You are on page 1of 3

Hai câu thơ mở đầu trên còn được gọi là hai câu thơ đề trong thể thơ độc

đáo này. Nhắm mắt suy nghĩ


về cuộc sống, từng nhịp thở của người phụ nữ trong đêm khuya lạnh tanh hoà theo tiếng trống thông
báo dồn dập, diễn tả sự qua đi nhanh chóng của thời gian: (trích thơ)

Câu 1: Thời gian vào đêm khuya, khi mọi vật đã chìm trong bóng đêm, vạn vật trở nên tĩnh lặng,
không gian trở nên hoang vắng, người phụ nữ đang lẻ loi, cô độc một mình. Đây là khoảng thời gian
con người đối diện với lòng mình rõ nhất, thấm thía nhất, là một mình đối diện với cả không gian tĩnh
mịch không còn một âm vang nào khác, không còn những tiếng ồn ào náo nhiệt của một ngày dài, chỉ
còn tiếng trống canh cùng người phụ nữ. Âm thanh “văng vẳng” được vọng lại từ một nơi rất xa xôi,
dường như âm thanh tiếng trống canh chỉ nghe thấy thấp thoáng theo từng cơn gió thổi và người nghe
phải lắng tai lắm mới nghe được. Âm thanh này vừa là sự thể hiện, vừa là sự cảm nhận bước đi gấp gáp
của thời gian từ đó cho thấy sự rối bời của tâm trạng Qua sự cảm nhận về thời gian không gian, âm
thanh, chúng ta hình dung được tâm thế của nhân vật, trong đêm khuya một mình lặng lẽ nghĩ về thân
phận của đời mình

Câu 2: Nghệ thuật đảo ngữ đưa động từ “trơ” lên đầu câu thơ kết hợp với nhịp thơ 1/3/3 bất thường
nhằm khắc họa rõ nét sự buồn tủi, bẽ bàng, cô đơn của nhân vật trữ tình. Trơ ở đây không chỉ là sự trơ
trọi, bơ vơ, không nơi nương tựa bám víu mà còn là dãi dầu trước không gian, tgian, dòng đời, thế thái
nhân tình.

“Hồng nhan” vốn được hiểu là người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Tuy nhiên vào thời kì xã hội phong
kiến loạn lạc, hồng nhan thường gắn liền với bạc mệnh và nét nghĩa này cũng là nét nghĩa trong thơ
HXH. Từ “cái” đặt trước danh từ “hồng nhan” khiến cho hai chữ này không còn giá trị. Hồng nhan
nhưng lại là “cái hồng nhan” ẩn chứa đằng sau một cái gì đó như xem thường, thể hiện rõ ràng ở đây sự
tự ý thức của người trong cuộc. Nghệ thuật đối “cái hồng nhan” với “nước non”. Một bên là nhỏ bé, bị
xem thường còn lại là sự mênh mông, bao la, đất trời, không gì sánh được. Điều đấy càng nhấn mạnh
đến tận cùng sự chua chat, phũ phàng, cay đắng trước cái mênh mông, rộng lớn, trước sự vô tận của
của cuộc đời, thân phận má hồng càng trở nên rẻ rung hơn bao giờ hết

Chuyển ý: Câu thơ là một sự tự cảm nhận thấm thía về giá trị của bản thân trong cuộc đời của nhân vật
trữ tình. Bước qua hai câu thơ kế, cũng là hai câu thực, liệu rằng ta có cảm nhận được điều gì trong
sáng hơn, tươi đẹp hơn hay không ?

Câu 3: Trong cái không gian cô quạnh không bóng người của bầu trời đêm, người phụ nữ tìm đến
những chén rượu để giải thoát mình khỏi nỗi sầu não của cuộc đời. Thật độc đáo khi sử dụng nghệ
thuật “Mượn cảnh ngụ tình” trong hai câu thực này. Nỗi buồn đau, tủi nhục – như đã đề cập ở trên, có
thể là thân phận làm vợ lẽ, phải chịu sự ghen ghét, cay nghiệt của người vợ cả ? Một chút hương rượu
nồng có thể đã đưa người phụ nữ đến những giấc mơ trong cơn mê để xoa dịu những nỗi đau trong giây
phút thực tại. Nhưng… Càng về khuya, khi tiếng trống canh dãn dài ra, thời gian bắt đầu chậm lại, thì
cũng là lúc mùi hương nhè nhẹ của những chén rượu không còn tác dụng. Người phụ nữ chợt bừng tỉnh
về phút giây hiện tại chan chứa nỗi buồn. Ba từ : “Say lại tỉnh” đã chứng minh được điều đó. Càng
uống càng tỉnh, càng tỉnh lại càng nghĩ suy. Hình ảnh “chén rượu” có thể gợi nhắc đến hình ảnh chén
rượu hẹn ước của TK và KT trong Truyện Kiều Ndu nhưng đây là hình ảnh mặn nồng đôi trai gái,
nguyện ước ba sinh mãi mãi bên nhau trong khi đó chén rượu của HXH là chua chát đắng cay vô cùng
tượng trưng cho kiếp làm vợ lẽ 2 lần trong đời tủi nhục, cô độc.

