực-lưỡng cực (tương tác định hướng)
+ Tương tác lưỡng cực-lưỡng cực cảm ứng (tương tác cảm ứng).
+ Tương tác lưỡng cực cảm ứng-lưỡng cực cảm ứng (tương tác khuếch tán).
- Lực hút Vandervan tăng theo độ lớn của phân tử, tức tăng theo phân tử khối.
- Lực hút Vandervan còn phụ thuộc hình dạng không gian ba chiều của phân tử: độ
phân nhánh càng cao, phân tử càng cồng kềnh và gần với dạng cầu nên mức độ tiếp
giáp với nhau càng giảm, do đó lực hút giữa các phân tử yếu đi.
Lực Vandervan cũng thuộc loại tương tác yếu và gây ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi và tính
tan trong nước tương tự như liên kết hiđro.

II. 2. 2. Hiệu ứng cấu trúc.


1. Hiệu ứng cảm ứng (I).
a. Sự phân cực của liên kết .
Trong liên kết  các electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm
điện cao hơn.
b. Hiệu ứng cảm ứng (I).
CH3 > CH2 >> CH2 >>> Cl
*Khái niệm: Hiệu ứng cảm ứng là sự chuyển dịch mật độ electron dọc theo mạch
liên kết  trong phân tử gây ra do sự chênh lệch về độ âm điện.
Đặc điểm của hiệu ứng I: giảm rất nhanh theo chiều dài của mạch cacbon
*Hiệu ứng cảm ứng âm (- I): gây ra bởi nguyên tử, nhóm nguyên tử hút electron về
phía mình
- Ion dương hút electron mạnh hơn các nhóm không mang điện tích.
- Hiệu ứng –I tăng theo độ âm điện: -H < -CH=CH2 < -C6H5 < -OCH3 -I < -Br
< -Cl < -F < - NO2 .
- Phụ thuộc vào trạng thái lai hóa: sp3 < sp2 < sp
-CH=CH2 < -C6H5 < -CCH < -CN
*Hiệu ứng cảm ứng dương (+I): gây ra bởi các nhóm nguyên tử đẩy electron
thường là các nhóm ankyl CnH2n+1-
Hiệu ứng +I tăng theo độ dài của mạch, bậc của gốc và sự phân nhánh: -H < -CH3 <
-C2H5 < -CH2CH2CH3 < -CH(CH3)2 < -C(CH3)3

2. Hiệu ứng liên hợp (C).


a. Sự phân cực của các liên kết π.

2
Trong liên kết π sự phân cực cũng xảy ra tương tự liên kết , được biểu diễn
bằng mũi tên cong.
CH2=O
b. Hiệu ứng liên hợp (C).
- Hệ liên hợp là hệ gồm các electron π và electron p (cặp electron tự do chưa tham gia
liên kết) cách nhau một liên kết 
Ví dụ: Hệ π –π : CH2=CH-CH=CH2
Hệ π – p: CH2=CH-Cl
* Khái niệm: Hiệu ứng liên hợp là sự chuyển dịch mật độ electron π hay electron p
trong hệ liên hợp về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn hay về phía hệ π của các
electron p.
Ví dụ:
..
CH2=CH-CH=O CH2=CH-Cl
* Đặc điểm: Hiệu ứng cảm ứng ít thay đổi theo chiều dài mạch C
- Hiệu ứng liên hợp âm(-C) gây ra bởi các nhóm có độ âm điện lớn hay nhóm
mang điện tích dương, có AO trống
-C=O > -C=NH >> -C=CH2
-NO2 > -CN > -CHO > - COOH.
- Hiệu ứng liên hợp dương (+C) gây ra bởi các nhóm đẩy electron về phía liên kết
đôi, đó là các nguyên tử có một hay nhiều cặp electron chưa tham gia liên kết, các
electron này linh động dễ bị hút về phía liên kết đôi.
-NH2 > -OH > -F > -Cl > -Br > -I
Chú ý: Đối với các nhóm có hiệu ứng liên hợp luôn có hiệu ứng I đi kèm (thường
là hiệu ứng –I).
- Nếu có + C > -I thì nhóm có tính chất đẩy electron(-OH, -OR, -NH2, -NHR..)
Ví dụ: CH2=CH-OR
- Nếu có + C < -I thì nhóm có tính chất hút electron(các helogen).
Ví dụ: CH2=CH -Cl
- Nếu có –C, -I thì nhóm có tính chất hút electron mạnh
+ Đối với vòng benzen hiệu ứng liên hợp chỉ tác dụng trên hệ liên hợp phẳng,
vì vậy nhóm nguyên tử nào gây cản trở tính đồng phẳng của hệ sẽ làm giảm hiệu ứng
liên hợp.

