You are on page 1of 49

Phần I: VỀ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

1- PHÁN TÍCH DIỄN NGÔN

1.1. Lịch sử của vấn đề

Phân tích diễn ngôn (discourse analysis) là khái niệm ngôn ngữ học về kỹ
thuật phân tích phát ngôn được phát triển trong những năm 1960 và đầu những
năm 1970 ở Anh và Mỹ.

Trong khi ngôn ngữ học truyền thống quan tâmm đến việc phân tích các cấu
trúc câu đơn, Zellig Harris đã xuất bản nghiên cứu của mình với đầu đề "Phân tích
diễn ngôn" (discourse analysis) [Harris, 1952]. Harris quan tâm đến việc phân bổ
các yếu tố ngôn ngữ trong các văn bản và mối quan hệ giữa văn bản và hoàn cảnh
xã hội của nó. Mặc dầu phân tích diễn ngôn của Harris khác xa với phân tích diễn
ngôn ngày nay, nhưng tác giá vân được coi như người mở đường trong lĩnh vực
này. Việc xuất hiện của ký hiệu học (semiotics) và phương pháp câu trúc của Pháp
trong việc phân tích văn trần thuật (narrative) cũng có tầm quan trọng trong những
năm đầu đối với sự phát triển của phân tích diễn ngôn. Trong những năm 1960,
Dell Hymes mô tả lời nói (speech) trong bối cảnh xã hổi [Hymes, I960]. Những
nhà triết học ngôn ngữ như Austin (1962), Searle (1%9), và Grice (1975) đều có
ảnh hưởng lởn trong nghiên cứu ngôn ngữ như những hành vi mang tính xã hội,
được phản ánh trong lý thuyết Hành vi Lời nói (Speech Theory) và việc hình thành
những quy tắc (maxims) hội thoại.

Phương pháp chức năng trong nghiên cứu ngôn ngữ của M.A.K Halliday
(1973) cũng có những ảnh hưởng rất to lớn đối với phân tích diễn ngôn ở Anh.
Phương pháp này về mặt nào đỏ có những liên hệ gần gũi với trường phát ngôn
ngữ học Praha. Halliday nhấn mạnh đến chức năng xã hội của ngôn ngữ, cấu trúc
thông tin và Đề (Theme) trong nói và viết, ở Anh, Sinclair và Coullhad (1975) tại
Đại học Birmingham đã đưa ra mô hình mô tả các cuộc hội thoại giữa thày và trò
dựa vào tôn ti (hierachy) của các đơn vị diễn ngôn (discourse units). Các công trình
nghiên cứu khác ở Anh đề cập đến các cuộc hội thoại giữa thầy thuốc và bệnh
nhân, giữa người mua hàng và người hán hàng, các cuộc phông vân, tranh luận,
đàm phán thương mại và cả độc thoại (monologue). Việc nghiên cứu ở Anh về
nguyên tắc dựa vào cấu trúc ngôn ngữ trên cơ sở từng đơn vị biệt lập và các quy
tắc chi phối trình tự đã được xác lập của diễn ngôn.

Ở Mỹ, một số người lại nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu quan sát
trực tiếp các nhóm người khác nhau giao tiếp trong các bối cảnh tự nhiên khác
nhau. Gumpers và Hymes (1972) xcm xét các loại sự kiện lời nói: kể chuyện, các
nghi thức chào hỏi và các cuộc đối thoại trong các bối cảnh văn hóa xã hội khác
nhau. Hai tác giả này cũng gộp phân tích hội thoại theo truyền thống Hoa Kỳ vào
phân tích diễn ngôn. Công trình nghiên cứu của Goffman (1976; 1979) và Sack
Schegloff và Jefferson (1974) hướng vào nghiên cứu quy tắc hội thoại và lượt
(turn-taking) và các phương diện khác nhau của hội thoại.

Labov (1972) nghiên cứu kể chuyện miệng (oral storytelling). Việc nghiên
cứu này cũng có những đóng góp đáng kể vào phân tích diễn ngôn văn trần thuật.
Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã mô tả rất nhiều loại phân tích diễn ngôn, và trong
khuôn khổ xã hội, đã phân tích kỹ hiện tượng lịch sự (politeness) và giữ thể diện
(face-saving) trong hội thoại.

Cũng liên quan đến việc phát triển phân tích diễn ngôn nói chung là các
công trình nghiên cứu của các nhà ngữ pháp văn bản (text grammarians). Những
nhà ngữ pháp văn bản này coi văn hản như là các yếu tố (elements) ngôn ngữ kết
dính với nhau trong những mối quan hệ mà người ta có thể nhận biết được. Những
nhà ngôn ngữ học như Van Djik (1972), De Beaugrand (1990) Halliday và Hassan
(1976) đã có những tác động lớn trong lĩnh vực này. Theo Mc. Carthy (1991)
trường phát ngôn ngữ học Praha quan tâm nhiều đến cấu trúc thông tin trong diễn
ngôn và đóng góp lớn của họ trong lĩnh vực này là chỉ ra mối liên hệ (links) giữa
ngữ pháp và diễn ngôn.

Phân tích diễn ngôn đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một địa hạt ngôn
ngữ học, có sự thống nhất trong miêu tả ngôn ngữ ở mức trên câu, quan tâm đến
ngôn cảnh và các yếu tố xã hổi chi phối ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ. Ngày
nay phân tích diễn ngôn đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu trong ngôn ngữ học,
đặc biệt trong giảng dạy ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng.

1.2. Trong những năm gần đây phân tích diễn ngôn càng được chú ý.

Tuy nhỉên, McDonough (19X4:60) cho rằng:

"... Thuật ngữ "phân tích diễn ngôn" luôn gây sự nhẩm lẫn, vì các nhà ngôn
ngữ học khác nhau dùng những thuật ngữ khác nhau, và do đó từ "diễn
ngôn" được giải thích theo những cách khác nhau".

Diễn ngôn trước hết có liên quan đến sự tương tác mang tính xã hội được thể
hiện qua hội thoại, được phân tích bằng đơn vị ý nghĩa nối tiếp.
Thứ hai, diễn ngôn là một chuỗi các hành vi ngôn ngữ dưới dạng nói hoặc
viết. Diễn ngôn nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ bằng từ liên câu (inter - sentence -
connectives) (Mc Donough) (1984:61) và sự liên kết (cohesion) cấu trúc ngôn ngữ
ở mức độ trộn câu.

Thứ ba, diễn ngôn được dùng để nghiên cứu chức năng thông báo hoặc mục
đích giao tiếp.

Theo Tadd Trimble và Trimble (1977), diễn ngôn khoa học, kể cả thương
mại có các đặc trưng là làm chức năng thông báo, mô tả, định nghĩa và phân loại;
sử dụng các kỹ thuật thông báo dựa vào trật tự thời gian, không gian và quan hệ
nhân quả.

Theo Allen và Widdowson (1978:58) trong việc học và sử dụng ngôn ngữ có
hai khả năng:

Thứ nhất là khả năng nhận biết câu được dùng như thế nào để thực hiện
những hành vi giao tiếp, là khả năng hiểu chức năng thông báo của ngôn
ngữ được sử dụng. Thứ hai là khả năng nhận biết và sử dụng các phương
tiện hình thức được dùng để tạo ra những chuỗi liên tục của diễn ngôn.

Theo ý nghĩa này, thì phân tích diễn ngôn là nghiên cứu cách thức mà câu
được đưa vào sử dụng trong giao tiếp để thực hiện một hành vi mang tính xã hồi.

1.3. Trong những năm gần đây, trong tập quán của ngôn ngữ chuyên ngành,
có thay đổi cách nhìn, người ta không phân tích chức năng tách biệt với cách mà
chức năng được liên kết với nhau để tạo ra những chuỗi tư duy được diễn đạt bằng
ngữ pháp. Khuynh hướng này dẫ đến sự cần thiết phải phát triển các phương tiện
làm cho người sử dụng ngôn ngữ có thể giải thuyết một văn bản bằng cách tìm ra
các phương tiện liên kết các câu và các dấu chỉ liên kết được dùng làm kết tử lập
luận (connector). Liên quan đến vấn đề này có nhiều nhà ngôn ngữ học (Wi
jasuriya, 1971; Haliday và Hansan, 1976; Widilowson, 1979; Brown và Yule,
1983; Mc Donough, 1984) đã nghiên cứu các phương thức liên kết câu và đã chia
chúng làm ba nhóm:

- Liên kết hồi chỉ (anaphoric referent), ví dụ:

Nhìn mặt trời kia. Nó đang lặn rất nhanh.

"Nó" là liên kết hồi chỉ và là đại từ được dùng (hay cho "mặt trời'.
- Liên kết khứ chỉ (cataphoric referent), ví dụ:

Ôi, nó đang lặn nhanh quá, mặt trời ấy mà.

"Nó" trong ví dụ này là liên kết khứ chỉ, là đại từ được dùng đổ chỉ ''mặt
trời' ở phía sau.

- Liên kết logic (logical referent), ví dụ:

- A: "Cậu hơi đen"

- B: "Em đi Vũng Tàu hai ngày”.

"Em đi Vũng Tàu hai ngày" giải thích tại sao ''Cậu hơi đen". Chúng có mối
liên hệ logic, và nhân quả với nhau.

Đánh dấu quan hệ có những phương tiện liên kết như các từ chỉ thứ tự ''một
là", "hai là", ''tiếp theo là", "cuối cùng là": cụm từ chỉ sự đối lập: "thay vì", "mặt
khác"; những cụm từ chỉ nhân quả: "vì thế", "vì vậy", "cho nên"; những cụm từ chỉ
sự đông hưởng: "không những ... mà còn"; nghịch hướng: "vả", "vả lại", "ngược
lại", "dễ thường", "chả nhẽ"...

1.4. Từ những diều trình bày ở trên, phân tích diễn ngôn được định nghĩa
như sau:
Phân tích diễn ngôn (discourse analysis) là sự nghiên cứu cách thức mà các
câu (sentences) nói và viết liên kết với nhau tạo thành những đơn vị có ý
nghĩa lớn hơn câu như đoạn, và văn bản.

Phân tích diễn ngôn nói được gọi là phân tích hội thoại (conversational
analysis); Phân tích diễn ngôn viết được gọi là phân tích văn bản hay ngôn
ngữ học văn bản (text linguistics).
Từ đây nghiên cứu này dùng thuật ngữ văn bản (text) để chỉ văn bản viết
(written text).

1.5. Gần đây, trong phân tích diễn ngôn, người ta đã có thể so sánh được
những nét khác biệt của từng loại văn bản (ví dụ: Johns 1990, so sánh liên kết
trong thư tín thương mại) hoặc là so sánh một nét khác hiệt trong một loại ngôn
ngữ chuyên ngành (Leorre va Pond so sánh cụm danh từ phức (NP) trong các tạp
chí phổ thông và các sách hướng dẫn dùng máy tính điện tử); Đinh Trọng Lạc
(1993) so sánh các loại văn hiín. Mặc dầu việc nghiên cứu đã được tiến hành
nhiều, nhưng vẫn còn có một số vấn đề cần được giải quyết để có thể có sự mô tả
đầy đủ về việc sử dụng ngôn ngữ trong các loại văn bản khác nhau, chẳng hạn, các
nhà ngôn ngữ học chưa có một công cụ mô tả được chấp nhận để phân tích các
chức năng giao tiếp, hoặc cũng chưa rõ là các chức năng có thể xếp theo trật tự trên
dưới được không, hay là các chức năng này lại được lông ghép vào chức năng kia.
Tuy nhiên, việc xác định các chức năng ngôn ngữ và các hành vi lời nói sẽ tạo điều
kiện cho việc tìm ra các phương tiện để thể hiện có hiệu quả cao những hành vi lời
nói này trong các ngôn cảnh khác nhau.

2. HÀNH VI LỜI NÓI

2.1. Lý Thuyết hành vi lời nói được khởi đầu từ sự quan sát của Austin
(1962). Ông cho rằng câu thường được dùng đế mô tả sự tình, việc phát ngôn trong
một số trường hợp cụ thể lại được coi là thực hiện một hành vi lời nói.

Ví dụ: (I) Tôi cược với anh là mai sẽ mưa.


(2) Tôi đặt tên tầu này là tầu Sông Hương.

Những phát ngôn như trên Austin gọi là các câu ngôn hành (performatives)
và ông nêu ra điều kiện cụ thể cần có thể thực hiện được những câu ngôn hành này
là điều kiện không thể sai được (felicity conditions). Nói một cách chính xác hơn,
những phát ngôn như (1) và (2) là các ví dụ về các câu ngôn hành trực tiếp được
dùng để thực hiện các lành vi, nghĩa là những câu này có chứa đựng các động từ
ngôn hành. Nhưng cũng còn một loại phát ngôn nữa mà Austin gọi là những câu
ngôn hành gián tiếp, ví dụ:

(1) 10 ngàn
(2) tôi sẽ ở đây lúc 5 giờ
(3) Trăm phần trăm.

Trong ba ví dụ trên không ví dụ nào có động từ ngôn hành. (1) có thể được
dùng bởi nlũrng người cá cược tại những cuộc sát phạt; (2) bởi bất kỳ ai muốn hứa
hẹn; (3) bởi những người trong cùng một bàn tiệc để cổ vũ nhau cạn ly. Nếu xét
theo cách này, người ta có thể nói rằng trong việc phát ngôn bất kỳ câu nào, người
ta đều thấy người nói đã thực hiện một hành động nào đó, hoặc nói chính xác hơn,
là đã thực hiện một hành đông ngôn trung. Liên quan với hành động ngôn trung là
lực của phát ngôn thường được diễn đạt bằng các động từ ngôn hành như "hứa",
"xin lỗi", "cám ơn"... khi nói, người ta tiến hành những hành động như: "khẳng
định" (hay phủ định), "hỏi", "cám ơn", "phê phán", "thách thức", "cho phép" và
đôi khi có hai ha hành động trong một phát ngôn. Austin cũng chỉ ra rằng, khi phát
ngôn người nói cũng thực hiện một hành động xuyên ngôn (perlocutionary act).
Hành động này là sự tác động vào tâm lý hay hành vi của người nghe, làm cho
người nghe xúc động, yên tâm, bị thuyết phục, bị áp đảo, bị bực mình hay phấn
khởi... Tuỳ thuộc vào ngôn cảnh, có những hành động ngôn trung có tác dụng gây
các hiệu quả xuyên ngôn.

