You are on page 1of 7

Ngày soạn: 21. 8.

2023
Tiết:
BÀI 23: THỰC HÀNH QUAN SÁT BIẾN THÁI Ở ĐỘNG VẬT
(01 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Nhận thức Sinh học:
 Quan sát, mô tả được hình dạng bên ngoài của sâu, nhộng, bướm, tằm trưởng thành. (1)
 Quan sát, mô tả được hình dạng bên ngoài của nòng nọc, ếch trưởng thành. (2)
- Tìm hiểu thế giới sống: Phân tích được sự phù hợp về cấu tạo, hình thái, sinh lí của từng
giai đoạn trong vòng đời có ý nghĩa đối với mỗi giai đoạn như thế nào. (3)
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: tích cực sử dụng phương pháp học bằng nghiên cứu
khoa học (4)
- Tự chủ và tự học: Sưu tầm các tài liệu, nguồn thông tin khác nhau, tìm kiếm mẫu vật để
quan sát, mô tả được hình dạng bên ngoài của sâu, nhộng, bướm, tằm trưởng thành, nòng
nọc, ếch trưởng thành. (5)
- Giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ được phân công, chủ động
hoàn thành công việc được giao, tiếp thu góp ý từ các thành viên trong nhóm (6)
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(7)
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự giác, chủ động, tích sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm mẫu vật, hoàn
thành các nhiệm vụ được phân công (8)
- Nhân ái: bảo vệ môi trường sống của động vật góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (9)
- Trung thực: báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân
(10)
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (11)
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
a. Dụng cụ, thiết bị
- Kính lúp, các đĩa đựng mẫu vật, panh
- Máy tính, ti vi (máy chiếu), găng tay y tế, khẩu trang
- Video về vòng đời của bướm: https://youtu.be/w11qM4msXTU
https://youtu.be/VOWda32A7n4
b. Mẫu vật: theo nhóm
- Sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành (nhóm 1,2,3)
- Nòng nọc, ếch trưởng thành (nhóm 4,5,6)
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài.
- Sưu tầm mẫu vật: sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành, nòng nọc, ếch trưởng thành (phù
hợp với yêu cầu của nhóm)
- Găng tay y tế, khẩu trang
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Phương pháp Phương pháp Phương án
Tiết Hoạt động và kỹ thuật và công cụ ứng dụng
dạy học đánh giá CNTT
PP: Trực quan, PP: Hỏi đáp Tivi, sách giáo
nhóm CC: Câu hỏi, khoa điện tử
1: Khởi động (5-7’)
KT: giải quyết rubric sinh 11 kết nối
vấn đề
2: Hình thành kiến thức PP: Trực quan, PP: Hỏi đáp - PowerPoint
mới (20-25’) nhóm CC: Rubric - Máy tính
2.1. Quan sát quá trình KT: - Paint, Cut tool
biến thái ở bướm -giao nhiệm vụ -Video
-phân tích video (YouTube)

PP: Trực quan,  PP: Hỏi đáp - Tivi


nhóm CC: Rubric - Máy tính
1
2: Hình thành kiến thức KT: -Video
mới (Tiếp) -giao nhiệm vụ (YouTube)
2.2. Quan sát quá trình -phân tích video
biến thái ở ếch
(thực hiện đồng thời với
hoạt động 2.1)

PP: hoạt động PP: Hỏi đáp - Tivi


nhóm CC: Rubric - Máy tính
3. Luyện tập (5’)
KT: giao nhiệm -Video
vụ (YouTube)
PP: vấn đáp PP: Hỏi đáp
4. Vận dụng (5-8’)
KT: Giải quyết CC: Câu hỏi
vấn đề

Hoạt động 1: Khởi động


a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Kích thích mong muốn tìm hiểu về sự biến thái của sâu, ếch.
b. Nội dung
- Giáo viên nêu nội quy phòng thí nghiệm, yêu cầu bài thực hành, hướng dẫn HS cách thức
trình bày và thời gian nộp bài thu hoạch, tiêu chí đánh giá bài thực hành.
- HS kiểm tra dụng cụ, mẫu vật của nhóm mình
c. Sản phẩm
Các nhóm HS biết được nhiệm vụ thực hành, cách sử dụng dụng cụ trang thiết bị phòng thí
nghiệm, tiêu chí đánh giá kết quả thực hành, cách thức trình bày báo cáo thu hoạch
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.
Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên nêu nội quy phòng thí nghiệm và yêu HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghiên cứu sgk, thảo
cầu bài thực hành, hướng dẫn và nhắc nhở HS luận
viết bài và thời gian nộp bài thu hoạch
- GV nêu tiêu chí đánh giá kết quả thực hành
- Trình chiếu YCCĐ của sgk điện tử.
Hỏi: nghiên cứu YCCĐ
 mục tiêu bài thực hành?
 Liệt kê các mẫu vật của nhóm đã chuẩn bị
 liệt kê các dụng cụ của nhóm và cho biết cách HS giới thiệu mẫu vật của nhóm mình
thức sử dụng từng dụng cụ

