You are on page 1of 3

Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực( 3 ý chính :1,2,3)

1. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời
thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

Diễn giải: Khả năng có thể thành hiện thực và hiện thực này lại chứa đựng
những khả năng mới. Những khả năng mới khi có điều kiện thích hợp sẽ trở
lại thành hiện thực.

Ví dụ 1 : Ta có 1 sấp vải, kim, chỉ, máy may( này là hiện thực vì nó có sẵn)
thì những thứ này sẽ có khả năng biến thành một bộ trang phục hoàn thiện
( khả năng) những có điều kiện là ta thực hiện động tác là cắt và may để biến
nó trở thành một bộ trang phục thì khả năng này trở thành hiện thực nhưng
cái hiện thực này lại tồn tại khả năng mới là bị rách hoặc đường may không
chắc chắn.

→ →

Ví dụ2: → →
Ta có gỗ, đinh, búa, xẻng (này là hiện thực vì nó có sẵn và tồn tại) thì những thứ
này sẽ có khả năng biến thành một ngôi nhà gỗ ( khả năng) nhưng với điệu kiện là ta thi
công xây dựng và biến nó thành một ngôi nhà thì khả năng này trở thành hiện thực nhưng
cái hiện thực này lại tồn tại một khả năng mới là bị cháy hoặc bị bão cuốn sập.
2. Khả năng và hiện thực có tính phức tạp. Cùng trong những điều kiện nhất
định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ
một khả năng

Diễn giải: Cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hay nhiều khả năng như: khả năng tất
nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng xa, khả năng gần.
Ví dụ: Chăm chỉ học bài -> điểm cao: khả năng tất nhiên


Bị sự cố -> điểm thấp: khả năng ngãu nhiên

  → 
Lúa chín được đem xay  gạo ngay: khả năng gần


            
Những hạt gạo được đóng gói và đợi được đem đi bán: khả năng xa

3. Để khả năng biến thành hiện thực , thường cần không chỉ một điều kiện mà là một tập
hợp nhiều điều kiện. Tập hợp đó được gọi là điều kiện cần và đủ, nếu có nó thì khả năng
nhất định biến thành hiện thực.

Diễn giải: Trong đời sống, để khả năng thành hiện thực cần có điều kiện:
      . Điều kiện khách quan: hoàn cảnh, không gian, thời gian.

      . Nhân tố chủ quan: tính tích cực xã hội của chủ thể ý thức con người.

Để cách mạng chủ nghĩa có thể nổ ra cần có các điều kiện sau: thứ
Ví dụ :
nhất là giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị của mình dưới
dạng cũ nữa; thứ hai là giai cấp bị trị bị bần cùng hóa quá mức bình thường;
thứ ba là tính tích cực của quần chúng tăng lên đáng kể; thứ tư là giai cấp
cách mạng có đủ năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ
đủ sức đập tạn bộ máy chính quyền cũ. Thiếu một trong các điều kiện này,
cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.

You might also like