2.2. Trên đây là những điều căn bản mà Austin đề cập đến trong các buổi
thuyết trình của mình tại Mỹ và Pháp năm 1962 mà Searle (1965) và nhiẻu tác giả
khác phát triển lên thành Lý thuyết hành vi lời nói. Đến năm 1975, Searle lại cũng
đưa ra sự khác nhau giữa các hành vi lời nói trực tiếp và gián tiếp dựa vào sự thừa
nhận tác dụng xuyên ngôn có dự định trước của phát ngôn trong những trường hợp
đặc biệt. Hành vi lời nói gián tiếp theo Searlc (1975) là những trường hợp trong đó
một hành động ngôn trung được thực hiện một cách gián tiếp bằng thực hiện một
hành động khác, ví dụ:

"Anh nói to lên tí nữa được không?"

Câu này một mặt ý nghĩa có thể giải thích rằng khả năng nói của người nghe
có vấn đề, và mặt khác, và nó là yêu cầu hành động của người nói đối với người
nghe ... Nhữrng câu như câu này về mặt hình thức là câu hỏi nhưng theo Searle
(1975) thì chúng là những yêu cầu.

2.3. Trong phân tích diễn ngôn, lý thuyết Hành vi lời nói lý giải những phát
ngôn rõ ràng không có liên hệ về mặt hình thức lại có kết dính lại với nhau trong
diễn ngôn. Vì chúng có mối liên hệ ngữ nghĩa và logic với nhau, những mối liên hệ
không được đánh dấu.

Các chuỗi câu hay chuỗi cú pháp (syntatic chunks) được nối với nhau tạo
nên các hành vi lời nói. Một phát ngôn có thể được giải thích như là sự nhắc nhở
hoặc xin lỗi; nhưng cùng một lúc nó có thể có nhiều hành vi, ví dụ, chông có thể
nói với vợ:

Này, Lan ơi, em đỗ rồi đấy.

Trong ví dụ trên, người chông đã "làm" nhiều việc cùng một lúc. Anh ta
đông thời khẳng định, chúc mừng và xin lỗi (vì trước đây đã không tin vợ mình có
thể đỗ được, đã nghi ngờ vợ mình có thể trượt ...).
2.4. Hành động mệnh đề (proposition) là nội dung ý nghĩa được truyền đạt
trong một hành động ngôn trung. G. Brown và G. Yule (1987) cho rằng, trong
phân tích diễn ngôn thuật ngữ này thể hiện nghĩa học (semartics) của câu văn bản
và theo Cao Xuân Hạo (1991) thì cùng một nội dung mệnh đề có thể xuất hiện
trong những hành động khác nhau, ví dụ, 3 câu sau đây:

- Anh viết lại chưowng này đii.


- Anh sẽ viết lại phần này.
- Anh có thể viết lại phần này không?

Ta có mệnh đề duy nhất là "Anh viết lại phần này" được truyền đạt trong khi
thực hiện 3 hành động ngôn trung khác nhau:

(1) yêu cầu


(2) tiên kiến
(3) câu hỏi.

Ba hành vi ngôn trung này đều nhằm một hiệu quả xuyên ngôn như nhau
nhưng không phải vì thế mà mất đi sự khác nhau giữa chúng, cốt lõi của nội dung
mệnh đề là giá trị chân lý; còn giá trị các hành vi ngôn trung là hiệu quả của chúng.

2.5. Austin (1962) phân hành vi lời nói thành 5 loại sau:

(1) Phán xử (verditives), như: tuyên án, tha bổng, kết luận, đánh giá, xếp
loại, phân tích, chẩn đoán, diễn giải.

(2) Hành chức (excertives), như: chỉ định, chỉ thị, thăng chức, phạt, ban
thưởng, tha thứ, từ chức, tịch thu, hiệu triệu.

(3) Hứa hẹn (commisives), như: hứa, cam kết, bảo đảm.

(4) ứng xử (behabitives), như: xin lỗi, cám ơn, mừng, chia buồn, phê bình,
khen, trách, chúc.

(5) Trình bày (expositives), như: khẳng định, phủ định, phản bác, thừa nhận,
tường thuật ...

Chính Austin cho rằng việc phân loại như trên chỉ là tương đối vì vẫn còn có
những chỗ sai sót và những chỗ trùng lặp. Ví dụ, hai loại ứng xử và trình bày, ranh
giới chưa rõ ràng và còn chông chéo và ông cũng đề nghị nếu cần có thể phân loại
lại vì chính ông cũng còn thấy những điểm chưa rõ. Đối với mỗi loại hành vi lời
nói, ông cũng liệt kê những động từ và giữa nlũrng loại có thể có sự chông chéo thì
ông so sánh. Và ông kết luận như sau:

Chúng ta có thể nói rằng phán xử là sự thực hiện phán xét, hành chức là sự khẳng
định ảnh hưởng hoặc thể hiện quyền lực, hứa hẹn là sự chấp nhận nghĩa vụ hoặc
là sự tuyên bố về ý định, ứng xử là sự thể hiện thái độ và trình bày là sự lẫm sáng
tỏ lỷ do, lý lẽ trong giao tiếp.

2.6. Searle (1965) chấp nhận định nghĩa của Austin về hành vi lời nói và
chia hành vi lời nói ra thành 5 loại:

(1) Hứa hẹn (prommissive): Người nói cam kết sẽ thực hiện một hành động
nào đấy. Đó là nội dung mệnh đề phát ngôn. Hứa hẹn và cầu khiến đều có một
hướng chung là thích nghi hiện thực với lời lẽ nhưng khác nhau ở chỗ khi hứa hẹn,
thì người nói thực hiện một hành vi nào đó, còn khi cầu khiến thì người nghe thực
hiện một việc nào đó.

Ví dụ:

- Nếu các anh không thôi, tôi sẽ gọi công an đến (đe doạ).
- Bố sẽ đưa con đi xem phim (hứa hẹn).

(2) Tuyên bố (Declarative): đặc điểm của loại này là hành vi lời nói nếu
được thực hiện đúng cách và người nói có đủ tư cách thì sẽ đưa đến sự tương ứng
giữa nội dung mệnh đề và sự thực hiện.

Ví dụ: Tôi tuyên bố khai mạc trại hè Sầm Sơn 95!

(3) Cầu khiến (directivey): yếu điểm ngôn trung của loại này là ở chỗ người
nói dùng ngôn từ để làm cho người nghe làm một việc gì. Nội dung mệnh đề chính
là hành động của người nghe, ví dụ:

- Ngồi xuống đi.

Hỏi nhiều khi cũng là sai khiến, cầu khẩn, ví dụ:

- Sao không đóng cửa lại?


(4) bày tỏ (expressive): yếu điểm ngôn trung là bày tỏ một trạng thái tâm lý
đối với một sự tình (State of aiTair) được chỉ rõ trong nội dung mệnh đề như "cảm
ơn", "xin lỗi", "lấy làm tiếc". Ở đây không có sự thích nghi lời lẽ với hiện thực. Sự
tình được tiền giả định làm rõ.

Ví dụ: Canh cua ngon quá.

(5) Khẳng định (assertive / representative): yếu điểm trung ngôn của loại
này là người nói nhân trách nhiệm về giá trị, chân lý của mệnh đề được hiểu hiện.

2.7. Trong giang dạy ngôn ngữ, chức năng của ngôn ngữ được mô tả như
những loại hành vi. Ví dụ: yêu cầu, xin lỗi, phàn nàn, cam kết... xét chức năng của
ngôn ngữ không thể xác định đơn giản bằng việc nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp của
các câu. Ví dụ, câu mệnh lệnh thức (imperativc form) có thể có các chức năng sau:

(1) Lệnh, ví dụ: - Cho tôi quyển sách.


(2) Yêu cầu, ví dụ: - Xin cái nón.
(3) Hướng dẫn, ví dụ: - Bật điện trước.
(4) Gợi ý, ví dụ: - An thử thịt rắn xem.
(5) Mời, ví dụ: - Đến nhé.

2.8. Thuật ngữ chức năng trong ngôn ngữ học, theo Wilkin (1976) được hiểu
như các hành vi lời nói. Vì thế, Hymes (1961; 1972) cho rằng chức năng giao tiếp
có liên quan trực tiếp đến mục đích và chiến lược của những người tham gia giao
tiếp và Hymes phân loai các chức năng này như sau:

- Bày tỏ (expressive): Truyền đạt cảm nghĩ và tình cảm


- Cầu khiến (directive): yêu cầu hoặc đòi hỏi
- Xác nhận (referential): nội dung mệnh đề đúng hoặc sai
- Diễn cảm (poetic): truyền đạt vẻ đẹp, mỹ học ...
- Chào hỏi xã giao (phatic): bày tỏ sự thông cảm, tính đoàn kết.

Việc phân loại của Hymes trên đây tương tự như các loại hành vi ngôn trung
của Searle (1977a): bày tỏ, cầu khiến, khẳng định, hứa hẹn và tuyên bố. Thế nhưng
nhìn chung vẫn có sự khác nhau, và sự khác nhau này là ranh giới giữa lĩnh vực
văn hóa ngôn ngữ với lý thuyết hành vi lời nói và dụng học. Lý thuyết hành vi lời
nói lập trung vào hình thức (form) trong đó hành vi lời nói luôn có biên giới với
câu trong phân tích; các nhà nghiên cứu hành vi lời nói và dụng học thường không
xem xét phép ẩn dụ và cách nói xã giao trong phân tích. Ngược lại, những điểm
này lại là trung tâm nghiên cứu của văn hóa Ngôn ngữ.
2.9. Nghiên cứu này theo cách phân tích chức năng của những hành vi lời
nói và mô hình hóa những hành vi lời nói này trong thư tín thương mại. Điều này
không có nghĩa là Nghiên cứu sẽ bỏ qua cấu trúc hình thức của giao tiếp bằng thư
tín. Trái lại, Nghiên cứu sẽ nhất thể hóa các hành vi lời nối với các hình thức ngôn
ngữ ứng với các hành vi lời nói.

Bởi lẽ, hành vi lời nói có sự liên hệ thường xuyên giữa nội dung và hình
thức, giữa chức năng và hành vi lời nói với phương tiện ngôn ngữ thể hiện chúng.
Câu và các chuỗi phát ngôn lớn hơn câu, ở mức độ trên câu sẽ được xem xét như là
những đơn vị độc lập thực hiện chức năng hiểu hiện hành vi của mình trong giao
tiếp.

Nghiên cứu này dùng cách lý giai chức năng và cách phân loại hành vi lời
nói và cách lý giải chức năng của Searle (1965) để xác định các hành vi lời nói của
tlnr tín thương mại.

3. VĂN BẢN TRONG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

3.1. Phân tích diễn ngôn không những mô tả, phân tích các cuộc hôi thoại
mà còn liên quan đến hàng trăm loại văn bản (Written text) khác nhau: các bài háo,
thư từ, chuyện, công thức nấu ăn, chỉ dẫn, thống háo, ... Người đọc thường mong
muốn những văn bản trên là những giao tiếp có ý nghĩa và liên hệ với nhau mạch
lạc trong đó từ ngữ, câu được gắn với nhau theo các kiểu cấu trúc phù hợp với
những phép tắc có tính quy ước của các ngôn ngữ cộng đồng.

Vì vậy phân tích diễn ngôn cũng rất quan tâm đến việc tổ chức và cấu trúc
các loại văn bản.

(1) Nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa về văn bản, ví dụ:

- G. Brown và G. Yule (1987) định nghĩa về văn bản là sự ghi lại lời nói
trong sự kiện giao liếp.

- Halliday (1976): văn bản (text) là đơn vị cơ bản (fundamental unit) của
ngữ nghĩa học và không nên coi nó đơn thuần là đơn vị trên câu.

- Các tác giả khác như: van Djik, 1972; Gutwinski, 1976; de Beaugranđe,
1980, de Beaugrande và Dressier, 1981, đã cố gắng đưa ra những định nghĩa chặt
chẽ hơn. Trong số này có định nghĩa của I. R. Galperin (1987) rất đáng chú ý:
Văn bản là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời mang tính cách hoàn chỉnh,
được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn phần theo
loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm có tên gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị
riêng những thể thống nhất trên câu hợp nhất bằng những loại hình liên kết
khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một hướng nhất định và một
mục tiêu thực dụng.

Galperin còn đi sâu định nghĩa về văn bản đúng đắn như sau:

"Văn bản đúng đắn là những văn bản đáp ứng được những điều kiện nêu
trong định nghĩa chung về văn bản, nghĩa là có sự phù hợp giữa nội dung
văn bản với tên gọi của nó (đầu đề) có sự trau chuốt văn phần đặc trưng cho
phẩm chất chức năng dã định là những đơn vị trên câu thống nhất với nhau
bằng những loại hình liên kết khác nhau chủ yếu là các loại hình liên hệ
logic, có tính định hướng và mục tiêu thực dụng”.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các tác giả trên đều rất quan tâm đến nguyên
tắc về khả năng liên kết gắn các bộ phận của văn bản với nhau và tạo ra được sự
đông giải thuyết ở người viết và người đọc.

3.2. Hầu hết các văn bản đều có mối liên hệ giữa câu này với câu kia về
những đặc trưng ngữ pháp như là đại từ hóa, tỉnh lược, liên từ các loại.

Trong số các lác giả nghiên cứu về văn bản, Halliday và Hasan (1976) đã có
những nghiên cứu toàn diện hơn về văn bản và những nghiên cứu của họ tập trung
vào những điểm sau đây:

(1) Liên kết:

Halliday và Hasan (1976) xem xét trước tiên việc các câu có khá năng tạo
thành văn bản hay không phụ thuộc vào quan hệ liên kết trong và giữa các câu với
nhau. Văn bản phải có sự liên kết trong và giữa các câu với nhau. Đây chính là
điều phân biệt văn bản với những gì không phải là văn bản. Mối quan hệ liên kết
trong văn hản được xác lập khi việc giải thích một yêu tố nào đó trong văn bản phụ
thuộc vào yếu tố khác. Yếu tố này làm tiền đề cho yếu tố kia.

