You are on page 1of 11

H2 - CHINH PHỤC HÓA CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

ĐỢT 2

Nhóm: CPHC 2
Ngày kiểm tra: 22/07/2023
Thời gian làm bài: 180 phút (Tính từ
thời gian giao đề và thời gian scan)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Đề thi gồm có 11 câu, in trong 9 trang


(Bao gồm 6 câu vô cơ, 5 câu hữu cơ)

Cho: ZH = 1 ; ZC = 6 ; ZO = 8 ; ZF = 9 ; ZAl = 13 ; ZCl = 17 ; ZBr = 35 ; ZI = 53 ; H = 1 ; Li =


7 ; N = 14 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; Cr = 52 ; Mn = 55 ; Co = 59 ; Ni = 60 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ;
Zn = 65 ; Cd = 112,4 ; Hg = 201 ; Pb = 207 ; 1 u = 931,5 MeV c −2 ; 1 eV = 1,602×10‒19 J ; 1
W = 1 J s−1 ; hằng số Faraday F = 96485 C mol‒1 ; hằng số khí R = 8,314 J K ‒1 mol‒1 ; hằng
số Avogadro NA = 6,022×1023 mol−1 ; h = 6,626.10-34 J s; 1 bar = 105 Pa;
Kí hiệu thể của chất: thể rắn: r ; thể lỏng: l ; thể khí: k.

Phần 1: Vô cơ

Câu 1: (2,5 điểm)


1. Thuyết orbital phân tử có thể áp dụng để xác định sự chiếm giữ
orbital của các phân tử CN, N2 và NO
a) Vẽ giản đồ MO của phân tử CN. Từ đó viết cấu hình electron cho
các phân tử trên.
b) Trong các phân tử trên, chất nào có năng lượng ion hóa thấp nhất,
chất nào có ái lực electron âm nhất? Giải thích.
c) Sự thêm bớt 1 eletron từ phân tử CN hoặc NO tạo thành các tiểu
phân đẳng điện tử (cùng số electron) với N2. Các tiểu phân này có năng
lượng phá vỡ liên kết lớn hơn hay nhỏ hơn so với N2? Giải thích.
2. Cấu trúc của [NMe4][HF2] và [NMe4][H2F3] đã được xác định bằng
phương pháp nhiễu xạ tia X. Bảng dưới đây co biết các dữ kiện chọn
lọc về cấu trúc. Tất cả các góc F-H-F đều nằm giữa khoảng 175 độ và
178 độ.
Các thông số [NMe4][HF2] [NMe4][H2F3]
Độ dài liên kết F-H 112.9/112.9 pm 89/143 pm
Góc liên kết F...F...F - 125.98°
Từ các dữ kiện đã cho, hãy vẽ và giải thích cấu trúc của các anion trong
2 chất vừa kể trên. Cho biết bán kính cộng hóa trị của H và F lần lượt
là 37pm và 71 pm. Cấu trúc HF rắn có dạng như sau:

Câu 2: (1,5 điểm)


Trong một quá trình công nghiệp, thể tích của 1 mol khí lí tưởng lưỡng
nguyên tử giảm từ 0,616 m xuống còn 0,308 m3 trong 2 giờ, nhiệt độ
tăng từ 27°C lên 450°C. Trong suốt quá trình, khí trải qua các trạng thái
cân bằng. Giả sử sự biến thiên của thể tích và nhiệt độ là tuyến tính theo
thời gian. Tính công, nhiệt, biến thiên nội năng, biến thiên enthalpy và
entropy của hệ khí này.

Câu 3: (2,5 điểm)


Xét một động cơ đốt trong hoạt động theo chu trình Otto với nhiên
liệu là hỗn hợp heptane (C7H16-) và isooctane (C8H18). Chỉ số RON của
nhiên liệu biểu thị hàm lượng theo thể tích của isooctane trong hỗn hợp.
C7H-16-, lỏng: D = 0,680 g/cm3, Δ𝑓 𝐻𝐶∘7𝐻16(𝑙)   = −224,4 𝑘𝐽. 𝑚𝑜𝑙−1
C8H-18-, lỏng: D = 0,692 g/cm3, Δ𝑐 𝐻𝐶∘8𝐻18(𝑙)   = −5065 𝑘𝐽. 𝑚𝑜𝑙−1

Δ𝑓 𝐻𝐶𝑂2 (𝑘)
  = −393,5 𝑘𝐽. 𝑚𝑜𝑙 −1, Δ𝑓 𝐻𝐻∘ 2 𝑂(𝑘)   = −241,8 𝑘𝐽. 𝑚𝑜𝑙 −1

1. Tính enthalpy đốt cháy chuẩn của hỗn hợp xăng.


2. Tính entropy chuẩn và năng lượng Gibbs chuẩn khi trộn để tạo
thành 100 mL hỗn hợp xăng ở 298K.
Giả sử động cơ Otto của xe hoạt động theo một chu trình gồm 4
giai đoạn thuận nghịch lí tưởng với tác nhân là không khí, có nhiệt dung
mol đẳng tích là 𝐶𝑉   =  20,85 𝐽. 𝑚𝑜𝑙−1 . 𝐾 −1 , hệ số Poisson là 𝛾  = 1,40 Chu
trình này được biểu diễn trên giản đồ pV như sau:
A: nén đẳng entropy.
B: gia nhiệt đẳng tích.
C: giãn nở đẳng entropy (nổ giãn của động cơ Otto). 1800°C
D: làm mát đẳng tích.