3. Hiệu ứng siêu liên hợp (H).


Khi ở vị trí α đối với nguyên tử cacbon mang liên kết π có liên kết Cα-H người
ta thấy dường như có sự liên hợp giữa các Cα-H và C=C. Thí dụ:
H
H C CH CH2
H

Các liên kết Cα-H đẩy electron  về phía liên kết đôi  các liên kết Cα-H có hiệu
ứng siêu liên hợp dương (+H)
- Ngoài hiệu ứng +H còn có hiệu ứng –H của các liên kết Cα- F ở vị trí liên hợp với
liên kết π
3
F
F C CH CH2
F
Các liên kết Cα-F hút electron về phía mình nên có hiệu ứng siêu liên hợp âm (-H)

4. Hiệu ứng không gian.


Là loại hiệu ứng do kích thước của các nhóm nguyên tử gây nên được gọi là
hiệu ứng không gian.
a. Hiệu ứng không gian loại 1.
*Khái niệm: Là hiệu ứng của những nhóm thế có kích thước tương đối lớn, chiếm
những khoảng không gian đáng kể, do đó cản trở hay hạn chế không cho một nhóm
chức nào đó của phân tử tương tác với phân tử hay ion khác.
Ví dụ: o,o-diisopropylstiren tác dụng với Br2, 2 nhóm isopropyl ở vị trí o đã gây án
ngữ không gian đến khả năng phản ứng với Br2.

b. Hiệu ứng không gian loại 2.


*Khái niệm: Là hiệu ứng của những nhóm thế có kích thước lớn đã vi phạm tính
song song của trục các đám mây electron π và n trong hệ liên hợp
Ví dụ: Tính axit của p-nitrophenol > m,m-đimetyl-p-nitrophenol vì 2 nhóm CH3 đã
gây hiệu ứng không gian bằng cách làm giảm hiệu ứng –C của NO2 đối với vòng
benzen.
H3C
O2N- -OH O2N- -OH

H3C

c. Hiệu ứng ortho: Các nhóm thế ở vị trí ortho trong vòng benzen thường gây những
ảnh hưởng rất “bất ngờ” đến tính chất vật lí cũng như tính chất hóa học của phân tử.
Chẳng hạn các axit đồng phân ortho RC6H4COOH có hằng số Ka luôn lớn hơn các
đồng phân khác, bất kể bản chất của các nhóm thế là gì. Loại ảnh hưởng đặc biệt của
các nhóm thế ở vị trí ortho như vậy gọi là hiệu ứng ortho.
Hiệu ứng ortho không đơn thuần là hiệu ứng không gian mà hiệu ứng hỗn hợp
của nhiều yếu tố.

II. 2. PHẦN THỨ HAI: QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT
II. 2. 1. Quan hệ giữa cấu trúc và tính axit, tính bazơ.
1. Quan hệ giữa cấu trúc và tính axit:
Có thể phân chia các nhóm nguyên tử gây nên tính axit của hợp chất hữu cơ
thành các loại sau đây:
a. Nhóm nguyên tử:
..
-C-O-H
O
Trong nước, axit cacboxylic phân li tương đối yếu theo phương trình:
RCOOH + H2O ↔ RCOO- + H3O+ , Ka
4
Tính axit của axit cacboxylic phụ thuộc rất nhiều vào hiệu ứng electron của gốc
hiđrocacbon. Gốc hiđrocacbon càng hút electron thì liên kết O-H càng dễ tách ra và
ion cacboxylat (ROO-) sinh ra càng bền, Ka càng tăng lên. Ngược lại, nếu gốc
hiđrocacbon đẩy electron thì liên kết O-H càng phân li kém, ion cacboxylat (ROO-)
sinh ra càng kém bền, Ka càng giảm.
- Dãy axit béo, no có hiệu ứng +I hoặc +H làm giảm Ka
HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH
pKa: 3,77 4,76 4,88
- Dãy axit béo, no, có thêm nhóm hút eletron (-I) làm tăng Ka:
F-CH2COOH < NC-CH2COOH < O2N-CH2COOH < F3C-CH2COOH
pKa: 2,57 2,4 1,68 0,23
- Axit cacboxylic càng có nhiều nhóm hút electron( hiệu ứng –I) càng làm tăng tính
axit:

F3C-COOH > F2CH-COOH > FCH2-COOH


pKa: 0,23 1,24 2,57
- Nhóm thế có hiệu ứng –I càng gần nhóm cacboxyl thì tính axit càng tăng:
CH3CH2CHCl-COOH > CH3CHClCH2-COOH > Cl-CH2CH2CH2-COOH
pKa: 2,84 4,06 4,52
- Dãy axit chưa no, có hiệu ứng –I và +C có tính axit mạnh hơn các axit cacboxylic
no tương ứng vì độ âm điện của chúng khác nhau:(Độ âm điện Csp > Csp2 > Csp3)
HC≡C-COOH > CH2=CH-COOH > CH3CH2-COOH
pKa: 1,84 4,25 4,88
- Dãy axit cacboxylic chưa no có liên kết bội ở các vị trí khác nhau có tính axit mạnh,
yếu khác nhau:
CH3-CH=CH-CH2-COOH > CH3CH2CH=CH-COOH
(-I) (-I, +C)
pKa: 4,48 4,83
- Các axit cacboxylic chưa no dạng cis luôn có tính axit mạnh hơn trans do hai nhóm
thế ở dạng cis có sự tương tác với nhau làm giảm hiệu ứng (+C) về phía nhóm
COOH:
COOH
CH=CH CH=CH
CH3 COOH CH3

pKa: 4,08 4,82


- Các nhóm thế ở vị trí ortho, dù hút electron hay đẩy electron, đều làm tăng tính axit
so với axit benzoic. Hiệu ứng đặc biệt này gọi là hiệu ứng ortho(là tổ hợp của nhiều
loại hiệu ứng)
- Các nhóm thế ở vị trí meta và para làm thay đổi tính axit theo quy luật đáng chú ý:
các nhóm thế đẩy electron do hiệu ứng +I, +C hay +H luôn làm giảm tính axit, còn
các nhóm thế hút electron do hiệu ứng –I hay –C luôn làm tăng tính axit, như nhóm –
NO2, -C≡N
Hai nhóm thế -NO2, -CN khi ở vị trí para thì cả hai hiệu ứng –I và –C đều phát huy
được tác dụng cho nên tính axit tăng hơn ở vị trí meta (ngoài ra khi nhóm thế này ở vị
trí para thì độ ổn định của ion cacboxylat cao hơn ở vị trí meta)

5
b. Nhóm nguyên tử: -Y- H ,
Trong đó Y có độ âm điện lớn hơn H như O, S, N,… Ví dụ: C2H5O-H , C2H5NH-H,
C2H5S-H,…
Liên kết –Y-H phân cực càng mạnh và anion Y- sinh ra càng bền(điện tích âm
càng giải tỏa) thì tính axit càng tăng.
Ví dụ: CH3CH2-H < CH3CH2O-H < (CF3)3CO-H
pKa 58 18 5,4

c. Nhóm nguyên tử:


..
C=C-Y-H

Đó là các phenol và các chất tương đồng chứa N, S,…Nguyên nhân gây nên tính
axit của nhóm này là sự liên hợp n- π.
Mọi yếu tố làm tăng sự liên hợp n- π ở chất chưa phân li (tăng sự phân cực Y – H) và
anion sinh ra(để làm tăng độ bền của anion) đều làm tăng tính axit. Do đó:
- Phenol có tính axit mạnh hơn ancol.
- Nếu trong vòng benzen của phenol có nhóm thế hút electron thì tính axit sẽ tăng,
ngược lại có nhóm thế đẩy electron thì tính axit sẽ giảm.
Ví dụ: p-O2N-C6H4-OH > p-Cl-C6H4-OH > p-CH3-C6H4-OH
pKa 7,23 8,48 10,28