Ví dụ: Rửa sạch mấy quả dưa lê mẹ mày mua, ngâm nó vào nước muối nửa
giờ, rồi bỏ vào tủ lạnh.
Rõ ràng "nó" trong câu thứ hai nói đến "mấy quả dưa lê" trong câu thứ nhất.
Hai câu này có sự gắn bó, sự liên kết nên chúng tạo thành văn bản.
Halliday và Hasan cũng đưa ra bảng phân loại những dấu hiệu có mối liên hệ
bằng liên từ như:

- Bổ sung (additive): và, hoặc, hơn nữa, tương tự. như thế, ngoài ra.
- Tương phản: (adversative): nhưng, tuy nhiên, mặt khác.
- Nguyên nhân (causal): do đó, hậu qủa là, vì lý do này.
- Thời gian (temporal): rồi sau đó, sau đó, một giờ sau, cuối cùng.

Tuy nhiên khòttg phải lúc nào văn bản cũng phai của những dâu hiệu liên hệ
hình thức trên. Hãy xét trích đoạn trong một bức thư:

... Mình kết thúc công việc, sau đó đi ăn tối ở 222 phố Huế. Về nhà Tâm
uống cà phê, tán chuyện, về nhà đi ngủ lúc 12 giờ...

Ta chỉ thấy "sau đó” giữa "mình kết thúc công việc" vởi "đi ăn tối" còn
những sự kiện tiếp theo, tuy không có "sau đó" người ta vẫn hiểu ngầm được là
việc nọ xảy ra sau việc kia. Và do vậy, có thể kết luận rằng mối quan hệ ngữ nghĩa
mới thực sự có sức mạnh liên kết chứ không nhất thiết phải có những dấu liên kết
đặc biệt mới có khả năng này. Tuy nhiên, nếu có cả sức mạnh liên kết và dấu liên
kết thì văn bản càng "rất văn bẳn". Do đỏ, logic ngữ nghĩa cũng là một phương
tiện liên kết văn bản.

(2) Halliday và Hasan nghiên cứu mối quan hệ liên kết dưới các đầu đề như:
sở chỉ, thay thế! tỉnh lược và quan hệ từ ngữ. Sở chỉ hướng người đọc vào những
yếu tố bên trong văn bản để giải tluyết (interpretation) được gọi là nội chỉ, và khi
người đọc phải dùng đến những yếu tố bên ngoài để giải thuyết thì chúng được gọi
là ngoại chỉ. Nội chỉ cỏ vai trò rõ ràng trong việc hình thành liên kết văn bản về
hình thức; ngoại chỉ không có vai trò này.

Hãy xét ví dụ sau:

ông San dẫn ông Khắc đến nhà tôi. ông giải thích vì ông Khắc không biết
đường, ông ngồi lại nói đủ chuyện, rồi vui vẻ ở lại ăn cơm nhạt với vợ chồng
chúng tôi. (NTD 1989)

Người đọc có đi xa bao nhiêu nữa trong đoạn văn bản trên thì rồi những sở
chỉ sau đó "ông ("người đọc muốn hiểu thì phải tìm về cội nguồn của nó "ông
San", mà chỉ có mình cái cội nguồn này mới có sức mạnh cho phép người đọc
thoát khỏi văn bản và liên hệ văn bản mà họ đang đọc với thế giới hiện thực.

Chú ý đến nhận xét của Halliday và Hasan, chúng ta thấy rằng: chính tính
chất của hình thức đại từ ngôi thứ ba đã làm cho chúng càng Hồi chỉ. Mội xuất
hiện của "San" tại điểm đầu văn bản có thể được tiếp nối bằng vô vàn lần xuất hiện
của "ông ấy". Tất thảy đều có thể giải thuyết được bằng cách hồi chỉ về với cội
nguồn "San”. Hiên tượng này đóng góp đáng kể vào liên kết bên trong của văn bản
vì nó tạo ra một loại hệ thống sở chỉ; mỗi sự xuất hiện đều gắn tất cả những gì
trước nó với sở chỉ han dầu, và bao gồm cả sở chỉ ban đần.

Quan điểm Irên dfty của Halliday và Masan đưực rút ra từ sự phân tích loại
văn bản khi toàn bộ nội dung được viết trên một trang giấy và khi ngưừi đọc không
hiểu từ "ông" là ai, họ có thể nhanh chóng tìm lại về cội nguồn.

Nhưng nếu người đọc đọc một câu chuyện dài, hay một cuốn tiểu thuyết với
nhiều sự kiện lời nói của nhiều nhân vật: nhân vật này xuất hiện sau nhân vật kia
thì khó lòng mà họ có thể nhớ được chính xác cái từ đã được dùng ban đầu. Do vây
mà việc người đọc văn bản phải dừng lại khi bị "lạc" để nhớ xem ai đã làm gì
Trong các sự kiện lời nói là cần thiết. Thế nhưng, thao lác này không được coi là
chuẩn mực để đọc văn bản. Do đó có thể suy ra rằng người đọc hình thành những
sở chỉ thể hiện trong văn bản theo những quy luật tư duy riêng chứ không theo sự
thể hiện của chúng trên văn bản. Và nếu luận điểm này đúng thì ranh giới giữa
ngoại chỉ và nội chỉ sẽ bị mờ nhạt. Bởi lẽ trong cả hai trường hợp người đọc đều có
cách biểu hiện trong tư duy. Trong trường hợp ngoại chỉ, người đọc có sự hiểu
hiện những kiến thức văn hóa chung (là cái bên ngoài văn bản) và còn trong trưởng
hợp nội chỉ, họ có sự thể hiện những nhận thức được cảm thấy từ văn bản. Trong
cả hai trường hợp người đọc đều tìm thấy ở trong óc mình sự biểu hiện trí tuệ đế
xác định sở chỉ.

Sở chỉ thực hiện tốt được vai trò của nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
nhận dạng của người đọc để hiểu ý đồ của toàn văn hản, ý định của người viết khi
dùng sở chỉ trên cơ sở các sở chỉ đã dùng.

(3) Thay thế

Halliday và Hasan cho rằng từ ngữ trong văn bản có thể thay thế cho nhau
được.

Ví dụ: Rửa sạch táo đi. Để chúng vào tủ lạnh tối ăn.
Rõ ràng "chúng" trong câu thứ hai là hồi chỉ và nhắc đến "táo". Nếu chúng
ta quan tâm đến việc người đọc đọc toàn văn bản như thế nào, chúng ta phải hỏi có
phải thực sự "chúng” trong câu sau đúng là "táo" trong câu trước không? Về việc
này Kallgren (1978) nhận xét:

Nội dung văn bản không phải chỉ là sự liệt kê các sở chỉ; một bộ phận quan
trọng của nội dung là cái quan hệ mà văn bản thiết lập giữa các sở chỉ.

Nếu đúng "chúng" là những quả táo trong câu trên thì chúng đã trải qua một
quá trình phẩn nào đã làm cho chúng thay đổi: chúng là những quả táo "đã được
rửa sạch” và có thể ăn được.
Người đọc muốn hiểu điều này họ phải dựa vào nguyên tắc thay thế để giải
thuyết.

(4) Tỉnh lược

Tỉnh lược là sự loại bỏ những yếu tố mà thông thường ngữ pháp yêu cầu
phải có. Nhưng người viết / người đọc lại cho là đã rõ theo ngôn cảnh và không
phải viết nữa. Điều này không có nghĩa là bất kỳ phát ngôn nào mà không hoàn
toàn hiển minh đều là tỉnh lược. Hầu hết các thông điệp cần một đầu vào của ngôn
cảnh để làm cho nó có ý nghĩa. Tỉnh lược được phân biệl bởi cấu trúc có các yếu tố
bị loại bỏ.

Ví dụ: Hai nhân viên phục vụ khách sạn nói với nhau: Tôi rửa, chị lau nhé.
"Rửa' và "lau" là hai động từ cần có tân ngữ để hoàn chỉnh cấu trúc bề mặt.

Trong phát ngôn trên cả hai động từ đều không có tân ngữ thế nhưng người
đọc vẫn hiểu vì ngôn cảnh đã cung cấp tân ngữ. Tất nhiên phát ngôn có thể được
thực hiện với đầy đủ tân ngữ nếu người nói, người viết lựa chọn như thế.

Các nhà phân tích văn bản thường chú ý đến những yếu tố lược bỏ có khả
năng tái tạo lại được trong văn bản theo cách của sở chỉ. Ví dụ:

Vừng đen giao vào tháng Tám, vừng vàng tháng Ba.

"giao vào” trong mệnh đề sau đã bị tỉnh lược nhưng hoàn toàn có khả năng
tái hiện và người đọc có thể giải thuyết được nhờ có khứ chỉ là động từ chính "giao
vào" ở mệnh đề trước.
Những nghiên cứu của Halliday và Hasan không có ý định mô tả về cách
hiểu văn bản mà hai người tập trung xem xét các nguồn ngôn ngữ học có sẵn cho
người nói / người viết để đánh dấu mối quan hệ liên kết.

3.3. Đơn vị trong văn bản

Câu rõ ràng là đơn vị ngữ pháp trong văn bản. Tất nhiên không phải trong
tất cả các loại văn bản đều là câu: biểu báo, thông báo, quảng cáo, ghi nhớ, mẫu
chứng từ và đơn từ, vé tàu xe, séc ... Tất cả những loại văn bản này đều có các ví
dụ về đơn vị văn bản không phải là câu; chúng là sự liệt kê các từ, mệnh đề không
có động từ ... cấu trúc bên trong của câu luôn luôn là lĩnh vực của ngữ pháp. Thế
nhưng nhiều vấn đề trong ngữ pháp mệnh đề và câu lại có các hàm ẩn đối với văn
bản nói chung, đặc biệt lả trật tự của từ, liên kết, thời (tense) và các phương diện
thời. Do đó, trong phân tích diễn ngôn, câu có vai trò chỉ nêu đơn vị ngữ pháp và
chữ viết để nhận diện mà thôi.

3.4. Các cấu trúc văn bản:

Câu trúc văn bản kiểu Bài toán - Giải pháp, Giả định - Thực tế và kiểu cấu
trúc Hỏi - Đáp có chung nhiều nét nhau. Mục đích của kiểu cấu trúc văn bản này là
giúp người viết đi đến một câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi của mình được đặt ra
ngay ở đầu văn bản.

Ví dụ: Luân đôn - quá đắt đỏ?

Luân đôn là thành phố đắt đỏ nhất ở Anh. Chúng ta đều đã nghe những
chuyện đắt đỏ rùng rợn. Nhưng đắt là đắt thế nào? Theo các tư vấn khách sạn
quốc tế, ngày nay ở Luân đôn có 5 khách sạn thu trên 90 bảng Anh một đêm đối
với phòng một giường.

Thế nhưng nếu sự lựa chọn khách sạn của bạn khiêm tốn hơn một tí bạn vẫn
phải trả gần gấp đôi so với bạn ở các nơi khác ở Anh. Trung bình một phòng năm
ngoái ở các tỉnh là 19 bảng Anh; trong khi đó ở Luân đôn lại là 35 bảng Anh.
(NTD. 1985)

Trong văn bản trên tình huống được thiết lập bao gồm mội câu hỏi chưa có
câu trả lời. Sau đỏ là câu trả lời cùng với những chứng lý của nó. Giống như tình
huống "các câu trả lời có thể có" trong cấu trúc kiểu bài toán - giải pháp, nếu câu
trả lời đưa ra không đáp được câu hỏi ban đầu, người viết phải tìm câu trả lời khác.
Môt loại cấu trúc văn bản khác nữa là cấu trúc từ khái quát dẫn đến cụ thể được
mô hình hóa sau đây:
Câu tổng quát

Câu cụ thể 1

Câu cụ thể 2

Câu cụ thể 3

vv…

Câu tổng quát

Ví dụ vể kiểu cấu trúc này có thể thấy trong các văn bản của những đại lý,
những người cho thuê nhà, thư chào hàng của các thương nhân. Khi câu khái quát
được nối liếp bởi các câu mô tả của từng phòng, từng mặt hàng; tiếp đó là các chi
tiết, các nét đặc trưng; và cuối cùng lại quay về với câu khái quát ban đầu. Ví dụ:

Lạc nhân của chúng tôi bán rất chạy. Tháng 7 chúng tôi bán được hai trăm
tấn cho thị trường Hông kông, ba trăm tấn cho Singapo và năm trăm tấn cho
Vương quốc Anh. Tuần qua chúng tôi lại nhận được đơn hàng của của một công ty
Cộng hoà Liên Bang Đức hỏi mua tám ngàn tấn giao vào dịp Thiên Chúa giáng
sinh năm nay. Nhu cầu của khách hàng nước ngoài về lạc nhân của chúng tôi rất
lớn.

Một điểm cần chú ý ở đây là qui mô (đọ dài) của văn bản không có định tính
theo số chữ hay đoạn trong văn bản. Điểm khác nữa là bất kỳ văn bản nào cũng
đều có thế có từ một đến nhiều kiểu cấu trúc và đôi khi kiểu cấu trúc nọ đan chéo
với cấu trúc kia. Thật vậy, một cấu trúc kiểu "bài toán - giải pháp" cũng có kiểu
cấu trúc từ khái quát đến cụ thể. Tìm ra được kiểu cấu trúc trong văn bản là nhiệm
vụ giái thuyết của người đọc khi dựa vào nlũrng gợi ý, những dấu báo thông tin mà
người viết đã dùng.

3.5. Văn hoá và tu từ

Lĩnh vực nghiên cứu tu từ qua các nền văn hoá khác nhau đã có khối lượng
tài liệu khổng lổ. Một mặt các nhà ngôn ngữ cho là họ đã có bằng chứng về các
kiểu văn bản ớ các ngôn ngữ khác không phải trong văn bản tiếng Anh; mặt khác,
lại có sự bất đồng về việc có phải những người học liếng Anh có di chuyển những
kiểu cấu trúc ở tiếng mẹ đẻ của họ vào tiếng Anh, và họ có gây ra sự di chuyển tiêu
cực vào văn bản tiếng Anh không. Trong số những bài báo đáng kể về lĩnh vực này
phải kể đến bài của Kaplan (1966) trong đó ông nêu được đặc trưng tiêu biểu của
các kiểu cấu trúc văn bản trong bối cảnh các nền văn hoá khác nhau. Kaplan cho
rằng:

Văn bản tiếng Anh có nét đặc trưng là theo tuyến (linear) và có tôn ty; văn
bản tiếng Semitic (Hebrew và À rập) có đặc trưng là sự đối xứng; văn bản
các tiếng Đông phương có đặc trưng là gián tiếp; vản bản tiếng Nga và
tiếng La mã có đặc trưng là nêu những sự việc ngoài để.

