You are on page 1of 26

(Giải thích khái niệm, phân tích, ví dụ)

1. Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt?
a.Khái niệm:
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư
duy của con người.
Theo cách hiểu chung, hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ với nhau.
Nói ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt vì:
Trước hết, nói ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu
tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ. Cùng là hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ khác với các hệ
thống tín hiệu khác ở những đặc điểm sau :
Thứ nhất, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng
không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm,
v.v... chỉ bao gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu
tố là đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau
: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không
ai có thể biết tất cả các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường xuyên được phát triển, bổ sung
thêm.
Thứ hai, vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau.
Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại.
Thứ ba, Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên cứu, người ta thường chia các yếu tố của
ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong những giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ được quy định bởi
những thuộc tính của những đơn vị được phân xuất ra trong khi phân tách chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn
vị bậc cao đến những đơn vị bậc thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp
“nằm trong” các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao “bao gồm” các đơn vị bậc thấp.
Ví dụ : câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị,
hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau
Thứ tư, Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được
biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ không
hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng
hạn, các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện, chẳng
hạn, các từ đồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không những chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn
là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả các
sắc thái tình cảm của con người nữa.
Thứ năm, tính độc lập tương đối của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự
thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính
chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những
chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định.
Chính vì vậy, người ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.
Thứ sáu, giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là
được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng
đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương
tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc
các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.
2. Vì sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Khái niệm ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và
phương tiện tư duy của con người.
Trước hết ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội: Ngôn ngữ không thuộc các hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là hiện
tượng cá nhân, vậy thì nó phải là hiện tượng xã hội. Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen đã viết : Ngôn ngữ là
ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản
thân tôi nữa ; và, cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác. Trong
câu này bản chất xã hội của ngôn ngữ được nhắc tới ba lần : 1. Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội, 2. Ngôn ngữ tồn tại cho
người khác và chỉ vì thế mà nó mới tồn tại cho bản thân tôi, 3. Ngôn ngữ phát sinh do nhu cầu giao tiếp của con người. Như
vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ : 1. Nó phục vụ xã hội với tư cách là
phương tiện giao tiếp ; 2. Nó thể hiện ý thức xã hội ; 3. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Khẳng định ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, chúng ta đồng thời phải vạch rõ vị trí của ngôn ngữ giữa các
hiện tượng xã hội khác. Trong các hiện tượng xã hội, chủ nghĩa Mác phân biệt cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cơ
sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội ở một giai đoạn phát triển nào đó ; kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những
quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật, ... của xã hội và các cơ quan tương ứng với chúng.
Ngôn ngữ không thuộc hạ tầng, không thuộc thượng tầng, cũng không phải là công cụ sản xuất. Ngôn ngữ là một hiện
tượng xã hội đặc biệt. Cái yếu tố chung hiện có trong tất cả các hiện tượng xã hội, kể cả hạ tầng lẫn thượng tầng, là phục
vụ xã hội, ... Nhưng, yếu tố chung hiện có trong mọi hiện tượng xã hội chỉ có bấy nhiêu thôi. Đặc thù riêng biệt của hạ tầng
là nó phục vụ xã hội về mặt kinh tế. Đặc thù riêng biệt của thượng tầng là nó phục vụ xã hội bằng những ý niệm về chính
trị, pháp lí, mĩ thuật và nhiều mặt khác nữa, và tạo cho xã hội những thiết chế tương đương về chính trị, pháp lí và các mặt
khác nữa. Đặc thù riêng của ngôn ngữ là ngôn ngữ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương
tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung
trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, cả trên lĩnh vực sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả trên lĩnh vực chính trị lẫn văn
hoá, cả trên lĩnh vực sinh hoạt xã hội lẫn sinh hoạt thường ngày. Những đặc thù ấy chỉ riêng ngôn ngữ mới có, và chính vì
chỉ ngôn ngữ mới có nên ngôn ngữ mới thành đối tượng nghiên cứu của một khoa học riêng biệt là : ngôn ngữ học.
3. Trình bày các đặc trưng của kí hiệu ngôn ngữ?
Các đặc trưng của kí hiệu ngôn ngữ
a.Tính võ đoán: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của dấu hiệu ngôn ngữ không có một mối quan hệ tự nhiên,
mối quan hệ này chỉ do người bản ngữ quy ước.
Ví dụ: Cùng biểu đạt khái niệm : “ Động vật có xương, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ
và biết bay”, nhưng các ngôn ngữ khác nhau dùng những âm rất khác nhau, chẳng hạn tiếng Việt dùng từ “chim”,
trong tiếng Tây Ban Nha dùng âm “pájaro”, tiếng Anh dùng âm “bird”,..
Trong ngôn ngữ có một số dấu hiệu không có tính võ đoán, tức giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có một mối
quan hệ tự nhiên, chẳng hạn những từ tượng thanh như mèo, chích chòe, bò, v.v…, nhưng số lượng những từ này
không đáng kể. Hơn nữa, tuy mô phỏng âm thanh tự nhiên, nhưng từ tượng thanh cũng mang đặc trưng riêng của từng
ngôn ngữ do ảnh hưởng cách lựa chọn của người bản ngữ. Chẳng hạn cùng mô phỏng tiếng mèo kêu, nhưng từ tượng
thanh trong tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hebrew có âm là [miaw], còn trong tiếng Ảrập
là [mawmaw], trong tiếng Hán là [meaw], trong tiếng Nhật là [niaw]. Vì thế xét cho cùng thì ngay cả từ tượng thanh
cũng có một phần tính võ đoán.

b.Tính đa trị: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của dấu hiệu ngôn ngữ không có mối quan hệ một đối một: một
vỏ ngữ âm có thể dùng để biểu đạt nhiều ý nghĩa (thể hiện qua hiện tượng đa nghĩa và đồng âm), và ngược lại, một ý
nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm khác nhau (thể hiện qua hiện tượng đồng nghĩa).
Ví dụ: Phương ngữ Nam gọi từ “té” có nghĩa là “ngã”, thì ở Bắc “té” có nghĩa là “tạt nước vào mặt nhau” .
Ví dụ: Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
Say sưa có thể được hiểu là một trạng thái sinh lí (vì rượu mà say), và cũng có thể hiểu là một trạng thái tâm lí(vì cô
bán rượu mà say). Chính cách hiểu nước đôi này đã tạo ra sự ý vị của câu ca dao.
c.Tính phân đoạn đôi: Hệ thống ngôn ngữ được tổ chức theo hai bậc, trong đó bậc thứ nhất gồm một số lượng hạn
chế những đơn vị âm cơ bản, không có nghĩa, có thể kết hợp với nhau để tạo ra những đơn vị thuộc bậc thứ hai, gồm
một số lượng lớn những đơn vị có nghĩa. Những đơn vị âm cơ bản đó được gọi âm vị. Số lượng âm vị trong mỗi ngôn
ngữ thường khoảng 40. Các âm vị kết hợp với nhau để tạo ra khoảng vài nghìn hình vị. Các hình vị kết hợp lại với
nhau để tạo thành từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn từ. Các từ kết hợp với nhau để tạo thành một số lượng vô hạn
những ngữ đoạn và câu (về khái niệm âm vị, hình vị, từ, ngữ đoạn và câu
4. Sơ lược về các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ
Khác với nhiều hệ thống khác, ngôn ngữ là một hệ thống rất phức tạp, gồm những yếu tố đồng loại và không đồng
loại với nhau. Trong phần trên, ta đã biết đến cấu trúc hai bậc của hệ thống ngôn ngữ: bậc của những đơn vị âm cơ
bản, không có nghĩa và bậc của những đơn vị có nghĩa. Phân tích chi tiết hơn có thể hình dung các đơn vị ngôn ngữ
được sắp xếp theo những cấp độ sau:
a. Cấp độ âm vị: là cấp độ của các âm vị, đơn vị âm cơ bản và nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ. Bản thân âm vị
không có nghĩa, mà chỉ có chức năng tạo vỏ ngữ âm của các đơn vị mang nghĩa. Nói cách khác, âm vị chỉ có chức
năng khu biệt nghĩa.
Ví dụ: Trong tiếng Anh, meat /mi:t/ “thịt” có 3 âm vị, tea /ti:/ “trà” có 2 âm vị,...
b. Cấp độ hình vị: là cấp độ của các hình vị, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, từ “Đất nước” có 2 hình vị, từ “quốc gia” có 2 hình vị, từ “bàn” có 1 hình vị, từ quyển
sách” có 2 hình vị. Trong tiếng Tây Ban Nha , từ “ computadora” ( có nghĩa là máy tính) có 5 hình vị, từ
“ventilador” (nghĩa là máy quạt) có 4 hình vị. Trong tiếng Anh, từ “teacher” (có nghĩa là giáo viên) có 2 hình vị,
từ “cat’’ ( con mèo) có 1 hình vị,...
c. Cấp độ từ: là cấp độ của các từ, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập, tức có khả năng đảm
nhiệm một chức năng cú pháp trong câu hay có quan hệ kết hợp những đơn vị có khả năng đó. Ngoài từ, ngữ cố
định cũng là đơn vị ngôn ngữ có khả năng hoạt động độc lập, nhưng đó không phải là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất
có khả năng này.
Ví dụ: Chúng tôi rất thích môn học ấy.
Giữa “Chúng tôi” và “rất thích môn học ấy”, giữa “rất” và “thích”, giữa “môn học” và “ấy” có quan hệ kết
hợp. Trogn câu này, mặc dù “học” và “ấy” cùng xuất hiện trong một câu và có vị trí cạnh nhau, nhưng “học”
không có quan hệ kết hợp với “ấy”, hay nói cách khác “học ấy” không phải là một đơn vị.
d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói: ngoài âm vị, hình vị và từ. Đứng trên quan điểm phân biệt chặt chẽ hai bình
diện ngôn ngữ và lời nói thì chỉ có âm vị, hình vị và từ mới được xem là những đơn vị thuộc hệ tôn ti của các đơn
vị ngôn ngữ. Còn ngữ đoạn và câu thuộc bình diện lời nói, vì chúng không phải là đơn vị có sẵn mà chỉ được hình
thành khi nói và có số lượng vô hạn. Trong ngữ đoạn và câu, cái có sẵn, có tính lặp lại, có số lượng hữu hạn làm
thành quy tắc chi phối cách sử dụng đối với tất cả thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ chính là mô hình cấu
trúc, mô hình cấu trúc ngữ đoạn và mô hình cấu trúc câu. Tuy nhiên, mô hình cấu trúc không phải là đơn vị. Ngữ
đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu. Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao
tiếp. Đoạn văn và văn bản cũng là những đơn vị lời nói dùng để giao tiếp, tuy nhiên đó không phải là những đơn
vị lời nói nhỏ nhất thực hiện chức năng này
5. Các quan hệ trong ngôn ngữ(quan hệ kế hợp,quan hệ đối vị, quan hệ tôn ty)
Gồm có:
a. Quan hệ kết hợp: là quan hệ giữa các đơn vị cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để tạo ra một đơn vị lớn hơn.
Ví dụ: Chúng tôi rất thích môn học ấy.
Giữa “Chúng tôi” và “rất thích môn học ấy”, giữa “rất” và “thích”, giữa “môn học” và “ấy” có quan hệ kết
hợp. Trogn câu này, mặc dù “học” và “ấy” cùng xuất hiện trong một câu và có vị trí cạnh nhau, nhưng “học”
không có quan hệ kết hợp với “ấy”, hay nói cách khác “học ấy” không phải là một đơn vị.
Quan hệ kết hợp bao giờ cũng là quan hệ giữa các đơn vị cùng loại (cùng chức năng). Vì thế trong một kết hợp
như XYZ, nếu X và Z là âm vị thì Y cũng phải là âm vị, nếu X và Z là hình vị thì Y cũng phải là hình vị, v.v…
b. Quan hệ đối vị: là quan hệ giữa các đơn vị có khả năng thay thế nhau ở một vị trí nhất định. Các đơn vị có quan
hệ đối vị với nhau lập thành một hệ đối vị. Chúng không bao giờ xuất hiện kế tiếp nhau trong lời nói.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, “mi/mis” (của tôi), “tu/tus” (của bạn), “este” (cái này, số đơn), “estos”(những
cái này, số phức), “el/la” (quán từ xác định), “un/una”(quán từ bất định). Khi kết hợp “este libro mi” là kết hợp
sai ngữ pháp. Muốn biểu đạt “quyển sách này của tôi” là “el mío es este libro”.
c. Quan hệ cấp độ: (quan hệ tôn ti): là quan hệ giữa một đơn vị (ở cấp độ thấp) với một đơn vị (ở cấp độ cao) mà
nó là một yếu tố cấu thành.
Ví dụ: Quan hệ giữa “para” , “sol” (mặt trời) với parasol “kính mát” trong tiếng Tây Ban Nha, quan hệ giữa
“pequeño/pequeña” (nhỏ) và “ito/ita” và “pequeñito/pequeñita” (rất nhỏ).

