You are on page 1of 6

Đề kiểm tra lần 1 (nhóm 2)

Phần I: Vô cơ
Câu 1: (2 điểm)
Năng lượng của hệ một hạt nhân một electron được tính theo công thức sau:

Với εo = 8,854.10-12 F/m


a, Tính năng lượng ion hóa của nguyên tử hidro.
b, Tính năng lượng liên kết của phân tử H2 biết năng lượng để từ phân tử H2 sinh ra 2 nguyên
tử hidro ở trạng thái kích thích thứ nhất là 24,9 eV.
Chú ý: ở câu b) và c) hiểu năng lượng liên kết là năng lượng cần để phân cắt liên kết của phân
tử để tạo thành nguyên tử.
c, Tính năng lượng liên kết của H2+ biết năng lượng ion hóa của H2 là 15,4 eV.
d, Tính năng lượng để từ phân tử hidro sinh ra được 1 nguyên từ hidro ở trạng thái kích thích
thứ nhất và 1 proton.
e, Khi phân tử H2 hấp thụ tia đơn sắc có năng lượng 21,2 eV thì sự phân li ra 2 nguyên tử hidro.
Mỗi nguyên tử bay về 2 phía ngược chiều nhau. Tính vận tốc của nguyên tử hiđro sinh ra, giả
sự phân tử hidro ban đầu đứng yên.
Câu 2: (1 điểm)
Trên hình là bộ dụng cụ đo tỷ số nhiệt dung phân tử của
không khí. Thí nghiệm này được thực hiện với một áp kế nước ở
bên trái. Đầu tiên, nối thông bình A với bơm B để bơm khí vào
bình A. Sau khi khóa van với B, đợi một vài phút, ở trạng thái
cân bằng, khối khí có nhiệt độ T1 và p1. Sau đó, mở thông đường
nối bình A với không khí để không khí trong bình phụt nhanh ra
ngoài sao cho ngay khi hai cột nước xấp xỉ bằng nhau, ta khóa
van lại. Quá trình này được coi gần đúng là quá trình giãn nỡ đoạn nhiệt thuận nghịch. Một vài
phút sau, khi đạt trạng thái cân bằng mới, bình A có áp suất p3. Gọi H và h là chênh lệch cột
nước lúc đầu và lúc sau. Ta có bảng:

Trang 1/6
H = 230 mm

L1 (mm) L2 (mm) h (mm)

278 219 59

279 221 58

278 220 58

276 217 59

279 219 60

Cho công thức xấp xỉ:


(1 + 𝑥)α ≈ 1 + α𝑥 với x ≪ 1.
𝐶𝑝
Tính giá trị tỷ số nhiệt dung của không khí từ thực nghiệm.
𝐶𝑣

Câu 3: (2 điểm)
Một cylinder hình trụ có bán kính đáy 6,685 cm, ban đầu chứa không khí với độ ẩm 90%.
Cylinder được ngăn cách với môi trường bởi một piston không ma sát, ở thời điểm ban đầu,
cylinder có chiều dài 28,500 cm, áp suất đo được là 130 kPa.Tiến hành nén đẳng nhiệt thuận
nghịch đến chiều dài 14,600 cm thì thấy áp suất khí tăng lên đến 230 kPa. Giả sử các khí đều
xử sự như khí lý tưởng. Khi sôi dưới áp suất khí quyển, nhiệt hoá hơi của nước là 40,500
kJ/mol.
Xác định:
a) Công của quá trình nén khí.
b) Xác định biến thiên entropi của hệ và môi trường.
Câu 4: (1 điểm)
1. Tốc độ của phản ứng bậc hai cho sự phân hủy axetanđehit (etanal, CH3CHO) được đo trong
khoảng nhiệt độ 700 – 1000 K. Các hằng số tốc độ đo được như sau:

T (K) 700 730 760 790 810 840 910 1000

k (L.mol.-1.s-1) 0.011 0.035 0.105 0.343 0.789 2,17 20,0 145

Tìm giá trị Ea và A (thừa số trước số mũ trong phương trình Arrhenius).