Thực hiện nhiệm vụ


GV theo dõi hoạt động của HS, kịp thời hướng Học sinh ngồi theo nhóm (đã được phân
dẫn, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn. công): 6 nhóm. Kiểm tra, phân loại các dụng
cụ, mẫu vật của nhóm mình
Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện HS trả lời  Đại diện các nhóm HS trình bày
Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày - Lắng nghe
của HS, thông báo các tiêu chí đánh giá kết quả - Ghi chép
bài thực hành của nhóm. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
- Cho điểm phần chuẩn bị mẫu vật theo nhóm. trong nhóm.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THỰC HÀNH


Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1
Dựa trên kết quả - Đầy đủ, các mẫu vật - Đầy đủ các mẫu Đầy đủ các mẫu vật
chuẩn bị của tương ứng các giai vật tương ứng các tương ứng các giai
nhóm đoạn trong vòng đời giai đoạn trong đoạn trong vòng đời
(3 điểm) - Mẫu đa dạng, dễ vòng đời
quan sát - Mẫu vật dễ quan
sát

3 điểm 2 điểm 1 điểm


- Phân biệt chi tiết, đầy
- Phân biệt khá đầy
đủ, chính xác đặc điểm
đủ đặc điểm của Phân biệt được 1 số
Dựa vào sản của từng giai đoạn từng giai đoạn điểm khác biệt giữa
phẩm là báo cáo trong vòng đời của sâu
trong vòng đời của từng giai đoạn phát
thực hành của bướm (hoặc ếch). sâu bướm (hoặc triển của sâu bướm
nhóm - Trả lời chính xác câu
ếch). (hoặc ếch).
(5 điểm) hỏi các câu hỏi - Trả lời đúng ít Chưa trả lời hết các
nhất 1 câu hỏi câu hỏi
4 điểm 3 điểm 2 điểm
Dựa trên quan Các thành viên trong Các thành viên Các thành viên trong
sát để đánh giá nhóm tích cực, chủ trong nhóm thực nhóm thực hiện
động, đúng các bước, hiện đúng các đúng các bước
đảm bảo an toàn và vệ bước, đảm bảo an
(5 điểm)
sinh. toàn và vệ sinh.
3 điểm 2 điểm 1 điểm

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức


2.1. Quan sát quá trình biến thái ở bướm
a. Mục tiêu: (1), (5), (6), (8), (10), (11)
b. Nội dung
- HS quan sát, mô tả được hình thái bên ngoài của sâu, nhộng, bướm tằm thông qua quan sát
mẫu vật (nếu không có mẫu vật thì quan sát qua Tivi theo đường link:
https://youtu.be/w11qM4msXTU
c. Sản phẩm
Bản mô tả chi tiết đặc điểm cấu tạo của sâu, nhộng, bướm
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu: Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia mỗi,
- quan sát mẫu vật của nhóm và quan sát trên phân công nhiệm vụ trong nhóm
tivi theo link: https://youtu.be/w11qM4msXTU
(nhóm 1,2,3)
- Mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, cấu tạo
của sâu, nhộng, bướm
- Trả lời câu hỏi: Phát triển của sâu bướm thuộc
kiểu nào? Vì sao?
Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ - Các nhóm quan sát mẫu vật và video, thảo
luận, hoàn thành nhiệm vụ.
Báo cáo, thảo luận.
- GV gọi đại diện HS trả lời: gọi đại diện 1 nhóm   - 1 đại diện nhóm báo cáo kết quả nghiên
cứu của nhóm mình.
- 2 nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung để hoàn
thiện kiến thức.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét thái độ làm việc của các HS chuẩn hóa lại kết quả của nhóm mình.
nhóm, chính xác hóa kiến thức.

GV kết luận
- Phát triển của sâu bướm là phát triển qua biến thái hoàn toàn với 4 giai đoạn trong vòng đời:
trứng ấu trùng (sâu bướm) nhộng bướm trưởng thành. Nguyên nhân là do đặc điểm hình
thái, cấu tạo, sinh lý của sâu non khác hoàn toàn so với bướm trưởng thành.

2.2. Quan sát quá trình biến thái ở ếch


a. Mục tiêu: (2), (5), (6), (8), (10), (11)
b. Nội dung
- HS quan sát, mô tả được hình thái bên ngoài của nòng nọc, ếch trưởng thành thông qua
quan sát mẫu vật và video theo đường link:
https://youtu.be/VOWda32A7n4
c. Sản phẩm
Bản mô tả chi tiết đặc điểm, cấu tạo của nòng nọc, ếch trưởng thành
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm, phân công
- quan sát mẫu vật nòng nọc, ếch trưởng thành và nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
video theo link: https://youtu.be/VOWda32A7n4
Mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, cấu tạo của
nòng nọc, ếch trưởng thành
Trả lời câu hỏi: Phát triển của sâu ếch thuộc kiểu
nào? Vì sao?
Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện Các nhóm quan sát mẫu vật và video, hoàn
thành nhiệm vụ
Báo cáo, thảo luận.
- GV gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả  - 1 đại diện nhóm báo cáo kết quả nghiên
cứu của nhóm mình.
- 2 nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung để hoàn
thiện kiến thức.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét thái độ làm việc của các - HS hoàn thiện báo cáo kết quả thực hành
nhóm, chính xác hóa kiến thức. của cá nhân

