You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


__________________________
KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN
Kinh tế vĩ mô
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. NGUYÊN NHÂN
VÀ GIẢI PHÁP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Bá Thọ


TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM


STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
TÊN
1 NGUYỄN HOÀNG 31221021856

2 TRIỆU THỊ NHẤT

3
MỤC LỤC

PHẦN 1
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2

PHẦN 2: NỘI DUNG

1. Khung lý thuyết về lạm phát................................................................................3

1.1. Khái niệm về lạm phát...................................................................................3

1.2. Đo lường lạm phát..........................................................................................3

1.3. Phân loại lạm phát..........................................................................................4

2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay............................................................6

2.1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay....................................................7

2.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay...................................................11

2.3. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay..............................................15

3. Đề xuất các giải pháp kiềm chế lạm phát..........................................................17

3.1. Những thuận lợi và khó khăn......................................................................17

3.1.1. Thuận lợi................................................................................................17

3.1.2. Khó khăn................................................................................................18

3.2. Các giải pháp chính sách của Chính phủ....................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................23


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS.Trần Bá Thọ trong những
ngày học vừa qua. Và cảm ơn trường đã giúp chúng em có cơ hội học tập bởi một giảng viên nhiệt
huyết, yêu nghề giống thầy; những giờ trên lớp thầy đã giúp lớp chúng em hiểu rõ hơn về môn học
khó nhằn là môn Kinh tế Vĩ mô, từ đó chúng em đã có thể hình dung và hiểu sâu sắc hơn về môn Kinh
tế Vĩ mô trong cuộc sống hằng ngày.

Bài tiểu luận nhóm em thực hiện sau đây với mong muốn làm sáng tỏ mà đề tài thầy cho. Tuy nhiên
vì trình độ của nhóm em còn hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, nên chúng em
kính mong được sự góp ý và bổ sung từ thầy để tiểu luận này hoàn thiện nhất. Chúng em xin chân
thành cảm ơn thầy.

1
LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế vĩ mô là môn học cơ sở, cung cấp nền tảng lý thuyết cơ bản cho học
viênnhững kiến thức chuyên sâu về chính sách kinh tế vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô
nghiên cứu hoạt động của tổng thể nền kinh tế, trong đó có vấn đề về tăng trưởng kinh
tế, sự bùng nổ hay suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán và tỷ giá hối
đoái. Ở phạm vi đề tài lần này, nhóm chúng em xin được trình bày nội dung liên quan
đến vấn đề lạm phát.
Lạm phát đang là chủ đề nóng hiện nay. Chẳng riêng gì các siêu cường quốc kinh tế
mà mọi quốc gia trên thế giới, lạm phát như là bóng ma ám ảnh làm chao đảo nền kinh
tếvà là nỗi kinh hoàng. Vấn đề lạm phát đã là một trong những vấn đề nổi cộm của
cácquốc gia trên thế giới và cả chính Việt Nam. Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền
kinh tếquốc dân, đến đời sống xã hội, đến giới lao động. Và để khắc phục những hậu
quả do lạmphát gây ra Nhà nước và Chính phủ cần phải đưa ra những giải pháp đồng
bộ nhằm kiềm chế mức độ lạm phát trong nước. Lạm phát không phải là vấn đề mới
thế nhưng mỗi giai đoạn lạm phát lại có sắc thái riêng, những biến động mang đặc
trưng và rồi để lại những ảnh hưởng lâu dài trong nền kinh tế.
Vậy nguyên nhân của lạm phát ở Viêt Nam là do đâu? Thực trạng cụ thể lạm phát
trong những năm gần đây như thế nào? Chính sách nào có thể kiểm soát lạm phát
trong giai đoạn 3 năm gần đây? Và để lý giải những câu hỏi đó, hiểu rõ lý thuyết cũng
như áp dụng lý thuyết vào thực tế, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Tình hình lạm phát ở
Việt Nam hiện nay. nguyên nhân và giải pháp”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc
chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em mong sẽ được thầy đóng góp thêm để hoàn thiện
bài cũng như kiến thức môn học, kỹ năng thảo luận hơn.

2
1. Khung lý thuyết về lạm phát
1.1. Khái niệm về lạm phát
Lạm phát (Inflation) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch
vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng
cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó
lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Ví dụ đơn giản như sau: năm 2018, bạn mua một bát phở chỉ có giá 30.000 đồng
nhưng đến năm 2022, để ăn được một bát phở, người dân phải trả đến 45.000
đồng/bát.

1.2. Đo lường lạm phát


Có rất nhiều cách để có thể đo lường lạm phát nhưng cách phổ biến nhất là họ lấy ra
một cái giỏ hàng hóa, phổ biến đa dạng đại diện cho cả nền kinh tế rồi họ đo lường cái
sự biến động giá của nó qua thời gian. Cái sự biến động này không phải là biến động
ngắn hạn gây ra bởi sự thiếu hụt cung hoặc cầu. Mà nó là sự biến động dài hạn, ổn
định và liên tục qua thời gian và ảnh hưởng đến tất cả mặt hàng.

Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các
nhà thống kê kinh tế thị trường đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát, phản ánh tỷ lệ tăng
lên hay giảm bớt đi của mức số giá chung của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ gốc.