Có nhiều bằng chứng cho thấy là người viết / người đọc chấp nhận sự khác nhau về
kiểu cấu trúc văn bản trong các nền văn hoá khác nhau, điển hình nhất là việc chấp
nhận trong văn bản tiếng Nhật những gì mà theo cách nhìn của người Anh là việc
thêm vào văn bản môt cách vô lý những điều không liên quan đến văn bản, và sự
chấp nhận việc người Ấn độ đưa cách sử dụng liên từ và trật tự từ của tiếng Ấn độ
vào tiếng Anh. Tương tự như thế có sự khác nhau trong việc lựa chọn trình tự Đề -
Thuyết cũng được chấp nhận.

Ngay cả ngôn ngữ cùng họ cũng có sự khác nhau: văn bản hàn lâm tiếng
Đức cho phép có mặt nhiều thông tin phụ, thông tin trong ngoặc đơn và cũng được
phép nói ngoài đề hơn trong văn bản tiếng Anh cùng loại.
Người Anh khi viết thường để các câu mở đề ở đầu văn bản hoặc đầu mỗi đoạn,
trong khi đó người Đức lại thích để câu này ở giữa các câu. Vấn đề này có liên
quan đến truyền thống văn phần từng ngôn ngữ và thói quen xây dựng pháp quy
của văn bản.

3.6. Văn bản và giải thuyết (lext and interprétation)

(1) Dấu chỉ là tín hiệu nghĩa học và tín hiệu chức năng diễn ngôn (thí dụ,
trong tiếng Việl "đã" là dấu quá khứ) liên quan rất nhiều đến cấu trúc bề mặt của
văn bản. Dấu liên kết cũng vậy. Chúng tạo ra sự liên kết qua biên giới của câu, cặp
câu và liên kết các yếu tố của văn bản với nhau. Đọc một văn bản thì phức tạp hơn
thế nhiều: người đọc phải giải thuyết các mối quan hệ và phải hiểu được ý nghĩa
của chúng. Làm cho văn bản có ý nghĩa là một hành vi giải thuyết. Hành vi này
phụ thuộc nhiều vào những gỉ mà người đọc có thể mang vào văn bản, cũng như
những gì người viết đã viết ra - có thể coi giải thuyết một văn bản như là hàng loạt
các bước nhận thức. Người đọc phát huy động những kiến thức đã có của mình,
phải suy ý và không ngừng tiếp cận việc giải thuyết của mình với tình huống và
mục đích của văn bản mà người đọc nhận thức được.

Nếu xét ví dụ sau đây người đọc sẽ thấy văn bản có liên kết theo quan niệm
đã trình bày ở trên.

Bố mẹ cậu bé 11 tuổi thức dậy thấy một con trăn lớn đang quấn chặt và
muốn nuốt chửng cậu.

Câu chuyện xảy ra tại Quảng ngãi và bà mẹ cậu bé, bà Duyên nói:

"Khủng khiếp quá. Hôm ấy trời oi lắm. Thằng Ba đang nằm trong mùng.
Bỗng nhiên nó hét lên.

"Chúng tôi lao vể phía nó nằm và thấy một con trăn khổng lồ đang quấn
chặt nó. Lúc này nó đã quấn xung quanh cánh tay và cổ cháu và đang quấn xuống
người thằng bé".

Bà Duyên và chồng, ông Dũng, cố lấy dao đâm nó nhưng con trăn còn cắn
thằng bé mấy nhát rồi mới bỏ đi.
(Báo CA Quảng Nam - Đà nẵng 20/6/1994)

Văn bản trên không yêu cầu người đọc phải suy nghĩ cũng nhận biết ngay
“con trăn” là con vật nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng con người. Do đó hình
dung ra được những người có mặt hoặc trông thấy phải hành động khẩn trương
như thế nào.

Hơn thế nữa, người đọc có thể có mối liên hệ nhân thức giữa "hôm ấy trời oi
lắm" với thời gian của sự kiện. Việc đứa bé "hét lên" phải coi là hậu quả của viêc
con trăn tấn công em. "nó" tất nhiên là "con trăn" chứ không phải “cậu bé” vi
không có bậc cha mẹ nào lại cầm dao đâm con mình. Tất cả những điều này người
đọc dùng suy luận để mang vào, phải bổ sung cho văn bản. Những gì người đọc
làm để tạo được liên kết nhận thức trong văn bản đang vượt qua liên kết nghĩa học
giữa các từ liên kết. Và cũng do đó người đọc phải suy nghĩ và tạo ra sự mạch lạc
của văn bản. Chúng tôi gọi liên kết này là tiềm tàng (tiềm ẩn) hoặc là mạch ngầm
văn bán.

(2) Môt bình diện nữa của giải thuyết là nhận biết được kiểu cấu trúc văn
bản. Có nlữrng kiểu cấu trúc xuất hiện thường xuyên trong văn bản rồi thấm vào
người đọc và trở thành một bộ phận của kiến thức văn hóa của họ. Những kiểu cấu
trúc này thể hiện mối quan hệ chức năng thường xuyên xảy ra giữa các đơn vị của
văn bản. Những đơn vị này cỏ thể là ngữ (cụm từ) mệnh đề, hoặc nhóm câu mà Mc
Carthy (1991) gọi là đoạn tính văn bản (textual segment) để tránh nhầm lẫn giữa
các thành phần và quan hệ cú pháp giữa mênh đề và câu.

Vì mỗi đoạn tính văn bản đều có thế tách riêng ra được khi quan hệ chức
năng giữa nó với những đơn vị khác trong tổng thể văn bản tạm thời không còn
nữa. Ví dụ sau đay trích từ báo cáo về triển lãm ảnh để chứng minh điều này.

"Nhấn mạnh đến ảnh tài liệu và đúng thế. Ảnh nghệ thuật vô nghĩa."

Giải thuyết sẽ có nghĩa hơn nếu xem xét quan hệ giữa câu sau và câu trước.
Vì rằng câu sau là lý do giải thích cho câu trước. Cũng vậy, tiên đề văn bản cũng
làm thành giải thuyêt. Tiên đề có chức năng tiền văn bản hoặc tiền ngữ nghĩa của
văn bản. Tiếp xúc với tiên đề người đọc định hướng lĩnh hội nội dung thông tin và
dự toán được kết cấu văn bản.

Tất nhiên không thể nói rằng tất cả các văn bản đều giống hai câu trong báo
cáo về ảnh triển lãm nói trên và toàn hộ hoạt động đọc văn bản là trò chơi đoán
nghĩa.

(3) Văn bản thường cỏ các gợi ý hoặc tín hiệu thông tin để cho người đọc có
thể giải thuyết được ý nghĩa và quan hệ giữa các bộ phận của văn bản và những gợi
ý và tín hiệu này không mang tính quyết định đối với việc giải thuyết của người
đọc nhưng chúng là những bằng chứng hỗ trợ cho các hoạt động nhận thức của
người đọc. Ví dụ, người đọc có thể có văn bản như:
Thấy ốm, anh ấy về nhà.

Trong ví dụ này "thấy ốm" đã được biến thành yếu tố phụ cho mệnh đề chính
"anh ấy về nhà". Đây là phương tiện đặc trưng của quan hệ Nhân-Quả. Sự lựa
chọn phương tiện này là tín hiệu báo về mối quan hệ của văn hản, quan hệ này có
thể được cải biến:

Về nhà, anh ấy thấy ốm.

Tất nhiên tác giả có thể giúp và làm dễ dàng cho người đọc nếu họ dùng "Bới
vì" trong văn bản. Hoặc họ dùng từ hoặc nhóm từ để báo hiệu quan hệ này, chẳng
hạn:

Lý do anh ấy về nhà là anh ấy cảm thấy ốm.


Các loại tín hiệu khác là nhắc lại, song song cú pháp (dùng cùng một cú pháp
trong hai hoặc nhiều mệnh đề để thu hút sự chú ý tới việc so sánh hay tương phản),
ví dụ:

Các nhà chính trị thì nổi nóng, các nhà công nghiệp thì nổi khùng, công
nhân thì muốn đánh nhau.

Hoặc:

Hàng của chúng tôi tốt về chất lượng, đẹp về kiểu dáng, hợp lý về giá cả.

Cấu trúc song song nhấn mạnh được sự so sánh giữa ba nhóm người ở câu
trước và ba đặc tính của hàng hóa ở câu sau.

Kiểu cấu trúc Bài toán - Giải pháp của văn bản cũng liên quan đến những
cấu trúc lớn hơn thường xuất hiện trong văn bản. Hãy xét ví dụ sau đây:

"Hầu hết mọi người đều thích mang máy ảnh khi du lịch ở ngoại quốc.
Nhưng ngày nay tất cả các sân bay đều có máy kiểm tra bằng tia X quang và X
quang có thể làm hỏng phim. Giải pháp cho vấn đề này là mua một túi da có lót
chì ở trong. Những ví này rẻ và có thể tránh được tất cả các tia X quang kể cả
những tia mạnh nhất".

Kiểu cấu trúc này có thể thấy trong nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực và
ngôn cảnh khác nhau. Câu đẩu nếu cho người đọc tình huống và câu thứ hai là sự
phức tạp - vấn đề hay bài toán. Câu thứ ba là lời giải cho vấn đề, là đáp số của bài
toán và câu cuối cùng là sự đánh giá tích cực về lời giải.

Trình tự quan hệ làm thành kiểu bài toán - giải pháp rất thông dụng trong
các văn bản. Ngoài ra cũng còn có cơ cấu lập luận: Tiêu đề -Luận cứ - Kết luận.

Những kiểu cấu trúc lớn hơn câu này thường thấy trong văn bản (và đôi khi
nó làm thành cả văn bản) là chủ đề của việc giải thuyết của người đọc.

Kiểu cấu trúc lớn hơn câu này cũng được đánh dấu và có tín hiệu là phương
tiện từ vựng và ngữ pháp hoặc là mệnh đề phụ hay cấu trúc song song. Nhưng
trong ví dụ trên đây liên từ "nhưng" chỉ quan hệ trái nhau Hổi chỉ "Vấn đề này" (hư
hại do lia X quang gây ra) và khứ chỉ cho vấn đề (ví da có lót chì). Cả người đọc
và người viết cần phải hiểu những phương tiện tín hiệu này để sử dụng khi cần xử
lý quan hệ văn bản khi những quan hệ này không dễ dàng nhận ra được.

Cấu trúc có trình tự: Bài toán - Lời giải - Đánh giá có thể thay đổi. Thế
nhưng người đọc bao giở cũng mong tất cả chúng đều có mặt trong một văn bản có
chất lượng tốt, “văn bản đúng đắn” như Galperin gọi. Khi trình tự có thay đổi thì
tín hiệu thông tin đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát tín hiệu thông tin của
văn bản, tức là chỉ đường cho người đọc đi quanh và đi qua văn bản.

3.7. Bộ phân hợp thành sự kiện lời nói - Mô hình phân tích diễn ngôn

Phân tích một sự kiện lời nói còn gọi là phân tích sự kiện giao tiếp M.
Troike (1989) bắt đầu bằng việc mô tả các bộ phận mà Hymes (1967; 1972) và
Friedrich (1972) coi là các bộ phận nổi bật. Những bộ phận này là:

(1) Thể loại (genre), ví dụ: giai thoại, chuyện, bài giảng, chào hỏi, hội thoại,
thư tín, ...

(2) Chủ đề (topic), ví dụ: các phạm trù nội dung, tức là đề tài, giới thiệu,
giá, đầu tư, công nghiệp ...

(3) Mục đích và chức năng (purpose and function) của cả sự kiện nói chung
và mục đích giao tiếp của các tham tố nói riêng (participants)

(4) Không gian và thời gian (setting) bao gồm địa điểm, thời gian trong
ngày, mùa trong năm và cả các phưưng tiện vật chất của địa điểm, ví dụ: cỡ
phông, cách bày biện đồ đạc...

(5) Phong cách (style/key), ví dụ: nghiêm trang, đùa cợt, lịch sự, cởi mở...

(6) Tham tố (participants) gồm cả tuổi tác, giới, dân tộc, địa vị xã hội, hoặc
các điểm khác có liên quan và quan hệ giữa các tham tố với nhau.

(7) Hình thức thông điệp (message form) bao gồm cả kênh nói và kênh viết,
kể cả loại ngôn ngữ được sử dụng.

(8) Nội dung thông điệp (message content), nghĩa là nội dung giao tiếp, cái
người ta viết về, nói về.
(9) Trình tự, hành vi lời nói, kế cả lượt (turn -laking) và các hiện tượng giao
thoa trong hội thoại.

(10) Quy tắc giao tiếp: các quy tắc văn hoá chi phối các hành vi lời nói.

(11) Chuẩn để giải thuyết gồm cả kiến thức chung, tiền giả định về văn hóa
có liên quan hoặc là hiểu biết chung mà theo đó người ta có thể suy ý về những gì
được giao tiếp. Các bộ phận trên có thể quy thành các bình diện như sau:

a) Ngôn cảnh (gổm thể loại văn, chủ thể, chức năng mục đích, không gian
và thời gian.

Khi nói đến ngôn cảnh, người ta nghĩ nhiều đến không gian và thời gian mà
quên mất những yếu tố khác không nổi bật trong văn hóa của mỗi người, ví dụ:

Trong tiếng Nhật và văn hóa Nhật bản, độ cao thấp của ghế ngồi là rất quan
trọng để hiểu ý nghĩa của sự kiện; hay trong tiếng Anh, sắp xếp bàn ghế từng hàng,
từng dẫy thẳng hay xếp vòng tròn ở trong lớp học đều báo hiệu mức độ nghiêm
trang khác nhau.