Trang 2/6
2. Xét phản ứng song song: B ⎯
k1
⎯ A ⎯⎯
k2
→C
Năng lượng hoạt hóa cho k1 là 45,3 kJ.mol-1 còn ứng với k2 là 69,8 kJ.mol-1. Hãy xác định
nhiệt độ mà ở đó k1/k2 = 2,00. Biết rằng ở 320K thì k1 = k2.
Câu 5: (2 điểm)
1. a) Nguồn gốc của năng lượng hoạt hóa trong phản ứng hóa học là gì?
b) Phản ứng ion – phân tử tổng hợp khí amoniac trong “khí đục” giữa các vì sao xảy ra ở nhiệt
độ cực kỳ thấp. Sơ đồ phản ứng như sau:
+ H2 + H2 + H2 + H2 +e
N + ⎯⎯⎯ → NH + ⎯⎯⎯ → NH 2+ ⎯⎯⎯ → NH 3+ ⎯⎯⎯ → NH 4+ ⎯⎯ → NH 3

Tốc độ của những phản ứng ion – phân tử gần như không phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhận
xét về năng lượng hoạt hóa của các phản ứng đó. Tại sao chúng có thể xảy ra được ở vùng giữa
các vì sao, nơi có nhiệt độ cực kỳ thấp?
2. Sự phân hủy NH3 thành N2 và H2 được tiến hành trên bề mặt volfram (W) có năng lượng
hoạt hóa Ea = 163 kJ.mol-1. Khi không có mặt xúc tác Ea = 335 kJ.mol-1.
a) Phản ứng trên bề mặt W ở 298K nhanh hơn xấp xỉ bao nhiêu lần so với phản ứng không có
xúc tác?
b) Tốc độ phản ứng phân hủy NH3 trên bề mặt W tuân theo quy luật động học có dạng

v=k
 NH 3  ; trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng; [NH ], [H ] là nồng độ của NH và H . Vì
3 2 3 2
H2 
sao tốc độ phản ứng lại tỉ lệ nghịch với nồng độ của H2.
Câu 6: (2 điểm)
1. Axit photphoric H3PO4 là một axit ba chức. Tiến hành chuẩn độ dung dịch H3PO4 0,1000M
bằng NaOH 0,1000M. Hãy ước lượng pH tại các thời điểm sau, biết ba giá trị Ka của H3PO4 lần
lượt là K1 = 7,1.10-3, K2 = 6,2.10-8 và K3 = 4,4.10-13.
a) Giữa điểm bắt đầu và điểm tương đương thứ nhất.
b) Tại điểm tương đương thứ hai.
c) Tại sao rất khó xác định đường cong chuẩn độ sau điểm tương đương thứ hai?
2. Một dung dịch chứa 530mmol Na2S2O3 và một lượng chưa xác định KI. Khi dung dịch này
được chuẩn độ với AgNO3 thì đã dùng được 20,0mmol AgNO3 trước khi bắt đầu vẩn đục vì AgI
kết tủa. Hãy xác định hàm lượng KI (mmol). Biết thể tích sau cùng là 200mL. Cho các giá trị
sau:
Ag(S2O3)23- ⇌ Ag+ + 2S2O32-(aq) Kd = 6,0.10-14.
AgI(r) ⇌ Ag+(aq) + I-(aq) Ksp = 8,5.10-17.
Trang 3/6
Phần II: Hữu cơ

Trang 4/6
Trang 5/6
Câu VI: (FMO-2 điểm)
1) Cho biết sản phẩm của phản ứng sau và giải thích?

2) Khi tiến hành tổng hợp toàn phần Cephalosporolide E và F ( gọi tắt là Ceph E và Ceph
F) thì thực nghiệm cho thấy ban đầu Ceph F được tạo thành, nhưng trong môi trường
axit thì cân bằng chuyển dịch tạo thành Ceph E

a) Quá trình chuyển hóa Ceph F thành Ceph E dưới xúc tác axit đi qua 2 cacbocation
trung gian, hãy cho biết cấu trúc của chúng?
b) Các kết quả thực nghiệm và lí thuyết cho thấy Ceph E bền hơn Ceph F. Hãy giải thích
lý do?

Trang 6/6

You might also like