6. Tiếng Việt thuộc về loại hình ngôn ngữ nào? Hãy lấy ví dụ để làm rõ một vài đặc trưng
loại hình của tiếng Việt.

7. Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ và lời nói khác nhau ở những điểm nào?
Khái niệm ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất và phương tiện tư duy của con người.
Ngôn ngữ và lời nói khác nhau ở những chỗ:
*Lời nói: là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân tạo ra trong hoạt động giao tiếp, có nội dung cụ thể.
*Ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng trừu tượng khỏi bất kì vận dụng nào trong hoạt động ngôn
ngữ. Ngôn ngữ mang tính khái quát, chung cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra lời nói và tiếp nhận lời nói Ngôn ngữ là
tài sản chung của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Ngôn ngữ là sản phẩm chung của XH nhưng tiềm tàng
trong bộ óc mỗi người ở mức độ khác nhau (đó là tính khái quát của ngôn ngữ). Mỗi người sử dụng ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp khác nhau tạo ra lời nói (tính cụ thể, riêng biệt).
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói có thể được nhận thức trên cơ sở những quan điểm biện chứng giữa
cái chung và cái riêng, giữa cái bản chất và cái hiện tượng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể. Trong đó, ngôn ngữ
được xem như là cái chung, cái bản chất, cái trừu tượng; còn lời nói như là cái riêng, cái hiện tượng và cái cụ thể.
Giữa ngôn ngữ và lời nói có MQH giả định lẫn nhau. Lời nói vừa là công cụ vừa là sản phẩm của ngôn ngữ.
Nghiên cứu ngôn ngữ là xuất phát từ lời nói. Lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức (ngôn ngữ trong hoạt động
giao tiếp nói hoặc viết). Nên ngôn ngữ và lời nói đều là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.
Ví dụ: Sử dụng một số yếu tố ngôn ngữ như “cỏ non, cành lê, xanh, trắng điểm, chân trời, một vài bông hoa”, mỗi
người có thể miêu tả mùa xuân khác nhau. Nguyễn Du đã miêu tả mùa xuân ấy bằng 2 câu thơ sau:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Những từ ngữ và quy tắc ngữ pháp được sử dụng trong 2 câu thơ trên mang tính chung của cộng đồng. Tuy nhiên,
cách thức sắp xếp để tạo câu thơ thể hiện phong cách viết riêng của từng cá nhân.

Ví dụ: Trong tiếng Anh, các yếu tố ngôn ngữ sau đây “reads, she, usually, book, a, morning, every” có thể được sắp
xếp thành những lời nói khác nhau như “She usually reads a book every morning” hoặc “Every morning, she usually
reads a book”.

8. Kí hiệu ngôn ngữ là gì? Trình bày ngắn gọn ba đặc trưng chính của kí hiệu ngôn ngữ
Ký hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) tác động vào giác quan con người, làm cho con
người tri gác và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật đó. Ký hiệu là 1 cái gì đó tượng trưng cho 1 cái khác
Ký hiệu chủ ý: "giơ ngón cái" ="khen". Ký hiệu ko chủ ý: "mây đen" = mưa.
*Ba đặc trưng chính của kí hiệu ngôn ngữ:
Thứ nhất, Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu
hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng
biểu thị.
Thứ hai, Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là
giữa hình thức ngữ âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm “người đàn ông cùng
mẹ sinh ra và sinh ra trước mình” trong tiếng Việt được biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu
thị bằng âm [brat] . Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn do sự quy ước, hay là do thói quen của
tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
Thứ ba, Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất
của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và
một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động
vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó : độ lớn,
hình thức, màu sắc, độ đậm nhạt, v.v... tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ
cái chỉ là cải làm cho nó khác với các chữ cái khác : Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét
hơn. có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống
tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu.
9. Kí hiệu ngôn ngữ học là gì? Trình bày ba đặc trưng cơ bản của kí hiệu ngôn ngữ học.
- Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu, ký hiệu ngôn ngữ học không kết nối sự vật với một từ, mà là kết nối một khái niệm
và một hình ảnh âm học.

- Các đặc trưng cơ bản của ký hiệu ngôn ngữ:


• Tính võ đoán: (phụ thuộc vào tâm lý, phương cách tiếp cận)
‣ Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ không có mối liên hệ tự nhiên nào. Mối quan hệ
giữa hình ảnh âm học và khái niệm mang tính quy ước.
‣ Cùng một khái niệm, nhưng mỗi ngôn ngữ dùng cách biểu đạt khác nhau.
‣ Quan hệ giữa hình ảnh âm học và khái niệm là quan hệ quy ước.
• Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt:
‣ Cái biểu đạt hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian (trật tự từ, ngữ điệu,…).
‣ Các yếu tố của cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện theo một trật tự tuyến tính, tạo ra một chuỗi âm thanh
• Tính quy ước:
‣ Ký hiệu ngôn ngữ hình thành dưới sự quy ước của các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ.

10.Ý nghĩa ngữ pháp, phương thức ngữ pháp, phương tiện ngữ pháp. (chương 3: Ngữ
pháp học)
*Ý nghĩa ngữ pháp: là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện
ngữ pháp nhất định.
Thông thường, khái niệm ý nghĩa ngữ pháp được giải thích trên cơ sở đối lập với khái niệm ý nghĩa từ vựng, vì
đó là hai loại ý nghĩa cơ bản mà các đơn vị ngôn ngữ có thể có. Nét chung của hai loại ý nghĩa này là đều phản ánh
kết quả nhận thức của con người vào ngôn ngữ, chịu sự chi phối của các quy luật nội tại của ngôn ngữ và có tính
chất khái quát. Những giữa chúng cũng có sự khác biệt quan trọng và chúng ta cần phải phân biệt:
Ý nghĩa riêng của từng từ được gọi là ý nghĩa từ vựng
Ví dụ: từ “ chair” có nghĩa là “cái ghế”, từ “student” có nghĩa là “sinh viên”, từ “bird” có nghĩa là “con
chim”,...hay của câu “Does the student like the chair?” có nghĩa là người sinh viên có thích cái ghế không?..., ý nghĩa
riêng của từng câu cũng thuộc phạm trù ý nghĩa từ vựng vì nó do ý nghĩa từ vựng của các từ trong câu trực tiếp tạo
nên.
Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung của hàng loạt đơn vị ngôn ngữ.
Ví dụ: Trong tiếng Anh, ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như: “played” (chơi+ chỉ từ số phức),
“loved” (yêu + chỉ từ số phức), “studied” ( nghiên cứu, học tập + chỉ từ số phức),...
Trong tiếng Tây Ban Nha, ý nghĩa số phức là ý nghĩa chung của các từ như:
Libro →libros (sách + chỉ từ số phức)
Cama → camas (cái giường + chỉ từ số phức)
Mesa → mesas (cái bàn + chỉ từ số phức)
Silla → sillas ( cái ghế+ chỉ từ số phức),....
Cho thấy rằng, ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa khái quát hơn ý nghĩa từ vựng.
Ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được biểu hiện bằng các phương tiện vật chất chuyên biệt, được gọi là
phương tiện ngữ pháp. Cũng như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện ra bằng những hình thức
nhất định. Có điều, mỗi loại ý nghĩa tìm cho mình một loại phương tiện biểu hiện riêng : Đối với việc biểu đạt ý
nghĩa từ vựng, phương tiện ấy là phương tiện từ vựng. Còn phương tiện thích hợp để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là
phương tiện ngữ pháp.
Ví dụ, các ý nghĩa từ vựng “sinh viên”, “con mèo”, “cái bàn”, ... trong tiếng Anh được thể hiện bằng những từ
tương ứng.
Không thể nói tới sự tồn tại của một ý nghĩa ngữ pháp nào đó trong một ngôn ngữ nhất định nếu không
tìm thấy phương tiện ngữ pháp diễn đạt nó.
Chẳng hạn: xét về mặt nhận thức thế giới khách quan, người Việt cũng có khả năng phân biệt giới tính của người
và động vật như người Nga hay người Pháp. Nhưng trong tiếng Việt, sự phân biệt ấy chỉ được thể hiện bằng phương
tiện từ vựng, tức là bằng những từ cụ thể như nam, nữ, đực, cái, trống, mái, ông, bà, anh, chị, ... “Giống đực”, “giống
cái” trong tiếng Việt không phải là ý nghĩa ngữ pháp. Trái lại, trong tiếng Nga, tiếng Pháp, các ý nghĩa về giống được
thể hiện bằng phụ tố của từ hoặc bằng hư từ, tức là bằng các phương tiện ngữ pháp, ở tất cả các danh từ và tính từ,
kể cả ở những từ biểu thị các sự vật vốn không có giới tính. Ở các ngôn ngữ này, nhận thức về giống trong tư duy đã
được hiện thực hóa thành ý nghĩa ngữ pháp.

*Phương thức ngữ pháp: là những cách thức chung nhất để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao giờ cũng được hiện thực hóa dưới những dạng vật chất cụ
thể; những dạng vật chất cụ thể đó gọi là phương tiện ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha cũng dùng các phương tiện ngữ pháp là s/es để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp số
phức như trong Tiếng Anh, Chẳng hạn như: “mesas” (“mesa” cái bàn + chỉ từ số phức), “casas”(“casa” ngôi nhà +
chỉ từ số phức), “ventiladores”( “ventilador” cái quạt + chỉ từ số phức),...Hay trong tiếng Anh “ed” để biểu hiện ý
nghĩa ngữ pháp thì quá khứ. Tất cả những phương tiện ngữ pháp khác nhau đó thuộc cùng một phương thức ngữ
pháp: phương thức phụ tố.
Phương thức ngữ pháp gồm 7 phương thức : Phương thức phụ tố; Phương thức biến tố bên trong (phương thức luân
phiên âm vị học); Phương thức thay chính tố; Phương thức trọng âm; Phương thức hư từ; Phương thức trật tự từ và
Phương thức ngữ điệu.

11.Phạm trù ngữ pháp là gì? Tại sao nhiều phạm trù ngữ pháp lại được cho là không có
trong tiếng Việt.
Khái niệm Phạm trù ngữ pháp:
Phạm trù ngữ pháp: là thể thống của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ
pháp đối lập tương ứng.
Ví dụ: sự đối lập giữa số đơn và số phức (ví dụ map - số đơn và maps - số phức). Một phạm trù ngữ pháp được xét
dựa trên nguyên tắc đối lập (về ý nghĩa và cả về hình thức), vì không có hiện tượng nào trong hệ thống ngôn ngữ tồn tại
không dựa trên sự đối lập.