Thời gian trong ngày, ngày trong tuần, tháng trong năm đều ảnh hưởng đến
sự lựa chọn hình thức ngôn ngữ. Những câu nói thông thường như "Năm mới kinh
chúc bác An khang, Thịnh vượng", "Chúc mừng năm mới'' nếu được dùng không
đúng thời điểm - không dùng vào dịp Tết đều được coi là là đùa rỡn; hoặc phổ biến
lệnh cấm chó trong đám cưới thì không thích hợp về thời gian và cũng không thích
hợp với truyền thống văn hóa của sự kiện lời nói.

Trong các tiếng như tiếng Anh, thời gian quyết định sự lựa chọn hình thức
và ngôn ngữ để chào: Chào buổi sáng vào buổi sáng ... Trong tiếng Abbey, người
ta không được phép chào bất kỳ ở đâu mà phải chọn nơi thích hợp. M. Troike
(1983) nêu ví dụ:

Giả sử tôi về quê tôi, Bờ biển Ngà, và gặp một người đàn ông có họ ỏ trong
phố. Tôi sẽ không chào hỏi gì, mà nhanh chóng thông báo cho ông ấy biết rằng tôi
đang trên đường đến nhà ông để chào ông. Bởi vì chào trong những trường hợp
này chứng tỏ người nói quan tâm đến người khác. Nên tôi phải chào người đàn
ông có họ với tôi tại nhà ông, nơi mà ông ấy có thể an tâm nhận những thông tin
của tôi.
Trong tiếng Việt, chào buổi sáng là quan trọng nhất vì buổi sáng là bắt đầu
của cả một ngày và người ta tin rằng người mà ta gặp đầu tiên trong buổi sáng
quyết định may rủi của ta trong ngày đó ... Do đó người ta rất dè dặt hoặc không
chào hỏi và tránh những người họ nghĩ là có thể mang đến những điều bất hạnh
hoặc làm sui cả ngày.

Những bộ phận khác của ngôn cảnh thì không thể nhận ra một cách trực tiếp
được. Thể loại văn chẳng hạn, phải phân chia theo các quan niệm hán ngữ và nghi
thức của cộng đồng.

b) Sắc thái phong cách

Theo Hymes (1972) phong cách được dùng để tạo ra giọng văn, cách hoặc
tinh thần trong đó một hành vi được thực hiện. Trong tiếng Anh người ta thường
nghĩ đến giọng văn trong sự tương phản, ví dụ: bông đùa với nghiêm lúc, chân
thành với diễu cợt, hữu nghị với hiếu chiến, thông cảm với đe doạ, nhẹ nhàng với
sâu cay. Phong cách thường đi liền với thể loại, ví dụ: chuyện vui thường có giọng
đùa cợt, chia buồn - thông cảm. Nhưng không nhất thiết chúng phải có quan hệ với
nhau. Trong nhiều trường hợp chuyện vui lại có giọng mỉa mai, châm chích hoặc
an ủi chia buồn lại có giọng doạ dẫm.

Một giọng văn đặc biệt nào đó có thể gắn trước hết là với một chức năng đặc
biệt nào đó của ngôn ngữ được sử dụng, với quan hệ vai của các tham tố, hoặc là
hình thức và nội dung thông điệp.

Tầm quan trọng của bộ phận này trong việc mô tả và phân tích sự kiện lời
nói là ở chỗ, trong khi vẫn có sự giao thoa giữa các bô phận, phong cách luôn độc
lập với các bộ phận khác của sự kiện lời nói. Khi có sự xung đột giữa các bộ phận,
phong cách giọng văn nói chung vẫn vượt lên tất thảy các bộ phận khác. Ví dụ: nếu
khen mà có giọng mỉa mai, châm chích thì sự mỉa mai châm chích vẫn là nél nổi
bật hơn với hình thức và nội dung của thông điệp và báo hiệu mối quan hệ không
bình thường giữa các tham tố hơn là khi lời khen là sự chân thành. Phong cách có
thể được báo trước nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ, nhờ tín hiệu ngôn ngữ học hoặc là
sự kết hợp các yếu tố ngôn ngữ. Người viết có thể dùng cách hành văn bóng bẩy
hoặc ẩn dụ để vào đề.

c) Tham tố

Khi mô tả các tham tố người ta không chỉ nói đến những gì có thể quan sát
được mà còn nói đến các thông tin hậu cảnh và quan hệ của họ trong gia đinh và
trong xã hôi, tuổi tác, giới tính và vị trí xã hội. Cách ăn mặc của những người tham
gia vào một sự kiện lời nói cũng có vai trò của nó. Ví dụ: Người đàn ông Ả rập khi
nói chuyện có thể đứng gần người đàn bà hơn nếu người đàn bà đeo mạng. Lòng
tin của người thực hiện hành vi lời nói cũng vậy. Ví dụ: Người Việt khi cúng người
chết, họ coi hồn người chết như một người tham gia sự kiện lời nói. Người Anh và
người Châu Âu luôn tin rằng các con vật nuôi làm cảnh đều hiểu được ngòn ngữ
của con người nên họ thường nói chuyện với chúng.

d) Hình thức thông điệp

Hình thức và nội dung thông điệp luôn đi song song với cách ứng xử trong
sự kiện lời nói về mặt xã hội - văn hóa và tình huống. Hình thức ngôn ngữ nói hoặc
viết có ý nghĩa trong các bô phận như: hình thức thông điệp, nội dung thông điệp
và trật tự các hành vi của sự kiện.

e) Nội dung thông điệp

Hình thức thông diệp và nội dung thông điệp có mối quan hệ hữu cơ với
nhau và hai bô phận này không bao giờ có thể tách ra khỏi nhau được trong mô tả
và phân tích. Nội dung thông điệp nói đến những gì mà hành vi lời nói thực hiện và
ý nghĩa được truyền đạt. Hình thức thông điệp có trật tự, đó là trật tự các hành vi
lời nói trong một sự kiện.

Gollman (1971) nói về vấn đề này như sau:

Chúng tôi xem xét trật tự của hành vi trong đó sự đổi vai của một
tham tố được tiếp theo bởi một sự đổi vai của một tham tố khác; sự
đổi vai thứ nhất tạo ra môi trường cho sự đổi vai thứ hai và sự đổi vai
thứ hai khẳng định cho sự đổi vai thứ nhất.

Trật tự của các hành vi thường rất cứng nhắc theo các sự kiện lời nói nghi
thức như: chào hỏi, ... xin cáo lui, khen ngợi, chia buồn nhưng trong hội thoại thì
các hành vi đỡ cứng nhắc hơn. Hành vi lời nói có thể được đặc định theo chức
năng, nói khác đi là hành vi lời nói thực hiện các chức năng của ngôn ngữ.

f) Quy tắc giao tiếp

Quy tắc giao tiếp thường được thể hiện trong các câu ngạn ngữ, tục ngữ
hoặc trong luật và đôi khi được dùng một cách vô thức. Ví dụ quy tắc về lượt trong
hội thoại trong tiếng Anh nếu ai đó khen ngợi hoặc yêu cầu, mời hoặc tỏ ra lịch sự,
người này thường đòi hỏi người nghe / người đọc đáp lại một cách thích hợp.

g) Chuẩn để giai thuyết

Chuẩn để giải thuyết phải cung cấp toàn bổ thông tin về cộng đồng ngôn ngữ
và văn hỏa cần thiết để hiểu sự kiện lời nói. Về vấn đề này, M.s. Troikc (1983) nói:
Tôi gọi bộ phận này là chuẩn để giải thuyết bởi vì chúng tạo nên tiêu chuẩn chia sẻ
bởi các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ.

Thực chất chuẩn để giải thuyết là các tiền ước (presumption), đó là những
hiểu biếl chung về văn hóa của các tham tố.

Tóm lại, phân tích diễn ngôn là sự nghiên cứu cách thức mà các câu liên kết
với nhau lạo thành những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu như: đoạn và văn bản. Các
phương tiện liên kết câu có thể chia làm 5 loại chính như sau:

- Liên kết hối chỉ


- Liên kết khứ chỉ
- Liên kết lôgic
- Các mối quan hệ tỉnh lược - thay thế
- Các mối quan hệ ngữ pháp và từ ngữ

Khi phân tích môt văn bản cụ thể nào đó, người ta thường phân tích các
phương diện:

- Ngôn cảnh
- Các loại liên kết
- Cấu trúc thông tin
- Cấu trúc cũ - mới
- Hành vi lời nói.

Nghiên cứu này dùng cách lý giải chức năng và cách phân loại hành vi lời
nói của Searle (1965) để xác định và mô hình hóa các loại hành vi lời nói trong tlnr
tín thương mại.
Phần II: VỂ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI

Từ định nghĩa về Phân tích diễn ngôn đã nêu ở phần I và những phương diện
cần phải xem xét, phần này định nghĩa về phân tích diễn ngôn thư tín thương mại
như sau:

Phân tích diễn ngôn thư tín thương mại là sự nghiên cứu mối quan hệ giữa các câu
trong thư tín thương mại tạo thành lớp văn bản này.

Trên cơ sử định nghĩa này, Nghiên cứu sẽ phân tích và khẳng định rằng thư
tín thương mại là một lớp văn bản đặc biệt với những nét đặc trưng không thấy
trong các lớp văn bản khác, và để mô hình hóa các hành vi lời nói trong thư tín
thương mại.

1. THƯ TỪ LÀ LOẠI VĂN BẢN PHỔ BIẾN

Kiến Thức của nhân loại về văn bản viết (written text) được thể hiện ở tác
phẩm đồ sộ như Bộ sưu tập văn bản tiếng Anh Birmingham gồm 20 triệu từ (nền
tảng của dự án từ điển Cobuild của nhà xuất bản Collins, và các tác phẩm được
viết cùng với năm tháng đã dẫn đến sự quan tâm phân loại chi tiết các loại văn bản.
Tuy nhiên, người ta vẫn chưa đủ chứng cứ vững chắc về văn bản viết đã tác động
như thế nào đến đời sống hàng ngày của hầu hết mọi người. Người ta có thể có các
con số thống kê về số lượt người mượn sách ở thư viện, lượng báo bán ra và do đó
có thể có khái niệm về những loại văn bản mà mọi người thường hay đọc nhất. Thế
nhưng vẫn có một thế giới bí ẩn của thư nội bộ (memos), mẫu đơn từ, thông báo,
điện tín, vé tàu xe, thư từ, bảng báo, nhãn ... và do đó khó mà đoán được hàng ngày
người ta viết nlũrng gì, đọc cái gì. Thế nhưng chắc chắn rằng người ta đọc nhiêu
hơn viết những loại văn bản vừa kể trên. Và thư từ là loại văn bản phổ thông nhất
gắn bó với nhiều người thuộc các giai tầng xã hôi khác nhau.

Diễn ngôn nói và viết đều phải dựa vào ngôn cảnh trực tiếp ở mức độ cao
hay thấp, nhiều hay ít. Người ta sẽ không giải mã được những ký hiệu của các cuộc
hội thoại nếu không có kiến thức đặc biệt nào đó, hoặc thiếu những thông tin cần
thiết. Ngôn ngữ nói thường phụ thuộc rất nhiều vào ngôn cảnh và có tần số rất cao
của các từ trực chỉ như: "cái này", thằng kia"... mà người ta chỉ giải mã được khi
thấy được mối quan hệ giữa người nói với địa điểm và thời gian của phát ngôn.
Thế nhưng, mặt khác những bài trên đài phát thanh lại hoàn toàn "đứng một mình
được" theo nghĩa là mọi thứ đã hiển minh, tự nó đã rõ và được kết cấu chặt chẽ.
Điều này cũng đúng với các giai thoại được kể bằng miệng, các câu bông đùa và
các loại văn trần thuật khác.
Biếu hiện này cũng thể hiện trong văn bản viết - loại văn bản viết như tiểu
luận, báo cáo, chỉ thị và thư từ có xu hướng độc lập hơn và có ít từ trực chỉ hơn
văn bản viết vẫn được giải mã bằng kiến thức chung của người viết và người đọc.
Và văn bản đôi khi cũng không rõ ràng. Ví dụ như ở bức thư sau đây:

Sim thân mến,


Cám ơn thư và báo của em. Anh cũng lấy làm tiếc là chúng ta không
có dịp để tiếp tục câu chuyện trên tàu. Chuyến đi của anh không đến
nỗi nào và anh về đến nhà khoảng 9 giờ sáng. Chiều nay vội viết mấy
chữ để em khỏi mong.
NTD (1990)

Tại đây có các sở chỉ nói đến một văn bản khác mà người viết và người đọc
đều chia sẻ. "Thư và báo của em". Và một ngoại chỉ “tàu” và từ trực chỉ "đến nhà".
Tất cả những điều này đều phụ thuộc vào tiền ước, tức là kiến thức chung của
người viết và người đọc. Nếu ai đó tình cờ đọc thư trên, họ chỉ có thể đoán bằng
kinh nghiệm của mình chứ không thể hiểu được "thư và báo của em" cụ thể là gì.
Nhưng dù có hiển minh thế nào, các văn bản bao giờ cũng do một người viết cho
một hoặc những người khác và về vấn đề gì đó; và do đó, hình thức của văn bản
được quyết định bởi ba yếu tố này. Hàm ẩn hay hiển minh phụ thuộc vào chủ đề
giao tiếp và các tham tố nhiều hơn hình thức của diễn ngôn.

Thư từ là loại ví dụ rất tốt về diễn ngôn khi người nhận thư thường là một cá
nhân hay một nhóm đã được cụ thể hóa. Do đó việc viết thư đặt ra rất nhiều vấn đề
quan trọng có liên quan đến quan hệ giữa cấu trúc diễn ngôn và các yếu tố ngôn
cảnh. Tại đây cũng xuất hiện những sự khác biệt văn hóa có liên quan đến thư từ,
đặc biệl là thư tín thương mại. Jenkins và Hands (1987) thấy sự khác nhau đáng kể
về sự hướng tới giữa thư tín thương mại viết bằng tiếng Nhật, tiếng Pháp và Anh,
Mỹ. Thư tín thương mại Anh Mỹ nói chung là thân mật và lấy người đọc làm điểm
hướng tới, làm trọng tâm, trong đó người viết có gắng nêu ra được nhu cầu và mục
đích của người đọc.

Khác với tiếng Anh, thư từ viết bằng tiếng Pháp lại hướng vào người viết,
lấy người viết làm trung tâm, người viết thể hiện vị trí, vai trò của mình và giọng
văn thường nghiêm trang. Thư từ tiếng Nhật ở giữa hai loại thư trên: hướng tới cả
người viết lẫn người đọc.