Các công thức liên quan

Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 =(CPI của năm 2 – CPI của năm 1/CPI của năm 1) * 100

1. Chuyển đổi số tiền từ những thời điểm khác nhau.


Số tiền ngày hôm nay = Số tiền trong t ×(Mức giá ngày hôm nay/ Mức giá trong năm
t)

2. Lãi suất thực


Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

3. Chỉ số giá sản xuất  (Producer Price Index, PPI)


Chỉ số giá sản xuất (PPI) là giá trung bình của hàng hoá do người sản xuất bán ra bao
gồm một số hàng bán ra cho những người sản xuất khác chứ không phải bán cho các

3
hộ gia đình. PPI phản ánh sự biến động giá cả đầu vào, thực chất là biến động giá cả
chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá cả chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng
biến động giá cả hàng hoá trên thị trường. Cách tính PPI hoàn toàn giống cách tính
CPI.

Ip = Σ(p1q)/ Σ(p0q)

4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số phản ánh về mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu
dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm (%). Chỉ số CPI chính là chỉ tiêu
được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá, thường
gọi là lạm phát.

CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ
sở ) * 100

Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát CPI của một thời kỳ, chúng ta áp dụng công thức:

Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T=100% x (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) / CPI thời
kỳ T-1

Ví dụ: Một giỏ hàng hóa gồm trứng vịt lộn và  trứng gà.

Chọn năm 2019 làm năm cơ sở. Mức giá của giỏ hàng hóa như sau:

Trứng gà : 1000 VNĐ/quả

Trứng vịt lộn: 2000 VNĐ/quả

Hiện tại là năm 2021, giá bán giỏ hàng này như sau:

Trứng gà: 1500 VNĐ/quả

Trứng vịt lộn: 3000 VNĐ/quả

4
Nếu bạn mua 100 quả trứng vịt lộn và 50 quả trứng gà thì CPI của giỏ hàng hóa này sẽ
được tính như sau: CPI = [(50 x 1500 + 100 x 3000) / (50 x 1000 + 100 x 2000)] x 100
= 150

DtGDP=((GDPtn)/(GDPtr))*100

1.3. Phân loại lạm phát.


Có hai căn cứ: Theo khả năng dự đoán và theo tỷ lệ lạm phát.

Theo khả năng dự đoán:

Lạm phát dự đoán được là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Mọi người đã tính trước
sự tăng giá đều đặn của nó (ví dụ tăng 1%/tháng ).

Lạm phát này không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm thiệt
hại bằng hai cách:

Thứ nhất là hạch toán thêm tỉ lệ lạm phát (trượt giá) vào những chỉ tiêu có liên quan.

Thứ hai là nếu lạm phát dự đoán xảy ra với tỉ lệ lạm phát cao, người dân sẽ tránh giữ
tiền mà thay vào đó là vàng và ngoại tệ mạnh.

Ảnh hưởng không tốt của lạm phát dự đoán:

Tạo chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

Kích thích gia tăng khối tiền trong việc giao dịch.

Lạm phát ngoài dự đoán là phần ti lệ lạm phát luôn vượt ra ngoài khả năng dự đoán
của con người, con người luôn bị bất ngờ bởi tốc độ của nó.

TLLP thực = TLLP dự đoán + TLLP ngoài dự đoán

Lạm phát ngoài dự đoán gây ra sự phân phối lại của cải trong dân chúng (giữa người
đi vay và người cho vay, giữa người trả lương và người hưởng lương…)

Theo tỷ lệ lạm phát:

Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản) là lạm phát một con số, có tỉ lệ lạm phát dưới
10%. Thực tế mức độ lạm phát vừa phải đưa ra không có tác động đến nền kinh tế.

5
Những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn. Tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam đang trong mức lạm phát vừa phải.

Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước
đang phát triển lạm phát dừng ở mức 1 con số coi là lạm phát vừa phải.

Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực
đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao
dịch và ký các hợp đồng dài hạn tính theo đồng nội tệ và họ tinh rằng giá và chi phí
của hàng hoá mà họ mua và bán sẽ ko đi chệch quá xa.

Lạm phát phi mã là lạm phát trong phạm vi hai (hoặc ba) con số 1 năm. Mức độ có tỷ
lệ lạm phát 10%, 20% và lên đến 200%. Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có
tác động mạnh đến nền kinh tế có thể gây ra những biến đổi kinh tế quan trọng.

Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến
dạng kinh tế nghiêm trọng. trong bối cảnh đó đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên
mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch ngắn ngày.

Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hoá, mua bất đọng sản và chuyển sang sử dụng
vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dich có giá
trị lớn và tích luỹ của cải.

Việt Nam và hầu hết cá nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tạp trung sang nền
kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực
hiện cải cách.

Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao. Mức độ lạm phát
này có tỉ lệ lạm phát trên 200%. Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó từng xuất
hiện trong lịch sử như Đức, Trung Quốc, Brazil... nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh
tế như đang đi dần vào cõi chết.

Một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát:

Thứ nhất, các biện pháp này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định.

Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát đã có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến
tranh, nội chiến, hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ.
6
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền,
điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải cài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn.

Hơn nữa một khi lạm phát cao đã bắt đầu, tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên
không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính
theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó làm tưng thâm hụt ngân sách và
dẫn đến lạm phát cao hơn.