2. Quan hệ giữa cấu trúc và tính bazơ.


Tính bazơ của amin phụ thuộc vào cấu tạo phân tử. Mọi yếu tố làm tăng mật độ
electron ở nguyên tử N và làm giải toả điện tích dương ở RNH3+ đều làm tăng tính
bazơ .
a. Amin dãy béo:
- Trong dung môi phân cực như H2O chẳng hạn (pKb đo được trong H2O) thì ankyl
amin bậc 2 có tính bazơ lớn hơn bậc 1; ankyl amin bậc 2 có tính bazơ lớn hơn bậc 3.
RNH2 + H2O ↔ RNH3+ + OH-
-Nếu gốc R đẩy electron càng mạnh, và khả năng solvat hoá (hidrat hoá) của RNH3+
càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.
Ví dụ: NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2
-Nếu gốc R có nhóm thế hút electron (có hiệu ứng –I hoặc –C) làm giảm tính bazơ
Ví dụ: CN-CH2-NH2 < CH2=CH-CH2-NH2 < CH3NH2
Tuy vậy tính bazơ của ankyl amin trong dung môi không phân cực tăng từ amin
bậc 1 đến bậc 2, bậc 3. Ví dụ, trong pha khí tính bazơ R3N > R2NH > RNH2 > NH3.
b. Các amin thơm:
Có tính bazơ yếu hơn amoniac, do đó yếu hơn amin dãy béo, nếu bậc càng cao
tính bazơ của amin thơm càng giảm vì các gốc R có hiệu ứng –C, -I tăng lên.
Ví dụ: Tính bazơ: NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH > (C6H5)3N
- Nếu trong nhân benzen có nhóm đẩy elctron thì tính bazơ tăng. Các nhóm hút
electron là giảm mật độ electron trên nguyên tử nitơ làm giảm tính bazơ.
Ví dụ: Tính bazơ: p-CH3O-C6H4-NH2 > p-CH3-C6H4-NH2 > C6H5-NH2 > p-NC-
C6H4-NH2 > p-O2N-C6H4-NH2.
c. Dị vòng chứa nitơ :
Tính bazơ của amin dị vòng no lớn hơn amin dị vòng thơm. Ví dụ:
6
N N
H
d. Các amit R-CONH2:
Tuy có nhóm -NH2 nhưng hầu như không có tính bazơ, không tạo thành các ion
khi phản ứng với dung dịch axit do hiệu ứng liên hợp của cặp electron trên N với
nhóm CO tạo ra cấu trúc bền.
Như vậy tính bazơ quyết định bởi hai yếu tố: một là hiệu ứng cấu trúc, hai là
khả năng solvat hoá của dung môi, yếu tố nào mạnh hơn thì tính bazơ quyết định bởi
yếu tố đó.

II. 2.2. Quan hệ giữa cấu trúc và một số tính chất vật lí.
1. Quan hệ giữa cấu trúc và nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
a. Quy luật chi phối nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi:
Ở trạng thái lỏng và rắn, giữa các phân tử hợp chất hữu cơ có những lực hút
liên phân tử: lực hút lưỡng cực, lực hút Vandervan, liên kết hidro. Ở nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi, động năng của phân tử đủ lớn để thắng lực hút đó. Những lực
hút đó phụ thuộc vào cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
- Hợp chất ion thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn hợp chất cộng
hóa trị.
- Trong cùng dãy đồng đẳng, hoặc trong một dãy chất mà mức độ phân cực không
khác nhau nhiều thì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thường tăng theo phân tử
khối.
- Trong dãy chất đồng phân thì chất nào có chứa nhóm phân cực hơn, tạo được
nhiều liên kết hidro liên phân tử hơn thì thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ
sôi cao hơn.
- Đối với các đồng phân không tạo được liên kết hidro thì đồng phân nào có cấu tạo
gọn gàng hơn (cấu tạo đối xứng hơn) thì có khả năng sắp xếp đặc khít nhất, thường
có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhưng nhiệt độ sôi thì thường thấp hơn.

- Ở trạng thái lỏng, các phân tử chuyển động hỗn loạn, khi đó các phân tử có tương
tác liên phân tử càng lớn (bề mặt tiếp xúc lớn) thì nhiệt độ sôi càng cao.
Lưu ý: Độ phân cực là mức độ chênh lệch về lực hút trong phân tử khi có nhóm hút
electron.
este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy
-COO - > C = O > CHO > R – X > -O- > C – H
b. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của một số hiđrocacbon và dẫn xuất của
hiđrocacbon.
* Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của hiđrocacbon:
- Ankan
Nhiệt độ sôi chủ yếu phụ thuộc vào lực Vandervan.
+ Khi phân tử khối (M) tăng thì nhiệt độ sôi tăng:
Ví dụ: t0s của C3H8 > C2H6.

7
+ Độ phân nhánh trong ankan càng tăng thì lực Vanđevan giảm nên nhiệt độ sôi
giảm.
Ví dụ: t0s của CH3CH2CH2CH2CH3 > (CH3)2CHCH2CH3 > (CH3)4C
+ Sự đóng vòng làm cho nhiệt độ sôi tăng.
Ví dụ: t0s của: CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 <