Nhiều ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có thể được biểu hiện trong cùng một hình thức ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “ He plays the guitar” (Anh ta chơi đàn ghi-ta), ”s” là hình thái ngữ pháp vừa có ý nghĩa
ngôi thứ ba, số đơn(phân biệt với “I play the guitar” tôi chơi đàn ghi-ta) , vừa có ý nghĩa thì hiện tại (phân biệt với ‘’He
played the guitar” Anh ấy đã chơi đàn ghi-ta).
* Nhiều phạm trù ngữ pháp lại được cho là không có trong tiếng Việt vì:
Có 10 phạm trù ngữ pháp gồm: Phạm trù số, Phạm trù đếm được/ không đếm được, Phạm trù giống, Phạm trù cách,
Phạm trù ngôi, Phạm trù nội động/ngoại động, phạm trù thì, phạm trù thể, phạm trù thái, phạm trù thức.
Trong đó:
*Phạm trù số: Tiếng Việt không có phạm trù số của tính từ và động từ nhưng có phạm trù số của danh từ. Phạm trù số
của danh từ biểu thị số lượng của sự vật. Bao gồm 3 ý nghĩa bộ phận:
- Số ít, ví dụ: con mèo
- Số nhiều , ví dụ: các con mèo.
- Giống trung : biểu thị cả lớp sự vật, không phan biệt ít hay nhiều, ví dụ: “mèo”.
Có thể thấy rằng tuy các ngôn ngữ đã kể trên đều có các ý nghĩa số ít, số nhiều, nhưng trong mỗi ngôn ngữ những ý
nghĩa ngữ pháp ấy mang một giá trị khác nhau, tùy thuộc hệ thống đối lập về số mà chúng tham gia. Phạm trù số của
tính từ biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một hay nhiều sự vật. Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp có hai
số là số ít và số nhiều. Để tính từ ở số nào là điều phụ thuộc vào danh từ mà nó đi kèm. Phạm trù số của tính từ không có
trong tiếng Anh, tiếng Việt. Phạm trù số của động từ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn tả ở động từ với
một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngôn ngữ mà động từ được chia theo ngôi như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng
Anh, ... và không có trong tiếng Việt.
*Phạm trù giống: Không có trong Tiếng Việt. Mặc dù trong tiếng Việt, người ta có hể ghép các yếu tố như ông, bà, anh,
chị, trai,gái, nam, nữ, trống, mái, đực, cái,..vào phía trước hoặc phía sau những danh từ vốn không có ý nghĩa giới tính,
nhưng ta không thể coi đó là những dạng thức ngữ pháp , vì:
- Các yếu tố nếu trên không phải là phụ tố, hay hư từ, mà là những danh từ có thể đảm nhiệm các chức vụ cú pháp như
những danh từ khác, ví dụ : ông nói gà, bà nói vịt ; trai tài, gái sắc ; nam nữ bình đẳng ; tốt mái hại trống, ..
- Nếu xem các tổ hợp như nam sinh viên, nữ sinh viên, bác trai, bác gái, ... là những dạng thức ngữ pháp biểu thị giống
thì khi gặp trường hợp mỗi yếu tố trong các tổ hợp ấy được sử dụng độc lập, ta không thể giải thích đó là dạng thức biểu
thị giống gì.
*Phạm trù cách: Không có trong tiếng Việt. Cách thường được thể hiện bằng phụ tố hoặc phụ tố kết hợp với những phương
tiện ngữ pháp khác như hư tư, trật tự từ, trọng âm. Nhìn chung, người ta không coi giới từ trong tiếng Việt là dấu hiệu của
cách, vì nó khó có thể tập hợp chúng vào một hệ hình xác định nào.
*Phạm trù ngôi: Không có trong tiếng Việt vì không có phụ tố nhân xưng của động từ, hay một phương tiện ngữ pháp nào
khác. Sự phân biệt vai giao tiếp của chủ thể sự tình chỉ có thể được biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng thuần túy như
đại từ nhân xưng hay danh từ.
*Phạm trù thì: Tiếng Việt có nhiều từ liên quan đến ý nghãi thời gian như: đã, đang, sẽ, vừa, sắp, mới, từng,...nhưng không
thể coi tiếng Việt có sự phân biệt ba ý nghĩa ngữ pháp quá khứ, hiện tại, tương lai.
*Phạm trù thức: Không có trong tiếng Việt vì sự phân biệt về ý nghĩa trần thuật, cầu khiến, điều kiện,...không được mã
hóa trong hệ thống ngữ pháp như trong các ngôn ngữ biến hình.
Các phạm trù ngữ pháp nêu trên được hình thành chủ yếu trên cứ liệu các ngôn ngữ Ấn- Âu. Tiếng Việt có rất ít những
phạm trù ngữ pháp như vậy. Nhiều sự phân biệt ý nghĩa trong các ngôn ngữ biến hình được biểu thị bằng phương tiện
ngữ pháp thì trong tiếng Việt được biểu thị bằng phương tiện từ vựng.

12. Hình vị là gì? Có những cách phân loại hình vị nào? Hình vị được quan niệm thế nào trong tiếng Việt? Trình
bày, có phân tích ví dụ để làm rõ 3 câu hỏi này.
Hình vị : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Đó là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ. Một từ có thể gồm một hoặc
nhiều hình vị.
Ví dụ: Từ gồm một hình vị: nhà, sân, sách, bút, thước. Trong tiếng Tây Ban Nha, từ có một hình vị như: “sol”(mặt
trời), “sal” (muối),...
Từ gồm nhiều hình vị trông tiếng Tây Ban Nha: “casa” ( ngôi nhà) có 2 hình vị, “lámpara” (đèn ngủ) có 3
hình vị, “computadora” ( máy tính) có 5 hình vị,....
*Những cách phân loại hình vị:
Cách phân loại thứ nhất: Trong ngôn ngữ biến hình người ta thường chia hình vị làm hai loại: chính tố và phụ tố.
Chính tố là hình vị có ý nghĩa từ vựng tạo nên cơ sở của từ (từ một hình vị). Phụ tố là hình vị đi kèm theo chính tố
để biểu hiện ý nghĩa từ vựng phát sinh hay ý nghĩa ngữ pháp của từ.
Căn cứ vị trí của phụ tố so với chính tố, có thể chia phụ tố thành:
- Tiền tố (phụ tố đứng trước chính tố). Ví dụ: với chính tố là “mature” ( tính từ, chín chắn), thêm tiền tố “im”
tạo thành “immature” tính từ có nghĩa “thiếu chín chắn”. Từ “happy” (vui vẻ) thêm tiền tố “un” tạo thành
“unhappy” (bất hạnh).
- Trung tố(nằm ngay trong chính tố):
- Hậu tố (đứng sau chính tố): Ví dụ như: Trong Tiếng Anh, từ “care” là động từ có nghĩa là “quan tâm”, thêm
hậu tố “ful” tạo thành “careful” là tính từ nghĩa là “cẩn thận”, từ “care” là động từ có nghĩa là “quan tâm”,
thêm hậu tố “less” tạo thành “careless” là tính từ “bất cẩn”,...

Căn cứ vào chức năng, có thể phân biệt hai loại phụ tố:
- Phụ tố biến hình từ (biến tố): Có chức năng cấu tạo những dạng thức ngữ pháp khác nhau của từ
Ví dụ:
Chicken (Gà + số đơn) →Chickens( Gà+ số phức)
Bird (Chim + số đơn) → Birds ( Chim+ số phức)
Buys ( Mua, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại) → Bought ( Mua, thì quá khứ)
- Phụ tố phái sinh từ : Có chức năng kết hợp với chính tố tạo ra từ mới
Ví dụ:
Home ( nhà) →Homeless ( Vô gia cư)
Teach ( động từ, Dạy) → Teacher ( danh từ, Giáo viên)
Happy ( tính từ, hạnh phúc) → happyness ( danh từ, sự hạnh phúc)
Cách phân loại thứ hai: Hình vị còn có thể chia thành hai loại là: hình vị tự do và hình vị ràng buộc (không tự
do).
Hình vị tự do là hình vị có thể tự mình làm thành một từ đơn, còn hình vị ràng buộc là hình vị chỉ có thể làm bộ
phận của từ. Hai cách phân chia hình vị trên đây có quan hệ với nhau, nhưng không trùng nhau. Phụ tố bao giờ
cũng là hình vị ràng buộc, còn chính tố thường là hình vị tự do.
Ví dụ: boy “con trai”, book “sách”, happy “hạnh phúc”, dog “chó”, cat “mèo”, v.v…, nhưng đôi khi là hình vị
ràng buộc: huckle(berry) “cây việt quất, quả của cây việt quất”, (dis)gruntled “bực tức”, (per)ceive “nhận biết, lĩnh
hội”, (re)ceive “nhận, lĩnh”, (con)ceive “thụ thai”, v.v… (tiếng Anh)
*Cách phân loại thứ ba: Chia làm hình vị từ vựng và hình vị ngữ pháp
- Hình vị từ vựng: là hình vị tự thân có nghĩa : boy, buy, big,...
- Hình vị ngữ pháp: là hình vị xuất hiện trong một kết cấu, biểu thị mối quan hệ giũa các hình vị khác hay giữa
các từ : of, the, but, on, in,..hoặc : -s, -ed, -ing,...

* Hình vị được quan niệm thế nào trong tiếng Việt:


Đối với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt thì không thể phân chia hình vị thành hai loại chính tố và phụ
tố. Hình vị tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập khác có những đặc trưng riêng biệt. Tuyệt đại đa số hình vị trong
tiếng Việt có kích thước là âm tiết (thường được gọi là tiếng).
Ví dụ: Trong tiếng Anh, hình vị có kích thước không cố định, có thể nhỏ hơn âm tiết ( dogs, men, tea, một âm
tiết, hai hình vị), một âm tiết (boy, book, and, but, v.v… - đối với boy, book, nếu tính cả hình vị zero thì có hai hình
vị) hay nhiều âm tiết (harvest “thu hoạch, gặt hái”, gorilla “khỉ đột”),...Thì trong tiếng Việt, “sao anh không về chơi
thôn Vĩ?” trong câu này có 7 âm tiết,...
13.Phân biệt phụ tố biến hình từ và phụ tố phái sinh từ:
Hình vị Biến hình từ Phái sinh từ
Giống Đều là Phụ tố
Khác • Không làm thay đổi nghĩa, Làm thay đổi nghĩa và loại từ
loại từ • Không ràng buộc cú pháp
• Có ràng buộc cú pháp • Không có tính sản sinh cao
• Có tính sản sinh cao • Xuất hiện trước hình vị biến
• Xuất hiện sau hình vị phái hình từ
sinh từ • Có thể là tiền tố/hậu tố
• Thường là hậu tố

Ví dụ: Phụ tố Biến hình từ: Có chức năng cấu tạo những dạng thức ngữ pháp khác nhau của từ:
Chicken (Gà + số đơn) →Chickens( Gà+ số phức)
Bird (Chim + số đơn) → Birds ( Chim+ số phức)
Buys ( Mua, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại) → Bought ( Mua, thì quá khứ)
Ví dụ: Phụ tố Phái sinh từ: Có chức năng kết hợp với chính tố tạo ra từ mới
Home ( nhà) →Homeless ( Vô gia cư)
Teach ( động từ, Dạy) → Teacher ( danh từ, Giáo viên)
Happy ( tính từ, hạnh phúc) → happyness ( danh từ, sự hạnh phúc)

14.Nêu và làm rõ một định nghĩa có tính phổ quát về từ.