Ví dụ: a) Tiếng Anh:


Tokyo 17 August, 1993

Artexport Hanoi

Dear Sirs,

This morning, cold wind came through the window of our office, which
reminded us of the coming out of fall and the coming in of winter. Thinking of the
winter cold we remember the beautiful and warm carpets from Vietnam, which you
supplied us.

This year the cold would probably come early we would, therefore, like you
to sell us various kinds of carpet as per our enclosed order and make delivery by
the end of October.

We are looking forwards to having your confirmation of our order and hope
that you will excute our order immediately.

Best wishes

Yours sincerely,

(signed)

Kayokey Import Director

Meiwa, Tokyo.

Tokyo 17 tháng Tám năm 1993

Kính gửi: Artexport Hà nồi

Thưa các ngài,

Sáng nay gió lạnh đã tràn qua cửa sổ của văn phòng chúng tôi.
Gió lạnh báo cho chúng tôi biết mùa thu đã sắp qua và mùa đông đang đến. Nghĩ
đến cái rét mùa đông chúng tôi nhớ đến những tấm thảm đẹp và ấm áp của Việt
Nam mà các ngài đã cung cấp cho chúng tỏi.
Năm nay có thể rét sớm hơn chúng tôi rất mong các ngài sẽ hán cho chúng
lỏi các loại thảm theo đơn đặt hàng gửi kèm theo thư này và giao hàng vào khoảng
cuối tháng 10.

Chúng tôi mong nhận được tin chấp nhận bán hàng của các ngài bằng điện
và các ngài sẽ nhanh chóng thực hiện đơn hàng của chúng tôi như thường lệ.

Xin gửi đến các ngài những lời chúc tốt đẹp.

Kính chào
(đã ký)

Kayokey

Giám đốc nhập khẩu

Meiwa, Tokyo

Về căn bản, viết không khác với nói. Mặc dù người viết có thời giờ để
nghiền ngẫm, suy nghĩ và trong khi viết họ không bị gián đoạn như khi nói.

Thế nhưng tất cả các yếu tố khác làm hạn chế những gì cần phải nói và nói
như thế nào đều có mặt trong văn bản viết.

2. THƯ TÍN THƯƠNG MAI LÀ MỘT LỚP VĂN BẢN ĐẶC BIỆT

Giống như những văn bản khác, thư tín thương mại có mục đích giao tiếp rõ
ràng và do vậy, lớp văn bản này có nhữrng đặc trưng ngôn ngữ thể hiện mối liên hệ
bên trong văn bản và có phong cách riêng. Có thể khái quát, thư tín thương thương
mại thoả mãn 3C: Clear, Concise, Courteous (Sáng rõ, gọn xúc tích, lịch sự, nhã
nhặn).

Mục đích chính của thư tín là nêu ra những điều kiện có lợi cho người viết
và người đọc với các yếu tố tinh thần, và trên hết, bằng các yếu tố vật chất; và các
điều kiện ràng buộc cả người viết và người đọc nếu cả hai bên cùng mưu cầu lợi
ích nói trên. Người viết thư và người đọc thư có thể là công ty với công ty, cá nhân
với với công ty hoặc cá nhân với cá nhân.
Mục đích bao trùm này của thư tín thương mại khiến nó có những đặc trưng
phong cách riêng. Điều đáng chú ý nhất, dẫu không phải là thiết yếu nhất., là thư
tín thương mại có cả một hệ thống những thuật ngữ và những cách diễn đạt cố định
dưới dạng mẫu mà qua đó người ta có thể nhận ra từng loại thư tín riêng riêng biệt,
ví dụ:

"Xin báo để các ngài biết"(I beg to inform you)

"Xin đề nghị" (I be g to move)

" Chúng tôi vui mừng chào bán cố định đến ngày ..."

(We are pleased to offer firm until...)

Trong thực tế mỗi loại thư có phong cách diễn đạt riêng vì chúng có những
mục đích riêng, và đặc biệt là có thuật ngữ gắn liền với mục đích. Thế nhưng,
người ta không thể nêu ra phong cách bằng cách chỉ ra những thuật ngữ có tần số
xuất hiện cao. Nét đặc trưng nhất của lớp văn bản này là tính khuôn mẫu, có mở
đầu, kết thúc và có kiểu cấu trúc phổ biến là bao gồm các bộ phận mang tính nghi
thức của văn bản như đầu thư, địa chỉ người nhận, ngày tháng, lời chào đầu thư, lời
chào cuối thư.

Cũng cần thấy rằng, những từ ngữ biếu cảm trong thư tín tlnrơng mại hiện
đại không phải chỉ là hình thức tượng trưng cho sự lịch lãm mà chúng thực sự có ý
nghĩa biểu cảm.

3. MUC ĐÍCH CỦA THƯ TÍN THƯƠNG MAI

Mục đích của thư tín thương mại, như đã trình bày, là nêu ra các điều kiện
có lợi cho người đọc và người viết. Người viết cam kết hứa hẹn, cầu khiến người
đọc hành đông hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Thư tín thương mại đòi hỏi các tham
tố cùng hành động vì lợi ích của nhau. Vì thế, ta có thể nói rằng thư tín thương mại
là một loại văn bản hành vi, một loại văn bản chuyên ngành với những đặc trưng
khu biệt với các văn bản khác. Cũng vì thế mà phương pháp phân tích diễn ngôn
thư tín thương mại chú ý nhiều hơn đến hành vi lời nói, phương tiện ngôn ngữ, đặc
hiệt là phương tiện liên kết thể hiện các hành vi này và liên kết chúng với nhau tạo
ra văn bản.

4. VÍ DU VỀ KỸ THUẨT PHÂN TÍCH


Sau đây là một ví dụ về phân tích diễn ngôn thư tín thương mại ở các
phương diện: Ngôn cảnh, Liên kết, Cấu trúc thông tin, Cấu trúc Cũ –Mới và Hành
vi lời nói.

a) Tiếng Anh:

KNUTSEN PROJECT PTY LTD


Marine & offshore services
Telephone: 3362833 (09)3362833 "BAKKE House
Telex: AA 95577 15 Leake Street
Cable Add: Knutt Perth Fremcntle. W.A. 6160

2nd August, 1985

Vietnamese Embassy,

5 Timhara Crescent,

O'Malley. A.C.T. 2606

Attn: Mr. Fan

Dear Sir,

With reference to our telephone conversation today, we are pleased to


enclose copies of our coresspondance with your Mr. Duong. Attached is also
information sheet of companies with whom we have entered into co-operation
agreements.

In our conversation with Mr. Duong, we discussed the requirements in


regard to the offshore activities in Vietnam. According lo Mr. Duong, our
correspondance would he submitted to the approriate authorities in Hanoi for
consideration and we would be advised in due course.

We have, however, not yet heard from your office and would be grateful for
any information you could possibly provide.

Should you wish to take advantage of our services, we would appriciate the
opportunity of discussing it further.
Sincerely yours,

for Knutsen Project PTY.LTD.


(signed)

RIORN KRLSTIANSEN

Marketing Manager

Enel:

b) Tiếng Việt

Knutsen Project PTY.LTD

Dịch vụ Đường hiển và Ngoài khơi

Điện thoại: 3362833 (09) 3362833 BAKKE House”

Telex: AA 9577 15 phố Leake

Địa chỉ điện tín: KNUT PERTH Hòm thư 972

Fax: 3362099 FREMANTLE, TAY uc 6160

AUTRALIA

22 tháng 8 năm 1985


BK/ab

Kính gửi: Đại sứ quán Việt Nam,

5 Timbara Crécenl

O Malley, A.C.T 2606

Lưu ý ông Fan


Thưa ông,

Về cuộc nói chuyện qua điên thoại hôm nay của chúng ta, chúng tôi vui
mừng gửi kèm theo bản sao thư từ của chúng tôi đã gửi cho ông Dương. Cũng
trong những tài liệu gửi kèm là bảng thông tin về các công ty mà chúng tôi đã ký
hợp đông hợp tác.
Trong các cuộc nói chuyện của chúng tôi với ông Dương, chúng tôi đã Ihảo
luận các yêu cầu đối với các dịch vụ ở ngoài khơi của Việt Nam. Theo ông Dương,
tlur từ của chúng tôi sẽ phải trình cho nhà chức trách hữu quan ở Hà Nội để họ
xem xét và chúng tôi sẽ được thông báo kịp thời.

Tuy nhiên chúng tôi chưa được tin gì từ văn phòng của ông và sẽ rất biết ơn
đối với bất kỳ thống tin nào mà ông có thể cung cấp.

Nếu ông muốn lợi dụng các dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ rất hoan
nghênh có cơ hội để thảo luận tiếp theo.

Thân ái,

Công ly KNƯTSEN PROJECT PTY.LTD


(đã ký)
BJORN KRISTIANSEN
Trưởng phòng Marketing

Tài liệu gửi kèm:

c) Phân tích

Bức thư này do ông B. Kristiansen, Trưởng phòng Marketing của công ty
hữu hạn tư nhân Kutscn chuyên về dự án ở Tây Australia, gửi cho ông Fan tại
thương vụ sứ quán CHXNCN Việt Nam ở Canberra, thủ đô Australia, ngày 22
Iháng 8 năm 1985.

Phong cách của bức thư là phong cách thư tín thương mại điển hình xét về
góc độ lựa chọn từ ngữ, cấu trúc và chủ đề. Người viết phạm lỗi chính tả từ
correspondance (thư từ), không dùng quán từ an (một) trước cụm information
sheet (bảng thông tin). Dùng số nhiều của từ Service không phù ứng với sở chỉ đại
từ it (nó) ở đoạn cuối bức thư. Điều này chứng tỏ, người viết thư không phải là
người bản ngữ tiếng Anh.
Sau đây là sự phân tích bức thư trên về các phương diện:

- Ngôn cảnh mà người viết thiết lập tương ứng với các nét đặc trưng mà
Hymes (1965) đã liệt kê.
- Phương tiện liên kết của thư, kể cả việc dùng sở chỉ, suy ý, tiền giả định.
- Cấu trúc thông tin (information structure) theo mô hình của Brown và Yule
(1987),
- Câu trúc Cũ – Mới và phân đoạn (staging) và hành vi lời nói.

Ngôn cảnh

Ngôn cảnh là tình huống trong đó ngôn ngữ được sử đụng để thông báo cho
người nghe / người đọc và cả người phân tích rất nhiều về thông điệp của người
nói/người viết. Hussell (19K9) nói:

Theo nghĩa này ngôn cảnh có ý nghĩa rất lớn trong phân tích ngôn ngữ. Việc
sử dụng sở chỉ, suy ý và tiền giả định đều thấy trong các diễn ngôn. Không
thể hiểu khi tách chúng ra khỏi diễn ngôn. Và khi không có chúng người ta
không thể giải thuyết diễn ngôn được.

Khi áp dụng bản liệt kê của Hymes (1965) những nét đặc trưng của ngôn
cảnh vào việc phân tích bức thư này, người ta thấy rằng người viết là một thương
nhân và chính xác hơn là trưởng phòng Marketing của công ty Knutsen Project
PTY.LTD và người nhận là Sứ quán Việt Nam tại Canberra, Australia, nói chung
và ông Phan nói riêng.

Kênh (Channel) là kênh viết

Không gian và thời gian (selling) ở nhà Bakke số 15 phố Leake, hòm thư
972 Frenentle, Tây Australia, có mã số khu vực của bưu điện là 6160, thư được
viết vào ngày 22 tháng 8 năm 1985.

Trong thực tế bức thư này có hai hậu cảnh về không gian và thời gian. Hậu
cảnh thứ nhất là cuộc nói chuyện giữa người viết và ông Dương có thể là vào trước
ngày ghi trên bức thư này một ít. Hậu cảnh thứ hai là cuộc nói chuyên bằng điện
thoại giữa người viết và ông Phan.

Thể loại (genre) là thư tín thương mại với hình thức mang tính quy ước bao
gồm:
- Đầu thư (letter head)
- Ngày tháng (date)
- Tham chiếu (reference)
- Địa chỉ người nhận (inside address)
- Dòng lưu ý (attention line)
- Lời chào đầu thư (complementary)
- Thông điệp (message) - Nội dung chính của bức thư
- Lời chào cuối thư (closing salutation)
- Chữ ký (signature)
- Tài liệu gửi kèm (encl.)
Mã (code) được sử dụng trong thư là tiếng Anh viết nghiêm trang và chuẩn
(mặc dầu còn mắc lỗi như nói ở trên).

Hình thức của thông điệp là một bức thư (follow-up letter) - một bức thư
nhắc lưu ý người đọc sự tình cho đến ngày viết thư, và thư này khẳng định thiện ý
của người viết (hoan nghênh cơ hội thảo luận thêm về vấn đề).

Phong cách nghiêm trang và chân thành được quán triệt từ khởi đầu đến kết
thúc bức thư.

Chủ đề (topic) là hoạt động ngoài khơi Việt Nam do công ty Knutsen
Project Pty., Ltd tiến hành.

Tiền giả định

Người đọc thư này phải có khả năng đưa ra các tiền giá định về nhân vật và
sự kiện lời nói như sau:

- Giữa ông Phan, ông Dương và người viết có mối quan hệ nào đấy. Họ có
thể biết nhau ở những chừng mực nhất định.
- "Our telephone conversation" (cuộc nói chuyện của chúng tôi qua điện
thoại) là cuộc nói chuyện giữa người viết và ông Phan chung quanh ngày
22/8/1985, trước khi bức thư được viết.
- "Our corresspondence with Mr. Duong" (thư của chúng tôi gửi ông
Dương) là việc trao đổi thư từ giữa người viết với ông Dương mà chắc
chắn xảy ra trước cuộc hội thoại vào ngày nói trên.
- "Our" (của chúng tôi) trong "in our conversation with Mr. Duong (trong
cuộc nói chuyện của chúng tôi với ông Dương) nghĩa là của người viết với
ông Dương.
- “We" (chúng tôi) trong "we have entered into co-operation agreements"
(Chúng tôi đã ký hợp đồng hợp tác) phải hiểu là chỉ có người viết mà thôi,
không phải là ông Dương và người viết. Điều này cũng báo cho người đọc
biết là người viết đã ký hợp đông hợp tác với các công ty Việt Nam mà ông
Phân có thể không biết.
- "We" (chúng tôi) trong "We discussed" (chúng tôi thảo luận) chỉ người viết
và ông Dương.
- Có thế cho rằng ông Phan biết các cơ quan hữu trách có thẩm quyền ở Việt
Nam (approriate authorities in Vietnam).
- "We" (chúng tỏi) trong "we would be advised soon” có thể là người viết và
ông Dương khi dùng kiến thức văn hóa chung mới giải thuyết được. Bởi vì
người viết tiếp xúc với Hà nội qua ông Dương nên khi Hà nội có thể thông
báo cho ông Dương trước và đến lượt mình ông Dương báo lại cho người
viết hoặc chỉ mình người viết nếu Hà nội chọn cách báo thẳng cho người
viết.