2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay


2.1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộc xung
đột Nga - Ukraine… đã đẩy giá năng lượng và hàng hóa cơ bản tăng cao, làm cho lạm
phát không ngừng leo thang trong năm 2022. Lạm phát tăng và có xu hướng tiếp tục
tăng nhanh, lập kỷ lục trong nhiều thập niên ở nhiều nước trong năm 2022, đặc biệt tại
các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao nhất trong
40 năm qua trong bối cảnh mới bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19, giá nhiên liệu
cùng một số hàng hóa gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9/2022 tiếp tục
duy trì ở mức cao, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021 do giá thực phẩm và năng
lượng tăng, trước khi hạ nhiệt còn 7,4% trong tháng 10/2022 và 7,6% trong tháng
11/2022. chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,5% trong tháng 12/2022 so với cùng kỳ năm
2021, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 10/2021 và chậm hơn so với mức tăng 7,1%
trong tháng 11/2022. Đây cũng là tháng đầu tiên trong hơn hai năm rưỡi qua, CPI quay
đầu giảm, nhờ giá xăng và các mặt hàng khác giảm. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy
lạm phát đang theo xu hướng giảm bền vững. Tuy nhiên, lạm phát hiện vẫn cao hơn
nhiều so với mức mục tiêu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) là 2%.
Sức ép giá tiêu dùng đã được giảm bớt nhờ chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh
nhất của Fed kể từ những năm 1980 và nhờ tình trạng gián đoạn các chuỗi cung ứng đã
được giải quyết.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ, giá xăng giảm 12,5% trong
tháng 12/2022. Lượng cầu giảm khiến các nhà bán lẻ đang găm quá nhiều hàng phải
áp dụng các hình thức khuyến mãi đối với các mặt hàng như quần áo và nội thất.

7
Trong năm 2022, Fed đã tăng lãi suất thêm 425 điểm cơ bản từ mức 0% lên 4,25 -
4,5%. Đây là mức lãi suất cao nhất ở Hoa Kỳ từ năm 2007.
Tại châu Âu, hậu quả tiêu cực từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, cùng giá năng lượng,
giá lương thực và nhiều mặt hàng tăng cao, tiếp tục gây tổn thất nặng nề cho các nền
kinh tế châu Âu. Giá tiêu dùng tại châu Âu bắt đầu tăng mạnh kể từ khi xung đột Nga -
Ukraina bắt đầu, với việc Nga siết dần nguồn cung cấp khí đốt (đến giữa tháng 9/2022,
khí đốt Nga đã giảm 80% so với đầu năm 2022) trong bối cảnh châu Âu tăng cường
cấm vận Nga.
Theo Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), lạm phát tháng 10/2022 ở châu
Âu đạt mức 2 con số và lập kỷ lục mới ở mức 10,7%, tốc độ nhanh nhất kể từ năm
1997. Lạm phát ở nhiều quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên hai
con số. Có 11/19 nước ghi nhận lạm phát ở mức hai con số (11 - 22%), cao nhất là
Estonia (22,4%), Lithuania (22%) và Latvia (21,8%). Tại Đức, lạm phát đã tăng cao
nhất trong hơn 50 năm khi lập mức kỷ lục 11,6% trong tháng 10/2022, chủ yếu do giá
năng lượng và thực phẩm tăng. Giá cả tiếp tục tăng cao đang làm xói mòn sức mua của
người tiêu dùng và có thể gây nên suy thoái kinh tế trong những tháng tới.
Tại Pháp, lạm phát tháng 10/2022 đã tăng 7,1% so với năm trước, mức tăng mạnh nhất
trong gần 40 năm, trong đó thực phẩm và năng lượng là những nhóm hàng hóa có mức
tăng giá mạnh nhất (tương ứng 12% và 20%) mặc dù Chính phủ Pháp đã có biện pháp
can thiệp hỗ trợ hóa đơn chi trả cho người dân để kiềm chế mức lạm phát ở mặt bằng
thấp.
Tại Ý, lạm phát đã tăng cao nhất trong gần 40 năm qua chủ yếu khi tăng lên mức
11,9% trong tháng 10/2022 (so với cùng kỳ năm 2021). Đây là lần đầu tiên lạm phát ở
Ý lên hai con số kể từ khi Ý chuyển sang sử dụng đồng EUR vào năm 1999, chủ yếu
do chi phí năng lượng tăng mạnh.
Giá năng lượng cao làm cho các hộ gia đình ít chi tiêu hơn cho hàng hóa và dịch vụ,
đồng thời làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà máy dùng nhiều năng
lượng. Dự báo lạm phát ở châu Âu sẽ phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn cung cấp khí
đốt trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình, cũng như các biện pháp bảo vệ
các hộ gia đình khỏi khó khăn.

8
Tại châu Á, lạm phát hiện vượt quá mục tiêu của các ngân hàng trung ương ở hầu hết
các nền kinh tế châu Á, do giá thực phẩm và năng lượng toàn cầu cao hơn, sự giảm giá
của các đồng tiền so với USD và hoạt động kinh tế đang trong quá trình phục hồi khó
khăn. Hầu hết các đồng tiền của các thị trường mới nổi ở châu Á đã mất giá từ 5 - 10%
so với đồng USD trong năm nay, trong khi đồng JPY mất giá hơn 20%. Những đợt
mất giá gần đây đã bắt đầu tác động đến lạm phát cơ bản trong toàn khu vực và điều
này có thể giữ cho lạm phát ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến trước đây.
Tại Nhật Bản, lạm phát vượt mục tiêu của Ngân hàng Trung ương tháng thứ 6 liên
tiếp, lên cao nhất trong 8 năm. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), chỉ
số CPI cơ bản ở nước này trong tháng 10/2022 đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021
và là tháng thứ 14 liên tiếp chỉ số này tăng, đạt mức kỷ lục kể từ năm 2014. Mức tăng
giá cả hiện tại chủ yếu do chi phí nhập khẩu cao, hơn là nhu cầu mạnh. Nếu loại bỏ giá
năng lượng và thực phẩm, lạm phát lõi của Nhật Bản tăng 1,8% trong tháng 9/2022 so
với cùng kỳ năm trước.
Tại Trung Quốc, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số CPI đã tăng 2,8%
trong tháng 9/2022 so với cùng kỳ và là mức tăng cao nhất trong 2 năm qua, chủ yếu
do giá thực phẩm tăng trước khi giảm còn 1,6% trong tháng 11/2022. Lạm phát tăng
tạo thêm áp lực cho Trung Quốc khi nền kinh tế này vẫn khó khăn trước đợt giảm tốc
của kinh tế toàn cầu và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc.
Trong quý I năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều
yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó
lường, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina chưa dừng lại, chính sách tiền tệ thắt
chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng tại
nhiều quốc gia đã tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Các nhân tố
địa chính trị, kinh tế tạo sức ép khác nhau lên giá dầu như lệnh cấm của Liên minh
châu Âu đối với các sản phẩm dầu của Nga; OPEC+ quyết định giữ nguyên các biện
pháp hạn chế sản lượng; dự trữ dầu và các sản phẩm lọc dầu của Mỹ tăng mạnh; Trung
Quốc chính thức gỡ bỏ hầu hết các hạn chế xuất nhập cảnh và triển vọng tiêu thụ dầu
tích cực tại nước này.