Từ là gì:.. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập.Tuy nhiên, khái niệm từ trong các ngôn ngữ
khác nhau là rất khác nhau, do đó không thể xác định những đặc điểm cơ bản, phổ biến của từ trong tất cả các ngôn ngữ
trên thế giới. Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với
nhau theo những nguyên tắc nhất định.
Chẳng hạn xét câu: “Tôi mua sách và bút”. Trước hết có thể thấy tôi và mua sách và bút có khả năng hoạt động độc
lập, tôi làm chủ ngữ, mua sách và bút làm vị ngữ, nhưng chỉ có tôi là từ, vì mua sách và bút không phải là đơn vị có khả
năng hoạt động độc lập nhỏ nhất, mà có thể phân tích thành những đơn vị có khả năng hoạt động độc lập nhỏ hơn là mua,
làm trung tâm của vị ngữ; sách và bút làm bổ ngữ. Sách và bút có thể phân tích ra sách, bút là những đơn vị cùng có chức
năng bổ ngữ, bổ nghĩa cho mua. Còn và dĩ nhiên là từ vì có quan hệ kết hợp với sách, bút.
Về hoạt động trong lời nói, từ là đơn vị có khả năng hoạt động độc lập. Nhờ đặc điểm này (đặc điểm chức năng), ta phân
biệt được từ với đơn vị bậc thấp hơn nó là hình vị. Hình vị tuy có nghĩa nhưng không trực tiếp tạo nên cụm từ và câu.
Chúng xuất hiện trong lời nói chỉ như một bộ phận của từ, không thể tách riêng ra mà dùng được.
Ví dụ, trong các câu “Tôi đến nhà máy”, “Họ rời sân bay” , ta không thể dùng một trong các hình vị nhà, máy thay
cho nhà máy hay sân, “bay” thay cho “sân bay”. Còn trong trường hợp “nhà”, “máy”, “sân” và “bay” được sử dụng độc
lập (chẳng hạn : “Nhà này có sân”) thì đó là các từ chỉ do một hình vị tạo thành. Trong ngôn ngữ, bên cạnh từ, còn có cụm
từ và câu là những đơn vị có khả năng hoạt động độc lập. Nhưng từ là đơn vị nhỏ nhất trong số đó, không thể tiếp tục chia
tách thành những đơn vị hoạt động độc lập được nữa .

15.Việc xác định từ loại dựa trên những tiêu chí nào?
Từ loại là : phạm trù phân loại từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp của nó. Vì vậy có tác giả gọi đó là phạm trù từ vựng-
ngữ pháp, một tên gọi có thể dùng cho các phạm trù ngữ pháp có tính chất phân loại.
Người ta dựa vào các tiêu chí sau đây: ý nghĩa khái quát và hình thức ngữ pháp để xác định từ loại.
* Ý nghĩa khái quát: Đó là ý nghĩa chung có tính chất phạm trù của hàng loạt từ.
Ví dụ: Ý nghĩa sự vật là ý nghĩa chung cho hoa, xe, sông, suối, hồ, nhà, sách, chó, bàn, v.v…;
Ý nghĩa hành động là ý nghĩa chung cho ăn, ngủ, chạy, nhảy, nói, đánh, v.v…;
Ý nghĩa đặc trưng, tính chất là ý nghĩa chung cho: đẹp, tốt, già, trắng, đen, cao, thấp,... v.v…
*Hình thức ngữ pháp: Tùy vào đặc trưng loại hình ngôn ngữ mà đặc điểm hình thức ngữ pháp của từ loại có tính
chất hình thái học, cú pháp học hay cả hai.
Ngôn ngữ học đại cương được hình thành chủ yếu trên cứ liệu các ngôn ngữ biến hình nên rất coi trọng đặc điểm
hình thái học của từ khi phân chia từ loại. Tuy nhiên, đối với những ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, các đặc
điểm cú pháp học của từ mới thực sự có giá trị khi giải quyết vấn đề này và hình thức ngữ pháp của từ chung quy
được thể hiện qua:
- Khả năng kết hợp: Các từ khi tham gia cấu tạo câu bao giờ cũng kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất
định và khả năng kết hợp đó phản ánh những đặc điểm ngữ pháp của chúng.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, chỉ có những từ mang ý nghĩa sự vật mới có khả năng kết hợp với đại từ
chỉ định (este, esta, ese, esa, aquel, aquella- nghĩa tương ứng là này, kia, đó) và từ chỉ lượng (todo,
unos/unas, algo, nada – nghĩa tương ứng là mọi, những, ...). Ngược lại, chúng không kết hợp với (pretérito
indefinido- “đã” , pretérito perfecto – “vừa” , estar gerundio – “đang”) là những từ thường kết hợp với từ
mang ý nghĩa sự tình.
- Chức năng cú pháp: Để cấu tạo câu, các từ phải đóng những vai trò nhất định như chủ ngữ, vị ngữ, bổ
ngữ, định ngữ, v.v… Vai trò đó được gọi là chức năng cú pháp. Mỗi nhóm từ trong ngôn ngữ thường đảm
nhiệm một chức năng có pháp nhất định và điều đó phản ánh bản chất ngữ pháp của nó.
Hiện nay, quan điểm sử dụng đồng thời những tiêu chí khác nhau vào việc phân chia từ loại được nhiều nhà Ngôn ngữ
học, đặc biệt là trong giới Việt ngữ học, chia sẻ. Song việc vận dụng quan điểm này để xác định từ loại của một ngôn ngữ
cụ thể, nhất là những ngôn ngữ không biến đổi hình thái như tiếng Việt nảy sinh nhiều vấn đề chưa được giải quyết thoả
đáng.

16.Làm rõ khái niệm ngữ đoạn (dưới câu, để tạo câu, có một chức năng ngữ pháp trong
câu)
Khái niệm ngữ đoạn:
Ngữ( ngữ đoạn) là đơn vị đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định trong câu. Xét về cấu tạo, ngữ có thể gồm
một từ hoặc nhiều từ.
Trong khi từ là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, thì ngữ là đơn vị của lời nói, mang một chức năng cú pháp nhất định
trong một câu nói cụ thể
Ví dụ: “Tôi uống cà phê” là một câu do 2 ngữ cấu tạo nên. Ngữ thứ nhất là “tôi” gồm 1 từ đóng vai trò là chủ ngữ,
ngữ thứ hai là “uống cà phê” gồm 3 từ đóng vai trò là vị ngữ.
Căn cứ vào số lượng từ cấu tạo nên ngữ, có thể phân biệt ngữ đơn (chỉ có một từ) và ngữ phức (gồm nhiều từ). Trong
ngữ phức, căn cứ vào quan hệ cú pháp giữa các từ tham gia tổ hợp, có thể phân biệt ngữ đẳng lập như sách vở, ngữ
chính phụ như con mèo đen, đọc sách, cũng đẹp và ngữ chủ vị, thường gọi là tiểu cú như anh mua cho tôi trong Cuốn
sách mà anh mua cho tôi rất hay. Trong loại ngữ chính phụ, căn cứ vào bản chất ngữ pháp của thành tố trung tâm,
có thể phân biệt ngữ danh từ (sách của tôi, con mèo đen) và ngữ vị từ (vẫn đứng yên, đọc, rất hay, cũng đẹp). Theo
cách hiểu của khá nhiều tài liệu Ngôn ngữ học hiện nay thì chỉ có loại ngữ phức mới là ngữ đoạn. Cách hiểu này
phân biệt từ và ngữ dựa vào cấu trúc nội tại của đơn vị. Theo đó có thể nói câu Tôi đọc sách có chủ ngữ là một từ và
vị ngữ là một ngữ đoạn.

17.Làm rõ khái niệm câu (là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, là đơn vị lớn nhất của ngữ pháp,
câu gồm các ngữ đoạn).
*Khái niệm câu:
Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp. Câu là phạm vi lớn nhất của các quan hệ ngữ pháp. Câu không
cấu tạo bằng những đơn vị ngôn ngữ mà cấu tạo bằng những đơn vị chức năng (ngữ đoạn).
Ví dụ: “Đôi dép này rất đẹp.”,”Tôi đã ăn cơm rồi”, “Xin lỗi cậu” , “Tuyết!”.
Cấu trúc câu: có 2 phương pháp phân tích cấu trúc câu
‣ Phân tích dựa vào thành phần câu: (chủ yếu trong Tiếng Việt) :
- Câu bao gồm: Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ.
- Thành phần ngữ:
• Định ngữ: thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ.
• Bổ ngữ: thành phần phụ bổ nghĩa cho động từ, vị từ.
‣ Phân tích thành tố trực tiếp:
- Chức năng các thành tố trong cấu trúc cú pháp không cần được xác định.
- Xác định các thành tố cú pháp có mối quan hệ trực tiếp với nhau theo nguyên tắc lưỡng phân và phạm trù
từ loại của những thành tố.
Ví dụ: “My sister washed her clothes” “Chị tôi giặt áo quần” có thể được phân tích như là cấu trúc cú pháp
gồm hai thành tố trực tiếp là my sister (ngữ danh từ) và washed her clothes (ngữ động từ). Sau đó phân tích
tiếp, ta có my sister gồm my (từ chỉ định) và sister (danh từ), washed her clothes gồm washed (động từ) và
her clothes (ngữ danh từ), her clothes gồm her (từ chỉ định) và clothes (danh từ). Thành tố trực tiếp nhỏ
nhất của quá trình phân tích này là từ hoặc hình vị.

18. Quan hệ cú pháp là gì? Nêu và cho ví dụ những quan hệ cú pháp cơ bản (chính phụ, đẳng lập, chủ vị)
*Khái niệm Quan hệ cú pháp:
Quan hệ cú pháp là quan hệ kết hợp giữa những thành tố tạo nên ngữ đoạn (phức) và câu.
Quan hệ cú pháp là quan hệ được xác lập trong phạm vi câu. Gồm
*Quan hệ đăng lập: là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Có vai trò như nhau trong việc
quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn tổ hợp, có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài tổ hợp đó.
Ví dụ: Quần áo đẹp. ( Chúng ta có thể phân tích thành “ quần đẹp”, “áo đẹp”)→quần, áo là đẳng lập giới vì bình đẳng
về mặt ngữ pháp và có quan hệ như nhau với yếu tố bên ngoài)
Tôi và chị gái đều được mẹ tặng cho những món quà rất đẹp ( “Tôi” và “chị gái” có quan hệ đặng lập vì bình
đẳng về mặt ngữ pháp và có quan hệ như nhau với yếu tố bên ngoài)
*Quan hệ chính phụ: là quan hệ giữa hai thành tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, trong đó có thành tố
trung tâm và thành tố phụ.
+Thành tố trung tâm quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn ngữ đoạn và chức năng ngữ pháp của thành tố phụ và
những yếu tố bên ngoài ngữ đoạn đó
Ví dụ: My mother bought a lot of gifts for her daughter
Trong My mother ( mother là trung tâm, my là định ngữ cho mother, mother có chức năng là chủ ngữ, không phải my)
Ví dụ: Mấy quyển vở kia( Vậy quyển là trung tâm hay vở là trung tâm), Khi xác định trung tâm ngữ đoạn chính phụ,
thì phải đứng trên quan điểm ngữ pháp để xác định yếu tố nào quyết định bản chất ngữ phap của cả ngữ đoạn. Vậy “mấy
quyển kia” hay “mấy vở kia” → Quyển là trung tâm

*Quan hệ chủ- vị: là quan hệ cú pháp giữa hai trung tâm ( chủ ngữ và vị ngữ) phụ thuộc vào nhau và chức năng cú
pháp của chúng được xác định ngay trong kết cấu do chúng tạo nên mà không cần đặt vào trong một kết cấu nào lớn
hơn.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, “ Ella tiene una chaqueta roja muy hermosa” ( Cô ấy có một chiếc áo khoác màu đỏ
rất đẹp). Trong câu này, chủ ngữ là “ Ella” ( Cô ấy) và vị ngữ là “tiene una chaqueta roja muy hermosa” (có một chiếc
áo khoác màu đỏ rất đẹp - ở hình thái ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại),...

19.Nêu hiện tượng đa nghĩa, đồng âm. Cho ví dụ.


*Khái niệm:
1.Đa nghĩa: là hiện tượng một từ có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai) có liên quan với nhau.
Ví dụ: Tiếng Việt Nam ta có rất nhiều từ đa nghĩa, điển hình có thể kể đến là từ “ăn”
Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể
Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh
Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó

2. Đồng âm: là hiện tượng một hình thức ngữ âm có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai), nhưng giữa những nghĩa này
không có mối liên quan nào.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, từ “ca” nghĩa là “đồ đựng, dùng để uống nước” hoặc cũng có nghĩa là “ trường hợp”
Từ”bác” có nghĩa là (anh, chị, của cha hay của mẹ mình) hoặc cũng có nghĩa “đại từ chỉ
người”.
Trong tiếng Tây Ban Nha, từ “recorrido” có nghĩa là “tuyến đường” và cũng có nghĩa là “ chuyến du lịch”
,...