Câu 4: Trong cái “Bóng xế khuyết chưa tròn” của Vầng trăng tưởng chừng như êm đềm, phải chăng
tác giả đang nghĩ về nhan sắc của mình đang tàn phai theo năm tháng, mà tình duyên vẫn chưa thể vẹn
toàn? Ánh trăng đêm là ánh trăng của kỷ niệm, của hẹn ước yêu đương, của bao đôi tình nhân. Ánh
trăng cũng là biểu tượng của sự thuỷ chung của bao tình yêu đôi lứa. Giờ đây, ánh trăng đó sắp tàn và
đang dần khuất bóng sau những đám mây, người phụ nữ vẫn chưa thể chìm sâu vào giấc ngủ. Trăng
chưa thể tròn, như cuộc tình dang dở của người phụ nữ. Có lẽ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương muốn đưa cái sự
suy nghĩ về lẽ đời, về sự hạnh phúc mà tác giả đang mong đợi vào chính tâm trạng của nhân vật. Qua
đó, hương rượu chỉ còn lại vị đắng, vầng trăng trên cao chỉ còn lại bóng xế để nhân vật trữ tình vẫn chỉ
một mình đối diện với lòng mình. Giữa ngoại cảnh và tâm cảnh có sự gặp gỡ tương đồng bởi hình
tượng thơ vừa thực vừa ẩn dụ gợi liên tưởng đến sự dở dang, lỡ làng, muộn mạng của duyên phận.

Chuyển ý: Không chỉ vậy, người phụ nữ còn ý thức về hạnh phúc và nỗi đau thân phận. ý thức về hạnh
phúc ngày càng rời xa, nhân vật trữ tình có những phản ứng hết sức quyết liệt: (trích thơ)

Câu 5,6: Hai câu thơ thể hiện một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn bằng những hình ảnh thơ hết sức
độc đáo: rêu, đá. Rêu vốn là loài cây mềm mại, nhỏ bé nhưng dưới con mắt của tác giả những đám rêu
tưởng nhỏ bé, yếu đuối đó lại “xiên ngang mặt đất” mà trỗi dậy tìm sự sống; hòn đá tưởng chừng như
chỉ đứng bất động trước sự chảy trôi của thời gian lại có thể “đâm toạc chân mây”. Dưới con mắt của
Hồ Xuân Hương tất cả các sự vật tưởng như bất động, không có sự sống lại được tác giả cấp cho sức
sống tràn trề, mạnh mẽ. Nhưng không dừng lại ở đó nghệ thuật đảo ngữ hình ảnh của những sự vật đó
kết hợp với cụm động từ mạnh “xiên ngang” “đâm toạc” đã cho thấy sự bứt phá, không cam chịu số
phận đau khổ, tủi hèn của nhân vật trữ tình. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ còn gợi liên tưởng đến thái độ
sống ngang tàng muốn đạp tung pháp vỡ những khuôn khổ trật hẹp, tù túng, ngột ngạt của nhà thơ
trước xã hội đương thời. Người phụ nữ trong bài thơ không chấp nhận số phận mà bộc lộ niềm khao
khát tình yêu, hạnh phúc, mở ra khả năng đấu tranh để đạt được tình yêu hạnh phúc về cho chính mình.
Hai câu thơ cũng cho thấy ý thức về nữ quyền ở ngòi bút thơ ca HXH

Chuyển ý: Cả nỗi đau trần thế như dồn tụ lại đáy lòng một người đàn bà cô đơn. Khao khát được sống
trong hạnh phúc, nhưng lại "hồng nhan bạc mệnh". Đêm càng về khuya, người đàn bà không thể nào
chợp mắt được, trằn trọc, buồn tủi, thân đơn chiếc, thiếu thốn yêu thương, xuân đi rồi xuân trở về, mà
tình yêu chỉ được "san sẻ tí con con", phải cam chịu cảnh ngộ: (trích thơ)

Câu 7,8:

Câu thơ thể hiện nỗi chán chường, ngao ngán khi tuổi xuân con người ra đi mà không bao giờ trở lại. “
Xuân” vừa là mùa xuân của đất trời vừa là tuổi xuân của con người. Cùng là “ xuân” thế nhưng câu thơ
ngân lên như 1 tiếng thở dài bởi xuân của đất trời đi rồi đến, có vòng lặp tuần hoàn trong khi đó xuân
của con người một đi không trở lại, tàn phai theo năm tháng. Trong một bài thơ khác Hồ Xuân Hương
đã từng viết:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung


Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

2 câu thơ này cho thấy rõ hơn số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đã nhiều lần chính
nhà thơ lên tiếng “chém cha cái kiếp lấy chồng chung” nhưng rồi lại đau buồn bởi quy luật “gỡ ra rồi
lại buộc vào như chơi” (Nguyễn Du). Khao khát hạnh phúc trọn vẹn nhưng cuối cùng chỉ còn lại sự xót
xa của một thân phận hai lần làm lẽ. “Mảnh tình san sẻ tí con con.” Biện pháp nghệ thuật tăng tiến:
mảnh tình – san sẻ - tí – con con, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé ít ỏi của tình cảm, tình duyên hạnh phúc
lứa đôi trong cuộc đời và từ đó nghịch cảnh càng trở nên éo le. Câu thơ vừa gợi sự xót xa thương cảm
trước sự bạc bẽo của tình đời, tình người và như thế nỗi đau thầm lặng mòi mọn trong tâm hồn nhà thơ
càng trở nên ám ảnh, khắc khoải.

You might also like