9
Trước bối cảnh đó, tình hình lạm phát thế giới trong những tháng đầu năm 2023 tuy đã
hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao.

Tỷ lệ lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng ở nhiều


nền kinh tế đang phát triển đã giảm dần trong những
tháng gần đây do giá năng lượng và lương thực thấp
hơn, ít gián đoạn chuỗi cung ứng hơn và đồng nội tệ
mạnh lên (hình 3). Chỉ số giá lương thực của FAO
trung bình là 129,9 vào tháng 2 năm 2023, giảm gần
20% so với mức cao nhất vào tháng 3 năm 2022, do
giá ngũ cốc và dầu thực vật giảm. Giá năng lượng
thậm chí còn giảm mạnh hơn, với Chỉ số giá năng
lượng của Ngân hàng Thế giới giảm từ 172,0 vào giữa năm 2022 xuống 110,5 vào
tháng 2 năm 2023. Trong khi giá nhiên liệu thấp hơn đã góp phần đáng kể vào việc
giảm lạm phát, thì đã có một đợt nới lỏng trên diện rộng hơn của việc ép giá.

10
Ngoài xu hướng chung này, bức tranh khác nhau đáng kể giữa các nền kinh tế. Một số
quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe, chẳng hạn như Brazil, Cộng hòa Dominica và
Uruguay, đã chứng kiến tỷ lệ lạm phát chung giảm liên tục kể từ đầu hoặc giữa năm
2022. Các nền kinh tế khác, bao gồm Ethiopia, Ấn Độ và Nam Phi, đã trải qua sự suy
giảm nhẹ hơn. Và ở một số nền kinh tế, lạm phát vẫn đang có xu hướng tăng (ví dụ:
Colombia, Nigeria, Pakistan, Ai Cập) hoặc vẫn ở mức cao đặc biệt do các yếu tố cụ thể
của quốc gia (Argentina, Lebanon, Türkiye). Hơn nữa, ở đại đa số các quốc gia, lạm
phát—đặc biệt là lạm phát giá lương thực—cao hơn nhiều so với thập kỷ trước. Theo
Ngân hàng Thế giới, lạm phát lương thực trên 5% ở 94% các nước có thu nhập thấp,
86% các nước có thu nhập trung bình thấp.
Theo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới 2023, lạm phát trung bình ở các nước
đang phát triển được dự báo sẽ chỉ giảm vừa phải từ 10,8% năm 2022 xuống 8,5%
năm 2023, cao hơn nhiều so với mức 4,2% được ghi nhận trong giai đoạn trước đại
dịch 2015-19 . Lạm phát khu vực được ước tính dao động từ khoảng 3% ở Đông Á đến
14% ở châu Phi và 16% ở Tây Á, Mỹ Latinh và Caribe. Tuy nhiên, có những rủi ro và
sự không chắc chắn đáng kể liên quan đến quỹ đạo của lạm phát trong thời gian tới. Sự
phân mảnh địa chính trị hơn nữa, sự leo thang của cuộc chiến ở Ukraine hoặc các hạn
chế xuất khẩu mới, đặt ra những rủi ro lớn đối với giá lương thực và năng lượng cũng
như chuỗi cung ứng. Ngoài ra, những thay đổi trong kỳ vọng thị trường ở Hoa Kỳ có
thể gây ra những điều chỉnh đột ngột và lớn trong điều kiện tài chính toàn cầu, dẫn đến
dòng vốn chảy ra và áp lực khấu hao mới ở các nước đang phát triển. Xu hướng giảm
phát cũng có thể vẫn chậm nếu tính cứng nhắc của thị trường hạn chế việc chuyển giá
năng lượng và lương thực thấp hơn sang các hộ gia đình và doanh nghiệp.
2.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay

11
Trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm bao phủ bởi nguy cơ suy thoái, lạm phát
đình đốn, kinh tế Việt Nam nổi lên như một điểm sáng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm
2022 so với cùng kỳ năm trước có xu hướng tăng liên tục qua các tháng, duy nhất
giảm tốc độ tăng vào tháng 2 và tháng 8, tương ứng là 1,42% và 2,86%. Ngay lập tức
sau đó, các tháng 3 và tháng 9 là chỉ số CPI tăng so với cùng năm 2021 với tốc độ gấp
1,5 lần. Quan sát có thể thấy chu kỳ 6 tháng đầu năm với 6 tháng cuối năm 2022 gần
như tương đồng, nhưng mức độ thấp hơn. (Xem Bảng)