Đây là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ, nhưng mỗi ngôn ngữ có những biểu hiện khác nhau. Như
ta biết, các từ càng ngắn, có cấu trúc càng đơn giản càng dễ có hiện tượng đồng âm. Vì vậy, ở những ngôn
ngữ có nhiều từ đơn, gồm một vài âm tiết như tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v... hiện tượng đồng âm dễ xảy ra
hơn so với các ngôn ngữ có nhiều từ ghép như tiếng Đức chẳng hạn. Đặc điểm nổi bật của tiếng Việt là từ,
hình vị và âm tiết thường trùng nhau cho nên hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt phổ biến hơn các ngôn
ngữ châu Âu.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chúng
trùng với nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của
chúng. Nếu các từ này trùng nhau trong tất cả các dạng thức ngữ pháp của mình thì đó là những từ đồng
âm hoàn toàn.

20.Quan hệ trái nghĩa là gì, có những loại nào? Cho ví dụ?


*Khái niệm quan hệ trái nghĩa:
Quan hệ trái nghĩa là quan hệ giữa hai từ có một nét nghĩa nào đó đối lập nhau
Ví dụ: nóng – lạnh là cặp từ trái nghĩa thang độ
Trong tiếng Tây Ban Nha, các cặp từ trái nghĩa phương hướng như là: “delante de” (phía trước) – “detrás
de” (phía sau), “a la derecha de” (bên phải) – “a la izquierda de” (phía trái), “encima de” ( phía trên) – “debajo de”
( phía dưới),...

Có 4 kiểu trái nghĩa quan trọng:


-Trái nghĩa lưỡng phân: là quan hệ giữa những cặp từ ngữ trái nghĩa tạo thành hai cực mâu thuẫn nhau, phủ định
cực này tất phải chấp nhận cực kia.
Ví dụ: Chẳn – lẻ : đây là cặp từ trái nghĩa lưỡng phân. Khi nói “Đây không phải là số chẵn” thì điều đó có nghĩa
“đây là số lẻ”.
- Trái nghĩa thang độ: là quan hệ giữa những từ ngữ trái nghĩa tạo thành hai cực có điểm trung gian, thành thử
phủ định cực này chưa hẳn đã tất yếu phải chấp nhận cực kia.
Ví dụ: Nóng – lạnh là cặp từ trái nghĩa thang độ
Calor – Frío (nóng – lạnh) là cặp từ trái nghĩa thang độ

- Trái nghĩa nghịch đảo: là quan hệ giữa những từ ngữ trái nghĩa tạo thành hai cực giả định lẫn nhau.
Ví dụ: Thầy ấy là giảng viên của tôi, tức là giả định tôi là sinh viên của thầy ấy, và ngược lại. “Sinh viên” và “Giảng
viên” là cặp từ trái nghĩa nghịch đảo.
- Trái nghĩa phương hướng: là quan hệ giữa những từ ngữ chỉ các hướng đối lập nhau.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, các cặp từ trái nghĩa phương hướng như là: “delante de” (phía trước) – “detrás
de” (phía sau), “a la derecha de” (bên phải) – “a la izquierda de” (phía trái), “encima de” ( phía trên) – “debajo de”
( phía dưới),...

21.Thế nào là hành động tạo ngôn?Ngôn trung?Xuyên ngôn? Cho ví dụ.
*Khái niệm: Ngôn ngữ học gọi ý định của người nói thực hiện với phương tiện lời nói, là hành động ngôn trung, phân
biệt với việc phát âm đơn thuần một câu nói, gọi là hành động tạo ngôn và tác động của câu nói với người nghe, gọi là
hành động xuyên ngôn.
Ví dụ: Khi đứa con nghe người mẹ nói: “Còn ăn đấy à?”. Thì thông thường không thể trả lời, chẳng hạn: Vâng, con còn
ăn hay Vâng, con không ăn; mà phải nói: Con ăn nhanh đây ạ. Điều đó chứng tỏ bất chấp đây là một câu hỏi về mặt hình
thức thuộc dạng có - không, đứa con buộc phải hiểu ý người mẹ là muốn mình phải ăn nhanh lên. Như thế, ý định người
mẹ thông qua câu nói là đưa ra một mệnh lệnh, và bằng mệnh lệnh đó, muốn đạt đến một tác động nhất định: đứa con
phải ăn nhanh lên.
22.Thế nào là nghĩa tường minh? Nghĩa hàm ẩn?
*Khái niệm:Phần tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đây được xem là
nghĩa thực và ai cũng có thể hiểu được.
Nghĩa hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ
những từ ngữ ấy.

Khái niệm:

+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. Lớp nghĩa này
được thể hiện ngay trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh muốn miêu tả, diễn giải.

+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ
những từ ngữ ấy. Thường mang đến lớp nghĩa sâu sắc hơn mà người nói muốn truyền tải.

– Về bản chất:

+ Nghĩa tường minh còn được biết đến với tên gọi phổ thông là nghĩa đen. Do đó lớp nghĩa này thể hiện
ngay khi chúng ta nghe hay đọc thông tin. Nó được thể hiện trong câu, thông qua câu chữ người nghe,
người đọc có thể thấy và hiểu ngay.

+ Nghĩa hàm ý hay còn gọi là nghĩa bóng. Khác với nghĩa đen, nghĩa bóng không thể nhìn thấy ngay mà
cần người đọc, người nghe phải suy ngẫm và khám phá sự tinh túy ẩn chứa trong con chữ. Do đó các đối
tượng nghe và nói phải hiểu nhau, kết nối với nhau trong mục đích diễn đạt.

Ví dụ: “Tuấn đã cai thuốc lá “ ở ví dụ này , chữ “cai “ cho biết rằng Tuấn trước đây đã nghiện thuốc lá. Câu ví dụ đi
kèm với nghĩa tường minh, là phần thông báo ngoài những gì được nói thẳng ra.

Ví dụ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

– Nghĩa tường minh:

+ Nhiễu điều: tấm vải đỏ.

+ Giá gương: bàn thờ.

Ý cả câu là tấm vải đỏ được phủ lên bàn thờ. Các mô tả này gắn với khung cảnh hiện ra thể hiện sự uy
nghiêm, thiêng liêng.
– Hàm ý: Câu nói khuyên nhủ chúng ta – những công dân của tổ quốc hãy biết yêu thương, san sẻ, đùm
bọc nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất. Xây dựng sự đoàn kết, đùm bọc và thương yêu lẫn nhau. Cùng nhau
giúp cho đất nước, quê hương của mình phát triển giàu đẹp, văn minh hơn. Chính nhờ sự đoàn kết, đồng
lòng mà đất nước mới có được các sức mạnh và giá trị như ngày hôm nay.

23.Tiêu chí để xác định nguyên âm, phụ âm? Cho ví dụ.
Dựa theo cách thoát ra của luồng âm không khí khi phát âm, các âm tố thường được phân ra làm hai loại chính:
nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant).
– Nguyên âm: Nếu âm thoát ra một cách tự do, có một âm hưởng “êm ái”, “dễ nghe”, mà đặc trưng âm học của
nó có tần số xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn thì được gọi là tiếng thanh. Về bản chất âm học, nguyên
âm là tiếng thanh.
Nói một cách khác, nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo ra bằng luồn không
khí phát ra tự do, không có chướng ngại.
– Phụ âm: Ngược lại với nguyên âm, phụ âm là tiếng động. Những tiếng này không “dễ nghe”, có tần số không ổn
định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn.
– Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trung gian, đó là các bán nguyên âm
hay bán phụ âm.Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm.
2. Các tiêu chí miêu tả và phân loại nguyên âm
– Theo vị trí của lưỡi. Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau.
– Theo độ mở của miệng. Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ mở rộng – hẹp.
– Theo hình dáng của đôi môi. Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi – không tròn môi.
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về trường độ, tính mũi hoá.
Chúng ta có thể nhận diện các nguyên âm qua hình thang nguyên âm
3. Các tiêu chí miêu tả và phân loại phụ âm
– Về phương thức cấu âm. Có thể chia các phụ âm thành: âm tắc – âm xát – âm rung – âm vang – âm ồn.
Ví dụ: Hai loại âm rung thường gặp là rung đầu lưỡi như trong âm đầu từ tiếng Nga “rad”(vui mừng) hay rung lưỡi
con như trong âm đầu từ tiếng Pháp “rat” (con chuột).
– Về vị trí cấu âm. Có thể chia các phụ âm thành: âm môi – âm đầu lưỡi – âm mặt lưỡi – âm cuối/gốc lưỡi – âm
thanh hầu.
Ví dụ: Để phát âm ra từ “ta”, đầu lưỡi tiến chạm vào lợi răng răng trên; trong trường hợp này, đầu lưỡi là cơ quan
cấu âm chủ động và lợi là cơ quan cấu âm thụ động.
Ví dụ: Từ “bà” điểm cấu âm là “hai môi”, Cơ quan cấu âm thụ động là “môi trên” và cơ quan cấu âm chủ động
“môi dưới”,...

24.Sự khác biệt giữa âm vị và âm tố.


1. Âm Tố
Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói, không thể phân chia được nữa.
VD: Một âm tố “a” ở ba người nói sẽ có ba cách phát âm khác nhau. Thậm chí, một người khi phát âm
“a” ở ba thời điểm phát âm khác nhau, thì âm “a” khi phát ra cũng không hoàn toàn giống nhau. Đứng về
mặt phát âm, chúng ta có vô số âm tố khác nhau.
Có 3 loại âm tố là nguyên âm, phụ âm, bán âm (bán nguyên âm hay bán phụ âm).
Vd: âm tố [a],[u],[e]...
2. Âm Vị
Âm vị trong tiếng Việt là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa. Âm vị là đơn vị tối thiểu
của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa
của ngôn ngữ.
Số lượng âm vị là có hạn, khoảng vài chục đơn vị trong một ngôn ngữ.
Vd: âm vị /a/, /u/, /o/,...

SO SÁNH ÂM VỊ VÀ ÂM TỐ
GIỐNG NHAU
- Đều là đơn vị âm thanh nhỏ nhất
- Không thể chia tách được nữa

25.Tại sao thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong những thứ tiếng có thanh
điệu ?
*Khái niệm thanh điệu: (Trang 49, giáo trình)
Thanh điệu là những biến đổi về độ cao của âm tiết tạo nên những từ khác nhau.
Các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,...không phải không sử dụng sự biến đổi về độ cao để phân
biệt nghĩa, những sự phân biệt để áp dụng cho cả một đoạn, một câu chứ không, tạo nên một từ khác, đó là những
ngôn ngữ không có thanh điệu. Thanh điệu được tạo ra do sự rung bật của dây thanh; tùy theo sự rung động đó
nhanh hay chậm, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, biến đổi ra sao,...mà ta có các thanh khác nhau.
Đọc lại giáo trình

Thanh điệu có chức năng khu biệt từ không khác gì với các âm vị khác, tức là thanh điệu có tác dụng làm thay đổi
ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Về mặt phân loại, thanh điệu có hai loại hình thanh điệu: 1) Thanh dùng âm vực
(register tone); 2) Thanh dùng điệu hình (contour tone).

Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu
được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết. Tiếng Việt là một
thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu

Ba tiêu chí khu biệt thanh điệu tiếng Việt hiện nay bao gồm: âm vực, âm điệu và chất giọng. - Âm vực: các thanh
điệu thuộc âm vực cao là: thanh ngang, thanh sắc và thanh ngã, còn các thanh điệu thuộc âm vực thấp là: thanh
huyền, thanh hỏi và thanh nặng. - Âm điệu: các thanh điệu có âm điệu bằng phẳng là: thanh ngang và thanh
huyền, còn các thanh điệu có âm điệu không bằng phẳng là: thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng. - Chất
giọng: ngoài tiêu chí giọng thở và thanh hầu hóa mà xuất hiện không thường xuyên, giọng nghiến là một đặc trưng
khu biệt trong một số thanh điệu của phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung, riêng hai thanh là thanh ngã có
giọng nghiến ở giữa âm tiết và thanh nặng có thanh hầu hóa mạnh ở cuối âm tiết

26.Tại sao những phạm trù như Thì, Thể,...lại không được coi như những phạm trù ngữ
pháp trong tiếng Việt?
(Các phạm trù ngữ pháp nêu trên được hình thành chủ yếu trên ngữ liệu các ngôn ngữ Ấn-Âu; Được các ngôn ngữ
Ấn-Âu ngữ pháp hóa, được biểu thị bằng phương tiện ngữ pháp; Trong tiếng Việt được biểu thị bằng phương tiện từ
vựng?
Có 10 phạm trù ngữ pháp gồm: Phạm trù số, Phạm trù đếm được/ không đếm được, Phạm trù giống, Phạm trù cách,
Phạm trù ngôi, Phạm trù nội động/ngoại động, phạm trù thì, phạm trù thể, phạm trù thái, phạm trù thức.
Trong đó:
*Phạm trù số: Tiếng Việt không có phạm trù số của tính từ và động từ nhưng có phạm trù số của danh từ. Phạm trù số
của danh từ biểu thị số lượng của sự vật. Bao gồm 3 ý nghĩa bộ phận:
- Số ít, ví dụ: con mèo
- Số nhiều , ví dụ: các con mèo.
- Giống trung : biểu thị cả lớp sự vật, không phan biệt ít hay nhiều, ví dụ: “mèo”.
Có thể thấy rằng tuy các ngôn ngữ đã kể trên đều có các ý nghĩa số ít, số nhiều, nhưng trong mỗi ngôn ngữ những ý
nghĩa ngữ pháp ấy mang một giá trị khác nhau, tùy thuộc hệ thống đối lập về số mà chúng tham gia. Phạm trù số của
tính từ biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một hay nhiều sự vật. Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp có hai
số là số ít và số nhiều. Để tính từ ở số nào là điều phụ thuộc vào danh từ mà nó đi kèm. Phạm trù số của tính từ không có
trong tiếng Anh, tiếng Việt. Phạm trù số của động từ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn tả ở động từ với
một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngôn ngữ mà động từ được chia theo ngôi như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng
Anh, ... và không có trong tiếng Việt.
*Phạm trù giống: Không có trong Tiếng Việt. Mặc dù trong tiếng Việt, người ta có hể ghép các yếu tố như ông, bà, anh,
chị, trai,gái, nam, nữ, trống, mái, đực, cái,..vào phía trước hoặc phía sau những danh từ vốn không có ý nghĩa giới tính,
nhưng ta không thể coi đó là những dạng thức ngữ pháp , vì:
- Các yếu tố nếu trên không phải là phụ tố, hay hư từ, mà là những danh từ có thể đảm nhiệm các chức vụ cú pháp như
những danh từ khác, ví dụ : ông nói gà, bà nói vịt ; trai tài, gái sắc ; nam nữ bình đẳng ; tốt mái hại trống, ..
- Nếu xem các tổ hợp như nam sinh viên, nữ sinh viên, bác trai, bác gái, ... là những dạng thức ngữ pháp biểu thị giống
thì khi gặp trường hợp mỗi yếu tố trong các tổ hợp ấy được sử dụng độc lập, ta không thể giải thích đó là dạng thức biểu
thị giống gì.
*Phạm trù cách: Không có trong tiếng Việt. Cách thường được thể hiện bằng phụ tố hoặc phụ tố kết hợp với những phương
tiện ngữ pháp khác như hư tư, trật tự từ, trọng âm. Nhìn chung, người ta không coi giới từ trong tiếng Việt là dấu hiệu của
cách, vì nó khó có thể tập hợp chúng vào một hệ hình xác định nào.
*Phạm trù ngôi: Không có trong tiếng Việt vì không có phụ tố nhân xưng của động từ, hay một phương tiện ngữ pháp nào
khác. Sự phân biệt vai giao tiếp của chủ thể sự tình chỉ có thể được biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng thuần túy như
đại từ nhân xưng hay danh từ.
*Phạm trù thì: Tiếng Việt có nhiều từ liên quan đến ý nghãi thời gian như: đã, đang, sẽ, vừa, sắp, mới, từng,...nhưng không
thể coi tiếng Việt có sự phân biệt ba ý nghĩa ngữ pháp quá khứ, hiện tại, tương lai.
*Phạm trù thức: Không có trong tiếng Việt vì sự phân biệt về ý nghĩa trần thuật, cầu khiến, điều kiện,...không được mã
hóa trong hệ thống ngữ pháp như trong các ngôn ngữ biến hình.
Các phạm trù ngữ pháp nêu trên được hình thành chủ yếu trên cứ liệu các ngôn ngữ Ấn- Âu. Tiếng Việt có rất ít những
phạm trù ngữ pháp như vậy. Nhiều sự phân biệt ý nghĩa trong các ngôn ngữ biến hình được biểu thị bằng phương tiện
ngữ pháp thì trong tiếng Việt được biểu thị bằng phương tiện từ vựng.

27.Trong các ngôn ngữ biến hình châu Âu, Hình vị là đơn vị cấu tạo từ. Nhưng, trong
tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập thì vấn đề Hình vị không hẳn như vậy. Anh chị hãy
làm rõ vấn đề này.
(Mặc dù có những trường hợp nhiều âm tiết mới tạo nên một đơn vị có nghĩa và mặc dù có hiện tượng một bộ phận
của âm tiết gắn với một ý nghĩa nào đó nhưng xu hướng chủ đạo trong tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập là: hình
thức biểu hiện của hình vị là âm tiết(tiếng_syllable); Một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ đơn lập đơn
lập điển hình như tiếng Việt là tính phân tiết. Nghĩa là: các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng. Phần
lớn những đơn vị được gọi là từ ghép , từ phái sinh được cấu tạo từ các từ đơn tiết này. Vì thế, ranh giới các âm tiết
thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép
và cụm từ cũng khó phân biệt. )
............
28.Câu hỏi: Phương thức ngữ pháp là những cách thức chung nhất để biểu hiện ý nghĩa
ngữ pháp. Anh/chị hãy giải thích và chứng minh luận điểm này bằng các ví dụ cụ thể.
(Đáp án: (i) Nêu được PTNP là gì? YNNP là gì?
(ii) Giải thích và chứng minh luận điểm bằng lập luận và càng nhiều ví dụ càng được điểm cao:
Để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, cá ngôn ngữ dùng các phương thức khác nhau. Các phương thức ngữ pháp được thể
hiện cụ thể thành những phương tiện ngữ pháp.
Chẳng hạn, dùng hình thức -ED biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp_thì quá khứ; Hình thức S/ES để biểu hiện YNNP_số
phức.)

*Khái niệm Phương thức ngữ pháp: là những cách thức chung nhất để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.

*Khái niệm Ý nghĩa ngữ pháp: là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những
phương tiện ngữ pháp nhất định.

Để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, các ngôn ngữ dùng các phương thức khác nhau.
*Có những phương thức ngữ pháp phổ biến :
1.Phương thức phụ tố là phương thức ngữ pháp dùng phụ tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp. Đây là phương pháp
phổ biến nhất đối với các ngôn ngữ biến hình. Hậu tố được sử dụng nhiều hơn cả tiền tố và trung tố.
Hậu tố thường biểu hiện những ý nghĩa ngữ pháp như:
- Số phức:
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, từ “bolígrafos” (bút bi + chỉ từ số phức), từ “bolsos” (túi xách + chỉ từ số
phức), từ “chaquetas” ( áo khoác + chỉ từ số phức),....
- Giống của danh từ và tính từ:
Ví dụ: “profesor-a” (giảng viên+chỉ tố giống cái), “camarer-o” (người phục vụ + chỉ tố giống đực), “guap-a”
(đẹp + chỉ tố giống cái), “fe-o” (xấu + chỉ tố giống đực)
- Cấp số sánh của tính từ:
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “hot -er” (nóng + chỉ tố so sánh hơn), “hot-est” ( nóng + chỉ tố so sánh nhất),...
- Ngôi, số, thì (đổi khi cả giống) của động từ:
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “want-ed” (muốn + chỉ tố thì quá khứ), “work-ed” (làm việc + chỉ tố thì quá khứ),
“works” (làm việc + chỉ tố ngôi thứ ba, số đơn),...
-Sở hữu:
Ví dụ: “el libro de mi hermana” (quyển sách của chị tôi), “Tu casa” (Nhà của bạn).
Tiền tố trong các ngôn ngữ Ấn- Âu thường có chức năng:
-Cấu tạo từ phái sinh:
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha: “café” (cà phê) – “cafetería” (tiệm cà phê) – “cafetera” (máy pha cà phê)
“ Fruta” (trái cây) – “frutería” (tiệm bán trái cây),...
“Pescar” (câu cá) – “pescado” ( con cá) – “pescadería” ( quầy bán cá)
- Biểu hiện ý nghĩa thể hoàn thành của một số động từ.
Ví dụ: Trong tiếng Nga “pisat” (viết + chỉ tố zero, thể chưa hoàn thành) – “napisat” (viết + chỉ tố “na”, thể hoàn
thành),...
2.Phương thức biến tố bên trong( phương thức luân phiên âm vị học): Là phương thức biến đổi một phần hình
thức ngữ âm của chính tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, “ la gente” ( con người + số đơn) – “las personas” (con người + số phức)
Trong tiếng Anh, “man” (đàn ông + số đơn) – “men” ( đàn ông + số phức),...

3.Phương thức thay chính tố: là phương thức biến đổi hoàn toàn hình thức ngữ âm của chính tố để biểu hiện ý
nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “tobe” (là, nguyên thể) – “is” (là, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại) – was “số đơn, thì quá
khứ).
“(to) go” (đi, nguyên thể) – goes ( đi, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại) – went (đi, thì quá
khứ”
Trong tiếng Tây Ban Nha, “ser” ( là, nguyên thể) – “es” ( là, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại) – “fue” (là, thì
quá khứ),...

4. Phương thức trọng âm: Khi trọng âm dùng để phân biệt cá ý nghĩa ngữ pháp thì nó được xem là một phương
thức ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “ ‘import” (sự nhập khẩu, danh từ, nhấn ấm một) – “ im’port” (nhập khẩu, động từ, nhấn
ấm hai), ‘conflict (n) - con’flict (v): mâu thuẫn - tranh cãi.
5.Phương thức hư từ: Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như không một ngôn ngữ nào dùng đến
phương thức ngữ pháp này, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ngôn ngữ không có phụ tố như Tiếng Việt,
đảm nhiệm chức năng biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp như sở hữu, đối tượng tiếp nhận, điểm đến, điểm xuất phát,...
Ví dụ: Dùng các hư từ : của, cho, bằng, đến,..để biểu thị Ý nghĩa ngữ pháp – mối quan hệ giữa các từ ví dụ như:
Sách của học sinh, vở cho sinh viên