Với 4 đỉnh của giản đồ, biết một số giá trị sau:
t1 = 15°C; p = 1 atm; t2 = 1800°C.
Cylinder có dung tích là 1,00 L; dung tích là sự chênh lệch của 𝑉2 −
𝑉1 . Thể tích tối thiểu 𝑉2 bằng 15% thể tích cực đại 𝑉1.

3. Hãy cho biết:


a) Giai đoạn nào không thực hiện công.
b) Giai đoạn nào sự đốt cháy nhiên liệu xảy ra rất nhanh mà thể
tích có thể xem như là không đổi.
c) Giai đoạn nào biến thiên entropy của khí là thấp nhất.
Giả sử lượng nhiên liệu đốt cháy trong mỗi chu trình là rất nhỏ so
với không khí bơm vào cylinder.
4. Tính t2 và t4.
5. Tính hiệu suất của động cơ.
Câu 4: (1,5 điểm)
Cho pin điện sau:
(Pt) H2(k) | HBr(dd) | AgBr(r) | Ag(r)
Sức điện động chuẩn của pin điện trên phụ thuộc vào nhiệt độ theo
phương trình:
E⁰ = 0,07131 – 4,99.10-4(T - 298) – 3,45.10-6(T - 298)2
Biết E⁰Ag+/Ag = 0,799 V
a)Viết bán phản ứng tại các điện cực và phản ứng tổng quát khi pin hoạt
động
b)Tính tích số tan của AgBr ở 25⁰C
c)Tính ∆G⁰, ∆H⁰ và ∆S⁰ của phản ứng tổng quát trong pin ở 25⁰C và
47⁰C
d)Tính sức điện động của pin ở 47⁰C khi nồng độ HBr ở trong pin bằng
0,2M.

Câu 5: (2 điểm)
Với quá trình phân huỷ ozone trong phase khí, có hai cơ chế như sau
được đề xuất:

1. Xác định cơ chế nào phù hợp với bằng chứng thực nghiệm là việc
đưa thêm oxygen phân tử vào bình phản ứng sẽ làm ức chế sự phân huỷ
ozone.
2. Dẫn ra phương trình tốc độ của phản ứng phân huỷ ozone theo cơ
chế đã chọn.
3. Phản ứng dây chuyền đề cập tới các phản ứng có bậc thay đổi. Xác
định điều này với phản ứng phân huỷ ozone, chú ý đến tốc độ đầu của
quá trình với điều kiện là ở thời điểm đầu không có oxygen.
Dữ kiện thực nghiệm cho thấy rằng tốc độ phản ứng phân huỷ ozone
được mô tả bởi phương trình:

4. Tại sao lại bằng kf? Kết luận nào có thể được đưa ra dựa trên cơ sở
phương trình này liên quan đến giai đoạn giới hạn tốc độ (tốc định)?
Thực nghiệm cho thấy, với giai đoạn nghịch đảo của quá trình:
K1 = 7,7 . 104 · e(-24600/RT)
k2 = 2,96 . 1010 · e (-6000 / RT) l . mol-1 .s-1
5. Xác định sự phụ thuộc của kef vào nhiệt độ và tính giá trị hằng số này
ở điều kiện chuẩn.

Câu 6: (2 điểm)
Để định lượng lưu huỳnh trong dung dịch X chỉ chứa Na2S và Na2SO3,
có thể sử dụng phương pháp chuẩn độ oxi hóa – khử và phương pháp
chuẩn độ axit – bazơ.
1. Theo phương pháp chuẩn độ oxi hóa – khử, thêm một lượng dư dung
dịch ZnCl2 vào 40,00 mL dung dịch X. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc
bỏ kết tủa và định mức dung dịch nước lọc bằng nước cất đến 100 mL,
được dung dịch Y.
Trộn 20,00 mL dung dịch Y với 12,00 mL dung dịch KI3 0,020M.
Thêm tiếp axit axetic để duy trì pH ≈ 5. Chuẩn độ ngay hỗn hợp thu
được, vừa hết 27,20 mL dung dịch Na2S2O3 0,010M.
Thêm 22,00 mL dung dịch KI3 0,020M vào 10,00 mL dung dịch X (và
cũng duy trì pH như trên) rồi chuẩn độ ngay hỗn hợp thu được bằng
dung dịch Na2S2O3 0,010M thì tiêu thụ hết 30,00 mL.
a) Viết phương trình ion các phản ứng xảy ra.
b) Tính nồng độ của ion S2- và SO32- trong dung dịch X.
c) Kết quả tính nồng độ SO32- sẽ tăng hay giảm so với kết quả ở câu b)
nếu dung dịch trước khi chuẩn độ có:
- Môi trường bazơ.
- Môi trường axit mạnh và thêm nhanh dung dịch Na2S2O3 khi chuẩn
độ.
Giải thích bằng các phương trình ion.

Phần 2: Hữu cơ
Câu I: (1 điểm)

Câu II: (1,5 điểm)


Câu III: (1,5 điểm)

Câu IV: (1,5 điểm)


Câu V: (2,5 điểm)
Đề xuất cơ chế cho các phản ứng sau:
Phản ứng (32) xử lý hợp chất (32) ở hai điều kiện phản ứng cho (32.1) và (32.2)

Phản ứng (33) xử lý hợp chất (33) cho hai sản phẩm (33.1) và (33.2)

Phản ứng (34), xử lý hợp chất (34) trong điều kiện có mặt chất oxy hoá DDQ

Phản ứng (35)


Phản ứng (36)

Hết !

You might also like