GV kết luận
- Phát triển của ếch là phát triển qua biến thái hoàn toàn với 3 giai đoạn trong vòng đời: trứng
nòng nọc ếch. Nguyên nhân là do đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của nòng nọc khác hoàn
toàn so với ếch trưởng thành.

Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: (8), (10), (11)
b. Nội dung: GV yêu cầu các nhóm dọn dẹp, vệ sinh phòng thí nghiệm, viết báo cáo thực
hành:
1. Mục đích thực hành
2. Kết quả thực hành và giải thích
3. Kết luận
c. Sản phẩm: Báo cáo thực hành của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các nhóm dọn dẹp, vệ sinh phòng HS tiếp nhận nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ
thực hành, hoàn thiện bài báo cáo. cho các thành viên
Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn HS tiến hành vệ sinh, dọn dẹp, từng cá nhân
hoàn thiện bài báo cáo
Báo cáo, thảo luận.
- GV thu bài thu hoạch thực hành của 1 số HS  Nộp báo cáo thực hành
kiểm tra kết quả.

Kết luận, nhận định


- GV nhận xét chung, cho điểm Lắng nghe, rút kinh nghiệm

GV kết luận:
- Sự phát triển cuả sâu bướm và ếch là phát triển qua biến thái hoàn toàn vì con non khác hẳn so
với con trưởng thành về đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý.

Hoạt động 4: Vận dụng


a. Mục tiêu: (3), (4), (7), (9)
b. Nội dung
- GV cho HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm
trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Câu 2. Các giai đoạn phát triển của bướm và ếch thể hiện khía cạnh tiến hóa thích nghi như
thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận - HS tiếp nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ


GV hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện - Các nhóm thảo luận để tìm câu trả lời
nhiệm vụ.
Báo cáo, thảo luận.
GV chỉ định đại diện nhóm trình bày kết quả  - Đại diện các nhóm lần lượt trả lời, các
nhóm khác lắng nghe, bổ sung
- HS các nhóm khác bổ sung
Kết luận, nhận định
- GV chuẩn hóa, kết luận, cho điểm HS lắng nghe, hoàn thiện đáp án.

GV kết luận:
Câu 1:
- Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hoá chỉ có enzyme sucrase tiêu
hoá đường sucrose nên không gây hại cho cây, thậm chí còn có lợi cho quá trình thụ phấn. Trong
khi đó, sâu bướm ăn lá cây, chúng có đầy đủ các enzyme tiêu hoá protein, lipid và cacbohydrate.
- Bướm là côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời của bướm trứng > sâu > nhộng > bướm.
Bướm chính là thời kì cuối cùng trong vòng đời của bướm và cũng là giai đoạn ngắn nhất trong
các giai đoạn sinh trưởng trên, nó chỉ có nhiệm vụ là sinh sản và sau đó ít lâu là chết. Sâu là thời
kì cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn nhộng nằm im trong kén không thể
kiếm ăn. Chính vì cần nhiều năng lượng nên sâu bướm mới phá hoại cây trồng (chủ yếu phần lá)
ghê gớm như vậy.
? Em hãy đề xuất các biện pháp diệt sâu bướm bảo vệ cây trồng?
? Tại sao người ta không áp dụng các biện pháp diệt bướm trưởng thành để bảo vệ mùa màng?
Câu 2: Vào mùa xuân hè, khi thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc, lá non mơn mởn cũng
là lúc các loài sâu bướm phát triển rộ để tận dụng nguồn thức ăn này. Sang tiết thu đông sâu
bướm lại kết kén, hoá nhộng để né tránh điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vừa để tập trung chất
dinh dưỡng, chuẩn bị cho sự “cựa mình”, biến đổi thành bướm trưởng thành. Ở giai đoạn bướm
trưởng thành, dạng sống này lại tìm đến thân cây hút nhựa hay các bông hoa để hút mật.
Vào đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn là mùa ếch đẻ trứng. Chúng tận dụng sự ẩm thấp của
môi trường. Đến mùa đông, nòng nọc đã phát triển thành ếch trưởng thành để chống chọi lại với
những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
KL: trong quá trình tiến hoá, vòng đời của bướm và ếch đã thuận theo quy luật chuyển mùa của
tự nhiên. Điều này giúp chúng tận dụng được nguồn sống, giảm thiểu rủi ro, nhờ đó mà ngày
càng thích nghi với những thay đổi thường xuyên của điều kiện ngoại cảnh.

You might also like