6.Phương thức trật tự từ


Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, nó được coi là một phương thức ngữ pháp. Vị trí của
từ ở trong câu do chức năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định.
Ví dụ: Rượu bình và Bình rượu chỉ Ý nghĩa ngữ pháp_Quan hệ xác định- được xác định: “Rượu bình” (“bình”
bổ nghĩa cho rượu, trả lời cho câu hỏi “Rượu gì?”), “Bình rượu” ( “rượu” bổ nghĩa cho bình, trả lời cho câu hỏi”
Bình gì?”)
7.phương thức ngữ điệu Khi ngữ điệu được sử dụng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp thì nó được xem là phương
thức ngữ pháp. Trong nhiều ngôn ngữ, ngữ điệu dùng để phân biệt các kiểu tình thái của hành động lời nói như trần
thuật, nghi vấn cầu khiến, cảm thán.
Ví dụ: Các ngôn ngữ khác nhau không chỉ ở chỗ chọn ý nghĩa nào để ngữ pháp hóa mà còn ở chỗ chọn những
phương thức ngữ pháp nào để diễn đạt những ý nghĩa đó. Chẳng hạn, cùng một loại y nghĩa ngữ pháp như số phức,
những trong các ngôn ngữ khác nhau được biểu hiện bằng những phương thức ngữ pháp khác nhau. Để diễn đạt “
Trong phòng có những chiếc bàn lớn” thì tiếng Tây Ban Nha được diễn đạt như sau “ En mi cuarto hay unas mesas
grandes”,..
Các phương thức ngữ pháp được thể hiện cụ thể thành những phương tiện ngữ pháp.
Phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao giờ cũng được hiện thực hóa dưới những dạng vật chất cụ
thể; những dạng vật chất cụ thể đó gọi là phương tiện ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha cũng dùng các phương tiện ngữ pháp là s/es để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp số
phức như trong Tiếng Anh, Chẳng hạn như: “mesas” (“mesa” cái bàn + chỉ từ số phức), “casas”(“casa” ngôi nhà +
chỉ từ số phức), “ventiladores”( “ventilador” cái quạt + chỉ từ số phức),...Hay trong tiếng Anh “ed” để biểu hiện ý
nghĩa ngữ pháp thì quá khứ. Tất cả những phương tiện ngữ pháp khác nhau đó thuộc cùng một phương thức ngữ
pháp: phương thức phụ tố.
*Phương thức ngữ pháp phổ biến nhất trong tiếng Việt: PT hư từ và PT trật tự từ
Phương thức hư từ: Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như không một ngôn ngữ nào dùng đến
phương thức ngữ pháp này, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ngôn ngữ không có phụ tố như Tiếng Việt,
đảm nhiệm chức năng biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp như sở hữu, đối tượng tiếp nhận, điểm đến, điểm xuất phát,...
Ví dụ: Dùng các hư từ : của, cho, bằng, đến,..để biểu thị Ý nghĩa ngữ pháp – mối quan hệ giữa các từ ví dụ như:
Sách của học sinh, vở cho sinh viên
Phương thức trật tự từ: Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, nó được coi là một phương
thức ngữ pháp. Vị trí của từ ở trong câu do chức năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định.
Ví dụ: Rượu bình và Bình rượu chỉ Ý nghĩa ngữ pháp_Quan hệ xác định- được xác định: “Rượu bình” (“bình” bổ
nghĩa cho rượu, trả lời cho câu hỏi “Rượu gì?”), “Bình rượu” ( “rượu” bổ nghĩa cho bình, trả lời cho câu hỏi” Bình
gì?”)

29.Thế nào là phân loại câu dự vào cấu trúc cú pháp? Ví dụ minh họa
Phân thành câu đơn- câu ghép, Câu bình thường- Câu đặc biệt.
*Câu đơn: là câu chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt
Ví dụ: I recieved the gift my father gived to me ( Câu này là câu đơn có một cụm chủ vị làm nòng cốt và I received
the gift và cụm “ my father gived to me “ là bổ sung ý nghĩa cho “the gift”)
*Câu ghép: là câu có nhiều( hai hoặc hơn 2) cụm chủ vị nòng cốt
Ví dụ: I didn’t go to the concert because i was busy
Trong câu trên là câu ghép bởi vì có 2 cụm chủ vị nòng cốt, thứ nhất là “ i didn’t go to the concert” và cụm chủ vị
nòng cốt thứ hai là “ i was busy”
*Câu bình thường: là câu có đầy đủ hai thành phần trung tâm chủ ngữ và vị ngữ hoặc câu có thành phần chủ ngữ/
vị ngữ bị tỉnh lược và có thể được tái lập nhờ ngữ cảnh.
Ví dụ: Tuấn đang tập thể dục/ - Mệt không? → Tức là Anh mệt không?
*Câu đặc biệt: là câu chỉ có một thành phần cú pháp làm trung tâm và không thể xác định được thành phần nào bị
tỉnh lược.
Ví dụ: Một chút lo lắng. Một chút hồi hợp( Nhưng tình yêu nhất định không còn nữa)

30.Hình vị “er” trong hai từ worker và taller khác nhau ở điểm nào?
“er” trong worker là phái sinh từ, tạo danh từ từ động từ, mà ở đây là tạo danh từ “worker” từ động từ “work”.
“er” trong taller là biến hình từ, để đánh dấu ý nghĩa ngữ pháp trong trường hợp so sánh hơn của tính từ tall.

Câu hỏi thêm


31. Hình vị được phân loại như thế nào? Hãy lấy ví dụ từ những ngôn ngữ mà em biết để giới thiệu về các loại hình vị.
32. Hệ thống ngôn ngữ bao gồm những đơn vị nào? Phạm trù lời nói bao gồm những đơn vị nào?

33.Âm tố là gì? Âm vị là gì? Âm tố và âm vị khác nhau như thế nào?


(Câu 24)

34.Phân biệt nguyên âm và phụ âm.


35.Phạm trù ngữ pháp là gì?Cho ví dụ minh họa
Phạm trù ngữ pháp: là thể thống của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ
pháp đối lập tương ứng.
Ví dụ: sự đối lập giữa số đơn và số phức (ví dụ map - số đơn và maps - số phức). Một phạm trù ngữ pháp được xét
dựa trên nguyên tắc đối lập (về ý nghĩa và cả về hình thức), vì không có hiện tượng nào trong hệ thống ngôn ngữ tồn tại
không dựa trên sự đối lập.

Nhiều ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có thể được biểu hiện trong cùng một hình thức ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “ He plays the guitar” (Anh ta chơi đàn ghi-ta), ”s” là hình thái ngữ pháp vừa có ý nghĩa
ngôi thứ ba, số đơn(phân biệt với “I play the guitar” tôi chơi đàn ghi-ta) , vừa có ý nghĩa thì hiện tại (phân biệt với ‘’He
played the guitar” Anh ấy đã chơi đàn ghi-ta).

36.Cho biết các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ?

37.Câu là gì? Câu được cấu tạo bằng những thành tố nào?
38.Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm? Cho ví dụ.
*Khái niệm:
1.Đa nghĩa: là hiện tượng một từ có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai) có liên quan với nhau.
Ví dụ: Tiếng Việt Nam ta có rất nhiều từ đa nghĩa, điển hình có thể kể đến là từ “ăn”
Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể
Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh
Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó

2. Đồng âm: là hiện tượng một hình thức ngữ âm có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai), nhưng giữa những nghĩa này không
có mối liên quan nào.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, từ “ca” nghĩa là “đồ đựng, dùng để uống nước” hoặc cũng có nghĩa là “ trường hợp”
Từ”bác” có nghĩa là (anh, chị, của cha hay của mẹ mình) hoặc cũng có nghĩa “đại từ chỉ người”.
Trong tiếng Tây Ban Nha, từ “recorrido” có nghĩa là “tuyến đường” và cũng có nghĩa là “ chuyến du lịch” ,...

Đây là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ, nhưng mỗi ngôn ngữ có những biểu hiện khác nhau. Như ta biết,
các từ càng ngắn, có cấu trúc càng đơn giản càng dễ có hiện tượng đồng âm. Vì vậy, ở những ngôn ngữ có nhiều
từ đơn, gồm một vài âm tiết như tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v... hiện tượng đồng âm dễ xảy ra hơn so với các ngôn
ngữ có nhiều từ ghép như tiếng Đức chẳng hạn. Đặc điểm nổi bật của tiếng Việt là từ, hình vị và âm tiết thường
trùng nhau cho nên hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt phổ biến hơn các ngôn ngữ châu Âu.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chúng trùng với nhau cả
về âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng. Nếu các từ này trùng nhau
trong tất cả các dạng thức ngữ pháp của mình thì đó là những từ đồng âm hoàn toàn

39. Các đơn vị thuộc hệ thống ngôn ngữ là những đơn vị nào?
40. Phụ âm và nguyên âm khác nhau như thế nào?
41. Hình vị biến hình từ và hình vị phái sinh từ giống và khác nhau như thế nào? Cho ví dụ để minh họa.
42. Câu là gì? Câu được cấu tạo từ những thành tố nào?
43. Hai cặp từ trái nghĩa sau khác nhau như thế nào?
a. Trẻ và già
b. Chẵn và lẻ
44. Trình bày ngắn gọn sự khác biệt giữa ngôn ngữ và lời nói theo quan niệm của Saussure.
45. Kí hiệu ngôn ngữ học là gì? Trình bày ngắn gọn các đặc trưng chính của một kí hiệu ngôn ngữ học.
46. Trình bày ngắn gọn nội dung của các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ. Cho ví dụ minh họa.
47. Phụ âm được miêu tả bằng những đặc trưng nào? Cho ví dụ minh họa
48. Nguyên âm được miêu tả bằng những đặc trưng nào? Cho ví dụ minh họa
49. Hình vị là gì? Cho ví dụ minh họa. Chỉ rõ sự giống và khác biệt giữa -er trong reader, runner, singer, và -er trong
colder, hotter, harder.

50.Trình bày ngắn gọn phương thức phụ tố trong các phương thức ngữ pháp bạn đã học.
Cho ví dụ minh họa
.Phương thức phụ tố là phương thức ngữ pháp dùng phụ tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp. Đây là phương pháp phổ biến
nhất đối với các ngôn ngữ biến hình. Hậu tố được sử dụng nhiều hơn cả tiền tố và trung tố.
Hậu tố thường biểu hiện những ý nghĩa ngữ pháp như:
- Số phức:
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, từ “bolígrafos” (bút bi + chỉ từ số phức), từ “bolsos” (túi xách + chỉ từ số phức),
từ “chaquetas” ( áo khoác + chỉ từ số phức),....
- Giống của danh từ và tính từ:
Ví dụ: “profesor-a” (giảng viên+chỉ tố giống cái), “camarer-o” (người phục vụ + chỉ tố giống đực), “guap-a” (đẹp +
chỉ tố giống cái), “fe-o” (xấu + chỉ tố giống đực)
- Cấp số sánh của tính từ:
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “hot -er” (nóng + chỉ tố so sánh hơn), “hot-est” ( nóng + chỉ tố so sánh nhất),...
- Ngôi, số, thì (đổi khi cả giống) của động từ:
Ví dụ: Trong tiếng Anh, “want-ed” (muốn + chỉ tố thì quá khứ), “work-ed” (làm việc + chỉ tố thì quá khứ), “works”
(làm việc + chỉ tố ngôi thứ ba, số đơn),...
-Sở hữu:
Ví dụ: “el libro de mi hermana” (quyển sách của chị tôi), “Tu casa” (Nhà của bạn).
Tiền tố trong các ngôn ngữ Ấn- Âu thường có chức năng:
-Cấu tạo từ phái sinh:
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha: “café” (cà phê) – “cafetería” (tiệm cà phê) – “cafetera” (máy pha cà phê)
“ Fruta” (trái cây) – “frutería” (tiệm bán trái cây),...
“Pescar” (câu cá) – “pescado” ( con cá) – “pescadería” ( quầy bán cá)
- Biểu hiện ý nghĩa thể hoàn thành của một số động từ.
Ví dụ: Trong tiếng Nga “pisat” (viết + chỉ tố zero, thể chưa hoàn thành) – “napisat” (viết + chỉ tố “na”, thể hoàn
thành),...

51.Ngữ đoạn là gì? Ngữ đoạn có phải là cụm từ ko? Giải thích và cho ví dụ minh họa.
Ngữ (hay ngữ đoạn) là đơn vị đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định trong câu. Xét về cấu tạo, ngữ có
thể gồm một từ hoặc nhiều từ.
Cụm từ là ngữ đoạn chỉ khi nó đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu. Nghĩa là, khi cụm từ đứng một
mình mà không được đặt vào câu, nó không được gọi là ngữ đoạn.
Ex: “Vy nhảy dây.”
Trong câu này, ta có “Vy” là ngữ đoạn gồm 1 từ với vai trò chủ ngữ, “nhảy dây” là ngữ đoạn là cụm từ với vai
trò vị ngữ. Thoát ra khỏi bối cảnh câu, “Vy” và “nhảy dây” đều không được tính là ngữ đoạn.