Lý do về sự tăng giảm CPI trong nửa đầu năm 2022 bởi giá các mặt hàng thực phẩm 6
tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần
trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 20,12%; giá nội tạng động vật giảm 9,52%; giá thịt
chế biến giảm 3,89%. Giá thịt lợn giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã sản xuất được vắc
xin dịch tả lợn châu Phi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm
bảo, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn nuôi phải bán
sớm cắt lỗ. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% do một số tỉnh, thành miễn
giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần
trăm. Đồng thời, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia
tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương
thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá. Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ
được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: ổn định lãi suất
cho vay ở mức thấp, giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ
10% xuống còn 8% từ ngày 1/2/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với
nhiên liệu bay từ ngày ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37

12
khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó, công tác điều hành giá
xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục
kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích
cực tham gia chương trình bình ổn giá.
Trước bối cảnh lạm phát nhiều quốc gia khác trong 6 tháng đầu năm 2022 khá cao,
Quốc hội đã đặt ra mục tiêu lạm phát 4% của năm 2022. Lạm phát của Mỹ tăng 8,6%
so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 1981, lạm phát của khu vực đồng Euro
tăng 8,1%, gấp 4 lần lạm phát mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tại
châu Á, bình quân 5 tháng đầu năm nay, lạm phát của Thái Lan tăng 5,2%; Hàn Quốc
tăng 4,3%; Indonesia tăng 2,8%; Malaysia tăng 2,4% tương đương với Việt Nam; Nhật
Bản và Trung Quốc cùng tăng 1,5%. Một số yếu tố chính có thể khiến CPI tăng cao
trong các tháng cuối năm như giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao,
Việt Nam lại là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ
ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đẩy
giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát toàn nền kinh tế.
Đặc biệt giá xăng dầu có nhiều biến động sẽ tác động đến mặt bằng giá nhiều hàng hóa
quan trọng như xăng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải. Ngoài ra còn phải
kể đến giá lương thực, thực phẩm cũng có khả năng tăng trong các tháng cuối năm,
nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại
như thời gian trước khi đại dịch diễn ra.
Tuy nhiên, tính đến hết quý IV năm 2022, CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với
năm 2021, hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra, chịu sự tác động của nhiều nguyên
nhân kiềm chế giá cũng như làm tăng giá. Về nguyên nhân tăng CPI, trong năm 2022,
giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 34 đợt, trong đó giá xăng A95 giảm 2.590
đồng/lít; giá xăng E5 tăng 2.580 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 4.030 đồng/lít. So với
năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân năm 2022 tăng 28,01%, làm CPI chung
tăng 1,01 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế
giới. Trong năm 2022, giá bán lẻ gas được điều chỉnh tăng 5 đợt và giảm 7 đợt, bình
quân năm 2022 gas tăng 11,49% so với năm 2021, làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần
trăm. Ngoài ra, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo
nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết làm cho giá gạo năm 2022 tăng 1,22% so với

13
năm 2021, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm. Giá các mặt hàng thực phẩm năm
2022 tăng 1,62% so với năm 2021, làm CPI tăng 0,35 điểm phần trăm, trong đó giá
thịt bò tăng 0,8%; giá thịt gà tăng 4,29%.
Giá nhà ở và vật liệu xây dựng năm 2022 tăng 3,11% so với năm trước do giá xi măng,
sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,59
điểm phần trăm. Giá dịch vụ giáo dục năm 2022 tăng 1,44% so với năm 2021 (làm
CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm) do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
tăng học phí năm học 2022-2023.
Trong quý I năm 2023, giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá
gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 3
tăng 0,74% và so với
cùng kỳ 2022 tăng
3,35%. Tính chung
quý I/2023, CPI tăng
4,18% so với cùng kỳ
2022; lạm phát cơ bản
tăng 5,01%.
theo Tổng cục Thống
kê, so với cùng kỳ 2022, CPI tháng 3/2023 tăng 3,35%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng
chính có 9 nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm hàng giảm giá. Các nhóm hàng tăng giá
gồm nhóm giáo dục; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm văn hóa, giải trí và du
lịch; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm hàng hóa và
dịch vụ khác. Ở chiều ngược lại, có 2 nhóm hàng giảm giá: nhóm giao thông và nhóm
bưu chính, viễn thông…
CPI quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022. Các yếu tố làm tăng giá là do
nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng quý I/2023 tăng, giá các mặt hàng thực phẩm tăng
chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng, học phí giáo dục do một
số địa phương đã tăng học phí trở lại sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học
2021-2022 để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch, chỉ số giá nhóm văn hóa,
giải trí và du lịch tăng do dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch

14
của người dân tăng cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, giá điện sinh hoạt tăng, giá
gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ
ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra các yếu tố làm giảm CPI trong quý I năm
2023 gồm có: bình quân quý I/2023, giá xăng dầu trong nước giảm 11,09% so với
cùng kỳ 2022 theo biến động của giá thế giới; giá gas trong nước giảm 1,81% theo giá
thế giới; chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.
Thống kê của Tổng cục
Thống kê còn chỉ rõ, lạm
phát cơ bản tháng 3/2023
tăng 0,22% so với tháng
trước, tăng 4,88% so với
cùng kỳ 2022. Trong quý
I/2023, lạm phát cơ bản
bình quân tăng 5,01% so
với bình quân cùng kỳ
năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,18%). Nguyên nhân chủ yếu do
bình quân giá xăng dầu trong nước quý I/2023 giảm 11,09% so với cùng kỳ 2022 là
yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh
mục tính lạm phát cơ bản.
2.3. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên,
vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Lạm phát là vấn đề toàn cầu. Trong khi nền kinh tế
Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên
vật liệu, nên chịu áp lực lạm phát. Với độ mở lớn, hội nhập sâu, rộng với các nền kinh
tế thế giới, áp lực lạm phát sẽ đến ở cả phía cung và phía cầu.
Về phía cung, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu
trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu
nhập khẩu chiếm hơn 50% trong tổng chi phí nguyên vật liệu của ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo - ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế
Việt Nam. Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ

15
tình trạng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững của nền kinh tế thế giới. Hơn
nữa, khi kinh tế phục hồi dưới tác động của các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển khiến
nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả. Với tỷ lệ 37%
chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh
tế, khi nguyên vật liệu đầu vào tăng tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát nền kinh tế.
Về phía cầu, dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình,
dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới lạm phát.
Thêm nữa, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng
theo quy luật trong giai đoạn chuyển mùa và vào thời điểm cuối năm. Các gói hỗ trợ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn trong quý IV/2022, khi đó cầu tiêu
dùng hàng hóa sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ tăng đẩy giá cả hàng hóa và dịch
vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.
Thứ hai, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan
trọng. Khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%. Việt
Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập
khẩu nguyên, nhiên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, làm tăng
chi phí cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước
tăng cao, tạo áp lực lạm phát của nền kinh tế.
Giá một số nguyên liệu đầu vào như sắt, thép, xi măng, cát, đá tăng mạnh khiến chi phí
bảo dưỡng nhà tăng 7,84% (tháng 7/2022). Giá tăng khiến nhà thầu khó tìm được
nguồn cung nguyên vật liệu phù hợp hoặc ảnh hưởng đến phương án tài chính khi triển
khai dự án theo hợp đồng đã ký.
Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng sẽ không tránh
khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm
thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh. Giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu tăng cao
cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng mức lạm phát ở Việt
Nam. Đặc biệt, chi phí liên quan đến vận tải đã tăng với tốc độ hai con số trong giai
đoạn (tháng 4/2021 - tháng 6/2022). Áp lực lạm phát thậm chí có thể kéo dài đến nửa
đầu năm 2023 khi giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới ở mức cao và phản ánh nhiều
hơn vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm hàng hóa.

16
Thứ ba, tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong bối
cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng khi tổng cầu lại tăng đột biến, nhiều quốc gia bắt đầu
phục hồi kinh tế nên nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu, vật tư, linh phụ kiện và hàng
hóa tiếp tục tăng là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng cao.
Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra chưa được khắc phục lại
được bồi thêm bởi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine kéo theo các biện pháp trừng phạt
của Mỹ và phương Tây đối với Nga gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên,
nhiên vật liệu, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, gia tăng áp lực
lạm phát.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng cùng
với các gói hỗ trợ kinh tế làm tổng cầu tăng đột biến. Gói đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng trị giá 113.550 tỷ đồng có khả năng gây áp lực lạm phát. Nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn
lên lạm phát năm 2022 - 2023. Khả năng “nhập khẩu” lạm phát là hiển nhiên trong bối
cảnh tắc nghẽn các chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng khiến chi phí vận chuyển
tăng. Các hoạt động dịch vụ, du lịch, hàng không nội địa và quốc tế được mở cửa trở
lại thúc đẩy chỉ số tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cuối cùng tăng, cầu
tiêu dùng tăng cũng là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng cao.
Thứ tư, áp lực lạm phát toàn cầu tăng cao. Nhiều nền kinh tế lớn thế giới đã sử dụng
khoảng 16,9 nghìn tỷ USD phân bổ chống đại dịch và kích thích kinh tế phục hồi, phát
triển khiến giá trị đồng tiền của hầu hết các quốc gia giảm giá. Đó cũng là nhân tố thúc
đẩy lạm phát trên thế giới tăng cao. Tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá
hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của Việt Nam tăng.
Nguy cơ mới hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với áp lực gia tăng lạm
phát ở Việt Nam khi Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Việt Nam đang theo
đuổi chính sách “Zero Covid”. Tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cũng làm gián
đoạn hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc khiến gián đoạn chuỗi cung ứng,
dẫn đến khan hiếm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tác động xấu tới tăng trưởng kinh
tế. Giá cả hàng hóa sẽ càng bị đẩy lên cao. Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi
và phát triển mạnh, thậm chí dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tới 7,5% GDP,
tạo áp lực lớn đến mặt bằng giá cả, lãi suất, tỷ giá và lạm phát.

17
3. Đề xuất các giải pháp kiềm chế lạm phát
3.1. Những thuận lợi và khó khăn
3.1.1. Thuận lợi
Có sự điều hành nhanh nhạy, linh hoạt của các cấp lãnh đạo từ Trung ương Quốc hội,
Chính phủ đến các Ban Ngành. Cùng với những chính sách chủ động, có tính dự báo
cao, được rút kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới,…đã một phần giúp người dân,
doanh nghiệp Việt Nam an tâm tin tưởng vào sự điều hành của Chính phủ, tạo nên sức
mạnh tập thể đoàn kết.
Hoạt động sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm trong nước được đảm bảo,
bình ổn giá thị trường.
Sự chủ động trong điều hành tỉ giá. Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số
nhóm hàng hóa, giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, và nhiều
loại thuế khác.
3.1.2. Khó khăn
Nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng ở mức cao; cơ cấu tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro,
nhất là tín dụng bán lẻ và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng.
Tình trạng chậm giải ngân đầu tư công kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến đáng
kể, các dự án lớn, hạ tầng quan trọng, việc chậm giải ngân ảnh hưởng đến huy động
các dòng vốn, uy tín quốc gia, giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ và người dân,
có nguy cơ “đội vốn” gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.
Độ mở của nền kinh tế đang ở mức cao khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên
200% GDP, dễ bị tổn thương trước các biến động từ bên ngoài; khu vực đầu tư nước
ngoài đang chi phối độ mở của nền kinh tế. Trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước
lại thiên về hướng nội, kết nối kém với khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng và các
chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung.
Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam chất lượng chưa cao, chưa thu hút công nghệ cao, công
nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ được như kỳ vọng; còn dễ dãi trong việc chấp
nhận các dự án FDI quy mô nhỏ (đa số là các dự án của nhà đầu tư Trung Quốc),
không mang lại hiệu quả về tăng trưởng kinh tế.
Còn có tình trạng cấp đất quá lớn cho dự án FDI mà không căn cứ vào quy hoạch.