Điều này cũng báo cho người đọc biết sự tình tại thời điểm viết thư: Sự thất
bại của những việc làm giữa người viết và ông Dương. Điều này còn được làm rõ
bởi câu "Tuy nhiên chúng tôi chưa được tin gì từ văn phòng của ông" (we have,
however, not yet heard from your office).

- "Your office" (Văn phòng của ông) là văn phông của ông Phan mà trong trường
hợp này là Sứ quán Việt Nam tại Canberra vì thư được gửi đến địa chỉ này.
- "Information" (thông tin) trong "...and would be grateful for any information
you could possibly provide" (...và sẽ biết ơn đối với bất kỳ thông tin nào ông có
thể cung cấp) là các thông tin có liên quan đến các hoạt động ngoài khơi của
Việt Nam (requirements in regard to offshore activities in Vietnam) hoặc bất kỳ
những hoạt động nào có liên quan đến những hoạt đông ngoài khơi này, ví dụ
như thư trả lời của Hà nội đối với những thư từ trao đổi với ông Dương.
- "Service" (dịch vụ) Trong "Should you wish to take advantage of our services,
we would ..." (nếu ông muốn lợi dụng các dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi...)
một lần nữa lại nói đến "các hoạt động ngoài khơi ở Việt Nam" (offshore
activities in Vietnam) hoặc những hoạt động tương tự.

Suy ý
- Có thể suy ra rằng người viết thư không nhận được thư của sứ quán mà cũng
không nhận được thư của ông Phan vì thế mà người viết đã nhầm khi viết
thư cho sứ quán đã viết là "Vietnamese Embassy" (Sứ quán Việt Nam) chứ
không viết "Embassy of the Socialist Republic of Vietnam" (Sứ quán Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việí Nam). Và tên của ông Phan lại viết thành Fan. Thế
nhưng ở dòng lưu ý, người viết thư lại viết "Attn. Mr. Fan" (Lưu ý ông Fan)
và ở lời chào cuối thư lại viết "Sincerely yours" (chào thân ái) chứng tỏ
người viết thư và ông Fan biết nhau.
- Có thể suy ra rằng ông Dương không ở sứ quán, hoặc ông đã rời sứ quán và
ông Phan đã thay thế ông Dương, và từ đó suy ra rằng về mặt chức vụ hai
ông này tương đương nhau. Ông Phan không biết gì về công việc ông
Dương và người viết đã làm trước. Vì thế mà người viết đã phát gửi kèm
(enclose) bản sao thư và bản thông tin về... (information sheet of...). Người
viết hiểu thủ tục vào Việt Nam làm ăn buôn bán khi họ viết "thư từ của
chúng tôi sẽ phải trình cho nhà chức trách hữu quan ở Hà nội" (Our
correspondence would be submitted to the approriate authorities in Hanoi).
- Có thể suy ra rằng người viết đang kiên trì đợi thư trả lời. Mặc dù người viết
không viết cụ thể ra người ta vẫn hiểu được sự tình vào thời điểm viết thư đã
không mang lại kết quả như người viết mong muốn. Do đó người viết đã viết
"và chúng tôi sẽ được thông báo đúng lúc" (and we would be advised in due
course). Điều này còn được tiếp tục làm rõ khi người ấy viết tiếp "Tuy nhiên
chúng tôi vẫn chưa được tin tức gì từ văn phòng của ông" (we have,
however, not yet heard from your office) và người viết đã gián tiếp và lịch sự
hỏi xem "ông Fan có cung cấp được tin tức gì không" (any information that
Mr. Fan could possibly provide).
- Hình thức và nội dung thông điệp đã háo cho người đọc biết ngay từ đầu bức
thư rằng người viết th sẵn sàng và có thiện chí trong việc buôn bán với Việt
Nam. Điều này được chứng minh bởi tuyên bố của người viết ở cuối thư
rằng "sẽ hoan nghênh cơ hội thảo luận thêm vấn đề này" (and would
appreciate the opportunity of discussing it further). Và điều này làm người
đọc phải suy nghĩ phía Việt Nam không sẵn lòng buôn hán với người viết
thư và thể hiện bằng cách trì hoãn việc tra lởi thư hoặc đã để thư của người
viết "đi với ông Dương rồi".

Liên kết

- Các phương tiện liên kết gắn đơn vị của văn bản với nhau tạo thành sự mạch
lạc của văn bản và tạo ra văn bản. Trong bức thư đang được xem xét, mối
liên hệ ngữ pháp, logic và từ ngữ được thấy ở mọi đơn vị ngữ pháp trong và
giữa các câu của văn bản.

- Các thì được dùng làm liên kết là nét nổi bật của bức thư. Trước hết người
viết bắt đầu bằng thì hiện tại để nói đến những gì mình làm hoặc được làm:
"We are pleased to enclose ..." (chúng tôi vui mừng gửi kèm ...) "attached is
also ..." (kèm theo còn là...). Thứ nhì, người viiết đã chuyển sang thì quá khứ
đơn giản đế nói cho người đọc những gì đã xảy ra "We discussed the
requirements ..." (chúng tôi đã thảo luận yêu cầu...). Thứ ba, người viết đã
dùng thì lương lai trong quá khứ để nói về những điều mà ông Dương nói
với người viết là sẽ xảy ra "our correspondence would be submitted to ...
" (thư từ của chúng tỏi sẽ phải trình cho ...), "We would be advised in due
course" (chúng tôi sẽ được thông báo kịp thời).

Sau đó người viết lại dùng thì hiện tại hoàn thành "We have, however, not yet
heard from you” và cuối cùng, người viết dùng thì quá khứ của động từ tình thái
để làm dịu tình hình và nhấn mạnh tính trước sau như một trong thiện chí muốn
tiến hành các dịch vụ ngoài khơi ở Việt Nam.

- Nét nổi bật khác về liên kết trong bức thư là việc dùng sở chỉ. Người viết
dùng "Our" (của chúng lôi) trong "With refernce to our conversation" (vể
cuộc nói chuyện của chúng tôi) để nói về cuộc nói chuyện của mình; “We”
(chúng tôi) trong "We are pleased to ..." (chúng tôi vui mừng ...) để nói về
mình. Người viết dùng "our" trong "our conversation with Mr. Duong"
(cuộc hội thoại của chúng tôi với ông Dương) và trong "our correspondence
with Mr. Duong" (thư từ của chúng tôi với ông Dương). Tất cả những từ
"you" (ông) và "your" (của ông) đều là hồi chỉ nói đến người đọc - ông
Phan. "We" (chúng tôi) trong “we are pleased to" (chúng tôi vui mừng); "we
have however, ..." (tuy nhiên chúng tôi); "We would be advised" (chúng tôi
sẽ được thông báo); và "we would appreciate ..." (và chúng tôi sẽ hoan
nghênh) là những hồi chỉ nói đến người viết. Nhưng “We” - chúng tôi trong
'We discussed... (chúng tôi thảo luận) lại là hồi chỉ đối với người viết và ông
Dương, và "it" (nó) trong "We would appreciate it" là hồi chỉ đối với
"service" (dịch vụ).
- Nhắc lại những từ như "corresppndence" (thư từ), "Mr. Duong" (ông
Dương) tạo ra sự liên kết từ ngữ trong bức thư.
- Việc sử dụng hai liên từ bổ sung "and" (và) và đặc biệt liên từ chỉ sự đối lập
"however" (tuy nhiên) tạo ra được sự liên kết logic của bức thư.
- Việc sử dụng các động từ tình thái "would" (sẽ), "should” (sẽ phải), "could"
(có thể) từ đoạn hai trở đi đến kết thúc bức thư tạo ra được sự liên kết ngữ
pháp của bức thư.
- Trong thư có những từ giầu thông tin (rich information words) và đông thời
có các từ viết tắt. Nếu dùng kiến thức văn hóa chung và việc giải thuyết tại
chỗ, người đọc có thế hiểu, ví dụ "ADD" Trong "CABLE ADD)" (thay cho
address (địa chỉ), "attn" thay cho attention (chú ý),"encl" (hay cho enclosure
" KB/ab là chữ cái đầu tên của người viết thư và thư ký đánh máy.
- Nếu tách từng đoạn ra, người đọc có thể thấy chủ đề của mỗi đoạn rõ ràng.
- Đoạn 1 nói về kết quả của những việc mà người viết và người đọc đã làm:
họ đã nói chuyện với nhau, và nếu việc giải thuyết tạichỗ được sử dụng,
người đọc có thể hiếu rằng ông Phan đã đề nghị người viết "gửi kèm các bản
sao..." (enclose copies of ...) và "kèm bảng thông tin..." (attach an
information sheet...).
- Đoạn 2 nói về nội dung của cuộc nói chuyện giữa người viết và ông Dương.
- Trong đoạn này việc người viết nhắc lại "ông Dương” nhiều lần tạo ra mối
liên hệ chặt chẽ giữa hai câu của đoạn này và giữa đoạn này với đoạn trước.
- "We would be advised in due course" (Chúng tôi sẽ được thông báo kịp thời)
vừa là lời khẳng định vừa là lời thỉnh cáu gợi ý rằng người viết đang đợi câu
trả lời, và hơn nữa nó làm cầu nối giữa đoạn này với Đoạn 3.
- Đoạn 3 nói thẳng rằng "We have, however, not yet heard ..." (tuy nhiên,
chúng tôi chưa được tin tức ...) và ngay sau đó người viết đã lịch sự bày tỏ
mong muốn của mình "and would be grateful for any information " (và sẽ
biết ơn với bất kỳ thông tin...). Một lần nữa, người viết lại tạo ra được mối
liên hệ chặt chẽ hơn giữa những gì được nói ở đoạn này với đoạn trước.

- Đoạn 4 là tóm tắt bức thư có sự nhấn mạnh đến ý muốn buôn bán với Việt
Nam của người viết thư và là dấu hiệu báo kết thúc thư.

Cách người viết dùng các phương tiện liên kết và cách người viết truyền đạt
thông điệp trong bức thư trên đã làm cho bức thư không những liên kết chặt chẽ
với nhau mà còn rất mạch lạc nữa.

Cấu trúc thông tin (information structure)

Có nhiều phương pháp phân tích Diễn ngôn cấu trúc thông tin của một văn
bản. Để phân tích bức thư thương mại này, mô hình của Brown và Yule (1983)
được sử dụng. Mô hình này xét thông tin theo kiểu cũ/mới qua việc đếm tần số và
lượt mà mỗi từ ngữ được đưa vào văn bản lần đầu và sau đó, đặc biệt đối với cụm
danh từ (NP) và đại từ. Nếu tính bức thư từ dòng lưu ý (attenlion line), việc phân
tích cấu trúc thông tin theo mô hình của Brown và Yule sẽ như sau:
Tiếng Anh

KNUTSEN PROJECT PTY. LTD


Marine & offshore services
Telephone: 3362833 (09)3362833 "Bkake House"
Telex: AA 95577 15 Leake street
Cable Add: Knutt Perth Frementle. W.A. 6160
22nd August, 1985.
BK/ab
Vietnamese Embassy,
5 Timbara Crescent,
O’Malley. A.C.T. 2606
Attn: Mr. Fan
1

Dear Sir,
1
With reference to our telephone conversation today, we are pleased to enclose
2 3
copies of our coresspondance with your Mr. Duong. Attached is also information
4 5 6
sheet of companies with whom we have entered into co-operation agreements.
7 8 8 3 9
In our conversation with Mr. Duong, we discussed the requirements in regard to the
2 6 3 10
off shore activities in Vietnam,
11 12
According to Mr. Duong, our correspondance would be submitted to the approriate
6 5
authorities in Hanoi for consideration and we would be advised in due course.
13 14 15 3 16
We have, however, not yet heard from your office and would be grateful for any
3 17
information you could possibly provide.
18 1
Should you wish to take advantage of our services, we would appriciate the
1 20 3
opportunity of discussing it further.
22 20
Sincerely yours,
for Knutsen Project PTY.LTD.
3
(signed)

BJORN KRISTIANSEN
3
Marketing Manager
3
Enel:

Tiếng việt

KNUTSEN PROJECT ITY.LTD


Dịch vụ Đường biển và Ngoài khơi
Điên thoại: 3362833 (09) 3362833 "BAKKE House"
Telex: A A 9577 15 phổ Lenke
Địa chỉ điện tín: KNUT PERTH Hòm thư 972
Fax: 3362099 FREMANTLE, TAY uc 6160 AUTRAUA
22 tháng 8 năm 1985
BK/ab
Kính gửi: Đại sứ quán Việt Nam,
5 Timbara Crécenl
O Mal ley, A.C.T 2606
Lưu ý ông Phan
1
Thưa ông,
1
Về cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm nay của chúng ta, chúng tôi vui mừng gửi
2 3
kèm theo bản sao thư từ của chúng tôi đã gửi cho ông Dương.
4 5 6
Được gửi kèm là bảng thông tin về các công ty mà với họ chúng tôi đã ký hợp đồng
7 8 8 3 9
hợp tác.
Trong các cuộc nói chuyện của chúng tôi với ông Dương, chúng tôi đã thảo luận
2 6 3
các yêu cầu đối với các dịch vụ ở ngoài khơi của Việt Nam.
10 11 12
Theo ông Dương, thư từ của chúng tôi sẽ phải trình cho nhà chức trách hữu quan ở
6 5 13
Hà Nội để họ xem xét và chúng tôi sẽ được thông báo kịp thời.
14 15 3
Tuy nhiên chúng tôi chưa được tin gì từ văn phòng của ông và rất biết ơn đối với
3 17
bất kỳ thông tin nào mà ông có thể cung cấp.
18 1
Nếu ông muốn lợi dụng các dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ rất hoan nghênh có
1 20 3
cơ hội để thảo luận tiếp thco vấn đề này.
22 20
Thân ái,
Công ty KNUTSEN PROJECT PTY.LTD
3
(đã ký)
BJORN KRISTIANSEN
3
Trưởng phòng Marketing
3
Tài liệu gửi kèm:

Thông tin của bức thư này được phân loại như sau:
Thông tin mới: (những từ có số lần xuất hiện là một)
- copies (bản sao)
- co-operation agreements (hợp đồng hợp tác)
- requirements (yểu cầu)
- activities (các hoạt động)
- Vietnam (Việt Nam)
- Hanoi (Hà Nội)
- Considerralion (xem xét)
- Authorities (nhà chức trách)
- Course (thời)
- Information (thông tin)
- Opportunity (cơ hội)

Thông tin cũ:(những từ có số lần xuất hiện trên một lần)

- Mr. Fan (ông Fan)


- Sir (ngài / ông)
- You (ông)
- Mr. Duong (ông Dương)
- Companies (các công ty)
- We (chúng tôi)
- Correspondence (thư từ)
- Conversation (hội thoại)
- Service (dịch vụ)
- It (nó).