- Anken và polien
+ Trong anken thì t0s của dạng cis > t0s của dạng trans (do momen lưỡng cực lớn
hơn).Ngược lại t0nc của dạng cis < t0nc của dạng trans(do giữa các phân tử dạng trans
có khả năng sắp xếp một cách chặt khít nhất làm cho mạng tinh thể bền).
+ Các polien liên hợp có t0s > các polien không liên hợp.
Ví dụ: t s0 : CH2=CH–CH=CH2–CH3 > CH2=CH–CH2–CH=CH2
(420C) (260C)
* Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất ankan:
- Dẫn xuất R–X không có liên kết hidro:
+ Độ phân cực của các phân tử (momen lưỡng cực) càng lớn thì t0s, t0nc càng cao.
Ví dụ: Hợp chất: C6H14 C4H9Cl C4H9CHO C3H7NO2
 0 1,86 2,49 3,15
0 0
t s ( C) 690 780 1030 1310
Phân tử R–X có bậc R càng tăng thì t0s càng giảm, do đối xứng cầu tăng, lực
Vanđevan giảm nên t0s giảm.
Ví dụ: t0s tăng trong dãy sau:
CH3
CH3 C CCl < CH3 CH CH2 Cl < CH3 CH2 CH CH3 < CH3–CH2–CH2–CH2–Cl
CH3 CH3 Cl

-Hợp chất R–X có liên kết hidro liên phân tử có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
lớn hơn hợp chất không có liên kết hidro liên phân tử, liên kết hidro liên phân tử càng
bền thì nhiệt độ sôi càng tăng.
Ví dụ: t0s tăng theo chiều:
CH3–CH2–CH2–CH3 < CH3–CH2–CH2–NH2 < CH3–CH2–CH2–OH < CH3–CH2–
COOH. - Hợp chất có liên kết hidro liên phân tử sẽ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ
sôi cao hơn hợp chất có liên kết hidro nội phân tử.
- Các amin
+ Nhiệt độ sôi của các amin bậc 2 > nhiệt độ sôi của amin bậc 3.
Ví dụ: t0s: (CH3)2NH > (CH3)3N
(70C) (30C)
Vì amin bậc 2 có liên kết hiđro, amin bậc 3 thì không , hơn nữa amin bậc 3 có tính
đối xứng cầu hơn.
+ Nhiệt độ sôi của amin đa chức > amin đơn chức.
Ví dụ: t s0 H2N–CH2–CH2–NH2 > CH3–CH2–CH2–NH2.
(1170C) (490C)
Vì số nhóm tạo liên kết hidro liên phân tử càng tăng thì số liên kết hidro tăng
nên nhiệt độ sôi tăng.

8
2. Quan hệ giữa cấu trúc và tính tan.
Quy luật chi phối tính tan: “Giống nhau thì tan vào nhau”
Khi xét độ tan trong nước của chất hữu cơ cần chú ý tới tương quan về số lượng và
lực tương tác của hợp phần ưa nước so với hợp phần kị nước.
* Chất ưa nước, nhóm ưa nước:
Những chất tan tốt trong nước như metanol, etanol, axit axetic, metylamin, dioxan,
glucozơ, saccarozơ, muối ăn và nhiều loại muối khác, ... được gọi là những chất ưa nước.
Những chất ưa nước cũng thường tan tốt trong các dung môi phân cực như ancol, axit
lỏng, ... và thường không tan trong các dung môi không phân cực như hydrocacbon, xăng,
dầu, mỡ. Như vậy chất ưa nước thì kị dầu.
Phân tử các chất ưa nước phải có các nhóm nguyên tử phân cực mạnh, nhóm tạo liên kết
hydro với nước, nhóm ion hoặc dễ bị ion hóa trong nước. Những nhóm nguyên tử làm cho
phân tử tan được vào nước gọi là nhóm ưa nước, thí dụ: OH, -O-, C=O, NH2, COOH,
COO-M+.
* Chất kị nước, nhóm kị nước:
Những chất hữu cơ không tan trong nước, không bám dính với nước được coi
là chất kị nước. Thí dụ: các hydrocacbon, các dẫn xuất halogen ở thể lỏng khi đổ vào
nước thì tạo thành lớp riêng rẽ, hydrocacbon thì nổi trên lớp nước, CH 2Cl2, CHCl3,
CCl4 thì lắng xuống dưới lớp nước; các chất sáp do thực vật tạo ra phủ trên bề mặt lá
hoặc quả làm cho lá và quả không bị thấm nước đến mức bị hư hại. Những chất kị
nước thì thường tan tốt trong các dung môi không phân cực như hydrocacbon, xăng,
dầu, tức là chất kị nước thì ưa dầu (lipophilic).
Phân tử các chất kị nước thường hợp bởi những nhóm gồm các nguyên tử C,H,
halogen. Những nhóm nguyên tử làm cho phân tử khó tan được vào nước gọi là nhóm kị
nước, thí dụ: CHn (n = 0-4), CHnXm (X: Halogen, n + m = 4)

You might also like