18
Công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, chưa phát triển được công nghệ nguồn, công
nghệ lõi và hệ thống công nghiệp phụ trợ.
Khó có khả năng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI, do quy mô thị trường nội địa chưa
lớn, trong khi nhiều quốc gia ngay sát Việt Nam có lợi thế lớn do đã phát triển đồng bộ
về hạ tầng, chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất công nghiệp quy mô lớn.
3.2. Các giải pháp chính sách của Chính phủ
Để kiểm soát lạm phát ,cần thực hiện đồng bộ cùng lúc 3 nhóm giải pháp: Giảm tác
động của chi phí đẩy; thúc đẩy cung hàng hóa; làm tốt công tác tuyên truyền vận động,
tránh tác động tâm lý kỳ vọng.
Thứ nhất, kiểm soát nguồn cung xăng dầu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
bình ổn giá. Áp lực lạm phát năm 2022 do thiếu hụt nguồn cung để đáp ứng tổng cầu,
đặc biệt là cung về xăng dầu. Xăng dầu tăng 60% (6/2022) gây áp lực lạm phát lớn. Do
đó, giải pháp trước hết phải kiểm soát nguồn cung xăng dầu. Mở rộng năng lực kho dự
trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá
xăng dầu thế giới đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Cần dự trữ xăng dầu bằng hàng
chứ không phải bằng tiền nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
Thực hiện giảm thuế, đặc biệt là thuế liên quan đến xăng dầu nhằm giảm áp lực tới
mặt bằng giá cả hàng hóa. Giảm mức đóng học phí để chia sẻ khó khăn cho người dân
đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục giảm 3,42% (tháng 7/2022) dẫn đến lạm phát
chung giảm 0,19 điểm phần trăm. Giá dịch vụ khám, chữa bệnh chưa tăng góp phần
kiểm soát lạm phát vì nhóm giáo dục và nhóm thuốc, dịch vụ y tế đóng góp khá lớn
trong rổ hàng hóa tính lạm phát với tỷ trọng chiếm lần lượt 6,17% và 5,39%.
Giá bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa tăng mặc dù chi phí đầu vào của
ngành như giá xăng dầu, giá than đều đã tăng cao. Giá bán điện được kiểm soát một
phần nhờ khai thác tối đa được công suất thủy điện do lượng mưa lớn, sản lượng điện
mặt trời, điện gió ngày càng tăng nên hạn chế được công suất điện than, điện khí. Giá
dịch vụ y tế chưa điều chỉnh. Chính sách miễn, giảm thuế, lệ phí góp phần quan trọng
bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu và không để đứt gãy chuỗi cung
ứng. Để kiềm chế lạm phát, cần đảm bảo đủ cung hàng hóa, tránh tình trạng tăng giá
bất thường. Tăng cường quản lý thị trường; đa dạng nguồn cung, đảm bảo nguồn cung

19
của từng nhóm nguyên vật liệu trong mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường,
một khu vực trong bối cảnh Mỹ và châu Âu áp dụng nhiều lệnh trừng phạt Nga.
Không để đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam được xem là thách
thức lớn. Giá cả tăng là do từ bên cung nguyên vật liệu cho nền kinh tế chứ không phải
áp lực từ việc cung tiền ra nền kinh tế. Do đó, phải có giải pháp để đảm bảo đủ nguồn
cung, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng để không tạo ra sức ép lạm phát. Gói hỗ trợ
phục hồi kinh tế không tạo ra cung tiền ào ạt vào nền kinh tế. Gói trợ cấp bù lãi suất
cho doanh nghiệp cũng không thực hiện bơm tiền vào nền kinh tế. Áp lực lạm phát từ
gói hỗ trợ chỉ có thể là khi tổng cầu tăng cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu, nhu cầu
nguyên vật liệu tăng làm giá cả tăng. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận
lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ.
Thứ ba, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt
chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Nhằm kiểm soát
lạm phát theo mục tiêu cần thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa kết hợp chặt chẽ.
Đảm bảo cung ứng kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với
rủi ro lạm phát. Chính sách tiền tệ phải thực hiện theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô và
các gói giải ngân để đưa ra giải pháp thực tế.
Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành
cung tiền, lãi suất, cân bằng lượng tiền vào - ra, điều tiết giá cả. Trong kiểm soát lạm
phát, điều quan trọng là phải phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách kiểm
soát giá cả. Điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách
tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô.
Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả thị trường để kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm
về đầu cơ, tháo túng giá cả. Để kiềm chế lạm phát tăng cao, thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc cung tiền, mở rộng tín dụng và điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá để
giảm sức ép lạm phát. Tiếp tục ưu tiên thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn
và thận trọng. Tập trung tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, tạo
thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng. Đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ
chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.