52.Trình bày ngắn gọn và cho ví dụ minh họa các quan hệ cú pháp
Quan hệ cú pháp là quan hệ kết hợp giữa những thành tố tạo nên ngữ đoạn (phức) và câu.
Quan hệ cú pháp là quan hệ được xác lập trong phạm vi câu. Gồm
*Quan hệ đăng lập: là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Có vai trò như nhau trong việc
quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn tổ hợp, có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài tổ hợp đó.
Ví dụ: Quần áo đẹp. ( Chúng ta có thể phân tích thành “ quần đẹp”, “áo đẹp”)→quần, áo là đẳng lập giới vì bình đẳng
về mặt ngữ pháp và có quan hệ như nhau với yếu tố bên ngoài)
Tôi và chị gái đều được mẹ tặng cho những món quà rất đẹp ( “Tôi” và “chị gái” có quan hệ đặng lập vì bình
đẳng về mặt ngữ pháp và có quan hệ như nhau với yếu tố bên ngoài)
*Quan hệ chính phụ: là quan hệ giữa hai thành tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, trong đó có thành tố
trung tâm và thành tố phụ.
+Thành tố trung tâm quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn ngữ đoạn và chức năng ngữ pháp của thành tố phụ và
những yếu tố bên ngoài ngữ đoạn đó
Ví dụ: My mother bought a lot of gifts for her daughter
Trong My mother ( mother là trung tâm, my là định ngữ cho mother, mother có chức năng là chủ ngữ, không phải my)
Ví dụ: Mấy quyển vở kia( Vậy quyển là trung tâm hay vở là trung tâm), Khi xác định trung tâm ngữ đoạn chính phụ,
thì phải đứng trên quan điểm ngữ pháp để xác định yếu tố nào quyết định bản chất ngữ phap của cả ngữ đoạn. Vậy “mấy
quyển kia” hay “mấy vở kia” → Quyển là trung tâm

*Quan hệ chủ- vị: là quan hệ cú pháp giữa hai trung tâm ( chủ ngữ và vị ngữ) phụ thuộc vào nhau và chức năng cú
pháp của chúng được xác định ngay trong kết cấu do chúng tạo nên mà không cần đặt vào trong một kết cấu nào lớn
hơn.
Ví dụ: Trong tiếng Tây Ban Nha, “ Ella tiene una chaqueta roja muy hermosa” ( Cô ấy có một chiếc áo khoác màu đỏ
rất đẹp). Trong câu này, chủ ngữ là “ Ella” ( Cô ấy) và vị ngữ là “tiene una chaqueta roja muy hermosa” (có một chiếc
áo khoác màu đỏ rất đẹp - ở hình thái ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại),...

53. Câu được cấu tạo bằng những yếu tố nào? Dựa vào cấu trúc, câu được phân thành mấy loại? Cho ví dụ minh họa.

Lê Hồng Mai Trúc


18. Từ là gì? Các phương thức cấu tạo từ?
• Khái niệm từ:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập.
- Tuy nhiên, khái niệm từ trong các ngôn ngữ khác nhau là rất khác nhau, do đó
không thể xác định những đặc điểm cơ bản, phổ biến của từ trong tất cả các ngôn
ngữ trên thế giới.
- Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc
một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định.
• Các phương thức cấu tạo từ:
- Ghép: pet + shop -> petshop
- Láy: (phổ biến trong ngôn ngữ đơn lập) xa xôi, lạnh lùng,…
- Phái sinh: kind + ness -> kindness
- Chuyển loại: butter (bơ) -> buttered (phết bơ). Phổ biến trong tiếng Việt.
- Tạo từ tắt: UNESCO, TW (trung ương),…
- Vay mượn từ: Trong tiếng Anh (boss - tiếng Hà Lan, yogurt - tiếng Thổ Nhĩ Kì)
Trong tiếng Việt (nhân đạo - tiếng Hán, mít tinh - tiếng Anh)
- Trộn từ: motor + hotel -> motel, smoke + fog -> smog
- Cắt từ: professor -> prof, doctor -> doc, examination -> exam

54. Phương thức ngữ pháp


• Là những cách thức chung nhất, dùng phương tiện ngữ pháp để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp
*Có những phương thức ngữ pháp:
1.Phương thức phụ tố
2.Phương thức biến tố bên trong( phương thức luân phiên âm vị học)
3.Phương thức thay chính tố
4. Phương thức trọng âm
5.Phương thức hư tư
6.Phương thức trật tự từ
7.phương thức ngữ điệu
*Phương thức ngữ pháp phổ biến nhất trong tiếng Việt: PT hư từ và PT trật tự từ
Phương thức hư từ: Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như không một ngôn ngữ nào dùng đến
phương thức ngữ pháp này, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ngôn ngữ không có phụ tố như Tiếng Việt,
đảm nhiệm chức năng biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp như sở hữu, đối tượng tiếp nhận, điểm đến, điểm xuất phát,...
Ví dụ: Dùng các hư từ : của, cho, bằng, đến,..để biểu thị Ý nghĩa ngữ pháp – mối quan hệ giữa các từ ví dụ như:
Sách của học sinh, vở cho sinh viên
Phương thức trật tự từ: Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, nó được coi là một phương
thức ngữ pháp. Vị trí của từ ở trong câu do chức năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định.
Ví dụ: Rượu bình và Bình rượu chỉ Ý nghĩa ngữ pháp_Quan hệ xác định- được xác định: “Rượu bình” (“bình” bổ
nghĩa cho rượu, trả lời cho câu hỏi “Rượu gì?”), “Bình rượu” ( “rượu” bổ nghĩa cho bình, trả lời cho câu hỏi” Bình
gì?”)

*Trong ngôn ngữ biến hình: Phụ tố , Trọng âm và biến tố bên trong
- Phụ tố :
+Thêm các hậu tố (s/es) để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp số phức
Ví dụ: books, cats, dogs, boxes,....các danh từ trở thành danh từ số nhiều.
+ Thêm các tiền tố trong các ngôn ngữ biến hình có chức năng cấu tạo từ phái sinh
Ví dụ: Thêm các tiên tố :un, in, im,... happy ( hạnh phúc) thành unhappy (không hạnh phúc)
-TRọng âm:
Ví dụ: Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp _Từ loại:
Từ “export”
Export (verb, xuất khẩu) và Export (Noun, việc xuất khẩu)
-Biến tố bên trong: là biển đổi một phần hình thức ngữ âm của chính tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp
Vi dụ: Biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp_Số phức:
Tooth( răng+ số đơn) thành teeth ( răng+ số phức), goose( ngỗng + số đơn) thành geese (ngỗng+ số phức)

55. Phân biệt Phụ tố biến hình từ và phụ tố Phái sinh từ:
Hình vị Biến hình từ Phái sinh từ
Giống Đều là Phụ tố
Khác • Không làm thay đổi nghĩa, Làm thay đổi nghĩa và loại từ
loại từ • Không ràng buộc cú pháp
• Có ràng buộc cú pháp • Không có tính sản sinh cao
• Có tính sản sinh cao • Xuất hiện trước hình vị biến
• Xuất hiện sau hình vị phái hình từ
sinh từ • Có thể là tiền tố/hậu tố
• Thường là hậu tố

Ví dụ: Phụ tố Biến hình từ: Có chức năng cấu tạo những dạng thức ngữ pháp khác nhau của từ:
Chicken (Gà + số đơn) →Chickens( Gà+ số phức)
Bird (Chim + số đơn) → Birds ( Chim+ số phức)
Buys ( Mua, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại) → Bought ( Mua, thì quá khứ)
Ví dụ: Phụ tố Phái sinh từ: Có chức năng kết hợp với chính tố tạo ra từ mới
Home ( nhà) →Homeless ( Vô gia cư)
Teach ( động từ, Dạy) → Teacher ( danh từ, Giáo viên)
Happy ( tính từ, hạnh phúc) → happyness ( danh từ, sự hạnh phúc)
56.Thế nào là phân loại câu dự vào cấu trúc cú pháp? Ví dụ minh họa
Phân thành câu đơn- câu ghép, Câu bình thường- Câu đặc biệt.
*Câu đơn: là câu chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt
Ví dụ: I recieved the gift my father gived to me ( Câu này là câu đơn có một cụm chủ vị làm nòng cốt và I received
the gift và cụm “ my father gived to me “ là bổ sung ý nghĩa cho “the gift”)
*Câu ghép: là câu có nhiều( hai hoặc hơn 2) cụm chủ vị nòng cốt
Ví dụ: I didn’t go to the concert because i was busy
Trong câu trên là câu ghép bởi vì có 2 cụm chủ vị nòng cốt, thứ nhất là “ i didn’t go to the concert” và cụm chủ vị
nòng cốt thứ hai là “ i was busy”
*Câu bình thường: là câu có đầy đủ hai thành phần trung tâm chủ ngữ và vị ngữ hoặc câu có thành phần chủ ngữ/
vị ngữ bị tỉnh lược và có thể được tái lập nhờ ngữ cảnh.
Ví dụ: Tuấn đang tập thể dục/ - Mệt không? → Tức là Anh mệt không?
*Câu đặc biệt: là câu chỉ có một thành phần cú pháp làm trung tâm và không thể xác định được thành phần nào bị
tỉnh lược.
Ví dụ: Một chút lo lắng. Một chút hồi hợp( Nhưng tình yêu nhất định không còn nữa)

57. Phân loại câu dựa vào mục đích giao tiếp? Cho ví dụ minh họa ?
Ở bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, nhiều khi câu không có sự tương ứng giữa hình thức biểu hiện và mục đích giao
tiếp
Căn cứ vào mục đích giao tiếp thì có thể phân loại thành rất nhiều kiểu câu:
-Câu trần thuật
Ví dụ; Chúng tôi là sinh viên, Bài hát này rất hay
-Câu nghi vấn:
Ví dụ; Bấy giờ là mấy giờ rồi? Quyển sách này chị mua ở đâu vậy?
-Câu cầu khiến:
Ví dụ: Hãy nói to lên! Ăn đi!
-Câu cảm thán:
Ví dụ: Than ôi! Chời ơi!
58. Hãy làm rõ các quan hệ cú pháp đơn giản.
Quan hệ cú pháp là quan hệ được xác lập trong phạm vi câu. Gồm
*Quan hệ đăng lập: là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Có vai trò như nhau trong việc
quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn tổ hợp, có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài tổ hợp đó.
Ví dụ: Quần áo đẹp. ( Chúng ta có thể phân tích thành “ quần đẹp”, “áo đẹp”)→quần, áo là đẳng lập giới vì bình
đẳng về mặt ngữ pháp và có quan hệ như nhau với yếu tố bên ngoài)
Tôi và chị gái đều được mẹ tặng cho những món quà rất đẹp ( “Tôi” và “chị gái” có quan hệ đặng lập vì bình
đẳng về mặt ngữ pháp và có quan hệ như nhau với yếu tố bên ngoài)
*Quan hệ chính phụ: là quan hệ giữa hai thành tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, trong đó có thành tố
trung tâm và thành tố phụ.
+Thành tố trung tâm quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn ngữ đoạn và chức năng ngữ pháp của thành tố phụ và
những yếu tố bên ngoài ngữ đoạn đó
Ví dụ: My mother bought a lot of gifts for her daughter
Trong My mother ( mother là trung tâm, my là định ngữ cho mother, mother có chức năng là chủ ngữ, không phải
my)
Ví dụ: Mấy quyển vở kia( Vậy quyển là trung tâm hay vở là trung tâm), Khi xác định trung tâm ngữ đoạn chính phụ,
thì phải đứng trên quan điểm ngữ pháp để xác định yếu tố nào quyết định bản chất ngữ phap của cả ngữ đoạn. Vậy
“mấy quyển kia” hay “mấy vở kia” → Quyển là trung tâm

*Quan hệ chủ- vị:


Messenger

You might also like