Tuy nhiên để xác định được tầm quan trọng tương đối của những từ ngữ này
trong cấu trúc thông tin, cũng cần phát xem xét cấu trúc Cũ - Mới hay là Đề -
Thuyết của bức thư.

Cấu trúc Đề - Thuyết của bức thư như sau:

Đề Thuyết
1- Về Cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm nay / chúng tôi vui mừng
/ gửi kèm theo bản sao thư từ của chúng tôi / với ông Dương của các
ông.

2- Kèm theo
/ cũng là bảng thông tin về các công ty mà chúng tôi đã ký hợp đồng
hợp tác.

3-Trong / các cuộc hội thoại của chúng tôi với ông Dương, chúng tôi đã thảo
luận các yêu cầu đối với các dịch vụ ở ngoài khơi của Việl Nam.

4-Theo / ông Dương/ thư từ của chúng tôi sẽ phát trình cho nhà chức trách
hữu quan ở Hà Nôi để họ xem xét và chúng tôi sẽ được thông báo kịp
thời.

5-Tuy nhiên / chúng tôi chưa được tin gì từ văn phông của ông và rất biết ơn đối
với bất kỳ thông tin nào mà ông có thể cung cấp.

6- Nếu / ông muốn lợi dụng các dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ rất hoan
nghênh có cơ hội để thảo luận tiếp theo.
Trong 6 câu của bức thư, chỉ có một câu (We have, however, not yet heard
from) là câu khầng định và được đánh dấu tức là Chủ ngữ đồng thời là Đề, là
những thông tin cũ.

Không có mối liên hệ trực tiếp giữa đề 1 "with" (về) và đề 2 "attached" (gửi
kèm). Nhưng lại có mối liên hệ giữa đề 2 với thuyết 1 và "attached" là sự phát triển
của thuyết 1 và do đó là một bộ phận của thuyết 1. Đề 3 "in" (trong) liên hệ chặt
chẽ với thuyết 1. Đề 4 liên hệ với đề 3; Đề 5 "However" (tuy nhiên) liên hệ chặt
chẽ và trực tiếp với thuyết 4. Đề 6 "Should" (nếu) hình như không liên hệ với bất
cứ đề nào trong thư. Vậy mà có liên kết với những đề này theo cách mà Brown và
Yule (1987) cho rằng:

"phương tiện liên kết hình thức, theo một nghĩa nào đấy có thể ở ngoài văn
bản và người đọc bình thường sẽ không thấy chúng thể hiện bằng từ ngữ
trên văn bản".

Quá trình phát triển của văn bản

- Việc bức thư có đẩy đủ địa chỉ của người nhận thư không phải để báo cho
người đọc địa chỉ Sứ quán Việt Nam mà để đánh dấu bức thư là bức thư có hình
thức nghiêm trang. Việc cụ thể hoá các thông tin trong cách trình bày địa chỉ của
người viết và dịch vụ chuyên ngành là một trong những cách mang tính qui ước về
việc đánh dấu "điểm xuất phát" cho diễn ngôn tiếp theo. Thời điểm viết thư, người
nhận thư cùng với những gì đã được viết như “ông Fan” và “ông Dương” đã làm
tạo thành Khung Đề (topic Frame). Việc nhắc lại "ông Dương", (Mr. Dương),
"cuộc nói chuyện của chúng tôi" (Our conversation), "thư từ của chúng tôi" (Our
correspondence) làm tăng thêm trọng lượng cho những gì người viết mong muốn
giao tiếp và đạt được bằng giao tiếp.

Tất cả các sự kiện và nhân vật đều liên quan đến "ông Dương" và "thư từ
của chúng tôi với ông Dương".

- Câu chính của bức thư là "according to Mr. Dương..." (theo ông Dương...)
xuất hiện ở giữa bức thư và người ta có thể suy ra rằng người viết thư chưa nhận
được thư trả lời của ông Dương hoặc văn phòng của ông và bức thư hiện tại là thư
tiếp theo nhắc nhở người đọc về việc gì sẽ phải được làm tiếp.

Câu này cũng là "xuất phát điểm'' cho câu tiếp theo khi người viết lịch sự
bày tỏ ý định của mình qua việc giao tiếp bằng thư. Bằng kiến thức văn hóa chung,
người ta có thể nói rằng người viết muốn nói "chúng tôi chưa nhận được thư trả
lời như ông Dương đã nói với chúng tôi". Câu cuối cùng giúp người viết hoàn
thành được ý định của mình và là tín hiệu hướng người đọc hành động một cách
hợp lý.

Áp đụng lý thuyết trật tự không gian và thời gian của van Dijk, (1977) người
ta nhận thấy rằng người viết đã đi từ điểm chung "cuộc nói chuyện của chúng tôi
hôm nay" đến những điều cụ thể "thư từ của chúng tôi với ông Dương"; "Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn chưa nhận...". Nếu nhìn vào khung thời gian của bức thư,
ngươi ta sẽ thấy rằng người viết bắt đầu bằng thì hiện tại " We are pleased ..."
(chúng tôi vui mừng ...), "attached is also ..." (kèm theo cũng là ...); rồi quay lại
dùng thì quá khứ "we discussed" (chúng tôi đã thảo luận) và sang thì hiện tại hoàn
thành "We have, however,..." (Tuy nhiên, chúng tôi...) và cuối cùng là thì tương lai
(mặc dẩu là tương lai có điều kiện) "we would ..." và đây chính là trật tự tự nhiên
và hợp lý của thời gian: bắt dầu từ hiện tại, nhìn lại quá khứ và hướng tới tương
lai.

Hành vi lời nói

Theo sự phân loại của Scarle (1965) có 4 loại hành vi lời nói trong bức thư:

- Bày tỏ (expressive)

Để mở đầu bức thư người viết đã dùng lời chào đầu thư "Thưa ông" (Dear
Sir); và để kết thúc thư người viết đã dùng lời chào cuối thư "Chào thân ái"
(Sincerely yours). Cách này thường được dùng trong thư tín thương mại khi gửi
thư cho những khách hàng đã quen biết. Trong bức thư này, người viết đã dùng để
bày tỏ tình cảm riêng của mình với người đọc: ông Fan.

- Cam kết (commisive)

Hai hành vi lời nói trong thư là hành vi cam kết:

- "Our correspondence would be submitted to ..." (Thư của chúng tôi sẽ


phải trình với...)

- "We have, however not yet heard from your office" (Tuy nhiên chúng tôi
chưa được tin tức gì từ văn phòng của ông ...)
- "We have entered into co-operation agreements" (Chúng tôi đã ký hợp
đồng hợp tác với...)

Cả 4 hành vi này đều mô tả sự kiện của bức thư. Tuy vậy hành vi "We have,
however, not yet heard from your office" (Tuy nhiên chúng tôi chưa nhận được tin
gì từ văn phòng của ông) có thể là hành vi cầu khẩn gián tiếp bởi vì nó có hàm ý
rằng người viết mong muốn nhận được tin của người đọc.

Tóm lại, việc phân tích bức thư trên là ví dụ về phương pháp phân tích diễn
ngôn thư tín thương mại. Phương pháp phân tích này giúp nhà nghiên cứu, người
dạy và học ngôn ngữ hiểu được kiểu cấu trúc của văn bản, các plnrơng tiện liên kết
để tạo ra sự mạch lạc của văn bản. Đối với người dạy và người học ngoại ngữ, việc
phân tích trên cho thấy thư tín thương mại, với tư cách là loại văn bản hành vi có
nét đặc trưng là các hành vi lời nói đều có ý nghĩa mệnh đề và ý nghĩa ngôn trung.

Do đó những gì đã trình bày ở phần này sẽ là cơ sở cho việc phân tích, so


sánh, mô hình hóa chức năng và các hành vi lời nói trong thư tín thương mại tiếng
Anh và tiếng Việt trong quá trình nghiên cứu.

******************
er Head and Logo: Letter has been written on the letter-pad of the company. Company’s
logo along with its complete address appears at the top of the page but email address and
phone numbers are missing in this list that may be perceived as they don’t want any phonic
or email contact with its customers. 
Letter No. And Date: The representative of the company has given the reference
number or letter number with date. This is a part of an official letter implying that an
official record of the conversation has been kept for further correspondence. 
Addressee and Addresser: Customer’s name and address is given at the start and
representative’s name and his designation at the end. These two things are an
essential part of a formal letter. 
Salutation: Letter has been started with “Dear” showing respect and honor for the
lady. 
Body of the Letter: Letter starts with an apology. The person has described the
procedure of the chips making in a detail, he says sorry for the inconvience the
addressee has faced and has asked her to get it replace. Right vocabulary, selection
of the terminologies and the use of related jargons show that the person who is
writing a letter is well educated and he seems to be a right selection for this post. He
is doing three different things in the same letter: making an apology, describing the
whole procedure and defending his organization. 
Approaches: There are different approaches those deal with the types of discourse,
genres, and styles of the text. Here I am using two approaches, Cohesion and CDA. 
Approach No 1: Cohesion: Cohesion is a term that is used in the analysis of the
discourse to describe the properties of the text. Connor [6] writes, ‘Coherence is
determined by lexically and grammatically overt intersentential relationships’. It can
also be defined in the words of Halliday and Hassan [7] as a link that holds the text
together and makes it meaningful. They noted that, ‘coherence occurs where the
interpretation of some elements in the discourse is dependent on that of another’. 
Halliday and Hassan [8] further state that, ‘the concept of ties is the most important
when talking about the texture of a text’. 
Halliday and Hassan [7] have given five categories of cohesion. 
Reference: There are four (anaphoric1, cataphoric2, endophoric3 and exophoric4)
referential devices that can create cohesion [9]. 
Ellipsis: Some essential element is omitted from the text and can be recovered by
referring to a preceding element in the text. A substitute form is being used for
another language item. 
Substitution: There is a general approach to the analysis of text which is called as
‘substitutional text linguistics’ [10]. In this one word is not omitted but substituted
for another word. 
Conjunction: Words like, ‘that’, ‘rather’, ‘besides’ eetcetra that joins phrases,
clauses or sections of the text are called conjunctions. 
Lexical Cohesion: Lexical cohesion involves the selection of a lexical item that is
in some way related to one occurring previously. It is established through the
structure of the lexis or vocabulary. 
Analysis of the Letter: For the analysis of the letter with cohesion approach we
have divided the body of the letter into five paragraphs. This will help us in doing
the analysis as we have to refer back to the letter again and again. 
The body of the letter starts with a pronoun “we”. This “we” refer back to the
company or the organization. It is used at several places in the letter and each time it
is referring to the whole company. It is considered as anaphoric reference as it is
referring to the whole company of LAYS which is already present in the form of
company’s logo at the top of the letter head. 
In this first paragraph, the addressee has used the words “recent disappointment”
which show that the addressee might have complained about the product of their
company and thus the letter is a reply to that complaint. In the same paragraph the
word “you” has
been used as an anaphoric reference in the letter at different places for the customer
“Ms. Musarat Alvi”. Conjunction “and” is used to link the message and this
conjunction is used at seven other places and it performs the same function of
linking the clauses of the sentences. In the first line of the same paragraph, “it” has
been used which is cataphoric and refers to the word ‘complain’ and it will be
explained in coming lines that why it was necessary for the customer to complain. 
Second paragraph starts with a determiner ‘The’ in ‘the material found’ which acts
as an anaphoric and this “the” refers back to the product. Word “its” has been used
as a reference which refers back to the material. “We” and “our” refers back to the
company again. 
Third paragraph is a continuation of the second para where he said that he is going
to describe the process in this, words like “this process”, “cooker”, “oil” and
“conveyor system” have been linked together to describe the process. “During” is
used here to tell further about the cooking process. “Despite” used at this place
shows the doubt of the writer about the careful production of the product. “Then” is
used in the second line of the 3rd paragraph where it is linking the two sentences and
also adding information showing different stages of the procedure. “They” is
repeatedly used for the slices; hence, it is an anaphoric reference. Substitution is
present in second and third line of 3rd paragraph. Here “they” has been used as
substituting pronoun replacing potatoes. It is again used in the 5th line of the same
paragraph where it replaces small globules of oil (see App. I). 
Next paragraph starts with a word “Unfortunately”. Here the addressee has tried to
minimize the effect of the situation by adding the words “however” and
“unfortunately”. The words like “on this occasion” and “before” have been used to
refer time. In the same para, the process of the procedure has been explained further
in which potatoes have changed to crisps. We see a change in vocabulary here. 
In the last paragraph, cohesion is seen throughout the paragraph. At this stage he is
again relating things to the ones discussed in the beginning. He has used the words
“sincere apologies”, “compliments” and “enjoyment” to honor the addressee. Again
the words like “we” and “our” are repeated in this para. 
In the whole text collocations are present at two places “sincere apologies” and “raw
slices”. Ellipsis is also present in the words like “hope” in which “we” has been
skipped, “attached” which should be “attached product” (last para, see app. I) and
“flavoring” (para 4 see app. I) from which “salt” has been omitted.

You might also like