20
Để kiềm chế lạm phát bền vững trong dài hạn, cần tiếp tục chuyển đổi mô hình từ tăng
trưởng theo chiều rộng (dựa trên các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên)
sang tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên đổi mới sáng tạo, năng suất lao động cao,
trình độ khoa học - công nghệ cao). Có như vậy, nền kinh tế mới hoạt động hiệu quả
hơn, từ đó giảm áp lực lạm phát.
Thứ tư, bãi bỏ các quy định không hợp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng,
thông thoáng. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục
hành chính để thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Xóa bỏ các quy định không
hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng, thông thoáng.
Tổ chức tốt hệ thống phân phối quốc gia, giảm trung gian bất hợp lý gây thiệt hại cho
người sản xuất và người tiêu dùng xã hội. Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh;
chú trọng phát triển kinh tế số; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nền kinh tế,
từ đó giảm áp lực lạm phát. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả thị trường,
đặc biệt đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh
Covid-19, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả.
Thúc đẩy tăng năng lực sản xuất các nguyên liệu đầu vào quan trọng như sắt thép, vật
liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước hơn thị
trường xuất khẩu. Chủ động các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng, không để xảy ra
các trường hợp tăng giá bất hợp lý.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tránh tác động tâm lý kỳ vọng. Thực
hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về
các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch
về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai
lệch gây ra.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra thị trường, chống việc găm hàng, thổi giá, tránh tình
trạng lợi dụng giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Làm tốt công tác thông tin
tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu, chia sẻ. Thực hành tiết kiệm chi phí, từ
đó giảm thiểu tác động của giá thế giới tới giá thị trường trong nước. Theo dõi chặt chẽ
diễn biến giá cả, lạm phát thế giới để kịp thời cảnh báo nguy cơ gây nên lạm phát ở

21
Việt Nam. Tăng cường hoạt động truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh
bạch, tránh tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, ổn định lạm phát kỳ vọng.

KẾT LUẬN

Lạm phát là căn bệnh cố hữu của mọi quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển đời sống - xã hội, các hoạt động của doanh nghiệp và là vấn đề quyết định đến sự
thịnh vượng của một quốc gia. Để có được một nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng
dương, thu nhập bình quân của người lao động cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và các vấn
đề khác để hướng đến một nền kinh tế toàn diện mà không có lạm phát, Nhà nước phải
thi hành những chính sách đúng đắn phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước. Ổn định giá cả để thị trường cân bằng, đặc biệt quan tâm quản lý chặt chẽ với
những ngành chiếm tỷ trọng GDP cao của đất nước để chống hiện tượng đầu cơ thổi
giá, đặc biệt là thị trường bất động sản có những đợt sốt đất làm thị trường đất đai và
nhà ở liên tục tăng cao trong thời gian dài làm cho người dân với thu nhập thấp khó
mà có nhà đểở, khi thị trường bất động sản có cung vượt mạnh mẽ hơn cầu sẽ hình
thành nên bong bóng bất động sản, rất có nguy cơ dẫn đến lạm phát và một số tập đoàn
tư nhân chủ chốt nắm giữ các dựán sẽ vỡ nợ gây ảnh hưởng đến các ngành liên quan
và tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng, lạm phát một lần nữa lại xảy ra. Hoặc đối với thị
trường chứng khoán có những trường hợp thao túng thị trường thổi giá cổ phiếu gây
lũng đoạn thị trường tài chính. Vì thế thông qua những diễn biến của nền kinh tế thị
trường hiện nay, chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để có thể quán
triệt và ổn định nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập quốc tế.
Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đúng đắn để mục tiêu cuối cùng
của công cuộc hướng tới một nền kinh tế phát triển không có lạm phát là giảm lượng
cung tiền trong lưu thông.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anfin, T. (2022, 09 16). Retrieved from anfin: https://www.anfin.vn/blog/vi-du-ve-
lam- phat-oviet-nam
Anh, Đ. (2022, 10 24). Retrieved from vneconomy: https://vneconomy.vn/lam-phat-
tai- cacquoc-gia-tren-the-gioi-dang-o-muc-nao.htm
Chi, L.H. (2022, 04 08). Retrieved from luanvanviet: https://luanvanviet.com/khai-
niem-lamphat/
Huệ, T.T. (2022, 06 26). Retrieved from luatminhkhue: https://luatminhkhue.vn/lam-
phat-lagi-nguyen-nhan-va-giai-phap-kiem-soat-lam-phat.aspx
Kê, T.C. (2022, 12 29). Retrieved from dữ liệu và số liệu thống kê:
https://www.gso.gov.vn/dulieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/12/thong-cao-bao-chi-
ve- tinh-hinh-gia-thang-12-quy-ivva-nam-2022/
Lâm,T.N. (2023, 01 30). Retrieved from kinh tế và dự báo:
https://kinhtevadubao.vn/du-baolam-phat-nam-2023-25137.html
Linh, T. (2022, 09 12). Retrieved from Con số sự kiện: https://consosukien.vn/lam-
phat- toancau-6-thang-dau-nam-2022.htm
M.P. (2022, 06 10). Retrieved from đangcongsan: https://dangcongsan.vn/kinh-te/tang-
cuongcac-bien-phap-kiem-che-lam-phat-611917.html
Ngọc, M. (2022, 12 29). Retrieved from báo chính phủ: https://baochinhphu.vn/cpi-
nam-2022-tang-315-dat-muc-tieu-quoc-hoi-de-ra-102221229115038548.htm
PGS., T.T. (2022, 01 11). Retrieved from tapchinganhang:
https://tapchinganhang.gov.vn/kiem-che-lam-phat-muc-tieu-on-dinh-kinh-te-vi-
mo.htm
Phương,T. (2022, 06 08). Retrieved from qdnd: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-
de/lamphat-dang-nong-giai-phap-nao-de-kiem-che-696727

23

You might also like